Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao trong bảo tồn khu di sản mỹ sơn (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.17 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

TRỊNH THANH THỦY

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG
BẢO TỒN KHU DI SẢN MỸ SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

TRỊNH THANH THỦY

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG
BẢO TỒN KHU DI SẢN MỸ SƠN

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Tiến Dũng



Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................6
5. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................6
6. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................6
7. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................7
8. Kết cấu luận văn ..................................................................................................7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC .....................8
TÀI CHÍNH CHO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ..................................................8
1.1. Các khái niệm công cụ .....................................................................................8
1.1.1. Nguồn lực và nguồn lực tài chính ...................................................................8
1.1.2. Công nghệ và ứng dụng công nghệ ...............................................................11
1.1.3. Huy động nguồn lực tài chính .......................................................................15
1.2. Phƣơng thức và nội dung huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng
công nghệ................................................................................................................19
1.2.1 . Tầm quan trọng của việc huy động nguồn lực tài chính ..............................19
1.2.2. Phương thức huy động nguồn lực tài chính ..................................................20
1.2.3. Nội dung huy động nguồn lực tài chính ........................................................22
1.2.4. Nội dung và phương thức huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công
nghệ của Việt Nam ..................................................................................................23
1.3. Các yếu tố tác động đến huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công
nghệ .........................................................................................................................27
1.3.1. Yếu tố chủ quan ............................................................................................27

1.3.2. Yếu tố khách quan .........................................................................................28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG BẢO TỒN KHU DI SẢN MỸ
SƠN .........................................................................................................................32
2.1. Khu di sản Mỹ Sơn và công tác bảo tồn .......................................................32
2.1.2. Hiện trạng công tác bảo tồn ..........................................................................35


2.1.3. Yêu cầu ứng dụng công nghệ cao vào việc bảo tồn tại Mỹ Sơn ...................38
2.2. Các nguồn tài chính phục vụ công tác bảo tồn ............................................40
2.2.1. Nguồn ngân sách nhà nước ...........................................................................40
2.2.2. Nguồn từ các tổ chức, cá nhân ......................................................................43
2.2.3. Nguồn vốn tự có ............................................................................................44
2.3. Thực trạng công tác huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công
nghệ cao ..................................................................................................................46
2.3.1. Nhà nước .......................................................................................................46
2.3.2. Tổ chức và cá nhân........................................................................................48
2.3.3. Nguồn vốn tự có ............................................................................................51
2.4. Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công
nghệ cao ..................................................................................................................53
2.4.1. Thuận lợi .......................................................................................................53
2.4.2. Khó khăn .......................................................................................................55
2.4.3. Những tồn tại, hạn chế ..................................................................................57
2.4.4. Nguyên nhân .................................................................................................59
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG BẢO TỒN ....................................65
KHU DI SẢN MỸ SƠN ........................................................................................65
3.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc ........................................65
3.2. Giải pháp đối với cơ quan địa phƣơng .........................................................68
3.3. Giải pháp đối với tổ chức, cá nhân ...............................................................70

3.3.1. Tổ chức trong và ngoài nước ........................................................................70
3.3.2. Cá nhân trong và ngoài nước ........................................................................72
3.4. Giải pháp đối với đơn vị quản lý Khu di sản Mỹ Sơn ................................73
3.4.1. Về mặt nhận thức, ý thức, trách nhiệm .........................................................73
3.4.2. Về mặt quyền hạn..........................................................................................74
3.4.3. Kêu gọi và thu hút đầu tư ..............................................................................76
KẾT LUẬN ............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................81


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BQLMS

Ban Quản lý Mỹ Sơn

CNC

Công nghệ cao

JICA

The Japan International Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

NSNN


Ngân sách Nhà nước

R&D

Research & Development (Nghiên cứu và triển khai)

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Bảng thống kê doanh thu của BQLMS từ hoạt động du lịch giai
đoạn 2010 - 2016 ............................................................................................. 45
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ nguồn lực tài chính nhận được từ nhà nước và các tổ
chức đầu tư vào bảo tồn ở Mỹ Sơn ................................................................. 46
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh nguồn vốn huy động cho bảo tồn ở Mỹ Sơn .... 48
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ minh họa mức tăng nguồn thu qua các năm của BQLMS
(năm 2016 chỉ tính đến 31/6/2016) ................................................................. 51
Hình 2.1. Khu di sản đền tháp Mỹ Sơn ........................................................... 32
Hình 2.2. Các cụm đền, tháp thuộc Khu di sản Mỹ Sơn ................................. 34
Hình 2.3. Kiến trúc độc đáo của tháp Chăm Mỹ Sơn ..................................... 35
Hình 2.4. Nhóm tháp G được trùng tu ............................................................ 37

Hình 2.5. Tháp E7 được trùng tu và đưa vào đón khách tham quan ....... Error!
Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển KH&CN của mỗi quốc gia. Căn cứ vào nguồn lực tài chính có
được sẽ quyết định đầu tư bao nhiêu cho hoạt động KH&CN, từ đó phân bổ sao cho
hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.
Trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự
nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ KH&CN trong cả nước, tiềm lực KH&CN đã
được tăng cường, KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, trình độ KH&CN của nước ta
hiện nay nhìn chung còn thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, năng
lực sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại Đại hội lần thứ XII của Đảng, báo cáo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng
khóa 11 chỉ rõ: "Phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ cần được ưu tiên tập
trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ,
nhất là cơ chế quản lý, phương thức đầu tư, cơ chế tài chính để giải phóng năng lực
sáng tạo, đưa nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ vào hoạt động thực tiễn. Tăng
cường liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp; mở rộng
hình thức liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Tăng cường hợp tác về khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ cao, phải là hướng
ưu tiên trong hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, KH&CN Việt Nam đạt
trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số
lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trên thế giới”.
Thực tế cho thấy, hầu hết các nước phát triển đều dành một nguồn lực đáng

kể để đầu tư cho hoạt động KH&CN. Các nguồn lực này được huy động theo nhiều
cách thức khác nhau và từ các thành phần kinh tế khác nhau. Từ kinh nghiệm của
các quốc gia trên thế giới, trong những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực
trong việc khuyến khích các đối tượng khác nhau tham gia tài trợ cho hoạt động

1


khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, các kết quả đạt được cho đến nay vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra.
Hơn nữa, việc phân bổ ngân sách nhà nước cho KH &CN chưa hợp lý, kinh
phí cấp để thực hiện nhiệm vụ KH &CN thường xuyên giao chậm ; cơ cấu chi chưa
thực sự phù hợp (ước tính có khoảng 20% tiền dành cho KH &CN thực chất đầu tư
cho hoạt động sáng tạo của các nhà nghiên cứu, còn 80% nằm ở khâu đầu tư gián
tiếp)1. Việc huy động các nguồn lực cho hoạt động KH &CN còn nhiều tồn tại , đặc
biệt là thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp . Mă ̣c dù theo quy định của Luật Khoa
học và Công nghệ (năm 2013), doanh nghiệp phải trích một phần lợi nhuận để tái
đầu tư cho R&D (research & development - nghiên cứu và phát triển) nhằm đổi mới
công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng bất cập lớn nhất ở
đây là nguồn chi cho phát triển KH&CN ở nước ta chủ yếu do ngân sách nhà nước,
trong khi các nước khác tỷ lệ đầu tư ngoài ngân sách rất lớn, thường gấp 3-5 lần,
thậm chí có nước gấp 10 lần nguồn đầu tư từ ngân sách. Trên lý thuyết, tài chính
cho hoạt động KH&CN đến từ 3 nguồn: Nhà nước, xã hội và doanh nghiệp. Hiện
nay, mức đầu tư từ khu vực này chỉ bằng một nửa so với ngân sách nhà nước. Năm
2011 trong khi đầu tư của Nhà nước cho KH&CN xấp xỉ 700 triệu USD thì đầu tư
của xã hội chỉ ở mức 300 triệu USD2.
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào bảo tồn các giá trị
văn hóa lịch sử và di sản không phải là một điều mới mẻ trên thế giới. Công nghệ
cao được rất nhiều các quốc gia trên thế giới ứng dụng để bảo tồn di sản. Với một
số di sản hay di tích đã bị mất hay đang bị đe dọa thì việc ứng dụng công nghệ cao

là điều thực sự cần thiết để tái hiện lại hình ảnh di sản và để di sản không tiếp tục bị
hư hỏng bởi sự tác động của con người, khí hậu và thời gian.
Ở Việt Nam, tuy việc bảo quản công trình, di tích bằng công nghệ cao chưa
thực sự phổ biến và cũng chưa thực hiện một cách hiệu quả. Nhưng tính đến thời
điểm này, khu di sản Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam đang thu hút sự quan tâm đặc biệt
1

Phan Xuân Dũng (2016), Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Trường Đại học Vinh.
2
Lê Xuân Trường (2014), Cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học và công nghệ: Từ thông lệ quốc tế đến
thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 2.

2


của các cơ quan quản lý. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
Phê duyệt Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Mỹ Sơn tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2020. Trong đó nội dung quy hoạch bảo tồn trùng tu
di tích có đề cập đến nghiên cứu ứng dụng các vật liệu và công nghệ phục chế, thay
thế; về giải pháp gia cố, gia cường; về bảo quản, bảo dưỡng di tích và các nghiên
cứu nhằm phát huy giá trị của di tích.
Cuối năm 2015, nhóm chuyên gia Liên bang Nga đã phối hợp với UBND
tỉnh tổ chức hội thảo khoa học về ứng dụng công nghệ cao bảo tồn tháp Chăm, thu
hút sự tham gia của nhiều chuyên gia khoa học đầu ngành, các nhà quản lý. Nhiều
tham luận, giải pháp kỹ thuật trong bảo tồn, trùng tu tháp Chăm được đưa ra như:
công nghệ chế tạo gạch và vữa trong xây dựng các ngôi đền cổ đại của Nga thế kỷ
X - XIII; công nghệ tôi bề mặt gạch và khả năng bảo vệ quần thể Mỹ Sơn; phân tích
khoáng chất, giải pháp gia cố, gia cường, bảo quản, bảo dưỡng di tích; vật liệu phục
chế, thay thế; phương pháp quang phổ IR-Fourier…

Xã hội ngày càng phát triển thì việc đưa công nghệ ứng dụng vào mọi hoạt
động là điều tất yếu, đặc biệt là với sự phát triển của công nghệ cao hiện nay. Công
tác bảo tồn di sản cũng là một việc làm đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều nguồn
lực. Việc ứng dụng công nghệ cao trong các công tác bảo tồn là việc cần thiết phải
đầu tư. Trong khi đó, nguồn lực tài chính của Nhà nước còn hạn chế, không thể đủ
để đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng công nghệ cao. Xuất phát từ lý do trên, tác giả
lựa chọn đề tài nghiên cứu “Huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ
cao trong bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn” làm luận văn thạc sĩ.
Luận văn hướng tới mục tiêu nghiên cứu tổng thể về huy động nguồn lực tài
chính cho hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ nói chung và huy động
nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao vào bảo tồn Khu di sản Mỹ Sơn
nói riêng. Tiếp cận từng bước từ tổng kết và làm rõ cơ sở lý luận, phân tích nội
dung và phương thức huy động nguồn lực tài chính, thực trạng huy động nguồn lực
tài chính, từ đó chỉ ra mặt thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp huy động nguồn
lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao trong bảo tồn Khu di sản Mỹ Sơn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3


Trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu đề cập đến việc huy động
nguồn lực tài chính như:
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn với Bàn về huy động nguồn lực tài chính cho
giáo dục đại học. Tác giả đề cập đến những giải pháp huy động các nguồn lực đa
dạng từ xã hội đầu tư cho giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng, gồm: đổi
mới cơ cấu ngân sách, quản lý tài chính, xây dựng mức cấp kinh phí toàn diện cấp
hai.
Chuyên đề Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN - Thực trạng và giải
pháp của Trung tâm nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội. Chuyên đề bàn về thực trạng quản lý tài chính trong hoạt

động KH&CN ở nước ta hiện nay và đề xuất, kiến nghị đổi mới cơ chế tài chính
thúc đẩy phát triển KH&CN như: nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước,
đổi mới đồng bộ tổ cơ chế tài chính đối với lĩnh vực KH&CN.
Tác giả Nguyễn Đồng Minh với Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài
chính cho bảo vệ môi trường. Bài viết đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường
nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường như: hình thành cơ chế để huy động
nguồn vốn đầu tư, cân đối, bố trí các nguồn vốn ODA, vốn tín dụng trong kế hoạch
ngân sách, kết hợp tăng chi từ ngân sách với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư,
khai thác các cơ hội của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Tác giả Nguyễn Hồng Sơn với Cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN ở
Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện. Bài viết đề cập đến những hạn
chế của cơ chế tài chính hiện hành cho hoạt động KH&CN và một số giải pháp
hoàn thiện cơ chế như: tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công, khuyến khích nâng cao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đầu tư mạo hiểm…
Đề tài Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc của tác giả Vũ Mạnh Toàn. Đề tài đề cập đến các giải pháp thu
hút nguồn vốn cho KH&CN: cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý
KH&CN, mở rộng quy mô và hoàn thiện các quy định quản lý Quỹ Phát triển
KH&CN.
Tác giả Võ Văn Đức với Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm
đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội 2009. Cuốn sách đề

4


cập đến việc huy động và sử dụng nguồn lực nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp tháo gỡ vướng mắc
trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm đảm bảo tăng trưởng
kinh tế như: nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài, triển khai tìm kiếm
các biện pháp huy động nguồn lực từ vàng, hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư,

quyền sở hữu và quyền tài sản, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là
các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Tác giả Lê Quốc Lý có bài viết Xã hội hóa nguồn lực tài chính cho đầu tư
phát triển, số 16 - 4/2007, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội. Bài viết đề
cập đến tình hình triển khai thực hiện xã hội hoá đầu tư trong một số ngành, lĩnh
vực và giải pháp nhằm tăng cường xã hội hoá nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong
đó có việc cải thiện năng lực huy động vốn qua hệ thống thuế và phí, nâng cao hiệu
quả công tác phát hành trái phiếu chính phủ, phát triển mạnh thị trường tài chính,
cải cách, nâng cao năng lực hệ thống ngân hàng, cải thiện các cơ chế chính huy
động vốn trong dân cư và kiều hối.
Tuy nhiên khi nghiên cứu những thông tin từ các công trình này, tác giả nhận
thấy những đề tài, bài nghiên cứu, bài viết, sách trên đây mới chỉ tập trung vào phân
tích hiện trạng cơ chế tài chính cũng như giải pháp hoàn thiện, huy động nguồn lực
tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà chưa có công trình nghiên cứu
nào đề cập đến việc huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng khoa học công
nghệ hoặc công nghệ cao trong bảo tồn di sản. Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề
tài này là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay cũng như ngành học và
yêu cầu công tác đặt ra. Những kết quả nghiên cứu đã nêu cũng sẽ là cơ sở lý luận
quan trọng mà tác giả tiếp thu và sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn này
và trong những công trình nghiên cứu của mình về sau. Tác giả luận văn hy vọng
rằng kết quả đạt được trong nghiên cứu sẽ là những đóng góp thiết thực về mặt lý
luận cũng như thực tiễn nhằm huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công
nghệ cao trong bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn nói riêng cũng như các di sản tại Việt
Nam nói chung.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

5



Nghiên cứu việc huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao
để bảo tồn các di sản tại Việt Nam nói chung và Khu di sản Mỹ Sơn nói riêng (tại
đề tài này)
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận của việc huy động nguồn lực tài chính cho ứng
dụng công nghệ cao trong bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn.
- Nghiên cứu thực trạng việc huy động các nguồn lực tài chính cho ứng dụng
công nghệ cao trong bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn.
- Đưa ra giải pháp nhằm huy động các nguồn lực tài chính cho ứng dụng
công nghệ cao trong bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu về phương thức huy động nguồn lực tài chính từ các cơ quan
quản lý nhà nước trung ương, địa phương; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
và Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn.
4.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thời gian từ năm 2010 đến nay.
4.3. Phạm vi về không gian
Khu di sản Mỹ Sơn (Di sản thế giới Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn), xã Duy
Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao
trong bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn từ năm 2010 đến nay như thế nào?
- Giải pháp nào huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao
trong bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Công nghệ cao đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn.
- Thực trạng huy động nguồn tài chính cho ứng dụng công nghệ cao trong
bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn còn nhiều khó khăn.


6


- Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao trong
bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn tập trung chủ yếu vào phương thức huy động, chính
sách khuyến khích đầu tư.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
tài liệu để tìm hiểu các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và thu thập, phân tích,
xử lý, tổng hợp thông tin, tài liệu.
- Phương pháp phân tích, so sánh dữ liệu: Các dữ liệu thu thập được so sánh,
đối chiếu để phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính, tìm ra
những thuận lợi và khó khăn, tồn tại và hạn chế trong việc huy động nguồn lực tài
chính để làm cơ sở đưa ra các giải pháp huy động nguồn lực tài chính.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng
công nghệ.
Chương 2: Thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công
nghệ cao trong bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn.
Chương 3: Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng công
nghệ cao trong bảo tồn khu di sản Mỹ Sơn.

7


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
TÀI CHÍNH CHO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Nguồn lực và nguồn lực tài chính

Hiện nay, chưa có một định nghĩa cụ thể nào về nguồn lực. Trong văn kiện
Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ nguồn lực được đề cập tới xấp xỉ 70 lần
nhưng không có định nghĩa về nguồn lực. Theo Wikipedia, nguồn lực được hiểu là
bất cứ thứ gì thỏa mãn nhu cầu của con người. Theo từ điển InvestorWords thì
nguồn lực được hiểu là con người, là tài sản, vật chất và vốn được dùng để thực
hiện một mục đích nhất định) [20]. Trong tài liệu của mình, tác giả Lê Du Phong có
tạm định nghĩa rằng: “Nguồn lực là tổng hợp các yếu tố vật thể và phi vật thể tạo
nên nền kinh tế của một đất nước và thúc đẩy nó phát triển” [8,tr.12]. Như vậy theo
cách hiểu của định nghĩa của Wikipedia, nguồn lực được hiểu là tất cả các lợi thế
tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho những nhu cầu của con người.
Theo định nghĩa của từ điển InvestorWords và của tác giả Lê Du Phong, nguồn lực
được chia thành hai dạng là nguồn lực vật chất bao gồm vốn, tài sản, vật chất khác
và nguồn lực con người phục vụ cho phát triển một mục tiêu nhất định. Như vậy, từ
các định nghĩa trên, tác giả thấy rằng nguồn lực chính là toàn bộ yếu tố vật chất và
con người nhằm tạo nên nền kinh tế của quốc gia và thúc đẩy nền kinh tế ấy phát
triển đúng với khái niệm của tác giả Lê Du Phong Đưa ra. Do vậy, tác giả luận văn
lấy khái niệm của tác giả Lê Du Phong làm khái niệm công cụ cho nghiên cứu của
mình.
Các định nghĩa về nguồn lực cho thấy nguồn lực đều là những “yếu tố đầu
vào”. Các yếu tố đầu vào ấy dù ở dạng tiềm năng hay đang được sử dụng đều có sự
thay đổi theo thời gian. Ví dụ: khoáng sản chưa khai thác còn trong lòng đất được
xem là nguồn lực tiềm năng, khi được đưa vào sử dụng, nó trở thành nguồn lực hiện
hữu. Trí tuệ con người chưa được phát huy thì cũng chỉ xem là nguồn lực tiềm năng,
khi được phát huy tối đa, trí tuệ ấy trở thành chủ lực của nền kinh tế tri thức.

8


Nguồn lực có tính động. Nó có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác như
nguồn lực tài chính hoặc nó có thể thay đổi giá trị theo thời gian ví dụ như lao động.

Trước đây, trong nền kinh tế thế giới, lao động giá rẻ được xem là nguồn lực phát
triển thì hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, lao động giá rẻ không còn
được xem là nguồn lực quan trọng mà tri thức và lao động tri thức được xem là
nguồn lực phát triển mạnh ở mỗi quốc gia.
Một thực trạng đáng chú ý là sự cạn kiệt của các nguồn lực hữu hạn (nguồn
lực thiên nhiên) dẫn tới việc cộng đồng thế giới buộc phải phát triển các nguồn lực
trí tuệ con người để từ đó tìm tòi phát hiện các nguồn lực vật chất mới, thúc đẩy
phát triển công nghệ cao. Trong bối cảnh hiện nay, các nguồn lực luôn đóng vai trò
trung tâm trong chiến lược phát triển quốc gia, được các quốc gia bảo vệ và sử dụng
hiệu quả.
Nguồn lực không phải tự xuất hiện mà nó xuất hiện trong những điều kiện
nhất định khi người tạo lập và sử dụng nó có được những lợi ích kinh tế. Vì vậy
việc tạo lập nguồn lực luôn được các nước trên thế giới chú trọng và xây dựng theo
hai hướng sau:
- Tạo cơ hội thu hút nguồn lực từ bên ngoài tới mức nhiều nhất có thể. Việc
thu hút này tập trung vào vốn đầu tư, thông tin, nhân tài, khoáng sản.
- Tạo dựng nguồn lực trong nước trong đó tập trung vào phát triển nhân lực,
đặc biệt là nhân tài, tăng cường năng lực phát hiện tài nguyên khoáng sản của quốc
gia (cả trong đất liền và trong vùng biển quốc gia); Hình thành cơ chế, chính sách
“thu gom” các nguồn vốn phân tán trong xã hội; Tích tụ thông tin và phổ biến thông
tin.
Trên thế giới, để thúc đẩy phát triển, các nước sử dụng song song hai nguồn
lực là nhân lực và vật lực. Trong đó vật lực bao gồm nhiều nguồn lực cụ thể hơn
như nguồn lực về đất đai, nguồn lực về tài chính, nguồn lực công nghệ... Tùy theo
từng phạm vi, các nguồn lực được xác định theo những tiêu chí khác nhau.
Trong xã hội hiện đại, công nghệ phát triển mạnh mẽ, tài chính trở thành một
trong những nguồn lực quan trọng, để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nguồn lực tài

9



chính luôn được xem là nguồn lực chủ đạo trong mọi phạm vi của đời sống kinh tế,
xã hội.
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội
dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các
quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở
mỗi điều kiện nhất định. Tài chính thể hiện sự vận động của vốn tiền tệ, diễn ra ở
mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh
trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ
tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Nguồn lực tài chính là tổng thể các vấn đề của tài chính phục vụ cho nhu cầu
phát triển. Do đó nói tới nguồn lực tài chính là nói tới các nguồn tài chính khác
nhau và sự phân bổ các mối quan hệ kinh tế nảy sinh nói trên nhằm đáp ứng nhu
cầu của các chủ thể trong xã hội.
Nguồn lực tài chính được hiểu theo nhiều cách. Chúng ta có thể hiểu nguồn
lực tài chính là lượng vốn thực tế dưới dạng tiền tệ và quy đổi ra tiền tệ đã và đang
được huy động để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đồng
thời cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng, nguồn lực tài chính là các nguồn tài chính
khác nhau, sự phân bổ các mối quan hệ kinh tế nảy sinh từ các nguồn tài chính ấy
hoặc theo nghĩa hẹp, nói tới nguồn lực tài chính là nói tới các nguồn vốn. Những
nguồn vốn ấy đến từ ngân sách nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư,
các quỹ tín thác...
Trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nguồn lực tài chính hay nguồn lực vốn
tài chính đóng vai trò trung tâm, cơ bản. Sở dĩ như vậy vì những lý do: Thứ nhất,
khi có vốn, các quốc gia sẽ có điều kiện đầu tư mạnh mẽ cho việc đào tạo và bồi
dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng được
những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế tri thức hiện nay. Thứ hai, các quốc gia có
thể hoặc đầu tư cho việc nghiên cứu, tạo ra các kĩ thuật mới, công nghệ mới, trang
bị máy móc hiện đại thông qua nhập khẩu hoặc tự chế tạo để từ đó tạo ra nhiều sản
phẩm mới có chất lượng tốt, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đem

lại thặng dư kinh tế quốc gia. Thứ ba, các quốc gia có điều kiện để xây dựng và hiện

10


đại hóa nhanh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tư, có
thể chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nền kinh tế của mình theo hướng hiệu quả,
phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong điều kiện hiện nay, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực tài
chính thường đến từ hai nguồn: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
- Nguồn vốn trong nước: bao gồm phần tích lũy của ngân sách nhà nước, của
các doanh nghiệp và của mọi tầng lớp dân cư.
- Nguồn vốn nước ngoài: gồm phần tài trợ bằng tiền hoặc bằng vật chất như
máy móc, công nghệ… của các quốc gia bên ngoài, của các tổ chức quốc tế, ngân hàng
quốc tế, quỹ tín thác quốc tế, cá nhân người nước ngoài hoặc kiều bào xa tổ quốc.
Trong cơ cấu nguồn lực, nguồn lực tài chính chiếm vị trí trọng yếu, thúc đẩy
phát triển cũng như là động lực phát triển của các quốc gia. Do đó việc huy động
nguồn vốn và việc sử dụng hợp lý nguồn vốn luôn là ưu tiên hàng đầu của các nền
kinh tế hiện nay.
1.1.2. Công nghệ và ứng dụng công nghệ
Công nghệ là một thuật ngữ mới xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, trên thế giới, thuật ngữ công nghệ đã có từ rất lâu. Trong tiếng Anh, công
nghệ là technology. Theo định nghĩa của từ điển Cambridge English online,
“technology is (study and knowledge of) the practical, especially industrial, use of
scientific discoveries” [21] (tạm dịch như sau: Công nghệ là (nghiên cứu và tri thức
về) sự thực hành, đặc biệt là kỹ năng, sử dụng những khám phá khoa học). Trong
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tại Điều 3 có định nghĩa về công nghệ như sau: “Công nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến
đổi nguồn lực thành sản phẩm” [1, điều 3]. Như vậy, theo các định nghĩa trên, công

nghệ gắn chặt với hoạt động nghiên cứu và cụ thể hóa các hoạt động nghiên cứu khoa
học.
Công nghệ nằm trong nguồn lực khoa học - công nghệ, một trong những cột
trụ phát triển của kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, vai trò của công nghệ
tăng cao, thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp

11


ứng nhu cầu tiêu dùng của con người. Công nghệ đã trực tiếp tác động làm tăng
năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất,
giảm tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm… Chu kỳ
sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể. Bên cạnh đó, công nghệ còn là chìa khóa cho
sự phát triển bền vững của nền kinh tế tri thức. Quốc gia nào có năng lực cạnh tranh
cao sẽ có nhiều cơ hội để vượt lên, phát triển nhanh và bền vững. Và suy cho cùng,
cạnh tranh giữa các quốc gia chính là cạnh tranh nguồn vốn tri thức, thể hiện qua
chất lượng nguồn nhân lực và trình độ khoa học và công nghệ. Chính vì thế, công
nghệ là một trong số những đòn bẩy trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế. Xã hội càng phát triển thì vai trò đòn bẩy của công nghệ lại
càng được thể hiện một cách sâu sắc bằng chính những tác động lớn đến nhịp độ
tăng trưởng của nhiều quốc gia trên thế giới. Với riêng Việt Nam, thành quả của
khoa học và công nghệ và đặc biệt là sự đổi mới công nghệ đã mang lại những tín
hiệu rất lạc quan trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội, tạo nên những
diện mạo mới trong bức tranh phát triển đa sắc màu.
Nhìn chung, công nghệ đã giúp tạo ra những nền kinh tế phát triển cao (bao
gồm nền kinh tế toàn cầu ngày nay). Nhiều quá trình công nghệ đem lại những hệ lụy
không mong muốn như sự ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi
trường. Những ứng dụng công nghệ khác nhau tác động đến những giá trị của xã hội
và công nghệ mới thường kéo theo những vấn đề đạo đức mới.

Hiện nay công nghệ cao đã trở thành một trong những ưu tiên mũi nhọn
trong lĩnh vực phát triển công nghệ. Theo Luật công nghệ cao 2008 của Việt Nam,
công nghệ cao được định nghĩa như sau: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm
lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành
tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt
trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với
việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch
vụ hiện có.” [15, điều 3]. Định nghĩa nói trên không có sự định lượng rõ ràng về
hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và quy định về thời

12


gian đối với công nghệ cao. Tuy nhiên có thể tạm hiểu như sau: Hàm lượng cao về
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là sự nghiên cứu chuyên sâu tạo ra
những khác biệt hoàn toàn làm thay đổi sản phẩm so với phiên bản cũ trong những
nghiên cứu về công nghệ trước đây. Trên thực tế, các nghiên cứu công nghệ đi sau
luôn có sự thay đổi so với những nghiên cứu về công nghệ trước đó. Do đó không
có sự phân định rõ ràng một loại công nghệ nào đó thuộc loại công nghệ cao nếu
căn cứ theo thời gian. Vì vậy nên các sản phẩm được quảng cáo là công nghệ cao
trong những năm 1960 hiện nay có thể sẽ được xem là công nghệ thông thường. Sự
không rõ ràng trong định nghĩa về công nghệ cao dễ dẫn đến các doanh nghiệp, các
nhà tiếp thị thường mô tả gần như toàn bộ các sản phẩm mới là công nghệ cao.
Trong lĩnh vực bảo tồn di sản, công nghệ cao được ứng dụng rất nhiều.
Đó là công nghệ đồng vị cacbon phóng xạ, công nghệ chế tạo gạch và vữa trong xây
dựng các ngôi đền cổ đại của Nga thế kỷ X - XIII, công nghệ tôi bề mặt gạch, phân
tích khoáng chất, giải pháp gia cố, gia cường, bảo quản, bảo dưỡng di tích; vật liệu
phục chế, thay thế; phương pháp quang phổ IR-Fourier… đặc biệt, giải pháp tôi bề
mặt gạch. Các công nghệ nói trên đóng vai trò chủ đạo trong việc phục dựng, bảo
tồn các công trình kiến trúc cổ đang bị hủy hoại bởi những yếu tố khách quan và

chủ quan.
Ứng dụng công nghệ là hoạt động đưa công nghệ vào quá trình sản xuất, tạo
ra những sản phẩm mới chất lượng cao hơn. Ứng dụng công nghệ là một chuỗi các
hoạt động từ đưa vào thử nghiệm đến lan tỏa, phổ biến và thay thế. Các chuỗi này
tương ứng với năm giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Công nghệ mới là sản phẩm của một phát minh khoa học có
tiềm năng lớn nhưng chưa chứng minh được giá trị của mình hoặc chưa được công
nhận rộng rãi. Việc thử nghiệm công nghệ ở giai đoạn này có thể mang lại lợi nhuận
lớn hoặc hao tổn chi phí cũng rất lớn.
Giai đoạn hai: Khi giá trị của công nghệ được chứng minh nhưng công nghệ
còn mới nên chưa được nhiều người biết đến để đưa vào sản xuất hoặc hỗ trợ phát triển.
Giai đoạn ba: Công nghệ đã được công nhận rộng rãi và trở nên phổ biến.
Giai đoạn bốn: Công nghệ cũ vẫn hữu dụng và được dùng đến nhưng công
nghệ thay thế mới đã xuất hiện

13


Giai đoạn năm: Công nghệ cũ đã trở nên lỗi thời, vẫn được duy trì nhưng
tính hữu dụng hạn chế. Công nghệ mới được dùng hoàn toàn.
Trong ứng dụng công nghệ, đổi mới công nghệ cũng là một nội dung. Đó
chính là việc ứng dụng công nghệ mới thay cho công nghệ cũ đã lạc hậu. Trong nền
kinh tế tri thức, các nghiên cứu mang tính ứng dụng liên tục được phát triển, do đó
các công nghệ mới liên tiếp ra đời. Công nghệ cũ bộc lộ những yếu điểm khó khắc
phục, trước sự ra đời của công nghệ mới sẽ bước vào giai đoạn thoái trào. Đó cũng là
giai đoạn công nghệ mới được đưa vào thử nghiệm để thay thế. Khi công nghệ mới
thỏa mãn được kỳ vọng của con người thì cũng là lúc công nghệ cũ bị thay thế. Quá
trình đổi mới công nghệ nhanh hay chậm phụ thuộc vào trình độ khoa học, kỹ năng
tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật và nguồn lực tài chính.
Sự phát triển công nghệ và công nghệ cao đã dẫn đến ra đời các dịch vụ về

công nghệ, từ đó hình thành nên thị trường công nghệ khu vực và thế giới. Thị
trường này nhằm đưa các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ nhanh chóng
được ứng dụng vào thực tế. Đồng thời nó vận hành để thúc đẩy chuyển giao công
nghệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, giữa các tập đoàn, các
doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến công nghệ. Thúc đẩy và chuyển giao công
nghệ là một trong những chìa khóa thành công của chiến lược “đi tắt đón đầu” cho
phát triển nền khoa học công nghệ cũng như nền kinh tế của các nước đang phát
triển.
Hiện tại trên thế giới, ứng dụng công nghệ được quan tâm đặc biệt. Mỹ, EU và
Nhật Bản là những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và tổng mức đầu tư cho
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tại các nước này là 159,2 tỷ USD, 122,4 tỷ USD
và 256 tỉ USD trong năm 2009 [17, tr.21]. Năm 2008, Trung Quốc đầu tư cho Nghiên
cứu và ứng dụng công nghệ hơn 400 tỉ USD [17, tr.15]. Thực tế, việc phát triển và
ứng dụng công nghệ và công nghệ cao trong nền sản xuất của mỗi nước đều chiếm vị
trí quan trọng. Nhiều nước đã có chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn
có ứng dụng công nghệ và công nghệ cao. Ấn Độ, Trung Quốc và Israel là các ví dụ
điển hình cho chiến lược đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao ở những nước
đang phát triển. Israel, trong vòng 20 năm trở lại đây đã trở thành một quốc gia có

14


nền công nghệ và công nghệ cao hùng mạnh trên thế giới, chuyển đổi căn bản từ một
nước với nền tảng là hợp tác xã nông nghiệp thành một trung tâm công nghệ hiện đại.
Mỗi năm đất nước này có tới hàng ngàn hãng công nghệ mới ra đời, thu hút lượng
lớn những người lao động có trình độ và chất lượng.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã có sự quan tâm tới ứng dụng khoa học và công
nghệ. Ngoài ra, Việt Nam đã thành lập Cục Công nghệ cao và Viện ứng dụng công
nghệ trực thuộc Bộ Khoa học và công nghệ, thành lập thị trường khoa học và công
nghệ. Đặc biệt gần đây Việt Nam đã tổ chức thành công Chợ công nghệ và thiết bị

quốc tế Việt Nam 2015 (International Techmart Vietnam 2015). Tuy nhiên mức độ
giao dịch tại Hội chợ chưa cao và phần lớn các doanh nghiệp đến để tham quan.
Điều này cho thấy tuy Chính phủ đã có sự quan tâm hơn đến ứng dụng công nghệ
và công nghệ cao nhưng Việt Nam còn khoảng cách rất xa với thế giới về ứng dụng
công nghệ.
1.1.3. Huy động nguồn lực tài chính
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, “Huy động là điều
nhân lực, của cải cho một công việc lớn” [6, tr.854]. Như vậy huy động chính là
một hoạt động nhằm điều chuyển toàn bộ nguồn nhân lực, vật lực để phục vụ cho
một mục đích nào đó.
Hoạt động huy động tạo ra sự tập trung cao độ nhân lực, vật lực vào giải
quyết và đạt được kết quả tối ưu cho mục đích. Hoạt động này không chỉ tạo ra sự
tập trung cao độ mà còn giải phóng các nguồn lực thoát khỏi sự trì trệ đồng thời tạo
ra sự gắn kết giữa các nguồn lực được huy động và phát huy hết vai trò của nguồn
lực. Ví dụ như hoạt động huy động vốn của các ngân hàng, không chỉ giải phóng
nguồn tiền tồn đọng trong xã hội mà nó còn tạo ra sự lưu thông của đồng tiền trong
thị trường, đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết giúp lĩnh vực ấy được phát triển,
phát huy tối đa vai trò nguồn lực tài chính của tiền tệ. Như vậy huy động có vai trò
quan trọng trong việc tập trung giải quyết những mục đích khó khăn. Nó cho phép
hội tụ đủ các sức mạnh cần thiết để giải quyết những khó khăn ấy. Do đó, huy động
tuy chỉ là hoạt động nhưng lại là một hoạt động có vai trò trung tâm, chủ lực trong
các quyết sách nhằm giải quyết những mục đích, mục tiêu mà chủ thể mong muốn.

15


Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể mà hoạt động huy động sẽ có những đặc thù,
phạm vi và mức độ riêng. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, hoạt động huy động sẽ
là huy động trí tuệ của con người và tài chính để thúc đẩy phát triển khoa học và công
nghệ.

Hoạt động huy động cũng cần được định hướng khả năng. Xét trên mục tiêu
giải quyết, phải có các định hướng khả năng sử dụng để quyết định quy mô huy
động. Nếu sự định hướng khả năng bị sai khác hoặc lệch lạc sẽ dẫn tới tình trạng
huy động thừa các điều kiện cho mục đích này nhưng lại thiếu cho mục đích khác
hoặc không sử dụng được nguồn lực được huy động. Nó tạo ra sự lãng phí các
nguồn lực. Ví dụ như hai tỉnh cần phát triển kinh tế, một tỉnh ở miền núi, một tỉnh ở
miền biển. Nếu huy động toàn bộ nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế ở miền
núi thì ngay trong thời điểm đó, tỉnh miền núi sẽ thừa thãi nguồn tài chính cũng như
người tài trong khi tỉnh miền biển lại không có nguồn tài chính nào để phát triển
hoạt động đánh bắt thủy hải sản.
Như đã nói ở phần 1.1, nguồn lực tài chính chính là nguồn vốn tài chính.
Việc huy động nguồn vốn tài chính tùy theo từng mục đích mà sẽ được thực hiện
theo những cách khác nhau. Huy động vốn tài chính trong ngân hàng là việc các
ngân hàng thương mại động viên các nguồn vốn trong xã hội để phục vụ cho mục
đích kinh doanh của mình. Huy động vốn tài chính cho phát triển cũng là động viên
từ các nguồn vốn trong xã hội phục vụ cho đầu tư phát triển nói chung và trong lĩnh
vực khoa học nói riêng. Nguồn vốn tài chính được huy động có thể là tiền hoặc
cũng có thể là các thiết bị, nhà xưởng, đất đai được phía đầu tư trang bị và được
định giá theo giá trị tiền mặt.
Huy động nguồn lực tài chính có thể giúp thu hút được nguồn vốn từ trong
nước hoặc ngoài nước, từ cá nhân hoặc tập thể, từ doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu
tư tín thác, các quỹ phát triển. Nguồn lực tài chính cần được định hướng khả năng
huy động, phân chia theo giai đoạn để thực hiện có hiệu quả. Nếu những định
hướng và phân chia giai đoạn cho huy động vốn tài chính không được làm tốt thì
việc huy động vốn sẽ không hiệu quả dẫn tới việc khó thúc đẩy được mục tiêu đầu
tư hoặc xác định các hạng mục đầu tư không phù hợp so với nguồn huy động được.

16



Phương hướng chung của huy động nguồn lực tài chính là phải huy động tối
đa mọi nguồn vốn để phục vụ phát triển. Do đó, các nước trên thế giới đã thực hiện
việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ trong nước, từ nước ngoài, tranh thủ
mọi nguồn vốn có thể để phục vụ cho phát triển. Các nước trên thế giới, đặc biệt là
những nước đang phát triển tạo ra những chính sách ưu tiên để các nguồn vốn tài
chính có thể phục vụ tốt cho các mục tiêu phát triển như cải cách các thủ tục đầu tư,
rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư, cải cách thể chế và hệ thống tài chính quốc gia,
giữ vững tỉ giá hối đoái, giữ vững mức lãi suất tiền gửi, lãi suất liên ngân hàng, mua
bán trái phiếu chính phủ được niêm yết trên thị trường chứng khoán, xây dựng thị
trường tiền tệ minh bạch... Việt Nam cũng thực hiện những chính sách như trên và
sự ra đời của Luật Ngân hàng nhà nước góp phần ổn định giá cả và khu vực tài
chính.
Ở Việt Nam, nguồn vốn tài chính huy động từ bên ngoài cho phát triển đất
nước đến từ vốn ODA, Ngân hàng thế giới (World Bank), Chương trình tín dụng hỗ
trợ giảm nghèo (PRSC), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và những đóng góp
đầu tư của kiều bào xa tổ quốc. Đó là những nguồn vốn vay trực tiếp để đầu tư hoặc
vốn vay gián tiếp đầu tư. Các khoản đầu tư gián tiếp từ các quỹ phát triển của thế
giới đang hoạt động tại Việt Nam như Dragon Capital, Quỹ đầu tư cân bằng
Prudential 1(PRUBF1), Quỹ đầu tư doanh nghiệp Việt Nam (VEIF), Quỹ Phát triển
Việt Nam (VGF), ODA... Hình thức gián tiếp đầu tư của các quỹ nói trên là mua
trái phiếu chính phủ, phân bổ vốn thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và mua các cổ
phiếu của doanh nghiệp. Nguồn vốn trực tiếp đến từ các tập đoàn đa quốc gia, các
doanh nghiệp của thế giới, cá nhân đầu tư vốn vào xây dựng các nhà máy như: dự
án về nước sạch do World Bank trực tiếp tiến hành tại Việt Nam... Nguồn vốn đầu
tư trực tiếp hoặc gián tiếp từ nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển đất nước,
chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến đến Việt Nam, gia tăng việc làm và gia
tăng chất lượng tay nghề của những kỹ thuật viên tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh trong các dự án đầu tư. Năm 2014, Việt Nam thu hút được 24,1 tỷ USD
từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Các quỹ đầu tư gián tiếp như PRUBP1 đầu tư


17


khoảng 175 triệu USD vào tài sản vốn, chứng khoán, quỹ IDG Ventures Vietnam có
16 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn là 25 triệu USD...[13].
Nguồn lực tài chính huy động trong nước của Việt Nam đến từ thuế, các quỹ
đầu tư chứng khoán, các quỹ phát triển, các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước, từ
hoạt động tiền gửi của các ngân hàng thương mại trong nước và từ nguồn tiền nhàn
rỗi trong dân... Các nguồn vốn tài chính trong nước cũng hướng tới mục tiêu phát
triển thông qua việc đầu tư trực tiếp, gián tiếp như thị trường chứng khoán, trái
phiếu chính phủ. Giai đoạn 1996 - 2000, tổng số vốn Việt Nam huy động được là
555 tỷ, trong đó vốn trong nước là 320,5 tỷ chiếm 57,7% và 234,5 tỷ chiếm 42,3%
trong tổng toàn bộ. Giai đoạn 2001 - 2005, Việt Nam huy động vốn đạt 975,5 tỷ
trong đó vốn huy động trong nước là 809,6 tỷ chiếm 82,9%, vốn ngoài nước là
166,3 tỷ chiếm 13,1% trong tổng toàn bộ số vốn huy động được. Năm 2008, tổng
vốn đầu tư trong nước của nhà nước chiếm 236 tỷ VND, của khối tư nhân trong
nước chiếm 190 tỷ VND trong tổng vốn đầu tư 579 tỷ VND của Việt Nam [5,tr.4].
Như vậy nguồn vốn tài chính trong nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nguồn vốn
đầu tư phát triển của Việt Nam. Do vậy, huy động nguồn lực tài chính trong nước
được xem là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển Việt Nam.
Huy động nguồn lực tài chính có thể được thực hiện từ trong nước hoặc
ngoài nước, từ cá nhân hoặc tập thể, từ doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư tín thác,
các quỹ phát triển. Trong ứng dụng công nghệ, huy động nguồn lực tài chính rất
quan trọng do ứng dụng công nghệ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn và dài hạn. Bên
cạnh việc huy động vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp thì chuyển giao công nghệ
cũng được xem là một trong những nội dung của hoạt động huy động nguồn lực tài
chính cho ứng dụng công nghệ.
Tại sao các chính phủ, các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia lại đầu tư
cho hoạt động Nghiên cứu và triển khai (R&D). Việc ứng dụng công nghệ mới sẽ
cho ra đời những sản phẩm ưu việt vượt trội hơn những sản phẩm cũ, đem lại lợi

nhuận cao, từ đó dẫn đến thặng dư thương mại cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện
nay, việc phát triển bền vững đang đặt ra những yêu cầu gắt gao đối với từng quốc
gia. Những công nghệ mới luôn chú trọng tới yếu tố thân thiện môi trường, tiết

18


kiệm nhiên liệu, tạo ra nhiều tiện ích cho người sử dụng. Do vậy, các công nghệ
mới luôn được chính phủ, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đa quốc gia hoặc các
doanh nghiệp săn đón và tìm kiếm. Việc nghiên cứu, mua hoặc chuyển giao công
nghệ đòi hỏi phải chi trả nguồn tài chính khá lớn từ việc nhập máy móc, thiết bị đến
đào tạo cán bộ kỹ thuật và thường kéo dài thời gian. Chính vì vậy, huy động tài
chính cho hoạt động ứng dụng công nghệ rất quan trọng nhằm duy trì nguồn lực tài
chính dồi dào để từ đó đảm bảo việc nghiên cứu, mua, thay thế hoặc chuyển giao
công nghệ mới đồng bộ, phát huy tối đa hiệu quả khi đưa vào ứng dụng.
Nguồn vốn quốc gia của các nước nói trên đều được lấy từ thuế, phần tích
lũy nhà nước và các khoản đầu tư trái phiếu của chính phủ. Bên cạnh nguồn vốn
quốc gia, nguồn vốn tài chính nhà nước, các tập đoàn lớn cũng tự bỏ vốn hoặc liên
kết đầu tư (một trong những hình thức huy động vốn) để nghiên cứu công nghệ mới
như công nghệ cảm ứng 3D Touch của Microsoft (Mỹ), công nghệ xử lý đất nền
yếu trong xây dựng ở Việt Nam của Phần Lan, công nghệ laser cho vật liệu chống
thấm của nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế tại đại học Roschester của Anh... Những
công nghệ này hiện đã và đang được đưa vào ứng dụng triển khai.
Ở Việt Nam, nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ phần lớn từ ngân
sách nhà nước với mức chưa cao. Năm 2007, nguồn này chiếm 1,5% GDP của Việt
Nam. Tính trung bình giai đoạn 2001 - 2015, tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa
học và công nghệ đạt mức 2% tổng chi NSNN (tương đương 0,5- 0,6% GDP)3.
1.2. Phƣơng thức và nội dung huy động nguồn lực tài chính cho ứng dụng
công nghệ
1.2.1 . Tầm quan trọng của việc huy động nguồn lực tài chính

Nguồn vốn quyết định tới cấp độ và quy mô của mục tiêu đặt ra, do đó nguồn
lực tài chính là yếu tố luôn có mặt trong chiến lược phát triển. Như đã nói ở trên,
huy động nguồn lực tài chính là hoạt động động viên nguồn vốn từ trong nước hoặc
ngoài nước, từ cá nhân hoặc tập thể, từ doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư tín thác,
các quỹ phát triển.. cho mục tiêu phát triển. Vì thế nếu việc huy động nguồn lực tài
3

Nguyễn Duy Trung, Cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ: Những đổi mới căn bản, Viện chiến lược
và Chính sách Khoa học và Công nghệ, :81/tin-chien-luoc-chinh-sach/1068-co-che-taichinh-cho-khoa-hoc-va-cong-nghe-nhung-doi-moi-can-ban.html, cập nhật ngày 21/5/2015.

19


×