Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu khả năng hấp thu carbon rừng trồng keo tai tượng (acacia mangium) thuần loài tại tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.78 KB, 88 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và ptnt

tr-ờng đại học lâm nghiệp

Nguyễn duy kiên

Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng
trồng keo tai t-ợng (Acacia mangium) thuần
loài tại Tuyên Quang

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số:60.62.60

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Võ Đại Hải

Hà Tây 2007


ii

MỤC LỤC
Mục
Trang
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………….…………..i
MỤC LỤC………………………………………………………………….....ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ..................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vi


DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4
1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4
1.1.1 Nghiên cứu về sự biến động CO2 trong khí quyển ........................... 4
1.1.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon của thực vật ...................... 5
1.1.3 Sự hình thành thị trường CO2 ......................................................... 10
1.1.4 Những nghiên cứu về Keo tai tượng ............................................... 12
1.2 Ở Việt nam ............................................................................................. 15
1.2.1 Nghiên cứu xác định khả năng tích lũy các bon của rừng .................. 15
1.2.2 Một số nghiên cứu về Keo tai tượng và rừng trồng Keo tai tượng ở
Việt Nam. ................................................................................................. 18
1.3 Thảo luận ................................................................................................ 22
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 24
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 24
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 24
2.3. Giới hạn nghiên cứu: ............................................................................. 24
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25
2.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 25
2.5.1 Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài ............................................ 25
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 26
CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 30


iii

3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30
3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 30

3.1.2. Địa hình .......................................................................................... 30
3.1.3. Đất đai ............................................................................................ 31
3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ........................................................................... 31
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 32
3.2.1. Dân số, lao động và tình hình dân cư ............................................. 32
3.2.2. Tình hình sản xuất .......................................................................... 33
3.3. Nhận xét và đánh giá chung .................................................................. 34
3.3.1. Thuận lợi ........................................................................................ 34
3.3.2. Khó khăn ........................................................................................ 34
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35
4.1 Nghiên cứu sinh khối tươi và sinh khối khô toàn lâm phần. ................. 35
4.2 Nghiên cứu lượng carbon hấp thụ trong cây cá lẻ ................................. 38
4.2.1 Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong cây cá lẻ ............................... 38
4.2.1.1 Lượng carbon hấp thụ trong thân cây ...................................... 42
4.2.1.2 Lượng carbon hấp thụ trong cành cây ..................................... 45
4.2.1.3 Lượng carbon hấp thụ trong lá cây .......................................... 47
4.2.1.4 Lượng carbon hấp thụ trong rễ cây .......................................... 48
4.2.1.5 Lượng carbon hấp thụ trong vỏ cây ......................................... 51
4.2.2 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu điều tra với lượng carbon hấp thụ
trong cây cá lẻ. ......................................................................................... 52
4.2.3 Tóm lại ............................................................................................ 55
4.3 Nghiên cứu lượng carbon hấp thụ trong cây bụi thảm tươi ................... 55
4.3.1. Cấu trúc sinh khối và lượng carbon hấp thụ trong cây bụi thảm
tươi ........................................................................................................... 56
4.3.2 Một số mối quan hệ giữa lượng carbon và sinh khối giữa cây bụi
thảm tươi. ................................................................................................. 58
4.4 Nghiên cứu lượng carbon hấp thụ trong vật rơi rụng ........................... 58
4.4.1 Cấu trúc, tỷ lệ sinh khối tươi, khô và lượng carbon hấp thụ .......... 58
4.4.2 Mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ và các chỉ tiêu khác. ....... 60



iv

4.5 Nghiên cứu lượng carbon hấp thụ trong đất .......................................... 61
4.6 Nghiên cứu tổng lượng carbon hấp thụ trong lâm phần ........................ 62
4.6.1 Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong lâm phần .............................. 62
4.6.2 Các mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ và các chỉ tiêu đo đếm
trong lâm phần.......................................................................................... 66
4.6.2.1 Quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ trong lâm phần và ∑G/ha66
4.6.2.2 Quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ trong lâm phần với N/ha
và D1.3 ................................................................................................... 66
4.7. Xây dựng phần mềm tra lượng carbon hấp thụ trong cây cá lẻ và lâm
phần keo tai tượng. ....................................................................................... 67
4.7.1 Ứng dụng của phần mềm ................................................................ 67
4.7.2 Cấu trúc của phần mềm ................................................................... 67
4.7.3 Hướng dẫn sử dụng phần mềm ....................................................... 69
4.7.3.1 Tham số đầu vào ...................................................................... 69
4.7.3.2 Cách sử dụng ............................................................................ 70
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................... 72
5.1. Kết luận ................................................................................................. 72
5.2. Tồn Tại .................................................................................................. 74
5.3. Khuyến nghị .......................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 75


v

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
WWF


Tổ chức động vật hoang dã thế giới

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

UNFCCC

Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu

CDM

Cơ chế Phát triển sạch

ET

Cơ chế Mua bán phát thải

JI

Cơ chế Đồng thực hiện

JIFPRO

Trung tâm Hợp tác Quốc tế và xúc tiến Lâm nghiệp Nhật Bản

NIRI

Viện nghiên cứu Nissho Iwai - Nhật Bản


P

Sinh khối

Ptươi

Sinh khối tươi

C

Lượng carbon hấp thụ

Ct

Lượng carbon hấp thụ có trong thân cây

Cc

Lượng carbon hấp thụ có trong cành cây

CL

Lượng carbon hấp thụ có trong lá cây

Cr

Lượng carbon hấp thụ có trong rễ cây

Cv


Lượng carbon hấp thụ có trong vỏ cây

SKtươi

Sinh khối tươi

VNĐ

Việt nam đồng

USD

Đô la Mỹ


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Tổng hợp số liệu phục vụ đề tài ............................................................... 29
Bảng 4. 1:Tổng lượng sinh khối tươi và khô trong lâm phần .................................. 35
Bảng 4. 2: Lượng carbon hấp thụ trong từng bộ phận thân cây theo cấp đất và cấp
tuổi ................................................................................................................................. 38
Bảng 4. 3: Bảng phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) lượng carbon hấp
thụ ở các cấp đất ........................................................................................................... 40
Bảng 4. 4 Phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) lượng carbon hấp thụ ở
các bộ phận thân cây .................................................................................................... 42
Bảng 4. 5: Lượng carbon hấp thụ trong thân cây cá lẻ ............................................. 42
Bảng 4. 6: Phương trình tính lượng carbon hấp thụ trong thân cây ở 4 cấp đất..... 45
Bảng 4. 7: Lượng carbon hấp thụ trong cành cây ..................................................... 45
Bảng 4. 8: Phương trình quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ có trong cành

cây và D1.3 ........................................................................................................ 46
Bảng 4. 9: Lượng carbon hấp thụ có trong lá cây cá lẻ ................................... 47
Bảng 4. 10: Phương trình quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ có trong lá cây
và D1.3 ............................................................................................................... 48
Bảng 4. 11: Lượng carbon hấp thụ có trong rễ cây .......................................... 49
Bảng 4. 12: Phương trình quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ có trong rễ cây
và D1.3 ............................................................................................................... 50
Bảng 4. 13: Lượng carbon hấp thụ có trong vỏ cây ......................................... 51
Bảng 4. 14: Phương trình quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ có trong vỏ cây
và D1.3 ............................................................................................................... 52
Bảng 4. 15: Phương trình quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ trong cây cá lẻ
và D1.3 ............................................................................................................... 53


vii

Bảng 4. 16: Tỷ lệ và phương trình tương quan giữa lượng carbon hấp thụ ở trên và
dưới mặt đất của cây cá lẻ ........................................................................................... 54
Bảng 4. 17: Tổng hợp các chỉ tiêu quan sát cây bụi thảm tươi ................................ 55
Bảng 4. 18: Cấu trúc sinh khối tươi và carbon hấp thụ cây bụi thảm tươi ............. 56
Bảng 4. 19: Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong vật rơi rụng ở các cấp đất ......... 59
Bảng 4. 20: Cấu trúc lượng carbon hấp thụ vật rơi rụng ở các bộ phận ................. 60
Bảng 4. 21: Tổng hợp các quan sát về lượng carbon trong đất .............................. 61
Bảng 4. 22: Tổng hợp lượng carbon hấp thụ trong từng cấp đất ............................. 63
Bảng 4. 23: Bảng phân tích phương sai (ANOVA) Tổng lượng carbon hấp thụ
trong trên từng cấp đất ................................................................................................. 64
Bảng 4. 24: Phương trình tương quan giữa lượng carbon hấp thụ có trong lâm
phần và tổng diện ngang .............................................................................................. 66
Bảng 4. 25: Phương trình giữa tổng lượng carbon hấp thụ và chỉ tiêu D1.3 và N/ha67



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1:Chu trình carbon toàn cầu (Theo UNEP, 2005)..........................................6
Hình 4. 1: Tỷ lệ phần trăm các thành phần trong tổng sinh khối tươi lâm phần ở
cấp đất I ......................................................................................................................... 37
Hình 4. 2: Tỷ lệ phần trăm các thành phần trong tổng sinh khối tươi lâm phần ở
cấp đất II ........................................................................................................................ 37
Hình 4. 3: Tỷ lệ phần trăm các thành phần trong tổng sinh khối tươi lâm phần ở
cấp đất III ...................................................................................................................... 37
Hình 4. 4: Tỷ lệ phần trăm các thành phần trong tổng sinh khối tươi lâm phần ở
cấp đất IV ...................................................................................................................... 37
Hình 4. 5: Biểu đồ lượng carbon hấp thụ theo cấp tuổi trong cấp đất I .................. 39
Hình 4. 6: Biểu đồ lượng carbon hấp thụ theo từng cấp đất ở tuổi 12 .................... 39
Hình 4.7: Biểu đồ tỷ trọng lượng carbon hấp thụ có trong bộ phận thân cây ở tuổi
4 cấp đất I ...................................................................................................................... 41
Hình 4.8: Biểu đồ tỷ trọng lượng carbon hấp thụ có trong bộ phận thân cây ở tuổi
4 cấp đất IV ................................................................................................................... 41
Hình 4.9: Biểu đồ tỷ trọng lượng carbon hấp thụ có trong bộ phận thân cây ở tuổi
12 cấp đất I .................................................................................................................... 41
Hình 4.10: Biểu đồ tỷ trọng lượng carbon hấp thụ có trong bộ phận thân cây ở tuổi
12 cấp đất IV................................................................................................................. 41
Hình 4. 11: Biểu đồ lượng carbon hấp thụ có trong thân cây tiêu chuẩn trong từng
cấp tuổi ở cấp đất I ....................................................................................................... 43
Hình 4. 12: Lượng carbon hấp thụ có trong thân cây tiêu chuẩn trong từng cấp đất
ở tuổi 10 ........................................................................................................................ 43
Hình 4. 13: Lượng carbon hấp thụ có trong từng phân đoạn 1m trong cây giải tích
ở ô tiêu chuẩn số 36 ..................................................................................................... 44



ix

Hình 4. 14: Biểu đồ quan hệ giữa lượng carbon và tuổi cây cá lẻ ........................... 54
Hình 4. 15: Biểu đồ tỷ lệ sinh khối tươi ở các bộ phận ............................................ 57
Hình 4. 16: Biểu đồ tỷ lệ lượng carbon hấp thụ ở các bộ phận ............................... 57
Hình 4. 17: lượng carbon hấp thụ trong các thành phần ở cấp đất I........................ 65
Hình 4. 18: lượng carbon hấp thụ trong các thành phần ở cấp đất II ...................... 65
Hình 4. 19: lượng carbon hấp thụ trong các thành phần ở cấp đất III..................... 65
Hình 4. 20: lượng carbon hấp thụ trong các thành phần ở cấp đất IV .................... 65
Hình 4. 21 : Sơ đồ cấu trúc phần mềm MangiCO2Fix dùng để ước tính lượng
carbon hấp thụ cho rừng trồng Keo tai tượng tại Tuyên Quang .............................. 68


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nóng lên toàn cầu là vấn đề mới được ghi nhận trong vài thập kỷ trở lại
đây. Tuy nhiên, nó tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các hệ sinh
thái. Biến đổi khí hậu, một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu đã tác động xấu
tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội ở tất cả các nước trên thế giới. Biểu hiện
của nó qua các hiện tượng nước biển dâng cao, gia tăng hạn hán, ngập lụt,
thay đổi các kiểu khí hậu, thiếu hụt nguồn nước ngọt, gia tăng các loại bệnh
tật, suy giảm đa dạng sinh học và gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan
(WWF-1992).
Không gì khác, chính những hoạt động không có kiểm soát của con
người là nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi đó. Các hoạt động của con người
như sử dụng nhiên liệu hoá thạch, sản xuất xi măng, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất và việc phát thải khí trơ trong sản xuất công nghiệp đã làm gia tăng
nồng độ khí nhà kính (CO2, CFC, CH4,O3, NO2) trong khí quyển. Khí nhà kính

vai trò như một lớp chăn giữ nhiệt sưởi ấm cho trái đất vì chúng có khả năng
hấp thụ và phát xạ lại bức xạ hồng ngoại trong đó CO2 có vai trò lớn nhất gây
ra sự nóng lên toàn cầu. Theo các nghiên cứu đã được công bố thì khi nồng độ
CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng
30C. Hiện nay, Theo ước tính của IPCC, CO2 chiếm đến 60% nguyên nhân
của sự nóng lên toàn cầu, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 28% từ 288
ppm lên 366 ppm trong giai đoạn từ năm 1850 - 1998, nồng độ CO2 vẫn tiếp
tục tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm (UNFCCC, 2005b).
Đứng trước nguy cơ đó, 160 quốc gia trong đó có Việt Nam họp tại Rio
de Janeiro - Brazil năm 1992 đã thông qua Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate
Change - UNFCCC) với mục tiêu cao nhất là ổn định nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người với


2

hệ thống khí hậu. Không chỉ dừng lại ở đó, với sự nỗ lực không mệt mỏi của
nhiều nước, tại COP 3 họp ở Kyoto - Nhật Bản năm 1997 đã thông qua Nghị
định thư Kyoto với 3 cơ chế quan trọng là: Cơ chế Đồng thực hiện (JI), cơ
chế Phát triển sạch (CDM) và cơ chế Mua bán phát thải (ET). Trong 3 cơ chế
trên thì cơ chế phát triển sạch là cơ chế mềm dẻo nhất và đem lại nhiều lợi ích
cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cơ chế phát triển sạch
(CDM) đã mở ra cơ hội lớn cho ngành Lâm nghiệp cả trong việc bán carbon
tích luỹ bởi hệ sinh thái rừng để tạo nguồn sống cho người dân và tái đầu tư
phát triển rừng. Quá trình tích luỹ cácbon vừa là một hoạt động sinh lý - sinh
thái để rừng tồn tại, vừa góp phần quan trọng vào duy trì cân bằng CO2 và O2
trong khí quyển, giúp ổn định và điều hoà khí hậu để phát triển bền vững trên
hành tinh.
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto nên

được hưởng những quyền lợi dành cho các nước đang phát triển trong việc
tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới từ các nước phát
triển thông qua các dự án CDM, Chính phủ đã thông qua chỉ thị số
35/2005/CT-TTg về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công
ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, lần đầu tiên
việc định giá rừng đã được đề cập và trở thành một vấn đề quan trọng trong
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi năm 2004 (Mục 5: Giá rừng, gồm các
điều 33, 34 và 35). Việc quy định giá trị của rừng bao gồm cả giá trị kinh tế
hàng hoá và giá trị môi trường của rừng là một bước chuyển có tính cách
mạng trong quản lý rừng ở nước ta, phản ánh xu thế tất yếu của xã hội và hội
nhập quốc tế. Việc định lượng khả năng hấp thụ carbon và tính toán giá trị
thương mại carbon của rừng là một phần quan trọng trong định lượng giá trị
môi trường của rừng, đã và đang trở thành một đòi hỏi bức bách, khách quan


3

không thể trì hoãn nhằm đưa Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vào thực tiễn sản
xuất lâm nghiệp.
Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện có về vấn đề này trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng còn rất ít ỏi và tản mạn, chưa có hệ thống,
thiếu các dữ liệu cơ bản nên chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
định giá rừng nói chung và xác định giá trị thương mại carbon cho các dạng
rừng nói riêng. Vì vậy, giá trị sinh thái của rừng vẫn chưa được tính toán đầy
đủ trong hệ thống hạch toán lâm nghiệp quốc gia. Điều này làm giảm động
lực đối với công cuộc bảo vệ và phát triển rừng vì sự sống bền vững. Xuất
phát từ những yêu cầu đó, đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon
rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) thuần loài tại Tuyên Quang”
đặt ra là rất cần thiết và có ý nghĩa.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu về sự biến động CO2 trong khí quyển
Nhà bác học Pháp Lavoisier (1672 - 1725) là người đầu tiên phát hiện
ra các thành phần cơ bản của không khí. Không khí của khí quyển chứa nhiều
loại khí khác nhau: oxy, nitơ, dioxit carbon, ôzôn, mêtan, oxit nitơ, oxit lưu
huỳnh, neon, kripton, radon, hêli,... và một lượng hơi nước rất thay đổi. Trải
qua nhiều thế kỷ, hàm lượng các chất khí vốn có trong không khí bị biến động
hoặc xuất hiện những loại khí mới do con người tạo ra. Điều đó đã dẫn tới sự
ô nhiễm không khí. Người ta đã định nghĩa về ô nhiễm không khí như sau:
“Không khí gọi là bị ô nhiễm khi thành phần của nó bị thay đổi hay có sự
hiện diện của những chất lạ, gây ra những tác hại mà khoa học chứng minh
được hay gây ra sự khó chịu đối với con người” [18]
Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển hiện nay là 0,35% và tỷ lệ này
đang có xu hướng gia tăng. Để đánh giá hàm lượng dioxit carbon của không
khí trái đất của thời kỳ xa xưa, các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ đã lấy các mẫu
băng trong các chỏm núi băng dày 3400m (có niên đại 160 thiên niên kỷ) ở
các độ sâu khác nhau. Kết quả phân tích các mẫu băng Bắc cực nói trên của
các nhà khoa học Xô Viết và các mẫu băng ở đảo Grinlen của các nhà khoa
học ở Grenoble và Berne của Pháp và Thụy Sỹ đều cho thấy rằng không khí
bị nhốt trong các khối băng chứa hàm lượng dioxit carbon là 0,020%, tức 200
ppm. Các giá trị đó thấp hơn 1/3 so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp (trước
cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18) là 279 - 280 ppm và vào cuối thế
kỷ 19, tỷ lệ tăng lên 290 ppm. Theo ước tính của IPCC, các-bonníc (CO2)
chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, nồng độ CO 2 trong khí



5

quyển đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai đoạn 1850 - 1998
(IPCC, 2000). Ở giai đoạn hiện nay, nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10% trong
chu kỳ 20 năm (UNFCCC, 2005b) Người ta ước đoán đến năm 2030, hàm
lượng dioxit carbon của khí quyển Trái đất lên tới 600 ppm (0,06%) gấp đôi
hàm lượng của thế kỷ 19 [18, 42,43].
Sự gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển là nguyên nhân chính của
hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu. Tới một ngưỡng nào đó nó sẽ gây
mất an toàn cho hệ sinh thái và môi trường sống của con người và sinh vật.
Trong tự nhiên thảm thực vật và đại dương có khả năng hấp thụ CO2 được
thải ra chủ yếu do hoạt động sống của con người. Ngày nay, các đo lường của
các nhà khoa học đã cho thấy thảm thực vật đã thu giữ 1 trữ lượng CO 2 lớn
hơn một nửa khối lượng chất khí đó sinh ra từ sự đốt cháy các nhiên liệu hóa
thạch trên thế giới. Từ nguyên liệu carbon này hàng năm thảm thực vật trên
Trái đất đã tạo ra được 150 tỷ tấn vật chất khô thực vật. Khám phá này càng
khẳng định thêm vai trò của cây xanh: việc trồng nhiều cây xanh làm giảm
hàm lượng CO2 khí quyển hay ngược lại việc phá rừng đã làm tăng hàm
lượng đó trong khí quyển.
1.1.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon của thực vật
Theo nguồn từ UNEP, trong chu trình carbon toàn cầu, lượng carbon
lưu trữ trong thực vật thân gỗ và trong lòng đất khoảng 2,5 Tt (bao gồm
trong đất, sinh khối tươi và vật rơi rụng), trong khi đó khí quyển chỉ chứa 0,8
Tt. Dòng carbon trao đổi do sự hô hấp và quang hợp của thực vật là 0,61 Tt và
dòng trao đổi giữa không khí và đại dương là 0,92 Tt.

*

1 terra ton (Tt) = 1012tấn = 1018g



6

Hình 1. 1:Chu trình carbon toàn cầu (Theo UNEP, 2005)
Theo chu trình trên, trong tổng số 5,5 Gt - 6,6 Gt lượng carbon thải ra từ
các hoạt động của con người, có khoảng 0,7 Gt được hấp thụ bởi các hệ sinh
thái bên trên bề mặt trái đất. Và hầu hết lượng carbon trên trái đất được tích lũy
trong đại dương và các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới.
Từ những nghiên cứu trong lĩnh vực này, Woodwell và Pecan (1973) đã
đưa ra lượng carbon trong các kiểu rừng trên lục địa, trong đó rừng mưa nhiệt đới
có lượng carbon tích trữ lớn nhất khoảng 340 tỷ tấn, đất trồng trọt thấp nhất 7 tỷ
tấn. Điều đó chứng tỏ rằng, việc chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp sẽ làm
mất cân bằng sinh thái, gia tăng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
Các nhà khoa học đã cố gắng xác định quy mô của các vùng dự trữ
carbon toàn cầu và sự đóng góp của rừng vào các vùng dự trữ cũng như
những thay đổi về lượng carbon được dự trữ như: Bolin (1977); Post,



1 giga ton (Gt)= 109tấn=1015g


7

Emanuel và cộng sự (1982); Detwiler và Hall (1988); Brown, Hall và cộng sự
(1996)[26,27]; Dixon, Brown (1994)[32]; Malhi, Baldocchi (1999).
Rừng đóng vai trò quan trọng trong chống lại biến đổi khí hậu do ảnh
hưởng của nó đến chu trình cácbon toàn cầu (C). Tổng lượng hấp thu dự trữ
cácbon của rừng trên toàn thế giới, trong đất và thảm thực vật là khoảng 830

PgC, trong đó cácbon trong đất lớn hơn 1,5 lần cácbon dự trữ trong thảm thực
vật (Brown, 1997). Đối với rừng nhiệt đới, có tới 50% lượng cácbon dự trữ
trong thảm thực vật và 50% dự trữ trong đất (Dixon et al., 1994; Brown,
1997; IPCC, 2000; Pregitzer and Euskirchen, 2004) [27,32].
Rừng trao đổi cácbon với môi trường không khí thông qua quá trình
quang hợp và hô hấp. Rừng ảnh hưởng đến lượng khí nhà kính theo 4 con
đường: cácbon dự trữ trong sinh khối và đất, cácbon trong các sản phẩm gỗ,
chất đốt sử dụng thay thế nguyên liệu hóa thạch (IPCC, 2000) [43]. Theo ước
tính, hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng trên thế giới có tỷ lệ hấp thu CO2
ở sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất là 0,4 - 1,2 tấn/ha/năm ở vùng cực
bắc, 1,5 - 4,5 tấn/ha/năm ở vùng ôn đới, và 4-8 tấn/ha/năm ở các vùng nhiệt
đới (Dixon et al., 1994; IPCC, 2000). Brown et al. (1996) đã ước lượng, tổng
lượng cácbon mà hoạt động trồng rừng trên thế giới có thể hấp thu tối đa
trong vòng 55 năm (1995 - 2050) là vào khoảng 60 - 87 Gt C, với 70% ở rừng
nhiệt đới, 25% ở rừng ôn đới và 5% ở rừng cực bắc (Cairns et al., 1997). Tính
tổng lại, rừng, trồng rừng có thể hấp thu được 11 - 15% tổng lượng CO2 phát
thải từ nguyên liệu hóa thạch trong thời gian tương đương (Brown, 1997)
[27,30,31].
Năm 1980, Brown và cộng sự đã sử dụng công nghệ GIS dự tính lượng
carbon trung bình trong rừng nhiệt đới châu Á là 144 tấn/ha trong phần sinh
khối và 148 tấn/ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1 m, tương đương 42 - 43 tỷ
tấn carbon trong toàn châu lục. Năm 1991, Houghton R.A đã chứng minh


8

lượng carbon trong rừng nhiệt đới châu Á là 40 - 250 tấn/ha, trong đó 50 120 tấn/ha ở phần thực vật và đất.
Năm 1986, Paml, C.A và cộng sự đã cho rằng lượng carbon trung bình
trong sinh khối phần trên mặt đất của rừng nhiệt đới châu Á là 185 tấn/ha và
biến động từ 25 - 300 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu của Brown (1991) cho thấy

rừng nhiệt đới Đông Nam Á có lượng sinh khối trên mặt đất từ 50 - 430
tấn/ha (tương đương 25 - 215 tấn C/ha) và trước khi có tác động của con
người thì các trị số tương ứng là 350 - 400 tấn/ha (tương đương 175 - 200 tấn
C/ha).
Năm 1995, Murdiyarso D. đã nghiên cứu và đưa ra dẫn liệu rừng
Indonesia có lượng carbon hấp thụ từ 161 - 300 tấn/ha trong phần sinh khối
trên mặt đất.
Tại Philippines, (1999) Lasco R. cho thấy ở rừng tự nhiên thứ sinh có 86 201 tấn C/ha trong phần sinh khối trên mặt đất; ở rừng già con số đó là 370 - 520
tấn sinh khối/ha (tương đương 185 - 260 tấn C/ha, lượng carbon ước chiếm 50%
sinh khối). Nghiên cứu của Lasco năm 2003 cũng cho thấy rừng trồng thương
mại cây mọc nhanh tích luỹ được 0,5 - 7,82 tấn C/ha/năm tuỳ theo loài cây và
tuổi [45].
Tại Thái Lan, Noonpragop K. đã xác định lượng carbon trong sinh
khối trên mặt đất là 72 - 182 tấn/ha. Còn ở Malaysia, lượng carbon trong rừng
biến động từ 100 - 160 tấn/ha và tính cả trong sinh khối và đất là 90 - 780
tấn/ha (Abu Bakar, R).
Năm 1999, một nghiên cứu về lượng phát thải carbon hàng năm và
lượng carbon dự trữ trong sinh quyển được Malhi, Baldocchi thực hiện. Theo
những tác giả này, sự phát thải từ các hoạt động của con người (như đốt nhiên
liệu hoá thạch,…) tạo ra 7,1 ± 1,1 Gt C/năm đi vào khí quyển, 46% còn lại
trong khí quyển, trong khi đó 2,0 ± 0,8 Gt C/năm được chuyển vào đại dương;


9

1,8 ± 1,6 Gt C/năm được giữ trong bể trữ carbon trái đất.
Năm 2000, ở Indonesia: Noordwijk đã nghiên cứu khả năng tích luỹ
carbon của các rừng thứ sinh, các hệ NLKH và thâm canh cây lâu năm trung
bình là 2,5 tấn/ha/năm và đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện xung
quanh với loài cây: khả năng tích luỹ carbon này biến động từ 0,5 - 12,5

tấn/ha/năm, rừng Quế 7 tuổi tích luỹ từ 4,49 - 7,19 kg C/ha.
Nghiên cứu lượng carbon lưu trữ trong rừng trồng nguyên liệu giấy,
Romain Pirard (2005) đã tính lượng carbon lưu trữ dựa trên tổng sinh khối
tươi trên mặt đất, thông qua lượng sinh khối khô (không còn độ ẩm) bằng
cách lấy tổng sinh khối tươi nhân với hệ số 0,49, sau đó nhân sinh khối khô
với hệ số 0,5 để xác định lượng carbon lưu trữ trong cây [20].
Nhiều phương pháp tính lượng CO2 dự trữ đã được đưa ra như phương
pháp của Y. Morikawa đã tính khối lượng carbon chiếm 50% khối lượng sinh
khối khô, từ lượng carbon suy ra lượng CO2. Phương pháp này đã được Trung
tâm Hợp tác Quốc tế và xúc tiến Lâm nghiệp Nhật Bản (JIFPRO) áp dụng.
Một phương pháp khác được tính theo Viện nghiên cứu Nissho Iwai - Nhật
Bản (NIRI).
Nghiên cứu sự biến động carbon sau khai thác rừng một số nhà khoa
học đã cho thấy rằng:
- Lượng sinh khối và các bon của rừng nhiệt đới châu Á bị giảm
khoảng 22 - 67% sau khai thác (Lasco, 2003).
- Tại Philippines, ngay sau khi khai thác lượng carbon bị mất là 50%,
so với rừng thành thục trước khai thác ở Indonesia là 38 - 75% (Lasco, 2003).
- Phương thức khai thác cũng có ảnh hưởng rõ rệt tới mức thiệt hại do
khai thác hay lượng carbon bị giảm. Bằng việc áp dụng phương thức khai thác
giảm thiểu (RIL) tác động ở Sabah (Malaysia) sau khai thác một năm, lượng
sinh khối đã đạt 44 - 67% so với trước khai thác. Lượng carbon trong lâm


10

phần sau khai thác theo RIL cao hơn lâm phần khai thác theo phương thức
thông thường đến 88 tấn/ha (Putz F.E. & Pinard M.A, 1993).
- Quá trình sinh trưởng của cây trồng cũng đồng thời là quá trình tích
lũy carbon. Theo Noordwijk (2000), ở Indonesia khả năng tích lũy carbon ở

rừng thứ sinh, các hệ thống nông lâm kết hợp và thâm canh cây lâu năm trung
bình là 2,5 tấn/ha/năm và có sự biến động rất lớn trong các điều kiện khác
nhau từ 0,5 - 12,5 tấn/ha/năm.
Subarudi và các cộng sự (2003)[47], nghiên cứu về khả năng hấp thu
carbon của một số loài cây trồng chính ở Indonexia, trên cơ sở đó họ đã xây
dựng mô hình kinh tế cho các loài cây này, trong đó có loài Keo tai tượng đã
đưa ra được phương trình tính lượng carbon có trong sinh khối cây với loài
Keo tai tượng:
 0.5 * 0.53 *Vt 
Bt  
 *1.15
0.75


(1.1)

Vt: là thể tích cây tính theo tuổi:

Vt  194,21  Exp(1,926(1  0.806)t 

1/ 10.806

(với α=5,356) (1.2)

1.1.3 Sự hình thành thị trường CO2
Căn cứ vào các bằng chứng thu thập được từ những năm 60 và 70 của
thế kỷ trước về sự tăng lên của nồng độ CO2 và trên cơ sở nghiên cứu của hơn
400 nhà khoa học trên thế giới năm 1990 tổ chức IPCC (Intergovernment
Panel on Climate Change) đưa ra bản báo cáo về sự nóng lên toàn cầu là có
thật và cần phải hành động kịp thời để đối phó với hiện tượng này. Tại hội

nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro năm 1992,
155 quốc gia đã ký kết Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu (UNFCCC). Công ước có hiệu lực năm 1994 tới nay đã có 189 nước kí
kết công ước. Công ước này sau đó được cụ thể hóa bằng nghị định thư Kyoto


11

năm 1997 nhằm ràng buộc nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính ở các
nước công nghiệp phát triển, Nhật Bản tháng 12 năm 1997. Đặc biệt nghị
định thư đã đưa một số cơ chế linh hoạt nhằm giúp cho bên bị ràng buộc bởi
các cam kết có thể tìm giải pháp giảm khí phát thải ra bên ngoài phạm vi địa
lý của quốc gia mình với chi phí chấp nhận được [24, 42, 43, 44].
Các cơ chế này bao gồm: Cơ chế đồng thực hiện (Jiont Implementation
- JI); Cơ chế buôn bán quyền phát thải (International Emissions Trading IET); Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM). Nghị
định thư Kyoto với cơ chế phát triển sạch - CDM - mở ra cơ hội cho các nước
đang phát triển trong việc tiếp nhận đầu tư từ các nước phát triển để thực hiện
các dự án lớn về trồng rừng, phục hồi rừng, quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, hạn
chế tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất
nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp,...
góp phần phát triển đất nước mình theo hướng bền vững [21].
Mua bán phát thải được định nghĩa trong điều 17 của nghị định thư
Kyoto. Các Bên thuộc Phụ lục I có thể có các đơn vị lượng chỉ định
(Assigned amount units), đơn vị giảm phát thải (ERUs), giảm phát thải được
chứng nhận (CERs), và các đơn vị khử (RMUs) của các bên khác thuộc Phụ
lục I thông qua mua bán phát thải. Như vậy, trong các dịch vụ về môi trường
mà các nước đang phát triển được hưởng đó là dịch vụ về Carbon là một dịch
vụ giàu tiềm năng.
Với CDM, ngành lâm nghiệp thực sự đã có một cơ hội mới - cơ hội bán
dịch vụ môi trường. Khác với những hàng hoá truyền thống là bán gỗ, CDM

là cơ hội để những người làm nghề rừng có thể bán được carbon! Từ quang
hợp ánh sáng mặt trời, cây xanh đã hấp thu một lượng lớn khí CO 2 và người


Các loại khí nhà kính bao gồm: 1. Dioxit carbon (CO2), 2. Metan (CH4), 3. Oxit nitơ (N2O), 4.
Hydrofluo carbon (HFCs), 5. Perfluoro carbon (PFCs), 6. Sunfua hexafluorit (SF6)


12

ta đã tính toán rằng, nếu tăng trưởng của rừng đạt được 15 m3/ha/năm, tổng
sinh khối tươi và chất hữu cơ của rừng sẽ đạt được xấp xỉ 10 tấn/ha/năm; con
số này tương đương với 15 tấn CO2. Với giá thương mại carbonic tháng 5
năm 2004 biến động từ 3-5 đôla Mỹ/tấn CO2, một hecta rừng như vậy có thể
đem lại từ 45 đến 75 đôla (tương đương 675.000 đến 1.120.000 đồng Việt
Nam) mỗi năm (Hoàng Xuân Tý, 2004). Đây là một con số hấp dẫn đối với
bất kỳ ai quan tâm tới lĩnh vực này. Khái niệm Rừng CDM thường gắn liền
với các chương trình dự án cải thiện đời sống cho cư dân sống trong và gần
rừng, đang bảo vệ rừng. Họ là những người bảo vệ rừng và chịu ảnh hưởng
của sự thay đổi khí hậu toàn cầu, do đó cần có sự đền bù, chi trả thích hợp, có
như vậy mới vừa góp phần nâng cao sinh kế cho người giữ rừng đồng thời
bảo vệ môi trường khí hậu bền vững trong tương lai [7].
1.1.4 Những nghiên cứu về Keo tai tượng
Do keo tai tượng đóng một vai trò quan trọng trong trồng rừng nên đã có
nhiều nghiên cứu về loài cây này bao gồm từ những đặc điểm sinh học đến kỹ
thuật gây trồng cũng như khả năng sử dụng. Từ những kết quả nghiên cứu có
thể tóm tắt như sau.
Keo tai tượng được phân vào họ Fabaceae, họ phụ Mimosoideae và là một
trong khoảng từ 1200 đến 1300 loài của ba chi phụ là Acacia, Aculeiferum và
Phyllodinae (Maslin, 1995), trong đó Keo tai tượng thuộc chi phụ Phyllodinae

(Maslin và McDonald, 1996).
- Phân bố tự nhiên và vùng sinh thái
Ở Australia keo tai tượng được tìm thấy tự nhiên trong vùng Queensland
và giới hạn ở 2 vùng là khu vực từ Jardine đến Claudie River River (từ
11o20’-12o44’ vĩ độ Nam) và vùng từ Ayton đến Nam Ingham (từ 15o54’ 18o30’ vĩ độ Nam). Hầu hết đó là vùng nhiệt đới duyên hải thấp với độ cao từ
mực nước biển tới 800 m. Keo tai tượng còn phân bố kéo dài tới các tỉnh


13

miền tây Papua Newguinea và tỉnh Irian Jaya thuộc Indonesia (Awang and
Taylor 1993). Vùng sinh thái keo tai tượng thường là nhiệt đới ẩm, với mùa
khô ngắn (4-6 tháng), lượng mưa trung bình từ 1446 - 2970 mm. Nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất là 13-21oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là từ
25-32oC.
- Hình thái:
Là loài cây gỗ nhỏ hoặc lớn, chiều cao biến động từ 7-30 m với thân thẳng,
đường kính 1.3 trung bình 20-30 cm, đôi khi có thể đạt trên 50 cm. Vỏ thân
có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có vết nứt dọc theo (Pedley, 1975). Lá đơn,
mọc cách lá trưởng thành có chiều dài từ 11-27 cm, rộng 3-10 cm, lá có màu
xanh đậm (Maslin and Donald, 1996).
Hoa có màu trắng nhạt hoặc màu kem, mọc thành chùm từ 5-12 cm trên
cuống có chiều dài từ 0,6-1 cm, tại mỗi nách lá có thể mọc từ 1-2 chùm hoa.
Quả dạng đậu, dẹt, mỏng, dài 7-8 cm, rộng 0,3-0,5 cm, khi quả già vỏ cong
xoắn lại. Hạt đen và bóng có hình ovan hoặc thuôn, kích thước 5-5 x 2-3 mm
có đính dải màu vàng hoặc màu cam nhạt.
- Vật hậu
Keo tai tượng có thể ra hoa từ 18-24 tháng tuổi, tuy nhiên hoa bắt đầu ra
nhiều vào tuổi 4-5. Hoa có thể ra quanh năm, tuy nhiên mùa hoa chính vào
tháng 6-7 ở bán đảo Malaysia (Zakaria and Awang, 1991), vào tháng Giêng ở

Saba (Malaysia) (Sedgley và cộng sự, 1992), vào tháng 10-11 ở Đài Loan
(Kiang và cộng sự, 1989) và vào tháng 9 ở Thailand (Kijkar, 1992). Quả
thường chín sau khi ra hoa từ 6-7 tháng (Pinyopusarerk và cộng sự, 1993).
- Đặc điểm lâm học
Keo tai tượng là cây mọc nhanh, xanh quanh năm, trong điều kiện thuận
lợi keo tai tượng sinh trưởng quanh năm, tuy nhiên ở Thailand khi trong điều
kiện nhiệt độ thấp, mưa ít cây sinh trưởng chậm hoặc ngừng (Atippanumpai,


14

1989). Đời sống của keo tai tượng tương đối ngắn, khoảng từ 30-50 năm, cây
có thể sinh trưởng ở những nơi có biên độ pH từ 4,5-6,5. Keo tai tượng đôi
khi có nhiều thân, nguyên nhân chưa được nghiên cứu kỹ tuy nhiên theo
Turvey (1995) có thể do độ phì đất, cạnh tranh vv…
Hạt keo tai tượng chất lượng tốt có thể lấy từ cây có từ độ tuổi 4 trở lên, do
vỏ hạt cứng nên có thể bảo quản trong vài năm. Mỗi kg hạt có khoảng 63.600
hạt (Doran và Turnbull, 1997). Hạt cần xử lý trước khi cho nảy mầm bằng cách
xát vỏ cơ giới hoặc ngâm trong nước sôi từ 30 giây đến 1 phút sau đó ngâm
trong nước lạnh trong 24 giờ (Bowen và Eusebio, 1981; Doran và Gunn, 1987;
Sim, 1987). Hạt sau khi xử lý có thể cho tỷ lệ nảy mầm đạt trên 75%.
Cây con mới nảy mầm cần che bóng 50% ánh sáng sau đó cần ánh sáng
100%. Cây có thể đem trồng sau 3-4 tháng với chiều cao đạt tối thiểu 25cm
(Awang và Taylor, 1993). Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tuỳ vào
mục đích trồng rừng. Thông thường rừng keo tai tượng thường được trồng
bằng cây con có bầu, việc trồng bằng cây con rễ trần cho kết quả rất khác
nhau, mật độ trồng khoảng từ 1075 đến 1680 cây/ha.
Việc áp dụng bón phân trong trồng rừng keo tai tượng cũng đã được
nghiên cứu kỹ và đa dạng. Theo Mead và Miller (1991) khuyến cáo nên dùng
100g triple superphophate để bón lót và đó bón thúc 150 g/cây sau 6 tháng,

những nơi đất xấu nen bón thêm phân đạm. Năm 1995 Turvey thấy rằng bón
phân NPK tỷ lệ với 180:78:150 kg/ha cho kết quả tốt nhất.
Trồng keo tai tượng cho ván dăm, giấy sợi chu kỳ khai thác khoảng 6-7
năm, nếu trồng rừng cho gỗ tròn chu kỳ kinh doanh khoảng 15-20 năm tuy
nhiên thân hay bị rỗng ruột (Mead và Miller, 1991). Diện tích trồng keo tai
tượng thường được trồng lại trong luân kỳ 2, nhưng cũng theo Mead và Miller
có thể tạo rừng keo tai tượng luân kỳ 2 bằng cách dùng cây con tái sinh tự
nhiên sau khai thác và đốt. Nếu trồng rừng trong luân kỳ 6-7 năm không cần


15

tỉa thưa, tuy nhiên với rừng keo luân kỳ 15-10 năm nên tỉa thưa để nâng cao
chất lượng cây từ việc tăng đường kính.
1.2 Ở Việt nam
1.2.1 Nghiên cứu xác định khả năng tích lũy các bon của rừng
Ở nước ta, vấn đề nghiên cứu khả năng tích luỹ carbon còn rất mới mẻ
nếu không muốn nói là hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu nào
có quy mô đủ lớn. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, các nghiên cứu
về khả năng tích luỹ carbon của các dạng thảm thực vật cũng đã được tiến
hành ở ở một số khía cạnh khác nhau. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung
vào đánh giá lượng carbon tích luỹ ở rừng trồng của một số loài cây trồng
rừng chủ yếu như các loài Keo, Mỡ, Thông,… và nghiên cứu lượng carbon
tích tụ trong đất dưới tán rừng, carbon có trong cây bụi thảm tươi dưới tán
rừng và ngoài chỗ trống. Các nghiên cứu này đều nhằm mục tiêu xây dựng cơ
sở lí luận cho việc xác định khả năng hấp thụ carbon, trong đó có đường cơ sở
cho các dự án trồng rừng CDM và tính toán giá trị khả năng hấp thụ carbon
của rừng. Tuy mới chỉ dừng lại ở bước đầu thăm dò tạo cơ sở lí luận nhưng
những nghiên cứu này đã đạt được những kết quả đáng kể. Hiện nay đã có
một dự án được Bộ tài nguyên và Môi trường xác nhận ý tưởng để có thể phát

triển thành dự án CDM tại Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian qua, có nhiều
bài viết đề cập đến các thông tin về Công ước khung của Liên hiệp quốc về
biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và các nhận xét, ý kiến xung quanh vấn
đề này như:
- “CDM - Cơ hội mới cho ngành Lâm nghiệp” (Cao Lâm Anh, 2005) [1].
- Tài liệu “Nghị định thư Kyoto, cơ chế phát triển sạch và vận hội mới 4/2005” của Trung tâm Sinh thái & Môi trường rừng.
- “Cơ chế phát triển sạch và cơ hội thương mại Carbon trong Lâm
nghiệp” của Phạm Xuân Hoàn (2005) [7].


16

Trong các tài liệu này các tác giả đã khái quát toàn bộ thông tin về
hoàn cảnh ra đời cũng như nội dung, mục tiêu của Công ước khung của Liên
hiệp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và đặc biệt quan tâm đến
“Cơ chế phát triển sạch” - một cơ hội thương mại lớn cho ngành Lâm nghiệp.
Bên cạnh đó một số tác giả như Phạm Văn Điển (2004), Vũ Tấn Phương
(2004), Ngô Đình Quế (2005),... cũng đã đưa ra các phương pháp lượng hoá
giá trị thương mại của Carbon về mặt phương pháp luận.
Ngô Đình Quế (2003) cùng các cộng sự tiến hành đề tài “Nghiên cứu,
xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt
Nam”, trong đó đã xây dựng được bảng đề xuất tiêu chí, chỉ tiêu trồng rừng
theo cơ chế phát triển sạch CDM và bước đầu cũng đánh giá được khả năng
hấp thụ CO2 thực tế của một số loại rừng trồng ở Việt Nam như: Thông nhựa,
Keo lai, Keo lá tràm và Bạch đàn Uro,….. Kết quả đã đánh giá khả năng hấp
thụ CO2 của một số loại rừng trồng ở một số tuổi khác nhau, khả năng hấp thụ
CO2 thực tế với Thông nhựa, Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm và Bạch đàn
Urophylla ở Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Lung (2004) và Nguyễn Tường Vân đã Thử nghiệm tính
toán giá trị giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch. Dựa

vào công thức tổng quát của quá trình quang hợp cho rừng cây là:
6CO2 5H 2O C6 H10O5 6O2



264
90
162
192

(1.3)

Theo phương trình trên tính ra được tỷ lệ sinh khối của rừng so với
lượng CO2 đã hấp thụ là: 264/162=1,630. Nghiên cứu đã dẫn đến kết luận giá
trị gỗ của rừng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị của rừng.
Nguyễn Văn Dũng (2005) tiến hành nghiên cứu sinh khối và lượng
carbon tích luỹ của một số trạng thái rừng trồng tại Núi Luốt trường Đại học
Lâm nghiệp. Nghiên cứu này đã đạt được một số kết quả sau: Ước tính được


×