TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
PHẠM THỊ THANH HUYỀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH
DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL (VIETTEL TELECOM)
Chuyờn ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
TÓM TẮT LUẬN VĂN
HÀ NỘI, NĂM 2013
Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp với việc
phác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào việc xác định
đúng mục tiêu, hướng đi, xác lập, đánh giá, lựa chọn các phương án phối hợp các
nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel (Viettel Telecom) là đơn vị trực
thuộc Tập đoàn Quân đội Viettel được thành lập năm 2007, là doanh nghiệp thành
lập sau VNPT tuy nhiên về thị phần cũng như doanh thu tính đến thời điểm hiện tại
là đối thủ cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp này. Năm 2012, doanh thu của
Viettel đã vượt so với VNPT với doanh thu là hơn 140.000 tỷ đồng trong khi VNPT
là 130.400 tỷ đồng. Việc lập kế hoạch kinh doanh là hoạt động quan trọng của
Công ty hàng năm và được lãnh đạo quan tâm sâu sát tuy nhiên về tiến độ lập kế
hoạch thường chậm hơn so với mục tiêu đưa ra hằng năm theo quy định phải gửi
báo cáo Tập đoàn trước ngày 30 tháng 11 tuy nhiên thường phải tháng 12 Tổng
Công ty Viễn thông Viettel mới có dự thảo báo cáo; phương pháp lập kế hoạch còn
dựa nhiều vào kinh nghiệm chủ yếu căn cứ theo kết quả sản xuất kinh doanh của
các năm trước, đối với các dịch vụ mới chủ yêu căn cứ theo đánh giá chủ quan và
ước lượng con số kế hoạch; Một số bộ phận xây dựng kế hoạch từ Tổng Công ty
Viễn thông Viettel còn chưa đảm bảo về chất lượng, tiến độ như kế hoạch lao động,
kế hoạch đầu tư,…
Để tiếp tục tăng trưởng và phát triển, giữ vững vị trí dẫn đầu trong môi
trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao trong thời gian tới, đòi hỏi Công ty
Viễn thông quân đội Viettel phải đặc biệt chú trọng thực hiện tốt công tác kế hoạch.
Các cán bộ quản trị, đặc biệt là các cán bộ quản trị cấp cao, cần nhận thức đầy đủ
vai trò, tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch và đặc biệt là khâu lập kế hoạch
kinh doanh. Chính từ sự cấp thiết đó, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác
lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel
(Viettel Telecom)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
Tác giả tổng kết các công trình nghiên cứu làm cơ sở, nguồn tài liệu viết luận
văn thạc sỹ của mình. Một số các công trình nghiên cứu như:
o Luận văn thạc sỹ : “Hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch và phân bổ ngân
sách cho giáo dục” của tác giả Phạm Xuân Hòa (2004).
o Luận văn thạc sỹ : “Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
phổ thông ở Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Minh Hiền (2006).
o Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại nhà máy
Quy chế II - Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị Công nghiệp” tác giả
Nguyễn Xuân Thanh (2007).
o Luận văn thạc sỹ: “ Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại
Công ty Thông tin di động” tác giả Nguyễn Quốc Chỉnh (2008)
o Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa tại bưu điện tỉnh Yên Bái”
tác giả Phạm Thị Thúy Vân (2007)
o Luận văn thạc sỹ: “Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch
vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel” của tác giả
Đinh Phượng Loan (2010)
o Tham luận tại Hội nghị chuyên đề về phát triển hạ tầng thông tin 12/2012 về:
“Chiến lược phát triển Viettel trở thành Tập đoàn CNTT và đề xuất triển khai
ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước theo hình thức mới đến 2015 ”.
Các công trình nghiên cứu trên phân tích công tác kế hoạch tại các đơn vị khác nhau
và phân tích các khía cạnh thông tin khác nhau tại Tổng Công ty Viễn thông
Viettel. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về
“Công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng Công ty Viễn thông Viettel”.
Trong phần cơ sở lý thuyết, tác giả đã đề cập đến một số lý luận cơ bản về
công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tóm tắt một số
điểm trọng tâm như sau:
Tiếp cận khái niệm về kế hoạch hóa trong đó tập trung khái niệm lập kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích vai trò của kế hoạch hóa đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Phân loại kế hoạch hóa trong doanh nghiệp chia theo mục tiêu, thời gian và
cấp độ. Kế hoạch hóa theo mục tiêu phân đoạn kế hoạch theo từng công việc cụ thể
thường có tại các doanh nghiệp xây lắp, cung cấp dịch vụ tư vấn,… Kế hoạch hóa
theo thời gian gồm dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, mối liên hệ giữa từng loại kế
hoạch này. Kế hoạch hóa theo cấp độ chia làm hai bộ phận: kế hoạch chiến lược và
kế hoạch chiến thuật.
Các bước lập kế hoạch bao gồm năm bước: Bước một là nghiên cứu tình
hình và dự báo. Đây là điểm bắt đầu của việc lập kế hoạch. Để nhận thức được cơ
hội cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị trường, về sự cạnh tranh, về điểm
mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Dự đoán được các yếu tố
không chắc chắn và đưa ra phương án đối phó. Bước hai là xác định mực tiêu. Mục
tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được lượng hóa đến mức cao
nhất có thể (mặc dù tổ chức thường có cả hai loại mục tiêu định tính và định lượng).
Bước ba là xây dựng các phương án. Nội dung của bước này là tìm ra và nghiên cứu
các phương án hành động có thể lựa chọn. Cần giảm bớt các phương án lựa chọn để
sao cho chỉ có những phương án có triển vọng nhất được đưa ra phân tích. Bốn là
đánh giá các phương án. Đánh giá các phương án theo tiêu chuẩn phù hợp với mục
tiêu và trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định. Bước năm là lựa chọn
phương án và ra quyết định. Sau quá trình đánh giá các phương án, một vài phương
án sẽ được lựa chọn. Lúc này cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn
lực khác của tổ chức cho việc thực hiện kế hoạch.
Căn cứ vào tính chất phản ánh của chỉ tiêu có chỉ tiêu số lượng, chỉ tiêu chất
lượng. Căn cứ vào đơn vị tính toán có chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu giá trị. Căn cứ vào
việc phân cấp quản lý có chỉ tiêu pháp lệnh, chỉ tiêu hướng dẫn, chỉ tiêu tính toán.
Phương pháp lập kế hoạch có phương pháp cân đối, phương pháp định mức
và phương pháp phân tích các nhân tố tác động.
Các kế hoạch bộ phận của kế hoạch sản xuất kinh doanh: Kế hoạch sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm; kế hoạch khoa học – công nghệ; kế hoạch xây dựng cơ bản và
sửa chữa lớn; kế hoạch lao động – tiền lương; kế hoạch cung ứng – vật tư; kế hoạch
giá thành sản phẩm; kế hoạch tài chính. Nêu vị trí của từng loại kế hoạch, các chỉ
tiêu và căn cứ xây dựng của từng kế hoạch, phương pháp xây dựng kế hoạch.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lập kế hoạch kinh doanh của các doanh
nghiệp viễn thông bao gồm các nhân tố sản phẩm, thị trường và khách hàng,kỹ
thuật công nghệ, chi phí giá thành, lao động từ đó đưa ra các ảnh hưởng về mặt chỉ
tiêu định tính và định lượng làm căn cứ cho các bước lập kế hoạch sau.
Sử dụng khung lý thuyết về lập kế hoạch kinh doanh đã phân tích ở trên, tác
giả đã đi sâu vào phân tích hiện trạng lập kế hoạch kinh doanh tại Viettel Telecom
hiện có nhằm xác định ưu điểm và hạn chế về công tác lập kế hoạch kinh doanh. Để
có cơ sở đề xuất giải pháp ở chương sau, tại chương thực trạng tác giả lần lượt phân
tích các nội dung:
Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Viễn thông Viettel Viettel Telecom
về lịch sử hình thành, các thành tựu kết quả đạt được trong các năm qua.
Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy của Viettel Telecom chỉ rõ nhiệm vụ chức
năng của từng bộ phận và mối liên hệ về công tác lập kế hoạch giữa các bộ phận.
Phân tích các đặc điểm về đội ngũ lao động hiện tại, cơ sở vật chất kỹ thuật
của Tổng Công ty , đặc điểm về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh làm
tiền đề cho việc lập kế hoạch, nhận định rõ cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu
của doanh nghiệp.
Phân tích kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh từ năm 2010- 2013 về
chỉ tiêu thuê bao, doanh thu và lợi nhuận.
Phân tích thực trạng lập kế hoạch kinh doanh tại Viettel Telecom về mặt hệ
thống và quy trình lập kế hoạch, phân tích ảnh hưởng của kế hoạch Tập đoàn giao
và kế hoạch nội bộ ( mục tiêu phấn đấu) của doanh nghiệp.
Phân tích các kế hoạch bộ phận của doanh nghiệp, tập trung đi sâu vào phân
tích kế hoạch doanh thu, thuê bao vì đây là kế hoạch chính của doanh nghiệp, các
ưu điểm và nhược điểm cũng xuất phát chính tại kế hoạch này bao gồm phân tích về
phương pháp lập kế hoạch, căn cứ lập kế hoạch, đánh giá mức độ hoàn thành kế
hoạch và mức độ điều chỉnh kế hoạch hàng năm.
Đánh giá tổng hợp các ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân dựa trên các
phân tích kế hoạch bộ phận đã nêu ở trên làm cơ sở để đề xuất các giải pháp ở
chương 4.
Sau khi đã phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch kinh doanh tại Tổng
Công ty Viễn thông quân đội Viettel, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác lập kế hoạch kinh doanh của Viettel Telecom. Trên cơ sở phân tích đặc
điểm tình hình và định hương hoạt động của Viettel Telecom trong năm sau, tác giả
đề xuất một số giải pháp như sau:
Hoàn thiện hệ thống lập kế hoạch kinh doanh của Viettel Telecom. Viettel
Telecom cần hoàn thiện về mặt quy định, quy trình về các chỉ tiêu, phương pháo
xây dựng và xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng loại sản phẩm, phân bổ nguồn lực
tối ưu cho các sản phẩm khác nhau. Xác định phương pháp tính các chỉ tiêu cho
từng loại thuê bao, hiện nay đang xây dựng theo cùng một chỉ tiêu cho nhiều loại
sản phẩm giúp dự báo chính xác nhu cầu.
Thống nhất phương pháp tính toán trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Việc
thống nhất phương pháp sẽ giảm thời gian xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu được
định nghĩa rõ ràng, phương pháp, cách tính đảm bảo xuyên suốt từ trên xuống dưới.
Hoạch định chiến lược kinh doanh làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh
của Công ty . Làm rõ mục đích, hướng đi và khi nào cần đạt tới một điểm nhất
định. Quá trình hoạch định phải phân tích dự báo cả tương lai gần và tương lai xa
nhằm ứng phó với các thay đổi của môi trường kinh doanh.
Xây dựng chính sách sản phẩm, dịch vụ mới tạo điều kiện chủ động trong việc
xây dựng kế hoạch kinh doanh. Phân tích và đưa ra cụ thể chính sách cho từng
loại sản phẩm theo từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm và từng đối tượng
khách hàng.
Nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu thị trường. Triển khai việc dự
báo nhu cầu phải thường xuyên và có tính hệ thống, khoa học không chỉ trong ngắn
hạn và cả dài hạn, thu thập qua nhiều kênh thông tin và phải có đầu mối chủ trì thực
hiện chính, xây dựng được hệ thống cập nhật trên phần mềm để theo dõi.
Hoàn thiện các định mức phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Việc định mức không chính xác đẫn đến các chỉ tiêu xây dựng không chính xác làm
lãng phí vật tư, lao động tiền vốn. Tiến hành rà soát hệ thống định mức trên toàn
quốc để điều chỉnh và thống nhất
Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch. Xây dựng
kế hoạch đào tạo nhân sự làm kế hoạch trên toàn Tổng Công ty từ cấp Tổng Công
ty đến các phòng ban chi nhánh và huyện, xã bằng các hình thức khác nhau như
chuyển tài liệu tự học, cử đi học tại các trường uy tín, tuyển dụng nhân sự mới đúng
chuyên ngành về kế hoạch.
Kiến nghị đề xuất một số ý kiến với Nhà nước và Bộ thông tin và truyền
thông, kiến nghị với Tập đoàn Viettel.
Có thể nói, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh là công việc cần thiết không
thể thiếu được đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Chất lượng của
công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế trong công tác xây dựng kế
hoạch sản xuất của Tổng Công ty Viettel Telecom một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty bao gồm:
Hoạch định và quản trị chiến lược kinh doanh làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh của Tổng Công ty ; Xây dựng chính sách sản phẩm, dịch vụ tạo
điều kiện chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh; Nâng
cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu thị trường; Thống nhất phương pháp và cơ
sở tính toán các chỉ tiêu kế hoạch; Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác
xây dựng kế hoạch sản xuất.
Luận văn mới chỉ đề cập đến một số mặt trong công tác xây dựng kế hoạch
kinh doanh tại Công ty Viettel Telecom và không tránh khỏi những thiếu sót, tác
giả rất mong muốn nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô và các quý vị.
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
ủng hộ từ Lãnh đạo Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel, các thầy cô, bạn
học, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến thầy giáo TS. Trần Quang Tiến đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và viết luận văn.