Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.49 KB, 4 trang )

Thuế tài nguyên
Thống kê cho thấy, số tiền thu thuế tài nguyên theo Pháp lệnh
Thuế Tài nguyên bình quân trong giai đoạn 2005 - 2008, mỗi năm
trên 23.200 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách nhà
nước.
Thuế môi trường
Thuật ngữ thuế và phí môi trường thường được sử dụng để chỉ
khoản thu với hai mục đích: Tạo động lực giảm phát thải ô nhiễm
và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Có hai loại thuế/phí
môi trường chính: Thuế đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi
trường (thuế Pigovian), và thuế nguyên liệu/sản phẩm (hay còn
gọi là thuế gián tiếp).
Hiện tại ở Việt Nam, loại thuế/phí đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải
ra môi trường đang được áp dụng dưới hình thức phí BVMT đối
với nước thải, đối với chất thải rắn và khai thác khoáng sản.

Phí môi trường
1.Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:
được thực hiện từ năm 2003 với mục tiêu huy động đóng góp tài
chính để bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết
kiệm nước sạch; đồng thời khuyến khích giảm thiểu việc xả chất
ô nhiễm ra môi trường, sử dụng nguồn nước sạch một cách tiết
kiệm và hiệu quả. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được
điều chỉnh trước tiên bằng Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày
13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2007/NĐ-CP
ngày 08/01/2007, Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/3/2010


và được thay thế bằng Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày
29/3/2013).


Theo quy định tại Điều 2, 3 Nghị định số 25/2013/NĐ-CP, tổ chức,
cá nhân xả nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt ra môi
trường là người nộp phí bảo vệ môi trường, trừ trường hợp tổ
chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước và đã nộp
phí thoát nước, thì việp nộp phí do đơn vị quản lý, vận hành hệ
thống thoát nước đối với nước thải đã tiếp nhận và thải ra môi
trường.
2. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn:
Được thực hiện từ năm 2007, phí thu đối với chất thải rắn thông
thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình. Ngày 29/11/2007, Chính
phủ ban hành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP về việc phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn. Tuy nhiên, việc thu thuế bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn đã bị bãi bỏ bởi bởi khoản 2 Điều
66 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất
thải và phế liệu.
3. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Được thực hiện từ năm 2006, thu vào các hoạt động khai thác
khoáng sản gồm khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại.
Ngày 9/11/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2005/NĐCP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (đã
được thay thế bằng Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày
13/5/2008, được sửa đổi bởi Nghị định số 82/2009/NĐ-CP ngày
12/10/2009, Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/3/2010, thay


thế bằng Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011).
Trước đây, theo quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001,
phí xăng dầu được thu cũng mang ý nghĩa của việc thu phí bảo
vệ môi trường, từ ngày ngày 01/01/2012, Nhà nước không thu
phí xăng, dầu nữa, mà tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng, dầu

chuyển sang nộp thuế bảo vệ môi trương theo quy định tại Luật
Thuế bảo vệ môi trường năm 2010.
Ngoài ra trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí còn quy định phí bảo
vệ môi trường đối với khí thải do Chính phủ quy định. Tuy nhiên,
cho đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về việc thu phí bảo vệ
môi trường đối với khí thải.
4. Phí vệ sinh môi trường: là khoản thu nhằm bù đắp một phần
hoặc toàn bộ chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải tại các hộ gia đình. Đây là công cụ kinh tế được sử dụng
khá sớm. Về cơ bản loại phí này được sử dụng ở khu vực đô thị,
mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định (theo quy định
tại Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 hướng dẫn về
phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).. Do vậy, mức phí thu có
thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương.
2.4. Ngoài các loại phí nêu trên, theo quy định tại Danh mục chi
tiết phí, lệ phí (ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP
ngày 06/3/2006 của Chính phủ ) phí thuộc lĩnh vực môi trường
còn có: Phí thẩm định điều kiện hoạt động về môi trường; Phí
thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới
đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước,
công trình thuỷ lợi; Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh
giá trữ lượng nước dưới đất; Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành
nghề khoan nước dưới đất.








Phân biệt thuế,phí,lệ phí:
Giống: Thuế, phí và lệ phí đều là nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước và đều mang tính pháp lý.
Khác: Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực
tiếp cho người nộp.
Phí, lệ phí mang tính đối giá rõ ràng và hoàn trả trực tiếp
cho người nộp.

( những lợi ích mà chủ thể nộp thuế được nhận từ nhà nước
cũng không so sánh về mặt giá trị với số tiền nộp thuế.)








Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ (thực hiện
thủ tục hành chính) cho đối tượng nộp, vừa mang tính chất
động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước, chủ yếu
nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước, đảm bảo
quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp.
Thuế mang tính bắt buộc đối với cả người nộp và cơ quan
thu thuế.
Phí, lệ phí chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp thừa hưởng trực tiếp
những dịch vụ công do cơ quan Nhà nước cung cấp.
Thuế áp dụng không có giới hạn, không có sự khác biệt
giữa các đối tượng, các vùng lãnh thổ mà áp dụng hầu hết

đối với các cá nhân, tổ chức.
Phí, lệ phí mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng. Chỉ
những cá nhân, tổ chức có yêu cầu cung cấp dịch vụ công
mới phải nộp.



×