Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Một số di tích lịch sử văn hóa việt nam dùng trong nhà trường t1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.8 MB, 193 trang )


MỘT SỐ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HOÁ VIỆT NAM
DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG


PGS.TS. ĐINH NGỌC BẢO (Chủ biên)
NGƯYỄNDUY CHINH - TRẦN NGỌC DŨNG - TRỊNH NAM GIANG
TỐNG THỊ QUỲNH HƯƠNG - NINH XUÂN THAO
(Biên soạn và tuyển chọn)

M

h m

Ộ T S Ổ Đ i T Í C t ì

Sử ^VĂN

m

t m

DỪNG TRONG NHẦ TRƯỜNG

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC

sư PHẠM

NAM



NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC

sư PHẠM

Địa chỉ: 136 Xuân Thuỷ, Cẩu Giấy, Hà Nội
Điẹn thoại: 04.37547735 I Fax: 04.37547911
Email: hanhchinh(g)nxbdhsp.edu.vn I Website: vww.nxbdhsp.edu.vn

MỘT

SỐDI TÍCH LỊCH sử - VĂN HOÁ V IỆT NAM
Dùng trong nhà trường
PGS.TS. Đinh Ngạc Bảo (Chủ biên)

Chịu trách nhiệm xuất bản;

Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO
Tổng biên tập ĐINH VẢN VANG
Biên tập nội dung:

BAN BIÊN TẬP NXB ĐHSP
Bìa và trình bày;

PHẠM VIỆT QUANG

Mã số: 02.02.257/1181 -Đ H 2012
In 700 cuón, khổ 17 X 24cm tại Công ty TNHH In - Thương mại 8c Dịch vụ Nguyễn Lâm
Só đăng kí KHXB: 78-2012/CXB/257-43/ĐHSP ngày 13/01/2012.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 9 năm 2012.


Một số í>i ticVi lịch sử -

VẲM

c 4>

VioẮ Việt NAm


Trang
Lời nói đẩu................................................................................................................................... 7
Phần I. TRUNG Dư VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ........................................................................9
Tĩnh Bắc Giang....................................................................................................................11
Tinh Bắc K ạn...................................................................................................................... 21
Tỉnh Cao Bằng.................................................................................................................... 25
Tình Điện Biên................................................................................................................... 31
Tnh Hà Giang.................................................................................................................... 38
Tnh Hoà Bình.................................................................................................................... 44
Tinh Lai Châu..................................................................................................................... 52
Tnh Lạng Sơn.................................................................................................................... 55
Tnh Lào C ai....................................................................................................................... 60
lỉnh Phú Thọ...................................................................................................................... 75
Tnh Quảng Ninh............................................................................................................... 80
Tnh Sơn La......................................................................................................................... 90
Tnh Thái Nguyên.............................................................................................................. 98
Tnh Tuyên Quang............................................................................................................112
Tnh Yên Bái^..... 1 . . . . . . .

.................................. 117

Phần II. ĐỔNG BẰNG SÔNG HỔNG.................................................................................133
Tinh Bắc Ninh...................................................................................................................135
Tnh Hà Nam.....................................................................................................................148
Thủ đô Hà Nội...................................................................................................................158
Tnh Hải Dương............................................................................................................... 215
Thành phố Hải Phòng..................................................................................................... 221
Tinh Hưng Yên................................................................................................................. 227
Tnh Ninh Bình................................................................................................................ 241
Tỉnh Thái Bình.................................................................................................................. 257
Tnh Vĩnh Phúc ............................................................................................................... 267
Phán III. BẮC TRUNG BỘ.................................................................................................... 271
Tinh Hà Tĩnh.................................................................................................................... 273
Tinh Nghệ A n................................................................................................................... 282
Tnh Quảng Bình............................................................................................................. 295
Tinh Quảng Trị................................................................................................................. 310
Một fế ĩ>i ticVi lịcli s ử - VÂMhoÁ Việt Níkm

c 5)


Tĩnh Thanh Hoá............................................................................................................... 323
Tĩnh Thừa Thiên - Huế................................................................................................... 335
Phẩn IV. DUYÊN HẢI NAM TRUNG B Ộ ......................................................................... 347
Tĩnh Bình Đ ịnh................................................................................................................ 349
Tĩnh Bình Thuận.............................................................................................................. 358
Thành phố Đà Nẵng........................................................................................................ 368
Tình Khánh H oà.............................................................................................................. 377
Tĩnh Ninh Thuận............................................................................................................. 383
Tinh Phú Yền ................................................................................................................. 388
Tĩnh Quảng Nam............................................................................................................. 399

Tĩnh Quảng Ngãi............................................................................................................. 420
Phần V. TÂY NGUYÊN ......................................................................................................... 429
Tĩnh Đắk Lắk.................................................................................................................... 431
Tĩnh Đắk Nông................................................................................................................ 444
Tĩnh Gia Lai...................................................................................................................... 458
Tĩnh Kon Tum.................................................................................................................. 467
Tĩnh Lâm Đổng................................................................................................................ 474
Phần VI. ĐÔNG NAM BỘ .................................................................................................... 477
Tĩnh Bà Rịa - Vũng T à u ................................................................................................. 479
Tĩnh Bình Dương............................................................................................................. 489
Tĩnh Bình Phước.............................................................................................................. 498
Tĩnh Đổng Nai.................................................................................................................. 507
Tĩnh Tây Ninh................................................................................................................... 523
Thành phố Hổ Chí M inh................................................................................................ 532
Phẩn VI. ĐỔNG BẰNG SÔNG CỦXJ LONG..................................................................... 547
Tỉnh An Giang.................................................................................................................. 549
Tĩnh Bạc Liêu.................................................................................................................... 555
Tình Bến Tre..................................................................................................................... 561
Tình Cà Mau..................................................................................................................... 567
Tỉnh Cẩn Thơ.................................................................................................................... 580
Tỉnh Đồng Tháp............................................................................................................... 589
Tình Hậu Giang..................................
598
Tinh Kiên Giang............................................................................................................... 610
Tính Long A n ................................................................................................................... 622
Tỉnh Sóc Trăng................................................................................................................. 627
Tĩnh Tiển Giang................................................................................................................636
Tĩnh Trà Vinh................................................................................................................... 644
Tĩnh Vĩnh Long................................................................................................................ 650
Phụ lục ả n h .............................................................................................................................. 657


Mốt số M tìcVi lịch sừ -

VẲ H

c 6>

hoÁ Vỉềt "Navh


C

ác di tích lịch sử - văn hoá là một trong những nguồn tư liệu sinh động nhất
phản ánh quá khứ của loài người nói chung và của mỗi quốc gia, dân tộc
nói riêng. Mỗi di tích đểu chứa đựng một dấu ấn sâu đậm các hoạt động của
con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và xã hội để tôn tại và phát
triển. Đặc biệt, ở Việt Nam, một đất nước đa dân tộc và có hơn bốn ngàn năm lịch sử,
các di tích lịch sử - văn hoá càng phong phú, đa dạng, được phân bố ở mọi miển đất
nước và theo suốt chiểu dài lịch sử - từ các di chỉ khảo cổ của thời kì dựng nước đến
các di tích gắn liển với cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc để giải phóng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay. Qua các di tích lịch sử - vàn hoá ta không chỉ thấy được toàn bộ quá
trình phát triển lịch sử, mà còn thấu hiểu được truyền thống yêu nước, quật cường,
sức sáng tạo và trình độ phát triển văn hoá, văn minh của dân tộc. Vì vậy việc sử dụng
các di tích lịch sử - văn hoá để tham khảo và giảng dạy trong nhà trường có một giá
trị to lớn trong việc cung cấp những tri thức lịch sử - văn hoá và đặc biệt, trong việc
giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh, làm cho bài giảng trở lên sinh động, hấp
dẫn và thiết thực.
Theo Điểu 4 của Luật Di sản văn hoá và Điểu 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP
ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điểu của Luật Di
sản văn hoá thì di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,

cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hoá gắn liền
với các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước, các thời kì
cách mạng, kháng chiến của dân tộc, gắn với thân thế và sự nghiệp của các anh hùng
dân tộc, danh nhân đất nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2010 cả nước đã có
hơn 3.000 di tích lịch sử được xếp hạng. Các di tích đó được xếp hạng theo cấp Hnh,
cấp Quốc gia và di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Do khuôn khổ của cuốn sách và xuất
phát từ nhu cẩu giảng dạy trong nhà trường, chúng tôi chỉ có thể lựa chọn một số di
tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu cấp Quốc gia và cấp Quốc gia đặc biệt. Mỗi di tích đểu
được giới thiệu khái quát vể vị trí, giá trị lịch sử - văn hoá và phẩn nào đó là giá trị du
lịch - dã ngoại khi gắn nó với các quẩn thể di tích và danh thắng ở xung quanh. Các
di tích được sắp xếp theo 7 vùng địa lí - du lịch từ Bắc vào Nam; trong mỗi vùng lại
theo từng tỉnh và trong mỗi tỉnh, thành phố tên gọi của di tích được xếp theo vẩn A,
B, c,... Cách sắp xếp như thế nhằm tạo thuận lợi cho việc tra cứu, đặc biệt là đối với
giáo viên và học sinh khi sử dụng cuốn sách này để phục vụ cho việc dạy - học môn
Lịch sử địa phương.


ticli )|cli t ử - VẰMVioÁ Vỉét 'Níkm

c 7>


Trong quá trình biên soạn, do hạn chế vể thời gian và kinh phí, nhóm tác giả
không thể đến khảo sát tất cả các di tích ở địa phương mà chủ yếu dựa vào nguồn
tài liệu của các tỉnh như lịch sử tỉnh, thành phố, tài liệu hướng dẫn, quảng bá du
lịch, tài liệu trên mạng Internet v.v... Vì vậy các tài liệu này chắc chắn còn nhiểu
khiếm khuyết, có thể thiếu chính xác, ảnh minh hoạ chưa được như ý v.v... Nhóm
tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan, cá nhân đã cung cấp tài liệu và thành
thật xin lỗi vì những sai sót khó tránh khỏi trong quá trình biên soạn cuốn sách.
Rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của quý độc giả gần xa để lấn tái bản sau

của cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Thay mặt nhóm tác giả biên soạn và tuyển chọn
Chủ biên
PGS.TS. Đinh Ngọc Bảo

Một sả &ỉ ticti )|C>1 s ừ -

c

8

VẲM

>

VioẮ vtệt


T R U N Q 013 V À M I Ê N N Ú I

bAe

Một tồ

&i

tícVi lịcVi t ừ -

B0


VẲM

c 9>

VioẮ Việt N^m


LĂNG ữẮ ŨINH HUƠNG

L

ăng Dinh Hương, thuộc xã Đức Thắng,
huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, cách trung
tâm thị trấn Thắng chừng l,5km vể phía tây
nam. Quần thể kiến trúc và điêu khắc đá độc đáo
này có quy mô khoảng trên 300m^ xây dựng từ
năm 1727, năm 1965 được Nhà nước ta công nhận
là Di tích Lịch sử - \^n hoá cấp Quốc gia.
Lăng Dinh Hương là nơi an nghỉ của vị võ
quan thuỷ chiến được phong tước Quận công,
tên tự là La Đoan Trực, ông sinh năm 1688 ở
tại địa phương. Năm 1730 dưới triều đại Lê Duy
Phường, ông được cử làm dịch quân thị hẩu, thị
đội, rồi làm thái giám. Dưới triều đại Lê Y Tông
ông được cử hai lẩn đi sứ phương Bắc vào năm
1735 và 1739. Sang năm 1740 triểu đại Lê Hiển
Tông, ông cẩm quân đi dẹp loạn ở các vùng thuộc
đạo Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương, ôn g mất
Môt số M ticVi lỊcti svf -


c

vẲvt VioÁ việt NittM

11 >


mồng 9 tháng 6 năm Kỉ Tỵ (1749), thọ 61 tuổi. Năm 1754 vua phong ông là Phúc thần
trung cẩn đại vương. Lăng được chính Quận công xây dựng tại quê nhà khi còn sống.
Lăng nằm trên một quả đồi hình tròn rộng khoảng một hécta có tường gạch bao
quanh (ngày xưa là tường đá ong bao quanh). Vào cổng là hai tượng quan hầu cẩm dùi
đổng. Quần thể lăng đá Dinh Hương chia làm ba phần chính: phần mộ táng ở giữa,
phần thờ tự ở bên trái, phần bia ở bên phải. Tượng người và vật tại lăng làm bằng đá
xanh được chạm khắc rất sống động, tượng có kích thước lớn, hình khối mập, chắc và
được tỉa công phu.
Qua cổng lăng là vườn cây ăn quả, rổi đến cổng vào. Phần mộ có hai võ sĩ dắt
ngựa hầu hai bên. Tường bao bằng gạch bao quanh một ngọn đồi hình tròn. Trước
đây tường bao quanh làm bằng đá ong cao 2m, sau bị đổ nát, nay chỉ còn móng
tường. Phía trước cổng, xưa có là một hồ nước xưa kia rất lớn, nhưng nay diện tích
hồ bị thu nhỏ lại. Toàn khu lăng nằm trên một ngọn đổi rất hỢp với phong thủy.
Tượng quan hầu đứng bên trái cổng, được tạo tác công phu. Ngai thờ nhìn từ phía
bên phải gồm những khối đá lớn. Có hai con nghê đá nhỏ nhắn nằm chấu, được
chạm khắc tinh tế và sinh động. Lăng Dinh Hương có hai pho tượng quan hầu nữ.
Hai tượng này nhỏ nhắn hơn so với các khối tượng có ở làng, nhưng được khắc hoạ
rất chi tiết như tượng chần dung. Hai tượng được bố trí đứng ở hai góc ngoài cửa
đàn tế, quay mặt vào nhau. Đây là những tượng hầu nữ được nghệ sĩ tạo khắc có vóc
dáng riêng như chép từ nguyên mẫu thật, rất sống động và ấn tượng. Quan hầu nữ
bên trái bưng chiếc tráp khối hộp chữ nhật ngang bụng, bàn tay trái đỡ dưới hộp
tráp, tay phải giữ ngang đầu hộp, để hở nửa bàn tay với những ngón thon dài, đẹp
như vẽ. Quan nữ cẩm quạt đứng hẩu bên phải ngai thờ tay cầm quạt, đầu đội mũ

ni có chóp nhọn như một chiếc nón nhỏ, nửa phía sau mũ có bốn lớp vải trùm kín
chân tóc, phủ xuống kín tai và gáy. Phần mộ rộng khoảng lOOm^ có tường đá ong
dày bao quanh, là nơi lưu giữ thi hài Quận công La Đoan Trực, có hai võ quan dắt
ngựa đứng canh. Cặp tượng quan hầu dắt ngựa được xem là những kiệt tác của nghệ
thuật chạm khắc đá. Tượng thú được coi trọng vào cách tạo khối trên thân, khiến
con vật trở nên đậm chất hiện thực. Một số mảng chạm tỉ mỉ và mang tính cách điệu
cao như phần yên cương, bờm con ngựa. Võ quan đeo gươm, dắt ngựa phía bên phải
có mặt to, hàm rộng. Võ quan đeo gươm, dắt ngựa phía bên trái có râu dài, mặt nhỏ.
Phía bên phải khu mộ là nhà bia trổ 4 cửa quấn vòm, trong đặt bia đá ghi công
trạng người được thờ được tạo vào năm 1729.
Nhìn tổng quan, chất liệu tạo dựng công trình kiến trúc nghệ thuật lăng Dinh
Hương chủ yếu bằng đá xanh, được đục đẽo, tỉa tót tinh xảo, là một công trình kiến
trúc đổ sộ, được chạm khắc đá công phu với tài nghệ điêu luyện. Quần thể lăng mộ là
công trình điêu khắc nghệ thuật đá tiêu biểu hạng nhất ở tỉnh Bắc Giang. Các cổ vật
trong làng được giữ gìn tương đối nguyên vẹn.
Điểm nổi bật, độc đáo của lăng Dinh Hương là các bức tượng đổ sộ, to hơn hẳn ở
các lăng mộ khác, được chạm khắc tinh tế. Theo thống kê, ở Bắc Giang đã phát hiện và
công nhận 46 công trình kiến trúc đá cổ, chủ yếu là lăng đá. Hệ thống lăng đá là minh
Một s ố

bi

tícVi lịcVi s ử

c

- VÀM

12


)

VioÁ Việt N^m


chứng của một nền nghệ thuật điêu khắc lăng mộ phát triển đến đỉnh cao và giữ vị
trí quan trọng trong nến kiến trúc, điêu khắc đá cổ trong các lăng tẩm Việt Nam. Nét
độc đáo nhất trong hệ thống các lăng đá ở Bắc Giang là nghệ thuật điêu khắc được thể
hiện qua các bức tượng, các hiện vật đá... được các nghệ nhân dân gian xưa chế tác,
mà lăng Dinh Hương là một điển hình. Đây thực sự là những tinh hoa của nghệ thuật
điêu khắc cổ, với những nét tinh xảo được thể hiện trong từng đường nét trên các bức
tượng. Những hiện vật, tượng đá cũng góp phẩn tăng thêm giá trị lịch sử, giá trị văn
hoá nghệ thuật của các lăng đá cổ.
Lăng đá Dinh Hương là nơi tôn vinh truyển thống kiến trúc điêu khắc đá của dân
tộc, thể hiện rõ ở nghệ thuật điêu khắc tượng người hay linh thú cùng đồ thờ, cũng
như trang trí kiến trúc phong phú với nhiếu môtíp, đổ án hoa văn sinh động thực sự
điển hình cho nghệ thuật điêu khắc đá cổ Việt Nam. Với những giá trị vê' lịch sử văn
hoá và nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, làng Dinh Hương đã và đang hấp dẫn du khách
tới tham quan.

TưỢng người, ngựa trong lăng Dinh Hương

Một tồ

tícVi lỊcVi ívr -

VẲM t io Á

c 13 >


Việt 'Naktti


tìÌAJH THỒ HÀ

Đ

ình Thổ Hà là một ngôi đình cổ nổi tiếng
của xứ Kinh Bắc xưa, nay thuộc xã Vân
Hà, huyện Việt Yên. Trước đây đình đã
từng được chính quyền Pháp xếp hạng trong Viện
bảo tàng Bác cổ Đông Dương, năm 1964 được
Bộ Văn hoá công nhận là Di tích Lịch sử và Kiến
trúc nghệ thuật cấp Quốc gia (Quyết định số 29/
QĐ-BVH, ngày 13/01/1964).
Đình xây dựng năm 1685 thời Vua Lê Chính
Hoà năm thứ 7. Đến năm 1807 (Gia Long năm
thứ 5) xây dựng tiền tế và hai nhà tả vu, hữu vu.
Thời kì kháng chiến chông Pháp, đình bị rỡ ngói,
phá sàn và chấn song. Mặt khác hàng năm thường
bị lụt, có năm nước ngập đến mái ngói, nên đình
bị xuống cấp nhiều.
Đình được dựng theo kiểu chữ công, toà bái
đường dài 27m, rộng 16m, dựng trên nến cao 0,5m
Môt 5 ố



ticVi lỊcVi sử -


VẰM

c 14 )

VioÁ V 5ệt N A m


xung quanh bó đá tảng xanh chia làm ba cấp, mái đình lợp ngói mũi hài to bản, bốn góc
là những đầu đao cong vút. Đẩu bờ nóc uốn quanh hình lưỡi liếm, góc mái có gắn nghê,
thú nhỏ bằng sành nung già lửa đỏ tía. Có tất cả 22 đẩu bẩy lực lưỡng, chạm rồng, mây,
nghê, thú rất trau chuốt. Bái đường chia làm 7 gian, 48 cột lim, bộ khung mái chạm trổ
tinh vi, nhiểu cảnh trí sinh động. Đặc biệt có khá nhiểu hình thiếu nữ mặc váy dài, yếm,
tóc búi hoặc chít khăn với nét mặt rạng rỡ trong tư thế cưỡi phượng, đè rổng, hoặc đang
nhảy múa giữa các lớp mầy bổng hểnh. Lòng bái đường lát đá xanh nhẵn bóng. Bức cửa
võng thếp vàng chạm trổ lộng lẫy làm cho bái đường càng thêm trang nghiêm cổ kính.
Trong đình có ba tấm bia to: Thủỵ tạo đình miếu bi nói vê' việc xây dựng đình,
Cung sao sự tích thánh (Lão Tử) nói về sự tích Thành hoàng Thái thượng Lão quần,
Bia sao sắc phong sao các đạo sắc của các triều đại trước phong tặng. Ngoài ra còn có
các bia khác quy tập tại đình nói về những điểu lệ trong dân đã quy định.
Đình Thổ Hà được xây dựng vào thế kỉ XVII (năm 1686). Mặt chính của đình
trông thẳng ra sông Nguyệt Đức (sông Cầu).
Thông qua tài liệu “đình Thổ Hà”, ta sẽ biết đến vị Thành hoàng làng là Thái thượng
Lão quần. Theo thần tích của làng, ông là người phương Bắc sống vào thời An Dương
Vương, họ Lý tên Đam (còn gọi là Lão Đam, Lao Tử), ôn g có công giết giặc Xích
Quỷ, có công mở trường dạy học ở làng, ôn g được các triều đại phong kiến phong
là Thượng đẳng Thẩn và Thành hoàng Thái thượng, cho phép làng Thổ Hà lập miếu
phụng thờ. Dân làng đã tôn ông làm thành hoàng, mong ông phù trỢ cho cuộc sống
của dân làng bình an, hạnh phúc.
Theo các văn bia và trên một số cấu kiện của kiến trúc có ghi thì đình Thổ Hà
được khởi dựng vào năm 1685. Kiến trúc đình Thổ Hà rất đặc biệt, gổm 3 nếp nhà là

tiền tế, đại đình và hậu cung.
Đại đình gồm 5 gian, 2 chái. Thành phẩn chịu lực chính là bộ khung gỗ, gốm 48
chiếc cột, trong đó có 8 cột cái, 16 cột quân và 24 cột hiên. Liên kết ngang của ba gian
giữa là 4 bộ vì. Dọc theo lòng nhà, có ba hàng xà kép: xà thượng, xà trung và xà hạ.
Giữa các hàng xà được bưng ván gió. Để mở rộng lòng, các nghệ nhân thời xưa đã đặt
hai bộ vỉ lửng ở hai gian bên. Trên xà đùi, nối các cột cái và cột quân. Hai gian bên ở
hai hồi. Người ta đặt cột trốn, rổi gác bộ vì lên trên. Vi này làm theo kiểu chổng rường,
các con rường được xếp chống lên nhau qua và được chạm trổ.
Tiền tế làm theo kiểu bốn mái cong, lợp ngói mũi hài, bờ nóc và bờ dải gắn hộp
hình hoa chanh. Tiến tế gồm 3 gian 2 chái. Bộ khung được kết cấu bởi 4 hàng cột, thân
cột được làm nhỏ mảnh. Hai vì nóc gian giữa làm theo kiểu giá chiêng. Hai vì nóc hai
bên làm theo kiểu chổng rường. Vì nách gian giữa làm theo kiểu kẻ ngồi dưới, kẻ có
bẩy đua ra đỡ mái hiên. Vì nách hai gian trái làm theo kiểu chổng rường.
Hậu cung gồm 3 gian, kiến trúc khá đơn giản. Vi nóc làm theo kiểu giá chiêng.
Cấu tạo bộ vì giống với bộ vì của gian tiển tế. Trên các cấu kiện của hậu cung không
có hình trang trí. Hậu cung làm theo kiểu “tường hổi bít đốc”, hai hồi đắp hình hổ phù,
bờ dải làm theo kiểu ‘Tong đình”. Đây là lối kiến trúc có niên đại muộn, phổ biến vào
cuối thế kỉ XIX.
Một tố

tíctt lỊcVi sừ - VẢMtioẢ Việt Nikm

c 15 >


Cũng như các kiến trúc tôn giáo cổ khác, nghệ thuật trang trí ở đình Thổ Hà cũng
chủ yếu trên chất liệu là gỗ. Kĩ thuật trang trí thể hiện phần lớn là được chạm trổ dưới
mọi hình thức, do những người thợ lành nghê' nhiều kinh nghiệm thực hiện. Ngoài
chạm trổ trên mái đình, các bức tường còn được trình bày một số trang trí gắn bằng
đất nung hoặc đắp nổi bằng vôi vữa rất khéo

Trên bờ nóc đình Thổ Hà được gắn chạy dài hộp rỗng hoa chanh hình rồng hàng
gạch, hai đẩu bờ đắp hai guột đẹp cuốn cong vênh lưỡi liểm. Lui vào trong mới là đẩu
kìm kì lân phục, nét vây trên lưng cuộn xoáy ốc, hai hình kì lân được thể hiện đang
cuốn nước.
Hiện nay, trong đình còn sót lại một số câu đối sơn son thếp vàng treo trên cột và
đặc biệt là bộ cửa võng lắp trước cung thờ. Gian giữa cửa võng được bố cục và thể hiện
rất công phu, tỉ mỉ, tinh vi từng đường nét chạm trổ trên gỗ.
Đê' tài trang trí ở đình Thổ Hà phẩn lớn đểu là hình rồng, hình ghê, hoa lá... Riêng
hình rồng đểu được đặt ở chỗ cố định, như: đẩu dư, đẩu bảy, bức cốn, ván long... thể
hiện sự hoà quện giữa trời và đất, giữa con người và thiên nhiên, tạo nên sự thiêng
liêng của ngôi đình.
"Với những đặc điểm trên, về kĩ thuật cũng như trang trí, đình Thổ Hà thực sự là
tiêu biểu cho nển nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa cổ điển của dân tộc thế kỉ
XVI - XVIII và xứng đáng là di sản văn hoá quý báu của tỉnh Bắc Giang nói riêng và
của dân tộc Việt Nam nói chung.
Trong suốt thời gian từ lúc được xây dựng tới bây giờ, ngôi đình đã được sửa sang
và nâng cấp rất nhiều lẩn. Năm 1977 - 1979, Nhà nước đã đáu tư kinh phí và cử cán
bộ vể trùng tu, nâng ngôi đình cao thêm l,8m , nhưng nhà tiến tế vẫn chưa nâng. Năm
1988, dân Thổ Hà với tinh thần tự lực cánh sinh đã tôn tạo nhà tiền tế và nâng cao
bằng ngôi đình.
Năm 2006, được sự trỢ giúp kinh phí của Vương quốc Bỉ, đình Thổ Hà lại được
dỡ hết để làm lại. Trong lẩn trùng tu này đình được phục chế theo các ảnh chụp còn
lưu trữ bên Pháp. Sau khi làm xong đình thì chùa Thổ Hà và Văn Chỉ cũng được xây
dựng lại. Công trình đã hoàn thành giúp cho quẩn thể văn hoá độc đáo này ngày càng
khang trang, xứng đáng với tầm vóc là Di tích Lịch sử - Văn hoá, kiến trúc - nghệ
thuật cấp Quốc gia.

Một sồ Í>1 ticVi lịcVi sử - vẰti VioẮViệt Naini

c 16 )



KHU ù l TlCH LỊCH S ừ KHỞI NGHĨA ỊỈẺN THẺ

K

hu di tích lịch sử khởi nghĩa Yên Thế
thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang,
cách thành phố Bắc Giang 28km về phía
tây bắc theo đường tỉnh lộ 284. Khu di tích bao
gồm nhiều di tích liên quan tới cuộc khởi nghĩa
Yên Thế (1884 - 1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh
đạo, trải dài trên một địa bàn rộng lớn, chủ yếu
nằm tại thị trấn Cẩu Gổ - trung tâm huyện Yên
Thế. Địa hình ở đây chủ yếu là đổi núi thấp và
thung lũng cùng một số hổ nước, tạo thành một
quần thể di tích không những có giá trị lịch sử văn hoá mà còn có giá trị về cảnh quan, sinh thái.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa
Thám lãnh đạo vào cuối thế kỉ XIX, đẩu thế kỉ XX
là một phong trào yêu nước lớn và có tiếng vang
trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực
dân Pháp. Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau
Một «ồ bi tícli lỊcVi svr - vẰti VioẮ Việt N am

c 17 >


(1884 - 1892); 1893 - 1897; 1898 - 1908; 1909 - 1913), cuộc khởi nghĩa đã thu hút
được nhiều lực lượng tham gia đấu tranh, chủ yếu là những người nông dấn yêu nước
địa phương. Đổng thời, các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa đã liên lạc và đón tiếp nhiều

chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh tại căn cứ Yên Thế.
Trải qua hàng thế kỉ, những dấu tích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế vẫn còn tổn tại
và được bảo vệ, bảo tổn, tạo thành khu di tích lịch sử lớn và được Nhà nước đặc biệt
quan tâm.
Toàn bộ khu di tích gổm có 40 điểm di tích, trong đó có 15 di tích được xếp hạng
di tích lịch sử cấp Quốc gia, gắn kết tạo thành một quần thể gồm nhiều địa danh nổi
tiếng. Đó là Đến Thể, nơi Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân cắt máu ăn thề trước khi
xuất quân. Bên cạnh đó là đổn phổn Xương, căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa, nơi tập
trung nghĩa quân, vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Ngoài ra còn nhiều điểm di tích khác
liên quan tới cuộc khởi nghĩa như Hố Chuối, Đổng Hom... Nhiếu công trình quân sự
như tường đất, chiến hào, các công sự của nghĩa quân và của thực dân Pháp vẫn còn
tổn tại và được bảo vệ tốt.
Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh lớn nhất của nồng dân trong những năm
cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Mặc dù thất bại nhưng tấm gương đấu tranh của những
người anh hùng Yên Thế mà tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám mãi mãi là biểu tượng của
lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu của người nông dàn Việt Nam.
Nằm trên một ngọn đổi cao là đền Thể, nơi nghĩa quân cắt máu ăn thể làm lễ xuất
quân đánh Pháp. Trong đền có tượng thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Phía sau
đển Thể là nhà trưng bày các hình ảnh và hiện vật của cuộc khởi nghĩa như súng kíp,
đạn, gươm, mã tấu... cùng các đổ dùng sinh hoạt như mâm đồng, bình lọ, ấm, chén uống
nước... của nghĩa quân... Trước sân nhà trưng bày là tượng đài lãnh tụ nghĩa quân Hoàng
Hoa Thám và câu nói nổi tiếng của ông: “Chúng tôi gắn bó với phong tục của đất nước
chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ phong tục ấy dù có phải hi sinh cả tính mạng”.
Đối diện với đền Thể là đổn Phồn Xương, có bức tường thành dài đắp bằng đất và
hàng lỗ chầu mai. Đổn được Hoàng Hoa Thám cho xây dựng năm 1892, trấn giữ con
đường độc đạo đi vào căn cứ nghĩa quân. Trước đổn là một hổ nước để bảo vệ mặt
tiền đổn. Phía sau đồn nay còn di tích doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân. Gẩn đồn
Phổn Xương có phố Bà Ba - trước kia chính là nơi ở của vỢ ba Hoàng Hoa Thám - bà
Đặng Thị Nho còn gọi là bà Ba Cẩn - cũng là một tướng tài của nghĩa quân. Nơi đầy
còn ngôi mộ của bà Hoàng Thị Thế, con gái của Hoàng Hoa Thám.

Nằm trong hệ thống đổn luỹ quan trọng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có đổn
Hom: đồn Hom thuộc xã Tam Hiệp cách Đổn Phổn Xương khoảng 3,5km vế phía
tây bắc. Đốn được xây dựng vào giai đoạn giữa của cuộc khởi nghĩa năm 1909. Với
vị trí nằm sâu trong rừng Yên Thế là căn cứ an toàn của cuộc khởi nghĩa. Đổn Hom
bao gổm: đổn Bà Ba, đổn Cả Dinh, đồn Cả Huỳnh... Kiến trúc theo kiểu vô băng, tuy
nhiên có điểm khác đó là trong cùng là khu nhà ở của nghĩa quân, các pháo đài và các
ụ chiến đấu. Tiếp đến là vòng thành đắp bằng đất hình chữ nhật xung quanh có những
lỗ châu mai. Ra ngoài là hào và giao thông hào, các hẩm chiến đấu cá nhân.
Một s ố ỉ>i tícVi lỊcli sử - VẴM lioÁ Việt N av m

c

18

>


Tượngđài lãnh tụ Hoàng Hoa Thám

Di tích đổn Hố Chuối bao gổm đồn chính và hai đổn phụ ở phía bắc, ngoài ra
còn có các đổn luỹ khác ở xung quanh tất cả tạo lên một cụm cứ điểm chiến đấu
liên hoàn. Đổn chính Hố Chuối nằm ở thung lũng Hố Chuối thuộc xã Phồn Xương
cách đổn Phổn Xương 2km vế phía đông nam. Di tích này được xây dựng từ giai
đoạn đẩu của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1887 - 1891). Đổn Hố Chuối có
vai trò quan trọng vế quân sự, là địa điểm phòng thủ kiên cố, nơi tập trung nghĩa
quân và diễn ra rất nhiều trận chiến ác liệt, tiêu biểu là trận đánh vào năm 1894 do
Đại tá Galieni chỉ huy và tên Lê Hoan làm quân sư. Đổn Hố Chuối gổm thành luỹ và
những pháo đài ở các góc. Kiến trúc theo kiểu thành vô băng. Thành đắp hình chữ
nhật chất liệu bằng đất lẫn đá và những lỗ chàu mai. Ngoài phần chính là thành thì
xung quanh còn có hệ thống giao thông hào chằng chịt làm lên thế lợi hại cho đốn

lúc bấy giờ, hiện nay đổn Hố Chuối vẫn giữ được những kiến trúc cơ bản. Cách đổn
Hố Chuối khoảng Ikm vể phía tây là di tích chùa Lèo, xã Phồn Xương, một trong
những di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Khi phong trào khởi nghĩa Yên Thế
nổ ra, khu chùa Lèo là trạm tiến tiêu, là cơ sở qua lại của nghĩa quân Yên Thế. Cách
di tích chùa Lèo khoảng 3km vể phía tây bắc là di tích đình Dĩnh Thép thuộc xã Tân
Hiệp, đây là địa điểm diễn ra đại hội để bầu ra Bộ chỉ huy thống nhất của cuộc khởi
nghĩa Yên Thế ngày 24/8/1888. Trên đường trở vể thành phố Bắc Giang cùng tham
quan di tích chùa Thông thuộc xã Đồng Lạc cách trung tâm huyện Yên Thế khoảng
3km vể phía đông nam, đây là địa điểm diễn ra cuộc hoà hoãn lần thứ nhất giữa Để
Thám và thực dân Pháp (1894).
Một 5ố w tícVi lịcVi s ử - VÀMtioẮ Việt NAni

(

19

>


Năm 1979, Nhà nước ta đã cho điểu tra, khảo cứu toàn bộ khu di tích và ra quyết
định công nhận khu di tích khởi nghĩa Yên Thế là “Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc
gia”. Đông thời tiến hành khôi phục thành luỹ, xây dựng nhà trưng bày, xây dựng
tượng đài thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám.
Năm 1984, kỉ niệm 100 năm ngày khởi nghĩa Yên Thế, Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Hà Bắc đã ra quyết định đồng ý cho Uỷ ban Nhân dân huyện Yên Thế mở hội vào
ngày 16/3 dương lịch hàng năm nhằm tôn vinh và tưởng niệm các vị thủ lĩnh cùng
các nghĩa quân đã anh dũng ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống lại thực dân
Pháp xâm lược. Để mở rộng và nâng tẩm khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, ưỷ
ban Nhân dân huyện Yên Thê' đã quy hoạch tổng thể khu trung tâm lễ hội với tổng
số diện tích trên 22ha; đổng thời đẩu tư xây mới nhà trưng bày cuộc khởi nghĩa với

tổng diện tích xây dựng trên l.OOOm^, tu bổ, sửa chữa đển Thể, làm mới khu công
viên cây xanh, xây dựng hồ sinh thái, bến xe, xây dựng sới vật và sân khấu phục vụ
lễ hội, làm đường giao thông quanh khu di tích, đường vòng tránh khu di tích ...
Hiện tại, với hơn 40 điểm di tích, trong đó có 15 di tích lịch sử cấp Quốc gia, khu
di tích là một quấn thể phức hợp lịch sử - văn hoá lớn. Hệ thống các di tích ở trong
tình trạng tốt, tương đối nguyên vẹn.
Năm 2009, nơi đây bắt đẩu diễn ra lễ hội kỉ niệm 125 năm cuộc khởi nghĩa Yên
Thế (16/3/1884 - 16/3/2009). Kể từ đó lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm giáo dục
truyền thống yêu nước và tôn vinh giá trị lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế do thủ
lĩnh Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
Lễ hội Yên Thế được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch. Nội dung chính của
lễ hội bào gổm các phẩn: lễ diễu hành; lễ dâng hương; tổ chức các trờ chơi (đặc biệt
là trò đấu vật); biểu diễn văn nghệ; các môn thể thao hiện đại (bong đá, bóng chuyền,
cầu lông...). Ngoài ra còn có các chương trình lễ hội đặc biệt như: tổ chức diễu ngựa
tù đình Hả - Tân Trung (Tân Yên) lên Phổn Xương, rước từ Nam Nhã vào tham dự;
tổ chức tiết mục “Trai Cầu Vồng Yên Thế gặp gái Nội Duệ, Cầu Lim”, tiết mục lễ tế cờ
của Hoàng Hoa Thám.
Mặt khác, khu di tích lịch sử Yên Thế còn có giá trị lớn về cảnh quan. Nằm ở địa
bàn rừng núi thuộc tỉnh Bắc Giang, Yên Thế có hệ sinh thái đa dạng, với nhiều chủng
loại động thực vật tiêu biểu của miền rừng núi Đông Bắc Bộ. Hệ thống các công sự,
chiến hào, các dãy tường đất và nhà cửa của nghĩa quân nằm ẩn mình trong rừng cây
tạo nên một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa xanh mát.
Với những giá trị vể lịch sử - văn hoá - cảnh quan như vậy, khu di tích khởi nghĩa
Yên Thế có giá trị lớn vê' phát triển du lịch. Đó là địa danh du lịch lịch sử - văn hoá sinh thái phức hỢp, thu hút đông đảo nhân dân tham quan.

Một số bi ticVi lịcVi svf - vÃn VtoÁ Việt Navh

c 20 >



CIỊM DI ĨÍCH ATK CHỢ ĐỒN

H

uyện Chợ Đồn cách Thị xã Bắc Kạn 35km
về hướng tây theo đường Tĩnh lộ 257. Phía
Đông Chợ Đổn giáp huyện Bạch Thông;
phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang; phía nam giáp huyện
Chợ Mới và tỉnh Tuyên Quang; phía bắc giáp huyện
Ba Bể và tỉnh Tuyên Quang. Đây là khu Di tích Lịch
sử An toàn khu (ATK) của Bắc Kạn. Khu di tích này
thuộc quẩn thể di tích Việt Bắc, nơi ghi dấu ấn hoạt
động của Chủ tịch Hổ Chí Minh và các lãnh đạo
trung ương trong thời kì kháng chiến chống Pháp
(1946- 1954).
Trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực
dân Pháp xâm lược, cùng với các huyện Đại Từ,
Định Hoá (Thái Nguyên), Sơn Dương, Chiêm Hoá
(Tuyên Quang), huyện Chợ Đổn nhận nhiệm vụ
cao cả, thiêng liêng: Được Trung ương Đảng, Bác
Hồ chọn là an toàn khu của cuộc kháng chiến.
Mảnh đất này lại được đón nhận, che chở cho các
Một số &i ticVt lịeli sử - V À M VioÁ Việt N

c

21

>


a w


cơ quan Trung ương và các đổng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Huyện
Chợ Đốn đã được đón Bác Hồ về ngày 8/12/1947 để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Trong
thời gian từ năm 1947 đến 1951, Bác đã ở và làm việc tại Bản Ca, Nà Quân (xã Bình
Trung), Nà Pậu (xã Lương Bằng). Huyện Chợ Đồn còn chứng kiến sự có mặt của đồng
chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở Khuổi Linh (xã
Nghĩa Tá); Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở đổi Khau Mạ (xã Lương Bằng); bản Nà Quân
(xã Bình Trung) được chọn làm điểm đặt hội trường Trung ương Đảng trong các năm từ
1947 đến 1952, là nơi diễn ra Hội nghị tổng kết Chiến dịch biên giới. Trong khoảng thời
gian từ năm 1947 đến 1952, hẩu hết các cơ quan Trung ương đã đóng ở huyện Chợ Đổn
như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Cơ quan Vô tuyến điện, Nha Kĩ thuật quân sự, Trường
Quân chính, Xưởng Quân giới, Xưởng In báo Cứu quốc, Trạm Phẫu thuật quân y...
ATK Chợ Đổn bao gổm nhiều di tích, trong đó có 6 di tích đã được xếp hạng Di
tích Lịch sử Quốc gia là Khuổi Linh, Nà Quân (theo Quyết định số 460 QĐ/BT ngày
18/3/1996), Bản Ca, Pù Cọ, Nà Pậu (theo Quyết định số 1460 QĐ ngày 28/6/1996),
Khau Mạ (theo Quyết định số 2997QĐ/VH ngày 5/11/1996). Các di tích này cùng quần
tụ trên địa bàn của huyện, không quá cách xa nhau, tạo thành một quẩn thể lịch sử rất
sinh động.
Đổi Pù Cọ thuộc Bản Bẳng, xã Nghĩa Tá là nơi mà trước năm 1945, Đại tướng
Võ Nguyên Giáp đã từng sống và làm việc trong một chiếc lán bí mật dưới những tán
lá cọ. Bản Bẳng cũng đã từng đón Bác và chính là nơi gắn với sự kiện rất quan trọng
trong lịch sử cách mạng - sự kiện hai đoàn quân Nam tiến (từ căn cứ cách mạng Cao
Bằng xuống) và Bắc tiến (từ căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai lên) gặp nhau.
Bản Ca, xã Bình Trung là nơi ở và làm việc của Hồ Chủ tịch từ ngày 7/12/1947 đến
cuối tháng 12/1947. Ban đầu Người cho dựng lán trại ở đầu suối Bản Ca, sau đó cho
dựng thêm một lán nữa ở đồi Khau Phay gẩn dân trong bản. Hai lán này cách nhau
800m, bên cạnh có lán đặt máy in, máy soạn thảo văn bản và lán của các chiến sĩ bảo
vệ. Trong thời gian ở đây, Bác Hổ đã từng ra nhiều sắc lệnh, chỉ thị, thư từ, nhiều bài

báo cồ vũ động viên đồng bào cả nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược... Bản Ca cũng chính là nơi Bác Hổ đã tiếp và trả lời phỏng vấn của các nhà
báo nước ngoài vào ngày 8/12/1947. Hiện nay chứng tích còn lại của khu vực lán Bác
Hồ tại bản Ca chỉ còn lại dấu tích của nến lán cạnh cây cọ già và hai hiện vật là kiểng
nấu ăn cho Người và chiếc áo dạ đen Người tặng cho gia đình cụ Bàn Văn Trai (cụ
Nhuôi). Đầu năm 1990, gia đình cụ Trai đã tặng lại hai hiện vật này cho bảo tàng Bắc
Thái (cũ). Hiện nay hai hiện vật này vẫn được lưu giữ tại bảo tàng Thái Nguyên.
Khuổi Linh (thuộc xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đổn) là nơi ở và làm việc của đổng chí
Trường Chinh, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng và văn phòng
Trung ương từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1950. Nơi ở của đổng chí Trường Chinh nằm
trên sườn đồi, chỗ làm việc nằm trên đỉnh một mỏm đổi kê sát nơi ở thuộc chân núi
Khau Bon. Khu vực văn phòng Trung ương Đảng nằm trên một quả đổi gần nơi ở của
đồng chí Trường Chinh. Khu di tích Khuổi Linh ở vào vị trí rất hiểm trở nhưng giao
thông lại rất thuận lợi cho việc liên lạc đi các hướng.
Một số &i tícVi lỊcVi sứ - VÃMVioÁ Việt NAm

c M)


Đồi Nà Pậu, thuộc Bản Thít, xã Lương Bằng (Chợ Đốn) là nơi Hổ Chủ tịch đến ở
và làm việc đẩu năm 1951. Tại đây, Người đã viết nhiều bức thư và điện mừng gửi đến
các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nước. Cũng trong thời gian này Người còn viết
nhiều bài báo, kí nhiểu quyết định quan trọng góp phần đưa cuộc kháng chiến của
nhân dần ta đi đến thắng lợi. Đổng thời, Người còn đi thăm một số cơ quan của Trung
ương Đảng, quân đội đóng trên địa bàn Chợ Đổn, động viên tinh thần cán bộ chiến
sĩ, đổng bào hăng hái thi đua giết giặc và lao động sản xuất phục vụ cuộc kháng chiến.
Chiểu ngày 7/2/1951, Hổ Chủ tịch rời Nà Pậu - Lương Bằng lên đường đi dự Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ở Chiêm Hoá (Tuyên Quang).

Nơi Bác Hổ thường ra tắm giặt và câu cá (Nà Pậu - Lương Bằng)

Một sấ bi ticli lịcti $ử -

c

23

VÀM

)

tioÁ Việt Nami


Đỗi Khau Mạ thuộc bản Vèn, xã Lương Bằng (Chợ Đổn) là nơi đổng chí Phạm
Văn Đổng - nguyên Thủ tướng Chính phủ cùng cơ quan Văn phòng Chính phủ ở và
làm việc từ đầu năm 1950 đến mùa hè năm 1951. Tại nơi này, đổng chí Phạm Văn Đồng
đã cùng với Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới
sự chỉ đạo của Chủ tịch Hổ Chí Minh tổ chức họp bàn mở chiến dịch Biên giới năm
1950, mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam. Có thể nói, trong thời kì ở chiến
khu Việt Bắc, đặc biệt là thời kì sống và làm việc ở Khau Mạ - Bản Vèn (Lương Bằng),
Thủ tướng Phạm Văn Đổng đã có nhiều hoạt động tích cực cùng với Trung ương Đảng
và Bác Hổ lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến
thắng lợi hoàn toàn.
Nà Quân thuộc xã Bình Trung, huyện Chợ Đốn là nơi cơ quan Trung ương Đảng
đặt Hội trường làm việc trong thời kì kháng chiến chống thực dần Pháp từ năm 1951 1952. Hội trường làm việc của Trung ương Đảng được đặt tại đồi Nà Kham thuộc bản
Nà Quân. Hội trường trước đây được làm bằng tre, nứa, lá, nay chỉ còn hai nền nhà.
Nển nhà dưới có chiều dài 24m, chiều rộng 7m, nền nhà trên có chiều dài 20m, chiều
rộng 7m. Cả hai nền hội trường đểu có hướng đông - nam. Hội trường có tám mái, có
chỗ hội họp, chỗ ăn nghỉ cho khách đến làm việc tại đây. Phía trước và sau hội trường
có nhiều hầm, hào, chủ yếu là hầm hình chữ chi (Z), mỗi đoạn gấp khúc dài 3m, rộng

Im và sâu l,5m. Hiện này còn lại hai hiện vật liên quan đến di tích này đó là: một đĩa
men to hình tròn kiểu men Trung Quốc và một đĩa men nhỏ hình tròn kiểu men Bát
Tràng. Hai hiện vật này được cơ quan Trung ương Đảng sử dụng trong thời gian sống
và làm việc tại Nà Quân. Khi cơ quan Trung ương Đảng chuyển đi, hai hiện vật này đã
được tặng cho gia đình cụ Hoàng Văn Vạn ở bản Nà Quân. Sau này, cụ Vạn đã tặng lại
hai hiện vật này cho Bảo tàng Bắc Thái (cũ).
Hiện nay, mặc dù các dấu tích, hiện vật không còn nhiểu song cảnh quan các di
tích vẫn thu hút rất nhiểu khách tham quan. Các di tích này đang được phục chế xây
dựng theo quy hoạch tổng thể “Chiến khu Việt Bắc” của Chính phủ. lín h Bắc Kạn
cũng dự kiến sẽ xây dựng, tôn tạo ATK theo mô hình bảo tàng sống, khôi phục nguyên
trạng bối cảnh lịch sử gắn với du lịch nhằm kết nối du lịch ATK Định Hoá (Thái
Nguyên) - Tân Trào (Tuyên Quang) - Chợ Đồn - hổ Ba Bể (Bắc Kạn).
Đến với khu di tích ATK - Chợ Đồn, ngoài việc tham quan các di tích lịch sử
truyền thống, du khách còn rất nhiểu cơ hội tìm hiểu đời sống người dân địa phương,
khám phá những nét đẹp văn hoá độc đáo, đổng thời chứng kiến cảnh sắc ngày một
đổi thay trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng.

Một iằ t>i tícVt lỊcVi s ứ - V Ằ M VioÁ Việt N A m

c

24

>


THÀNH NÀ L ữ - ĐỀN VUA LÈ

C


ao Bằng không chỉ hấp dẫn khách tham
quan bởi vẻ đẹp của núi rừng, hay những
di tích lịch sử cách mạng gắn liền với thời
gian trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà
còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị truyền thống
sâu sắc.
Thành Nà Lữ được xây ở làng Nà Lữ (còn có
tên gọi là Nà Lẩu) thuộc xã Hoàng Tung, huyện
Hoà An, nằm trên quốc lộ 203, phía tây bắc chợ
Cao Bình. Thành Nà Lữ được xây dựng vào giữa
thế kỉ thứ X bởi Cao Biền (thời vua Đường Hy
Tông) cùng với thành Đại La, thành Phục Hoà và
thành Lạng Sơn sau khi chiếm được An Nam và
được vua Đường phong làm Tiết độ sứ. Sau này,
thành Nà Lữ trở thành cung điện của các vua,
chúa địa phương như Nùng Tồn Phúc, Bế Khắc
Thiệu, Mạc Kính Cung.
Một số

ticVi lịcVi sừ - V Ã M VioÁViệt

c

25

>


Liên quan đến thành Nà Lữ là những sự kiện quan trọng trong lịch sử dựng nước
và bảo vệ sự thống nhất quốc gia của các triểu đại phong kiến Việt Nam xưa. Năm

1038, Nông Tổn Phúc cát cứ vùng Cao Bằng, xưng đế hiệu, đặt tên nước là Trường
Sinh. Năm sau, vua Lý Thái Tông thần chinh dẹp yên, nhưng đến năm 1041, con Nông
Tổn Phúc là Nông Trí Cao lại dấy binh, đặt tên nước là Đại Lịch. Vua Lý Thái Tông sai
tướng lên đánh bắt được đem vể Thăng Long, rồi dùng chính sách chiêu an tha cho
vể phong làm Quảng Nguyên mục, sau gia phong tước Thái Bảo. Năm 1048, Nông Trí
Cao xưng là Nhân Huệ Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Nam, đem quần sang đánh nước
Tàu, chiếm 8 châu ở Quảng Đông, Quảng Tây. Nhà Tống phải cử tướng Địch Thanh
thảo phạt. Bị thất bại, Nông Trí Cao chạy trốn sang nước Đại Lý và bị bắt giết.
Khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng (1594 - 1677), trong 83 năm, ba đời vua Mạc
đóng đô ở Cao Bình đã cho tu sửa, xây thành cao lên, có cổng thành kiên cố để phòng
thủ, để phòng triều đình vua Lê - chúa Trịnh lên thôn tính. Vì thế, bên cạnh thành
Phục Hoà, thành Nà Lữ cũng trở thành một cứ điểm quan trọng của nhà Mạc ở Cao
Bằng, góp phần không nhỏ vào việc duy trì sự tổn tại của dòng họ này trong một thời
gian dài sau khi phải chạy khỏi kinh đô Thăng Long.
Thành trước đây được làm bằng đất, đến thời Mạc chạy lên thì được sửa chữa, tu
bổ thêm bằng đá. Thành được xây theo hình tứ trụ, tổng diện tích 21.060m^. Vật liệu
là gạch vổ, chân thành được kê bởi các tảng đá to và phẳng, cổng thành làm bằng loại
gỗ nghiến to, dày, rất kiên cố. Thành có 4 cửa: cửa đông thông ra sông Mãng, cửa tây
thông ra cánh đồng Nà Thính, cửa nam thông ra cánh đồng Nà Lữ, phía bắc giáp với
Khau Phước, thông ra hệ thống chiến lũy núi Khắc Thiệu. Sau khi quân Lê - Trịnh
đuổi quân Mạc chạy sang Trung Quốc, Cao Bằng trở thành một trấn của nhà Lê. Trấn
thủ thành Nà Lữ là Lê Văn Hải đã sửa chữa thành và xây đền vua Lê Thái Tổ tại đây.
Bên trong thành đắp 4 gò đất nổi lên được đặt tên là: Long, Ly, Quy, Phượng. Gò
Long được đặt làm gò chính, dân địa phương gọi là Gò Rồng, cung điện xây đặt ở gò
này. Còn các gò khác là nơi các đại thần quân cơ đóng, ở giữa thành có ao sen, các
thửa ruộng hình bàn cờ. Nhìn quang cảnh vùng Nà Lữ từ ngọn núi Bế Khắc Thiệu
xuống trông như một họa đổ rất đẹp có thế của hình chữ vương vững chãi.
Tuy nhiên, đó là hình ảnh ngôi thành trải qua các triều đại trong sử sách ghi lại,
còn thực tế thì thành Nà Lữ đã không giữ được những hình bóng của nó bởi sự bào
mòn của thời gian cùng với những hậu quả của chiến tranh để lại. Trải qua nhiều giai

đoạn lịch sử nên cơ bản thành đã bị phá huỷ không còn xác định được mặt cắt của
thành cũ, bốn cổng đã bị lấp đất toàn bộ chỉ còn lại một đoạn thành đất ở phía đông.
Và trên nền thành cổ còn sót lại cái góc cuối cùng của ngôi đền thờ vua Lê cùng vết
tích nển thành, lò vôi, vườn đạn đá, gạch vổ, nển cung điện xưa.
Ngày nay, dấu tích của thành Nà Lữ không còn nhiều nhưng trong thành vẫn còn
một di tích lịch sử là đền vua Lê thờ vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi Cao Hoàng đế). Đền được
xây dựng trên một gò đất cao phía bắc thành Nà Lữ, tức là ở phía tầy bắc, cách trung tâm
thị xã Cao Bằng 1 Ikm, thuộc làng Đển, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An. Đến được công
nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1995 theo Quyết định số 1568QĐ/VH.
Một *ố t>i tícti lịcti sử -

c

26

VÂM

>

Vioá Việt


×