Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Một số di tích lịch sử văn hóa việt nam dùng trong nhà trường t4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.64 MB, 43 trang )

Từ cửa ngõ Thành phố Trà Vinh đi vào trung tâm nội ô khoảng 3km, chùa Phước
Minh Cung nằm uy nghi bên đường Điện Biên Phủ, vươn mái cong vút rực sắc đỏ,
vàng. Hiện nay, không còn tư liệu nào ghi chép vê' lịch sử ngôi chùa. Tuy nhiên, trong
chùa vẫn còn lưu giữ hai bia kí, một bằng đá và một bằng gỗ có khắc chữ Hán: “Phước
Minh Cung - Phước Kiến toàn thể kiến thiết nhất ngũ lục niên”. Theo bia kí này thì
ngôi chùa có thể được tạo lập vào năm Bính Thìn 1556. Những năm đầu thế kỉ XX,
Phước Minh Cung đã được cộng đổng ba dần tộc Kinh, Khmer, Hoa ở Trà Vinh biết
đến là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Người dân trong tỉnh quen gọi
Phước Minh Cung với cái tên là chùa ông. Bởi Phước Minh Cung cũng giống như
nhiều ngôi chùa của người Hoa thờ tự vị thần chính là Quan Công. Quan Công có tên
thật là Quan Vũ tự Quan Vân Trường và còn gọi là Quan Đế, Vũ Đế, Xích Đế. ông
sinh năm 162, ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc và mất năm 219. Quan Công là nhân vật
nổi tiếng thời Tam quốc hậu Hán, hội đủ các đức tính trung dũng, nghĩa tình độ lượng
và công minh chính trực.
Phước Minh Cung được kiến trúc theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Chùa gồm ba tòa
nhà nằm ngang song song với nhau, gổm Tiền điện, Trung điện và Chmh điện. Dọc hai
bên ngôi chùa là hai dãy Tả điện, Hữu điện hướng vào ba tòa nhà tạo thành một công trình
khép kúi hình chữ Khẩu. Mái chùa được thiết kế theo kiểu “trùng thềm điệp ốc” lợp ngói
âm dương, diềm mái bằng ngói táng tráng men màu xanh ngọc. Trên các gờ mái, mặt dựng
đầu hồi được trang trí Lưỡng long tranh châu, Bát tiên, tứ linh, muông thú... Khung sườn
chịu lực đỡ lấy ngôi chùa là những cột tròn và vuông bằng loại gỗ quý. Chân các cột được
kê bởi những tảng đá hình cánh sen, bát giác. Tiền diện của Phước Minh Cung có thể nói
là đặc sắc về tính mĩ thuật với ba cửa ra vào: Chính môn, Tả môn, Hữu môn. Cửa chính
hơi lùi vào trong được thiết kế theo kiểu ô hộc, phía trong hai bên có hai cửa phụ tạo thành
“Ngũ môn kín”. Cửa chính được làm bằng gỗ với bốn cánh được trang trí hình tượng hai vị
môn thẩn Tan Thúc Bảo, Uất Trì Cung. Hai bên vách là hai bức phù điêu Thanh long, Bạch
hổ. ở giữa bên trên là biển đại tự Phước Minh Cung cùng các mảng phù điêu với để tài
Song tiền; Kết nghĩa đào viên của ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi; Tứ dân
(sĩ, nông, công, thương); điển tích cổ Trung Quốc cùng bao lam Lưỡng phụng tranh chầu.
Trên các rường cột đểu được chạm trổ sắc sảo họa tiết Long, Lân, hoa lá và tiểu tượng Hàn
Tương Tử, Lam Thái Hoà là hai vị tiên trong Bát tiên.


Ngôi Chính điện là nơi quan trọng nhất về sự tín ngưỡng gồm có ba gian thờ:
Quan Thánh Đế Quần, Mẹ Thai Sanh và Phước Đức Chính Thẩn. Các gian thờ này
đểu được chạm khắc đẹp, tỉ mỉ và bày trí thật hài hoà, toát ra vẻ uy nghiêm. Gian giữa
thờ Quan Thánh Đế Quân, khánh thờ được sơn phết, chạm khắc rất tinh xảo. Kĩ thuật
chạm khắc được sử dụng chạm thủng, chạm bông, chạm nổi với mảng đê' tài Lưỡng
long tranh chầu, Long vần, Hoa điểu... ở gian trái là nơi thờ Mẹ Thai Sanh hay Chúa
Sinh Nương Nương hoặc Kim Huê Thánh Mẫu. Khánh thờ ở đây được chạm hình
Lượng long tranh chầu cùng câu đối:
“Chúa chí đào hoa kết thành kim phượng vũ
Sinh hương tự triện thổ xuất ngọc long phi”
Một số M tìcVi lịcVt svf - VẢH VioÁ Việt 'Navm

c

645 >


Riêng ở gian phải là nơi thờ Phước Đức Chính Thần hay còn gọi là Thẩn Tài.
Khánh thờ có bốn chữ Hán là Phước Đức Chính Thần và câu đối:
“Phước đức bảo ngã tủ tôn an thả kiết
Thẩn đàn vi dân phụ mẫu thọ nhi khang”.
Nội thất ngôi chính điện được bỗ trí ba dãy gồm bàn thờ, tượng thờ, bàn thờ ngũ
sự, bàn thờ hoa quả cùng hai bộ nghi trượng. Đây là những tác phẩm nghệ thuật điêu
khắc, chạm trổ độc đáo, rất hiếm thấy hiện nay.
Phước Minh Cung là công trình kiến trúc còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật
truyền thống độc đáo, mang đậm nét văn hoá của đồng bào Hoa rất đáng được gìn giữ
và chiêm ngưỡng.
Tháng 11/2005, Phước Minh Cung được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di
tích cấp Quốc gia. Nhiều năm nay, Phước Minh Cung đã đón khá nhiều khách đến
tham quan lễ bái, nhất là vào dịp lễ, hội của đồng bào Hoa, Tết Nguyên đán.


Mạt

tícVi lịcti từ - VẲM VioẮ việt

c

646 >


BỀN THỜ BÁC HỒ

Đ

ền thờ Bác Hổ hay theo cách nói của nhà
nghiên cứu Trần Bạch Đằng là “Công
trình trái tim” - một biểu tượng của tấm
lòng người dân Trà Vinh đối với Chủ tịch Hổ Chí
Minh, một địa chỉ văn hoá du lịch nổi tiếng - tọa
lạc tại ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thành phố Trà
Vinh, cách trung tàm nội ô chưa đến 5km, vể
hướng đông bắc. Ngay khi hay tin Hồ Chủ tịch
qua đời, trong niểm kính yêu và nỗi tiếc thương
vô hạn, Chi bộ và quân dân Long Đức quyết định
cùng nhau dựng lấy ngôi đển thờ Người ngay tại
vùng quê lửa đạn của mình. Di tích lịch sử này
được xây dựng cách đây 35 năm khi chiến tranh
chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt. Nằm giữa
vòng vây, kìm kẹp của Mỹ ngụy, đền thờ là biểu
tượng tình cảm, tấm lòng của nhân dân Trà Vinh

đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, thể hiện
Một sồ ỉ>i tíctl lịcVt sử -

C

VÃM

647 )

VlOÁ Việt N a »m


quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc như ý nguyện của
Người trước lúc ra đi.
Đền thờ Bác Hổ ban đầu chỉ được dựng tạm đơn sơ bằng tre, lá. Trong suốt những
năm tháng chiến tranh khốc liệt, việc xây dựng và cuộc chiến đấu bảo vệ, giữ gìn ngôi
đền là cả một kì tích của Đảng bộ, quân và dần xã Long Đức anh hùng. Ngay sau khi
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tầm nguyện chung của quân dân Long Đức và một số
vùng giải phóng phụ cận, cũng như của nhân dân thị xã trong vùng địch chiếm đều
mong muốh có được một địa điểm làm nơi thờ phụng và tưởng niệm Chủ tịch Hổ Chí
Minh. Xuất phát từ tâm nguyện đó của nhân dàn, Thị uỷ Trà Vinh và Chi bộ Long Đức
đã thống nhất xây dựng Đển thờ Bác Hồ tại ấp Vĩnh Hội. Địa điểm này là vùng giải
phóng, ngay sát tỉnh lị Vĩnh Bình (tên gọi Trà Vinh trước năm 1975), trung tầm đẩu
não của ngụy quyển tỉnh. Sở dĩ lựa chọn Vĩnh Hội - Long Đức bởi nơi đây là vùng “đất
thép”, giàu truyển thống cách mạng của quân dân Trà Vinh trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dần Pháp và đế quốc Mỹ.
Để chuẩn bị xây dựng, một cuộc vận động lớn, gần như công khai, ở cả các vùng
địch chiếm, đã được nhân dân tự động thực hiện. Cuối tháng 3/1970, Đền thờ Bác Hổ
được Thị uỷ Trà Vinh, Đảng bộ và nhân dân xã Long Đức khởi công xây dựng dưới
tẩm đạn pháo của địch. Công việc phải làm vào ban đêm, du kích cùng nhân dân địa

phương chia ra làm nhiểu tổ, vừa bảo đảm vận chuyển nguyên vật liệu vào khu vực xây
đến, qua mắt các căn cứ quân sự của Mỹ, ngụy xung quanh, vừa phải trực chiến chống
càn, bảo vệ nhân dân và khu vực xảy dựng đển. Miệt mài gần mười tháng làm việc bất
chấp bom đạn, sự đánh phá ngăn cản của địch, quân dân Long Đức - Trà Vinh, (gổm
các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa) đã chung sức, đổng lòng hoàn thành Đền thờ Bác Hổ
và chính thức khánh thành vào đúng ngày 30 Tết Nguyên đán năm 1971 trong niềm
vui của nhân dân. Ngôi đển được làm bằng các vật liệu thiên nhiên, thiết kế kiểu hình
khối vuông, nóc bánh ú, mái lợp lá, khung sườn bằng loại gỗ tạp, vách tôn, nển tráng
xi măng, phía trước đển khoảng lOm có một đài liệt bằng tôn, hình tháp.
Tuy chỉ rộng khoảng 16m^ với nguyên liệu chủ yếu là tre lá, nhưng sự tổn tại của
ngôi đền bên cạnh các cơ quan đầu não ngụy quyển trong tỉnh và giữa hệ thống đồn,
bốt dày đặc của địch, khiến chúng ngày đêm điên cuồng đánh phá, tổ chức hàng chục
cuộc hành quân càn quét cấp đại đội rổi tiểu đoàn cùng hàng trăm trận sử dụng hỏa
lực hủy diệt bằng pháo binh, máy bay, tàu chiến. Năm năm xây dựng và bảo vệ ngôi
đền, quân dân Long Đức đã anh dũng bám từng bờ tre, bụi cỏ chiến đấu, quyết tử giữ
đến, loại khỏi vòng chiến hàng trăm tên địch. Nhiểu chiến sĩ và nhân dân đã hi sinh
anh dũng nhưng khu vực đển vẫn được giữ vững và nhanh chóng xây dựng lại sau mỗi
lần bị địch phá hủy, đốt cháy. Cuộc chiến đấu bảo vệ đến không chỉ thể hiện tấm lòng
người dân Long Đức - Trà Vinh với lãnh tụ kính yêu của dản tộc mà còn trở thành
biểu tượng cho ý chí sắt đá, quyết tâm thống nhất Tổ quốc, là pháo đài niểm tin của
nhân dân Trà Vinh với con đường Bác Hồ và Đảng đã chọn. Nhân dân trong vùng vẫn
còn lưu truyền câu chuyện vể những người lính ngụy sau khi phải tuân lệnh cấp trên
vào càn quét khu vực đền, khi rút lui đã để lại bức thư gửi những người bảo vệ đền.
Một tồ w tíc li lịc li từ
C

-

VẴM


648 >

VioẮ việt 'Níim


nội dung thể hiện sự hối hận vì bị bắt buộc phải làm chuyện đại nghịch, xin Cụ Hổ và
mọi người xá tội, đổng thời gói tiền trong bức thư để đóng góp trùng tu lại đến thờ.
Trong suốt những năm tháng chiến tranh, mặc dù rất tức tối nhưng kẻ địch vẫn
phải bất lực và khiếp sợ trước sự tổn tại của ngôi đển ra đời từ ý nguyện và lòng
dân. Còn các chiến sĩ ta, trước mỗi trận đánh đểu đến Đển dâng hương, hạ quyết
tầm xung trận “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trước ban thờ Bác Hồ và Tổ quốc.
Với các giá trị và ý nghĩa lịch sử, Đền thờ Bác Hổ đã được Bộ Văn hoá - Thông tin
công nhận là Di tích lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia theo Quyết định 1570 QĐ ngày
5/9/1989.
Sau ngày giải phóng, thể theo nguyện vọng của nhân dân tỉnh Trà Vinh, chính
quyển tỉnh đã đầu tư trùng tu tôn tạo lại ngôi đền và cảnh quan xung quanh, tạo nên
một khu di tích lịch sử văn hoá rộng hơn 7ha. Ngôi đền được phục chế theo nguyên
trạng, bên ngoài có nhà che tạo dáng một đóa sen hồng đang bừng nở - biểu tượng
cho tâm hồn và nhân cách cao cả của Người. Những di vật trong đển thờ hiện có:
Ba bộ lư đồng vuông, một lư hương tròn, hai lục bình bằng đổng, năm tấm màn
chắn, hai đôn sứ hình voi, Chân dung Bác Hổ (chất liệu sơn dầu), một bộ bình trà,
hai bàn thờ gỗ khảm xà cừ, một tủ thờ gỗ khảm xà cừ,... Nhiều hạng mục khác như
công viên, cổng chào, nhà dừng chân, nhà truyền thống Bảo tàng lịch sử tỉnh, nhà
trưng bày thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hổ Chí Minh cùng nhiều hiện vật cũng đã
được hoàn thiện, tạo điểu kiện cho mọi người vể đây viếng Bác Hồ và sinh hoạt vui
chơi. Đển thờ Bác Hổ nằm trong một không gian xanh đặc trưng của thành phố Trà
Vinh, đến đây là trở vể cội nguồn với những hình ảnh về Bác nhưng cũng đồng thời
thưởng ngoạn một không gian trong lành, mát dịu.
Tại đển, lễ giỗ, tưởng niệm Bác Hồ được chính quyển và nhân dân địa phương
tổ chức long trọng hằng năm vào ngày 2/9 để báo công lên Bác. Đã thành một truyền

thống văn hoá tốt đẹp, nhiều cơ quan, đoàn thể, gia đình, cá nhân trong tỉnh khi có
dịp vui đểu đến đáy làm lễ dâng hương. Bên cạnh ý nghĩa tầm linh của người dân, đến
thờ đã trở thành địa điểm về nguồn giáo dục truyền thống cách mạng và học tập tấm
gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh của tỉnh Trà Vinh, đổng thời cũng là điểm đến,
mỗi năm thu hút gần 50 nghìn du khách trong nước, ngoài nước và đổng bào Việt kiểu
vê' thăm viếng.

M ột »ố w Ucti lỊcVi fử - vẳM VioẢ V iệt 'Níkm

C

649 )


CHÙA TIỀM CHÁU

T

iên Châu là một trong những ngôi chùa
cổ ở Vĩnh Long, có lịch sử tổn tại khoảng
250 năm, tọa lạc trên một cù lao nhỏ
được ôm ấp bởi hai nhánh của dòng Mêkông
hùng vĩ là sông Tiến và sông Cổ Chiên, thuộc
ấp Bình Lương - xã An Bình - huyện Long Hổ tỉnh Vĩnh Long.
Chùa Tiên Châu có tên chính thức là Di Đà
Tự hay chùa Tô Châu. Gọi là Di Đà Tự vì chùa
thờ Phật Di Đà - Giáo chủ cõi Tây Phương cực
lạc. Còn gọi chùa Tô Chầu là vì làng Bình Lương
(nay là ấp Bình Lương, nơi ngôi chùa tọa lạc) xưa
kia có những cây liễu rủ bóng xuống dòng sông

phẳng lặng, phong cảnh đẹp và thơ mộng, gỢi nhớ
đến đất Tô Châu - Trung Quốc.
Theo “Đại Nam nhất thống chí”, chùa Tiên
Châu do Hoà thượng Huỳnh Đức Hội “khai sơn”.
Một số í>i ticVi lỊcVi sử -

c

VÃM ÍIO Á

650 >

Viổt NAm


Hoà thượng Đức Hội có pháp danh Tánh Minh, đời thứ 39 phái Lâm Tế, dòng Liễu
Quán. Qua pháp danh, chúng ta biết Hoà thượng Đức Hội là đệ tử của Hoà thượng
Đạo Thành, người đã khai sáng chùa Khánh Long (Biên Hoà) và chùa Hội Sơn (Thủ
Đức). Do đó, có thể khẳng định Hoà thượng Đức Hội là người vùng Biên Hoà - Gia
Định. Ngài là vị chủ trì đời thứ ba của chùa Hội Sơn và đến xây dựng chùa Tiên Châu.
Cũng theo “Đại Nam nhất thống chí”, chùa Tiên Châu ở cù lao sông Tiền thuộc
làng Bình Lương và An Thành (nay là ấp Bình Lương, xã An Bình huyện Long Hổ,
cách thành phố Vĩnh Long khoảng một cây số, nhưng phải qua sông Cổ Chiên). Tên
chính thức của chùa Tiên Châu là Di Đà Tự (Tiên Châu Di Đà Tự) vì chùa này thờ
phật Di Đà, giáo chủ cõi Tây Phương cực lạc. Theo truyền thuyết, hai làng Bình Lương
và An Thành mặc dù cách nơi đô hội không xa nhưng không khí tĩnh mịch, cầy cối tốt
tươi. Tại nơi đây có xóm chài lưới, cửa nhà thưa thớt. Những đêm trăng thanh gió mát,
thỉnh thoảng có tiên nữ xuống trẩn tắm gội và đùa giỡn. Do đó, bãi sông này được
đặt tên là Bãi Tiên (Tiên Châu) hay bãi Bích Trân. Vùng đất này lại có nhiều rạch lớn,
rạch nhỏ, ghe thuyền có thể đi tắt qua lại nên còn tên là bãi Bát Tân (có nghĩa là đi bốn

phương tám hướng). Chùa Di Đà ở tại thắng cảnh đẹp như xứ lụa Tô Chầu nên còn
có tên là chùa Tô Châu.
Sau khi Hoà thượng Đức Hội viên tịch, có Hoà thượng Tế Triệt tức Giác Nguyên ở
chùa Sắc Tứ Từ Ân (Gia Định) đến hành đạo. Một thời gian sau, Hoà thượng Tế Triệt
vể khai sáng chùa Tân Long ở Cao Lãnh, các đệ tử của Ngài tiếp tục sự nghiệp hoằng
dương Phật pháp.
Mãi đến cuối thế kỉ thứ XIX, các vị sư ở chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho) qua hành đạo.
Giai đoạn này, chùa Di Đà đã bị xuống cấp nên tín đổ Phật tử đã trùng tu tái thiết lại
ngôi chùa vào năm Kỉ Hợi (1899). Từ đó, ngôi chùa có tên chính thức là Tiên Châu Tự,
còn danh hiệu Tiên Châu Di Đà Tự gẩn như đi vào dĩ vãng.
Di Đà Tự là một đại già lam, bãi Tiên là một thắng cảnh. Do đó, từ xưa đến nay có
nhiều tài tử giai nhân đến viếng cảnh, ngâm vịnh.
Nhà thơ Nguyễn Hữu Đức có bài thơ vịnh Bãi Tiên như sau:
“Tiên Châu giăng trước Vĩnh Long thành
Đây rộn rịp nhiểu đó vắng tanh
Khuất nửa cỏ cây nhà trắng trắng
Chia hai trời nước liễu xanh xanh
Cảnh người ngày tháng ba thằng mục
Chùa Phật hôm m ai m ột tiếng kình
Danh lợi vì đây lòng chẳng tường
Bốn mùa phong cảnh có ai tranh".
Nội điện chùa Tiên Chầu được bố trí rất đẹp, giữa tứ trụ là khánh thờ một tượng
phật Di Đà rất lớn. Đấu lưng với khánh thờ Phật Di Đà là Phật Di Lặc cũng lớn như
tượng Phật Di Đà. Hai bên khánh thờ Phật Di Đà là nơi thờ các vị Tiêu Diện Vương
Bổ Tát, Quan Thế Âm Bổ Tát, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Nam
Tào Bắc Đẩu, Quan Thánh Đế Quân, Chuẩn Để Vương Bồ Tát.
M ỷt »ố ĩ>f ticti lịcti sừ -

VẲM


C651 >

VioẮ

NAm


Trung đường là nơi thờ các vị Sư tổ Bồ Để Đạt Ma, Phật Thích Ca Mâu Ni, Tam
Tạng, Quan Thế Âm Bổ Tát, các vị tổ sư tiến bối và thiện nam tích nữ đã quá vãng. Đây
cũng là nơi tiếp khách nên được treo rất nhiều tranh khuyến thiện với những câu đối
mang đầy ý nghĩa thâm trầm của cõi Phật.
Qua thời gian, chùa Tiên Châu đã nhiểu lần xuống cấp và cũng đã nhiều lân được
trùng tu, sửa chữa. Trận chiến Mậu Thân năm 1968 đã gầy thiệt hại không nhỏ cho
chùa Tiên Châu. Đạn pháo từ thị xã Vĩnh Long và các tàu chiến khiến chùa loang lổ
vết đạn, mái ngói bị đổ sập nhiều nơi. Sau đó, Ban hộ trì Tam bảo kết hợp với Hội Phật
giáo Việt Nam quyết định trùng tu lại ngôi chùa. Theo đó, mặt tiền chùa được xây bằng
bê tông, có ba giàn cửa sắt. Trên nóc có năm ngọn tháp, một tháp lớn ở giữa, bốn tháp
nhỏ xung quanh, phía dưới là hàng chữ “Tiên Châu Tự”. Hai gian hai bên mặt tiền
được xây dựng theo kiểu cổ lầu, bên trong tôn trí tượng Thiện Hữu và Ác Hữu, cũng
có hoành phi, câu đối ca tụng. Bộ cửa sắt sau đó đã bị rỉ sét và được thay mới bằng bộ
cửa gỗ. Bộ cửa này được đặt đóng từ kinh đô Huế, do các nghệ nhân tạo hình, chạm
trổ theo điển tích cổ xưa, được lắp ráp trong dịp tết Nhầm Ngọ (2002), tô điểm thêm
cho kì quan một tác phẩm chạm trổ độc đáo, tinh xảo.
Không chỉ nổi tiếng ở Vĩnh Long, chùa Tiên Châu còn nổi tiếng khắp vùng đổng
bằng châu thổ sông Mêkông. Bên cạnh sự nổi tiếng vê' di tích, danh lam, kiến trúc...
Tiên Châu Cổ Tự còn được biết đến bởi truyền thuyết Bãi Tiên.
Theo truyền thuyết, làng Bình Lương ngày xưa phong cảnh hữu tình, khí hậu
thuận lợi nên nhiều người đến đầy tham gia khai hoang lập ấp. Họ rất lương thiện,
cuộc sống cộng đổng rất hoà thuận nên nơi đây được gọi là làng Bình Lương. Người
dân làng Bình Lương chủ yếu sinh sống bằng nghể chài lưới, đánh bắt cá tôm. Vào một

đêm trăng sáng, trai tráng trong làng chèo thuyền ra sông đánh bắt cá. Trên bãi cổn,
trong một căn lểu nhỏ dưới gốc bần, một cụ già nằm thao thức. Từng cơn gió mát mẻ
và se lạnh nhẹ thổi, mang theo mùi hương thoang thoảng của hoa lá, hoà quyện cùng
bản giao hưởng du dương trầm bổng của côn trùng thổn thức trong lòng đất. Cụ nhìn
ra bãi cát trắng xóa lấp lánh dưới ánh trăng, chợt thấy những bóng trắng mờ ảo của
bao nàng con gái đang thướt tha, uyển chuyển bay lượn, vui chơi trên bãi cát - Tiên
giáng trần! Câu chuyện được truyền đi trong làng, sau đó lan xa trong thiên hạ. Từ đó,
bãi cát trên khúc sông này được gọi là Bâi Tiên.
Ngày nay, cù lao An Bình không còn bãi cát trắng xóa ngày nào. Tốc độ đô thị hoá
và lối sống thị trường phẩn nào đã làm ảnh hưởng đến vẻ vắng lặng êm ắng của một
ngôi cổ tự. Tuy nhiên, những gì chùa Tiên Châu còn giữ được đến ngày nay đã chứng
tỏ sự phát triển rực rỡ của một di tích cổ xưa, xứng danh cùng vùng đất đã làm nên
lịch sử - Long Hổ dinh.
Chùa Tiên Châu được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận Di tích kiến trúc nghệ
thuật năm 1994 theo Quyết định số 3211-QĐ, ngày 12/12/1994.

Một *ố t>í ticll lịclt svt - VÀM VioÁ Việt N avm

C

652 >


ỰẪM THÁNH MIẾU VĨNH LONG

V

àn Thánh Miếu Vĩnh Long thờ đức Khổng
Tử tại làng Long Hổ, nay thuộc phường 4,
Thành phố Vĩnh Long. Đó là một trong

ba Văn Thánh Miếu được xây dựng đầu tiên ở
Nam Bộ: Văn Thánh Miếu ở Biên Hoà, Gia Định
và Vĩnh Long.
Một sổ sĩ phu ở Biên Hoà, Gia Định, Định
Tường do không chịu làm tay sai cho Pháp và để
giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc nên họ đã
rời khỏi Gia Định, Biên Hoà để vê' Vĩnh Long.
Họ đã xây dựng Văn Thánh Miếu để làm nơi ôn
tập cho các sĩ tử và cũng là nơi để hoạt động văn
hoá, để cao các tiền hiển, giáo dục lòng yêu nước
cho nhân dần. Công trình nổi tiếng này được xây
dựng từ năm 1864 và hoàn thành cuối năm 1866
với sự chủ trì của Kinh lược đại thẩn Phan Thanh
Giản, Để học Nguyễn Thông, sự đóng góp của
Mdt số

tícVi lịcVi svr - vẲti VtoÁ Việt N a h i

c

653 >


nhiều đại thần cựu trào cùng sĩ phu và nhân dần ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà
Tiên. Từ đó đến nay, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được trùng tu, tôn tạo vào các năm
1872, 1903, 1914, 1933, 1963 và 1994. Tuy đã nhiểu lần được trùng tu, tôn tạo nhưng
\^n Thánh Miếu Vĩnh Long vẫn giữ được vẻ đẹp tôn quý, thanh cao. Cổng Tam quan
của văn Thánh Miếu uy nghi trên đường Trần Phú bên dòng sông yên tĩnh. Năm 1928,
cổng làm bằng cột gỗ mái ngói. Năm 1936, được xây hai trụ cổng với đôi liễn mang
những hình ảnh thơ mộng:

Liễu p h ố tân sào nha tháo nguyệt
Hạnh đàn cửu chỉ m ã tê phong
(Nơi bờ sông, trên cây liễu bầy quạ thấy trăng kêu rộ
Chốn sân hạnh, nhớ chuồng cũ lũ ngựa nghe gió thổi hí vang).
Tới năm 1964, được thay bằng đôi liễn mới:
Khổng môn truyền đạo thiên ban thượng
Thánh Miếu sùng văn vạn đại tôn
(Đạo truyền của Khổng Thánh trên ngàn bực
Miếu Thánh sùng văn cả vạn năm).
Hai hàng cây cao thẳng tắp tạo cho khuôn viên vườn cảnh và khu di tích một bê'
sâu và không khí uy nghi trầm mặc lạ lùng. Con đường nhỏ dưới hai hàng cây dẫn tới
Khổng Thánh Miếu - đền thờ Đức Khổng Tử. Trên con đường đó, giữa hoa lá đan xen,
khách có thể chiêm ngưỡng ba tấm bia đá đã phôi pha với thời gian. Trước cổng đền
là tấm bia ghi văn tài của cụ Phan Thanh Giản, mặt trước nêu lí do dựng miếu, xưng
tụng công đức Thánh Nhân và triều đình, mặt sau dương danh những người có công.
Hai bia khác đứng gần nhau ở phía ngoài nói về những nhân sĩ, thân hào và người có
công trùng tu, cúng hiến cho Văn Thánh Miếu. Hai công trình quan trọng ở khu di tích
này là Khổng Thánh Miếu và Văn Xương Các.
Khổng Thánh Miếu trước kia đơn sơ, cột cây mái ngói trên nển đất. Năm 1903
mới được thay bằng cột gỗ căm xe, lót gạch tàu, lợp ngói đại và ngói ống. Trong đền,
ở gian chính giữa, trong cùng là bàn thờ Đức Khổng Tử - vị tổ của đạo Nho. Khổng
Tử quê ở làng Bình Xương, huyện Khúc Phụ (nước Lỗ, nay là tỉnh Sơn Đông Trung
Quốc), sinh năm 551 và mất năm 479 trước Công Nguyên, thọ 73 tuổi. Ngài đã làm
quan và giữ những chức vụ quan trọng ở nhiều nước như Tề, Vệ, Sở, Tống. Vể già, ngài
trở vê' nước Lỗ, mở trường dạy học ở đất Hạnh Đàn. Đời sau tặng ngài nhiêu danh
hiệu như Vạn Thế Sư Biểu, Đại Thành Chí Thánh, Thánh Văn, Thánh Nhân,...
Học thuyết của Khổng Tử hay đạo Nho là nền tảng cho đạo trị nước của các triều
đại phong kiến, vì vậy các vua Trung Quốc đều lập miếu thờ và cúng tế ngài. Tư tưởng
Nho giáo được truyền sang nước ta đã góp phần không nhỏ cho nển văn hoá và học
thuật nên các vị vua nhà Lý, nhà Trần cũng lập miếu thờ Đức Thánh "V^n. Học trò của

Khổng Tử có trên 3.000 người, những người vượt trội cũng được thờ trong đền này:
Trước bàn thờ Khổng Tử là bài vị bốn học trò giỏi nhất (Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử
và Nhan Tử), hai bên là bài vị 12 học trò giỏi và hai bên phía ngoài sần đển thờ 72 đệ
tử đắc ý của ngài.
Một » ố w ticVi lỊc li sử

(

- VÀ M

654 )

VioÁ V iệt M A m


V ăn x ư ơ n g C á c nằm ngay bên phải lối vào khu di tích, hai bên có hai khẩu thẩn

công. Những khẩu súng cổ này từ năm 1921 đã được đặt tại cầu tàu (trước viện Bảo tàng
Vĩnh Long hiện nay), năm 1937 mới mang tới Văn Thánh Miếu và năm 1960 được đặt
uy nghi trên bệ xây. Văn Xương Các trước kia là Thơ lầu, chỉ với nền đất, cột gỗ mái ngói
nhưng có hai tầng. Tầng trên để tàng trữ văn thơ, chính giữa là bàn thờ ba vị thiên đế
trông coi vế văn học. Tầng dưới là nơi nghỉ ngơi cho khách đến cúng tế Khổng Tử, và nơi
bình văn luận võ của các quan đại thần. Năm 1914, Thơ lẩu được trùng tu với nền gạch,
cột gỗ căm xe, mái lợp ngói ống, tẩng trên treo biển Văn Xương Các (Gác thờ ba vị Van
Xương đế quân), tầng dưới treo biển Tụy Văn Lâu (Lầu nhóm văn nhân). Văn tài của cụ
Phan Thanh Giản dổi dào và đa dạng, còn lưu truyển nhiều tác phẩm giá trị như Lương
Khê Thi Thảo, Lương Khê Văn Thảo, Thanh Thi Tập, Tây Phù Nhựt Ký, ước Phu Thi Tập,
Minh Mạng Chí Yếu, Việt Sử Thông Giám Cương Mục,...
Sinh thời, cụ Phan Thanh Giản là vị quan đại thần khiêm tốn, cương trực, hiếu
nghĩa, liêm khiết và thương dân. Tháng 6/1867, Pháp tấn công ba tỉnh miền Tây Nam

Bộ, tình thế bắt buộc phải giao thành, cụ đã nhịn đói 17 ngày rồi uống thuốc độc tuẫn
tiết sau khi dặn dò con cháu không hợp tác với Pháp. Nhân dân nhiểu nơi, từ Bến Tre
tới Vĩnh Long, Gia Định, Biên Hoà, Sông Bé,... đã lập miếu thờ cụ. Đổng liêu và trí sĩ
khắp ba miến đều có thơ văn phúng điếu.
Đặc biệt, bài thơ Khóc cụ Phan của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã nói
lên lòng trung hiếu và tâm sự u uất của cụ. Năm 1929, vua Khải Định ban sắc phong
thẩn cho cụ tại Thủ Dầu Một - Sông Bé. Năm 1933, sau khi vua Bảo Đại ban sắc tái
phong cho cụ là Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thẩn thì ở tầng dưới Thơ lầu đặt
thêm biển đê' Phan Thanh Giản thẩn miếu bằng chữ quốc ngữ. Từ đó tới nay, trên lầu
vẫn thờ ba vị Văn xương đế quân và tầng dưới có 5 bàn thờ. Chính giữa, trong cùng là
bàn thờ cụ Phan với ảnh do họa sĩ Phillippe Trân vẽ, hai bên có hai câu liễn:
Công cái tam triều cảnh cảnh điển mô chiêu á thánh
Đức thùy bách tánh dương dương tiết liệt sắc phong thẩn
(Công khó khắp ba trào chói chói điển mô so bậc thánh
Đức dày gieo trăm họ hây hây tiết liệt đáng phong thần).
Trước mặt cụ Phan là bàn thờ cụ Võ Trường Toản. Gian trái thờ các đại thẩn cựu
trào, gian phải thờ các minh bang, tổng xã, gian sau thờ các hiển nhân, hương chức và
từ có công với hai ngôi đển.
Kế bên Văn Xương Các là khu nhà trù, nhà tiệc.
Tại Văn Xương Các, mỗi năm có hai lễ cúng tế: Lễ giỗ cụ Phan Thanh Giản vào
ngày 4 và 5 tháng 7 âm lịch. Lễ truy điệu chung các quan quân cựu trào có công và bỏ
mình vì tổ quốc vào ngày 12 và 13 tháng 10 âm lịch.
Với những giá trị văn hoá truyển thống còn lưu giữ được, "Văn Tháiứi Miếu Vĩnh Long
đã được Bộ Văn hoá - Thông tin ra Quyết định số 0557/QĐ ngày 25/3/1991 công nhận là
Di tích Lịch sử - "Văn hoá cấp Quốc gia. Nhân dân Vĩnh Long và các vùng lân cận hàng năm
vào các ngày cúng lễ đểu tể tựu vể rất đông. Du khách trong và ngoài nước khi đến với Vĩnh
Long cũng không thể bỏ qua công trình ván hoá lịch sử đầy giá trị này.
M ô t »ò

bi ticVi lỊc li


(

51^ - VẰ M

655 >

VioẢ V iệt N A m


ẢN ii

pm

Một số ^i ticVl lịcVl s ử

C

- VÀM

657 >

VioÁ Việt N

ahi


T R Ư N G D ư VÀ M IỀ N N Ú I B Ắ C B Ộ

Lăng đá Dinh Hương, Bắc Giang


Khu di tích Pác Bó, Cao Bằng
Một số í>i tícVi lịcVi sử - VÃH VioÁ V iệt N avm

c

659 >


Thành nhà Mạc, Lạng Sơn

Hấm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Điện Biên
Một sô

ticVi lỊcVi sử - VẴM VioẮ V iệt N avm

(

660 >


Bãi đá cổ Sa Pa, Lào Cai

Đền Hùng, Phú Thọ
Một sồ &i ticVi lịcVi sứ - vÃM VioÁ V iệt N avm

c

661 >



Nhà tù Sơn La

Khu tưởng niệm ATK Định Hoá, Thái Nguyên
Một số t»i tícVi lỊcVi sử - VẰM VioÁ Việt

c 662 >


Đình Tân Trào trong khu đi tích Tân Trào, Tuyên Quang

Hổ Thác Bà, Yên Bái
Một số ĩ>i ticVi lỊcVi sử - VÂM VioÁ V iệt N avm

c

663 >


Đ Ổ N G BẰ N G SÔNG H Ồ N G

Đình Bảng, Bắc Ninh

Chùa Một Cột, Hà Nội
Một số í>i ticVi lịcVi

(

s ử - VÃM


664 >

VioẮ Việt


Cẩu Thê Húc, Hổ Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nhà sàn Bác Hỗ trong khu Di tích Phủ Chủ tịch, Hà Nội
Một số ỉii ticVi lịcVi s ử

(

- VÀM

665 >

VioÁ V iệt NAtn


Quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Khuê Văn Các, Hà Nội
Một số &i tícVi lịcVt sử - VÀM VioÁ V iệt N avh

c

666 >


Khu di tích Kiếp Bạc, Hải Dương


Văn miếu Xích Đằng, Hưng Yên
Một số í>i tícVi lỊcVi sử - VÃH lioÁ V iệt NAm

(

667 >


Chùa Phổ Minh, Nam Định

Chùa Bái Đính, Ninh Bình
Một số bi ticVi lịcVi svr - vÃM VioÁ V iệt N avm

(

668 >


Chùa Keo, Thái Bình

Khu di tích Tây Thiên, Vĩnh Phúc
Một số &i tícVi lịcVi svr - VÃH VioÁ V iệt N avm

c

669 >


BẮC TRƯNG BỘ


Khu di tích Kim Liên, Nghệ An

TưỢng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ nam cầu Hiền Lương
Một số ^i tíc li lịcVi siV - vÃvt VioÁ V iệt N avm

c 670 )


Thành cổ Quảng Trị

Khu Thái Miếu, điện Lam Kinh, Thanh Hoá
Một số bí ticVi lỊcVi sử - vÃM VioÁ Việt

c

671 )


×