BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÙI NGỌC THANH
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ẤU TRÙNG SÁN LÁ
CÓ KHẢ NĂNG LÂY TRUYỀN CHO NGƢỜI NHIỄM
TRÊN CÁ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI - 2017
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Đặt vấn đề__________________________________________________________ 1
Mục tiêu nghiên cứu __________________________________________________ 2
Nội dung nghiên cứu _________________________________________________ 2
Những đóng góp mới của Luận án _______________________________________ 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................4
1.1. Đặc điểm vòng đời sán lá truyền qua cá _______________________________ 4
1.2. Nghiên cứu sán lá truyền lây qua cá trên thế giới ________________________ 5
1.2.1. Sán lá truyền qua cá trên ngƣời ____________________________________ 5
1.2.2. Ấu trùng sán lá truyền qua cá ở động vật thủy sản _____________________ 8
1.3. Nghiên cứu sán lá truyền lây qua cá trong nƣớc ________________________ 12
1.3.1. Sán lá truyền qua cá trên ngƣời ___________________________________ 12
1.3.2. Sán lá truyền qua cá trên động vật _________________________________ 14
1.3.3. Ấu trùng sán lá truyền qua cá trên ốc_______________________________ 16
1.3.4. Ấu trùng sán lá trên cá __________________________________________ 17
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc ___________ 29
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ________________________________ 29
1.4.2. Đặc điểm hồ Thác Bà, Yên Bái ___________________________________ 30
iv
1.5. Những tồn tại trong nghiên cứu về sán lá truyền qua cá __________________ 32
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................34
2.1. Cách tiếp cận ___________________________________________________ 34
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ____________________________________________ 35
2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ____________________________________ 35
2.4. Phƣơng pháp thu mẫu, bảo quản và định danh cá_______________________ 36
2.5. Kỹ thuật phân lập và định loại sán lá truyền qua cá _____________________ 39
2.5.1. Phân lập ấu trùng sán lá từ cá_____________________________________ 40
2.5.2. Định loại sán lá truyền qua cá ____________________________________ 42
2.6. Xác định điều kiện bất hoạt và lƣu giữ ấu trùng sán lá truyền qua cá _______ 45
2.6.1. Bố trí các thí nghiệm xác định điều kiện bất hoạt _____________________ 46
2.6.3. Kỹ thuật xác định ấu trùng bất hoạt ________________________________ 54
2.6. Phân tích và xử lý số liệu _________________________________________ 54
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................56
3.1. Thành phần ấu trùng sán lá nhiễm trên cá ở khu vực miền núi phía Bắc ____ 56
3.1.1. Ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis _________________________ 56
3.1.2. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio ________________________ 59
3.3.3. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui _________________________ 62
3.3.4. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis yokogawai ______________________ 64
3.3.5. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Procerovum varium ________________________ 65
3.1.6. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ Centrocestus formosanus ____________________ 66
3.2. Kết quả khảo sát nhanh ấu trùng sán ở khu vực miền núi phía Bắc _________ 68
3.2.1. Tình hình nhiễm ấu trùng sán lá trên cá _____________________________ 68
3.2.2. Thành phần ấu trùng sán lá nhiễm trên cá ở các loại hình mặt nƣớc _______ 68
3.3. Kết quả nghiên cứu về sán lá nhiễm trên cá tại hồ Thác Bà _______________ 75
3.3.1. Ấu trùng sán lá ruột nhỏ _________________________________________ 75
3.3.2. Ấu trùng sán lá gan nhỏ ________________________________________ 79
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sán lá truyền qua cá trên người tại một số vùng dịch tễ ở nước ta .........14
Bảng 1.2: Sán lá truyền qua cá trên động vật tại một số vùng dịch tễ ở nước ta.....15
Bảng 1.3: Danh mục loài cá đã được xác định nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ ......23
Bảng 1.4: Danh mục loài cá đã được xác định nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ ......24
Bảng 2.1: Địa điểm thu mẫu khảo sát ấu trùng sán lá truyền qua cá ......................35
Bảng 2.2: Các loài cá thu được ở khu vực miền núi phía Bắc .................................36
Bảng 2.3: Các loài cá thu được ở hồ Thác Bà, Yên Bái ...........................................38
Bảng 2.4: Thí nghiệm thực nhằm xác định điều kiện bất hoạt ấu trùng sán lá ........46
Bảng 2.5: Thí nghiệm đông lạnh nhằm bất hoạt ấu trùng sán lá ruột nhỏ ..............47
Bảng 2.6: Thí nghiệm đông lạnh bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ .........................48
Bảng 2.7: Thí nghiệm đông lạnh bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ trong cá...........48
Bảng 2.8: Thí nghiệm gia nhiệt nhằm bất hoạt ấu trùng sán lá ruột nhỏ ................49
Bảng 2.9: Thí nghiệm gia nhiệt nhằm bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ .................50
Bảng 2.10: Thí nghiệm ngâm muối nhằm bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ ...........50
Bảng 2.11: Thí nghiệm ướp muối cá nhằm bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ .........51
Bảng 2.12: Thí nghiệm bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ bằng praziquantel ..........52
Bảng 2.13: Thí nghiệm dùng nước chanh để bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ ......53
Bảng 2.14: Thí nghiệm bất hoạt ấu trùng sán lá gan nhỏ bằng rượu gạo ...............53
Bảng 2.15: Tiêu chí căn cứ xác định ấu trùng sán lá bất hoạt .................................54
Bảng 3.1: Ấu trùng các loài sán lá truyền qua cá ở khu vực miền núi phía Bắc .....56
Bảng 3.2: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis ...................58
Bảng 3.3: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio ...................60
Bảng 3.4: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui ....................63
Bảng 3.5: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ Haplorchis yokogawai..............64
Bảng 3.6: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ Procerovum varium ..................66
Bảng 3.7: Loài cá nhiễm ấu trùng sán lá ruôt nhỏ Centrocestus formosanus .........67
Bảng 3.8: Tỉ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá trên cá .....................................68
viii
Bảng 3.9: Thành phần và mức độ nhiễm ấu trùng sán lá theo thủy vực ..................69
Bảng 3.10: Thành phần và mức độ nhiễm ấu trùng sán lá trên cá ao ......................70
Bảng 3.11: Thành phần ấu trùng sán lá nhiễm trên cá sông suối ...........................71
Bảng 3.12: Thành phần ấu trùng sán lá trên cá hồ chứa .........................................73
Bảng 3.13: Ấu trùng sán lá ruột nhỏ nhiễm trên cá hồ Thác Bà ..............................75
Bảng 3.14: Thành phần, tỉ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá ...........................77
Bảng 3.15: Tỉ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ..................................79
Bảng 3.16: Biến động mùa vụ ấu trùng sán lá gan nhỏ trên cá tại hồ Thác Bà.......81
Bảng 3.17: Vật chủ của sán lá gan nhỏ ở khu vực miền núi phía Bắc ...................106
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vòng đời sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis ............................................4
Hình 1.2: Các tinh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Việt Nam ..............................30
Hình 1.3: Khu vực vùng của hồ Thác Bà, Yên Bái ...................................................31
Hình 2.1. Cách tiếp cận của nghiên cứu ...................................................................34
Hình 2.2: Quy trình chung để xác định thành phần ấu trùng sán nhiễm trên cá ....39
Hình 2.3: Quy trình phân lập ấu trùng sán lá truyền qua cá ..................................40
Hình 2.4: Ấu trùng sán thoát khỏi bào nang.............................................................43
Hình 3.1: Ấu trùng sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis ...........................................57
Hình 3.2: Sự khác biệt về kích cỡ ấu trùng sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ ........57
Hình 3. 3: Bào nang ấu trùng Haplorchis pumilio ...................................................60
Hình 3. 4: Bào nang ấu trùng Haplorchis taichui ....................................................62
Hình 3. 5: Bào nang ấu trùng Haplorchis yokogawai ..............................................64
Hình 3. 6: Bào nang ấu trùng Procerovum varium ..................................................65
Hình 3. 7: Bào nang ấu trùng Centrocestus formosanus ..........................................66
Hình 3.8: Tép dầu, vật chủ ấu trùng sán lá gan nhỏ ở hồ Thác Bà, Yên Bái ...........80
Hình 3.9: Mương xanh, vật chủ của sán lá gan nhỏ tại hồ Thác Bà ........................82
Hình 3.10: Biến động ấu trùng sán lá gan nhỏ theo tháng trên cá tại hồ Thác Bà ..83
Hình 3.11: Biến ấu trùng sán lá gan nhỏ trên Tép dầu hồ Thác Bà .........................84
Hình 3.12: Tỷ lệ sống sót của ấu trùng H. pumilio trong điều kiện đông lạnh ........85
Hình 3.13: Ấu trùng sán lá ruôt nhỏ H. pumilio trong điều kiện đông lạnh ............87
Hình 3.14: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong điều kiện đông lạnh .........88
Hình 3.15: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong cá đông lạnh ...................89
Hình 3.16: Ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trong cá đông lạnh........................90
Hình 3.17: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng H. pumilio trong điều kiện gia nhiệt ...........91
Hình 3.18: Ấu trùng sán lá ruột nhỏ H. pumilio trong điều kiện gia nhiệt ..............92
Hình 3.19: Tỉ lệ ấu trùng C. sinensis sống sót trong điều kiện gia nhiệt .................93
x
Hình 3.20: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong điều kiện muối .................94
Hình 3.21: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong cá ướp muối ....................95
Hình 3.22: Ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trong điều kiện muối .....................96
Hình 3.23: Tỉ lệ sống của ấu trùng C. sinensis lưu giữ trong kháng sinh ................97
Hình 3.24: Tỉ lệ ấu trùng C. sinensis bất hoạt trong praziquantel ...........................98
Hình 3.25: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong nước chanh ...................100
Hình 3.26: Tỉ lệ sống sót của ấu trùng C. sinensis trong rượu ..............................101
Hình 3.27: Ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trong điều kiện đông lạnh ...........110
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Sán lá truyền lây qua cá (SLTQC) hiện vẫn đang là một vấn nhức nhối đối
với sức khỏe cộng đồng các nƣớc thuộc khu vực Châu Á. SLTQC nhƣ sán lá gan
nhỏ Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini gây ra các bệnh lý về gan mật,
nhƣ xơ gan, tắc ống mật và thậm chí là có thểdẫn tới ung thƣ đƣờng ống mật ở
ngƣời bệnh [1–3]. Con ngƣời nhiễm SLTQC do ăn gỏi cá hoặc cá nấu chƣa chín có
nhiễm ấu trùng các loài sán này. Do vậy, việc nghiên cứu về ấu trùng SLTQC trên
cá là yêu cầu cấp bách nhằm tạo cơ sở khoa học để kiểm soát SLTQC, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng.
Ở nƣớc ta, những năm gần đây, SLTQC trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
(NTTS) đã bắt đầu đƣợc quan tâm bởi nó liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát về ấu trùng SLTQC tại nhiều vùng trong cả nƣớc
nhƣ đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và miền
Trung. Những khảo sát này đều đã ghi nhận sự hiện diện ấu trùng SLTQC trên động
vật thủy sản (cá) nhƣ một mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, ấu trùng
của các loài sán lá ruột nhỏ nhƣ Haplorchis pumilio chƣa từng đƣợc ghi nhận trên
ngƣời thì thì nay xuất hiện phổ biến ở cá. Trong khi đó, ấu trùng sán lá gan nhỏ C.
sinensis, đƣợc cho là nhiễm phổ biến trên ngƣời [4–6] và động vật thủy sản [5,7] thì
những nghiên cứu gần đây lại ít gặp và có mức độ nhiễm thấp trên động vật thủy
sản, cá [8–11].
Khu vực miền núi phía Bắc (MNPB) là vùng thƣợng nguồn của hệ thống
sông ngòi tạo nên vùng châu thổ sông Hồng; nơi này có các hệ thống sông suối, hồ
chứa lớn, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản nhƣ cá,
tôm,… đây là nguồn thực phẩm quan trọng của ngƣời dân và cũng có thể là mối
nguy với sức khỏe bởi SLTQC do tập quán ăn gỏi cá ở đây [12]. Hiện nay, hầu nhƣ
chƣa có khảo sát nào về vấn đề SLTQC trên các động vật thủy sản tại MNPB, ngoại
trừ có báo cáo về ấu trùng sán lá ruột Centrocestus formosanus nhƣng là trên khía
cạnh tác nhân gây bệnh cho cá [13]. Chính vì vậy, cần thiết phải tiến hành khảo sát
2
về ấu trùng SLTQC tại đây nhằm bổ sung thông tin về vùng dịch tễ, đối tƣợng
nhiễm và sự biến động mùa vụ để thấy đƣợc bức tranh tổng thể về hiện trạng
SLTQC ở Việt Nam nói chung.
Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu về SLTQC ở Việt Nam trong thời gian gần
chủ yếu trung vào điều tra, khảo sát nhằm xác định vùng phân bố của SLTQC, mức
độ nhiễm và đối tƣợng nhiễm. Tập quán ăn gỏi cá vẫn khá phổ biến không chỉ ở khu
vực ĐBSH [14] mà cả MNPB [12]. Trong khi đó, những mô hình can thiệp thử
nghiệm nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm ấu trùng SLTQC trong nuôi hệ thống NTTS
vẫn chƣa thực sự hiệu quả [10,15,16]. Do vậy cần phải có những nghiên cứu xác
định các điều kiện để vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm của ấu trùng SLTQC cho con
ngƣời, đây là cơ sở khoa học để xây dựng các hƣớng dẫn trong bảo quản, chế biến
sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn với SLTQC nhƣ sán lá gan nhỏ C. sinensis.
Với kinh nghiệm, hiểu biết và trăn trở của bản thân về vấn đề SLTQC ở Việt
Nam, chúng tôi đã triển khai Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng ấu trùng sán lá có
khả năng lây truyền cho người nhiễm trên cá ở Khu vực miền núi phía Bắc Việt
Nam” làm Luận án tiến sỹ với những mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
Mục tiêu nghiên cứu
1) Xác định đƣợc thành phần ấu trùng sán lá truyền qua cá và sự phân bố của
chúng trên cá ở khu vực miền núi phía Bắc;
2) Xác định đƣợc sự biến động mùa vụ của ấu trùng sán lá truyền qua cá phổ
biến trên cá ở khu vực miền núi phía Bắc;
3) Xác định đƣợc các điều kiện chế biến và bảo quản có khả năng bất hoạt ấu
trùng sán lá truyền qua cá;
Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên, Đề tài đã thực hiện 3 nội dung nghiên
cứu chính nhƣ sau:
1) Nghiên cứu thành phần ấu trùng sán lá có khả năng gây bệnh cho ngƣời
trên cá tại một số tỉnh (Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, và Sơn
3
La) thuộc khu vực miền núi phía Bắc;
2) Nghiên cứu sự biến động của ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trên một
số loài cá tại khu vực hồ Thác Bà, Yên Bái;
3) Nghiên cứu điều kiện bất hoạt và lƣu giữ ấu trùng sán lá truyền qua cá;
Những đóng góp mới của Luận án
Đƣa Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam vào trong bản đồ phân bố chung
của sán lá truyền qua cá (ấu trùng của 6 loài sán lá gồm C. sinensis, H. pumilio, H.
taichui, H. yokogawai, C. formosanus và P. varium) ở Việt Nam, trong đó đặc biệt
là nghiên cứu đã xác định đƣợc vùng dịch tễ mới và hết sức quan trọng của sán lá
gan nhỏ C. sinensis là vùng hồ Thác Bà, Yên Bái, đây không chỉ là đóng góp mới
với Việt Nam mà cả với khu vực.
Nghiên cứu đã phát hiện thêm 6 loài vật chủ mới gồm Tép dầu, Ngão gù, cá
Nhƣng, Cháo thƣờng, Dầm đất và Bống hoa vào danh mục vật chủ của sán lá gan
nhỏ tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là cá Tép dầu T. houdemeri đƣợc xác định nhƣ
vật chủ đặc trƣng, vật chủ chỉ thị của sán lá gan nhỏ C. sinensis ở Việt Nam. Việc
xác định đƣợc vật chủ chỉ thị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khảo sát xác
định vùng dịch tễ của sán lá gan nhỏ này.
Nghiên cứu đã bổ sung cơ sở khoa học mới về điều kiện bất hoạt ấu trùng
sán lá truyền qua cá, đặc biệt là ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis góp phần xây
dựng các hƣớng dẫn trong việc chế biến và bảo quản đúng quy trình nhằm đảm bảo
an toàn đối với ấu trùng sán lá trong các sản phẩm thủy sản.
4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.
Đặc điểm vòng đời sán lá truyền qua cá
SLTQC có vòng đời phức tạp qua nhiều giai đoạn vật chủ khác nhau; vật chủ
trung gian thứ 1 (ốc, nhuyễn thể), vật chủ trung gian thứ 2 (cá, tôm) và vật chủ cuối
cùng hay vật chủ chính (ngƣời và động vật ăn cá). Hình 1.1 là vòng đời của sán lá
gan nhỏ C. sinensis, đại diện cho SLTQC.
Nguồn: [17]
Hình 1.1: Vòng đời sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis
Sán lá gan nhỏ C. sinensis trƣởng thành sản sinh ra trứng (b), trứng thoát ra
ngoài theo phân của vật chủ cuối cùng, vào môi trƣờng nƣớc. Ốc (B) – Vật chủ
trung gian thứ 1, trong môi trƣờng nƣớc đã thụ động hoặc chủ động nhiễm trứng sán
5
trong quá trình lọc mùn bã hữu cơ làm thức ăn. Trong vật chủ ốc phù hợp, trứng sẽ
phát triển qua một số giai đoạn (c, d, e, f) để thành trùng đuôi gọi là cercariae (f).
Cercariae đƣợc thải ra ngoài môi trƣờng nƣớc khi đã phát triển hoàn thiện, sau đó
xâm nhập vào cá – Vật chủ trung gian thứ 2 (C). Cercariae rụng đuôi, xâm nhập qua
da, di chuyển đến các mô và phát triển thành bào nang gọi là metacercariae (g)
trong loài vật chủ cá phù hợp. Ngƣời hoặc động vật ăn (A) cá sống hoặc cá nấu
chƣa chín có chứa ấu trùng, nang ấu trùng bị phá vỡ trong tá tràng, sán non thoát
khỏi nang và phát triển thành sán trƣởng thành (a) trong túi mật và đƣờng ống mật
trong gan [17].
1.2. Nghiên cứu sán lá truyền lây qua cá trên thế giới
1.2.1. Sán lá truyền qua cá trên người
1.2.1.1. Sự phân bố của sán lá truyền qua cá
Ngƣời đƣợc xem là vật chủ chính của SLTQC. Tổng kết qua những công
trình nghiên cứu đăng trên tạp chí quốc tế, Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (2013) đã
công bố; toàn cầu có 12 loài sán lá gan nhỏ thuộc họ Opisthorchiidae và 47 loài sán
lá ruột nhỏ thuộc 3 họ trong đó 36 loài thuộc họ Heterophidae, 10 loài thuộc họ
Echinostomatidae và 1 loài thuộc họ Nanophyetidae [18]. Hầu hết các nghiên cứu
về SLTQC đều quan tâm đến nhóm sán lá gan nhỏ trong đó đặc biệt là C. sinensis
và O. viverrini.
Sán lá gan nhỏ C. sinensis phân bố chủ yếu ở các quốc gia và khu vực bao
gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, khu vực miền Bắc Việt Nam và vùng Viễn Đông Nga
[1,19–21]. Hiện có khoảng 200 triệu ngƣời có nguy cơ lây nhiễm và hơn 15 triệu
ngƣời đã nhiễm C. sinensis trên toàn cầu, trong đó Trung Quốc có số ngƣời nhiễm
nhiều nhất, khoảng 13 triệu ngƣời [17], Hàn Quốc có khoảng 1,4 triệu ngƣời nhiễm
C. sinensis và nơi có tỉ lệ nhiễm cao nhất (40-48%) là cộng đồng dân cƣ gần Sông
Nakdong [22]. Vùng Viễn Đông thuộc Nga, đặc biệt khu vực gần Sông Amur, ƣớc
tính có khoảng 3000 ngƣời nhiễm sán lá gan nhỏ C. sinensis [23,24].
Vùng dịch tễ của O. viverrini chủ yếu là các khu vực thuộc hệ thống sông
6
Mekong qua các nƣớc Thái Lan, Lào, Căm-Phu-Chia và Việt Nam. Trong đó, Thái
Lan là vùng dịch tễ lớn nhất của sán lá gan nhỏ O. viverrini, tỉ lệ nhiễm trung bình
là 14%, ƣớc tính khoảng 7 triệu ngƣời nhiễm theo kết quả điều tra năm 1980-1981
[25]. Sau nhiều nỗ lực can thiệp, Thái Lan hiện có khoảng 6 triệu ngƣời nhiễm O.
viverrini [26]. Tại Lào, có khoảng 1,7 triệu ngƣời nhiễm sán lá gan nhỏ O. viverrini
năm 1992 [24]. Vùng dịch tễ của O. viverrini trên ngƣời tại Lào cũng nằm dọc theo
sông Mekong, nhƣ tỉnh Khammuane, Saravane hoặc Savannakhet, nơi có tỉ lệ
nhiễm tƣơng ứng là 32,2%; 21,5% và 25,9% [27], một số vùng của huyện Saravane
còn đƣợc ghi nhận tỉ lệ nhiễm loài sán lá gan này tới 58,5% trong báo cáo cách đây
khoảng 10 năm [28]. Tại Căm – Pu - Chia, trong một điều tra nghiên cứu tập trung
vào sán lá gan nhỏ O. viverrini tại một số cộng đồng ngƣời sống dọc sông Mekong
cho thấy tỉ lệ nhiễm O. viverrini là trên 10% [29] và trƣớc đó O. viverrini cũng
đƣợc báo cáo tại đây [30].
Sán lá gan nhỏ O. felineus, mới đây tiếp tục đƣợc ghi nhận trên ngƣời ở khu
vực phía Tây Siberia (Liên Bang Nga) nhƣ Tomsk Oblast, Khanty Mansiysk
Autonomous Okrug [31]. Một điều tra dịch tễ trên ngƣời dựa trên phƣơng pháp
Kato-Katz, các nhà khoa học đã cho biết có tới 55,3% số ngƣời đƣợc xét nghiệm
dƣơng tính với trứng của O. felineus tại cộng đồng dân cƣ khu vực phía Tây Siberia
[32].
1.2.1.2. Vấn đề sức khỏe cộng đồng
Một số loài SLTQC có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng
nhƣ sán lá gan nhỏ. Sán lá gan nhỏ có thể tồn tại trong ống mật của ngƣời bệnh tới
26 năm [33]. Năm 2009, Hiệp hội nghiên cứu ung thƣ quốc tế đã xếp sán lá gan nhỏ
C. sinensis và O. viverrini vào nhóm tác nhân gây ung thƣ (nhóm 1) ở ngƣời [34].
Phân tích dựa trên hàng loạt các công trình nghiên cứu đƣợc xuất bản đăng
trên tạp chí quốc tế cho thấy nguy cơ (Incidence Risk Ratio - IR) dẫn đến ung thƣ của
các nhóm ngƣời; 1) nhiễm sán lá gan nhỏ, 2) nhiễm vi rút gây viêm gan B và 3)
nhiễm vi rút viêm gan C tƣơng ứng là là 4,8; 2,6 và 1,8. Nhƣ vậy, có thể thấy nhiễm
sán lá gan nhỏ có nguy cơ dẫn đến ung thƣ gan ở ngƣời cao hơn so với ngƣời nhiễm
7
vi rút viêm gan B và viêm gan C [35]. Tại Hàn Quốc, một nghiên cứu dịch tễ đã
chứng minh điều tƣơng tự; nghiên cứu tại 3 vùng có tỉ lệ ngƣời chết do ung thƣ
đƣờng ống mật là 0,3; 1,8 và 5,5 trên 100.000 ngƣời thì tỉ lệ ngƣời nhiễm C. sinenis
tƣơng ứng là 2,1%, 7,8%, và 3,3% [36]. Phân tích những bệnh nhân bị bệnh ung thƣ
gan cũng cho thấy mối tƣơng quan chặt chẽ của những ngƣời có tiền sử ăn gỏi cá
nƣớc ngọt với kết quả xét nghiệm máu dƣơng tính sán lá gan nhỏ C. sinensis và bệnh
ung thƣ gan [37]. Và có khoảng 10% số bệnh nhân bị ung thƣ đƣờng ống mật là do
nhiễm sán lá gan nhỏ C. sinensis [20].
Sán lá gan nhỏ O. viverrini có thể gây một số những bệnh lý về gan bao gồm
tiến triển xơ hóa mô gan và ung thƣ đƣờng ống mật. Gần 25% số ngƣời nhiễm sán
lá gan nhỏ này bị xơ hóa và 1% tiển triển thành ung thƣ đƣờng ống mật [38]. Theo
thống kê, có khoảng 10.000 đến 20.000 ca bệnh ung thƣ đƣờng ống mật mới đƣợc
chỉ định phẫu thuật mỗi năm [3]. Trong một nghiên cứu tại khu vực Đông Bắc Thái
Lan, 47.258 ngƣời đƣợc sàng lọc thì có 42,2% ngƣời nhiễm O. viverrini và 2.661
trƣờng hợp đƣợc xác định đã bị ung thƣ đƣờng ống mật [39].
Sán lá ruột nhỏ hầu hết không gây bệnh nghiêm trọng nhƣ sán lá gan nhỏ trừ
một số trƣờng hợp nhiễm nặng. Bệnh lý thông thƣờng gây ra bởi sán lá ruột nhỏ là
hiện tƣợng teo lông nhung ruột, tăng sinh tế bào niêm mạc với mức độ khác nhau
[40]. Nghiêm trọng hơn, một số loài nhƣ Stellantchasmus falcatus, Haplorchis spp.
và Procerovum spp. ký sinh lạc chỗ ở ngƣời, có thể dẫn đến tử vong; vị trí lạc chỗ
gây nguy hiểm là van tim, não bộ và tủy sống [41]. Trứng của sán lá ruột nhỏ
Heterophyes heterophyes đã đƣợc tìm thấy đóng kén trong não của bệnh nhân có
triệu chứng thần kinh là một bằng chứng cụ thể về hiện tƣợng lạc chỗ của SLTQC
[42].
Rất khó để thống kê đầy đủ về những tổn thất/thiệt hại do SLTQC gây ra cho
xã hội trên toàn cầu. Chỉ riêng Thái Lan, hàng năm nƣớc này mất khoảng 120 triệu
đô la Mỹ cho chi phí y tế (khám và chữa bệnh) và giảm công lao động do ngƣời
bệnh không thể tham gia vào hoạt động sản xuất [26].
8
1.2.2. Ấu trùng sán lá truyền qua cá ở động vật thủy sản
1.2.2.1. Những nghiên cứu về ấu trùng sán lá truyền qua cá ở động vật thủy sản
Các nhà ký sinh trùng học ngƣời Nhật bản là những ngƣời đã góp công lớn
trong việc làm sáng tỏ vòng đời của sán lá gan C. sinensis là đại diện cho những
loài SLTQC nói chung và những hiểu biết về dịch tễ học của bệnh. Harujiro
Kobayashi là ngƣời đầu tiên xác định cá thuộc họ cá chép là ký chủ trung gian thứ 2
của C. sinensis vào năm 1912 [43].
Trung Quốc là vùng dịch tễ của SLTQC, đặc biệt là sán lá gan nhỏ C.
sinensis. Nghiên cứu điều tra dịch tễ học trên cá nƣớc ngọt và tôm tại 32 điểm, 9
vùng thuộc Đồng bằng Sông Pearl. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ trung bình
trên cá là 37,09% (2,160/5,824) với cƣờng độ là 14.269 ấu trùng trên mỗi cá nhiễm
và 0,460 ấu trùng/g. Trong đó cá nuôi nhiễm 36,69% với 10,743 ấu trùng/cá nhiễm
và 0,312 ấu trùng/g; cá tự nhiên nhiễm tới 40,50% với 41,829 ấu trùng/cá nhiễm và
8,812 ấu trùng/g. Tôm nhiễm 3,07% với cƣờng độ 1,00 ấu trùng/tôm nhiễm. Cá
Pseudorasbora parva và Ctenopharyngodon idellus (Trắm cỏ) có tỷ lệ nhiễm cao
nhất [44].
Shen và cs. (2010) cũng đã có nghiên cứu dịch tễ học về hiện trạng sán lá gan
nhỏ trên cá tƣ nhiên tại các Sông thuộc các địa hạt Sanjiang, Rongan, Rongshui,
Liucheng, Liuzhou và Xiangzhou, Trung Quốc. Tổng số 16.204 cá thể thuộc 35 loài
thu đƣợc, đã tìm thấy C. sinensis trên 32 loài với tỷ lệ nhiễm chung là 10,5% và
cƣờng độ 4,6 metacercariae/g. Tỷ lệ nhiễm cao nhất 21,5% và cƣờng độ 9,9/g trên cá
P. parva, tiếp theo là Zacco platypus 17,8% và 8,9/g. Có sự dao động về tỷ lệ nhiễm
giữa các vùng; Xiangzhou 12,3% Sanjiang 9,1% và Liuzhou 9,7% và giữa các mùa
trong năm; cao ở mùa Hè và Thu, nhƣng thấp hơn ở mùa Xuân và Đông. Cá sống các
tầng đáy có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với tầng mặt và tầng giữa. Các loài cá ăn tạp và ăn
thực vật nhiễm cao hơn so với các loài cá ăn động vật [44].
Năm 2007 - 2008, Hàn Quốc đã có một khảo sát toàn quốc về hiện trạng ấu
trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trên cá nƣớc ngọt. Khảo sát thực hiện tại 34 vùng
9
trong cả nƣớc và thu đƣợc 677 mẫu cá thuộc 21 loài khác nhau. Trong đó 8 loài
thuộc 17 vùng khác nhau dƣơng tính. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm khác nhau giữa các
loài: cá P. parva nhiễm với tỉ lệ 48% (1- 1.142 ấu trùng/cá), Pungtungia herzi
nhiễm 60% (1-412 ấu trùng/cá); Pseudogobio esocinus nhiễm 15,7% (1-23 ấu
trùng/cá); Acheilognathus intermedia nhiễm 29% (1-7 ấu trùng/cá); Odontobutis
interrupta nhiễm 21% (1-4 ấu trùng/cá); Zacco temmincki nhiễm 33% (1- 6 ấu
trùng/cá), Z. platypus nhiễm 3,6% (1-4 ấu trùng/cá) và Hemibarbus labeo nhiễm với
tỉ lệ 26,3% và cƣờng độ trung bình là 1 ấu trùng/cá [45]. Một nghiên cứu khác trên
diện rộng về sán lá gan nhỏ ở 2 loài cá là P. herzi và Squalidus japonicus coreanus tại
3 vùng địa lý khác nhau Bắc, Trung và Nam, Hàn Quốc. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm
trên 2 loài cá này ở miền Bắc đƣợc ghi nhận là rất thấp; 0,7% và 2,6 ấu trùng/cá trong
khi đó miền Trung nhiễm 12,8% và 164 ấu trùng/cá và miền Nam tỷ lệ nhiễm rất cao
39,5% và 159 ấu trùng/cá [46]. Bên cạnh sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ cũng đƣợc
xác nhận có sự phân bố khá phức tạp tại Hàn Quốc. Có 8 loài sán lá ruột nhỏ bao gồm
M. yokogawai, M. takahashii, M. miyatai, C. armatus, E. hortense, E. cinetorchis, E.
japonicus, hoặc P. muris phát hiện nhiễm trên cá nƣớc ngọt và 6 loài bao gồm H.
nocens, H. continua, P. summa, S. falcatus, S. fuscata, và S. lari nhiễm trên cá nƣớc
lợ [40].
Hồ Nhật Nguyệt, miền Trung của Đài Loan cũng đƣợc biết đến nhƣ là vùng
dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchiasis. Một nghiên cứu điều tra về thành phần
loài và tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá trên cá Mƣơng xanh đã đƣợc thực hiện tại hồ này
vào tháng 10 năm 1995. Số lƣợng ấu trùng sán thu đƣợc dao động từ 2 đến 2,185 ấu
trùng/cá, trung bình là 254 ấu trùng/cá với tổng số 11,443 ấu trùng. Ấu trùng đƣợc
phân loại là 4,064 (96,23%) H. taichui; 90 (2,13%) H. pumilio, chỉ 2 (0,05%) là C.
sinensis và 67 (1,59%) ấu trùng chƣa định loại [47]. Wang và ctv (2002) đã ghi
nhận H. pumilio, H. taichui và C. sinensis nhiễm với tỷ lệ lần lƣợt là 16,2%, 3,3%
và 0,9% trên cá cá Trắm cỏ thu đƣợc từ các ao nuôi tại thị trấn Meinug, Đài Loan
[48].
Tại Thái Lan, 9 loài cá tự nhiên thuộc họ cá chép thu tại Hồ chứa nhân tạo và
10
tự nhiên tại huyện Ban Pao, tỉnh Chiang Mai, Thái Lan có nhiễm sán lá gan nhỏ O.
viverrini, ngoài ra còn phát hiện ấu trùng sán lá ruột nhỏ họ Heterophidae nhƣ H.
taichui, H. pumilio và Centrocestus spp. Đặc biệt sán lá ruột nhỏ H. taichui nhiễm
cao hơn 384 lần so với sán lá gan nhỏ O. viverrini. Trong số các loài cá, Puntius
leiacanthus nhiễm H. taichui với cƣờng độ cao nhất; 182 ấu trùng/cá trong khi đó P.
orphoides nhiễm O. viverrini nặng nhất; 1,4 ấu trùng/cá [49].
Hồ chứa lớn không những là môi trƣờng sống cho các loài động vật thủy sản
mà còn là môi trƣờng sinh thái phù hợp cho sự phát triển của sán lá truyền qua cá.
Thu mẫu và xét nghiệm tới 62 loài cá khác nhau tại 2 hồ chứa là Mae Ngad và Mae
Kuang Udomtara tại tỉnh Chiang Mai, Thái Lan. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện
ít nhất 2 loài sán lá ruột nhỏ là Haplorchis taichui và Haplorchoides sp., nhiễm với
tỷ lệ; 83,9 và 74,2% tƣơng ứng ở các hồ chứa nói trên [50].
1.2.2.2. Tính đặc trưng vật chủ của metacercariae
Một số loại ấu trùng SLTQC đƣợc xem là có vật chủ trung gian (loài cá) đặc
trƣng. Theo Rhee et al (1980) đó là a xít linoleic trong nhớt đƣợc tiết ra từ biểu mô
cá nó giúp vật chủ kháng lại ấu trùng cercariae [51]. Nghiên cứu trƣớc đây cho thấy
nhớt tiết ra từ biểu mô của cá vàng Cyprinus carpio và Aplocheilus latipes không
chỉ hoạt hóa với cercariae mà còn cả với metacercariae [52]. Khả năng hoạt hóa của
thành phần hóa học này khác nhau ở mỗi loài cá cũng nhƣ tác dụng đặc hiệu với
mỗi loại ấu trùng sán. Đây cũng chính là lý do cá P. parva là vật chủ đặc trƣng của
ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis. Bởi theo nghiên cứu, nhớt của P. parva cần đến
8,5 giờ để làm chết cercariae của C. sinensis trong khi đó nhớt của loài cá khác chỉ
mất đến 3-6 phút, mà thông thƣờng, cercariae chỉ cần cần 2-3 phút để xâm nhập qua
da cá [52].
Theo tổng hợp, có đến khoảng 102 loài cá thuộc 59 giống, 15 họ tại Trung
Quốc [53] và 80 loài thuộc 9 họ, trong đó 71 loài thuộc họ cá Chép tại Hàn Quốc
[54,55] đƣợc xác định là vật chủ trung gian thứ 2 của sán lá gan nhỏ C. sinensis.
Trong số đó phải kể đến các loài cá gồm Pseudorasbora parva, P. herzi và Abbottina
spp. đƣợc xem là vật chủ đặc trƣng của ấu trùng C. sinensis [44–46,53]. Tại Thái
11
Lan, nhiều loài cá thuộc họ cá Chép nhƣ Puntius orphoides, P. leiacanyhus,
Cyclochelicthys apogon, C. armartus, C. siaja và Hampala dispar đƣợc xác định
nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ O. viverrini [56].
1.2.2.3. Biến động mùa vụ ấu trùng sán lá truyền qua cá
Trong thí nghiệm gây nhiễm cercariae của C. sinensis với cá Trắm cỏ, ở
nhiệt độ dƣới 10oC, ấu trùng này không thể xâm nhập đƣợc vào cá, chỉ một số
lƣợng nhỏ ấu trùng xâm nhập đƣợc ở nhiệt độ 15oC. Nhiệt độ tối ƣu nhất cho ấu
trùng nhiễm vào cá là 25oC. Ở nhiệt độ này, có 84,5% ấu trùng phát triển một cách
hoàn thiện sau 20 ngày nhƣng ở nhiệt độ 15oC để 75,6% ấu trùng phát triển hoàn
thiện phải mất tới 50 ngày [57]. Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy ấu trùng C.
sinensis bắt đầu xuất hiện và nhiễm trên cá vào giai đoạn tháng 4 khi nhiệt độ tăng
lên từ 16 đến 22,9oC và có xu hƣớng tăng cao vào tháng 6 và 7 khi nhiệt độ là 2427oC rồi sau đó giảm dần [53].
Tại Hàn Quốc, nghiên cứu trƣớc đây cho thấy, ấu trùng C. sinensis nhiễm
trên cá nhiều nhất là vào tháng 9 và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 [58]. Tuy
nhiên, nghiên cứu gần đây lại cho thấy ấu trùng C. sinensis thƣờng thấy nhiễm
nhiều trên cá giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7, đỉnh điểm là tháng 6 (giai đoạn mùa
Hè) do cercariae thƣờng ít thoát ra khỏi ốc giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 3 (giai
đoạn mùa Đông) [55]. Huang và Khaw (1964) đã có khảo sát về mùa vụ nhiễm ấu
trùng trên cá Pseudorasbora parva tại Đài Loan cho thấy; tỉ lệ cá P. parva nhiễm ấu
trùng C. sinensis là 100% vào mùa Hè (tháng 6-8) với 418 ấu trùng/cá, 96,6% vào
mùa Thu - Đông (tháng 9-11) với 309 ấu trùng/cá; 80% vào Đông - Xuân (tháng 122) với 96 ấu trùng/cá; rồi lại dần tăng lên vào giai đoạn Xuân - Hè (tháng 3-5) với
227 ấu trùng/cá. Đáng lƣu ý là cƣờng độ nhiễm tăng một cách đột biến vào tháng 5,
từ 152 ấu trùng/cá vào tháng 4 lên đến 313 ấu trùng/cá vào tháng 5 chỉ sau 1 tháng
[53].
Tại Thái Lan, lƣợng ấu trùng sán lá gan nhỏ O. viverrini trong cá cũng biến
động theo mùa vụ tại vùng Đông Bắc - vùng dịch tễ của sán lá gan nhỏ O. viverrini.
Nghiên cứu cho thấy, sự biến động khác nhau tùy theo vật chủ nhƣng lƣợng ấu trùng
12
tìm thấy trên cá có xu hƣớng cao hơn vào cuối mùa mƣa từ tháng 7 đến tháng 1 và
thấp hơn vào mùa Hè từ tháng 3 đến tháng 6 [59]. Tƣơng tự, điều tra nghiên cứu tại
Chiang Mai, Thái Lan, cho thấy ấu trùng sán lá ruột nhỏ họ heterophyid cũng biến
động theo mùa vụ. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng các loài sán lá ruột trên cá cao nhất 95%
trong thời kỳ mùa đông tháng 11 đến tháng 1 và thấp nhất 90% trong giai đoạn mùa
Hè; tháng 2 đến tháng 4 [60].
1.2.2.4. Điều kiện bất hoạt ấu trùng sán lá truyền qua cá
Nghiên cứu khả năng sống sót của ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trong cá
P. parva, ở nhiệt độ -12oC ấu trùng vẫn còn sống trong vòng 10-20 ngày, tuy nhiên ở
-20oC ấu trùng này chết sau 3-7 ngày [61]. Quy chế số 852/2004 của Nghị viện và
Hội đồng cộng đồng Châu Âu có quy định; ấu trùng sán trong sản phẩm thủy sản phải
đƣợc bất hoạt (không còn khả năng lây nhiễm) bằng phƣơng pháp đông lạnh ở -100C
trong 10 ngày, –200C trong 3 - 4 ngày, -280C trong vòng 28 giờ hoặc -350C trong
vòng 15 giờ. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, USSR - Cộng hòa liên bang Soviet
(1990), ấu trùng sán lá gan nhỏ O. felineus trong cá cần đƣợc bảo quản ở -280C trong
32 giờ hoặc -400C trong 7 giờ để bất hoạt chúng. Fattakhov (1989) cho biết đông lạnh
cá ở -28, -35 và -400C sẽ cần 20 giờ, 8 giờ và 2 giờ tƣơng ứng để bất hoạt ấu trùng
sán lá gan nhỏ O. felineus [62].
Muối cũng đƣợc sử dụng nhƣ một biện pháp làm bất hoạt ấu trùng sán.
Trong điều kiện nƣớc muối (3 mg muối/10 mg cá) ử ở 26oC, ấu trùng sống từ 5-15
ngày [61]. Ở nồng độ muối 13,6% ấu trùng Opisthorchis sp. trong cá đƣợc lên men
sẽ bị chết sau 24 giờ [63] nhƣng ở độ muối 20%, ấu trùng bị bất hoạt sau 5 giờ [64].
Tuy nhiên, ấu trùng C. sinensis ở cá nhiễm tự nhiên trong để bất hoạt dung dịch
nƣớc muối 30% cần phải mất 8 ngày [61].
1.3. Nghiên cứu sán lá truyền lây qua cá trong nƣớc
1.3.1. Sán lá truyền qua cá trên người
Trƣớc đây, Tổ chức Y tế thế giới, đã báo cáo có khoảng 1 triệu ngƣời nhiễm
sán lá gan nhỏ; C. sinensis ở miền Bắc và O. viverrini ở miền Trung Tây Nguyên,
13
Việt Nam [24]. Một số khảo sát cũng đã xác nhận về sự phân bố của sán lá gan nhỏ
trên ngƣời ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc, đặc biệt là một số vùng dịch tễ quan
trọng nhƣ Nam Định, Ninh Bình và Phú Yên [4,65,66].
Trong giai đoạn 10 năm qua, đã có nhiều điều tra trên ngƣời tại các vùng
dịch tễ hoặc vùng có nguy cơ nhiễm SLTQC. Nhìn chung, có sự biến động rất khác
biệt giữa các vùng; tỉ lệ nhiễm sán lá trên ngƣời thƣờng rất thấp ở các tỉnh phía
Nam, cao dần ở khu vực miền Trung đến khu vực các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Tỉ lệ
nhiễm sán lá trên ngƣời đƣợc báo cáo chỉ 0,6% đối với các hộ nuôi trồng thủy sản
tại 5 huyện thuộc tỉnh Nghệ An [67]. Trong khi đó, tại Nam Định tỉ lệ nhiễm
SLTQC trên ngƣời là 64,9%. Nghiên cứu cũng xác định đƣợc 1 loài sán lá gan nhỏ
là C. sinensis và 4 loài sán lá ruột nhỏ bao gồm H. pumilio, H. taichui, H.
yokogawai và S. falcatus. Chọn lựa môt số trƣờng hợp dƣơng tính SLTQC để đãi
phân thu sán; có 51,5% thu đƣợc sán lá gan nhỏ C. sinensis trƣờng thành, hầu nhƣ
100% số ngƣời này đều thu đƣợc sán lá ruột nhỏ trƣởng thành từ 1 - 4 loài, đặc biệt
là H. pumilio chiếm đến 90,4% [68]. Ở một địa điểm khác tại Nam Định, sán lá gan
nhỏ C. sinensis cũng đƣợc xác định nhiễm tới 26%, trong đó nam giới nhiễm nhiều
hơn nữ giới 3,6 lần do thói quen ăn gỏi chủ yếu ở nam giới [69]. Giải thích cho sự
khác nhau này, nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tƣợng ăn gỏi cá tại Hải Hậu,
Nam Định, xét nghiệm đối tƣợng có nguy cơ này cho thấy có 40,2% mẫu dƣơng
tính với SLTQC [70]. Tại Ninh Bình, nghiên cứu gần đây cho thấy có 16,5 - 20,5%
và 31,7% ngƣời nhiễm SLTQC lần lƣợt ở các huyện Gia Viễn và Kim Sơn [11,71].
Những điều tra khác trên ngƣời đƣợc triển khai bởi Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và
Côn trùng Trung ƣơng xác nhận vùng dịch tễ của sán lá gan nhỏ C. sinensis ở Hà
Nam, Thanh Hóa, Hòa Bình và Hà Nội và O. viverrini ở Phú Yên, Bình Định,
Quảng Trị và Đắc Lắc [72]. Một vùng dịch tễ của sán lá truyền lây qua cá mới gần
đầy vừa đƣợc phát hiện tại huyện Lục Yên, Yên Bái. Kết quả xét nghiệm phân
dƣơng tính với trứng sán lá lên tới 35% [73].
Hầu hết các khảo sát về SLTQC trên ngƣời (Bảng 1.1) trong thời gian qua
đều đƣợc trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện bởi Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn
trùng Trung ƣơng dựa trên phƣơng pháp xét nghiệm mẫu phân hay gọi là Kato-
14
Katz. Sự tƣơng đồng về hình thái trứng của các loài SLTQC trong tiêu bản KatoKatz là một trở ngại trong chẩn đoán đòi hỏi các kỹ thuật viên xét nghiệm cần có
kinh nghiệm. Tuy nhiên, hầu hết các khảo sát trên ngƣời chỉ dừng lại ở việc xác
định tỉ lệ nhiễm SLTQC nói chung. Để xác định rõ hơn về thành phần loài SLTQC
thì cần phải cho bệnh nhân uống thuốc và đãi phân để thu sán trƣờng thành - đây là
việc hết sức phức tạp.
Bảng 1.1: Sán lá truyền qua cá trên người tại một số vùng dịch tễ ở nước ta
SLTQC
THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM
NGUỒN
Sán lá
2005
Nghệ An
[67]
Sán lá và sán lá gan nhỏ
2006
Nam Định
[68]
Sán lá gan nhỏ
2006
Nam Định
[69]
Sán lá và sán lá gan nhỏ
2012
Nam Định
[70]
Sán lá và sán lá gan nhỏ
2013
Ninh Bình
[11]
Sán lá và sán lá gan nhỏ
2015
Yên Bái
[73]
Sán lá gan nhỏ
-
Hòa Bình, Hà Nội, Thanh [72]
Hóa, Ninh Bình
Sán lá gan nhỏ
Sán lá gan nhỏ *
2016
-
Hà Nam
Phú Yên,
[72]
Bình
Định, [72]
Quảng Trị, Đắc Lắc
Sán lá gan nhỏ
2017
Ninh Bình
[71]
SLTQC: Sán lá truyền qua cá *Opisthorchis viverrini
1.3.2. Sán lá truyền qua cá trên động vật
Những nghiên cứu đã xác định chó, mèo là vật chủ lƣu trữ quan trọng đối với
sán lá gan nhỏ C. sinensis tại khu vực miền Bắc nƣớc ta [5,74] và O. viverrini ở
miền Trung Tây Nguyên [5,65]. Những nghiên gần đây, ngoài sán lá gan nhỏ, hàng
loạt các loài sán lá ruột nhỏ cũng đã đƣợc phát hiện nhiễm trên nhiều vật chủ lƣu trữ
khác nhau nhƣ chó, mèo, lợn, gà, vịt và chuôt (Bảng 1.2).
Động vật nuôi nhƣ chó, mèo và lợn là nguồn lây truyền SLTQC chính trong
vùng dịch tễ. Tại cùng một địa điểm ở Nghệ An, mặc dù ngƣời chỉ xác định nhiễm
15
dƣới 1% [67], tuy nhiên tỉ lệ nhiễm ở mèo, chó và lợn tƣơng ứng là 48,6%; 35,0%
và 14,4% và có đến 7 loài sán lá ruột nhỏ đƣợc xác nhận tại nghiên cứu này [73].
Kết quả nghiên cứu này cùng phù hợp với một công bố gần đây về thành phần loài
ấu trùng tìm đƣợc trên cá [76].
Bảng 1.2: Sán lá truyền qua cá trên động vật tại một số vùng dịch tễ ở nước ta
SLTQC
VẬT CHỦ
ĐỊA ĐIỂM
NGUỒN
Sán lá
Mèo, chó, lợn
Nam Định
[77]
Sán lá
Mèo, chó, lợn
Nghệ An
[75]
Sán lá
Vịt, gà
Nam Định
[78]
Sán lá
Chuôt
Nam Định
[79]
Sán lá
Mèo, chó, lợn
Ninh Bình
[11]
Sán lá gan nhỏ*
Vịt
Bình Định
[80,81]
Sán lá gan nhỏ*
Mèo#
Thái Bình
[82]
Sán lá gan nhỏ**
Mèo#
Thái Bình
[82]
Sán lá gan nhỏ**
Mèo#
Đồng Tháp, Tây Ninh
[83]
SLTQC: Sán lá truyền qua cá; *Clonorchis sinensis; **Opisthorchis viverrini; # mèo từ lò mổ
Tại Nam Định, kết quả điều tra về vật chủ lƣu trữ phản ảnh đúng tình hình
nhiễm sán trên ngƣời [68], tỉ lệ nhiễm đƣợc công bố là 70,2% ở mèo; 56,9% ở chó
và 7,7% ở lợn. Nghiên cứu xác định đƣợc 1 loài sán lá gan nhỏ C. sinensis và 11
loài sán lá ruột nhỏ thuộc các giống Haplorchis, Stellantchasmus, Stictodora và
Centrocestus [77]. Cũng tại vùng dịch tễ này; vịt, gà và chuột cũng đƣợc xem là vật
chủ chính của một số loài sán lá ruột nhỏ mặc dù tỉ lệ nhiễm thấp [78,79].
Tại Ninh Bình, chó, mèo và lợn cũng đƣợc xác nhận là vật chủ chính của
SLTQC bởi tỉ lệ nhiễm khá cao, tƣơng ứng là 32,7%; 9,0%, và 6,0% trong đó có sán
lá gan nhỏ C. sinensis [11]. Nghiên cứu gần đây của Dao et al. (2013, 2016) đã công
bố loài O. viverrini đƣợc phát hiện nhiễm trên vịt nuôi tại Bình Định thuộc khu vực
miền Trung với tỉ lệ nhiễm là 34,3% [80,81], đây vốn là vùng dịch tễ của O.
viverrini. Nhóm tác giả cũng cung cấp bằng chứng về phân tử giữa những mẫu
16
nghiên cứu so sánh với các trình tự của loài O. viverrini đã công bố trên GenBank.
Tuy nhiên Nawa et al. (2015) đã phân tích và cho rằng nhóm tác giả trên đã nhầm
lẫn về định loại giữa loài O. viverrini và O. paragenimus, cũng nhƣ khoảng cách di
truyền giữa những mẫu nghiên cứu so với loài O. viverrini là quá lớn, vƣợt qua
khoảng cách biến dị trong loài [84].
Mới đây, nghiên cứu tại các lò mổ mèo, chủ yếu tại Thái Bình đã phát hiện
42,9% mèo tìm thấy sán lá gan nhỏ C. sinensis trong gan, mật với cƣờng độ 21.724 sán/mèo và 2,0% sán lá gan nhỏ O. viverrini 20-140 sán/mèo [82]. Việc có
mặt C. sinensis trên mèo thu tại lò mổ ở Thái Bình không lạ, nhƣng ngạc nhiên là
O. viverrini đƣợc phát hiện trên mèo tại đây mặc dù tỉ lệ thấp. Ở các tỉnh phía Nam,
mèo tại các lò mổ ở Đồng Tháp và Tây Ninh cũng đƣợc xác nhận nhiễm sán lá gan
nhỏ O. viverrini với tỉ lệ nhiễm lần lƣợt là 2,5% và 17,8% [83].
1.3.3. Ấu trùng sán lá truyền qua cá trên ốc
Ốc là vật chủ trung gian thứ 1 của sán lá truyền lây qua cá. Các dạng ấu
trùng khác nhau của sán lá truyền qua cá đƣợc mô tả khi phát hiện nhiễm trên một
số loài ốc; ấu trùng Parapleurolophocercous nhiễm trên ốc T. scabra, M.
tuberculata, B. fuchsiana và S. messageri trong khi đó pleurolophocercous nhiễm
trên B. fuchsiana và S. messageri [85]. Tuy nhiên, trong giới hạn nhất định, nghiên
cứu chƣa xác định chính xác loại ấu trùng nào thuộc loài sán cụ thể. Nhƣng ở một
nghiên cứu khác, dạng ấu trùng parapleurolophocercous đƣợc mô tả tƣơng tự nhƣ
trong nghiên cứu này đã đƣợc xác định là H. pumilio [86]. Trong môi trƣờng tự
nhiên, paraleurolophocercous chiếm khoảng 40% tất cả các dạng ấu trùng cercariae
nhiễm trên ốc, đặc biệt là loài M. tuberculata, vật chủ phổ biến nhất ở tất cả các môi
trƣờng (kênh mƣơng, ruộng và ao). Loại ấu trùng này còn đƣợc phát hiện trên các
loài ốc thuộc họ Thiariidae và S. mesageri tại Nam Định [87]. Ấu trùng
parapleurolophocercous phát hiện nhiễm trên ốc Bithynidae (B. fuchsiana và P.
striatus) và Thiaridae (M. tuberculata…) ở miền Bắc [88]. Ở Ninh Bình, M.
tuberculata và B. fuchsiana là loài phổ biến nhất, tuy nhiên parapleurolophocercous
cercariae chỉ phát hiện trên ốc M. tuberculata [11].
17
Mặc dù, tỉ lệ ốc nhiễm ấu trùng rất nhỏ nhƣng rủi ro lây truyền rất lớn bởi nó
có thể thải ra một lƣợng lớn ấu trùng. Nhóm ấu trùng parapleurolophocercous phát
triển thành các loài sán lá ruột nhỏ trong khi đó pleurolophorcercous phát triển
thành cả sán lá ruột và sán lá gan nhỏ. Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy ấu
trùng nhóm parapleurolophocercous chiếm ƣu thế [11,85,87,88]. Điều này giải thích
tại sao sán lá ruột nhỏ là những loài chủ yếu nhiễm trên vật chủ cuối cùng và cá tại
các tỉnh miền Bắc [15,68,75,77,89]. Hình thái ấu trùng cercariae của sán khá phức
tạp – khó xác định dựa vào hình thái, cả C. sinensis và O. viverrini đã phát trên cá
nƣớc ngọt, động vật (chó, mèo…) và ngƣời nhƣng vẫn chƣa rõ về ấu trùng của
chúng ở các vật chủ tiềm năng là ốc B. fuchsiana và P. manchouricus.
1.3.4. Ấu trùng sán lá trên cá
1.3.4.1. Một số kết quả nghiên cứu về ấu trùng sán lá trên cá
Có 2 loài sán lá gan nhỏ bao gồm C. sinensis và O. viverrini và ít nhất 14
loài sán lá ruột nhỏ đƣợc xác định nhiễm trên cá ở nƣớc ta [90]. Ấu trùng sán lá gan
nhỏ C. sinensis phát hiện ở các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH và O. viverrini ở khu vực
miền Trung và ĐBSCL. Trong số các loài sán lá ruột nhỏ, H. pumilio là loài phổ
biến nhất và chỉ phát hiện ở cá nƣớc ngọt. Mức độ nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ
cao nhất ở khu vực ĐBSH, rồi đến khu vực miền Trung và thấp nhất là ở khu vực
ĐBSCL.
Ở khu vực ĐBSH: Báo cáo đầu tiên về hiện trạng nhiễm ấu trùng SLTQC ở
Việt Nam đƣợc thực hiện bởi Lê Văn Châu và cộng sự (1997) tại huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình. Ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis đƣợc xác định trên cá Mè trắng
với tỷ lệ nhiễm 44,47%, cá Chép 25%, cá Trắm cỏ 13,33%, cá Trôi việt 13,85% và
cá Rô đồng là 32% [5]. Hà Duy Ngọ (2003) có công bố thứ 2 về ấu trùng sán lá gan
nhỏ C. sinensis trên cá tại 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình. Các loài cá đƣợc xác định
nhiễm loại ấu trùng này bao gồm cá Rô phi đen, cá Diếc, cá Thiểu và cá Quả [7].
Giai đoạn năm 2002-2003, Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Trung Ƣơng đã
thực hiện một Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu mầm bệnh giun sán ký sinh trên thịt lợn,
trâu, bò và cá nƣớc ngọt tại Hà Nội”. Báo cáo cho thấy ấu trùng sán lá gan nhỏ C.
18
sinensis nhiễm ở 7/10 loài cá bao gồm cá Diếc (21,7%), Trắm cỏ (13,3%), Trê đen
(6,7%), Chép 3,3%, cá Chuối (3,3%), Rô phi đen 1,7% và cá Trôi việt cùng nhiễm
tỷ lệ 1,7% [91]. Những nghiên cứu về ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis trên cá
phản ánh đúng hiện trạng sán lá gan nhỏ C. sinensisi công bố trên ngƣời [4,24].
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây lại cho thấy ấu trùng sán lá gan nhỏ có
tỷ lệ nhiễm rất thấp trong khi đó ấu trùng nhiều loài sán lá ruột nhỏ có tỷ lệ nhiễm
cao [8–11,89] mà hầu hết các loài sán lá ruột này chƣa đƣợc công bố trong các
nghiên cứu trƣớc đây, cụ thể; nghiên cứu trên cả cá nuôi (829 mẫu) và cá tự nhiên
(714 mẫu), Phan et al., (2010a) phát hiện ấu trùng của 6 loài sán lá truyền qua cá (C.
sinensis, H. pumilio, H. taichui, H. yokogawai, P. varium và C. formosanus) trên 23
loài cá nƣớc ngọt tại Nam Định. Tuy nhiên, ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis chỉ
phát hiện nhiễm trên 1 cá thể duy nhất (0,1%) trong khi đó ấu trùng sán lá ruột nhỏ
H. pumilio nhiễm phổ biến với tỷ lệ nhiễm chung là hơn 59,8% [8]. Một nghiên cứu
khác, xét nghiệm 3820 cá thể thuộc 17 loài cá trong 61 ao nuôi thƣơng phẩm tại
huyện Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định, Phan et al., (2010b) đã xác định tỷ lệ nhiếm ấu
trùng SLTQC là 72%. Ngoài ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensiscòn có ấu trùng của
5 loài sán lá ruột nhỏ gồm H. pumilio, H. taichui, H. yokogawai, C. formosanus và
P. varium. Tuy nhiên, ấu trùng sán lá gan nhỏ C. sinensis chỉ phát hiện nhiễm trên
cá Mè trắng (1/1185 mẫu kiểm tra) trong khi đó ấu trùng sán lá ruột nhỏ nhƣ H.
pumilio nhiễm trên tất cả các loài cá kiểm tra. Cá Rohu nhiễm 58%, Mè trắng 86%,
Mrigal 74%, Trắm cỏ 87%, cá Diếc 65%, Chày mắt đỏ 71%, Chim trắng 73%, Rô
phi vằn 24%, Chép 82%, Trôi việt 38%, Trê vàng 78%, cá Chuối sộp 88%, Rô đồng
94%, Mè vinh 50%, Mƣơng xanh 33%, Mè hoa 100% và Thát lát 100% [89]. Ấu
trùng C. sinensis, H. pumilio, H. taichui và C. formosanus cũng đƣợc phát hiện
nhiễm trên cá giống tại Nam Định và Ninh Bình. Trong đó C. sinensis nhiễm với tỷ
lệ 1,5% trên cá Trắm cỏ, Rohu và cá Mè trắng nhƣng không phát hiện ở cá Mrigal
và Chim trắng. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm ấu trùng H. pumilio là 55,6% và C.
formosanus là 41,0% ngoại trừ ấu trùng H. taichui nhiễm thấp 0,3% trên cá Trắm cỏ
và Mè trắng [9]. Tƣơng tự, ấu trùng sán lá nhỏ chỉ phát hiện với tỷ lệ 0,05% trên cá
hƣơng và cá giống tại Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Thanh Hóa trong khi đó