Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn kỹ thuật giao thông và đường đô ảnh hưởng của dòng giao thông hỗn hợp và giải pháp để giảm tai nạn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.6 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
KỸ THUẬT GIAO THÔNG VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
Đề bài
Trình bầy và phân tích ảnh hưởng của dòng giao thông hỗn hợp
đến việc tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ hiện nay, đề
xuất giải pháp của bạn trong vấn đề này để giảm tai nạn giao
thông
Giáo viên hướng dẫn:

TS.Hoàng Quốc Long

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nhóm 3
Đàm Thị Lục
Ngô Thanh Tùng
Nguyễn Trường An
Phạm Văn Tân

MỞ ĐẦU

Hà nội 2014


Khái niệm dòng xe là một khái niệm cơ bản trong các lý thuyết thiết kế công trình
giao thông, nó là yếu tố cơ bản, đầu tiên phải xét đến trong lý thuyết dòng xe. Trên thế
giới vấn đề này được chú trọng nghiên cứu từ rất sớm và lý thuyết dòng xe từ khi ra đời
cho đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của toán học, tin
học và các ngành khoa học khác.
Dòng giao thông ở quốc lộ nước ta hiện nay có nhiều nét đặc thù, ở đó có sự tham
gia của rất nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau mà không có sự tách bạch. Trên


một làn xe luôn luôn có các phương tiện như ôtô, xe máy, xe ba gác, xe đạp trộn lẫn vào
nhau thành một dòng hỗn hợp, khác hẳn với dòng xe của hầu hết các nước tiên tiến trên
thế giới và khác hẳn với dòng xe được khảo sát trong các lý thuyết dòng xe.
Lý thuyết dòng xe trên thế giới hiện nay chủ yếu xét dòng xe thuần nhất là xe con
do đó trong quá trình thiết kế, để áp dụng các lý thuyết sẵn có, người ta quy đổi các loại
phương tiện khác sang xe con và xem xét các yếu tố trong mối quan hệ qua lại với dòng
xe đã được quy đổi. Thực tiễn cho thấy, đối với những dòng giao thông mà phương tiện
tham gia giao thông tương đối thuần nhất thì việc quy đổi như thế là hợp lý. Còn với dòng
xe ở quốc lộ nước ta thì có sự tham gia hỗn hợp của rất nhiều phương tiện ôtô, xe máy, xe
đạp, xe thô sơ… thì việc quy đổi như trên không phản ánh được chính xác dòng giao
thông này.
YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA DÒNG XE

Tốc độ xe chạy
Khái niệm
- Tốc độ trung bình theo thời gian (v t): Là tốc độ đi được trung bình của các xe trên

một tiết diện hoặc một quãng đường ngắn.
- Tốc độ trung bình theo không gian (v s): Là tỷ lệ giữa quảng đường ta xét L chia cho

trung bình thời gian xe chạy.
Quan trắc thực nghiêm tốc độ theo thời gian
- Phương pháp dùng máy phát rađa.

+ Dùng một máy rađa đặt góc 20 0 so với tim đường, gặp xe sẽ phản xạ lại theo hiệu
ứng Dopler để đo tốc độ xe.
+ Phân nhóm tốc độ thành một số nhóm.
+ Tính tần suất từng nhóm pi = (số xe mỗi nhóm/tổng số xe)
+ Tính tốc độ trình bình theo thời gian: vt = vi pi


Hà nội 2014


Với vi = (va + vb)/2
Trong đó: va, vb: là vận tốc cận dưới và vận tốc cận trên
- Phương pháp dùng xe thí nghiệm

+ Cho một xe thí nghiệm chạy theo dòng và ngược dòng.
+ Ghi lại thời gian chạy xe của xe thí nghiệm và các dòng: Dòng ngược là tất cả các
xe đã gặp (x), dòng xuôi là số xe đã vượt trừ đi xố xe bị xe thí nghiệm vượt (y).
Q: Số xe trung bình qua đoạn đường.
Ta: Thời gian hành trình ngược dòng.
Tb: Thời gian hành trình xuôi dòng.
Q = (x+y)/(ta + tw)
t = tw −

y
Q

- Phương pháp quay camera.

+ Dùng máy quay camera quay một đoạn đường có chiều dài (L), trong một khoảng
thời gian (t), số xe đi qua đoạn đường đó theo một chiều là (n), thời gian mỗi xe đi qua
đoạn đường đó (ti).
+ Ta tính toán vận tốc trung bình theo thời gian như sau:
vt = ∑vi/n = (∑Li/ti)/n = L/n (∑1/ti)
Nếu quảng thời gian t nhỏ ta có thể gộp các t i gần bằng nhau thành 1 nhóm Ti , và ta có:
vt = L/n (∑ni/Ti) cho mỗi đoạn đường.
Mật độ, cường độ xe chạy
a. Khái niệm

- Suất dòng là số xe yêu cầu qua một điểm trên một đơn vị thời gian (ρ)
- Mật độ xe chạy (q, xe/km) là số đầu xe trên một đơn vị chiều dài.
- Cường độ xe chạy là số đầu xe chạy qua một tiết diện trong một đơn vị thời gian.
b. Xác định mật độ qua quan hệ tốc độ, mật độ, dòng
- Với số liệu đo được bằng Camera: Có ρ = n/t → q = ρ/vt → ρ = q.vt
- (Mật độ) = xe/km = (xe/thời gian)/(km/thời gian)

→ (Mật độ) = (Lưu lượng)/(Tốc độ theo thời gian)

Hà nội 2014


Lưu lượng.
a. Khái niệm

Lưu lượng là số đầu xe chạy qua một tiết diện trong một đơn vị thời gian
Khả năng thông hành của một con đường (một làn đường) là số lượng xe lớn nhất có
thể thông qua trên một tiết diện hoặc một đoạn đường trong điều kiện nào đó trong thời
gian nhất định
b. Quan trắc thực nghiệm xác định lưu lượng
- Đếm xe trên thực địa theo kiểu thủ công
- Ghi hình sau đó đếm trên băng với tốc độ chiếu chậm

Giãn cách giữa các phương tiện
Khái niệm
Quãng trống giữa các xe trong không gian hay theo thời gian có ảnh hưởng rất trực tiếp
tới điều kiện phục vụ và mức độ thuận lợi của dòng xe.
- Quãng thời gian (∆t): là quãng cách giữa hai lần xe tới một điểm quan sát trên đường.

(Ghi chú: 1/∆t = ρ_ suất dòng).

Quãng không gian (∆s): Là khoảng cách giữa hai xe kế nhau trên đường. (Ghi chú: 1/∆s
= q_ mật độ dòng xe).
a. Quan trắc xác định giãn cách giữa các phương tiện.

Phương pháp đo ∆t
+ Đếm số xe tới trong từng khoảng thời gian nhất định ta sẽ được phân phối đếm.
+ Đo các quãng cách giữa các xe.
Phương pháp đo ∆s
+ Đo số xe có mặt trên 1 quãng nhất định → Ta được phân phối đếm
+ Đo trực tiếp ∆s trên ảnh qua các cách tính toán hình học.
Thành phần dòng xe
a. Khái niệm

Thành phần dòng xe là tỷ lệ các loại xe (%) khác nhau trong dòng xe. Thành phần càng
hỗn tạp càng sinh nhiều nhiễu, sự tác động giữa các tính cách khác nhau trong dòng xe
nên chất lượng dòng xe càng kém
Hà nội 2014


b. Xác định thành phần dòng xe

Từ kế quả đếm xe xác định lưu lượng phân loại để xác định thành phần dòng xe.
ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG GIAO THÔNG HỖN HỢP TỚI VIỆC TAI NẠN GIAO
THÔNG TRÊN QUỐC LỘ HIỆN NAY
Với các lý do trên phần mở đầu, ở Việt Nam, do dòng giao thông chưa được chuẩn,
vẫn xen kẽ các dòng xe hỗn hợp, phân làn chưa cụ thể, trên một đoạn tuyến, có đoạn thì
phân làn riêng cho các loại xe, nhưng có đoạn lại không phân ra khiến cho các dòng xe
chỗ giao cắt đó xung khắc, lại thêm ý thức của người điều khiển phương tiện, và một
phần do phương tiện sử dụng, việc xẩy ra tai nạn là điều khó tránh khỏi, và do mức tiên
tiến của phương tiện cũng như là giao thông, mức độ nghiêm trọng của tai nạn ngày càng

cao, hoặc lại người điều khiển phương tiện chế xe, ko đúng với tiêu chuẩn của nhà sản
xuất, khiến phương tiện không theo sự chuẩn mực khi tham gia giao thông cũng là một
nguyên nhân dẫn đến tai nạn
Quốc lộ nước ta hiện nay do giao cắt với nhiều đường nhánh, như đường sắt, hay
đường nối vào hộ dân, mà không có một chuẩn mực thống nhất, có những đường băng
qua đường sắt rất nguy hiểm, là những điểm mà rất hay xẩy ra tai nạn nghiêm trọng
Việc quy đổi xe máy, xe đạp, xe ba gác… ra xe con chỉ hợp lý khi sự tham gia của các
phương tiện này trong dòng giao thông là có trật tự. Trong khi dòng giao thông ở quốc lộ
là hỗn hợp, các phương tiện xe máy, xe đạp… luôn trộn lẫn với ôtô, kết quả là mọi không
gian trên đường đều được sử dụng, năng lực thông hành của con đường theo đó cao hơn
so với lý thuyết thiết kế nhưng chất lượng phục vụ lại thấp hơn nhiều. Tính chất dòng xe
vì thế mà có sự thay đổi:
- Mật độ tăng.
- Lưu lượng lớn hơn thiết kế.
- Mức phục vụ thấp.
- Xe máy chiếm một tỷ lệ lớn trong thành phần dòng xe.
- Đường giao thông có nhiều khuyết tật và nhiều giao cắt.
- Thường xuyên có sự vi phạm giao thông.
- Người tham gia giao thông rất đa dạng (mọi lứa tuổi, mọi trình độ điều khiển
phương tiện … cùng nhau tham gia giao thông)
- Tâm lý, ý thức tham gia giao thông rất kém…
• Mât độ tăng :
Với tình hình kinh tế đang đà phát triển, mật độ xe ngày càng đông, có nhiều chủng
loại xe với quy mô khác nhau, nhiều chỗ nút giao giữa quốc lộ với khu dân cư, hay những

Hà nội 2014


đoạn tuyến chạy vào khu đông dân cư, dòng xe quá tải gây ùn tắc, ảnh hưởng đến an toàn
giao thông

Hình ảnh tại nút giao

Ảnh hưởng của khu dân cư tới dòng xe chủ yếu là do tốc độ bị hạn chế làm cho có
sự phân phối lại các quãng xe, xe tải có xu thế bị hạn chế tốc độ nhiều hơn, một số người
điều khiển phương tiện này ý thức kém, có thể ko giảm vận tốc, dẫn đến tai nạn giao
thông nghiêm trọng
• Đường có nhiều khuyết tật
Đường có nhiều khuyết tật khiến các phương tiện giao thông đang chuyển động
trên đường có sự thay đổi vận tốc đột ngột hoặc không đều,
Độ dốc dọc của đường cũng là một phẩn ảnh hưởng của xe trên đường, khi xe chạy
đến đỉnh dốc và xe chạy từ dốc xuống là sự khác biệt, khi chạy lên dốc, những xe nặng
như xe tải phải tăng vận tốc, và nhưng chỗ dốc đó giao cắt với đường quốc lộ khiến cho
sự nguy hiểm càng tăng lên hơn
• Giãn cách giữa các phương tiện giảm.
Khi càng tiến về những nút giao thì các phương tiện phải giảm tốc độ, điều này khiến
cho các phương tiện không có khoảng cách an toàn, khiến khả năng xung khắc đụng độ
về dòng cao

Hà nội 2014


Giãn cách giữa các phương tiện trên đường gần như không có khoảng an toàn,

Thường xuyên có vi phạm giao thông và ý thức của người chủ phương tiện xe
không tốt

Hà nội 2014


Xe máy chiếm một tỉ lệ lớn trong dòng xe lưu thông trên đường

Năm 2000 giao thông công cộng chỉ đáp ứng 4% nhu cầu đi lại, tức là ở mức thấp
nhất trong số các nước Ðông Nam á. Tình hình này là kết quả của một quá trình suy giảm
dần chất lượng của giao thông công cộng từ cuối những năm 1970. Do đó, số lượng hành
khách đã giảm từ 76,5 triệu người vào năm 1978 (khoảng 25 - 30% lưu lượng giao thông)
xuống chỉ còn 3,9 triệu người vào năm 1992.
Sự suy giảm này là do xe máy ngày càng được ưa chuộng, song cũng bắt nguồn từ
sự sa sút chất lượng dịch vụ và không được chính quyền thành phố quan tâm từ khi tiến
hành công cuộc Ðổi Mới (ngừng trợ giá cho giao thông công cộng). Các tuyến buýt đều bị
bãi bỏ, mạng lưới tổ chức kém, xe quá cũ, giá vé quá cao so với chất lượng dịch vụ.
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN
QUỐC LỘ HIỆN NAY
Cần xác định công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) là một nhiệm
vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn
diện của các cấp uỷ đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham
gia tích cực của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về TTATGT của các
ngành chức năng và chính quyền cấp cơ sở. Trên cơ sở tổng kết Chỉ thị 22 của Ban Bí thư
Trung ương, đề nghị Bộ Chính trị ban hành chỉ thị mới về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT với
nhiều hình thức và nội dung phù hợp với mọi đối tượng tham gia giao thông để nhân dân
hiểu, đồng thuận ủng hộ và tham gia tích cực thực hiện các giải pháp mạnh, đồng tình ủng
hộ các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ; thực hiện nếp sống "văn hoá giao thông".
Đi đôi với biểu dương, phổ biến kinh nghiệm tập thể, cá nhân điển hình tốt trong công tác
bảo đảm TTATGT cần phân tích, làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, lên án các
hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, phép nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT.

Hà nội 2014


Đưa “văn hoá giao thông” vào nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hoá ở nơi dân cư". Phải coi việc chấp hành pháp luật về TTATGT là
một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tổ chức đảng và phân loại đảng viên; không xét thi
đua khen thưởng đối với cán bộ, đảng viên, công chức, hội viên... vi phạm pháp luật về
TTATGT.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật về TTATGT trong trường học.
Phải coi việc chấp hành pháp luật về TTATGT là một tiêu chuẩn xét hạnh kiểm cuối năm
của học sinh, sinh viên.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGT. Trong đó, tăng cường
quản lý hoạt động vận tải, nhất là vận tải bằng ôtô và vận tải hành khách, khách du lịch
bằng phương tiện thuỷ. Hiện nay 80% vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do xe
chở khách tư nhân và doanh nghiệp nhỏ gây ra; do vậy nên nghiên cứu thành lập tổng
công ty vận tải hành khách Bắc - Nam của nhà nước, được trang bị xe ôtô đảm bảo chất
lượng, đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ có chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp. Tổ
chức nhân rộng các mô hình doanh nghiệp vận tải hành khách lớn, có uy tín...Thắt chặt
điều kiện tiêu chuẩn theo hướng chỉ doanh nghiệp đạt chuẩn mới được kinh doanh vận tải
khách Bắc - Nam, vận chuyển khách đường dài; xe tư nhân và doanh nghiệp nhỏ chỉ vận
tải khách đường ngắn trong tỉnh và tỉnh liền kề.
Rà soát tất cả các trung tâm đào tạo lái xe, kiên quyết xử lý, kể cả thu hồi giấy
phép các trung tâm đào tạo không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, các trung tâm đào
tạo có tỷ lệ lái xe vi phạm cao. Bổ sung nội dung đào tạo đạo đức lái xe, thực hành nâng
cao kỹ năng tay lái; phải học tập trung về luật giao thông, đảm bảo chất lượng; học thật,
thi thật, chấm dứt tình trạng tình trạng bằng thật nhưng chất lượng "giả". Lực lượng cảnh
sát giao thông phải có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Giao thông Vận
tải trong việc đào tạo, kiểm tra, sát hạch lái xe.
Nâng cao chất lượng công tác kiểm định tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật phương tiện;
kiên quyết không cho phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn tham gia giao thông. Xử lý
nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong công tác kiểm định. Từng bước nâng cao chất
lượng, đảm bảo 100% phương tiện thuỷ phải được kiểm định và xoá bỏ tình trạng "5
không" trên lĩnh vực giao thông đường thuỷ.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc việc lập lại hành lang ATGT đường bộ.

Quản lý hành lang ATGT đường bộ và hè đường phố; không được cấp đất, cho phép kinh
doanh, buôn bán, nơi để xe vi phạm hành lang ATGT và chiếm dụng trái phép hè phố;
trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm. Cương quyết không để phát sinh thêm đường
ngang trái phép qua đường sắt; có lộ trình xoá bỏ các đường ngang trái phép; tăng cường
Hà nội 2014


bố trí người làm nhiệm vụ cảnh giới nơi đường ngang qua đường sắt có nguy cơ cao tai
nạn giao thông.
Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, lực lượng CSGT và các đơn vị bảo trì đường
bộ có trách nhiệm phát hiện các yếu tố mất an toàn giao thông, nhất là "điểm đen" tai nạn
giao thông để có kiến nghị và giải pháp giải quyết kịp thời.
Cần điều tra, xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm công trình giao thông, cản trở
giao thông, đề nghị truy tốt những người có hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc
khắc phục các “điểm đen” giao thông là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ TNGT đặc
biệt nghiêm trọng đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Tiếp tục hoàn thiện chiến lược phát triển giao thông vận tải, chiến lược bảo đảm
TTATGT và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh tiến độ, chất
lượng các công trình hạ tầng giao thông đã được đầu tư, xây dựng, nhất là các tuyến giao
thông huyết mạch, đường vành đai, các trục giao thông hướng tâm. Đẩy nhanh thực hiện
các dự án vận chuyển hành khách công cộng. Nghiên cứu biện pháp hạn chế phát triển
phương tiện giao thông cá nhân, lưu thông trên các tuyến đường trọng điểm trong giờ cao
điểm ở các đô thị lớn; có cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích, huy động các nguồn
lực xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng hệ
thống giám sát phát hiện vi phạm về TTATGT. Thực hiện xã hội hoá công tác bảo đảm
TTATGT.
Tiếp tục nghiên cứu đề xuất bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT.
Nâng cao mức phạt, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung (tịch thu xe, tạm giữ phương
tiện), đảm bảo đủ mức cưỡng chế, răn đe; yêu cầu chủ xe ô tô mở và duy trì tài khoản tại
Ngân hàng với giá trị tài khoản là 20 triệu đồng, coi đây là điều kiện bắt buộc để ô tô

tham gia giao thông; rút gọn các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT, bãi bỏ
nộp tiền vi phạm hành chính về TTATGT tại kho bạc, thay thế bằng hình thức xử phạt
thông qua tài khoản, phạt trực tiếp bằng tem xử phạt vi phạm về TTATGT; nâng thẩm
quyền xử phạt cho cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông; xử phạt bằng hình ảnh ghi nhận
vi phạm TTATG; thay đổi việc thông báo vi phạm TTATGT về cơ quan, nơi cư trú bằng
hình thức đăng tải trên báo, đài. Nghiêm cấm lãnh đạo các cấp, cán bộ công chức can
thiệp việc xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT.
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT. Trước mắt mở
cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong dịp Tết dương lịch, lễ Noel, Tết nguyên
đán Nhâm Thìn 2012 trong toàn quốc, bắt đầu từ 1/12/2011 đến 28/2/2012, nhất là đối với
phương tiện vận chuyển hành khách; tập trung xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm là
nguyên nhân gây tai nạn giao thông như vi phạm tốc độ, tránh vượt không đúng quy định,
đi không đúng phần đường (thường gọi là hành vi phóng nhanh, vượt ẩu) và các hành vi
Hà nội 2014


khác như không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, sử dụng rượu bia quá quy định khi
điều khiển phương tiện, đi môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm...
Cơ quan Cảnh sát điều tra phối hợp với Viện kiểm sát, Toà án nhân dân kiên quyết
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội về TTATGT, xử án công
khai, lưu động nơi hay xảy ra tai nạn giao thông để tạo răn đe vi phạm.
Thường xuyên coi trọng việc xây dựng lực lượng CSGT trong sạch, vững mạnh.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, phòng ngừa, phát hiện xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu
cực của Cảnh sát giao thông.
Việc một số Cảnh sát giao thông lợi dụng tiêu cực, nhận tiền của lái xe trong khi
làm nhiệm vụ đã làm giảm uy tín của lực lượng Công an nhân dân và hiệu lực thực thi
pháp luật.
Bộ Công an đặc biệt quan tâm, có nhiều chủ trương, giải pháp phòng ngừa, đã phê
duyệt đề án về “Tổ chức phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao
thông”; quy định "3 xây, 3 chống" trong lực lượng CSGT; quy định xử lý nghiêm cán bộ,

chiến sỹ có sai phạm và xử lý trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy... và gần đây đã ban hành
Chỉ thị 12 ngày 28/9/2011 đề nghị Công an các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện
nghiêm túc.
Cần kết hợp triển khai chương trình hành động thực hiện cuộc vận động “Công an
nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hoá vì nhân dân phục vụ”;
lấy đơn vị CSGT là đơn vị kiểu mẫu về "chấp hành nghiêm điều lệnh CAND, mỗi ngày
làm một việc tốt, vì nhân dân phục vụ". Tổ chức các lớp tập huấn các chuyên đề nghiệp
vụ CSGT đường bộ, đường sắt, trong đó có chấn chỉnh chấp hành quy trình, thực hiện các
biện pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực cho lãnh đạo phòng và chỉ huy các đội thuộc
Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố.Công an TP. Hà Nội xây dựng Quy tắc ứng xử
và văn hóa giao tiếp của lực lượng Cảnh sát giao thông TP. Hà Nội (những việc được làm,
không được làm khi thi hành công vụ).
Triển khai tổ chức kiểm tra, trong đó có kiểm tra đặc biệt để phát hiện sai phạm,
tiêu cực; tạo điều kiện cho nhân dân tham gia xây dựng, giám sát, phát hiện sai phạm, xây
dựng lực lượng CSGT; tiếp nhận và xử lý thông tin phản ảnh tiêu cực, tham nhũng của
CSGT qua đường dây nóng...
Yêu cầu Giám đốc Công an các địa phương nơi báo chí và nhân dân phản ánh có
tiêu cực phải xác minh và xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ có sai phạm; xử lý trách nhiệm
thủ trưởng đơn vị có cán bộ, chiến sỹ sai phạm; điều chuyển khỏi lực lượng CSGT những
cán bộ, chiến sỹ có biểu hiện sai phạm, tiêu cực và trưởng phòng CSGT do quản lý yếu
kém để cán bộ, chiến sỹ vi phạm nghiêm trọng. Tổ chức sinh hoạt chính trị, học tập nâng
cao trách nhiệm chính trị vì màu cờ sắc áo, tu dưỡng phẩm chất đạo đức để tự giác chấp
Hà nội 2014


hành kỷ cương, pháp luật, quy trình, chế độ công tác, điều lệnh nội vụ CAND. Rà soát đội
ngũ cán bộ, chiến sỹ. Điều chuyển ngay khỏi lực lượng CSGT những cán bộ chiến sỹ
không đảm bảo tiêu chuẩn (chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ CSGT, vi phạm
phẩm chất đạo đức...), kịp thời bồi dưỡng lại nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sỹ.
Ban hành quy định xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ có sai phạm, tiêu cực hoặc thiếu

trách nhiệm, xử lý vi phạm TTATGT đạt kết quả thấp, như: tước danh hiệu Công an nhân
dân, hoặc kỷ luật, chuyển khỏi lực lượng CSGT...
Triển khai thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách trước mắt để giải quyết ùn tắc
giao thông như, tiếp tục tổ chức lại giao thông: Các cặp tuyến phố đi một chiều, phân làn
xe ô tô, mô tô, xe máy riêng (đối với các tuyến đủ điều kiện).
Tăng cường lực lượng (CSGT, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông, Thanh niên
tình nguyện, bảo vệ dân phố...) điều khiển, hướng dẫn giao thông; nhất là tuyến trọng
điểm và giờ cao điểm.
Giải quyết quyết liệt tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè trái phép để trả
đường cho giao thông, hè phố cho người đi bộ.
Nghiên cứu có cơ chế, chính sách để hạn chế phát triển và lưu hành phương tiện cá
nhân như: lệ phí đăng ký cao, phí lưu hành phương tiện, phí điểm đỗ cao; kết hợp cấm lưu
thông một số loại phương tiện trong giờ cao điểm ở một số tuyến phố xảy ra ùn tắc giao
thông nghiêm trọng.
Điều chỉnh lại giờ làm việc, học tập, kinh doanh ở một số thành phố lớn.
Tổ chức tốt công tác cứu hô để giải quyết xe bị hỏng, bị tai nạn giao thông, giải
toả kịp thời không để ùn tắc.
Các chủ trương, giải pháp về kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao
thông đã đề ra khá toàn diện, cụ thể. Vấn đề quan trọng là phải được tổ chức thực hiện
quyết liệt, thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị; các lực lượng Công an, Giao
thông cần thực hiện tốt chức năng tham mưu và triển khai có hiệu quả các biện pháp đảm
bảo TTATGT. Chúng ta tin tưởng rằng TTATGT sẽ từng bước được thiết lập, kiềm chế
được tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.

Hà nội 2014




×