Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu Luận Môn Nghệ Thuật Giao Tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.69 KB, 23 trang )

Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 1
A-MÔÛ ÑAÀU
“Một con người có bản lĩnh” - đó là một lời khen tặng biểu thị
một đánh giá về nhân cách. “Một dân tộc có bản lĩnh” thể hiện trong lịch sử tồn tại
và phát triển của dân tộc ấy, là niềm tự hào của những thành viên trong cộng đồng
người kết thành dân tộc, và điều đó được thế giới biết đến.”
Vì rằng, "có những đất nước mà người ta chẳng biết gì ngoài cái
tên, và cả cái tên cũng lạ hoắc. Còn với Việt Nam, một đất nước cũng xa xôi, nhưng tôi
đã nghe về các bạn qua lịch sử, qua văn hóa lâu đời, những cuộc chiến tranh oanh liệt,
và đặc biệt là hình ảnh về một đất nước đang cất cánh". Hình như nhận định của của
Philip Kotler, người được xem là chuyên gia lừng danh về marketing ấy, không là "một
cách marketing" về Việt Nam khi ông là khách mời được trân trọng ở đây cách nay
không lâu. Chắc đây không chỉ là ý tưởng riêng của Philip Kotler!
Tuy vậy, đừng quên rằng, cũng đã có lúc dân tộc này dường như đã gần biến mất
trong cả một mưu đồ đồng hóa suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc từ năm 111 trước CN cho
đến năm 905 sau CN. Sau gần mười thế kỷ kiên cường đấu tranh để tồn tại vớii tư cách
là một quốc gia độc lập, lần lượt đánh tan các đạo quân xâm lược phương Bắc, thì đến
nửa đầu thế kỷ XIX, tên của quốc gia ấy bị xóa khỏi bản đồ thế giới trong ngót một trăm
năm đô hộ của phương Tây, để rồi người ta chỉ biết đến một bộ phận của xứ Đông
Dương thuộc Pháp. Thế là đến cái tên cũng chẳng còn chứ không phải chỉ là "lạ hoắc"!
Những hành động tự tin và khẳng định trong giao tiếp được mô tả là: "biểu lộ và
phát biểu ý tưởng và cảm xúc một cách trực tiếp, thành thật, và đúng mức nhưng không
vi phạm đến quyền hạn của người khác".
Khi tự tin, bạn cảm thấy tự chủ và có quyền làm hoặc nói những điều cần thiết,
và có thể lựa chọn đúng lúc và đúng mức. Nhưng để phát biểu được những cảm tưởng,
bạn phải chú tâm và hiểu biết chính mình trước. Như thế bạn mới có thể nhận định được
những nhu cầu, mong muốn, và mối quan tâm của bản thân
Ngược lại, có những hành vi giao tiếp thiếu sự tự tin và không khẳng định được nhu cầu
của cá nhân như những hành vi sau:
I HÀNH VI THỤ ĐỘNG:
Khi bạn hành động theo ý muốn của người khác, mặc dù bạn không nhất thiết


đồng ý với họ. Lúc đó, bạn phủ nhận chính quyền hạn cá nhân của mình, và không dám
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 2
lên tiếng phản đối. Trong trường hợp này, bạn cũng không dám khẳng định và lựa chọn
theo ý bản thân vì không cảm thấy được tự chủ và sợ người khác phật lòng. Nếu để tình
trạng này kéo dài lâu ngày, bạn sẽ có nhiều nỗi bực dọc, uất ức vì cứ bị kiềm chế ý muốn
của mình.
Hành vi này có một số đặc điểm như sau:
 Hy vọng đối tác sẽ đoán hiểu được ý muốn của mình. Vì vậy, có những câu nói
như: "Không sao đâu, tôi không nề hà, bạn có thể lựa", "Bạn cứ quyết định - tôi sẽ
theo ý bạn", "Bạn làm sao cũng được".
 Không muốn có bất đồng mâu thuẫn, luôn luôn tìm cách giữ hoà thuận, không
dám đối nghịch, và thường không đạt được những mong muốn.
 Qua thời gian, sẽ mất tự tin, hay ngại và sợ không dám nói ý nghĩ thật, mọi
người sẽ coi thường và không để ý đến.
 Vì phải đè nén cảm xúc và ý muốn, dễ nổi giận và nổi xung đột xuất.
 Có thể tạo vấn đề về tâm thể, đau đầu, đau lưng, mệt mỏi.
II. HÀNH VI LẤN ÁT:
Khi bạn hành động lấn át và vi phạm đến quyền cá nhân của người khác, nhất là
với những hành động và lời nói quá khích, đe doạ. Trong lúc này, bạn tỏ vẻ oai quyền,
đòi hỏi người khác phải chiều theo ý của mình. Sau mỗi lẫn biểu lộ hung hăng, hay cảm
thấy thắng lợi và đắc chí. Nhưng bởi vì những hành vi này thường biểu hiện cho những
nỗi bực dọc uẩt ức và hay xảy ra đột xuất và không đúng mức nên sau đó có thể bạn vẫn
cảm thấy bực bội, như vẫn chưa tự chủ được.
Hành vi này có những đặc điểm sau:
 Hay có những hành vi và lời nói quá đáng.
 Có những hành động như: mắng chửi, la lối, chỉ tay, nhìn đe doạ, chồm đến,
đứng hoặc ngồi sát đối tác, giọng nói gằn.
 Có những lời nói như: "Anh luôn luôn quên mang tài liệu", "Anh không bao giờ
đi làm đúng giờ".

 Những hành động này thường làm người khác trốn tránh hoặc đối nghịch lại, đôi
khi xung đột
 Trong lúc tức thời, có thể sẽ đạt được ý muốn và làm người khác sợ mình.
Nhưng hậu quả lâu dài là: người khác không muốn đến gần, không muốn nói chuyện,
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 3
dễ bị cô lập, cảm thấy cô đơn, và quen phải hung hăng mới đạt được ý muốn, không
biết kiềm chế.
III. HÀNH VI GIÁN TIẾP:
(Đôi khi còn được gọi là sự mạnh bạo lấn át giao tiếp)
Khi bạn không thẳng thắn phát biểu ý muốn của mình và phải giả bộ chiều theo ý
người khác, bạn đang hành động một cách gián tiếp, không khẳng định tự tin. Trong
trường hợp này, bạn không dám tỏ bất đồng, nhưng bạn không chịu nhượng bộ, bạn giả
bộ tỏ vẻ nhượng bộ, nhưng khi không có mặt đối tác, bạn thể hiện sự đối nghịch một
cách rõ ràng và phát biểu cảm tưởng của mình
. Hành vi này có những đặc điểm:
 Chỉ dám ngỏ ý gián tiếp, và hy vọng đối tác sẽ hiểu ý mình. Đòi hỏi người khác
phải hiểu ý của mình.
 Hay phải giả bộ yếu đuối, lo sợ, e dè, ngại ngùng.
 Phụ thuộc vào người khác vì không độc lập tự chủ.
 Lúc tức thời thì có thể đạt được ý muốn gián tiếp, nhưng dễ bị hiểu lầm và dễ trở
nên bực tức vì người khác không làm theo ý.
 Qua thời gian thì sẽ dễ mất lòng tin của người khác, mất tự tin và không dám
trực tiếp đòi hỏi. Vì giả bộ nhiều nên dễ bị vướng mắc vào trường hợp khó xử.
Vì vậy, hành vi tự tin khẳng định là khi bạn tự tin phát biểu ý muốn và cảm tưởng của
mình đúng lúc và đúng mức. Bạn có thể phát biểu một cách bình tĩnh, rõ ràng và đủ
quyền lực. Ngay cả lúc có nhiều áp chế, bạn vẫn giữ mức tự tin đủ để khẳng định lập
trường và cảm nghĩ của mình. Mặc dù bạn tỏ ra tự chủ, bạn không vi phạm hoặc lấn át
quyền hạn của người khác, và vẫn bảo vệ quyền lợi của mình
HÀNH VI TỰ TIN KHẲNG ĐỊNH :

Có một số đặc điểm như sau:
 Trực tiếp : truyền đạt ý một cách rõ ràng đến đúng đối tác.
 Thành thật : thông tin phản ánh đúng cảm tưởng và ý muốn.
 Chừng mực : đúng lúc và đúng mức.
Lúc mới đầu thì có thể là: những người khác khi chưa quen giao tiếp có thể giận hoặc
chỉ trích, bạn cảm thấy hơi áy náy về việc khẳng định trực tiếp. Nhưng bạn sẽ cảm thấy
thoải mái khi phát biểu được những ý muốn của mình, và khi thành công trong giao tiếp.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 4
Những thành quả lâu dài có thể là: giao tiếp thật tình và mối quan hệ chặt chẽ, tín tưởng,
cảm thấy tự tin và tự chủ, và mọi người để ý nghe lời của bạn.
Để đạt được sự tự tin khẳng định trong giao tiếp, chúng ta đều phải có một số
quyền cơ bản:
CÁC QUYỀN CƠ BẢN TRONG GIAO TIẾP
 Quyền được hành động theo ý muốn
 Quyền tự chủ và tự trọng
 Quyền được đối xử tử tế
 Quyền từ chối không điều kiện
 Quyền được cảm nhận và phát biểu cảm xúc
 Quyền tư duy
 Quyền thay đổi ý kiến
 Quyền đòi hỏi mong muốn cá nhân
 Quyền hạn chế các hoạt động tuỳ ý
 Quyền đòi hỏi thông tin
 Quyền mắc lỗi
 Quyền tự hào
Những hành vi tự tin khẳng định trong giao tiếp:
 Nhìn trực tiếp
 Nói rõ ràng, đủ câu, không bỏ dở
 Giọng vừa đủ nghe, nhưng vững chắc

 Không la lối, không lí nhí
 Nói đúng vấn đề, không rào trước đón sau
 Phát biểu hết ý, không để người khác đoán ý
 Cử chỉ, phong thái, dáng điệu bình thường, không thu hẹp, không đe doạ
 Trong lúc phát biểu không nên phân tán tư tưởng.
Cách nói tự tin khẳng định trong giao tiếp:
 Phát biểu những ý, mong muốn, cảm tưởng của "tôi". Sử dụng "tôi" nhiều trong
giao tiếp. Ví dụ: "Tôi e công việc sẽ không xong kịp nếu anh nghỉ nhiều" thay vì "Anh
nghỉ nhiều việc sẽ không làm xong"
 Khi đặt câu hỏi, sử dụng những câu như "Cái gì", "Làm thế nào" thay vì "Tại
sao".
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 5
Tránh nói một cách tổng quát như "Anh không bao giờ đến họp". Nói một cách cụ thể
như "Ba bốn tuần rồi không thấy anh đến họp".
 Tránh sử dụng những từ làm giảm bớt ý như: "Cũng như", "ahhh", "Anh biết
đó", "uhmm".
Khi nói về vấn đề, tránh đặt giả thuyết vô cớ.
 Một tình huống đặc biệt trong giao tiếp là yêu cầu sự thay đổi. Trong trường hợp
này, chúng ta thường có một mong muốn nào, và đòi hỏi đối tác phải thay đổi để thích
ứng với ý muốn của mình. Thay vì có những hành vi tiêu cực như đe doạ hoặc châm
biếm, chúng ta có thể đưa ra yêu cầu một cách trực tiếp và thẳng thắn, nhưng đúng
mức và tôn trọng đối tác.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 6
B-NOÄI DUNG
I/Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học. Tư tưởng về
giao tiếp được đề cập đến từ thời cổ đại qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế kỷ XX thì
hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học giao tiếp. Ngay từ khi còn là các tư tưởng

về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái niệm, bản chất giao tiếp chưa
bao giờ thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả đề cập đến một mặt, một khía cạnh của hoạt
động giao tiếp.
1.1.Trên thế giới
Nhà tâm lý học người Mỹ Osgood C.E cho rằng giao tiếp bao gồm các hành
động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Theo ông,
giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên ông chưa
đưa ra được nội hàm cụ thể của liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau. Sau ông, nhà tâm lý học
người Anh M.Argyle đã mô tả quá trình ảnh hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc
khác nhau.
Ông coi giao tiếp thông tin mà nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không
bằng ngôn ngữ giống với việc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình tác động
qua lại về mặt vật lý và chuyển dịch không gian. Đồng thời, nhà tâm lý học Mỹ
T.Sibutanhi cũng làm rõ khái niệm liên lạcnhư là một hoạt động mà nó chế định sự phối
hợp lẫn nhau và sự thích ứng hành vi của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp hay
như là sự trao đổi hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp hành động.
Ông viết: “Liên lạc trước hết là phương pháp hoạt động làm giản đơn hoá sự thích ứng
hành vi lẫn nhau của con người. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên lạc
khi con người sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”.
Các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở sự mô tả bề ngoài của hiện tượng giao tiếp.
Cũng có nhiều ý kiến phản đối những cách hiểu trên, chẳng hạn như nhà nghiên
cứu người Ba Lan Sepanski đưa ra sự phân biệt giữa tiếp xúc xã hội và tiếp xúc tâm lý
(không được phép đồng nhất giữa liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau). Đồng quan điểm với
ông có một số nhà nghiên cứu khác như P.M.Blau, X.R.Scott…
Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ cũng rất quan tâm tập trung vào nghiên cứu hiện
tượng giao tiếp. Có một số khái niệm được đưa ra như giao tiếp là sự liên hệ và đối xử
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 7
lẫn nhau (Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8, trang 523 của Nxb Matxcơva); giao
tiếp là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc (L.X.V¬gôtxki). Còn X.L.Rubinstein lại

khảo sát giao tiếp dưới góc độ hiểu biết lẫn nhau giữa người với người.
Trường phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết cũng đưa ra một số khái niệm về giao
tiếp như là một trong ba dạng cơ bản của hoạt động con người, ngang với lao động và
nhận thức (B.G.Ananhev); giao tiếp và lao động là hai dạng cơ bản của hoạt động của
con ngöời (A.N.Lêônchep); và giao tiếp là một hình thức tồn tại song song cùng hoạt
động (B.Ph.Lomov).
Một nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Fischer cũng đưa ra khái niệm về giao tiếp
của mình: Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các dạng thức ứng xử
rất khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy, không có sự đối lập giữa giao
tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời: giao tiếp là một tổng thể toàn vẹn.
I.2.1. Ở Việt Nam
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Vũ Dũng. Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát
triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp bao gồm
hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri
giác và tìm hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía cạnh chính: Giao lưu, tác động tương
hỗ và tri giác
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện. Giao tiếp là quá trình
truyền đi, phát đi một thông tin từ một người hay một nhóm cho một người hay một
nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác). Thông tin hay thông điệp
được nguồn phát mà người nhận phải giải mã, cả hai bên đều vận dụng một mã chung.
Theo “Tâm lý học đại cương” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao tiếp là
quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích nhận thức, thông qua sự
trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
Theo “Tâm lý học xã hội” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao tiếp là sự tiếp xúc
trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế, trang phục…
Như vậy, có rất nhiều đinh nghĩa khác nhau về giao tiếp, mỗi tác giả tuỳ theo
phương diện nghiên cứu của mình đã rút ra một định nghĩa giao tiếp theo cách riêng và
làm nổi bật khía cạnh nào đó. Tuy vậy, số đông các tác giả đều hiểu giao tiếp là sự tiếp
xúc tâm lý giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm…Giao tiếp
là phương thức tồn tại của con người.

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Mụn : Ngh Thut Giao Tip Trang 8
Núi túm li : cú rt nhiu cỏch nh ngha khỏc nhau v giao tip, v nh vy
dn n rt nhiu phng phỏp tip cn, nghiờn cu cỏc vn v giao tip. Cỏc quan
im trờn õy cũn nhiu im khỏc nhau nhng ó phn no phỏc ha nờn din mo b
ngoi ca giao tip. Giao tip v hot ng khụng tn ti song song hay tn ti c lp,
m chỳng tn ti thng nht, chỳng l hai mt ca s tn ti xó hi ca con ngi.
Giao tip c coi nh:
Qỳa trỡnh trao i thụng tin
S tỏc ng qua li gia ngi vi ngi.
-S tri giỏc con ngi bi con ngi.
II/ Cỏc yu t nhaọn thửực aỷnh hửụỷng quỏ trỡnh giao tip
Vi s nghiờn cu ca nhiu ngnh khoa hc khỏc nhau nh tõm lý hc, xó hi
hc, kinh t hc, ngụn ng hc, y hcc bit vi s phỏt trin ca tin hc v iu
khin hc, khỏi nim giao tip khụng ch n thun nh mt quỏ trỡnh truyn t thụng
tin t mt im phỏt ti mt im thu. quỏ trỡnh giao tip phỏt huy c hiu qu cao
nht thỡ phi tớnh n cỏc yu t tham gia trong giao tip
Theo Giỏo trỡnh tõm lý hc xó hi - PGS.TS Trn Th Minh c ch biờn thỡ
cú by yu t tham gia vo quỏ trỡnh giao tip. Chỳng tụi im qua v ch i sõu vo ni
dung giao tip
2.1 Ch th giao tip
L con ngi c th tham gia vo quỏ trỡnh giao tip: mt ngi hay nhiu ngi
- ú l ai - vi nhng c im sinh lý, tõm lý v xó hi ra sao? Tri thc v trỡnh hiu
bitnh th no? Tt c cỏc c im ca ch th giao tip u nh hng n hiu
qu giao tip.
Giao tip ngi - ngi thỡ c hai u l ch th giao tip v u l i tng
giao tip, vai trũ ny c chuyn i linh hot thng xuyờn trong quỏ trỡnh giao tip.
H khụng ch l ngi núi v ngi nghe vỡ mi giỏc quan u tham gia vo quỏ trỡnh
ny, t dỏng iu, c ch, ỏnh mt, v mt, thm chớ c mựi nc hoa
2.2. Mc ớch giao ti

Nhm tho món nhu cu no - nhu cu trao i thụng tin, nhu cu chia s tỡnh cm, nhu
cu tip xỳc gii trớ, nhu cu c khng nh trc ngi khỏc
SVTH: Nguyn Th Hng Giang GVHD: Trng Tn Ti
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 9
2.3. Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp là những vấn đề mà chủ thể đề cập đến khi giao tiếp với
người khác.
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp thể hiện ở thông tin cần
truyền đạt. Thông tin cần phải được cấu trúc như thế nào để nó phản ánh được đúng nội
dung cần truyền đạt, cũng như đến được người thu với kết quả cao nhất. Đối với các chủ
thể giao tiếp, thông tin có thể đã biết hoặc chưa biết, muốn biết hoặc không muốn biết.
Nội dung thông tin có thể đem lại điều tốt lành hoặc gây thất thiệt hoặc chỉ đơn giản là
một điều thông báo…
Trong nội dung giao tiếp người ta thường chia ra hai loại: nội dung tâm lý và nội
dung công việc.
2.3.1. Nội dung tâm lý trong giao tiếp
Nội dung tâm lý trong giao tiếp bao gồm các thành phần cơ bản là nhận thức,
thái độ xúc cảm và hành vi.
Ở bất kỳ một cuộc giao tiếp nào giữa con người với con người đều để lại trong
chủ thể và đối tượng giao tiếp một phẩm chất nhất định về nhận thức. Nội dung nhận
thức trong giao tiếp rất phong phú, đa dạng và sinh động. Thông qua giao tiếp để người
ta trao đổi vốn kinh nghiệm, tranh luận về quan điểm, thái độ. Sau mỗi lần giao tiếp mọi
thành viên đều nhận thức thêm được những điều mới mẻ. Thông qua giao tiếp để người
ta truyền đạt và lĩnh hội những tri thức về tự nhiên, xã hội. Cũng chính thông qua giao
tiếp để người ta hiểu biết lẫn nhau.
Như vậy, nội dung nhân thức có thể xảy ra trong suốt cả quá trình giao tiếp hoặc
chỉ xẩy ra mạnh mẽ tại thời điểm gặp gỡ. Dù ở thời điểm nào thì kết thúc quá trình giao
tiếp cũng đưa lại cho con người một nhận thức, một hiểu biết mới.
Thành phần thái độ cảm xúc: Từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến rồi đến kết
thúc của một quá trình giao tiếp đều biểu hiện một trạng thái xúc cảm nhất định của chủ

thể và đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp, ngoài sự định hướng về hình thể, nội dung
giao tiếp, con người bao giờ cũng thể hiện thái độ của mình trước khi bắt đầu tiếp xúc:
Thiện chí, hữu nghị hay lãnh đạm, thiếu quan tâm…Những thái độ cảm xúc này mang
tính định hướng cho quá trình giao tiếp, chúng thay đổi cùng với nội dung và hoàn cảnh
giao tiếp, có thể từ thiện chí đến không thiện chí, từ thờ ơ đến quan tâm…
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 10
Hành vi, một nội dung tâm lý quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nó được biểu
hiện qua hệ thống những vận động của đầu, chân tay, nét mặt, ánh mắt, miệng, ngôn
ngữ…sự vận động của toàn bộ những bộ phận trên hợp thành hành vi giao tiếp. Tất cả những
hành vi đó đều chứa đựng một nội dung tâm lý nhất định trong một hoàn cảnh cụ thể.
2.3.2. Nội dung công việc.
Nội dung công việc trong giao tiếp chỉ tính chất mối quan hệ xã hội. Nội dung
công việc trong giao tiếp chỉ tính chất mối quan hệ xã hội. Nội dung công việc mang tính
chất tạm thời, vụ việc xẩy ra trong quan hệ con người với con người. Bất kỳ một tiếp xúc
nào giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp đều tìm thấy một.nội dung nhất định. Ngay trong
nội dung công việc cũng phải có nội dung tâm lý biểu hiện. Công việclà sự biểu hiện bên
ngoài, công việc thực hiện tốt hay không tốt được các nội dung tâm lý hướng dẫn, kích
thích như là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm trực tiếp.
Giao tiếp trong công việc bao giờ cũng mang tính chất hoàn cảnh, tình huống,
xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng chính thái độ và hành vi ứng xử của chủ thể và đối
tượng giao tiếp ở những tình huống này chứa đựng một bản chất thực vốn có của mọi
người.
Như vậy, nội dung giao tiếp có thể luôn được thể hiện ở bất kỳ một quá trình
giao tiếp nào, đó là một trong những đặc trưng của giao tiếp.
Nội dung giao tiếp chịu ảnh hưởng của lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính…của các chủ thể
giao tiếp. Ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp cũng như
trạng thái tâm lý của chủ thể. Phương tiện giao tiếp được thể hiện thông qua các hệ thống
tín hiệu giao tiếp ngôn ngữ (gồm tiếng nói và chữ viết) và giao tiếp phi ngôn ngữ (nét
mặt, giọng nói, cử chỉ, tư thế…)

2.4. Hoàn cảnh giao tiếp
Là bối cảnh trong đó diễn ra quá trình giao tiếp, bao gồm cả khía cạnh vật chất
và khía cạnh xã hội.
Khía cạnh vật chất thí dụ như địa điểm, kích thước không gian gặp gỡ, số người
hiện diện, khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc đồ vật xung quanh…Đây là những khía
cạnh nằm bên ngoài các đối tượng đang giao tiếp
Khía cạnh xã hội ví dụ như mục đích giao tiếp, quan hệ giao tiếp
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 11
2.5. Kênh giao tiếp
Là đường liên lạc giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Vì vậy phải tổ chức kênh
sao cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả nhất. Thí dụ: Kênh giao tiếp là thị giác thì
cần phải cấu trúc bài viết ra sao và làm thế nào để đối tượng giao tiếp nhìn thấy rõ các
chữ viết…
2.6. Quan hệ giao tiếp
Thể hiện mối tương quan giữa các chủ thể giao tiếp. Chẳng hạn như mức độ thân
sơ, vai vế, uy tín, địa vị xã hội, tuổi tác… giữa họ.
2.7.Giao tiếp Phi Ngôn Ngữ !
Chủ đề Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ là một chủ đề rộng và sâu về những cách thức
giao tiếp ngoài lời nói ; nhiều nhà ngôn ngữ học trên Thế Giới đã nghiên cứu và nhận
định : Lời nói có thể không phải là tất cả …
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng
những buổi diễn thuyết, bữa tiệc hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém
hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ.
Không phải lúc nào con người ta cũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ
của mình. Một chàng trai đã từng viết "chỉ cần nắm tay, hai mắt gặp nhau và một nụ hôn
nhẹ là đã có ý nghĩa với anh hơn cả ngàn lời nói"
Chỉ cần tinh tế một chút trong giao tiếp chúng ta sẽ nhận ra ngay chúng ta không
chỉ giao tiếp bằng lời nói mà bằng cả ngôn ngữ của cơ thể. Martin Luther đã từng nói
"đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy nghe những gì bàn tay anh ta nói"

Phải đến thế kỉ 20 giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một cách thực sự.
Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các cử chỉ hành động của cơ thể như nét
mặt, cách nhìn, điệu bộ,và khoảng cách giao tiếp. Có rất nhiều học thuyết nghiên cứu về
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 12
loại hình giao tiếp này nhưng nổi bật nhất vẫn là học thuyết tâm lí tinh thần và học thuyết
hành vi cư xử
Trong học thuyết tâm lí tinh thần các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người dù
ở bất cứ một nền văn hoá nào cũng đều có 6 trạng thái tâm lí (hạnh phúc, buồn khổ, giận
dữ, sợ hãi, ghét, ngạc nhiên) và tất cả các trạng thái tâm lí đó đều do sự chi phối của não
tạo ra những thay đổi trên mặt nhưng theo hai dạng là tự nhiên và xã giao có mục đích
Trong một thử nghiệm về ảnh hưởng của não đến các nét mặt của con người,
thực nghiệm đã cho thấy khi các cơ mặt bị tê liệt người ta không thể cười có mục đích
(như để tạo sự thân mật) nhưng vẫn có thể cười một cách tự nhiên khi có điều làm họ bất
ngờ. Và ngược lại cũng có trường hợp một người có thể cười một cách xã giao nhưng lại
không thể cười một cách thoải mái được.
Tuy nhiên, học thuyết này lại nêu ra nhiều điều tranh cãi. Trên đây chỉ là những
từ ngữ được qui ước để chỉ các trạng thái tâm lí, bản thân các trạng thái tâm lí này lại
không được định nghĩa một cách rõ ràng, chính thức thông qua bất cứ loại hình sách vở
nào.
Còn đối với học thuyết hành vi cư xử, các nhà khoa học lại cho thấy không có mối
xúc cảm cơ bản cũng như không có các biểu hiện cơ bản mà đơn giản chỉ là những hành
vi cư xử mang mục đích xã hội. Nét mặt chính là biểu hiện của những việc chúng ta
muốn làm hay có ý định làm
Có thể lấy ví dụ trạng thái tức giận (như học thuyết tâm lí tinh thần đã nêu) chính
là sự mô tả về hành vi sẵn sàng để tấn công đối thủ. Nhưng nói một cách khác, không
phải lúc nào cử chỉ của con người cũng mang thông điệp hay chủ đích như vậy. Giả sử
như chúng ta đang rất chăm chú đến chương trình biểu diễn nhưng bất chợt chúng ta
ngáp, điều này lại khiến cho ban tổ chức nghĩ rằng chúng ta cảm thấy chán, buồn ngủ với
nội dung chương trình.

Giao tiếp phi ngôn ngữ mang trong mình rất nhiều thông điệp về các mối quan
hệ con người. Một đứa trẻ chỉ cần nhìn cử chỉ của mẹ là đã có thể biết người đang nói
chuyện với mẹ là bạn mẹ hay người lạ. Cũng như vậy trong một gia đình những nét mặt,
ánh mắt của người chồng hay người vợ cũng nói lên gia đình đó có hạnh phúc hay
không. Do vậy trước khi giao tiếp hay muốn tìm hiểu về những người xung quanh
thì không thể bỏ qua những biểu hiện này
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 13
. Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng
những buổi diễn thuyết, bữa tiệc hay chỉ đơn thuần là các buổi nói chuyện sẽ trở nên kém
hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ. Bạn mở đầu bài nói của mình bằng một
cử chỉ hài hước thì chắc chắn không khí hội trường sẽ thay đổi và cơ hội thành công của
bạn sẽ cao hơn.
Trong một nghiên cứu mới đây, có đến 90% sự mở đầu của các bài diễn thuyết
có kèm điệu bộ của cơ thể. Mỗi điệu bộ này lại có ý nghĩa rất phong phú. Riêng tư thế
của đầu đã bao hàm các dấu hiệu của sự đồng thuận hay không hoặc cũng có thể thay
cho các từ như rất "nhiều", "sẵn sàng", "tất cả mọi người" hay "tất cả mọi thứ". Trên thực
tế, chính từ ngữ và điệu bộ đã cùng tạo nên nghĩa của câu
. Giao tiếp phi ngôn ngữ chính là một cách để những người không có khả năng
nói giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. Họ dùng tay và các hành động của cơ thể để trao
đổi thông tin và tình cảm của mình. Họ không còn thấy tự ti và mở rộng lòng mình hơn
với mọi người
Giao tiếp phi ngôn ngữ đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong cuộc
sống của con người. Chúng giúp cho giao tiếp của chúng ta thêm hoàn thiện và phong
phú. Nếu nắm bắt được những chi tiết của cuộc sống, sẽ chẳng có ai coi thường, phớt lờ
những nét mặt, ánh mắt hay điệu bộ của người khác. Mỗi hành vi xã hội đều được dạy và
được học, hãy nắm bắt nó như một kĩ năng sống.
Cuộc sống của chúng ta là những quá trình tìm tòi và học hỏi. Không chỉ có
những điều lớn lao mới nên tiếp thu mà hãy nên bắt đầu từ những điều nhỏ bé mà quan
trọng. Hãy nhìn cuộc sống xung quanh một cách kĩ lưỡng hơn đi bạn sẽ nhận thấy mình

biết được những gì.
III/ Nguyên tắc ứng xử:
1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu:
Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta
thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được dù
chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác định
được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó. Con
người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ
mắc sai lầm trong giao tiếp.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 14
Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử là hãy tiếp cận với con
người ở góc độ không tốt, không xấu.
Ở nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành công, ta tạm
chia thành các bước sau:
 Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
 Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người. Thấy cái
mạnh, lợi thế của ta (cái ta có mà người không có).
 Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).
 Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng
tác, tương lai của sự cộng tác đó.
 Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình.
2. Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu:
Điều khó nhất trong giao tiếp ứng xử là đối tượng thờ ơ, không có nhu cầu. Bạn
sẽ ứng xử như thế nào khi đối tượng không muốn nói chuyện, không muốn nghe bạn can
ngăn, không muốn hợp tác với bạn v.v ?
Hãy gợi trí tò mò hoặc cho họ thấy cái lợi, cái vui mà bạn đang có, còn người ấy
đang thiếu, đang cần.
Chỉ cho họ bằng cách nào đó, thấy tia hy vọng vào kết quả, gây thiện cảm, tạo sự
tin tưởng.

Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ không có
lùi, ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào đó đã được hình thành.
Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang tiến hành.
Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp.
Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới ủng hộ.
Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất, có thể tạo ra
những vấp ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phòng tính tự kiêu.
Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi người phải biết ứng biến và điều
quan trọng hơn là hãy tìm cho được sơ đồ đi tới thành công riêng của mình.
2.1. Giai đoạn trước khi giao tiếp:
 Xác định mục đích, làm quen đối tượng và gây ấn tượng tốt
 Đánh giá đối tượng, hoàn cảnh:
 Sở thích,thói quen, cá tính.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 15
 Thời gian, không gian cuộc gặp.
 Có hay không có người giới thiệu.
 Lựa chọn phương án ứng xử:
 Tìm cớ làm quen cho hợp lý, tế nhị.
 Ngôn ngữ, cử chỉ dễ cảm mến.
 Văn phong gần gũi, không quá trịnh trọng nhưng cũng không suồng sã.
 Tính trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để ứng xử nhanh.
2.2. Giai đoạn giao tiếp:
Nên :
 Phá bầu không khí xa lạ bằng việc hỏi han hoặc những câu nói đùa.
 Tìm chủ đề chung, ít chạm đến quan điểm cá nhân.
 Nói ít về mình. Chú ý quan sát cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của đối phương.
 Giới hạn cuộc giao tiếp trong phạm vi vừa đủ, dừng đúng lúc.
 Nêu ra những câu hỏi thăm dò, chủ động gợi chuyện.
 Tự tin.

Không nên:
 Vội vã đi vào vấn đề chính.
 Đặt những câu hỏi liên quan nhiều đến cá nhân.
 Nói nhiều về mình, dốc bầu tâm sự, nói thẳng về mình khi đối phương đặt những
câu hỏi thăm dò.
 Chuyện lan man, kéo dài cuộc giao tiếp.
 Khích bác hoặc công kích nói xấu một ai đó.
 Rụt rè, lảng tránh, ấp úng.
3. Tình huống cần đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa:
Dân gian có câu:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối của đối phương, không nên đáp lại bằng
những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng chứa
đựng những ý nghĩa sâu xa.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 16
4. Tình huống phải chuyển bại thành thắng:
Trong cuộc sống đời thườnng nhiều khi ta bị đẩy vào tình huống bất lợi, có nguy
cơ thất bại, lúc đó đòi hỏi phải bình tĩnh, suy nghĩ ngay đến những hậu quả xấu nhất có
thể xảy ra (chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chấp nhận). Tìm xem có cách gì để hạn chế mức
thấp nhất những tác hại (ví dụ: điều gì đã đẩy ta vào tình thế bất lợi, có cách nào tạo
được kế hoãn binh có vẻ ít liên quan, nhưng nếu được "địch thủ" sẵn sàng chấp nhận thì
chính điều có vẻ không liên quan đó có thể thay đổi tình thế ).
5. Tình huống dùng hài hước:
"Khi bạn nổi cáu ta hãy đùa lại một câu" (Laphôngten).
Hài hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là
"chiếc van an toàn" cho mọi cuộc xung đột, là chìa khóa để mở "cánh cửa lòng". Lời đối
đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại hiệu
quả lớn hơn nhiều. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười hoặc một lời đối đáp có nội dung,

cách nói hài hước thường làm cho không khí vui nhộn, điều tiết được tình cảm, nhắc
khéo người khác mà không làm họ bực mình. Tất nhiên cũng không nên lạm dụng nó.
Quy luật phổ biến của truyện hài hước là mở đầu dẫn dắt và hình thành làm cho
người ta nghi vấn. Người kể nên có ngữ điệu bình thường, sau đó tăng thêm tình tiết nghi
hoặc và giải quyết bất ngờ.
6. Tình huống phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết:
Trong cuộc sống có trường hợp không thể quanh co, bóng gió, tế nhị mà phải
bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết. Lúc đó phải diễn
đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí và lòng tin ở bản thân. Đối
với những vấn đề then chốt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn đo làm cho người nghe
cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự. Tất nhiên để nói bằng cách này cần phải suy nghĩ, cân
nhắc thật kỹ càng.
7. Tình huống nói ẩn ý bằng ngụ ngôn:
Trong giao tiếp khi cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp
hoặc cảm thấy dễ bị phản ứng, không tiện nói thẳng ra, thì người ta thường dùng phương
pháp ẩn ý bằng ngụ ngôn. Tức là chọn những câu chuyện ngụ ngôn có nội dung ẩn ý bên
trong phù hợp với mục đích khuyên răn, thuyết phục của mình để kể cho đối phương
nghe.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 17
Cái lợi của phương pháp này là người nghe phải suy nghĩ mới hiểu hết cái ẩn ý
bên trong đó. Bản thân câu chuyện sẽ đưa ra những lời khuyên sâu sắc chứ không phải
người kể chuyện, do đó không có lý do để nổi khùng, tự ái hoặc mặc cảm.
Tuy nhiên để dùng phương pháp này có hiệu quả, người dùng phương pháp này phải am
hiểu câu chuyện phù hợp với trình độ người nghe, nếu người nghe không hiểu gì cả, sẽ
không có tác dụng.
8. Tình huống phản bác khéo những yêu cầu vô lý ở người khác:
Cũng có lúc bạn gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những đòi hỏi vô
lý không thể thực hiện được. Trước những tình huống đó nhiều khi ta không thể bác bỏ
thẳng thừng vì chạm lòng tự ái hoặc người không thỏa mãn với ta rồi tiếp tục quấy rối

nữa và cách đó cũng chưa làm cho người tự nhận thấy được những đòi hỏi của họ là vô
lý.
Vậy ta sẽ xử lý thế nào trong trường hợp đó? Tốt nhất là hãy thừa nhận đã, sau
đó khéo léo chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng có thể cảnh tỉnh
người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó cứ giữ nguyên
ý kiến, nhắm mắt hành động. Chú ý ngôn ngữ không nên gay gắt nhưng tỏ ra cương
quyết.
9. Tình huống thừa nhận trước để chuyển hướng sau:
Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là cấp
trên, người lớn tuổi, cha mẹ thì bạn sẽ xử sự như thế nào? Việc thuyết phục để đối
phương nghe theo mình, có nghĩa là chấp nhận ý kiến của mình cũng đòi hỏi phải có một
nghệ thuật nhất định.
Bạn chớ phản đối và phê phán các ý kiến của đối phương. Bạn hãy tiếp thu ý
kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự
cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của bạn. Song phải nắm
vững nguyên tắc không được tỏ thái độ của mình ngang bằng với đối phương để tiếp sau
đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận của đối phương, làm họ bằng
lòng tiếp thu ý kiến của bạn.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 18
10. Tình huống cần bạn đồng minh:
Khi tranh luận trước nhiều người cần thể hiện quan điểm, bạn nên chú ý đầy đủ
đến thái độ của những người xung quanh, cần động viên được nhiều người nghe và ủng
hộ quan điểm của mình. Nếu người nghe ủng hộ ta, đồng tình với quan điểm của ta đang
trình bày, sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn, một sức ép tinh thần làm đối phương không
phản kích lại được.
Chẳng hạn khi đang xếp hàng có người chen ngang, bạn lợi dụng thái độ của số
đông mọi người xung quanh để gạt người đó ra khỏi hàng là hợp lý nhất.
11. Tình huống không nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận:
Trong quan hệ giữa người với người, tranh luận là một điều hết sức bình thường

và không thể tránh được. Không có tranh luận, điều phải trái không được phân định.
Không thể coi tranh luận là một thói xấu mà hạn chế nó.
Song tranh luận có thể dẫn đến sự không thoải mái hoặc đôi khi xung đột. Tranh
luận có phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt là điều chúng ta cần chú ý học hỏi.
Một là : khi tranh luận nên có thái độ thật công bằng, đừng làm tổn thương đến
lòng tự ái của người kia. Sự phê phán, bình phẩm người khác không thể quá một giới hạn
nhất định, nếu không có thể làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có.
Hai là : giọng nói phải mền mỏng, thật lòng. Trong tranh luận phải tỏ ra tôn
trọng nhau, làm sao cho người cùng tranh luận tin rằng tranh luận thật là có ích. Trong
tranh luận nhiều khi người thắng không hẳn đã là nhiều lý lẽ biết hùng biện, mà có thể là
người có thái độ đúng mực và chân thực nhất.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 19
Ba là : tranh luận phải có mục đích rõ ràng. Tranh luận nên xoay quanh những
điều cần giải quyết.
12. Tình huống cần thuyết phục bằng hành động:
"Mọi lý thuyết đều màu xám
Còn cây đời mãi mãi xanh tươi”
Trong giao tiếp, khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe ý kiến của mình
bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để thuyết phục. Thuyết phục bằng hành động
thường hiệu quả lớn nhất. Thông qua việc làm, hành động cụ thể, ta có thể làm cho đối
phương thay đổi cách nghĩ, tình cảm, thái độ, chấp nhận ý kiến của ta.
Bạn là một cán bộ phong trào thanh niên. Bạn muốn tổ chức các hoạt động văn
hóa thể dục thể thao thanh niên nhưng các cấp lãnh đạo ở địa phương chưa tin tưởng vào
khả năng của bạn, chưa tạo điều kiện mọi mặt để bạn làm việc. Bạn đừng nản chí và
cũng đừng dùng lời nói để thuyết phục. Hãy cố gắng tạo ra một vài việc làm cụ thể có
hiệu quả. Từ sự thành công đã đạt được, tận dụng thời điểm gây hưng phấn cao rồi đưa
ra những kiến giải hợp lý với các cấp lãnh đạo.
Như vậy, mục đích và kết quả hoạt động đạt được và mối quan hệ ảnh hưởng của
bạn phát triển tốt hơn.

Khi vận dụng phương pháp này bạn cần lưu ý:
 Mục đích hoạt động phải rõ ràng, không vụ lợi.
 Có kế hoạch hành động chi tiết, tính đến các điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự
thành công, bước đầu tiên tránh thất bại.
 Tạo dư luận ủng hộ để gây sức ép hoặc quy tụ sức mạnh.
 Làm thử để chứng minh, rút kinh nghiệm.
 Tạo quan hệ gần gũi tin cẩn.
 Nếu ở vào tình huống các bậc "hụ huynh" của người yêu bạn còn chưa tin tưởng
và chấp nhận cho bạn yêu con của họ, thì bạn cũng có thể dùng phương pháp này để
đạt mục đích.
IV/ Những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử:
1. Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu thứ tự
hoặc luồng suy nghĩ của người đó.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 20
2. Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột, khó
hiểu đề tài nói chuyện của bạn. Không nên đưa những trọng tâm, những khái quát làm
người tiếp chuyện khó theo dõi mạch chuyện.
3. Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình nói.
4. Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp chuyện
có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá.
5. Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co, dài dòng,
gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi.
6. Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả.
7. Làm ra vẻ hiểu biết sâu rộng.
8. Phát triển câu chuyện không tập trung vào chủ đề chính làm cho người tiếp
chuyện cảm thấy nhàm chán.9. Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác để ép người
đó phải chuyển sang nói về đề tài mà bạn thích.
10. Thì thầm với một vài người trong đám đông.
11. Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy.

12. Chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách tùy tiện.
13. Đột ngột cao giọng.
14. Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ.
15. Dùng những từ đệm không cần thiết.
16. Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác.
17.Thông tin đơn giản và dễ hiểu
Nghĩa là bạn nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản; dùng từ ngữ dễ hiểu,
đơn nghĩa, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ
ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lối nói khách sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và
người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp
18.Tiếp nhận phản hồi
Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp.
Cả người nói và người nghe đều cần khuyến khích người kia phản hồi. Phản hồi giúp bạn
biết được người đối thoại có thực sự nắm bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có
hiểu đúng hay không. Từ đó bạn sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng,
tránh việc thực thi sai hoặc hiểu lầm.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 21
19.Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau
Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đều thấy rõ
ràng hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng, bạn trao đổi cởi mở hơn
và thẳng thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại giữa bạn và đối tác sẽ mang tính tương tác
nhiều hơn và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 22
C - KEÁT LUAÄN
Theo các kết quả khảo sát, thất bại trong giao tiếp thường không phải do khác
biệt văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ. Nhiều người vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp với
cấp trên hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ nói cùng một thứ tiếng và có chung một nền
văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giao tiếp hiệu quả nếu cả hai phía đều biết lắng

nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Giao tiếp không đơn thuần là một kỹ năng mà thực chất là
một nghệ thuật. Và bạn là một nghệ sĩ, một diễn viên, một người viết kịch bản đồng thời
là một đạo diễn tạo nên sự thành công của chính mình trước công chúng. Giao tiếp là
một kỹ năng đời thường và cũng là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Nói chuyện với
người khác, trao đổi thông tin với người khác là một việc không dễ và thật sự khó khăn
để bạn có thể tạo được ấn tượng với họ khi giao tiếp. Để giao tiếp hiệu quả với những
người xung quanh bạn cần :
Xác định rõ giao tiếp là một quá trình : Nhiều người mắc sai lầm khi quan
niệm cho rằng giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm. Do đó họ chỉ tập trung vào một
thời điểm nhất định mà vô tình bỏ qua các giai đoạn khác. Để tạo được lòng tin với đối
tác, với những người xung quanh bạn phải trải qua một quá trình, một quãng thời gian
nhất định. Quá trình giao tiếp bao giờ cũng phải có người nói và người nghe, là một chu
trình trong đó thông tin được truyền đạt từ người này sang người khác với độ chính xác
cao nhất.
Truyền đạt thông tin hiệu quả : Bản chất của giao tiếp hiệu quả là thiết lập các
mối quan hệ qua quá trình truyền đạt thông điệp hiệu quả. Một thông điệp đưa ra bao giờ
cũng có 3 lớp thông tin: thông tin bắt buộc, thông tin cần và thông tin nên. Có nhiều cuộc
giao tiếp thất bại khi người giao tiếp không xác định đâu là những thông tin bắt buộc và
cần thiết để truyền tải mà lại tập trung chia sẻ những thông tin không cần thiết hoặc
truyền tải quá dài dòng gây “bội thực nghe” cho người giao tiếp với mình. Để truyền tải
thông tin hiệu quả bạn cần tránh dùng các ngôn từ mang tính chất địa phương, từ lóng,
ngôn từ đa nghĩa và khó hiểu. Hãy truyền tải và tạo điều kiện tốt nhất cho người giao tiếp
với mình bằng những thông điệp đơn giản, cụ thể và rõ ràng.
Chủ động tìm hiểu thông điệp: Hiệu quả của quá trình giao tiếp không chỉ phụ
thuộc vào người nói mà còn phụ thuộc quan trọng vào người nghe. Nếu bạn là người
SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài
Môn : Nghệ Thuật Giao Tiếp Trang 23
nghe, bạn hãy chủ động trong quá trình tìm hiểu các thông điệp mà người nói muốn
truyền tải thông qua kỹ năng lắng nghe tích cực. Để lắng nghe hiệu quả điều đầu tiên bạn
cần chú ý là giữ một tâm thái học hỏi, không đánh giá hay thành kiến với người giao tiếp

với bạn. Lắng nghe chủ động cần phải có sự tập trung từ chính bạn. Bên cạnh đó yêu cầu
bạn phải tham gia, thấu hiểu và ghi nhớ được thông điệp của người nói. Thường xuyên
hồi đáp và tham gia vào việc phát triển thông điệp cũng là các bước mà bạn cần thực
hiện khi là người lắng nghe tích cực.
Loại bỏ các yếu tố gây nhiễu: Giao tiếp không phải bao giờ cũng diễn ra một
cách thuận lợi mà nhiều khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu. Xác định trước các
yếu tố gây nhiễu có thể xảy ra giúp bạn chủ động hơn trong việc loại bỏ các yếu tố này.
Các yếu tố gây nhiễu trong giao tiếp có thể đến từ tâm lý bị động của người nói, thái độ
thiếu tích cực của hai bên, các yếu tố từ môi trường hay các đặc thù văn hóa…Với mỗi
loại yếu tố gây nhiễu bạn cần đề ra các giải pháp phù hợp
Giải quyết các xung đột: Trong quá trình giao tiếp không tránh khỏi việc xảy ra
các bất đồng, mẫu thuẫn giữa các bên. Mâu thuẫn không phải ngẫu nhiên mà nó cũng là
một quá trình tích tụ. Bí quyết để giải quyết các mâu thuẫn đó khi bạn gặp phải hãy chủ
động đặt mình vào vị trí người khác hay “hãy đi đôi giầy của đối tác”. Đặt mình vào vị
trí người khác sẽ giúp bạn thấu hiểu cách nhìn nhận vấn đề của họ. Lắng nghe và đặt câu
hỏi cũng là kỹ năng mà bạn cần vận dụng trong quá trình giao tiếp giải quyết xung đột.
Khi tự tin, bạn cảm thấy tự chủ và có quyền làm hoặc nói những điều cần thiết,
và có thể lựa chọn đúng lúc và đúng mức. Nhưng để phát biểu được những cảm tưởng,
bạn phải chú tâm và hiểu biết chính mình trước. Như thế bạn mới có thể nhận định được
những nhu cầu, mong muốn, và mối quan tâm của bản thân.
Như vậy, có rất nhiều đinh nghĩa khác nhau về giao tiếp, mỗi tác giả tuỳ theo phương
diện nghiên cứu của mình đã rút ra một định nghĩa giao tiếp theo cách riêng và làm nổi
bật khía cạnh nào đó. Tuy vậy, số đông các tác giả đều hiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm
lý giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm…Giao tiếp là phương
thức tồn tại của con người.

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang GVHD: Trương Tấn Tài

×