Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH HUYỆN THANH BA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.31 KB, 67 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH:

An sinh xã hội

BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

CCVC:

Công chức viên chức

ĐTNN:

Đầu tư nước ngoài

DN:



Doanh nghiệp

DNNQD:

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

HĐND:

Hội đồng nhân dân

NSNN:

Ngân sách nhà nước

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

THPT:

Trung học phổ thông


UBND:

Ủy ban nhân dân

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
2


3


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến cô Th.s Lê Thị Xuân Hương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình viết báo cáo thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Bảo hiểm, trường Đại
học Lao Động – Xã hội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong bốn năm học tập.
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào
đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo BHXH huyện Thanh Ba đã cho phép
và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại đơn vị. Em xin gửi lời cảm ơn đến
các cô chú, các anh chị trong đơn vị đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số
liệu.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô chú, anh chị trong BHXH huyện
Thanh Ba đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.

4



LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là chính sách sớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định
đời sống cho NLĐ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp
xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc.
BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ
khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ
tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà
nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ,
đồng thời góp phần bảm đảm an toàn xã hội.
Là một trong 3 bộ phận cấu thành nên hệ thống ASXH của mỗi quốc gia,
cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chính sách BHXH cũng ngày càng được
quan tâm, hoàn thiện hơn.
Ngày 26/01/1995, Chính phủ nước Việt Nam ban hành điều lệ BHXH.
Ngày 16/02/1995, BHXH Việt Nam được thành lập theo Nghị định
số19/CP.
Ngày 29/06/2006, Luật BHXH ra đời và chính thức có hiệu lực ngày
01/01/2007.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ khác nhau
lại có những văn bản sửa đổi, hướng dẫn cụ thể.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, cho đến nay, BHXH Việt Nam
đã có những bước phát triển nhất định và đang trên quá trình hoàn thiện, đảm
bảo thực hiện ngày một tốt hơn chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề
ASXH.
Thực tập tốt nghiệp là một sự kiện quan trọng trong suốt quá trình học tập,
nó giúp cho sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với các vấn đề thực tế bên ngoài
so với lý thuyết đã học tại trường. Vì vậy, em muốn tiến hành phân tích và củng
cố lại những kiến thức đã học, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành.

Bản thân em qua quá trình thực tập tại đơn vị đăng ký thực tập BHXH huyện
Thanh Ba cũng đã rút ra được nhiều kiến thức về chuyên ngành và kinh nghiệm
thực tế, phục vụ cho quá trình làm khóa luận tốt nghiệp và công tác sau này. Với
sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ nhân viên tại BHXH huyện Thanh Ba và
5


giáo viên hướng dẫn thực tập là cô Th.s Lê Thị Xuân Hương, em đã hoàn thành
tốt quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo thực tập theo yêu cầu.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần:
Phần I. Khái quát đặc điểm, tình hình chung tại BHXH huyện Thanh Ba.
Phần II. Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Thanh Ba.
Phần III. Nhận xét và kiến nghị.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức còn hạn chế nên những đánh
giá, phân tích của em chưa được sâu sắc dẫn đến còn nhiều thiếu sót. Kính mong
quý thầy (cô) đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

6


PHẦN I.
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI BHXH
HUYỆN THANH BA.
Khái quát tình hình chung tại BHXH huyện Thanh Ba.
Khái quát về điều kiện địa lý, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tại
huyện Thanh Ba.
Khái quát về điều kiện địa lý và đặc điểm tự nhiên của huyện Thanh Ba.
1.1.
1.1.1.

1.1.1.1.

Huyện Thanh Ba vốn thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây, được cắt về tỉnh
Hưng Hóa năm 189. Thời kỳ 1903 – 1968, thuộc tỉnh Phú Thọ. Thời kỳ 1968 –
1996, thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
Ngày 07/10/1995, huyện Thanh Hòa được tách ra thành 2 huyện là Thanh
Ba và Hạ Hòa. Huyện Thanh Ba khi đó gồm có thị trấn Thanh Ba và 25 xã: Chí
Tiên, Đại An, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Đông Lĩnh, Đông Thành, Đồng Xuân, Hanh
Cù, Hoàng Cương, Khải Xuân, Lương Lỗ, Mạn Lạn, Năng Yên, Ninh Dân,
Phương Lĩnh, Quảng Nạp, Sơn Cương, Thái Ninh, Thanh Hà, Thanh Vân,
Thanh Xá, Võ Lao, Vũ Yển, Yển Khê, Yên Nội.
Thanh Ba có diện tích 195,0343 km². Dân số hơn 11 vạn người, gồm các
dân tộc: Dao, Kinh, Cao Lan.
Thanh Ba là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, cách không
xa thành phố Việt Trì: trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh và là tuyến
hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng, có địa hình đồi gò xen kẽ
thung lũng tích tụ xâm thực, dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên địa bàn
huyện có sông Hồng chảy qua. Thanh Ba có than đá, đá vôi, vật liệu chịu lửa
nằm ở núi Thắm, Ninh Dân, Vũ Yển…;có lợi thế trồng cây trên đất bãi như:
ngô, dâu tằm, chuối; trồng cây công nghiệp; cây nguyên liệu; cây ăn quả và chăn
nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thủy sản...
Ngoài ra, Thanh Ba có thế mạnh trong khai thác khoáng sản (đá vôi, than,
vật liệu chịu lửa), chế biến khoáng sản (sản xuất xi măng, gốm, sứ, gạch
ngói…), chế biến nông sản (chè, rượu, bia,…), chế biến thủy sản và thực phẩm.
Trên địa bàn Thanh Ba có các tuyến tỉnh lộ: 314, 314B, 314C, 314D, 320C;
đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai; đường cao tốc Hà Nội - Vân Nam chạy qua.

7



1.1.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Thanh Ba.

Nhiệm kỳ 2010 – 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của
huyện đạt 5,33%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị tăng
thêm bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng của huyện có bước phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng
bình quân 5 năm đạt 5,7%
Sản xuất nông, lâm nghiệp – thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân
hằng năm theo giá trị tăng thêm đạt 5,71%; năng suất cây lương thực bình quân
đạt 53 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 42.700 tấn/năm. Hơn thế,
mô hình cánh đồng mẫu lớn được triển khai ở Thanh Ba đã mang lại hiệu quả
tích cực. Đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài để đưa sản xuất
nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa.Mô
hình cánh đồng mẫu lớn được triển khai ở Thanh Ba đã mang lại hiệu quả tích
cực
Giai đoạn 2010 – 2015, huyện Thanh Ba đã xác định xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông, thủy lợi, kiên cố hóa trường học là 1 trong 3 khâu đột phá, do
đó, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao
thông theo hướng cứng hóa. Hiện tỷ lệ cứng hóa đường giao thông của huyện là
53,8%. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường, lớp học, các thiết chế văn hóa, các
dự án điện nông thôn được đầu tư xây dựng, tu bổ phục vụ nhu cầu của nhân dân
trong huyện. Tổng số vốn đầu tư trong 5 năm qua là 5.735 tỷ đồng (tăng 3.413
tỷ so với nhiệm kỳ trước). Nhờ tích cực huy động và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực đầu tư, sau 5 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới,
trung bình huyện đạt 11,1 tiêu chí, tăng 6 tiêu chí so với năm 2010. Trong đó, xã
Đông Thành đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Phấn đấu
trong năm 2015, huyện Thanh Ba có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Song song với những thành tựu về kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội của

huyện cũng có bước phát triển khá. Quy mô, mạng lưới trường, lớp học được
duy trì ổn định. Hằng năm, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, số
học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm đều tăng. Mạng lưới
y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và tăng cường, chất lượng khám chữa
bệnh ngày một tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe cho bà con nhân dân trên
địa bàn. Các chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được quan
tâm và đạt kết quả tốt. Trong 5 năm, đã có hơn 10.000 lượt lao động được giải
quyết việc làm, trong đó xuất khẩu hơn 1.000 lao động, góp phần giải quyết việc
làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
8


Có thể khẳng định, những kết quả về kinh tế - xã hội của Thanh Ba đã thể
hiện năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ qua. Trong quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đề ra, Đảng bộ huyện luôn coi trọng
công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao trình độ chuyên môn
và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ 2010 – 2015 đã cử 16 cán
bộ đi học cao cấp lý luận chính trị, 345 cán bộ đi học trung cấp lý luận chính trị,
5 cán bộ đi học cao học… Toàn Đảng bộ hiện có 6.800 đảng viên sinh hoạt tại
48 chi, Đảng bộ cơ sở. Trung bình hằng năm có trên 75% tổ chức cơ sở Đảng
đạt trong sạch, vững mạnh, không có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém. Tỷ lệ đảng
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 81%.5 năm qua, huyện đã kết nạp thêm 160
đảng viên mới.
1.1.2.

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Thanh Ba.
Thời gian trước NĐ 19/CP BHXH là do Phòng Lao động Thương binh-Xã
hội và Liên đoàn Lao động quản lý. Hai cơ quan này đều thuộc ngành dọc được
phân cấp từ Trung ương đến địa phương.
Trong thời kì này do sự sắp xếp lại tổ chức và địa giới phòng tổ chức nên

huyện Thanh Ba được nhập vào và tách ra nhiều lần, do đó cơ quan quản lý về
BHXH cũng được tách ra và nhập theo phân chia địa giới hành chính.
Tháng 1 năm 1981 huyện Sông Lô được chia tách làm 2 huyện Đoan Hùng
và Hạ Hòa nhập với Thanh Ba thành huyện Thanh Hòa. Thời kỳ này cơ quan
quản lý BHXH là 59 xã, 7 nhà máy, 3 nông trường và 1 Viện nghiên cứu chè.
Tháng 10 năm 1995, BHXH huyện Thanh Hòa chính thức đi vào hoạt động.
Đến ngày 1 tháng 6 năm 1996 huyện Thanh Hòa tách ra làm 2 huyện Thanh
Ba và Hạ Hòa. Các cơ quan BHXH quản lý 26 xã ( phường, thị trấn), 24 đơn vị
hành chính sự nghiệp, 7 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp liên doanh nước
ngoài. BHXH huyện Thanh Ba được thành lập theo quyết định số 1623 BHXH/
QĐ- TCCV ngày 18 tháng 9 năm 1997 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, từ
đó BHXH Thanh Ba đã hoạt động sau gần 20 năm sát nhập.

1.1.3.

Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Thanh
Ba.
1.1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ.
BHXH huyện Thanh Ba là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Phú Thọ đặt tại
huyện Thanh Ba, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức
năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH và
quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện.
9


BHXH huyện Thanh Ba chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Giám đốc
BHXH tỉnh Phú Thọ, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của
UBND huyện Thanh Ba.
BHXH huyện Thanh Ba có tư cách pháp nhân, có trụ sợ đặt tại huyện lỵ, có
con dấu, tài khoản riêng.

BHXH huyện Thanh Ba là đơn vị dự toán cấp 3 giúp BHXH tỉnh, huyện
nhà về công tác BHXH, nhằm ổn định kinh tế chính trị.
Hướng dẫn người sử dụng lao động lập danh sách lao động đóng BHXH,
đôn đốc theo dõi việc thu nộp BHXH của người sử dụng lao động và người lao
động trên địa bàn huyện theo quy trình của BHXH Việt Nam.
Tiếp nhận kinh phí, danh sách và trực tiếp chi trả các chế độ BHXH cho
từng người được hưởng các chế độ BHXH trên địa bàn theo phân cấp của Tổng
Giám đốc BHXH Việt Nam và của Giám đốc BHXH tỉnh.
Tổ chức cấp sổ, ghi sổ thu BHXH đối với người lao động thuộc các cơ
quan, đơn vị sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện theo
hướng dẫn của BHXH Việt Nam và phân cấp quản lý thu do BHXH huyện giải
quyết .
Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới đại lý chi trả
BHXH cấp xã.
Thực hiện chế độ kế toán thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của
Nhà nước, hướng dẫn của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh.
Thực hiện thông tin tuyên truyền, giải quyết chế độ chính sách BHXH.
Quản lý CCVC, tài chính, tài sản, thuộc BHXH huyện theo phân cấp của
BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc BHXH tỉnh giao.
Những năm qua BHXH huyện đã được cấp trên giao chỉ tiêu kế hoạch thu,
chi và khai thác tăng thêm nguồn thu BHXH bắt buộc, mở rộng đầu mối thu các
doanh nghiệp tư nhân, BHYT học sinh sinh viên….đơn vị đã hoàn thành tốt,
nhiệm vụ cấp trên giao với những kết quả đó là: công tác thu, chi các chế độ
BHXH luôn hoàn thành vượt kế hoạch, nhất là công tác khai thác mở rộng tăng
thêm nguồn quỹ BHXH.

10



1.1.3.2.

Hệ thống tổ chức bộ máy.

BHXH huyện Thanh Ba được biên chế chính thức 17 cán bộ và được tổ
chức như sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Thanh Ba

Giám đốc

Phó Giám đốc

Bộ phận kế toán

Phó Giám đốc

Bộ phận thu

Bộ phận chính sách

(Nguồn: BHXH huyện Thanh Ba)
Chức năng, nhiệm vụ của thể của từng bộ phận như sau:
Giám đốc phụ trách chung: Là thủ trưởng cơ quan BHXH huyện phụ
trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH
trên địa bàn huyện, phụ trách trực tiếp công tác tài chính, chính sách tổ chức,
công tác đối ngoại, tổng hợp.
Phó Giám đốc: Là người có nhiệm vụ thường trực giúp cho Giám đốc. Phó
Giám đốc thay thế cho Giám đốc điều hành cơ quan khi Giám đốc đi vắng. Phó
Giám đốc trực tiếp phụ trách bộ phận thu của BHXH huyện.
Bộ phận kế toán: Có chức năng thực hiện tổ chức hạch toán, kế toán của

hệ thống BHXH huyện Thanh Ba theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận hồ sơ
danh sách chi trả và nguồn kinh phí do BHXH tỉnh lập chuyển về, tổ chức chi
trả cho người được hưởng, kiểm tra giám sát việc chi trả và thanh quyết toán với
cấp trên, hoặc các cơ sở y tế.
Bộ phận thu: Có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh
sách lao động, tiền lương đăng ký nộp BHXH, BHYT. Tổ chức phối hợp với các
11


ngành, các cấp địa phương thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời theo Luật BHXH,
Luật BHYT. Quản lý danh sách lao động, tiền lương và theo dõi sự biến động
tăng giảm. Hàng quý tiến hành đối chiếu công nợ với đơn vị, xác nhập kịp thời
trên sổ BHXH khi có thay đổi chức danh, địa điểm và mức đóng BHXH –
BHYT.
Bộ phận chính sách: Giải quyết các chế độ BHXH một lần, các chế độ
ngắn hạn như ốm đau, thai sản, dưỡng sức…Thực hiện nhiệm vụ trong quy trình
phối hợp nội bộ. Phụ trách theo dõi chi trả chế độ cho các xã.
1.1.4.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động của BHXH huyện Thanh Ba.
Cơ quan BHXH huyện Thanh Ba hiện tại có tổng số 17 cán bộ, trong đó có
1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và cán bộ công chức, viên chức là 14 đồng chí. Cơ
cấu và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, lao động của BHXH huyện
Thanh Ba được thể hiện dưới bảng sau đây:
Bảng 1.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động tại BHXH
huyện Thanh Ba (2014 - 2016)
Số lượng
(người)
01
12

02
01
01
17
02
07
09
11
6
17
11
6
17

Chỉ tiêu
Thạc sĩ
Đại học
Trình độ chuyên
môn
Trung cấp
Cao đẳng nghề
THPT
Tổng
Cao cấp
Trình độ lý luận
chính trị
Trung cấp
Tổng
Nam
Giới tính

Nữ
Tổng
Dưới 35 tuổi
Độ tuổi
Trên 35 tuổi
Tổng

Tỷ lệ số người
(%)
6
70,5
11,5
6
6
100
11,8
41,1
52,9
64,7
35,3
100
64,7
35,3
100

(Nguồn: BHXH huyện Thanh Ba)
Đơn vị mới đầu chỉ có 5 cán bộ CCVC, đến nay đã có 17 cán bộ. Trình độ
cao học có 01 người, đại học có 12 người, trình độ trung cấp có 02 người.
BHXH huyện là một chi bộ trực thuộc huyện ủy, tổng số có 9 Đảng viên chiếm
75% luôn là chi bộ trong sạch vững mạnh.

12


BHXH huyện luôn xác định yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố đầu tiên quyết
định đến sự thắng lợi, nên những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn cũng như lý luận chính trị luôn được BHXH quan tâm
đúng mức, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết và lâu dài trong suốt quá
trình thực thi nhiệm vụ. Tính đến nay đã có nhiều đợt cán bộ, viên chức được cử
đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ BHXH, BHYT; trên
90% cán bộ viên chức được đào tạo các lớp tin học, ngoại ngữ, quản lý Nhà
nước; 25% được đào tạo lý luôn chính trị từ trung cấp trở lên.
Cán bộ viên chức tại bộ phận tiếp nhận hồ hơ và trả kết quả của đơn vị
được lựa chọn từ các phòng nghiệp vụ, 100% đều là cán bộ trẻ, nhiệt huyết với
công việc, nắm vững chế độ chính sách. Vì vậy, mọi vướng mắc của các tổ chức,
cá nhân đều được cán bộ ở đây giải đáp thỏa đáng, đặc biệt đối với hồ sơ chưa
đầy đủ theo quy định, các đối tượng đã được cán bộ giải quyết cặn kẽ và ghi rõ
trong phiếu yêu cầu bổ sung.
1.1.5.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật tại đơn vị.

Trong năm qua, được sự quan tâm của BHXH tỉnh, HĐND, UBND huyện,
BHXH huyện đã được đầu tư xây dựng có khuôn viên, trụ sở rộng rãi, xanh,
sạch, đẹp, với đầy đủ tiện nghi phục vụ công việc cũng như tinh thần cho cán bộ
công chức trong đơn vị. Do vậy, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, công tác
BHXH, chấp hành và thực hiện tốt sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa
phương.
BHXH huyện đã không ngừng đẩy mạnh quá trình tin học hóa, ứng dụng
nhanh các phần mềm nghiệp vụ. Lãnh đạo cơ quan rất quan tâm chú trọng đến
công tác đầu tư trang thiết bị phương tiện công nghệ thông tin phục vụ công tác.

Cụ thể tư trang thiết bị phương tiện công nghệ thông tin của cơ quan BHXH
huyện Thanh Ba được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 1.2: Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan BHXH huyện Thanh Ba
(Đơn vị: Chiếc)
STT

Tên thiết bị

Số lượng
13


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Máy tính cá nhân
Máy chủ
Máy in
Máy photocoppy
Máy Scan

Máy chiếu
Ti vi
Điện thoại bàn
Máy lạnh
Máy lấy dấu vân tay
Máy tính xách tay

22
6
5
3
4
4
4
7
9
1
17
(Nguồn: BHXH huyện Thanh Ba)

Tính đến nay, đã có 100% cán bộ viên chức được trang bị máy vi tính để
ứng dụng nhanh các phần mềm nghiệp vụ vào quản lý các mặt hoạt động công
tác cũng như giải quyết chế độ chính sách cho người lao động. Để từng bước
đáp ứng được với tình hình mới, BHXH huyện đã xây dựng trang web của đơn
vị và tiến hành nối mạng nội bộ thực hiện việc tra cứu, trao đổi thông tin nghiệp
vụ và truyền nhận dữ liệu từ cấp trên được nhanh chóng, thuận tiện.
Hiện nay, BHXH huyện đã thực hiện có hiệu quả một số phần mềm do
trung tâm công nghệ thông tin, BHXH Việt Nam chuyển giao như: phần mềm
BHXH net; Mis BHYT; chương trình cấp quản lý thẻ BHYT; phần mềm hệ
thống thông tin quản lý thu…

1.2.

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển của
cơ quan BHXH huyện Thanh Ba.
1.2.1. Những thuận lợi cơ bản.
Kể từ khi thành lập đến nay, BHXH huyện Thanh Ba đã nhận được rất
nhiều sự chỉ đạo, quan tâm của BHXH tỉnh Phú Thọ, HĐND, UBND huyện
Thanh Ba về chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước trên lĩnh vực BHXH nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Cùng
với sự phối hợp của người dân địa phương cũng như các đơn vị sử dụng lao
động trên địa bàn đã giúp đỡ cho BHXH huyện Thanh Ba luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà BHXH tỉnh Phú Thọ giao cho, đảm bảo kịp thời quyền lợi cho
người tham gia BHXH.
Đảng và Nhà nước luôn có chính sách kịp thời về công tác BHXH, BHYT,
BHTN.
Đội ngũ cán bộ nhân viên luôn được trau dồi kiến thức về BHXH, được bổ
sung về số lượng và chất lượng, nhiệt tình và trách nhiệm đáp ứng yêu cầu
14


nhiệm vụ chuyên môn của ngành, luôn nỗ lực hết mình trong công việc và có sự
đoàn kết thống nhất cao trong tư tưởng cũng như trong thực hiện nhiệm vụ công
tác chuyên môn để đạt mục tiêu hiệu quả cao nhất có thể.
Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện đơn giản, gọn nhẹ, các cán bộ
nhân viên được phân công công việc phù hợp với năng lực, từ đó phát huy được
sở trường của mỗi người. Đây chính là cơ sở giúp cơ quan hoạt động một cách
có hiệu quả.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đã đáp ứng được khối lượng công việc
hiện có. Mỗi phòng ban đều được trang bị máy tính, máy in và những thiết bị
dụng cụ làm việc cần thiết.

Trụ sở làm việc của BHXH huyện được đặt gần trung tâm huyện Thanh Ba,
đây chính là điều kiện thuận lợi để các cán bộ nhân viên trong đơn vị làm việc
đúng giờ quy định. Còn nhân dân, NLĐ hay NSDLĐ đến giải quyết các thủ tục
BHXH, BHYT một cách thuận tiện.
Luật BHXH có hiệu lực thi hành đã tác động tích cực đến NSDLĐ và NLĐ
do đó các đơn vị sử dụng lao động đã nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ
và quyền lợi khi tham gia BHXH, BHYT làm cơ sở và điều kiện thuận lợi cho
ngành thực hiện tốt chế độ chính sách cho NLĐ.
1.2.2.

Những khó khăn vướng mắc.

Bên cạnh những thuận lợi mà BHXH huyện Thanh Ba có được trong quá
trình hoạt động thì BHXH huyện Thanh Ba cũng gặp phải không ít khó khăn:
Thanh Ba là một đơn vị hành chính cấp huyện nhưng có tới 1 thị trấn và 25
xã, địa bàn đi lại còn khó khăn. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì chủ
yếu ở quy mô vừa và nhỏ. Chính những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến
công tác thu – chi của ngành.
Biên chế đội ngũ cán bộ CCVC trong đơn vị còn thiếu, chưa đáp ứng yêu
cầu đề ra. Mặt khác, do mở rộng nhiều loại hình BHXH như: BHXH tự nguyện,
BHYT tự nguyện học sinh sinh viên, nhân dân, BHXH thất nghiệp.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ CCVC do chuyển đến
từ nhiều ngành nên chưa có sự đồng bộ, đặc biệt là khi áp dụng công nghệ thông
tin vào công tác quản lý.
Do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức tuân thủ chưa cao nên một số chủ sử
dụng lao động cố tình trốn tránh việc đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ.

15



Nhận thức của người dân về BHXH đặc biệt là BHYT tự nguyện còn nhiều
hạn chế nên chưa thấy hết được ý nghĩa nhân văn, nhân đạo của việc tham gia
BHXH, BHYT nên việc mở rộng đối tượng của ngành còn khó khăn.
Một số quy định về BHXH trong các văn bản pháp luật còn chưa cụ thể, rõ
ràng, các bước triển khai có quá nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, thêm
vào đó trong quá trình thực hiện thường xuyên thay đổi khiến cho công tác triển
khai và thực hiện các chế độ BHXH còn gặp không ít khó khăn.

PHẦN II.
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH HUYỆN THANH
BA GIAI ĐOẠN 2014 – 2016.

16


2.1.

Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, chế độ, pháp luật
BHXH.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin, tuyên truyền
đối với việc đưa chính sách BHXH vào thực tiễn cuộc sống; BHXH huyện
Thanh Ba đã luôn quan tâm tiến hành công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến
chính sách pháp luật về BHXH. Các hình thức tuyên truyền luôn được vận dụng
một cách linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả cho việc thực hiện BHXH.
Công tác tuyên truyền có nhiều tiến bộ: tham mưu với Huyện ủy, UBND
huyện tổ chức triển khai nhiệm vụ công tác BHXH, BHYT năm trên địa bàn tới
lãnh đạo với các ban ngành hữu quan; phối hợp với BHXH Việt Nam và BHXH
tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT tới
toàn bộ khối các trường cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn huyện; phối hợp với
Liên đoàn Lao động huyện tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật về BHXH tới

nhiều đơn vị sử dụng lao động; phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin huyện và
UBND các xã tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT tới các cụm dân cư…
Về tuyên truyền đại chúng: cơ quan BHXH huyện Thanh Ba đã tổ chức in
tài liệu cho các cán bộ phụ trách làm BHXH tại các đơn vị tham gia BHXH.
Hoạt động tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú:
qua tạp chí BHXH, tờ bướm, tuyên truyền định kỳ trên hệ thống thông tin đại
chúng, đến việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách BHXH…nhằm mục
đích giúp cho các cấp, các ngành, đơn vị sử dụng lao động và NLĐ nhận thức
sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BHXH. Dán pano, áp phích
của BHXH trên đường giao thông và ngay tại trụ sở nhằm phổ biến Luật BHXH,
BHYT tới đông đảo người dân. Phối hợp với đài truyền thanh truyền hình, các
trạm phát thanh, bài tuyên truyền phổ biến chính sách về BHXH, BHYT trên
Báo BHXH, Tạp chí BHXH, Báo Phú THọ và trang Web của BHXH tỉnh,
trường học để phổ biến Luật BHXH, BHYT. Ngoài ra, cán bộ BHXH luôn giới
thiệu, hướng dẫn NLĐ, cũng như các đơn vị tham gia truy cập vào website của
BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh…để tìm hiểu và cập nhật tốt nhất về cán văn bản,
nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật BHXH.
Các hình thức tuyên truyền của BXHH huyện Thanh Ba được thể hiện cụ
thể qua bảng sau:
Bảng 2.1: Hình thức tuyên truyền tại BHXH huyện Thanh Ba (2014 – 2016)
Năm
Hình thức

Đơn vị

2014
17

2015


2016


Bản tin

Số

22

76

125

Báo

Bài

23

32

65

Tờ rơi

Tờ

22.200

11.050


29.220

55

78

102

Băng rôn, khẩu
hiệu

(Nguồn: BHXH huyện Thanh Ba)
Từ bảng số liệu ta có thể thấy, BHXH huyện áp dụng nhiều hình thức đa
dạng để phục vụ công tác tuyên truyền và tần suất ngày càng tăng qua các năm,
cụ thể:
Hình thức bản tin năm 2014 là 22 số đến năm 2015 là 76 số (tăng 54 số),
tiếp tục đến năm 2016 là 125 số (tăng 49 số). Từ năm 2014 đến năm 2016, số
bản tin tăng lên 103 số tương ứng 82,4%.
Qua hình thức viết báo năm 2014 là 23 bài đến năm 2015 là 32 bài (tăng 9
bài), tiếp tục đến năm 2016 là 65 bài (tăng 33 bài). Từ 2014 đến năm 2016, số
bài tăng lên 42 bài tương ứng 64,6%.
Số tờ rơi năm 2014 là 22.200 tờ đến năm 2015 là 11.050 tờ (giảm 11.150
tờ), tiếp tục đến năm 2016 là 29.220 tờ (tăng 18.170 tờ). Từ năm 2014 đến năm
2016, số tờ rơi tăng lên 7.020 tờ tương ứng 24%.
Cùng với đó cán bộ BHXH huyện Thanh Ba được trau dồi phẩm chất, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần, vì người tham
gia và thụ hưởng mà phục vụ. Cán bộ BHXH đã dành phần lớn thời gian đến
từng đơn vị sử dụng lao động được phân công phụ trách để tuyên truyền, giải
thích, hướng dẫn và cùng cơ sở xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong

việc thực hiện chính sách cho NLĐ.

18


2.2.

Tình hình tham gia BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn huyện Thanh Ba
giai đoạn 2014 – 2016.
Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ CCVC, BHXH
huyện đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ cấp
trên giao. Ta có bảng thể hiện tình hình tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại
Thanh Ba sau đây:
Bảng 2.2: Tình hình tham gia BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn huyện
Thanh Ba (2014 – 2016)
Năm 2014
Chỉ tiêu

Đơn vị

NLĐ

Năm 2015

Năm 2016

Đơn vị

NLĐ


Đơn vị

NLĐ

(đơn vị)

(người
)

(đơn vị)

(người)

(đơn vị)

(người)

BHXH bắt
buộc

213

7.596

219

7.306

229


8.381

BHXH tự
nguyện

-

383

-

428

-

385

BHTN

213

6.587

219

6.559

229

7.465


BHYT

213

70.193

219

69.888

229

85.238

(Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Thanh Ba)
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy số đơn vị BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN
tăng từ 213 đơn vị (năm 2014) lên 229 đơn vị (năm 2016) – tăng 16 đơn vị. Từ
năm 2014 – 2016, số người tham gia BHXH, BHYT trên toàn huyện nhìn chung
có xu hướng tăng qua các năm, riêng BHXH tự nguyện có xu hướng biến động
không đều, cụ thể:
Số người tham gia BHXH bắt buộc tăng từ 7.596 người (năm 2014) lên
8.381 người (năm 2016), tăng 785 người tương ứng tăng 10,33%.
Số người tham gia BHXH tự nguyện tăng từ 383 người (năm 2014) lên 428
người (năm 2015) – tăng 45 người nhưng đến năm 2016 số người giảm 43
người xuống còn 385 người.
Số người tham gia BHTN tăng từ 6.587 người (năm 2014) lên 7.465 người
(năm 2016), tăng 878 người tương ứng tăng 13,33%.
19



Số người tham gia BHYT tăng từ 70.193 người (năm 2014) lên 85.238
người (năm 2016), tăng 15.045 người tương ứng tăng 21,43%.
Đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân chủ yếu: Ngay từ đầu năm
BHXH huyện Thanh Ba đã chủ động tích cực trong công tác mở rộng đối tượng
tham gia BHXH, BHYT. Đưa số đầu mối đơn vị sử dụng lao động khai thác tăng
thêm đáng kể. Kết quả đáng ghi nhận trong những năm qua, đối tượng tham gia
BHXH ngày càng mở rộng đến mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân
dân. Cùng với việc đổi mới công tác chỉ đạo điều hành trong đó tập trung nâng
cao vai trò tham mưu của cơ quan BHXH với cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương, BHXH huyện đã phối hợp chặt chẽ giữa phòng y tế, phòng Giáo dục,
phòng Lao động Thương binh-Xã hội, Liên đoàn Lao động huyện trong việc
thực thi chính sách BHXH, BHYT đối với NLĐ, nên đã đạt được nhiều kết quả
đáng khích lệ.
2.2.1.

Tình hình tham gia BHXH bắt buộc.

Theo quy định tại Điều 3 Luật BHXH: BHXH bắt buộc là loại hình BHXH
mà NLĐ và NSDLĐ bắt buộc phải tham gia. BHXH là bộ phận lớn nhất trong
hệ thống ASXH, là trụ cột cơ bản của ASXH cùng với đó việc quản lý đối tượng
tham gia là rất quan trọng, nhận thức được điều đó, BHXH huyện Thanh Ba đã
tích cực theo dõi, chú trọng vào đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, điều đó
được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Thanh
Ba (2014 – 2016)
NLĐ

NSDLĐ


Đối
tượng
thuộc
diện
tham gia
(người)

Đối
tượng đã
tham gia
(người)

2014

7.719

7.596

98,40

2015

7.422

7.306

2016

8.511


8.381

Năm

Tỷ lệ
tham
gia

Đối
tượng đã
tham gia

Tỷ lệ
tham
gia

(đơn vị)

(%)

217

213

98,16

98,44

223


219

98,20

98,47

233

229

98,28

(%)

Đối
tượng
thuộc
diện
tham gia
(đơn vị)

(Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Thanh Ba)

20


Nhìn chung qua các năm, đối tượng NLĐ và đơn vị sử dụng lao động thuộc
diện tham gia BHXH bắt buộc tiếp tục tăng, song tỷ lệ đối tượng đã tham gia so
với đối tượng thuộc diện tham gia đã được cải thiện nhưng chưa cao, cụ thể:
Năm 2014, số đối tượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là 7.596 người

chiếm tỷ lệ tham gia là 98,40%, trong khi số đối tượng NLĐ thuộc diện tham gia
là 7.719 người, vẫn còn 123 lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc tương ứng
với 1.6%. Số đối tượng NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc là 213 đơn vị chiếm
tỷ lệ tham gia là 98,16%, trong khi số đối tượng NSDLĐ thuộc diện tham gia là
217 đơn vị, vẫn còn 4 đơn vị chưa tham gia BHXH bắt buộc tương ứng với
1.84%.
Năm 2015, số đối tượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc giảm 290 người so
với năm 2014 còn 7.306 người chiếm tỷ lệ tham gia là 98,44%, trong khi số đối
tượng NLĐ thuộc diện tham gia là 7.422 người, vẫn còn 116 lao động chưa tham
gia BHXH bắt buộc tương ứng với 1,56%. Tuy số người tham gia BHXH bắt
buộc năm 2015 giảm so với năm 2014 nhưng tỷ lệ tham gia lại tăng 0,04% so
với năm 2014. Số đối tượng NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc tăng 6 đơn vị so
với năm 2014 là 219 đơn vị chiếm tỷ lệ tham gia là 98,20%, trong khi số đối
tượng NSDLĐ thuộc diện tham gia là 223 đơn vị, vẫn còn 4 đơn vị chưa tham
gia BHXH bắt buộc tương ứng với 1,8%.
Năm 2016, số đối tượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc tăng 1.075 người
so với năm 2015 là 8.381 người chiếm tỷ lệ tham gia là 98,47%, trong khi số đối
tượng NLĐ thuộc diện tham gia là 8.511 người, vẫn còn 130 lao động chưa tham
gia BHXH bắt buộc tương ứng với 1,53%. Số đối tượng NLĐ tham gia BHXH
bắt buộc tăng lên khá nhiều so với năm 2015 cùng với đó tỷ lệ tham gia cũng
tăng. Số đối tượng NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc tăng 10 đơn vị so với năm
2015 là 229 đơn vị chiếm tỷ lệ tham gia là 98,28% trong khi số đối tượng
NSDLĐ thuộc diện tham gia là 233 đơn vị, vẫn còn 4 đơn vị chưa tham gia
BHXH bắt buộc tương ứng với 1,72%.
Ta thấy tỷ lệ tham gia BXHH bắt buộc tại BHXH huyện Thanh Ba luôn đạt
tỷ lệ trên 98%, tuy nhiên vần còn một số đơn vị cũng như NLĐ chưa tham gia.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức tuân thủ chưa cao
nên một số chủ sử dụng lao động cố tình trốn tránh việc đăng ký tham gia
BHXH cho NLĐ, làm NLĐ mất quyền lợi khi không được tham gia BHXH.
NLĐ là người trực tiếp có nghĩa vụ tham gia và hưởng quyền lợi từ BHXH bắt

buộc, vì vậy việc quản lý về tình trạng tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ rất
cần thiết, để biết rõ được tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ tại huyện
Thanh Ba, ta có bảng thể hiện số NLĐ tham gia theo từng khối sau đây:
21


Bảng 2.4: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc theo khối đơn vị trên địa bàn huyện Thanh Ba (2014 – 2016)
(Đơn vị: Người)
Năm
Loại đơn vị

Đối
tượng
thuộc
diện
tham gia

2014
Đối
tượng
đã tham
gia

Tỷ lệ
tham
gia
(%)

Đối
tượng

thuộc
diện
tham gia

2015
Đối
tượng
đã tham
gia

Tỷ lệ
tham
gia
(%)

Đối
tượng
thuộc
diện
tham gia

2016
Đối
tượng
đã tham
gia

Tỷ lệ
tham
gia

(%)

Khối DN Nhà nước
Khối DN có vốn ĐTNN
Khối DNNQD
Khối HS, Đảng, Đoàn
Khối hợp tác xã

1.277
2.856
572
2.383
54

1.277
2.762
549
2.383
53

100
96,70
95,98
100
98,15

1.146
2.733
581
2.349

52

1.146
2.649
558
2.349
51

100
96,93
96,04
100
98,08

1.143
3.344
883
2.462
13

1.143
3.258
849
2.462
13

100
97,43
96,15
100

100

Khối phường, xã, thị trấn

567

562

99,12

552

544

98,55

649

640

98,61

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác

10

10

100


9

9

100

17

16

94,12

Tổng

7.719

7.596

98,40

7.422

7.306

98,44

8.511

8.381


98,47

(Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Thanh Ba)

22


Dựa vào bảng số liệu, ta có thể thấy mặc dù số đối tượng tham gia biến
động không đồng đều từ năm 2014 đến năm 2015 giảm, năm 2016 lại tăng trở
lại nhưng tỷ lệ số người chưa tham gia lại có xu hướng giảm qua các năm, cụ
thể:
Năm 2014, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 7.596 người đạt
98,40%, vẫn còn 123 người chưa tham gia tương ứng với 1,6%. Số lao động
chưa tham gia chủ yếu là lao động làm việc khối DN có vốn ĐTNN, khối
DNNQD do đó tỷ lệ ở các khối chỉ khoảng 96%; còn các khối DN Nhà nước,
HS, Đảng, Đoàn, hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác tỷ lệ tham gia đều đạt 100%.
Năm 2015, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc giảm 290 người so
với năm 2014 là 7.306 người, vẫn còn 116 người chưa tham gia tương ứng với
1,56%. Số lao động của các khối DN Nhà nước, HS, Đảng, Đoàn, hộ SXKD cá
thể, tổ hợp tác có giảm so với song tỷ lệ tham gia vẫn là 100%. Khối DN vó vốn
ĐTNN có số người tham gia giảm so với năm 2014 là 113 người, tỷ lệ tham gia
có tăng 0,23% so với năm 2014 là 96,93%, song số người chưa tham gia của
khối này vẫn chiếm tỷ lệ là 3,07%. Khối DNNQD có số người tham gia giảm so
với năm 2014 là 9 người, tỷ lệ tham gia có tăng nhưng không cao chỉ 0,06% lên
96,04%, tỷ lệ chưa tham gia của khối này vẫn ở mức cao là 3,96% do có 23
người chưa tham gia. Còn các khối hợp tác xã, phường, xã, thị trấn vẫn giữ tỷ lệ
tham gia ở mức ổn định trên 98%.
Năm 2016, tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng 1.075 người so
với năm 2015 là 8.381 người, vẫn có 130 người chưa tham gia tương ứng với
1,53%. Số lao động của các khối DN Nhà nước, HS, Đảng, Đoàn tiếp tục tham

gia ở mức đầy đủ 100%. Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác lại có tỷ lệ tham gia giảm
so với năm 2015 từ 100% xuống còn 94,12% do có 1 người không tham gia.
Khối DNNQD có số người tham gia tăng 291 người so với năm 2015 nhưng vẫn
có 34 người chưa tham gia BHXH bắt buộc nên tỷ lệ chưa tham gia là 3,85%.
Khối DN có vốn ĐTNN có số người tham gia tăng 609 người so với năm 2015,
tỷ lệ tham gia chỉ tăng 0,5% lên là 97,43%. Khối hợp tác xã năm 2015 có tỷ lệ
tham gia 98,08% thì đến năm 2016 tăng lên là 100% tham gia.
Để đạt được thành quả như vậy là do BHXH huyện phối hợp cùng các cơ
quan đoàn thể đã tích cực tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn đến NLĐ và
NSDLĐ về quyền lợi và lợi ích của BHXH nên số lượng người tham gia có xu
hướng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ người thuộc diện tham gia được tham gia
BHXH bắt buộc cao tại các khối DN của nhà nước, còn các khối DN ngoài nhà
nước tỷ lệ này chưa cao. Nguyên nhân là do NLĐ chưa nhận thức được hết tầm
23


quan trọng của việc tham gia BHXH và NSDLĐ trốn tránh việc tham gia BHXH
cho NLĐ.
2.2.2.

Tình hình tham gia BHXH tự nguyện.

BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia, được
lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để
hưởng BHXH. Qua bảng số liệu sau đây sẽ thể hiện tình hình tham gia BHXH
tự nguyện tại huyện Thanh Ba.
Bảng 2.5: Tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Thanh
Ba (2014 – 2016)
Chỉ tiêu


Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số lao động đã
tham gia (người)

383

428

385

Lượng tăng giảm
tuyệt đối (người)

-

45

(43)

Tốc độ tăng trưởng
liên hoàn (%)

-

11,75


(10,05)

(Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Thanh Ba)
Từ bảng số liệu cho thấy, số lao động tham gia BHXH tự nguyện qua các
năm biến động không đều và có xu hướng giảm, cụ thể:
Số lao động tham gia từ 383 người (năm 2014) tăng lên 45 người là 428
người (năm 2015), đến năm 2016 lại giảm 43 người xuống còn 385 người.
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn năm 2015 là 11,75% đến năm 2016 giảm
10,05%.
Nguyên nhân là do mức đóng cho loại hình bảo hiểm này hiện vẫn còn ở
mức khá cao so với thu nhập của NLĐ. Bên cạnh đó, tham gia BHXH tự nguyện
chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất mà không được hưởng các chế độ ngắn
hạn khác như: thai sản hay ốm đau nên nhiều người không muốn tham gia. Có
người dân biết thông tin lại không biết đến đâu đăng ký, các thủ tục thực hiện
như thế nào, mức đóng tiền ra sao...
2.2.3.

Tình hình tham gia BHTN.

BHTN là chính sách để người thất nghiệp nhanh chóng trở lại thị trường
lao động, đồng thời chính sách BHTN nhằm hỗ trợ người thất nghiệp để thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị mất thu nhập do thất nghiệp.
Chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với NLĐ tham gia
24


BHTN. Tình hình tham gia BHTN tại huyện Thanh Ba từ năm 2014 đến năm
2016 được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:


25


×