Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

BỘ CÂU HỎI ÔN THI ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LẦN 4 – NĂM 2017 Chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.01 KB, 40 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ CÂU HỎI ÔN THI
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LẦN 4 – NĂM 2017
Chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

PHẦN 1: KHUYẾN CÁO CỦA SYT TP.HCM
VÀ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT
1. Quy trình “Báo động đỏ” được SYT khuyến cáo áp dụng cho loại bệnh viện nào ?
A. Bệnh viện tuyến huyện
B. Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh
C. Bệnh viện đa khoa tuyến tình
D. Tất cả bệnh viện
2. Theo khuyến cáo của SYT, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt khi nào ?
A. Người bệnh được chuyển đến khoa Cấp cứu trong tình trạng nguy kịch
B. Người bệnh được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng nguy kịch
C. Người bệnh được chuyển đến khoa Ngoại trong tình trạng nguy kịch
D. Người bệnh trong tình trạng nguy kịch cần can thiệp điều trị khẩn cấp
3. Người được kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện được SYT khuyến cáo là ai ?
A. Giám đốc bệnh viện
B. Trưởng phòng KHTH
C. Bác sĩ trưởng kíp trực cấp cứu
D. Bác sĩ trực cấp cứu
4. Người được kích hoạt quy trình báo động đỏ liên viện được SYT khuyến cáo là ai ?


A. Giám đốc bệnh viện
B. Trưởng phòng KHTH
C. Bác sĩ trưởng kíp trực cấp cứu
D. Trực lãnh đạo bệnh viện trong giờ trực
5. Một hoạt động không thể thiếu khi triển khai quy trình báo động đỏ tại bệnh viện là gì ?
A. Trang bị xe cứu thương đầy đủ dụng cụ cấp cứu
B. Diễn tập
C. Phổ biến quy trình
D. Sổ báo cáo quy trình báo động đỏ
6. Khi kích hoạt quy trình báo động đỏ liên viện, thông tin cung cấp cho bệnh viện đến hỗ
trợ phải như thế nào ?
A. Bệnh viện X báo động đỏ cần sự trợ giúp khẩn cấp của bệnh viện Y; bệnh nhân bị đa
chấn thương có sốc mất máu nghi vỡ gan
Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

1


B. Bệnh viện X báo động đỏ cần sự trợ giúp khẩn cấp của bệnh viện Y; bệnh nhân bị đa
chấn thương có sốc mất máu nghi vỡ gan; BN tên A, nam, 37 tuổi; đang được phẫu
thuật cầm máu trong phòng mỗ
C. Bệnh viện X báo động đỏ cần sự trợ giúp khẩn cấp của bệnh viện Y; bệnh nhân bị đa
chấn thương có sốc mất máu nghi vỡ gan, BN tên A, nam, 37 tuổi.
D. Bệnh viện X báo động đỏ cần sự trợ giúp khẩn cấp của bệnh viện Y; bệnh nhân bị đa
chấn thương có sốc mất máu nghi vỡ gan; BN tên A, nam, 37 tuổi; gia đình yêu cầu
chuyển viện lên bệnh viện Y nhưng giải thích nguy hiểm trên đường chuyển họ không
nghe và không đồng ý
7. Để tăng khả năng thành công khi đi hỗ trợ khẩn cấp cho bệnh viện tuyến trước, bệnh viện
cần thực hiện những gì ?
A. Phổ biến quy trình báo đỏ liên viện của SYT

B. Sẵn sàng valy cấp cứu đầy đủ dụng cụ, thuốc, vật tư y tế chuyên dụng cần thiết
C. Xây dựng quy trình khi tiếp nhận thông tin báo động đỏ của tuyến trước và diễn tập
D. Tất cả đúng
8. Theo TCYTTG, tại các nước đã phát triển, sự cố y khoa trong phòng mổ chiếm:
A. 18% trong tổng số sự cố y khoa của các bệnh viện
B. 28% trong tổng số sự cố y khoa của các bệnh viện
C. 38% trong tổng số sự cố y khoa của các bệnh viện
D. 48% trong tổng số sự cố y khoa của các bệnh viện
9. Giải pháp hữu hiệu tránh sót gạc, dụng cụ phẫu thuật trên người bệnh được TCYTTG
khuyến cáo là:
A. Chụp Xquang ngay sau phẫu thuật
B. Siêu âm ngay sau phẫu thuật
C. Đếm gạc và dụng cụ trước khi bắt đầu cuộc mổ
D. Đếm gạc và dụng cụ trước và ngay sau khi cuộc mổ chấm dứt
10. Theo TCYTTG, các sự cố do gây mê vẫn hay gặp là, NGOẠI TRỪ:
A. Bỏng, hạ thân nhiệt
B. Không phát hiện bệnh nhân bị ngưng tuần hoàn, hô hấp
C. Ngủ sâu nhưng không có thuốc giảm đau
D. Sốc phản vệ
11. Một nội dung trong khuyến cáo an toàn trong phẫu thuật mà Ban Giám đốc bệnh viện cần
quan tâm triển khai là:
A. Quy trình thẩm định cho phép nhân viên y tế thực hiện các kỹ thuật xâm lấn có nguy cơ
cao
B. Quy trình thẩm định cho phép bác sĩ có chứng chỉ hành nghề được thực hiện các kỹ
thuật phức tạp.
C. Quy trình thẩm định cho phép nhân viên viên y tế được thực hiện các kỹ thuật xâm lấn
D. Quy trình thẩm định cho phép nhân viên y tế thực hiện các kỹ thuật mới
12. Một phút dừng trước khi rạch da, nghĩa là:
A. Bác sĩ phẫu thuật chính cùng ê kíp phẫu thuật kiểm tra lại đúng người bệnh, đúng vị trí
phẫu thuật, đúng phương pháp phẫu thuật

B. Bác sĩ gây mê kiểm tra người bệnh đã đủ liều thuốc mê
C. Kỹ thuật viên phòng mổ kiểm tra tất cả các xét nghiệm cần thiết trước khi chuyển người
bệnh vào phòng mổ
Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

2


D. Điều dưỡng phòng mỗ kiểm tra đủ dụng cụ phẫu thuật
13. Để đảm bảo chống nhầm lẫn người bệnh trong phẫu thuật, Giám đốc bệnh viện nên phân
quyền bằng văn bản cho ai được phép được quyền từ chối đưa người bệnh vào phòng mổ?
A. Bác sĩ trưởng khoa Gây mê hồi sức
B. Điều dưỡng trưởng khoa Gây mê hồi sức
C. Bác sĩ trưởng khoa Ngoại
D. Nhân viên khoa gây mê hồi sức thực hiện tiếp nhận bệnh nhân vào phòng mổ
14. Trong trường hợp đang phẫu thuật, bác sĩ có thể ra y lệnh miệng thì điều dưỡng/kỹ thuật
viên gây mê ghi chép vào hồ sơ bệnh án và:
A. Phải thực hiện y lệnh ngay
B. Phải xác nhận lại với bác sĩ các thông tin trước khi thực hiện
C. Yêu cầu bác sĩ ký tên vào hồ sơ bệnh án trước khi thực hiện
D. Thực hiện y lệnh và đề nghị bác sĩ ký vào hồ sơ ngay sau khi phẫu thuật xong.
15. Khi tiến hành các kỹ thật điều trị xâm lấn người bệnh, định kỳ và đột xuất bệnh viện nên
kiểm tra giám sát tuân thủ:
A. Quy trình vô khuẩn của nhân viên y tế
B. Quy trình vệ sinh tay của ê kíp mổ
C. Quy trình vệ sinh phòng mổ
D. Tất cả đều sai
16. Để đảm bảo tuân thủ các qui định về thủ tục hành chính mang tính pháp lý trong phẫu
thuật, chỉ tiến hành phẫu thuật khi:
A. Đã xác nhận chính xác người bệnh

B. Đã có giấy cam đoan chấp thuận phẫu thuật
C. Đã đánh dấu vị trí phẫu thuật
D. Đã thực hiện tư vấn đầy đủ cho người bênh/người nhà người bệnh
17. Trong khuyến cáo an toàn trong phẫu thuật, thủ thuật, đối tượng nào được thực hiện
những kỹ phẫu thuật/thủ thuật có nguy cơ cao?
A. Nhân viên y tế có chứng chỉ hành nghề phù hợp
B. Nhân viên y tế có nhiều kinh nghiệm
C. Nhân viên y tế có chứng chỉ hành nghề phù hợp và có nhiều kinh nghiệm
D. Nhân viên y tế được Hội đồng khoa học công nghệ Bệnh viện thẩm định đủ điều kiện
và Giám đốc bệnh viện ra quyết định cho phép
18. Triển khai qui trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ theo
qui định của Bộ Y tế, NGOẠI TRỪ:
A. Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin cho mẹ
B. Tiêm bắp 1mg vitamin K1 cho trẻ
C. Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì; xoa đáy tử cung
D. Lau khô ủ ấm cho trẻ, cho trẻ tiếp xúc da kề da và bú mẹ sớm
19. Các can thiệp có nguy cơ cao trong sản khoa như đỡ sanh đặc biệt là ngôi mông, giúp
sanh bằng giác hút, giúp sanh bằng kềm, … phải được thực hiện bởi:
A. Nhân viên y tế có nhiều năm kinh nghiệm
B. Bác sĩ, Hộ sinh có chứng chỉ hành nghề theo qui định
C. Nhân viên y tế được Giám đốc bệnh viện phân công bằng văn bản
D. Tất cả đúng
Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

3


20. Báo cáo sự cố tự nguyện liên quan đến sức khoẻ của sản phụ và trẻ sơ sinh trong quá trình
chăm sóc tại bệnh viện nhằm:
A. Tìm nguyên nhân để phòng tránh

B. Tìm người gây ra sự cố để xử lý kỷ luật
C. Tìm lỗi cá nhân
D. Tìm lỗi hệ thống
21. Để đánh giá lượng máu mất sau sinh đảm bảo độ chính xác cao, khuyến cáo nên sử dụng:
A. Gạc thấm máu và đem cân để tính lượng máu mất
B. Túi đo lượng máu mất có vạch chia theo mililit
C. Chai thuỷ tinh (để nhìn thấy rõ) từ 500ml trở lên có vạch chia mililit
D. Các dụng cụ có thể chứa đựng và ước lượng bằng mắt thường của nhân viên y tế có
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản khoa
22. Một trong những căn cứ thực tiễn quan trọng cho hoạt động an toàn người bệnh, bệnh
viện cần:
A. Khảo sát văn hoá an toàn người bệnh
B. Khảo sát hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế
C. Khảo sát không hài lòng của người bệnh
D. Khảo sát trải nghiệm của người bệnh
23. Hành xử không buộc tội không đồng nghĩa vớí:
A. Không có biện pháp xử lý sai phạm với lỗi cá nhân
B. Không có biện pháp chế tài với lỗi cá nhân
C. Không kỷ luật
D. Chỉ xem xét lỗi hệ thống, không xem xét lỗi cá nhân
24. Nguy cơ tai biến, cách phòng ngừa và xử trí tai biến xảy ra khi thực hiện các kỹ thuật
chẩn đoán, điều trị, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo các bệnh viện cần xây dựng lồng ghép
vào:
A. Qui trình kỹ thuật chẩn đoán và can thiệp điều trị
B. Qui trình tiếp nhận bệnh nhân ngay tại phòng khám
C. Qui trình chống nhầm lẫn người bệnh
D. Phác đồ điều trị
25. Đối với các trang thiết bị đòi hỏi độ chính xác cao nhằm đảm bảo an khi sử dụng cho người
bệnh, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo các bệnh viện:
A. Phân công người phụ trách cân chỉnh lại máy trước khi sử dụng.

B. Phải luôn dán tem bảo đảm về kỹ thuật
C. Định kỳ hàng tuần phải cân chỉnh/hiệu chỉnh lại máy
D. Đầu tư trang bị máy mới, hiện đại
26. Xây dựng hệ thống nhắc để tránh nhầm lẫn trong sử dụng thuốc, NGOẠI TRỪ:
A. Các thuốc có tên gọi gần giống nhau
B. Các thuốc có hình thức đóng gói gần giống nhau
C. Các thuốc có cùng hoạt chất
D. Các thuốc có nhiều tác dụng phụ
27. Để giảm thiểu những bức xúc của người bệnh/ thân nhân người bệnh khi có tai biến xảy
ra, bệnh viện nên ban hành qui định những việc cần tránh, NGOẠI TRỪ:
A. Khẳng định chắc chắn bệnh sẽ khỏi
Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

4


B. Không lắng nghe hoặc nghe nhưng không trả lời những câu thắc mắc của người bệnh
C. Yêu cầu đóng tiền trước khi cấp cứu người bệnh
D. Yêu cầu ký cam đoan đồng ý phẫu thuật
28. Giải pháp nào sau đây sẽ làm giảm bức xúc của người bệnh khi tai biến điều trị xảy ra,
NGOẠI TRỪ
A. Tuân thủ nghiêm các quy chế bệnh viện
B. Tuân thủ nghiêm các quy định “những việc cần tránh” trong quá trình điều trị người bệnh
C. Tuân thủ nghiêm quy trình “những việc cần làm ngay” khi xảy ra tai biến
D. Chủ động hỗ trợ tiền cho thân nhân người bệnh khi có bức xúc
29. Những việc cần làm ngay khi người bệnh tử vong do tai biến và người nhà bức xúc,
NGOẠI TRỪ
A. Bệnh viện chủ động thông tin giải thích, chia buồn, giữ xác để mổ tử thi.
B. Trường hợp người nhà người bệnh không đồng ý, mời trực lãnh đạo bệnh viện, công an
địa phương thuyết phục.

C. Nếu không thuyết phục được, bệnh viện cho xe bệnh viện hoặc hỗ trợ đưa người bệnh về.
D. Trong vòng 15 ngày kể từ khi có bức xúc, bệnh viện thành lập và họp Hội đồng chuyên
môn theo quy định.
30. Những việc dễ gây bức xúc cho thân nhân người bệnh khi không may xảy ra tử vong,
NGOẠI TRỪ
A. Không lắng nghe những câu hỏi của thân nhân người bệnh.
B. Có nghe nhưng không trả lời và giải thích để tạo sự an tâm cho người bệnh.
C. Báo động đỏ
D. Yêu cầu người nhà người bệnh phải đóng viện phí hoặc đi mua thuốc, vật tư y tế trong
trường hợp cấp cứu.
31. Khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh, bệnh viện phải
thành lập Hội đồng chuyên môn trong vòng:
A. 5 ngày làm việc
B. 7 ngày làm việc
C. 10 ngày làm việc
D. Tất cả sai
32. Khi người bệnh có yêu cầu bằng văn bản, người có thẩm quyền cung cấp bản tóm tắt hồ
sơ bệnh án là
A. Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp
B. Giám đốc bệnh viện
C. Giám đốc Sở Y tế
D. Giám đốc bệnh viện sau khi được sự chấp thuận của Sở Y tế
33. Trong trường hợp cần phải phẫu thuật để cứu người bệnh nhưng không thể hỏi ý kiến
của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh thì NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH là:
A. Giám đốc bệnh viện có văn bản xin ý kiến Sở Y tế
B. Giám đốc Sở Y tế
C. Giám đốc bệnh viện
D. Phẫu thuật viên chính
34. Giải quyết đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, đã được điều trị ổn định mà vẫn chưa có người
nhận, thì cơ sở khám chữa bệnh thông báo cho:


Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

5


A. Công an phường nơi cơ sở khám chữa bệnh hoạt động
B. Cơ sở bảo trợ xã hội
C. Sở Y tế
D. Uỷ ban nhân dân quận/huyện nơi cơ sở khám chữa bệnh hoạt động
35. Hội đồng chuyên môn xác định người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật, NGOẠI
TRỪ:
A. Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị.
B. Vi phạm qui định chuyên môn kỹ thuật.
C. Xâm phạm quyền của người bệnh
D. Thiếu phương tiện, trang thiết bị để cấp cứu người bệnh theo qui định nhưng không thể
khắc phục được
36. Hồ sơ bệnh án được lưu theo cáo độ mật, theo đó hồ sơ bệnh án của người bệnh tâm
thần, người bệnh tử vong phải lưu trữ:
A. Ít nhất 10 năm
B. Ít nhất 15 năm
C. Ít nhất 20 năm
D. Ít nhất 25 năm
37. Giải quyết trường hợp người bệnh tử vong không có người nhận, bệnh viện có trách
nhiệm:
A. Bảo quản thi thể, chụp ảnh và báo cơ quan công an hoặc UBND xã/phường nơi bệnh
viện đặt trụ sở
B. Báo UBND xã/phường hoặc Cơ quan lao động, thương binh và xã hội để tổ chức mai
táng
C. Trường hợp người bệnh không có giấy tờ tùy thân, bệnh viện thông báo trên các phương

tiện thông tin truyền thông để tìm người nhà người bệnh
D. Tất cả đúng
38. Người có thẩm quyền ký giấy ra viện là
A. Phó Giám đốc Bệnh viện
B. Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp
C. Trưởng phòng Hành chánh Quản trị
D. Lãnh đạo các Khoa/Phòng khi có văn bản ủy quyền của Giám đốc bệnh viện
39. Thuốc nào phải không cần phiếu lĩnh thuốc riêng
A. Thuốc corticoid.
B. Thuốc gây nghiện.
C. Thuốc hướng tâm thần.
D. Thuốc phóng xạ.
40. 5 đúng khi cho người bệnh sử dụng thuốc là
A. Đúng người bệnh; đúng thuốc; đúng liều dùng; đúng đường dùng
B. Đúng người bệnh; đúng thuốc; đúng liều dùng; đúng đường dùng; đúng thời gian.
C. Đúng người bệnh; đúng thuốc; đúng liều dùng; đúng đường dùng; đúng dung môi pha
thuốc.
D. Đúng người bệnh; đúng thuốc; đúng liều dùng; đúng đường dùng; đúng thể tích dung môi
pha thuốc.
41. Theo quy định các thuốc nào không cần đánh số thứ tự

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

6


42.

43.


44.

45.

46.

47.

48.

A. Thuốc điều trị lao.
B. Thuốc kháng viêm NSAID.
C. Thuốc Corticoid.
D. Thuốc phóng xạ.
Các thuốc dư ra do thay đổi y lệnh, do người bệnh chuyển khoa, ra viện, chuyển viện
hoặc tử vong được tổng hợp và trả lại khoa Dược trong vòng
A. Ngay trong ngày
B. 24 giờ
C. Một tuần
D. Một tháng
Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến máu toàn phần hoặc khối hồng cầu
bằng gạn tách là
A. 8 tuần.
B. 10 tuần.
C. 12 tuần.
D. 16 tuần.
Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu
bằng gạn tách là
A. 02 tuần.
B. 04 tuần.

C. 06 tuần.
D. 08 tuần.
Trước khi truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu, Bác sĩ điều trị và Điều
dưỡng viên thực hiện ngay tại giường:
A. Định nhóm máu bệnh nhân, làm phản ứng ngưng kết giữa máu bệnh nhân và túi máu
B. Định nhóm máu của người bệnh và nhóm máu của túi máu
C. Làm phản ứng ngưng kết tại giường
D. Chỉ cần định nhóm máu bệnh nhân
Thời gian từ khi kết thúc việc làm tan đông đến khi kết thúc việc truyền máu cho người
bệnh KHÔNG QUÁ:
A. 02 giờ
B. 04 giờ
C. 05 giờ
D. 06 giờ
Việc giao nhận máu và chế phẩm giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị, cần phải:
A. Đối chiếu thông tin trên phiếu dự trù máu, đơn vị máu và phiếu truyền máu
B. Có phương tiện bảo quản, vận chuyển máu, chế phẩm máu phù hợp,
C. Điều dưỡng viên, hộ lý là người có thể thực hiện lĩnh máu từ đơn vị phát máu
D. A, B đúng
Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm, NGOẠI TRỪ
A. Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu chất thải lây nhiễm tại cơ
sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường.
B. Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế ,trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm
trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8oC, thời gian lưu giữ tối đa 07 ngày.

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

7



49.

50.

51.

52.

53.

54.

C. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05kg/ngày, thời gian lưu
giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì
được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy kín.
D. Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình
cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay
trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20 oC và thời gian lưu giữ tối đa không quá 07
ngày.
Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong
khuôn viên cơ sở y tế ít nhất
A. 01 lần/tháng
B. 01 lần/ngày
C. 02 lần/ngày
D. 03 lần/ngày
Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức là điều dưỡng:
A. Có văn bằng chuyên khoa gây mê - hồi sức và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy
định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh
B. Phải có văn bằng tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng đa khoa
C. Có giấy xác nhận đã được đào tạo về điều dưỡng phẫu thuật và được cấp chứng chỉ hành

nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh
D. A, B đúng
Khoa Gây mê hồi sức của bệnh viện hạng II gồm tối thiểu bốn bộ phận nào sau đây
A. Hành chính; khám trước gây mê; phẫu thuật; hồi sức ngoại khoa.
B. Hành chính; phẫu thuật; hồi tỉnh; hồi sức ngoại khoa.
C. Phẫu thuật; hồi tỉnh; hồi sức ngoại khoa; chống đau.
D. Hành chính; khám trước gây mê; phẫu thuật; hồi tỉnh.
Bệnh viện hạng III, hạng IV hoặc chưa phân hạng nếu chưa có khoa gây mê - hồi sức
phải bố trí tối thiểu 02 bộ phận
A. Hành chánh; phẫu thuật.
B. Phẫu thuật; hồi sức ngoại khoa.
C. Phẫu thuật; hồi tỉnh.
D. Phẫu thuật; giảm đau.
Nhân lực phục vụ cho mỗi ca phẫu thuật tối thiểu gồm
A. Một bác sỹ gây mê - hồi sức, một điều dưỡng viên gây mê - hồi sức, một điều dưỡng viên
làm nhiệm vụ dụng cụ, một điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài.
B. Một bác sỹ gây mê - hồi sức, một điều dưỡng viên gây mê - hồi sức, một điều dưỡng viên
làm nhiệm vụ dụng cụ, một điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài và một hộ lý.
C. Một bác sỹ gây mê - hồi sức, một điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ, một điều dưỡng
viên làm nhiệm vụ vòng ngoài và một hộ lý.
D. Một bác sỹ gây mê - hồi sức, một điều dưỡng viên gây mê - hồi sức, một điều dưỡng viên
làm nhiệm vụ dụng cụ, và một hộ lý.
Nhân lực ở phòng hồi tỉnh gồm
A. Tối thiểu gồm một bác sĩ gây mê - hồi sức, số lượng điều dưỡng viên tuỳ thuộc vào số
giường hồi tỉnh với tỷ lệ mỗi điều dưỡng viên phụ trách 02 giường bệnh và một hộ lý.
B. Tối thiểu gồm một bác sĩ gây mê - hồi sức, số lượng điều dưỡng viên tuỳ thuộc vào số
giường hồi tỉnh với tỷ lệ mỗi điều dưỡng viên phụ trách 03 giường bệnh và một hộ lý.

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”


8


55.

56.

57.

58.

59.

60.

61.

C. Tối thiểu gồm một bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng viên
tuỳ thuộc vào số giường hồi tỉnh với tỷ lệ 02 (hai) điều dưỡng viên phụ trách 05 giường
bệnh) và một hộ lý.
D. Tối thiểu gồm một bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng viên
tuỳ thuộc vào số giường hồi tỉnh với tỷ lệ một điều dưỡng viên phụ trách 05 giường bệnh)
và một hộ lý.
Quy định nhân lực ở bộ phận giảm đau tối thiểu gồm
A. Một bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng tùy thuộc vào số
giường bệnh, tỷ lệ mộtđiều dưỡng viên phụ trách 03 giường bệnh) và một hộ lý.
B. Một bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng tùy thuộc vào số
giường bệnh, tỷ lệ mộtđiều dưỡng viên phụ trách 04 giường bệnh) và một hộ lý.
C. Một bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng tùy thuộc vào số
giường bệnh, tỷ lệ mộtđiều dưỡng viên phụ trách 05 giường bệnh) và một hộ lý.

D. Một bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng tùy thuộc vào số
giường bệnh, tỷ lệ một điều dưỡng viên phụ trách 02 giường bệnh) và một hộ lý.
Bộ phận hồi tỉnh được bố trí liền kề với bộ phận phẫu thuật, có số giường bệnh tối thiểu
bằng
A. Số bàn phẫu thuật.
B. 1,5 lần số bàn phẫu thuật.
C. 2 lần số bàn phẫu thuật.
D. 2,5 lần số bàn phẫu thuật.
Một bác sỹ của bộ phận hồi sức ngoại khoa được phụ trách tối đa:
A. 1 giường bệnh.
B. 2 giường bệnh.
C. 3 giường bệnh.
D. 4 giường bệnh.
Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức tại bộ phận khám trước gây mê có nhiệm vụ
A. Chuẩn bị và kiểm tra các dụng cụ, phương tiện thiết bị
B. Phải bổ sung đầy đủ vật tư tiêu hao theo số lượng quy định
C. Thông báo cho bác sĩ gây mê - hồi sức khi có vấn đề cần giải quyết
D. Chuẩn bị thuốc, phương tiện gây mê - hồi sức
Mỗi điều dưỡng gây mê - hồi sức chỉ được
A. Phụ giúp một bàn mổ trong cùng một thời điểm.
B. Phụ giúp hai bàn mổ trong cùng một thời điểm trong trường hợp thiếu nhân lực và phải
được bác sĩ gây mê - hồi sức và kíp phẫu thuật cho phép.
C. Phụ giúp 2 bàn mổ trong cùng một thời điểm
D. A, B đúng.
Khám trước gây mê (trừ trường hợp cấp cứu) được thực hiện trong khoảng thời gian từ
A. Một đến hai ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật
B. Một đến ba ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật
C. Một đến bảy ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật
D. Hai đến năm ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật
Cơ cấu tổ chức khoa gây mê - hồi sức

A. Khu tiền phẫu - Khám trước gây mê - Phẫu thuật - Hồi tỉnh - Hồi sức ngoại khoa.

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

9


62.

63.

64.

65.

66.

67.

B. Khoa gây mê - hồi sức ở bệnh viện hạng I bao gồm các bộ phận: Hành chính; Khám trước
gây mê; Hồi tỉnh; Hồi sức ngoại khoa.
C. Khoa gây mê - hồi sức ở bệnh viện hạng II bao gồm các bộ phận: Khám trước gây mê;
Hồi tỉnh; Hồi sức ngoại khoa.
D. Khoa gây mê - hồi sức ở bệnh viện hạng II, hạng IV hoặc chưa phân hạng nếu chưa có
khoa gây mê - hồi sức phải bố trí tối thiểu 2 bộ phận: Phẫu thuật và Hồi tỉnh.
Tại khoa gây mê hồi sức, tỉ lệ điều dưỡng phụ trách giường bệnh là
A. Tối thiểu 2 điều dưỡng viên phụ trách 1 giường bệnh hồi sức ngoại khoa.
B. Tối thiểu 1,5 điều dưỡng viên phụ trách 1 giường bệnh hồi sức ngoại khoa.
C. Tối thiểu 2 điều dưỡng viên phụ trách 4 giường bệnh hồi tỉnh.
D. Tối thiểu 2 điều dưỡng viên phụ trách 6 giường bệnh hồi tỉnh.

Điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ có trách nhiệm, NGOẠI TRỪ
A. Kiểm tra xác định lại người bệnh, bệnh án, loại phẫu thuật, vị trí phẫu thuật và chuẩn bị
người bệnh trước phẫu thuật
B. Kiểm đếm gạc, kim chỉ và dụng cụ phẫu thuật trước và sau khi phẫu thuật đối với mỗi ca
phẫu thuật
C. Xử lý dụng cụ phẫu thuật, trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao đã sử dụng cho ca phẫu thuật
D. Ghi chép đầy đủ, chính xác các vật tư tiêu hao dùng cho phẫu thuật cũng như số lượng tồn
dư, số lượng hư hỏng
Nhiệm vụ của điều dưỡng viên gây mê – hồi sức tại bộ phận phẫu thuật là, NGOẠI TRỪ
A. Chuẩn bị thuốc, phương tiện gây mê - hồi sức
B. Kiểm tra tên, tuổi người bệnh và vị trí phẫu thuật
C. Kiểm tra trước khi truyền máu và chế phẩm máu
D. Thực hiện một số nhiệm vụ của bác sỹ gây mê - hồi sức
Điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài có trách nhiệm, NGOẠI TRỪ
A. Bổ sung dụng cụ phẫu thuật, vật tư tiêu hao
B. Giúp vận chuyển người bệnh
C. Ghi chép đầy đủ, chính xác các vật tư tiêu hao dùng cho phẫu thuật cũng như số lượng tồn
dư, số lượng hư hỏng
D. Tham gia truyền máu và theo dõi sau truyền máu
Vai trò của điều dưỡng dụng cụ trong phòng mổ
A. Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ đầy đủ, đưa dụng cụ cho phẫu thuật viên đúng động tác và
phù hợp các thời điểm của cuộc phẫu thuật
B. Yêu cầu những loại dụng cụ bổ sung cho cuộc mổ
C. Xác nhận vị trí phẫu thuật được đánh dấu chính xác
D. Phải tham gia hội chẩn trước mổ
Nhận định nào sau đây là đúng
A. Khi ở khoa chưa có bác sỹ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên gây mê – hồi sức có thể thực
hiện một số nhiệm vụ của bác sỹ gây mê - hồi sức
B. Điều dưỡng viên gây mê – hồi sức được thực hiện một số nhiệm vụ của bác sỹ gây mê hồi sức nếu có đủ các điều kiện, phù hợp với khả năng chuyên môn
C. Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức được thực hiện một số nhiệm vụ của bác sỹ gây mê hồi sức khi ở khoa chưa có bác sỹ gây mê - hồi sức nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện,

phù hợp với khả năng chuyên môn, được Giám đốc bệnh viện chấp nhận và chịu trách
nhiệm

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

10


68.

69.

70.

71.

72.

73.

74.

D. Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức đáp ứng đủ các điều kiện, có khả năng chuyên môn phù
hợp được thực hiện một số nhiệm vụ của bác sỹ gây mê - hồi sức nhưng phải do trưởng
khoa đề nghị để được Giám đốc bệnh viện chấp nhận và chịu trách nhiệm
Bộ phận giám sát nhiễm khuẩn của bệnh viện phải bảo đảm tối thiểu
A. 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/50 giường bệnh.
B. 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/80 giường bệnh.
C. 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/100 giường bệnh.
D. 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.

Cần tổ chức giám sát vi sinh tối thiểu mấy tháng một lần về không khí trong khu vực có
nguy cơ lây nhiễm cao, nguồn nước dùng trong điều trị và sinh hoạt theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia
A. 6 tháng
B. 5 tháng
C. 4 tháng
D. 3 tháng
Trách nhiệm của Điều dưỡng trưởng khoa lâm sàng trong hoạt động Kiểm soát nhiễm
khuẩn:
A. Phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp nhiễm khuẩn mắc phải tại khoa
B. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà
người bệnh và khách tới thăm
C. Xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn
D. Bảo đảm đủ nhân lực, phương tiện, thiết bị, hoá chất, vật tư cho việc thực hành chuyên
môn
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bao nhiêu giường bệnh phải thành lập Khoa kiểm
soát nhiễm khuẩn
A. 50 giường
B. 100 giường
C. 150 giường
D. 200 giường
Những nội dung khi điều dưỡng chăm sóc thể chất cho người bệnh bao gồm:
A. Dinh dưỡng, vệ sinh thân thể, quần áo
B. Dinh dưỡng, bài tiết, vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh
C. Dinh dưỡng, bài tiết, vệ sinh thân thể, quần áo và môi trường xung quanh
D. Dinh dưỡng, bài tiết, thân thể, quần áo và môi trường nước.
Câu nào sau đây KHÔNG đúng
A. Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy
tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của
điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

B. Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực
hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
C. Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày
và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.
D. Chăm sóc vệ sinh cá nhân người bệnh do người bê ̣nh và thân nhân người bệnh thực hiện
trong mọi trường hợp
Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính là

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

11


75.

76.

77.

78.

79.

80.

A. Một Điều dưỡng hoặc một hộ sinh chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế
hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh
viên khác và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện
B. Có từ 2-3 điều dưỡng viên hoă ̣c hô ̣ sinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh
ở một đơn nguyên

C. Gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoă ̣c hộ sinh viên và người hành nghề khám bê ̣nh, chữa bê ̣nh
khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay
một số buồng bê ̣nh.
D. Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa
sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.
Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau
A. Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và chủ quan
B. Ghi kịp thời diễn tiến bệnh và các can thiệp Điều dưỡng
C. Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh giữa các Điều dưỡng viên với nhau
D. Ghi đầy đủ các chi tiết chăm sóc và điều trị
Quy định trong chăm sóc phục hồi chức năng
A. Người bê ̣nh hộ lý hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm
B. Người bê ̣nh được kỹ thuật viên phục hồi chức năng, hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập hằng ngày
tại phóng bệnh
C. Người bê ̣nh được Điều dưỡng viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm
D. Người bê ̣nh được bác sĩ hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm
Chịu trách nhiệm chung trong vấn đề quản lý vệ sinh khoa phòng là nhiệm vụ của
A. Điều dưỡng trưởng khoa, hộ lý
B. Điều dưỡng trực, hộ lý
C. Nhân viên vệ sinh công nghiệp, hộ lý
D. Điều dưỡng, hộ lý
Thành viên của mô hình phân công chăm sóc theo nhóm gồm
A. Bác sĩ, Điều dưỡng/ Hộ sinh, Kỹ thuật viên
B. Bác sĩ, Điều dưỡng/ Hộ sinh
C. 2 – 3 Điều dưỡng chịu trách nhiệm chăm sóc cho một số người bệnh
D. Tất cả đúng
Trong các chỉ số cần đạt về công tác Điều dưỡng hộ sinh, để phát triển nguồn nhân lực
về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ. Đến năm 2020, tỉ lệ Điều dưỡng viên có trình
độ cao đẳng trở lên phải đạt là
A. 30%

B. 50%
C. 80%
D. 100%
Viên chức ?
A. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn
vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
B. Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập
theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật.

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

12


81.

82.

83.

84.

85.

C. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lâp.
D. Viên chức là công dân Việt Nam, làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Đạo đức nghề nghiệp là ?
A. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù
của từng lĩnh vực.
B. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù
của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do tổ chức có thẩm quyền quy định.
C. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù
của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy
định.
D. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức trong hoạt động nghề nghiệp do
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức?
A. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng
xử.
B. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.
C. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập.
D. Cả A và B đúng
Chức danh nghề nghiệp là?
A. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
B. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ
của viên chức.
C. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực
của viên chức.
D. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Thời gian tập sự của viên chức là?
A. Từ đủ 12 đến 36 tháng.
B. Trong khoảng thời gian 12 đến 36 tháng.
C. Từ 3 đến 12 tháng

D. Từ 3 đến 24 tháng
Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
A. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp
dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
B. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp
nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
C. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp
nhân, cung cấp dịch vụ công.

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

13


86.

87.

88.

89.

90.

91.

92.


D. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công,
phục vụ quản lý nhà nước.
Viên chức có mấy năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm
vụ thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
A. 01 năm.
B. 02 năm.
C. 03 năm.
D. 04 năm.
Những việc KHÔNG ĐƯỢC LÀM của viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ
được giao
A. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao
B. Lạm dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh tiếng của cơ quan, đơn vị
để giải quyết công việc cá nhân; tự đề cao vai trò của bản thân để vụ lợi
C. Phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, các thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi
hình thức
D. Tất cả các nội dung trên đều không được làm
Thời hạn viên chức giữ chức vụ quản lý là?
A. 03 năm
B. Không quá 03 năm
C. 05 năm
D. Không quá 05 năm
Hàng năm, nội dung đánh giá viên chức được phân thành?
A. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ nhưng
còn hạn chế; Không hoàn thành nhiệm vụ
B. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ; Không
hoàn thành nhiệm vụ
C. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ; Không
hoàn thành nhiệm vụ

D. Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ
Cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi chứng chỉ hành nghề
nếu không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong thời gian?
A. 01 năm
B. 02 năm
C. 03 năm
D. 02 năm liên tiếp
Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu?
A. 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp
B. 48 tiết học trong 5 năm liên tiếp
C. 120 tiết học trong 2 năm liên tiếp
D. 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện theo quyết định số 6858/QĐ- BYT ngày
18/11/2016 với quan điểm chủ đạo xây dựng tiêu chí

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

14


93.

94.

95.

96.

97.


98.

A. Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị và chăm sóc, nâng cao chất lượng y
tế phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước
B. Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị và chăm sóc, nhân viên y tế là then
chốt của toàn bộ hoạt động khám, chữa bệnh.
C. Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị và chăm sóc, khuyến khích, định
hướng và thúc đẩy các BV nâng cao chất lượng dịch vụ y tế
D. Lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị và chăm sóc, mang lại sự hài lòng cho
Người bệnh, người dân và nhân viên y tế
Cơ sở khám chữa bệnh chỉ được triển khai áp dụng kỹ thuật mới lần đầu tiên áp dụng
tại đơn vị khi:
A. Đáp ứng đủ điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình kỹ thuật
B. Đáp ứng đủ điều kiện về nhân sự và tổ chức và được Hội đồng KHCN của Bệnh viện
thông qua
C. Đáp ứng đủ điều kiện về nhân sự và tổ chức và được Giám đốc Bệnh viện cho phép
thực hiện
D. Được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế ra Quyết định cho phép thực hiện
Điều kiện nhân sự khi triển khai kỹ thuật mới lần đầu tiên áp dụng tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, NGOẠI TRỪ
A. Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mà phạm vi chuyên môn phù hợp với
kỹ thuật mới, phương pháp mới.
B. Có giấy chứng nhận đã được đào tạo về kỹ thuật mới, phương pháp mới.
C. Là người làm việc hợp pháp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
D. Được Hội đồng Khoa học Công nghệ thẩm định đủ điều kiện và Giám đốc Bệnh viện
ban hành quyết định cho phép
Việc áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh được thực
hiện theo các bước:
A. Nghiên cứu và thí điểm

B. Nghiên cứu và chính thức
C. Thí điểm và chính thức.
D. Nghiên cứu, thí điểm, chính thức
Thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
A. Hội đồng chuyên môn kỹ thuật Bệnh viện
B. Hội đồng chuyên môn kỹ thuật Sở Y tế
C. Hội đồng chuyên môn kỹ thuật Bộ Y tế
D. Giám đốc Sở Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế
Việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật dựa trên các điều kiện, NGOẠI TRỪ
A. Yêu cầu về phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế sử dụng cho phẫu thuật, thủ thuật.
B. Yêu cầu về số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật.
C. Thời gian thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.
D. Giá thu của phẫu thuật, thủ thuật
Các loại phẫu thuật, thủ thuật được phân loại
A. Loại A, B, C, D
B. Loại đặc biệt, I, II, III
C. Loại I, II, III, IV
D. Loại trung ương, tỉnh, huyện, xã

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

15


99. Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt là
A. Phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
B. Phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.
C. Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.
D. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ.
100. Phẫu thuật, thủ thuật loại II là

A. Phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
B. Phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương, tuyến
tỉnh và một số cơ sở tuyến huyện
C. Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.
D. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ.
101. Phẫu thuật, thủ thuật loại III là
A. Phức tạp về bệnh lý, nhưng ít nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
B. Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh tuyến xã.
C. Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.
D. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình dưới 1 giờ

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

16


PHẦN 2. KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG
1. Khi kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu, trường hợp nào túi máu vẫn được sử dụng
truyền cho người bệnh
A. Thủng, hở, nứt, vỡ ở túi đựng, ống dây, vị trí cắm dây truyền.
B. Có cục đông, vẩn, tủa
C. Có hiện tượng phân lớp giữa các thành phần máu khi đã để lắng hoặc ly tâm.
D. Có nổi váng trên bề mặt.
2. Khi lập phiếu dự trù cung cấp máu điều dưỡng viên cần phải làm các bước sau, NGOẠI
TRỪ
A. Xác định chính xác người bệnh.
B. Ghi thông tin trên nhãn ống nghiệm
C. Tư vấn tai biến khi truyền máu.
D. Chuyển phiếu dự trù và các mẫu máu cho đơn vị phát máu.

3. Những thông tin bắt buộc phải có trên nhãn ống nghiệm gửi đến ngân hàng máu,
NGOẠI TRỪ
A. Họ và tên hoặc mã số của người bệnh.
B. Năm sinh của người bệnh
C. Giới tính của người bệnh.
D. Số giường, khoa phòng điều trị.
4. Điều kiện cần để truyền máu nhóm Rh (D) dương cho người nhận mang nhóm Rh (D)
âm là
A. Nam giới
B. Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch sử dụng huyết thanh chống globulin ở nhiệt độ 37oC cho
kết quả âm tính
C. Có sự đồng ý bằng văn bản trong kết quả hội chẩn giữa người phụ trách hoặc người được
ủy quyền của đơn vị phát máu, bác sĩ điều trị và được sự đồng ý của người bệnh hoặc
người nhà của người bệnh
D. Có tình trạng đe dọa đến tính mạng người bệnh
5. Thời gian từ khi kết thúc việc làm tan đông đến khi kết thúc việc truyền máu cho người
bệnh không quá
A. 3 giờ
B. 4 giờ
C. 5 giờ
D. 6 giờ
6. Việc thực hiện và theo dõi truyền máu tại đơn vị điều trị là trách nhiệm của
A. Bác sĩ điều trị
B. Điều dưỡng
C. Người phát máu
D. Bác sĩ điều trị và điều dưỡng
7. Những việc điều dưỡng cần làm ngay để xác định nguyên nhân khi xuất hiện các tai biến
xảy ra trong và sau truyền máu, NGOẠI TRỪ
A. Đối chiếu thông tin hồ sơ bệnh án của người bệnh, nhãn đơn vị máu đã truyền và phiếu
truyền máu.

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

17


B. Thu thập lại mẫu máu người bệnh lấy trước khi truyền máu, đồng thời lấy mẫu máu, mẫu
nước tiểu của người bệnh.
C. Chuyển các đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan về cơ sở phát máu.
D. Báo cáo sự cố tự nguyện.
8. Kể từ thời điểm giao nhận túi máu giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị, việc truyền
máu phải được tiến hành trong vòng:
A. 3 giờ.
B. 4 giờ
C. 5 giờ
D. 6 giờ
9. Yế u tố nào sau đây KHÔNG CẦN kiể m tra để tránh nguy cơ lầ m lẫn về thủ tu ̣c hành
chính trong quy trin
̀ h truyề n máu lâm sàng
A. Kiể m tra nhóm máu của bê ̣nh nhân, của túi máu
B. Kiể m tra phiế u truyề n máu: tên, tuổ i, giường bê ̣nh
C. Kiể m tra chấ t lươ ̣ng huyế t thanh mẫu
D. Kiể m tra phản ứng chéo ta ̣i giường
10. Khi bảo quản máu toàn phần ở nhiệt độ từ 20oC đến 24oC, hạn sử dụng máu toàn phần
là:
A. Không quá 4 giờ
B. Không quá 6 giờ
C. Không quá 12 giờ
D. Không quá 24 giờ
11. Tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường máu có thể không lây truyền qua các loại dịch
cơ thể sau đây

A. Nước mắt, nước bọt
B. Dịch não tuỷ
C. Dịch màng khớp
D. Nước ối
12. Làm tan đông, ủ ấm túi máu phải bảo đảm điều kiện sau
A. Không để bề mặt túi máu, các vị trí cắm kim truyền máu tiếp xúc trực tiếp với dung dịch
làm tan đông
B. Làm tan đông ở nhiệt độ từ 30 - 37oC trong thời gian không quá 15 phút đối với kết tủa
lạnh và không quá 45 phút đối với huyết tương đông lạnh
C. Các chế phẩm máu đã được làm tan đông không được làm đông lạnh lại
D. Tất cả đều đúng
13. Đảm bảo an toàn truyền máu nhằm mục đích
A. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người nhận máu
B. Đảm bảo an toàn người cho máu, người nhận máu và nhân viên y tế
C. Đảm bảo đúng chỉ định truyền máu
D. Không có nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm
14. Điều nào sau đây KHÔNG thuộc nguyên tắc hoạt động truyền máu
A. Cần giữ bí mật các thông tin có liên quan đến người hiến máu, người nhận máu.
B. Giữ bí mật các thông tin có liên quan đến chế phẩm máu

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

18


C. Bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu; không ép buộc người khác hiến máu, thành
phần máu.
D. Bảo đảm an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu và
nhân viên y tế có liên quan.
15. Yêu cầu theo dõi người bệnh khi truyền máu

A. Liên tục trong suốt thời gian truyền máu
B. 30 phút đầu khi truyền máu
C. Chỉ khi có dấu hiệu bất thường
D. Theo dõi ít nhất 03 lần trong một đơn vị máu.
16. Thời gian từ khi kết thúc việc làm tan đông đến khi kết thúc việc truyền máu cho người
bệnh không quá
A. 04 giờ
B. 05 giờ
C. 06 giờ
D. 08 giờ
17. Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu phải bảo đảm các điều kiện sau, NGOẠI
TRỪ
A. Không để bề mặt túi máu, các vị trí cắm kim truyền máu tiếp xúc trực tiếp với dung dịch
làm tan đông.
B. Làm tan đông ở nhiệt độ từ 300C đến 370C trong thời gian không quá 35 phút đối với chế
phẩm tủa lạnh
C. Làm tan đông ở nhiệt độ từ 300C đến 370C trong thời gian không quá 45 phút đối với
huyết tương đông lạnh
D. Đơn vị máu, chế phẩm máu đã được làm tan đông thì không được làm đông lạnh lại.
18. Trong trường hợp cấp cứu, không kịp làm đầy đủ xét nghiệm theo quy định, nhóm máu
nào được chỉ định truyền cho người bệnh
A. Máu AB, Rh (+)
B. Máu AB, Rh (-)
C. Máu O, Rh (+)
D. Máu O, Rh (-)
19. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh trong sử dụng thuốc, chúng ta phải tuân thủ
A. Quy trình kiểm tra kép (Double check)
B. Quy trình 3 đúng
C. Quy trình 4 đúng
D. Quy trình 5 đúng

20. Nguyên tắc lựa chọn thuốc thiết yếu, NGOẠI TRỪ
A. Đảm bảo có hiệu quả, hợp lý, an toàn,
B. Phải sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo quản, cung
ứng, sử dụng,
C. Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn của
tuyến sử dụng,
D. Đa số là đa chất, nếu có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở
đánh giá về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả, khả năng cung ứng.
21. Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gồm
A. Thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

19


B. Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid
C. Thuốc vận mạch, thuốc kháng đông, thuốc lợi tiểu
D. Câu A và B đúng
22. Trong trường hợp người bệnh ổn định, đã được lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời
gian chỉ định thuốc
A. Tối đa không quá 3 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 4 ngày (đối với ngày
nghỉ)
B. Tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3 ngày (đối với ngày
nghỉ)
C. Thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến của bệnh
D. Thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày
23. Thuật ngữ “hồi sức không kịp thời- failure to rescure” đề cập đến những trường hợp
nào
A. Những người đáng lẽ được cứu sống nếu nhân viên y tế nhận biết sớm hơn các triệu
chứng nặng và cấp cứu kịp thời

B. Người bệnh nặng giai đoạn cuối không còn khả năng cứu sống
C. Người bệnh tử vong do sai sót điều trị
D. Người mắc bệnh nan y
24. Hai thành phần chính trong hệ thống phản ứng nhanh gồm
A. Bộ phận báo động
B. Khoa cấp cứu
C. Đội phản ứng nhanh (Rapid response team)
D. A và C đúng
25. Các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho NVYT tại bệnh viện, NGOẠI TRỪ
A. Thành lập ban/ tổ an toàn môi trường của từng khoa phòng.
B. Hàng năm tiến hành khảo sát sự hài lòng của NVYT về hoạt động đảm bảo an toàn cho
nhân viên.
C. Tổ chức giao ban định kỳ chuyên đề về an toàn lao động.
D. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên theo quy định, tổ chức tiêm
ngừa viêm gan siêu vi B cho tất cả nhân viên y tế.
26. An toàn người bệnh là trách nhiệm của
A. Bệnh nhân
B. Người cung cấp dịch vụ y tế
C. Mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm
D. Ban Giám đốc bệnh viện
27. Định nghĩa an toàn người bệnh, NGOẠI TRỪ
A. Là môn học về quản lý
B. Áp dụng các phương pháp của khoa học an toàn
C. Nhằm đạt được hệ thống cung ứng chăm sóc sức khỏe tin cậy
D. Giúp giảm thiểu việc xảy ra các biến cố bất lợi
28. An toàn người bệnh, NGOẠI TRỪ
A. Là một chuyên ngành độc lập
B. Là chuyên ngành có tính tích hợp
C. Lấy người bệnh làm trung tâm
Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”


20


D. Được tổ chức y tế thế giới quan tâm
29. Những vấn đề quan trọng của an toàn người bệnh, NGOẠI TRỪ
A. Nhiễm khuẩn bệnh viện
B. Tổn thương do tai biến phẫu thuật
C. Tổn thương do tai biên vô cảm
D. Ít gặp ở dịch vụ y tế tư nhân
30. Kiến thức về an toàn người bệnh bao gồm
A. Tổn hại do sai sót y khoa và trục trặc hệ thống gây ra
B. Những bài học về sai sót và trục trặc hệ thống của các ngành công nghiệp khác
C. Lịch sử môn an toàn người bệnh và nguồn gốc văn hóa đổ lỗi
D. Tất cả đều đúng
31. Mô hình pho mát Thụy Sĩ về các bước và yếu tố liên quan đến biến cố bất lợi, NGOẠI
TRỪ
A. Các yếu tố tiềm ẩn
B. Những yếu tố dẫn đến sai sót
C. Trục trặc thực tế
D. Các biện pháp can thiệp
32. Mô hình an toàn người bệnh đơn giản theo Emanuel, NGOẠI TRỪ
A. Những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
B. Trang thiết bị hiên đại
C. Những người được chăm sóc sức khỏe
D. Phương pháp nhận phản hồi và cải thiện thường xuyên
33. Phương cách để áp dụng tư duy an toàn người bệnh trong chăm sóc sức khỏe, NGOẠI
TRỪ
A. Xây dựng quan hệ với người bệnh
B. Thực hành về chăm sóc dựa vào kinh nghiệm

C. Duy trì chăm sóc liên tục cho người bệnh
D. Ý thức về tầm quan trọng của việc tự chăm sóc
34. Biện pháp nào sau đây là sự lựa chọn TỐT NHẤT để giảm thiểu sự cố y khoa?
A. Báo cáo sự cố tự nguyện, giám sát chủ động lỗi tiềm ẩn và sự cố, phân tích nguyên nhân
và đề xuất giải pháp cải tiến.
B. Báo cáo các phản hồi cho Ban An toàn người bệnh để phân tích nguyên nhân và cảnh báo
kịp thời
C. Báo cáo, không kỷ luật các sai sót; học tập từ sai sót
D. Họp định kỳ và đột xuất phân tích nguyên nhân gốc
35. Là điều dưỡng trưởng khoa, bạn nên sử dụng nguyên tắc hay phương pháp nào để tránh
các sự cố liên quan đến chăm sóc người bệnh của người điều dưỡng
A. Lớn hơn 1
B. “Spaghetti”
C. Hệ thống nhắc
D. A, C đúng
36. Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới, tuy chưa có số liệu nghiên cứu nhưng tỉ lệ tai
biến điều trị tại các nước đang phát triển chắc chắn cao hơn nhiều so với các nước phát

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

21


triển. Nghiên cứu tỉ lệ người bệnh nhập viện bị tai biến điều trị tại các nước phát triển
dao động:
A. Rất hiếm
B. 0,3 - 1,6 %
C. 0,5 - 1,5%
D. 3 - 16%
37. Loại tai biến điều trị xảy ra trong quá trình chăm sóc và điều trị tại các bệnh viện trên

thế giới phổ biến nhất là
A. Liên quan đến truyền máu
B. Liên quan đến sử dụng thuốc
C. Liên quan đến phẫu thuật
D. Liên quan đến sản khoa
38. Xây dựng “Văn hóa an toàn người bệnh” là trách nhiệm của
A. Trưởng khoa
B. Điều dưỡng trưởng
C. Giám đốc bệnh viện
D. Tất cả sai
39. Quy trình chống nhầm lẫn người bệnh được thực hiện trong
A. Cấp phát thuốc
B. Phẫu thủ thuật
C. Xét nghiệm
D. Tất cả đúng
40. Biện pháp nào KHÔNG hạn chế sai sót do nhầm lẫn người bệnh
A. Sử dụng vòng nhận diện người bệnh
B. Tuân thủ quy trình bàn giao người bệnh
C. Thực hiện chăm sóc thiết yếu
D. Không sử dụng số giường, số phòng làm yếu tố nhận diện
41. Chủ động giám sát sự cố liên quan đến an toàn người bệnh, NGOẠI TRỪ
A. Hồ sơ bệnh án những bệnh nhân tử vong
B. Bệnh nhân có thời gian điều trị kéo dài
C. Giám sát tất cả hồ sơ bệnh án
D. Bệnh nhân tái nhập viện
42. Tai biến (Adverse event)
A. Sự cố gây nguy hại cho bệnh nhân ngoài ý muốn.
B. Xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
C. Thất bại của hành động theo kế hoạch hoặc sử dụng kế hoạch không đúng để đạt một mục
tiêu mong muốn.

D. Câu A, B đúng
43. Theo hệ thống phân loại sự cố rủi ro trong y khoa thì gồm có
A. Sự cố đặc biệt nghiêm trọng, sự cố suýt xảy ra và sự cố sai biệt
B. Sự cố đặc biệt nghiêm trọng, sự cố đã xảy ra, sự cố suýt xảy ra và sự cố sai biệt
C. Sự cố nghiêm trọng, sự cố đã xảy ra, sự cố suýt xảy ra và sự cố có nguy cơ
D. Sự cố đặc biệt nghiêm trọng, sự cố nghiêm trọng, sự cố suýt xảy ra và sự cố dự phòng

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

22


44. Khi tai biến/ sự cố y khoa không mong muốn xảy ra, lãnh đạo khoa/ bệnh viện cần làm
gì?
A. An ủi động viên nhân viên vì tai biến/ sự cố y khoa là điều tất nhiên không thể tránh khỏi
B. Tìm hiểu cá nhân liên quan, quy trách nhiệm cá nhân và hạ bậc thi đua để răn đe
C. Tìm hiểu nguyên nhân gốc, giải pháp phòng ngừa và thông tin cho nhân viên khác được
biết để tránh lập lại
D. Tìm hiểu tập thể khoa có liên quan để qui trách nhiệm và hạ bậc thi đua
45. Đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động hiện
đang sử dụng trong bệnh viện, bệnh viện cần phải, NGOẠI TRỪ
A. Rà soát, liệt kê danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư áp lực.
B. Nhân viên vận hành trực tiếp thiết bị áp lực phải được tập huấn và cấp chứng nhận bởi cơ
quan có thẩm quyền.
C. Xây dựng nội quy, quy trình sử dụng chung có nội dung đảm bảo thiết bị trong giới hạn
an toàn cho phép cho tất cả các thiết bị.
D. Kiểm định định kỳ các thiết bị áp lực.
46. Cách xử lý khi kim tiêm hay vật sắc nhọn đâm
A. Rửa tay ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy
B. Để máu tự chảy hoặc nặn vết thương

C. A, B đúng
D. Xử lý khác
52. Tại Việt Nam, khảo sát thực trạng tiêm an toàn vào năm 2002, 2005, 2008 cho thấy tỉ lệ
nào sau đây đúng nhất
A. 55% nhân viên y tế chưa cập nhận thông tin về tiêm an toàn
B. Tỷ lệ người bệnh được kê đơn sử dụng thuốc tiêm đến 55%
C. 55% nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật
D. Tất cả đều sai
53. Cách xử trí khi bị tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn
A. Nặn, bóp vết thương cho chảy nhanh hết máu nghi bị nhiễm rồi rửa tay bằng nước sạch
B. Để máu chảy tự nhiên, rửa ngay dưới vòi nước chảy sạch
C. Lập biên bản báo cáo sự cố để lãnh thuốc uống dự phòng
D. Để máu chảy tự nhiên 5 phút rồi rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn
54. Theo Tổ chức Y tế thế giới, câu nào sau đây KHÔNG đúng
A. Tiêm an toàn là một quy trình tiêm không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm
B. Tiêm an toàn là một quy trình tiêm không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm
C. Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau như vi
rút vi khuẩn nấm và ký sinh trùng
D. Tiêm không an toàn không liên quan biến chứng áp-xe và phản ứng nhiễm độc.
55. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hành vi thiếu an toàn trong tiêm là
A. Thiếu phương tiện rửa tay/sát khuẩn tay
B. Tình trạng quá tải người bệnh, quá tải công việc
C. Thiếu dụng cụ tiêm phù hợp nhu cầu sử dụng
D. Thiếu ý thức tuân thủ quy trình tiêm an toàn
56. Trong nguyên tắc thực hành tiêm an toàn, để không gây nguy hại cho người nhận mũi
tiêm điều dưỡng cần làm gì?
Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

23



A. Mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh.
B. Thực hiện 5 đúng
C. Bỏ bơm, kim tiêm vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm
D. Tất cả đều đúng
57. Điều nào sau đây vi phạm nguyên tắc trong thực hành tiêm an toàn
A. Sử dụng một bơm kim tiêm cho một người bệnh
B. Cùng một giờ tiêm thuốc có thể pha nhiều lọ thuốc một lần tại phòng pha thuốc để
giảm nguy cơ ngoại nhiễm
C. Loại bỏ thuốc đa liều nếu bảo quản không đúng
D. Ống thuốc tiêm sau khi chuẩn bị không thể dùng ngay thì giữ lại trong khay được hấp
sấy khô
58. Cách ghi bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn
A. Ghi rõ ngày, tháng, sáng, chiều, giờ thực hiện
B. Nhịp thở, huyết áp dùng bút đỏ ghi các chỉ số vào biểu đồ
C. Nhiệt độ: đường nối dao động hai lần đo nhiệt bằng bút đỏ
D. Mạch: đường nối dao động hai lần đo mạch bằng bút xanh
59. Phương pháp lấy mẫu nước tiểu tốt nhất để nuôi cấy vi khuẩn
A. Lấy mẫu ngẫu nhiên và lọ vô khuẩn
B. Lấy mẫu có thời gian và lọ sạch
C. Lấy mẫu từ hệ thống dẫn lưu kín và lọ vô khuẩn
D. Lấy mẫu từ hệ thống dẫn lưu kín và lọ sạch
60. Những điểm cần chú ý khi mang găng vô khuẩn, NGOẠI TRỪ
A. Chọn đúng số của găng phù hợp với bàn tay của mình
B. Mang găng bàn tay nào trước cũng được
C. Phải kiểm tra tính vô khuẩn của đôi găng
D. Luôn luôn phải thoa bột talc vào 2 tay trước khi mang găng
61. Tiệt khuẩn là
A. Quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.
B. Quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không

tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
C. Quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử
vi khuẩn.
D. Quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm số
lượng các vi khuẩn gây bệnh có trên các DC để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận
chuyển và thải bỏ.
62. Khử khuẩn mức độ cao là
A. Quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.
B. Quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không
tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
C. Quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử
vi khuẩn.
D. Quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ và giảm
số lượng các vi khuẩn gây bệnh có trên các DC để bảo đảm an toàn khi sử dụng, vận
chuyển và thải bỏ.

Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

24


63. Trong khử khuẩn M. tuberculosis người ta cần phải sử dụng cồn isopropyl 70% trong
5 phút sẽ tiêu diệt được
A. 102 vi khuẩn M. tuberculosis.
B. 104 vi khuẩn M. tuberculosis.
C. 106 vi khuẩn M. tuberculosis.
D. 108 vi khuẩn M. tuberculosis.
64. Trong khử khuẩn, tiệt khuẩn tác nhân gây bệnh bò điên CJD, trước tiên là làm sạch
bằng dung dịch Chlorine và sau đó tiệt khuẩn bằng máy hấp ướt trong 1 giờ ở nhiệt độ
121oC, hoặc 132oC trong thời gian 1 giờ đối với máy hấp áp suất, hoặc 18 phút có hút

chân không ở nhiệt độ là
A. 1300C
B. 1320C
C. 1340C
D. 1400C
65. Theo qui định nơi lưu giữ dụng cụ tại đơn vị tiệt khuẩn trung tâm có thông khí tốt và
phải được giám sát nhiệt độ từ
A. 18 -20oC
B. 20 - 22oC
C. 18 - 22oC
D. 22 - 24oC
66. Theo qui định nơi lưu giữ dụng cụ tại đơn vị tiệt khuẩn trung tâm có thông khí tốt và
phải được giám sát độ ẩm từ
A. 35 - 60%.
B. 35 - 65%.
C. 35 - 70%.
D. 35 - 75%.
67. Trường hợp nào Điều dưỡng không cần mang khẩu trang y tế
A. Dự kiến sẽ bị bắn máu dịch tiết vào mặt mũi trong chăm sóc người bệnh.
B. Khi làm việc trong khu phẫu thuật hoặc trong các khu vực đòi hỏi vô khuẩn khác.
C. Khi chăm sóc người bệnh có nghi ngờ hoặc mắc nhiễm khuẩn huyết
D. NVYT đang có bệnh đường hô hấp.
68. Các bệnh lây truyền chủ yếu qua giọt bắn
A. Tiêu chảy, bệnh về da, nhiễm MRSA, Gram âm đa kháng
B. Thủy đậu, khi làm thủ thuâ ̣t ta ̣o khí dung trên bn SARS
C. Viêm phổi do Mycoplasma, cúm, quai bị
D. Lao phổi, sởi, cúm A
69. Ở người lớn, thứ tự ưu tiên trong cấp cứu ngưng hô hấp – tuần hoàn là
A. Airway, Breathing, Compression, Defibrilation
B. Airway, Compression, Breathing, Defibrilation

C. Breathing, Airway, Compression, Defibrilation
D. Compression, Airway, Breathing, Defibrilation
(Airway: kiểm soát đường thở, Breathing: thông khí nhân tạo, Compression: ép tim ngoài
lồng ngực, Defibrilation: sử dụng máy phá rung tim)
70. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch trong ngưng hô hấp – tuần hoàn
Hội thi ĐDT giỏi lần 4 năm 2017 chuyên đề “An toàn trong phẫu thuật”

25


×