Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

tìm hiểu về salmonella và cách phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.14 KB, 10 trang )

I. Tổng quan
 Đặc điểm chung:
 Salmonella là vi sinh vật thuộc họ vi khuẩn đường ruột.
 Trực khuẩn Gram âm.
 Vi khuẩn hình que, mập, ngắn, hai đầu hơi tròn, kích thước
0,4 - 0,6 x 1 - 3 µm.
 Có hai loài vi khuẩn Salmonella, Salmonella
bongori và Salmonella enterica. Salmonella enterica được
chia thành sáu phân loài và hơn 2500 serovar (huyết thanh
hình).
 Hiếu khí và kị khí tùy ý, không sinh bào tử, di động bằng tiên
mao.

 Tính chất vật lý và hóa học:
 Lên men glucose và manitol sinh acid nhưng không lên men
saccharose và lactose.
 Không sinh indole, không phân giải urê, không có khả năng
tách nhóm amin từ tryptophan.
 Hầu hết đều sinh ra khí H2S.
 pH tối ưu để cho chúng phát triển nằm trong vùng trung tính,
nhưng đôi khi chúng phát triển trong vùng pH từ 4 đến 9,
1. Sức đề kháng:
 Không có khả năng phát triển ở nồng độ muối cao.
 Có thể sống và tồn tại trong thịt ướp muối dưới 29% trong
nhiệt độ từ 60C-120C và phần lớn sinh ra nội độc tố.
 Phát triển ở nhiệt độ60C-420C, có thể sống trong 15 ngày với
nhiệt độ từ 180C-400C
 Bị tiêu diệt khi bị đun nóng 600C trong 10 phút , 1000C trong
2 phút
2. Độc tố: Có nội độc tố với các đặc điểm:
 Là độc tố chính trong việc gây bệnh.


 Có độc lực cao: 400 mg/chết người.
 Có khả năng chịu nhiệt độ cao: Ở 100°C sau 2 giờ vẫn còn tác
dụng.


 Gây tổn thương: Ruột non, dạ dày, mảng payer, tuyến thượng

thận, tim, não thất
3. Kháng nguyên: Có 2 loại chính
 Kháng nguyên O:
Có tính đặc hiệu cao, tạo được miễn dịch sớm (kháng thể xuất hiện
sau 7 ngày và hết sau 3 tháng) vì thế được dùng trong chẩn đoán bệnh
thương hàn.
 Kháng nguyên H.
Tạo miễn dịch muộn và hết muộn (kháng thể xuất hiện sau 12 ngày
và hết sau 1 năm), thường đùng trong điều tra dịch tễ bệnh thương hàn.
4. Phân loại:
- Salmonella phân bố rộng rãi trong tự nhiên và thường xuyên
phân lập được từ ống tiêu hóa của động vật và người bị nhiễm
trùng. Chúng còn được phân lập từ đất, không khí, nước sông
hồ, nước biển và trong thực phẩm.
- Người ta dựa vào sự khác nhau về cấu trúc kháng nguyên để
xếp loại Salmonella. Một số type huyết thanh Salmonella chủ
yếu gây bệnh cho người :
 Salmonella typhimurium: chỉ gây bệnh cho người. Ở
nước ta bệnh thương hàn chủ yếu là do S. typhi gây ra
 Salmonella paratyphi A : chỉ gây bệnh thương hàn cho
người và cũng hay gặp ở nước ta sau S. typhi
 Salmonella paratyphi B : gây bệnh thương hàn chủ yếu
cho người, đôi khi ở cả súc vật. bệnh thường gặp ở các

nước Châu Âu.
 Salmonella paratyphi C: gây bệnh thương hàn, viêm dạ
dày ruột và nhiễm khuẩn huyết. bệnh thường gặp ở các
nước Đông Nam Á.
 Salmonella cholerasuis: loại này gây nhiễm khuẩn
huyết.

II. Cơ chế và triệu chứng
1. Cơ chế gây bệnh:
- Tất cả các kiểu huyết thanh Salmonella đều mang cụm gen
inv (invasion) giúp cho quá trình xâm nhiễm vào trong
thành ruột của người và động vật, mở đầu của tiến trình gây
bệnh. Cụm gen này nằm trong hệ thống gen SPI - 1
(Salmonella pathogenicity island) có mặt trong tất cả các


Salmonella, từ nhóm tiến hoá thấp nhất là S.bongori đến
nhóm tiến hoá cao nhất là S.enterica.
- Khả năng gây ngộ độc thức ăn của Salmonella cần có hai
điều kiện:
+Thức ăn phải bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn vì khả năng
gây ngộ độc của Salmonella yếu.
+Vi khuẩn vào cơ thể phải phóng ra một lương độc tố lớn.
vấn đề này phụ thuộc nhiều vào phản ứng cơ thể của từng
người. Điều này giải thích nhiều người cùng ăn một loại thực
phẩm như nhau nhưng có người bị ngộ độc có người không
bị, có người bị nhẹ, có người bị nặng. Thông thường thì
những người già, người yếu và trẻ em nhỏ bao giờ cũng bị
nặng hơn.
a. Cơ chế gây bệnh thương hàn:

- Bệnh thương hàn do S.typhi và S.paratyphi A, B, C gây ra.
Các yếu tố độc lực chính của vi khuẩn thương hàn là khả
năng bám và xâm nhập vào tế bào chủ, khả năng nhân lên
trong đại thực bào và nội độc tố. Kháng nguyên Vi có mặt ở
S.typhi và S.pararatyphi C là yếu tố độc lực quan trọng,
những chủng vi khuẩn gây bệnh thương hàn không có kháng
nguyên Vi thì số lượng cần thiết để gây bệnh cao hơn rất
nhiều so với những chũng có kháng nguyên này.
- Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa do
thức ăn hay nước uống bị nhiễm bẩn, số lượng cần thiết để
gây bệnh vào khoảng 105 đến 107
- Đầu tiên, vi khuẩn thương hàn phải vượt qua môi trường
axit của dạ dày, mặc dù chúng có khả năng đề kháng với
axit nhờ có gen art (acid response tolerance), nhưng ở người
bình thường, vi khuẩn thương hàn không thể tồn tại lâu,
nuôi cấy dịch dạ dày âm tính sau 30 phút. Sau khi vượt qua
được rào cản ở dạ dày, vi khuẩn di chuyển xuống ruột non
rồi nhân lên ở đó, nhưng trong tuần đầu sẽ có 1 ít vi khuẩn
đào thải theo phân, cấy phân dương tính trong 5 ngày không
có nghĩa là bệnh thương hàn sẽ xảy ra. Từ ruột non, vi
khuẩn thương hàn đi vào hạch mạc treo ruột nhờ tế bào M,
một đại thực bào của mảng Peyer. Sau đó theo đường bạch
huyết và máu gây nhiễm trùng toàn thân. Sau khoảng một
tuần, nhiễm khuẩn huyết thứ phát xuất hiện. Vi khuẩn theo
gan qua đường mật lại tiếp tục xâm nhập vào ruột non, tiếp
tục nhân lên ở các mảng Peyer. Từ máu, vi khuẩn tới lách và
các cơ quan khác. Trong ruột non, vi khuẩn chết và giải
phóng ra nội độc tố. Nội độc tố kích thích dây thần knh giao
cảm ở ruột gây ra hoại tử chảy máu và có thể gây thủng ruột,



vị trí gây tổn thương thường nằm ở các mảng Peyer. Đây là
biến chứng hay gặp ở cá bệnh nhân ăn sớm khi chưa bình
phục, nhất là ăn các thức ăn cứng. Nội độc tố theo máu lên
hệ thần kinh và kích thích trung tâm thần kinh thực vật ở
não thất ba. Giai đoạn toàn phát bệnh, bệnh nhân sốt cao,
biểu đồ thân nhiệt tăng lên theo thởi gian. Thân nhiệt tăng
những nhiệt độ không tăng gây ra hiện tượng mạch và nhiệt
độ phân ly.
- Thời kì chưa có điều trị bằng kháng sinh, khoản một tuần
ủ bệnh, diễn biến điển hình của bệnh thương hàn trải qua 4
giai đoạn, mỗi giai đoạn khoảng một tuần, Tuần thứ nhất
thân nhiệt tăng cao, tuần thứ hai thì đau bụng, gan và lách to
dồng thời có sự xuất hiện của các đốm hồng trên da, tuần
thứ 3 có thể xuất hiện thêm các biến chứng như xuất huyết,
thủng ruột, tuần thứ 4 sẽ xuất hiện thêm các biến chứng
nguy hiểm dẫn đến tử vong, nếu không bệnh nhân sẽ bình
phục.
- Bệnh nhân thường đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, chướng
bụng, tiêu chảy, khoản 50% bệnh nhân sờ thấy gan và lá
lách dưới sườn. Những trường hợp nặng thường có dấu hiệu
ly bì, hôn mê, trụy tim mạch, không chữa trị kịp thời có thể
dẫn đến tử vong. Những biến chứng khác như viêm phổi
cấp,, viêm màng não, viêm gan, viêm tủy xương cũng có thể
gặp.
- Những bệnh nhân qua khỏi có khoảng 5 – 10% vẫn tiếp tục
thải vi khuẩn qua phân trong quá trình hồi phục và 1- 4% trở
thành người mang vi khuẩn lâu dài do vi khuẩn vẫn tồn tại
trong túi mật. Tình trạng này có thể kéo dài đến nhiều năm
và họ trở thành nguồn mang bệnh rất nguy hiểm.

b. Cơ chế gây nhiễm khuẩn và nhiễm độc thức ăn
- Salmonella xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và hầu
hết là do ăn phải thức ăn bị nhiễm như thực phẩm, sữa,
nước uống… sau khi xuyên qua hàng rào acid dạ dày, vi
khuẩn di chuyển về phía ruột non và sinh sản ở đó, tiếp tục
chui qua màng nhày và vào thành ruột. Các tế bào của niêm
mạc ruột tiết ra một loại peptide có tính chống lại sự xâm
nhập của các tác nhân gây bệnh.
- Salmonella tới gan và cư trú ở túi mật , phần lớn
Salmonella theo máu ở lại ruột , gây tổn thương và hủy hoại
niêm mạc ruột . Salmonella cư trú và nhân lên ở ruột và túi
mật.


- Salmonella gây bệnh bằng sự xâm nhập của bản thân vi
khuẩn phá hủy mô và nội độc tố của Salmonella tiết ra khi
bị chết.
- Salmonella có ba loại kháng nguyên bề mặt (kháng
nguyên thân O, kháng nguyên lông H, và kháng nguyên
độc).
- Salmonella theo thức ăn vào đường tiêu hóa và phát triển.
Một số khác đi vào hệ bạch huyết và tuần hoàn gây nhiễm
trùng huyết. Vì Salmonella là vi khuẩn ưa môi trường ruột
nên lại nhanh chóng trở về ruột gây viêm ruột, gây nhiễm
độc cấp.
- Vi khuẩn Salmonella gây bệnh bằng nội độc tố. Nội độc tố
kích thích thần kinh giao cảm ở ruột gây ra hoại tử chảy
máu và có thể gây thủng ruột.Nội độc tố theo máu lên kích
thích trung tâm thần kinh thực vật I não thất ba. Giai đoạn
toàn phát thân nhiệt tăng cao, sốt “hình cao nguyên”. Thân

nhiệt tăng nhưng nhịp tim không tăng (mạch và nhiệt độ
phân ly). Bệnh nhân thưòng có dâu hiệu li bì, có thể hôn mê,
truỵ tim mạch, tử vong. Những bệnh nhân qua khỏi, sau khi
đã hết các triệu chứng lâm sàng, khoảng 5% vẫn tiếp tục
thải vi khuẩn qua phân do vi khuẩn vẫn tồn tại ở túi mật.
Tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm.







2. Triệu chứng:
Các triệu chứng bệnh thường gặp nhất của bệnh vi khuẩn
Salmonella là tiêu chảy (có thể có máu hay dịch nhày), sốt, cơ
bụng co rút, buồn nôn, nôn mửa và nhức đầu.
Tình trạng mất nước có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và
người lớn tuổi.
Sau khi nuốt nhằm vi khuẩn Salmonella, thông thường bệnh nhân
ngã bệnh trong vòng từ 6 đến 72 giờ , tùy thuộc vào số lượng và tỷ
lệ vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm. Thời gian ủ bệnh trung bình từ
12 - 24 giờ, có khi vài ngày. Trước khi phát bệnh thường mật mỏi ,
nhức đầu, chán ăn, mặt tái nhạt, toát mồ hôi, nôn mửa, xuất hiện
những ban đỏ vùng ngang thắt lưng đau bụng và đi ngoài phân bị
nhầy, máu. sốt cao từ 38 - 40oC. Tùy mức độ nặng nhẹ mà kéo dài
từ 3 - 7 ngày. Bệnh nặng có thể viêm dạ dày, ruột và có thể thủng
ruột , viêm khớp có thể xuất hiện 3-4 tuần sau khi bệnh . Nếu
không cấp cứu kịp thời có thể bị tử vong. Tỉ lệ tử vong thường
dưới 1%. Vi khuẩn tồn tại trong ống tiêu hóa từ 6 - 8 tháng và tiếp





tục bài thải ra môi trường bên ngoài. Vi khuẩn thải giảm 50% ở
tuần thứ hai và còn 15% ở tuần thứ tư.
Để truy tìm nguyên nhân gây bệnh, điều cần thiết là phải biết bệnh
nhân đã ở những nơi nào và bệnh nhân đã ăn và uống những thứ gì
trong ba ngày trước khi bệnh nhân bị lâm bệnh.

III. Nhóm thực phẩm có nguy cơ nhiễm Salmonella
 Thực phẩm bị nhiễm bệnh là nguồn gây bệnh dễ dàng và nhanh
nhất do vi khuẩn có thể phát triển nhanh trong thực phẩm, nhất là thực
phẩm chưa nấu chín, rau tươi,…, nhuyễn thể, tôm, cua sống trong khu
vực có nguồn nước thải ô nhiễm cao do nguồn phân người và động
vật.
 Sữa tươi và các chế phẩm từ sửa bao gồm cả sửa khô và sửa tươi
không tiệt trùng đúng cách củng dể bị nhiễm salmonella
 Đồ ăn có trứng và các sản phẩm của trứng không nấu hay qua loa
đều dể bị nhiểm. Thông thường thực phẩm nhiểm salmonella khó phát
hiện
 Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng càng cao càng dễ bị nhiễm vi
sinh vật phân giải. Đồng thời với sự phân giải thực phẩm do
Salmonella bao giờ cũng kèm theo sự xuất hiện các sản phẩm gây ngộ
độc cho người sử dụng.
 Thực phẩm gây ngộ độc thường là thức ăn có nguồn gốc động vật
như thịt gia súc, gia cầm. Thịt là nguyên nhân gây ngộ độc chiếm 68%
ở Anh và 88% ở Pháp. Ngoài ra có thể ngộ độc do ăn trứng, cá, sữa
nhưng tỉ lệ ít hơn nhiều. Thực phẩm bị nhiễm Salmonella thường
không làm thay đổi tính chất lý hóa và trạng thái cảm quan của thực

phẩm, vì thế rất khó bị phát hiện. Nhìn chung, thực phẩm gây ngộ độc
thường có độ ẩm cao, pH không acid, đặc biệt là thức ăn đã nấu chín
dùng làm thức ăn nguội như món đông, pate, xúc xích, dồi tiết thường
là nguyên nhân của những vụ ngộ độc thức ăn do Salmonella.
 Ngoài ra hoa quả và các loại rau ăn sống du có rửa sạch trước khi ăn
nhưng không thể hết nguy cơ nhiễm Salmonella do chúng có thể phát
triển thành số lượng lớn hơn nhiều nếu không qua chế biến, nguyên
nhân chủ yếu là do sử dụng phân bón hữu cơ cho rau quả và sử dụng
nguồn nước ô nhiễm. Danh sách các thực phẩm có khả năng nhiễm


Salmonella cũng bao gồm những loại được chế biến tại gia đình như
sốt mayonnaise, bánh quy, kem, bánh rán, sữa chưa thanh trùng.

IV. Tình hình ngộ độc
1. Tình hình ngộ độc thực phẩm do Salmonella trên thế giới:
- Năm 2003 tại Bỉ có tới 12.849 trường hợp ngộ độc do vi khuẩn
Salmonella và 6.556 trường hợp nhiễm vi khuẩn Campylobacter và
một số vi khuẩn khác mà nguyên nhân chủ yếu là chế biến thực
phẩm chưa kỹ trong đó thịt nhiễm bẩn chiếm tới 20% (Bộ Y tế,
2005). Ngày 1/1/2006 tại Allanta đã xảy ra một đợt truyền nhiễm,
vi khuẩn Salmonella có liên quan tới thực phẩm đã làm ngã bệnh
172 người ở 18 tiểu bang, 11 người phải vào bệnh viện và không
có ai chết. Đối tượng bị tình nghi nhiễm Salmonella gồm: rau diếp
và cà chua ở các tiệm ăn và siêu thị. Ngày 26/12/2007 Ban kiểm
dịch và an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Mỹ (FSIS) phát
hiện vi khuẩn Salmonella trong thịt bò tươi ở các cửa hàng và các
kho chứa tại các siêu thị ở Arinoza, California, Hawaii, Nevada và
New Mexico. Đã làm 38 trường hợp bị mắc bệnh.
- Ngày 9/7/2008 tại Mỹ đã có trên 1.000 ngƣời bị ngã bệnh vì vi

khuẩn Salmonella, được xem là con số lớn nhất từ 10 năm qua tại
Hoa Kỳ vì ngộ độc thực phẩm. Thủ phạm chính bị nghi ngờ là cà
chua, ớt đỏ và ngò tươi.
- Tốc độ nhiễm trung bình là 25-40 ca mỗi ngày, lan tràn trong 41
tiểu bang. Tại Canada cũng có 4 trường hợp.

2. Tình hình ngộ độc thực phẩm do Salmonella ở Việt Nam:
- Ở Việt Nam vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề đã và
đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề này
trên thực tế lại không hoàn toàn dễ dàng trong quá trình thực hiện.
Tình trạng ngộ độc đã xảy ra ở hầu hết các địa phương, nguyên
nhân ngộ độc rất đa dạng: ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn,
do hoa quả phun thuốc trừ sâu, bánh phở có hàn the... Nhưng
nguyên nhân do vi sinh vật chiếm tỷ lệ cao từ 32,8-55,8 %, đặc biệt
là vi khuẩn Salmonella đã gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm.
- Ngộ độc thức ăn ở Việt Nam từ năm 1983 -1989, trong tổng số 269
vụ ngộ độc theo dõi, có 5756 người mắc, tử vong 156 (2,7%) mà


nguyên nhân chủ yếu là do Salmonella (Cục quản lý chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm, 2002). Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn nem
thính có nhiễm Salmonella ở Thái Bình. Vụ ngộ độc thực phẩm do
ăn hủ tiếu nhiễm Salmonella enteritidis. Ngày 16/5/2005 vụ ngộ
độc kem Tràng Tiền làm 13 người gia đình chị Ngô Mai Lan phải
vào viện Bạch Mai. Nguyên nhân chính là do trong kem nhiễm vi
khuẩn Salmonella.
- Ngày 9/5/2008 theo ông Trần Đáng - Cục trưởng Cục an toàn vệ
sinh thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thông báo qua kiểm tra 100 nhà hàng,
quán ăn, cơ quan chức năng đã đóng cửa, tạm đình chỉ hoạt động
60 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có 23 quán

thịt chó. Qua xét nghiệm mẫu thớt và mẫu dồi chó chín đã phát
hiện vi khuẩn thương hàn (Salmonella). Có vi khuẩn tả trong mẫu
rau diếp cá và trong thớt ở một số nhà hàng trên phố Cầu Giấy,
Trường Chinh... Đã gây ra dịch tiêu chảy cấp tại địa bàn thành phố
Hà Nội.

3. Cách lây lan
- Nấu nướng chưa kỹ
 Vi khuẩn Salmonella thường có ở trong thịt chưa nấu chín, đặc
biệt là gia cầm, và ở trên vỏ trứng.
 Khi thịt sống hoặc trứng được chuẩn bị cho con người tiêu thụ
và không nấu kỹ, vi khuẩn có thể còn sống sót và gây bệnh cho
người đã ăn chúng vào. Khi nấu kỹ các thực phẩm này, vi khuẩn
Salmonella sẽ bị giết chết hết.
- Lây nhiễm chéo
 Lây nhiễm chéo là trường hợp vi khuẩn lây lan từ vật bị nhiễm
vi khuẩn sang vật không bị nhiễm vi khuẩn.
 Nên xem thực phẩm tươi sống hay chưa nấu kỹ là bị nhiễm
khuẩn.
 Để tránh bị lây nhiễm chéo, phải luôn luôn chế biến và tồn trữ
thực phẩm tươi sống riêng biệt với thực phẩm đã nấu chín hoặc
sẵn sàng để tiêu thụ.
 Đồ dùng nhà bếp chẳng hạn như thớt, máy xay và máy trộn sử
dụng để chuẩn bị thực phẩm tươi sống phải rửa sạch trước khi
sử dụng.
- Lây từ người này sang người kia
 Người bị bệnh vi khuẩn Salmonella có vi khuẩn Salmonella
trong phân của họ. Nếu họ không rửa tay kỹ sau khi đi tiêu tiểu,



thì bàn tay bị dính vi khuẩn có thể lây lan vi khuẩn này sang các
bề mặt và đồ vật mà người khác chạm vào. Tay bị nhiễm vi
khuẩn cũng có thể lây lan vi khuẩn sang thực phẩm mà người
khác có thể tiêu thụ.
 Tay cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn khi người nào đó thay tã cho
em bé bị bệnh này.
 Người và vật có thể có vi khuẩn Salmonella trong phân mà
không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào hết. Những người và vật
này vẫn có thể lây bệnh cho người/vật khác.
- Từ các nguồn khác : Thú cưng, nông súc và nước uống bị nhiễm
khuẩn cũng có thể lây lan vi khuẩn Salmonella.

V. Cách phòng ngừa
 Rửa tay kĩ
- Nên rửa tay kỹ bằng xà-bông và nước nóng chảy từ vòi trong ít
nhất mười giây:
 Trước khi chuẩn bị thực phẩm
 Giữa những lần chế biến thực phẩm tươi sống và thực phẩm sẵn
sàng để ăn
 Trước khi ăn
 Sau khi đi tiêu tiểu hoặc thay tã
 Sau khi hút thuốc
 Sau khi sử dụng khăn giấy
 Sau khi làm vườn
 Sau khi chơi đùa với thú cưng
- Người chế biến thực phẩm nên lau khô tay bằng khăn giấy thải bỏ
sau khi dùng hoặc máy sấy tay. Không nên sử dụng khăn vải bởi lẽ
chúng mau bị dơ và có thể lây lan vi khuẩn từ người này sang
người kia.
 Tồn trữ và chế biến thực phẩm một cách an toàn

 Đừng chế biến thực phẩm đã nấu chín bằng cùng đồ dùng (kẹp,
dao, thớt) đã sử dụng với thực phẩm tươi sống, trừ khi đã rửa
sạch sẽ giữa những lần sử dụng.
 Nếu thiết bị chẳng hạn như máy xay, máy băm thịt và máy trộn
đã sử dụng với thực phẩm tươi sống như trứng và thịt, rửa sạch
sẽ trước khi sử dụng nữa.
 Giữ cho các bề mặt và thiết bị nhà bếp sạch sẽ.











Để thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh ở ngăn thấp hơn thực
phẩm nấu chín hoặc sẵn sàng để ăn để tránh vấn đề lây nhiễm
chéo.
Rã đông thực phẩm bằng cách đặt thực phẩm ở ngăn thấp hơn
trong tủ lạnh hoặc bằng lò vi sóng.
Rửa kỹ rau tươi trước khi ăn.
Nấu kỹ thịt, thịt gà, và trứng cũng như bất kỳ thực phẩm nào
khác có những thứ này.
Cất thực phẩm nấu chín vào tủ lạnh trong vòng một tiếng đồng
hồ sau khi nấu nướng.
Tồn trữ thực phẩm ở nhiệt độ dưới 5°C hoặc trên 60°C để
ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi nẩy nở.

Hâm thực phẩm cho đến khi nhiệt độ bên trong thực phẩm lên
đến ít nhất 75°C.
Bảo vệ thực phẩm tránh bị côn trùng, chuột bọ và các động vật
khác đụng chạm vào

 Nấu nướng bằng lò vi sóng
- Một phần của quy trình nấu nướng bằng lò vi sóng bao gồm thời
gian đợi. Khi sử dụng lò vi sóng, hãy đọc kỹ chỉ dẫn của nhà sản
xuất và tuân theo thời gian đợi để bảo đảm thực phẩm đã được nấu
chín hoàn toàn trước khi ăn.
 Lau dọn trong nhà
- Phải lau dọn phòng tắm và phòng vệ sinh thường xuyên để tránh
lây lan vi khuẩn. Đặc biệt chú ý đến các bề mặt như bệ ngồi và nút
bấm/cần gạt dội cầu, vòi nước và bàn thay tã.
 Nước từ các nguồn chưa xử lý
- Nước chưa xử lý lấy thẳng từ sông hay hồ có thể bị nhiễm phân
người hoặc phân động vật. Hãy đun sôi nước từ các nguồn này
trước khi uống.



×