Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dị ứng thức ăn và cách phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.42 KB, 6 trang )

Dị ứng thức ăn và cách phòng ngừa

Khoảng 2% người trưởng thành, 5% trẻ em và khoảng 30.000 người
phải vào cấp cứu mỗi năm vì bị dị ứng với thức ăn.
Dị ứng thức ăn
Dị ứng (DƯ) là phản ứng của cơ thể với “chất lạ”. Những “chất lạ” này chỉ
được xem là “lạ” đối với bệnh nhân, còn đối với các người khác thì chúng rất quen
thuộc và hoàn toàn không gây khó chịu gì. Nguyên nhân gây DƯ rất đa dạng, như:
Thức ăn, phấn hoa, lông chó, mèo, thuốc… và trong số đó dị ứng thức ăn (DƯTĂ)
là dạng DƯ phổ biến nhất và thường xuất hiện trong 12 giờ sau khi ăn phải thức
ăn gây DƯ. Mỗi người có thể DƯ với một hay nhiều loại thức ăn khác nhau và
DƯTĂ có tính di truyền trong gia đình (bố, mẹ, người thân).
Biểu hiện DƯTĂ không phải chỉ ở ngoài da
DƯTĂ có nhiều mức độ, từ nhẹ đến rất nặng. Triệu chứng ngứa luôn luôn
hiện diện và đi cùng với các triệu chứng ngoài da khác, như: Đỏ, sưng phù (quanh
mắt, mũi, môi- miệng), mụn nước hay bóng nước. Ngoài ra DƯ có thể biểu hiện ở
nhiều cơ quan khác như Hô hấp: Hắt hơi, chảy nước mũi - mắt, nặng ngực, khó
thở, lên cơn suyễn - Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói - Thần kinh:
Nhức đầu, căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng; hoặc DƯ nặng gây sốc phản vệ, tử vong.
Loại thực phẩm thường gây dị ứng (TPTGDƯ)
Các số liệu thống kê đều cho thấy có 8 nhóm TPTGDƯ là: Sữa, trứng, cá
(ví dụ như: Cá vược, cá bơn, cá tuyết). Loài giáp xác có vỏ (tôm, cua, sò, ốc), hạt
từ cây (quả hạnh, quả óc chó, quả hồ đào), đậu phộng, lúa mì, đậu nành. Chúng là
nguyên nhân của 90% các trường hợp DƯTĂ, vì vậy theo luật FALCPA (Mỹ - có
hiệu lực từ 1/1/2006) thì tất cả sản phẩm thực phẩm có chứa các loại thực phẩm kể
trên, phải in rõ ràng tên thường gọi (hay tên thông dụng) của chúng ở bảng liệt kê
các thành phần trên nhãn bao bì để mọi người có thể dễ dàng đọc thấy (ngay cả trẻ
em và người già).
Phòng ngừa DƯTĂ
Tự bản thân bệnh nhân phải theo dõi và phát hiện chính xác loại thực phẩm
họ bị DƯ, vì không ai khác có thể làm tốt việc này. Cần biết cách phát hiện ra loại


thực phẩm họ bị DƯ, trong vô vàn món ăn được chế biến phức tạp hay được ghi
bằng những thứ tiếng khác nhau. Lập một kế hoạch ăn uống chỉ gồm những thực
phẩm hoàn toàn không gây DƯ. Thời gian tránh TPTGDƯ tối thiểu là 2-3 tháng,
rồi sau đó có thể thử dùng lại từ từ nhưng phải thật cẩn thận (không áp dụng ở
người bị DƯ nặng). Nếu tiền sử bị DƯ thức ăn trầm trọng (phản ứngCác yếu tố
làm tình trạng DƯ nặng thêm phản vệ) thì phải luôn luôn đeo Thẻ thông tin cá
nhân cảnh báo Y khoa, nhằm giúp ích khi bị hôn mê.
Mức độ trầm trọng của phản ứng DƯ không tùy thuộc vào số loại thực
phẩm bị DƯ (không phải DƯ nhiều loại thực phẩm thì nặng hơn 1 loại). Phản ứng
trầm trọng hơn nếu bệnh nhân nhỏ tuổi hoặc kèm với bệnh hen suyễn vì sẽ gây suy
hô hấp cấp tính (sưng phù, tăng tiết dịch đường hô hấp và co thắt khí-phế quản).
Ngoài ra có thể nặng hơn do: Xông khí dung (mũi), không khí ô nhiễm, thời tiết
lạnh, nắng gắt, gió, tắm nước lạnh, khói bụi, hút thuốc lá.
Xử trí DƯTĂ thông thường
Nếu sợ vô tình ăn phải thức ăn gây DƯ khi đi ăn tiệc ở ngoài, thì có thể
uống 1 viên thuốc kháng Histamin (Loratadin, Cetirizine) trước đó 1-2 giờ hay
ngay sau khi ăn. Khi đã có triệu chứng DƯTĂ rồi thì có thể áp dụng tại nhà các
biện pháp “sơ cứu” sau: Tắm hay chườm-đắp nước ấm, uống nhiều nước, thuốc
kháng Histamin, rồi nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Phản ứng phản vệ (PƯPV) do dị ứng thức ăn
Là 1 phản ứng rất nặng và đe dọa tính mạng bệnh nhân vì ảnh hưởng đồng
thời đến nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể (hô hấp, tuần hoàn). Thường xảy ra
sau khi tiếp xúc (5-15 phút) với thức ăn bị DƯ, mà loại này có thể đã gây DƯ vài
lần trước đó (phản ứng DƯ có xu hướng nặng hơn trong những lần sau). Đậu
phộng, hạt từ cây, tôm-cua, sữa, trứng, cá là những loại có nguy cơ gây PƯPV cao
nhất. Các triệu chứng PƯPV gồm: Nghẹt - khó thở, cảm giác sắp chết, tay chân
lạnh, toàn thân nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, thiếp đi hay mất tri giác... Điều
trị PƯPV càng sớm và hiệu quả thì cơ hội sống sót của bệnh nhân càng lớn.
Chẩn đoán DƯTĂ
Chế độ ăn hạn chế: Loại bỏ những loại thức ăn bị nghi ngờ gây DƯ ra khỏi

thực đơn hàng ngày, nếu không bị DƯ trong 2 tuần thì có thể xác định chúng là
nguyên nhân gây DƯ. Để chắc chắn thì nên thử ăn lại loại thực phẩm đó (với
lượng ít và không thử ở người bị DƯ nặng), thử nghiệm dương tính nếu xuất hiện
các triệu chứng DƯ. Phương pháp này đơn giản nhưng có độ chính xác cao nhất.
Vì vậy họ cần phải loại trừ - ăn thử loại thức ăn nào đó (vài lần) để xác định chắc
chắn nguyên nhân gây DƯ.
Các xét nghiệm vạch da: Làm trầy xướt da vài đường rất nhỏ, rồi dán 1
miếng nhỏ loại thực phẩm nghi ngờ (đã được nấu chín, sạch) lên trên vùng da bị
trầy. Nếu da bị đỏ, sưng và ngứa ở vùng da này (đường kính > 10mm) thì thử
nghiệm dương tính. Độ nhạy cảm (dương tính thật) khoảng 44% và độ đặc hiệu
(âm tính thật) là 67%.
Xét nghiệm Máu ELISA hay RAST: Là xét nghiệm chất hấp thu miễn dịch
liên kết với enzyme để phát hiện loại thực phẩm gây DƯ. Phát hiện nồng độ kháng
thể IgE trong máu tăng cao ở những bệnh nhân đang bị nghi ngờ DƯTĂ. Kết quả
sẽ nhận được trong 1 tuần. Ngoài ra có thêm nhiều xét nghiệm chuyên biệt hơn
(cũng đo IgE/máu) cho từng nhóm thực phẩm gây DƯ. Độ nhạy cảm (dương tính
thật) của các xét nghiệm này khoảng 56% và độ đặc hiệu (âm tính thật) là 67%.
Xét nghiệm rạch da và thử máu RAST thường dùng ở những người không thể áp
dụng chế độ ăn hạn chế, như: DƯTĂ nặng, trẻ em, người cao tuổi.
DƯTĂ tái phát & khó điều trị
Tình trạng DƯ với các loại phấn hoa, trái cây, rau quả đang gia tăng và hiện
tượng DƯTĂ bắt đầu xuất hiện sau 20-30 tuổi chưa giải thích được. Nguyên nhân
có thể là xuất hiện những chất gây DƯ “mới” trong các loại thực vật quen thuộc
và điều này là do cơ chế tự bảo vệ ở thực vật để thích nghi với những thay đổi
khắc nghiệt của môi trường, như: Sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, nguồn nước ô nhiễm,
khí hậu thất thường, điều kiện tồn trữ và do sự biến đổi gen (thực phẩm biến đổi

×