Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

DỰ án CHẾ BIẾN sợi ĐAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.51 KB, 39 trang )

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TƯ LIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ


CHƯƠNG II

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

I.
II.
-

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI NƠI ĐẶT DỰ ÁN
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; và Luật số
32/2013/QH 13 ngày 19/06/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu

-

tư xây dựng;
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng



-

và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu

-

tư xây dựng;
Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết

-

và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 về hướng dẫn thi hành Nghị định
số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định hướng dẫn thi hành

-

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008, sửa đổi số

-

31/2013/QH13 ngày 19/06/2013;
Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về hướng dẫn Luật

-

thuế giá trị gia tăng;

Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế
giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;


-

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP
ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và

-

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống

-

thủy sản đến năm 2020;
Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và

-

phát triển bền vững;
Thông tư số 84/2011/TT-BTC ngày 16/06/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn một
số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông

-


thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 của Chính phủ;
Thông tư 164/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính Ban hành biểu thuế xuất

-

khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách

-

khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày
18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

Luật Thuế giá trị gia tăng
III.
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Hiện nay, ngành dệt may là ngành giữ vững vị trí thứ hai trong kim ngạch xuất
khẩu cả nước. Bên cạnh những sợi tổng hợp, sợi tơ dệt, sợi bông thì sợi đay cũng đang
được quan tâm để sản xuất. Tuy nhiên, diện tích trồng và sản xuất đay ở trong nước còn
ít, chỉ khoảng 30.000 ha.
Theo số liệu trong 9 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu của Băng-la-đét
khoảng 3,070 tấn đay tơ, trị giá khoảng 4,7 triệu USD, chiếm 15% trong tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Băng-la-đét.


Mặc dù sợi đay là loại sợi có giá trị kinh tế, song lượng sản xuất trong nước vẫn
chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Hiện nay, thay vì sản xuất sợi đay thủ

công nhỏ lẻ của từng vùng thì cũng đã có một số nhà máy sản xuất đay, tuy nhiên quy mô
còn nhỏ .
Đứng trước tình hình đó, chúng tôi nhận thấy xây dựng nhà máy chế biến đay sợi
là hết sức cần thiết và có triển vọng lớn. Dự án nhà máy chế biến đay sợi, trước hết sẽ
góp phần cung ứng cho nhu cầu trong nước, và xuất khẩu ra nước ngoài, đồng thời sẽ tạo
công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát
triển.
IV.
MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
- Xây dựng nhà máy chế biến đay sợi theo công nghệ hiện đại, áp dụng hệ thống
-

máy móc, tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả so với phương pháp thủ công.
Sản xuất lượng lớn đay sợi có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất

-

khẩu ra nước ngoài.
Tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng
phát triển.


CHƯƠNG III

THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM
I.

SẢN PHẨM

Sản phẩm của dự án là sợi đay . Ngoài ra, để tận dụng hết nguyên liệu, công ty sẽ sử dụng

thân gỗ của cây làm thành bột gỗ, ép viên.
Sợi đay được sản xuất đảm bảo các tiêu chí:
-

Chắc chắn, chịu được trọng tải nặng
Độ bền cao, không bị bục trong một thời gian dài
Ứng dụng đa dạng: đóng gói cà phê, hàng hóa, nông sản,…
Nhiều kích cỡ

II.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐAY TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1. Tình hình sản xuất đay trên thế giới

Vì đay có giá trị kinh tế cao nên trên thế giới có nhiều nước trồng đay như : Pakistan, Ấn
Độ, Trung Quốc, Mianma, Neepan, Thái Lan, Philippin,…
- Khoảng 90% sản lượng đay trến thế giới do Ấn Độ, Pakistan, Bangladet sản xuất.
- Trung Quốc có diện tích sản xuất và sản lượng đay xanh đứng thứ 3 trên thế giới
2. Tình hình sản xuất đay trong nước


Ở Việt Nam, việc trồng đay trước nay chủ yếu để tiêu dùng trong nước như dệt chiếu, đan
võng, bện thừng, …
Năm 1940 phát xít Nhật xâm nhập Đông Dương, cùng thực dân Pháp buộc nông dân phá
lúa trồng đay, gây nên nạn đói khủng khiếp 1945
Từ năm 1954 trở lại đây, chính phủ có chính sách khuyến khích trồng đay tăng đáng kể,
hình thành vùng trồng đay.
Vùng đay miền Bắc chủ yếu ven sông (sông Lô, sông Đáy, sông Thái Bình, sông Chu,
sông Lam, sông Mã), tập trung ở các tỉnh như Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc.
Diện tích trồng đay ở nước ta tăng chậm, mới đạt 30.000 ha với sản lượng 40.000 tấn đay
sợi/ năm, tập trung ở đồng bằng Sông Hồng ( 15.000 ha) và đồng bằng sông Cửu Long

(12.000 ha).
Ở Việt Nam đay xanh quả dài có một loại hình – Đay xanh quả dài Gia Lâm (đay tây).
Trên thế giới có nhiều giống như : JRO – 632, JRO – 878 (Ấn Độ), chịu hạn trên đất
cao, có thể gieo sớm.
Đay xanh quả dài ở Việt Nam có giống địa phương (Buộm) Thái Bình (đay ta) – là
giống chín sớm, song năng suất cao nhất chỉ đạt 30 tạ đay tơ/ha. Các giống nhập nội
như Việt viên 4 – năng suất cao, thích ứng rộng đạt 40 – 50 tạ đay/ ha. Giống JRC –
321 (Ấn Độ) là loại hình chín rất sớm.
- Một số giống hiện có ở Việt Nam là :
+ Đay lá chẻ (lá xẻ thùy) : thân cao 3 – 4,5 m, đường kính thân gốc 1,5 – 2,5 cm, tỉ lệ
tơ 15 – 16%, năng suất thử nghiệm 41 – 45 tạ đay tơ/ha, năng suất trong sản xuất 25 –
30 tạ/ha. Thời gian sinh trưởng 160 – 180 ngày năng suất hạt 15 tạ/ha. Chống chịu gió
bão và sâu bệnh tương đối khá.
+ Đay lá hình tim, tỉ lệ tơ và năng suất hơi thấp hơn loại đay lá chẻ, tính chống chịu
cũng yếu hơn.
+ Ngoài ra còn giống HC – 583 nhập nội từ Ấn Độ (1972) và đay cách Cu Ba có năng


suất và khả năng chống chịu kém hơn đay cách hoa vàng Việt Nam, nhưng phẩm chất tốt
hơn.


CHƯƠNG IV

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐAY , SẢN XUẤT SỢI ĐAY
I.

MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA CÂY ĐAY

Hạt đay nảy mầm cần có đầy đủ nước, không khí và nhiệt độ. Nhìn chung đay nảy mầm

tốt ở biên độ nhiệt độ từ 20 – 300C và độ ẩm đất từ 70 – 80%. Với điều kiện trên thường
sau 4 – 6 ngày đay mọc đều. Nhiệt độ và ẩm độ thấp trở ngại cho nảy mầm, hạt thối do
đó không nên gieo đay vào tháng rét và khô hạn
Cần chú ý: Khi lượng nước trong hạt từ 12 – 13% tăng lên 33% thì cường độ hô hấp của
hạt tăng lên 1 vạn lần, do đó rất cần oxi. Gieo quá sâu hoặc đất kết vón, úng nước đều
ảnh hưởng xấu đến nảy mầm.
Hạt sau khi nảy mầm thì thân và rễ mầm phát triển, sau đó xòe 2 lá tử diệp và bắt
đầu quang hợp. Sau khi xòe lá tử diệp được 5 – 7 ngày thì lá thật
xuất hiện.
Đây là thời kỳ mở đầu của quá trình sinh trưởng phát triển và quyết định mật độ ban đầu
của đay trên đồng ruộng. Do vậy xúc tiến cho hạt mọc nhanh và hạt mọc đều là một trong
những yêu cầu quan trọng bậc nhất trong kỹ thuật trồng đay. Muốn vậy ngoài việc chọn
giống có chất lượng tốt, cần tranh thủ gieo đúng thời vụ đảm bảo tiêu chuẩn làm đất, giữ
ẩm và đất tơi xốp và gieo hạt đúng kỹ thuật.
Sau khi nảy mầm, bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm, còn sinh trưởng của bộ rễ lại
tương đối nhanh : Sau khi mọc 5 – 7 ngày ra được 1 lá thật, rễ cái đã dài 7 – 12 cm và
nhiều rễ con. Sau 20 ngày, cây cao 10 – 14 cm có 3, 4 lá thật thì rễ cọc đã dài 30- 35 cm,
rễ con 15 – 35 cm. Đa số rễ phân bố ở lớp đất 6 – 17 cm. Khi thân sinh trưởng tương đối
nhanh thì tốc độ sinh trưởng của rễ chậm dần
Tỷ lệ sinh trưởng giữa thân và rễ tùy theo kỳ sinh trưởng. Thời kỳ đầu tuy rễ mọc nhanh,
nhưng thời kỳ cuối ciều cao thân vượt xa chiều dài rễ đến hơn 10 lần.


Bộ rễ sinh trưởng tốt thì tăng sức hút chất dinh dưỡng, tăng sức chống hạn, nhờ đó xúc
tiến hân tăng trưởng nhanh, thân cao vỏ dày. Về kỹ thuật trồng trọt cần chú ý bồi dưỡng
bộ rễ. Bộ rễ đay đâm vào đất không mạnh lắm nhưng rất ưa phân và mẫn cảm với
chế độ không khí trong đất.
Sự sinh trưởng của thân đay từ khi cây mọc đến khi ra hoa kết quả có thể chia làm các
thời kỳ sinh trưởng sau


Thời kỳ cây con
Thời kỳ này được xác định từ sau khi đay mọc, khoảng 30 – 40 ngày với đay xanh và 40
– 50 ngày với đay cách. Thời kỳ này rễ phát triển nhanh, thân lá sinh trưởng chậm, bình
quân mỗi ngày chỉ cao thêm 5-10 mm (đay xanh) và 0,8 – 1,2 cm (đay cách). Khi thân
cao 2 – 3 cm rễ dài 7 – 10 cm và phân bố ở lớp đất 0 – 15 cm.
Do tốc độ sinh trưởng của thân chậm, nên thời kỳ này dễ bị cỏ dại lấn át, sâu bệnh
phá hoại, nên việc chăm sóc đay con đặc biệt quan trọng. Để cây đay sinh trưởng phát
triển khỏe, rút ngắn thời kỳ cây con cần chú ý các biện pháp kỹ thuật như : tỉa cây, xới
xáo, làm cỏ,... để cây vượt qua thời kỳ này càng nhanh chóng càng tốt. Bón thúc kịp
thời, phòng trừ sâu bệnh, chống hạn đều là biện pháp có hiệu quả nhất trong thời
kỳ này.
Nói chung sự sinh trưởng của cây ở thời kỳ này mạnh hay yếu có ảnh hưởng trực tiếp
đến các giai đoạn tiếp theo và do đó ảnh hưởng đến năng suất

Thời kỳ vươn cao
Đây là thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây đay. Mỗi ngày cây có thể cao từ 4 –
7 cm. Thời kỳ này kéo dài 80 – 85 ngày (ở đay cách) và 50 – 60 ngày ở đay xanh.
Khối lượng sinh trưởng thời kỳ này chiếm 70 – 75% tổng lượng sinh trưởng của cây
đay.
Nói chung các loại đay thời gian tăng trưởng chiều cao đồng thời với phát triển đường


kính thân. Cây càng cao thì thân càng to, bậm. Do đó có thể nói đây là thời kỳ quyết
định năng suất đay tơ.
Tốc độ vươn cao nhanh hay chậm, thời kỳ vươn cao dài hay ngắn không những
phụ thuộc vào đặc tính giống mà còn chịu tác động sâu sắc của điều kiện ôn, ẩm độ,
ánh sáng va kỹ thuật chăm sóc.
Phụ thuộc vào giống đay : Thời gian vươn cao của đay cách dài hơn đay xanh.
Ánh sáng ngày dài thuận lợi cho quá trình vươn cao, còn ánh sáng ngày ngắn làm đay
ra hoa sớm.

Nhiệt độ cao thuận lợi cho vươn cao.
Thời kỳ này cây tiêu tốn nhiều nước nhất, chú ý đảm bảo ẩm độ đất 70 – 80% cho cây
sinh trưởng phát triển bình thường
Thời kỳ này cây cần nhiều dinh dưỡng, nhất là yêu cầu đạm và ka li. Chú ý bón thúc
theo nguyên tắc “ Bón nặng thời kỳ vươn cao”.
 Tóm lại đây là thời kỳ cây sử dụng hiệu quả nhất các điều kiện sinh thái. Do đó

các biện pháp kỹ thuật rất có ý nghĩa để giúp cho thời kỳ này kéo dài, đạt được
thân cao, bẹ dày và sản lượng cao.

Thời kỳ ra nụ, hoa quả và sợi chín
Sau khi đay mọc 90 – 110 ngày đối với đay xanh và 130 – 150 ngày đối với đay cách thì
cây bắt đầu ra nụ. Ra nụ sớm hay muộn tùy thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại
cảnh cụ thể và kỹ thuật trồng trọt. Nói chung đay xanh ra hoa sớm hơn đay cách. Sự ra
nụ, hoa sớm hay muộn tùy thuộc vào mức độ phản ứng của giống với độ dài ngày, vào
chế độ nhiệt, ánh sáng và thời vụ gieo của vùng trồng đay. Đay gieo đúng thời vụ thì thời
kỳ ra nụ hoa thường trùng với thời kỳ sợi chín (chín công nghiệp) . Lúc này cây chuyển
từ màu xanh sang xanh vàng, thân bóng lên ít sáp, lá rụng gần hết. Lúc này bẹ đay dày
lên cùng với sự tích lũy vật chất vào tế bào sợi (xenlulo, hemixenlulo, linhin,...).


Sau thời gian ra nụ 10 – 15 ngày thì hoa bắt đầu nở. Thời kỳ hoa kéo dài từ 30 – 70 ngày
tùy giống. Sau khi ra hoa, thân đay có thể cao lên một ít, song chỉ có ý nghĩa đối với đay
cách.
0
Hoa đay nở tuần tự từ dưới lên. Ôn độ thích hợp cho sự nở hoa là 25 – 28 C với
0
đay cách và 30 – 31 C với đay xanh, và ẩm độ không khí khoảng 60 – 70%.
Tỷ lệ hoa thụ phấn cao nhất lúc hoa nở rộ trong ngày. Sau khi hoa nở 2 ngày thì thụ phấn
hoàn thành, bầu nhụy bắt đầu sinh trưởng

Sau thụ phấn 30 – 40 ngày với đay xanh và 40 – 50 ngày với đay cách thì quả đạt kích
thước tối đa, đến khi hạt chín cần tiếp thêm một thời gian nữa. Như vậy, thời gian từ mọc
đến quả chín đầy đủ với đay cần từ 180 – 230 ngày
Khi trên thân, các chùm hoa đầu tiên có quả non thì trong cây mô sợi đã phát triển đầy
đủ, thu hoạch lúc này có năng suất và phẩm chất tơ tốt nhất
Đối với đay giống, khi đa số quả đã khô nâu – chín, thì thu hoạch bằng cách cắt nguyên
cành. Không nên thu hoạch quá muộn, quả sẽ bị khô nẻ, bị mưa ẩm mốc, sâu bệnh xâm
nhiễm. Như vậy từ khi mọc đến khi sợi chín cần 130 – 180 ngày, đến khi hạt chín cần 180
– 230 ngày trở lên.
II.
YÊU CẦU SINH THÁI CỦA ĐAY
1. Nhiệt độ

Năng suất đay cao thấp chịu ảnh hưởng rõ rệt của nhiệt độ. Nhiệt độ cao sẽ tăng
cường tính thẩm thấu của tế bào rễ, tăng tốc độ khuyếch tán của dung dịch các chất,
tăng cường độ hô hấp. Nhiệt độ cao giúp cho đay chóng thông qua giai đoạn ánh
sáng
Nhiệt độ thích hợp cho đời sống cây đay là 20 – 38˚C. Nếu trên 41˚C thì tỷ lệ giữa
cường độ quang hợp và cường độ hô hấp sẽ dưới 1, dẫn đến cây bị hại.


Tuy nhiên mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển cây đay có yêu cầu nhiệt độ tối thích
khác nhau.
+ Thời kỳ nảy mầm cần nhiệt độ thích hợp 20 – 25˚C với đay xanh và 18 – 20˚C với
đay cách.
+ Thời kỳ cây con nhiệt độ thích hợp 20 – 28˚C.
+ Thời kỳ thân sinh trưởng và vươn cao cần nhiệt độ tăng lên dần
+ Thời kỳ sợi chín cần nhiệt độ mát dịu, khô ráo.
Thời kỳ quả chín cần nhiệt độ thấp 15 – 16˚C và khô để thuận lợi cho sự tích lũy vào
hạt.

Tóm lại cây đay cần nhiệt độ cao. Nói chung từ gieo đến khi sợi chín cần tổng tích
nhiệt 2500˚C – 3000˚C (đay xanh) và 3400˚C – 3800˚C (đay cách). Đến khi sợi chín
cần 3000 – 3500˚C (đay xanh) và 4000 – 4500˚C (đay cách).
Muốn năng suất cao và phẩm chất tốt, cần phải bố trí thời vụ gieo thích hợp để hạt
mọc đều, khi cây đay vươn cao và chín gặp ôn độ thích hợp. Ngoài ra cần chú ý kỹ
thuật làm đất, xới xáo, thoát nước để giữ ẩm đất thời kỳ mọc (mùa xuân) và mát thời kỳ
đay lớn (mùa hè).
2. Độ ẩm

Nước rất cần cho sự sinh trưởng của cây đay. Suốt thời kỳ sinh trưởng, hàm lượng
nước ở ngọn thân thường là cao nhất, chứng tỏ sự vươn lên của thân có liên quan đến
nước. Độ ẩm đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự vươn lên của thân. Cuối thời kỳ vươn cao
mức độ ẩm đất so với trọng lượng đất khô từ 55% giảm xuống 41% kéo dài 10 ngày thì lá
héo.
Theo Sarapop (1954), sự thiếu nước phá hoại quá trình tổng hợp cenlulose và do
đó gây ra hiện tượng hóa gỗ, tích đọng linhin. Vậy độ ẩm đất có liên quan đến sự tích
đọng cenlulose và tăng phẩm chất sợi.


Hệ số diện tích lá của cây đay khá lớn khoảng 6 – 7, do đó lượng phát tán cũng rất
lớn. Lượng mưa hàng năm trên 1000 – 1500 mm và độ ẩm đất trong thời kỳ sinh trưởng
70 – 90% là thích hợp. Tuy nhiên nhu cầu nước từng thời kỳ sinh trưởng có khác nhau.
-

Thời kỳ mọc đay cần độ ẩm tương đối cao 80 – 85%.

-

Thời kỳ cây con (1 – 2 tháng sinh trưởng) theo Sengupta (Ấn Độ) thì : “ Áp suất
thẩm thấu của tế bào tương đối cao, tăng dần theo sự sinh trưởng của cây, đến

trước khi cây ra hoa thì giảm rõ rệt.” Do đó có thể nói thời kỳ này cây cũng cần
một lượng nước tương đối. Chú ý thời kỳ này không nên để đay bị úng, bí nước
mà bị bệnh hại. Tốt nhất là thỉnh thoảng có mưa nhỏ đất đủ ẩm.

-

Thời kỳ vươn cao : Cần lượng mưa hàng tháng ở thời kỳ này khoảng 150 – 300
mm là tốt nhất. Thời kỳ này nếu hạn từ 7 – 10 ngày cần tưới bổ sung nếu không
cây bị khô hạn sẽ giảm sinh trưởng và năng suất rõ rệt.

-

Thời kỳ sợi chín, cần trời tạnh ráo, để sợi chóng chín và tăng độ bền. Song nếu
quá khô hạn thì vỏ sát, khó bóc.

3. Ánh sáng

Đay là cây rất cần ánh sáng để sinh trưởng. Có đầy đủ ánh sáng đay quang hợp
mạnh, tích lũy nhiều chất hữu cơ để tạo năng suất.
Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến hình thái cây đay. Thiếu ánh sáng âm u hoặc do trồng
quá dày thì cây đay yếu ớt, thấp bé, vỏ mỏng, năng suất phẩm chất kém. Trồng dày vừa
phải thì ánh sáng đầy đủ, đay sinh trưởng cao, ít phân cành, ngoài ra điểm sinh trưởng ở
thân phân sinh mạnh, do đó sợi sơ sinh nhiều, phẩm chất đay tốt.
Nếu trồng thưa quá, sức phân sinh của tượng tầng mạnh và mô phân sinh của điểm inh
trưởng yếu, nên tỉ lệ thứ sinh tăng lên, phẩm chất kém hơn. Ngoài ra, ánh sáng mặt trời
gay gắt linhin hình thành nhiều làm sợi thô, cứng.
Về mặt phản ứng với độ dài ngày thì đay là cây ngày ngắn. Theo Sengupta (Ấn
Độ), cây đay chỉ ra hoa khi độ dài chiếu sáng/ngày nhỏ hơn < 12,45h. Đây là ánh sáng
tới hạn của cây đay. Trong điều kiện ngày ngắn cây sẽ phát triển nhanh, ra nụ sớm, thân



ngừng sinh trưởng sớm, do đó thấp bé. Trong điều kiện ngày dài, đay sẽ chậm ra nụ,
hoa, có lợi cho sinh trưởng dinh dưỡng, cây cao
Tóm lại, ánh sáng có tác động sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển của cây đay.
Về kỹ thuật trồng trọt cần tìm hiểu mức độ mẫn cảm đối với ánh sáng của từng giống
đay để xác định thời vụ gieo thích hợp, hạn chế ra hoa sớm, ngoài ra cần phải áp dụng
mật độ và khoảng cách gieo hợp lý để lợi dụng ánh sáng tốt nhất nhằm đạt năng suất đay
cao, có phẩm chất tốt.

Hiện tượng đay ra hoa sớm và biện pháp khắc phục
Đay ra hoa sớm thì cây đâm chạc nhiều (phân cành), độ cao kinh tế thấp (đay xanh),
vỏ mỏng sản lượng và phẩm chất tơ giảm.
Thường đay ra hoa sớm chỉ cao 1 – 1,5 m (cây đay bình thường cao 3,5 – 4 m), do
đó năng suất giảm nghiêm trọng. Hiện tượng này khá phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới và cả ở Việt Nam.
Nguyên nhân đay ra hoa sớm được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Các kết quả cho thấy : Nguyên nhân chủ đạo gây hiện tượng đay ra hoa sớm là yếu tố
ngày ngắn, tuy nhiên tùy chủng và giống mà mức độ phản ứng khác nhau.
-

Đay xanh quả dài mẫn cảm với ánh sáng ngắn hơn đay xanh quả tròn và đay xanh
quả tròn mẫn cảm ánh sáng hơn đay cách. Nếu đay gieo sớm mà gặp nhiệt độ cao

-

và hạn hán kéo dài, hoặc quá thiếu dinh dưỡng cũng dễ ra hoa sớm.
Nguyên do cây thiếu các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp, vận
chuyển và tích lũy các sản phẩm quang hợp, sự hoạt động của men và quá trình
trao đổi chất bị ảnh hưởng dẫn tới cây đay chóng suy thoái mà ra hoa sớm


- Để khống chế hiện tượng đay ra hoa sớm cần tác động nhiều mặt nhằm giúp cho
cây đay sinh trưởng phát triển bình thường, chủ yếu bằng các biện pháp kỹ thuật
sau :


-

Gieo đúng thời vụ thích hợp đối với từng chủng loại và giống đay

-

Bón phân đầy đủ, bón thúc sớm, chống hạn kịp thời và tăng cường công tác chăm
sóc theo quy trình thâm canh.
Chọn giống ít mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn.

-

Khi đã xuất hiện ra nụ sớm thì tùy tình hình mà thúc đạm, tưới nước cũng có tác dụng
hạn chế.
4. Đất đai

Đay đòi hỏi điều kiện đất đai tương đối nghiêm ngặt. Nói chung đất thích hợp trồng đay
phải là đất có kết cấu tốt, tầng canh tác sâu, nhiều hữu cơ, giữ nước, phân và thoát nước
tốt.
Đất cát giữ nước, phân kém, dễ bị hạn
Đất sét khó thoát nước, bộ rễ kém phát triển
Đất trồng đay tốt nhất là đất cát pha, phù sa ven sông không ngập nước.
Vùng đất bãi, nếu trồng đay cần bố trí thời vụ để không bị ngập nhất là thời kỳ

-


đay con.
Đất lúa, các ruộng trồng màu ngô, khoai, đậu đỗ... đều có thể trồng đay. Cần chú ý mùa
vụ luân canh thích hợp. Đay chịu chua kém, thích hợp pH trung tính, nếu pH < 6,6 phải
bón vôi. Đay chịu kiềm cũng yếu. Theo Chaudchuri, hàm lượng muối trong đất nếu vượt
quá 0,2 – 0,25% không thể trồng đay.
Ở Việt Nam đất trồng đay là những đất phù sa ven sông, trong đó đay cách được
trồng ở các ruộng kém hơn ruộng trồng đay xanh.
Ở Thái Lan đất trồng đay có độ phì nhiêu thấp nên thường trồng đay cách.
è Nói chung để đạt năng suất cao, thích hợp nhất là đất thịt pha cát, có nhiều chất hữu cơ,
có độ pH = 6,8 – 7, dễ thoát nước và có điều kiện tưới.
III.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ĐAY

Giống đay trong nước như đay Tây Ninh và đay địa phương tự nhân giống. Riêng đối
với các giống đay ngoại chủ yếu từ Mỹ như Everglades; Tainung; Dowling; Whitten thì


năng suất còn cao hơn nhiều. Tuy nhiên, hiện nay giống đay ngoại khó mua và khá đắc
tiền.
b. Giống
VD:Capsularis JRC 212, 321 JRC, JRC 7447
Olitorius JRO 524, 878 JRO, JRO 835
Mật độ và khoảng cách trồng.
Ở Việt Nam 30-60 vạn cây/ha là thích hợp. Ví dụ: Mật độ trồng một số giống đay.

Khoảng cách (cm)
Đay


Olitorius
Capsularis

Số cây / m
25 x 5 25 x 5

.
80 80

30 x 5 30 x 5

67 67

2

C, Gieo hạt
Hạt giống được ngâm 4-5 ngày trước khi sạ, sau khi sạ xong, bơm nước vào ngâm
khoảng 5-6 giờ, sau đó tháo nước, giữ đất ẩm để hạt nảy mầm.
Hạt giống được gieo đều trên líp với độ sâu lắp hạt khoảng 1, 5cm. Cũng có thể gieo trên
hàng theo lip với khoảng cách 2cm giữa các hàng, mỗi ha nên sạ từ 12-14 kg đay giống là
vừa.
D, Chăm sóc
+ Tỉa dặm: khi cây được 10- 12 ngày tuổi, tiến hành tỉa dặm tạo quần thể đồng đều. Mật
độ thích hợp là 35-40 cây/m2.


+ Chế độ nước: giai đoạn cây con ( dưới 30 ngày tuổi) chỉ cần giữ ẩm, không để đọng
nước( cây kém phát triển hoặc chết). Trường hợp đất khô cằn, bơm nước tưới bổ sung,
kết hợp bón phân và tưới nước để nâng cao hiệu quả phân bón.
E, Bón phân

+ Cây đay sống được trên đất phèn, nhưng trong điều kiện có phèn, đay vẫn phát triển
kém và cho năng suất thấp. Vì vậy trước khi gieo sạ cần phải bón lót phân lân, với
lượng tối thiểu là 400 kilôgam/hecta. Mỗi hecta canh tác đay cần bón tối thiểu khoảng
400 kilôgam phân UREA.
+ Ngoài ra, còn có phân Kali để giúp đay cứng cây, võ dày, năng suất cao. Trong lượng
phân bón như vậy, cần phải được chia làm 4- 5 đợt bón. Đợt đầu khi đay còn nhỏ chỉ
cần bón ít , càng về sau bón phân càng nhiều.
+ Liều lượng và thời kỳ bón:
Bón lót: 100% lân nung chảy, (30P2O5)
Bón đợt 1 (10-12 ngày sau khi gieo) : 25% N+ 50% DAP+ 50% KCL
Bón đợt 2 (30-35 ngày sau gieo): 40%N + 50% DAP + 50% KCl.
Bón đợt 3 (50-55 ngày sau gieo): 35% N
G, Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
 Sâu hại

-Sâu đất:
+ Triệu chứng: Phá hoại lúc cây mới mọc, cắn ngang thân cây vào ban đêm, ban ngày
ẩn dưới đất.
+ Phòng trị: Xử lý đất trước khi gieo với một trong các loại thuốc sau: Basudin 10H:
20kg/ha, Diaphos 10G, Diazan 10H... hoặc phun xịt Fastac 5EC, Karate 2,5EC vào ban


đêm.
-Sâu đo xanh, sâu đục ngọn
+ Triệu chứng: ăn hại lá ngọn.
+ Phòng trị: thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm, phun xịt các loại thuốc đặc trị
khi sâu non mới nở: Pi58, Padan, …diệt sâu non và trứng.
-Sâu đục thân ngô (Pyrausta nubilalis Hiiner)

+ Triệu chứng: làm ngọn héo rủ.

+ Phòng trị: dùng Sevin85 xử lý đất trước khi trồng 20 ngày, thiên địch kí sinh (ong
mắt đỏ).
 Bệnh hại

Bệnh thối thân
+ Triệu chứng:
Do nấm Macropaomina phaseol. Trên lá và thân xuất hiện những đốm nâu đen da thân
bị khô, sần sùi. Nấm có thể tấn công cả trái và hạt. Thời tiết ẩm ướt giúp bệnh lan truyền
nhanh hơn.
+ Phòng trị:
Dùng thuốc hóa học: Zineb 80WP, Kitazin 50EC, Validacin 5SL
-Bệnh thối rễ do nấm Rhizoctonia violaceae.
+ Triệu chứng:
Trên rễ và cổ rễ xuất hiện một lớp nấm như tơ màu tím đậm. Ít lâu sau xuất hiện các
hạch màu nâu đen. Rễ cây bị thối, thân cây héo. Bệnh xuất hiện nhiều vào giai đoạn


cây con.
+ Phòng trừ:
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc Ceresan, Falisan hoặc sau gieo 7
ngày dùng thuốc Zineb 80WP xịt kỹ phần gốc. Gieo sạ vừa phải không nên gieo dày.
-Bệnh cháy lá
+ Triệu chứng: do nấm Phoma sp. Bệnh lan ra từ đầu lá trở xuống, lúc đầu như vết
phỏng rồi chuyển sang màu xám tro có lấm tấm đen, lá tóp lại, cong, dễ rụng.
+ Phòng trị: Thuốc hóa học: Zineb, Kitazin, Validacin.
- Bệnh sưng rễ
+ Triệu chứng: do tuyến trùng Melodogyne sp. Bệnh bắt đầu biểu hiện lá bị vàng úa, cây
cằn cỗi, rễ bị sưng, cây khô chết dần.
+ Phòng trừ: Tưới nước tràn vào ruộng, sau đó tháo nước hạn chế tuyến trùng phát triển.
Xử lý đất trước khi gieo bằng thuốc Basudin 10H 20kg/ha. Có thể sử dụng thuốc

trị như Mocap 10G, Nemagon.
Khảm lá đay
+ Triệu chứng: Ruồi trắng là tác nhân lây truyền của bệnh. Suy giảm năng suất nghiêm
trọng đay, lá vi rút khảm đã được báo cáo là quan trọng nhất, vi rút lây truyền qua hạt
giống, bệnh khảm lá xuất hiện trên lá thật sự đầu tiên hoặc trên lá thật thứ ba hoặc thứ tư ,
cây con được phép để phát triển, lá nhăn.
+ Không có cách trị, tuy nhiên diệt trừ tác nhân gây bệnh là phương pháp hiệu quả nhất.

Thu hoạch và bảo quản


Đay xanh thì khi các cành đầu tiên có quả non có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch có
thể kéo dài 10 ngày.
Dùng dao sắc chặt sát gốc bấm sâu vào đất, xếp thành từng bó. Cần thu hoạch đúng độ
chín của sợi là tốt nhất. Nếu thu hoạch muộn do sự hóa gỗ nên bẹ bóc sát, một phần
xenlulô chuyển hóa cho quá trình ra hoa nên sợi khô cứng, quá trình sơ chế gặp trở ngại
và phức tạp hơn
Với đay xanh thu hoạch khi được 110 – 130 ngày sinh trưởng, trên cây có 50 – 100% ra
hoa, những hoa đầu tiên có quả non.
Với đay cách thu hoạch khi được 160 – 170 ngày sinh trưởng, thân chuyển màu xanh
vàng, gai cứng, lá gốc rụng.
IV.

CHẾ BIẾN SỢI ĐAY

Trong toàn bộ quy trình dệt thì việc làm sợi là mất thời gian nhất và tốn nhiều thời gian
nhất và tốn khá nhiều công sức.
-

Tước vỏ đay:


Sau khi thân cây đay được phơi nắng, phơi sương đủ độ, đay được tước lấy vỏ. Công việc
này phải được làm xong trước khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về nếu không đay sẽ
bị khô sợi, giảm độ bền, sợi nát, khó nối. Công thức tước vỏ đay được áp dụng như sau:
Vị trí tước vỏ đầu tiên được thực hiện bắt đầu từ giữa thân về phía gốc, theo công thức
đó, dùng hai ngón tay trỏ và ngón cái của cả hai bàn tay vê và lắc nhẹ đoạn giữa thân cây
cho dập rồi luồn móng tay cái của một bàn tay bất kỳ luồn vào giữa các lớp vỏ và thân
cây để tách sợi.
Sau đó tước đều theo dọc thân đay vỏ , sau khi tước ra phải to đều không bị rách, không
bị xơ, chạy đều suốt từ đầu đến cuối. Chiều dài của sợi phụ thuộc vào chiều cao của thân
cây.
-

Giã sợi:


Vỏ đay sau khi tước được bó thành từng bó đều nhau cho vào cối giã khoảng nửa giờ cho
mềm để dễ nối hơn, và không để lại mối nối.
-

Nối sợi:

Đây là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất được tiến hành sau đó. Những sợi đay sau
khi được tước tương đối đều nhau được nối với nhau một cách đặc biệt. Người ta tách đôi
một sợi đay ở vị trí cách đầu sợi khoảng 10 cm , rồi luồn một sợi khác vào giữa, xoắn lại,
sau đó lại tách đôi sợi này và luồn vào sợi thứ nhất. bằng cách này, sợi đay vẫn đều, nuột
và không rõ mối nối. Người ta thường bó sợi thành từng chùm nhỏ, quấn quanh bụng sau
đó rút lấy từng sợi nối lại với nhau, nối được đến đâu người ta cuốn vào bàn tay đến đấy;
hoặc người ta cũng có thể cuốn sợi vào một vòng mây gắn vào một que tre nhỏ. Khi nối
sợi, người ta phải tuân thủ nguyên tắc nối đầu ngọn với đầu ngọn, nối đầu gốc với đầu

gốc và các đoạn nối phải to đều, sợi nào bé thì bổ sung thêm sợi, sợi nào to quá thì phải
tước bớt đi để khi lên vải các thớ sợi mới đều, vải dệt mới phẳng, mịn.
-

Xe sợi:

Sau khi xe và nối sợi bằng tay, sợi được đưa lên guồng xe tiếp một lần nữa. Để khỏi bị
đứt, các cuộn sợi này được nhúng vào nước từ 15 đến 20 phút trước khi cho xe mềm ,
tăng độ dẻo dai.
Cấu tạo guồng xe sợi cho phép mỗi lần xe sợi, người ta sẽ đưa được đồng thời được sợi
từ 4 cuộn sợi vào 4 con suốt chỉ. Khi xe sợi, người ta đặt 4 cuộn sợi nằm dàn hàng ngang
trên một miếng gỗ phẳng, cách trục đỡ 1.2 m. Sợi được đưa lên, vắt ngang vào 1 thanh
tre cao cách mặt đất 1.5m. Từ đây, sợi được dẫn thẳng đến suốt cuốn sợi. Người ta sẽ
dùng tay cuộn mồi một đoạn khoảng 50-60 cm vào con suốt. Mỗi con suốt được cắm vào
một cái lỗ cắm trê giá đỡ trục. Xong những việc đó là hoàn thành công đoạn mắc sợi và
người ta có thể tiến hành xe sợi.
Người ta ngồi xe sợi trên một chiếc ghế cao khoảng 50cm ( độ cao này có thể thay đổi
tương ứng với chiều cao của trục đỡ bánh xe và trục đỡ cần đạp). Hai chân người xe sợi


để lên cần đạp, một chân đặt ở phía trong, một chân đặt ở ngoài trục đỡ cần. Hai tay
người xe sợi cầm 2 đoạn thân tre nhỏ hoặc gỗ tròn. Đoạn cây bên tay trái dài khoảng 2025 cm, được luồn vào dưới đường đi của sợi, 4 sợi chạy qua đoạn cây này được luồn qua
4 kẽ ngón tay của người xe sợi có tác dụng như một sự phân luồng. Đoạn cây bên tay
phải dài khoảng 1,2 m, đặt ở trên và luôn được dìm xuống hay thả lỏng cho các đường sợi
dâng lên nhịp nhàng theo từng đường quay.
-

Thu sợi:

Sợi sau khi được xe đã đạt được độ mềm mượt, dẻo dai, tròn, xoắn bện và bền chắc cần

thiết nhưng lúc này sợi mới chỉ được cuốn vào từng suốt nhỏ. Muốn thực hiện được các
công đoạn tiếp sau, người ta phải thu sợi thành những bó lớn bằng guồng thu sợi (khâuz
lis). Để thu sợi, người ta cho các con suốt sợi được vào một vật chứa (rổ đan, thùng gỗ,
gùi…) đặt ở một góc nhà. Mỗi “mẻ” thu sợi, người ta mắc lên guồng 10 - 12 con sợi
(tương ứng với 10 con suốt sợi). Đầu của các con sợi này được buộc gắn với 1 thanh chốt
chặn bất kỳ. Sau đó, người ta lần sợi mắc vòng quanh guồng 1 vòng làm mồi rồi mới bắt
đầu tiến hành khởi động vòng guồng từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái tuỳ theo ý
muốn của người thu sợi. Khi guồng quay đã hoạt động trơn tru, người thu sợi ngồi ở một
góc nhà bất kỳ (trừ góc nhà có đặt vật chứa các con suốt sợi và dùng tay tác động vào các
đầu thanh cuộn từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái theo vòng khởi động tạo ra một lực
đẩy vào thanh cuộn. Lực đẩy này sẽ được truyền đến trục làm cho trục quay. Để tránh
không cho rối sợi, người ta không bao giờ quay nhanh quá và đặc biệt là phải quay đều
tay. Mỗi khi sợi bị rối, người ta phải dừng guồng rồi ra gỡ trước khi tiếp tục cho trục
quay. Mỗi khi các con suốt hết sợi, người ta lại phải ra nối tiếp sợi từ các con suốt khác
vào các đầu chỉ từ các con suốt vừa hết. Vì vậy, để đỡ mệt mỏi khi thực hiện công đoạn
này, người ta thường làm việc theo “ekip” 2 người: một người chuyên quay guồng và một
người chuyên gỡ và nối sợi. Khi mỏi, hai người này có thể đổi vị trí thao tác cho nhau.
Công đoạn thu sợi được tiến hành trong vòng 7 ngày.
-

Luộc - ủ - giặt sợi


Công đoạn này có tác dụng làm trắng sợi. Để luộc và ủ sợi, người ta cần phải có tro bếp,
tốt nhất là tro lấy từ gỗ thuộc loài “tống quá sủ” (Alnus nepalensis) - một loài cây có sức
sống tương đối cao mọc gần như thuần loài hoặc xen kẽ với các loài cây thuộc họ Re
(Litsea spp., Lindera spp.), Dẻ (Castanopsis spp., Fagus spp), Mộc lan (Magnilia spp.),
Hồ đào (Plantacarya spp)… trên nhiều khoảnh đất canh tác bỏ hoang trong vùng sau giai
đoạn trảng cỏ và savan (thường là các loại cây thân thảo 1 năm), nhanh chóng khép tán,
thường vào khoảng 6 – 8 năm đã hình thành rừng non khép tán với chiều cao trung bình

là 5 m. Những bó sợi sau khi được tước, xe và thu thành từng bó sợi lớn sẽ được ngâm
với nước tro bếp rồi luộc chín cho bong hết vỏ xanh. Mỗi mẻ luộc, người ta sẽ thực hiện
từ 4 – 5 cuộn sợi, thời gian luộc cho mỗi mẻ khoảng 30 – 60 phút thì vớt ra. Thông
thường các gia đình người Mông chỉ cần luộc một đêm là hết số sợi. Chỉ gia đình nào
đông con gái, sợi nhiều mới cần thêm một ngày hôm sau. Sau mỗi lần luộc sợi, người ta
sẽ ủ sợi bằng cách rắc một lớp tro nguội lên tro bếp còn nóng ở đáy chảo (lượt rắc dày
khoảng 1 – 2 cm). Sau đó, người ta dùng một mảnh vải đay hoặc một chiếc váy đay cũ
trải lên trên, đặt các cuộn sợi này vào đó, dùng một tấm vải khác phủ lên sợi, rồi rải thêm
một lớp tro nữa lên trên (với độ dày tương đương với lớp tro ở đáy chảo) để ủ sợi trong 5
ngày. Sau đó mới mang giặt cho sạch và cho lên guồng thu sợi phơi khô. Tiếp theo, sợi
còn được luộc và ủ tro thêm 3 lần nữa, những lần sau chỉ cần ủ trong một ngày một đêm.
Riêng lần luộc sau cùng, người ta còn cho thêm một ít sáp ong cho sợi trắng, mịn và dai
chắc.
-

Lăn sợi:

Để làm cho sợi mềm, bóng, các đầu nối sợi mỏng ra và phẳng, không lộ ra các mối nối,
người ta còn dùng một dụng cụ để lăn sợi. Đó là một khúc gỗ tròn làm trục lăn, một phiến
đá đẽo phẳng nhẵn hoặc một tấm ván gỗ, chiều dài khoảng 1 m, chiều rộng khoảng 0,3 m.
Người ta đặt sợi lên khúc gỗ tròn, lấy phiến đá hoặc tấm ván đặt lên trục gỗ rồi đứng trên
phiến đá, vịn hai tay vào tường, chân đẩy lúc sang trái, lúc sang phải làm cho trục gỗ
chuyển động lăn đi lăn lại miết xuống sợi đay.


-

Tháo sợi:

Sau khi lăn xong, sợi được đưa lên giồng thu sợi để tháo cho dễ. Cách tháo sợi rất đơn

giản, người ta đặt đầu sợi vào đáy gùi rồi xoay guồng thu sợi, tay dỡ sợi thả dần xuống
gùi. Khi tháo sợi, không cho trẻ em tới gần vì nếu chúng nghịch sẽ làm rối sợi.
-

Xếp sợi:

Xếp sợi dọc: Sau khi tháo sợi xong là đến công đoạn xếp sợi dọc thành các con chỉ dệt.
Mỗi con chỉ gồm có 10 hoặc 12 sợi. Người ta đổ 10 hoặc 12 ống sợi từ gùi ra, luồn sợi
qua các lỗ đục trên một thanh tre ngang đóng vào cọc tre. Xếp sợi đòi hỏi phải có 2
người: Một người dùng tay túm các sợi đay thành con sợi lần lượt đi từ đầu này đến đầu
kia để ghim con sợi vào các cọc gỗ đóng trên sàn, một người trông coi cho sợi không bị
rối. Đặc biệt, người Mông còn có một cách làm hết sức sáng tạo là rắc cát khô lên trên
đống sợi để khi kéo sợi không bị rối.


CHƯƠNG V
NHÂN SỰ- QUẢN LÝ
Căn cứ vào nhu cầu thực tế về lao động cho dự án cũng như đặc điểm tính chất của dự án
khi sư dụng lao động là chủ yếu dựa vào nguồn lực của nông dân trong quá trình nuôi dê,
do vậy kế hoạch nhân lực cho dự án được phản ánh về số lượng theo bảng sau:
Đvt: triệu đồng

+ Giám đốc điều hành: Do công ty chỉ định, có nhiệm vụ: Xác định chiến lược kinh
doanh và chương tình phát triển dự án, đàm phán với các đối tác trong việc kinh doanh
cũng như các hoạt động khác có liên quan tới dự án, tất cả các vấn đề có liên quan tới dự
án giám đốc điều hành sẽ báo cáo trực tiếp với hội đồng quản trị của công ty.
+ Phó giám đốc: Do công ty chỉ định, có trách nhiệm quản lý các hoạt động hàng ngày
cảu dự án và báo cáo về cho giám đốc điều hành.
+ Bộ phận kinh doanh: Do công ty tuyển : Có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ được
cấp trên gioa về việc nghiên cứu sản phẩm thay thế, tiếp thị thị trường, tìm thị trường,

nghiên cứu chiến lược kinh doanh để trình cấp trên.


×