Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài thu hoạch nhóm 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.92 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĂN LÂM
TRƯỜNG THCS ĐẠI ĐỒNG
Địa chỉ: Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng Yên
Điện thoại: 03213.983.052
Email:

---------***----------

BÁO CÁO THU HOẠCH NHÓM 2
Họ và tên

Lớp

1

Trịnh Văn Cường

9A

Nhóm trưởng

2

Trịnh Thị Thảo Chi

9A

Thư kí

3



Trịnh Tiến Đạt

9A

4

Trịnh Quang Huy

9A

5

Đỗ Thị Hướng

9A

6

Dương Thị Hồng Nhung

9A

7

Trịnh Tiến Đạt

9A

8


Trần Hải Long

9A

9

Dương Thị Mỹ Lệ

9A

10

Trịnh Thị Mai

9A

11

Nguyễn Phương Nam

9A

12

Nguyễn Thị Hồng Ngát

9A

13


Nguyễn Anh Thái

9A

14

Nguyễn Thùy Trang

9A

15

Dương Thị Hồng Uyển

9A

STT

Ghi chú

Năm học: 2016 - 2017
1


BÀI THU HOẠCH NHÓM 2
Đề bài: Là học sinh THCS (lớp 9) em hãy trình bày quan điểm của mình
về: Tình yêu tuổi học trò” và tình bạn khác giới? Có nên yêu ở tuổi học trò
không? Vì sao?
? Vì sao giáo dục kĩ năng sống và giáo dục hướng nghiệp cho vị thành

niên lại góp phần giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe sinh sản; mà vị thành niên
đang phải đối mặt như mang thai sớm, phá thai, lạm dụng tình, HIV/AIDS?
Bài làm
Nếu tuổi thơ là quãng thời gian êm đềm nhất và nếu tuổi già là quãng thời
gian bình yên nhất thì tuổi học trò lại là quãng thời gian đẹp nhất, sôi nổi nhất
không tránh khỏi những rung động đầu đời. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo khi
yêu chắc chắn tình yêu tuổi học trò sẽ để lại những hậu quả khôn lường.
* Quan điểm của mình về “Tình yêu tuổi học trò” và tình bạn khác
giới.
Tình yêu tuổi học trò là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ
ứng xử giữa chủ thể này với một chủ thể khác, thu hút mạnh mẽ và nhu cầu
muốn được ràng buộc, gắn bó... Tình yêu tuổi học trò chính là trạng thái tình
cảm giữa hai đối tượng là người đang ở độ tuổi đi học và đang theo học ở các
trường học theo quy định.
Tình bạn khác giới là tình cảm giữa hai người khác giới không cùng máu
mủ, họ quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm
vui, nỗi buồn, cùng nhau, luôn ở cạnh động viên và nhắc nhở, giúp đỡ những lúc
mình sai. Họ có những nét giống nhau về tâm tư tình cảm, quan điểm hay hoàn
cảnh...mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
* Tình yêu tuổi học trò nên hay không?
Đó là câu hỏi không chỉ những cô cậu học sinh quan tâm mà ngay cả các
bậc phụ huynh cũng muốn tìm kiếm câu trả lời. Tình yêu ở lứa tuổi học trò có lẽ
là đẹp nhất, bởi đây là lúc chỉ có ăn, học và yêu thôi. Tuy nhiên, nếu không được
giáo dục và định hướng đúng cách, rất có thể khi yêu ở tuổi học trò sẽ dẫn đến
những hậu quả khó lường mà người chịu thiệt thòi vẫn là các bạn học sinh.

2


* Vậy tình yêu tuổi học trò nên hay không, được gì?

- Tiến bộ hơn trong học tập
Nếu như biết định hướng rõ ràng, và thông minh khi yêu thì tình yêu ở
thời điểm tuổi học trò có động lực rất lớn trong việc giúp cả hai bạn tiến bộ hơn
trong học tập. Còn gì tuyệt hơn khi cả bạn và người ấy cùng cố gắng phấn đấu
để trở thành những học sinh xuất sắc của lớp. Vì yêu nên bạn sẽ luôn có cảm
giác cần cố gắng, hoặc có chút gì đó cạnh tranh để không muốn thua kém người
ấy. Lúc này tình yêu thời học sinh sẽ có tác dụng rất lớn giúp bạn và người ấy
luôn trong trạng thái cùng cố gắng.

- Luôn duy trì cảm giác hạnh phúc, lâng lâng
Tình yêu tuổi học trò là thứ tình yêu trong sáng, lung linh và không toan
tính nhất. Thời điểm này, cả hai đang ngập tràn trong cảm giác lâng lâng, chút
ngọt ngào của tình yêu đầu đời. Chính cảm giác này giúp cả hai luôn cảm thấy
phấn chấn hơn. Nếu xét ở góc độ tích cực thì điều này sẽ giúp bạn và người ấy
luôn yêu đời, không dễ để tình yêu làm sao nhãng đến việc học.

3


- Có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống
Khi còn là học sinh, chắc hẳn ai cũng muốn có một người quan tâm giúp
đỡ mình mỗi khi gặp khó khăn. Tình yêu tuổi học trò rất đẹp, không toan tính,
không vụ lợi. Khi yêu cả hai có thể giúp đỡ nhau mọi thứ trong cuộc sống, từ
việc học hành đến những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Ở thời điểm
này, mọi sự quan tâm của đối phương đều giúp người còn lại cảm thấy hạnh
phúc và tự tin hơn trong cuộc sống.

Nếu biết cách cân bằng việc học tập, bạn sẽ trả lời được câu hỏi ''tình yêu tuổi học trò nên hay không?"

* Thế nhưng, tình yêu tuổi học trò - mất nhiều hơn được

- Sao nhãng việc học hành
Khi yêu ở tuổi học sinh, nếu cả hai biết đặt việc học lên hàng đầu, thì tình
yêu sẽ là chất xúc tác giúp cả hai tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trường hợp ấy khá ít,
đa số tình yêu tuổi học trò sẽ khiến các bạn sao nhãng việc học tập. Bởi khi ấy
mọi thời gian bạn đã dành cho người kia, luôn suy nghĩ, nhớ nhung, nhắn tin,
chát mạng: yahoo, zalo, facebook, rồi trao nhau những statuts nhớ nhung... thì
còn lấy đâu thời gian dành cho việc học tập.

4


- Thiếu kinh nghiệm cuộc sống
Khi nảy sinh tình yêu với người kia ở tuổi học trò, lúc ấy, bạn chỉ muốn
dành trọn cho người đó mà chẳng cần suy nghĩ nhiều. Chính sự non nớt trong
suy nghĩ, trong trải nghiệm sống, nhiều cô cậu học sinh đã mắc phải những sai
lầm, mà người chịu thiệt thòi chính là bản thân các bạn. Tình yêu ở tuổi học trò,
chỉ dùng cảm xúc, không dùng lí trí, khi yêu chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là
đúng hay sai. Chính sự thiếu kinh nghiệm này đã dẫn đến nhiều trường hợp tình
yêu không được bền lâu, dễ dàng chia tay sau một thời gian ngắn.

- Dễ để lại hậu quả về tình dục
Tuổi học trò là giai đoạn cơ thể bắt đầu thay đổi ở cả nam và nữ. Lúc này
sự tò mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy là nguyên do dẫn đến những hậu quả
khó lường, mà người cuối cùng phải chịu tổn thương chính là các bạn nữ. Vì vậy
nếu không tỉnh táo khi yêu ở tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những câu chuyện
đáng buồn.

5



- Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ
Sự nông nổi của tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với
sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm
ở các em học sinh. Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý,
cấm đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Có thể nói tình yêu
tuổi học trò có quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ và có đủ thông minh khi
yêu.

Nếu không đủ tỉnh táo, khi yêu ở tuổi học trò rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng buồn

Với những cái được và mất, chắc hẳn giờ bạn đã tự trả lời được câu
hỏi Tình yêu tuổi học trò nên hay không đúng không nào! Thế nhưng tuổi trẻ
giống như một cơn mưa rào. Cho dù bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, nhưng
bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Tình yêu ở tuổi học
trò cũng vậy, ngọt ngào có, cay đắng có, bạn vẫn muốn được một lần thử cảm
giác đó. Chỉ cần tỉnh táo khi yêu, biết đặt việc học hành lên hàng đầu, chia sẻ
những điều khó nói với bố mẹ, bổ sung kiến thức, hiểu biết về tình yêu, cuộc
sống... thì chắc chắn bạn sẽ có một tình yêu ở tuổi học trò thật đẹp.
Như vậy chúng ta hiểu rõ: Tình yêu tuổi học trò sẽ xảy ra 2 khía cạnh
* Không nên yêu ở tuổi học trò nếu yêu không đúng cách, vì nó có thể
đem lại những ảnh hưởng tiêu cực. Tác dụng ngược đáng sợ nhất của tình yêu
học đường chính là không đảm bảo việc học hành- trách nhiệm chính của người
học sinh. Khi yêu, người học sinh có thể quá tập trung vào tình cảm, cảm xúc
mới mẻ của tuổi mới lớn mà quên đi nhiệm vụ chính là học. Thời gian học tập sẽ
bị chia ra để dành cho những mối quan tâm khác là người yêu, là hò hẹn, là
nhung nhớ. Dù biết dành thời gian luyện tập hay nghe giảng, người học sinh
đang yêu không dễ giữ cho tâm trí chỉ tập trung vào một việc. Hơn thế nữa, có
nhiều học sinh nghỉ học, bỏ tiết để gặp gỡ người yêu – một trong những vấn đề
6



khiến thầy cô và phụ huynh lo lắng. Đây là những ảnh hưởng khó tránh ở tuổi dễ
bị cám dỗ bởi những điều lạ, chưa ý thức rõ ràng về nghĩa vụ học tập rèn luyện.
Chưa dừng lại ở đó, tình yêu không đúng cách tuổi học trò chưa chín
chắn, chưa phân biệt được tình yêu đích thực, vượt quá giới hạn. Yêu sai thời
điểm đáng sợ, yêu sai người còn đáng sợ hơn. Người học trò còn quá trẻ để nhận
biết và chọn lựa đối tượng phù hợp để tin tưởng, chia sẻ, đồng cảm và yêu quý.
Sự thiếu chín chắn này dẫn đến việc tốn thời gian, ảnh hưởng xấu đến thói quen,
nhân cách đạo đức do tác động từ người kia.
* Tình yêu tuổi học trò nếu yêu đúng cách, hay phù hợp với lứa tuổi
cũng có những điều tích cực.
Tình yêu học đường là những rung động ngây thơ, trong sáng và đẹp đẽ.
Tình yêu ở lứa tuổi này cũng như tình yêu ở mọi lứa tuổi khác, đều đem đến cho
con người ta cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Nên nhà thơ Chế Lan Viên mới ca
ngợi tình yêu học trò: “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ Nghìn năm chưa dễ mấy
ai quên” hay như Nguyễn Duy đã nói “Nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời
nhau”. Hầu như ai cũng có một mối tình đầu ở tuổi còn ngồi ghế nhà trường với
những kẻ niệm đẹp, kí ức còn mãi theo năm tháng để bồi hồi nhớ lại.
Thêm vào đó, nếu biết cách yêu, tình yêu tuổi học trò sẽ trở thành động
lực để học tập. Những bạn trẻ yêu nhau có thể cùng động viên nhau học tập rèn
luyện, nhắc nhở bảo ban cùng tiến bộ. Thành tích học tập tốt không chỉ để khẳng
định và hoàn thiện mình trước “người bạn đặc biệt” mà còn có thể thuyết phục
gia đình và thầy cô: tình yêu thời học sinh cũng có những mặt tốt. Chính vì vậy,
những cặp đôi ý thức được điều này có xu hướng tổ chức những buổi học nhóm,
kèm cặp để bồi đắp và bù trù cho nhau. Tóm lại, đây là một nét đẹp không thể
phủ nhận của tình yêu thời hoa phượng.
Bên cạnh việc tạo nỗ lực học tập, rèn luyện, tình yêu học đường cho con
người ta sự trải nghiệm, thấu hiểu bản thân. Những cảm xúc và kinh nghiệm rút
ra từ mối tình đầu thơ dại tuổi mười sáu, mười bảy sẽ là bước đệm cho con
đường đi tìm hạnh phúc khi trưởng thành. Khi yêu ở độ tuổi có nhiều thắc mắc,

muốn tìm hiểu về con người, thế giới nội tâm, ta hiểu hơn về cảm xúc, tâm tư,
giải đáp những thắc mắc chính mình đặt ra. Ngoài ra, tình yêu ở tuổi học trò
giúp ta tìm hiểu về những tâm hồn khác, phát hiện ra nét đẹp nhân cách đáng
quý hay những điểm khuyết cần bù đắp trong trái tim họ. Vậy, xét ở mặt này,
tình yêu học trò là nên, không sai.
Chưa dừng lại ở đây, tình yêu thời học sinh chính là liều thuốc bổ cho tâm
hồn, để ta sống hạnh phúc, lạc quan và cởi mở hơn. Học sinh ngày nay phải chịu
áp lực lớn từ sức ép học hành; cha mẹ thúc giục, thầy cô nhắc nhở, điều này có
thể tạo nên những vết thương tâm lí cho người học sinh. Chưa kể đến những
chuyện không hay khác trong đời sống hàng ngày, từ gia đình, bạn bè, xã hội.
Một người “bạn đặc biệt” để yêu mến, đồng cảm, sẻ chia khó khăn về tinh thần
sẽ giúp ta mở lòng. Những niềm vui nho nhỏ từ tình yêu tuổi học trò cũng để ta
thêm yêu cuộc sống, lạc quan và vui vẻ hơn.
7


* Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục hướng nghiệp cho vị thành niên
lại góp phần giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe sinh sản mà vị thành niên
đang phải đối mặt như mang thai sớm, phá thai, lạm dụng tình, HIV/AIDS
- Trang bị kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên
Nếu vị thành niên được trang bị kĩ năng sống sẽ có khả năng ứng xử theo
những cách nhất định trong một môi trường cụ thể phù hợp với các hoàn cảnh cụ
thể mà các vị thành niên đang sống, nhờ thế mà các vị thành niên tránh được các
nguy cơ như mang thai sớm, phá thai, lạm dụng tình dục, HIV/AIDS. . .
- Trên cơ sở tự nhận thức về bản thân, xác định được giá trị, niềm tin
đúng đắn, chúng ta sẽ biết "chọn bạn mà chơi", biết khước từ kiểu tình bạn
dẫn đến những hành vi không lành mạnh như uống rượu, sử dụng ma tuý,
quan hệ tình dục không an toàn, . . . để tập trung vào việc học tập, rèn luyện
thân thể, sống khoẻ mạnh.
- Có khả năng ứng xử một cách linh hoạt qua việc vận dụng các kĩ năng

thương lượng, kiên định, ra quyết định, giải quyết vấn đề để thoát ra khỏi những
tình huống bị xâm hại, đe doạ đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của bản
thân.
- Học sinh sẽ có những kĩ năng sống để giải quyết mọi tình huống trong
thực tế như:
*Kỹ năng giao tiếp
- Mối quan hệ giữa các cá nhân: Mối quan hệ là bản chất của cuộc sống.
Các bạn cần tự nhận thức được bản thân mình và tìm được cách đối xử phù hợp
trong từng mối quan hệ. Khi lớn lên các bạn phải phát triển các mối quan hệ sau:
Những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống: bố mẹ, họ hàng, thầy cô
giáo hay bạn bè đồng lứa. Những con người mà các bạn gặp gỡ trong cuộc sống.
- Thiết lập tình bạn: Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn rất sớm
nhưng các bạn cần phải nhận biết được tình bạn được hình thành như thế nào và
phát triển tình bạn đó ra sao.
- Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè: Các bạn biết bảo vệ những giá
trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những
việc làm trái ngược của bạn bè cùng lứa.
- Thương lượng: Là một kỹ năng quan trọng trong mối quan hệ giữa các
cá nhân với nhau. Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông cũng như khả
năng thỏa hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân. Kỹ năng
thương lượng còn liên quan đến khả năng đương đầu với những hoàn cảnh đe
dọa hoặc rủi ro có thể xảy ra trong các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau kể cả
sức ép của bạn bè, hoặc xác định rõ vị trí của mỗi cá nhân và thiết lập sự hiểu
biết lẫn nhau.
- Giải quyết các xung đột không dùng bạo lực: việc này liên quan đến
mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, đến kỹ năng thương lượng và đương
đầu với xúc cảm và căng thẳng, lo âu. Xung đột là điều không thể tránh khỏi
8



song kỹ năng giải quyết xung đột không bằng bạo lực đảm bảo những xung đột
được giải quyết trên cơ sở xây dựng.
- Khả năng giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp kỹ năng có hiệu quả bao gồm
kỹ năng lắng nghe, hiểu được người khác thực hiện giao tiếp của họ như thế nào
và nhận biết được người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều cách khác nhau ra sao.
*Kỹ năng tự nhận thức bản thân
- Hiểu rõ bản thân: Vị thành niên cần nhận biết và hiểu rõ bản thân
những tiềm năng, tình cảm, những xúc cảm vị trí của mình trong cuộc sống và
xã hội cũng như các mặt mạnh, mặt yếu của chính các bạn.
- Lòng tự trọng, tự tin: Sự tự nhận thức đưa đến lòng tự trọng và tự tin
khi con người nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình
trong cộng đồng.
- Đương đầu với cảm xúc: những cảm xúc sợ hãi, phẫn nỗ, e thẹn và
mong muốn được thừa nhận là những đáp ứng một cách tức thời đối với tình
huống. Việc nhận biết được những cảm xúc và nguyên nhân của chúng sẽ giúp
cho việc quản lý được cảm xúc.
- Đương đầu với căng thẳng: căng thẳng là một phần trong cuộc sống. Vị
thành niên cần có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả
cũng như cách ứng phó với nó.
- Xác định giá trị: giá trị là những điều mà bản thân mỗi người coi là
quan trọng. Những điều chúng ta xác định là giá trị nhất sẽ giúp chúng ta hành
động và có hành vi theo các giá trị đó.
*Kỹ năng ra quyết định
- Suy nghĩ có phê phán: Mạnh dạn phê phán những cái xấu trong cuộc
sống.
- Suy nghĩ sáng tạo: Tiếp cận với các sự việc mới, phương thức mới, ý
tưởng mới, cách sắp xếp mới và tổ chức mới được gọi là tư duy sáng tạo. Con
người thường xuyên bị gặp phải những hoàn cảnh bất ngờ và không bình
thường, trong hoàn cảnh đó đòi hỏi họ phải có tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng
lại một cách phù hợp.

-Giải quyết vấn đề: Để giải quyết vấn đề cần phải: xác định vấn đề, thu
thập thông tin, liệt kê các giải pháp lựa chọn, kiểm định lại hiệu quả của quyết
đinh, hành động, ra quyết định.
*Kỹ năng kiên định: Là khả năng nhận biết được những gì bạn muốn
hoặc không muốn và biết làm thế nào để đạt được những gì bạn muốn hoặc
không muốn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
*Kỹ năng đặt mục tiêu: Là xác định được điều mà chúng ta muốn thực
hiện, muốn đạt tới. Mục tiêu đặt ra cần phải rõ ràng, có thể đo lường được

9


- Định hướng nghề nghiệp cho tuổi vị thành niên
- Về mặt giáo dục: Giáo dục hướng nghiệp giáo dục ý thức lao động nghề
nghiệp nó góp phần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông.
- Về mặt kinh tế: Đưa thanh thiếu niên vào đúng vị trí, phát triển tài năng
cống hiến sức lực cho sự phát triển đất nước.
- Về chính trị: Thực hiện đường lối Giáo dục của Đảng, Nhà nước hiện
thực hóa đường lối giáo dục trong xã hội. Giáo dục hướng nghiệp là điều kiện
triển khai chiến lược con người phục vụ chính trị.
- Về mặt xã hội: Giáo dục hướng nghiệp đem đến cho thế hệ trẻ có công
ăn việc làm, ổn định đời sống và tạo điều kiện cho xã hội sử dụng hiệu quả lao
động đó góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội: rượu, bia, thuốc lá, mang thai sớm,
và không bị mắc các bệnh HIV/AIDS.
Tóm lại tình bạn và tình yêu tuổi học trò cũng khá đẹp nhưng đầy phức
tạp. Tuổi học trò cần được tư vấn và định hướng đúng đắn để không phải có
những ý nghĩ sai lệch và sa ngã mà trong đó vai trò của nhà trường và gia đình
là rất quan trọng. Là học sinh ở lứa vị thành niên vẫn đang ngồi trên ghế nhà
trường chúng ta hãy cùng nhau cố gắng học hành, tìm cho mình những người
bạn đích thực để cùng nhau học hành tốt hơn, suy nghĩ thật kĩ để không phải xảy

ra những hậu quả đáng tiếc trong tình bạn lẫn tình yêu.

10


DANH SÁCH HỌC SINH NHÓM 2
STT

Họ và tên

Lớp

Ghi chú

1

Trịnh Văn Cường

9A

Nhóm trưởng

2

Trịnh Thị Thảo Chi

9A

Thư kí


3

Trịnh Tiến Đạt

9A

4

Trịnh Quang Huy

9A

5

Đỗ Thị Hướng

9A

6

Dương Thị Hồng Nhung

9A

7

Trịnh Tiến Đạt

9A


8

Trần Hải Long

9A

9

Dương Thị Mỹ Lệ

9A

10

Trịnh Thị Mai

9A

11

Nguyễn Phương Nam

9A

12

Nguyễn Thị Hồng Ngát

9A


13

Nguyễn Anh Thái

9A

14

Nguyễn Thùy Trang

9A

15

Dương Thị Hồng Uyển

9A

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×