Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM từ 2008 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.15 KB, 23 trang )


A.PHẦN GIỚI THIỆU
1.1

Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO ( ngày 7/11/2006 ) đã có sự

phát triển đáng kể. Trong sự phát triển đó phải kể đến thị trường tài chính mà đặc
biệt là thị trường chứng khoán (TTCK), đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển
chung của nền kinh tế. Với quy mô thị trường tăng mạnh qua các năm. Trong năm
2006, vốn hóa của thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22% GDP thì năm
2007 đã lên tới hơn 40% GDP. Về chỉ số Vn-Index đã lập kỷ lục. Lần đầu tiên
trong lịch sử 7 năm hình thành TTCK, hàn thử biểu đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào
ngày 12/3/2007. Nhưng từ cuối năm 2007 đến nay, tình hình kinh tế thế giới và
trong nước có nhiều sự biến động mạnh mẽ về tỷ giá, nhiên liệu, thiên tai, dịch
bệnh , đặc biết là những biến động của thị trường tài chính do ảnh hưởng bởi cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ
( bắt đầu xảy ra năm 2007 và chính thức bùng nổ năm 2008 sau đó lan rộng sang
các nước khác trên thế giới cũng trong 2008) đã dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt hệ
thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá
tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, …điều này thể hiện rõ nét ở thị
trường tài chính thế giới nói chung và cả châu Á nói riêng trong đó có Việt Nam..
Thị trường tài chính Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng đặc biệt là
TTCK .. Điển hình là liên tiếp sự sụt giảm giá chứng khoán trên hai sàn giao dịch
Hà Nội và TP HCM. Chỉ số VN-Index ngày 9/1/2007 đã rơi xống mức thấp nhất so
với cùng kỳ năm 2006 với 879,41 điểm. Đến 9 tháng đầu năm 2008 chỉ số VNIndex biến động tăng giảm rất phức tạp. Đáy thị trường đã được xác lập khi kết
thúc phiên giao dịch ngày 20/6/2008 với 366,02 điểm. Nhưng đến ngày 23/10/2008
thì chỉ số VN-Index đã chính thức phá đáy kỷ lục với 360,43 điểm. Vì thế đã gây
thiệt hại không nhỏ đến sự ổn định và phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
2



Hơn nữa, TTCK của một nước tăng trưởng cao, bền vững là biểu hiện của nền kinh
tế của quốc gia đó phát triển thịnh vượng, ổn định, và an toàn. Cho nên để TTCK
Việt Nam vượt qua những khó khăn do khủng hoảng tài chinh thế giới và phát triển
toàn diện , bền vững TTCK trong tương lai chúng ta phải nghiên cứu những vấn đề
ảnh hưởng đến sự suy giảm của TTCK để đưa ra các chính sách phát triển thích
hợp trong thời gian tới.
Chính vì vậy, việc tiếp cận nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến nay” là rất cần thiết.
Nó sẽ giúp cho các nhà kinh tế có được tầm nhìn đa chiều hơn để đưa ra các biện
pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán cũng như đẩy mạnh được nền kinh
tế nước nhà trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình TTCK Việt Nam từ sau năm 2008 cho đến nay, từ đó đề xuất
các giải pháp để phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam giai

-

đoạn từ năm 2008 cho đến nay
Phân tích các nhân tố tác động đến các nhà đầu tư khi tham gia TTCK Việt

-

Nam trong thời gian này
Tìm hiểu những bất cập đang tồn tại trong thị trường chứng khoán. Đồng

thời, chứng minh thị trường chứng khoán có sự tác động mạnh đến nền kinh

-

tế của đất nước
Đề ra các giải pháp để ổn định và phát triển lâu dài TTCK Việt Nam trong
tương lai.

3


1.3. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.1

Phạm vi không gian (địa bàn nghiên cứu):
Đề tài được thực hiện trong phạm vi nước Việt Nam.

1.3.2

Phạm vi thời gian (Giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu) :
Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2008 – nửa đầu năm 2017

1.3.3

Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thị trường chứng khoán
Việt Nam (cụ thể là những biến động của VN-Index ở sàn HOSE và
HNX-Index ở sàn HNX từ năm 2008 – nay ).

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp qua Internet, các báo cáo bán niên và
tạp chí, … có liên quan đến đề tài. Sau đó, xử lý các thông tin để có cái nhìn toàn
cảnh về vấn đề nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu.
Phương pháp phân tích thống kê mô tả và so sánh các số liệu thứ cấp đã
thu thập được từ tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam để thực hiện mục tiêu
của đề tài.

4


B. PHÂN TÍCH

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm, bản chất, cơ cấu tổ chức và vai trò của thị trường chứng
khoán
1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán.
TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao
đổi chứng khoán, các giấy ghi nợ trung và dài hạn (thường từ 1 năm trở lên) nhằm
mục đích kiếm lời.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TTCK được quan niệm là một
thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển, là nơi diễn ra mua – bán các loại
chứng khoán trung và dài hạn giữa những người phát hành chứng khoán và mua
chứng khoán hoặc kinh doanh chứng khoán. Chứng khoán là chứng thư hoặc bút
toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu và có thể mua
bán, chuyển nhượng trên thị trường.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán
Bất cứ một TTCK nào của bất cứ nước nào, dù mới thành lập hay đã phát triển,

điều cấu thành bởi một hai bộ phận thị trường có thổ chức khác nhau:
-

Thị trường sơ cấp (primary market) còn gọi là thị trường phát hành chứng

-

khoán, là giai đoạn khởi đầu của TTCK.
Thị trường thứ cấp (secondary market) còn được gọi là thị trường thứ hai, là
nơi giao dịch mua – bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường
sơ cấp và là một bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị
trường sơ cấp.

1.1.3. Vai trò của thị trường chứng khoán
5


TTCK có vai trò góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện
thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài, kích thích các doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả hơn và lành mạnh hơn. TTCK là hình tức huy động vốn mà
không gây ảnh hưởng đến lạm pháp và thực thi chính sách tiền tệ, là công cụ đánh
giá hoạt động kinh doanh, là phong vũ biểu của nền kinh tế.
1.2. Phân loại thị trường chứng khoán
1.2.1. Căn cứ về phương diện pháp lý, thị trường chứng khoán được chia làm
các loại sau
- Thị trường sàn giao dịch hay Sở giao dịch hoặc thị trường niêm yết tập trung
- Thị trường phi tập trung – Thị trường OTC
- Thị trường thứ ba
- Thị trường thứ tư
1.2.2. Căn cứ vào địa điểm phát hành, thị trường chứng khoán được chia làm

hai loại:
- TTCK chính thức – Sở giao dịch chứng khoán
- TTCK phi chính thức
1.2.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán được chia
làm 2 loại:
- Thị trường giao ngay
- Thị trường tương lai
1.2.4. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường chứng
khoán, thị trường chứng khoán chia làm 3 loại:
- Thị trường cổ phiếu
6


- Thị trường trái phiếu
- Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán
1.3. Các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán:
Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau:
nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có lien quan đến chứng khoán.
1.4. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán:
1.4.1. Nguyên tắc trung gian:
Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên TTCK đều được thực hiện
thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà mô giới. Các nhà môi giới thực
hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi
giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác nhu cung cấp thông tin và tư vấn cho
khách hàng trong việc đầu tư …
Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thỏa thuận với
nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình
để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập kệnh vào hệ thống để khớp lệnh.
1.4.2. Nguyên tắc đấu giá:
Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và

các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào
việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự
động:
-

Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực

-

tiếp đấu giá.
Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà mô giới được nhập vào
hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ
7


xác định mức giá cao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối
lượng cao nhất.
1.4.3. Nguyên tắc công khai.
Tất cả các hoạt động trên TTCK đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch
chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các
tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hằng năm của
công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám
đốc, người quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai
minh bạch, thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào TTCK.

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 - NAY
2.1. Tình hình TTCK Việt Nam trong năm 2008
-


Thị trường đi xuống là xu hướng chủ đạo trong năm 2008, xu hướng này
bắt đầu từ đỉnh VN-Index 1,104 điểm vào ngày 10/10/2007. Trong năm

8


2008 nhà đầu tư trên cả hai sàn HOSE và HASTC đẩy mạnh việc bán ra các
-

loại cổ phiếu mình đang nắm giữ nhằm thu hồi vốn .
Vn-Index sụt giảm 70% giá trị, Hastc-Index xuống dưới 100 điểm
Đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán còn khoảng 4,6 tỷ USD giảm
gần 50% so với 2007.

Hình 2.1 – Diễn biến của VN –Index và HASTC –Index trong năm 2008
(Nguồn: finance.vietstock.vn)


Các yếu tố ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
- Thị trường có xu hướng bán ra vì vậy giá cổ phiếu ngày càng suy giảm
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm khống chế
-

lạm phát đang ở mức cao hai con số.
NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ , rút tiền mặt khỏi lưu thông
khiến các NHTM thiếu tiền mặt buộc phải tăng lãi suất huy động vốn. Do lãi
suất cao khiến nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường. Họ đẩy mạnh bán cổ phiếu
và gửi tiền vào ngân hàng vừa có lợi nhuận cao vừa an toàn.


2.2. Tình hình của TTCK Việt Nam trong năm 2009
Mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ,nhưng
TTCK Việt Nam đã nhanh chóng tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi kinh tế.

9


Nền kinh tế thế giới nói chung và nên kinh tế Việt Nam nói riêng đã thoát khỏi suy
thoái và xác lập đáy trong quý II năm 2009. năm 2009 là giai đoạn thị trường hồi
phục TTCK.
-

VN-Index tăng 171,96 điểm từ 312,49 lên 494,77 điểm, tương đương 58%
Tương tự như sàn HASTC, mức tăng của chỉ số HNX-Index là 60,9%
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chuyển đổi thành sở giao dịch

-

chứng khoán.
Thành lập thêm thị trường UPCoM cho những công ty đại chúng đăng ký
giao dịch.

Hình 2.2.1: Sự tăng điểm của VN-index trong năm 2009
(Nguồn: finance.vietstock.vn)

Hình 2.2.2: Diễn biến của HNX-Index trong năm 2009
10



(Nguồn: finance.vietstock.vn)

-

Các yếu tố ảnh hưởng:
Các chính sánh nới lỏng tiền tệ và tài khóa của chính phủ đã có hiệu quả

-

trong việc chống lại suy giảm kinh tế.
Tăng trưởng GDP 5,32%, vượt kế hoạch đề ra.
Lạm phát dưới 7%

2.3 Tình hình của TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014
Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014, thị trường chứng khoán Việt Nam
do chịu tác động của nền kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng của các sự kiện lớn trong
và ngoài nước, do đó thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn này
xu hướng chủ yếu là suy giảm mạnh và không có nhiều tăng trưởng vượt trội.
Năm 2010, thị trường đã suy giảm sau khi tăng mạnh tù 235 điểm lên 630
điểm. Sự suy giảm và tích lũy của thị trường đã khiến cả năm 2010, thị trường hầu
như chỉ biến động trong khoản 485 +/- 65 điểm. Kết thúc năm tại mức 484,66
điểm, VN – Index đã giảm 10,11 điểm, tương đương 2% so với mức 494,77 điểm
tại ngày 31/12/2009.
Tóm lại xu thế chủ đạo của năm 2010 là đi ngang và giảm mạnh. Thị trường đón
nhận một khối lượng niêm yết mới và niêm yết bổ sung cổ phiếu kỷ lục.

11


Hình 2.3.1 – Diễn biến của 2 chỉ số VN – Index và HNX – Index năm 2010

(Nguồn: finance.vietstock.vn)
Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, nó
đã tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam theo đó. Trong cả năm, thị trường chỉ có
được hiếm hoi hai đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8,
toàn bộ khoảng thời gian còn lại thị trường chủ yếu đi xuống trong sự chán nản và
mệt mỏi của các nhà đầu tư. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN Index và HNX
Index lần lượt đóng cửa ở 351,55 và 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011 sàn
Hồ Chí Minh đã giảm mạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thì lao dốc đến hơn 48,6%.
Thanh khoản của TTCK cũng giảm mạnh, so với con số của năm 2010 thì giá trị
trung bình của mỗi phiên giao dịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ
60%. Các công ty chứng khoán gặp rắc rối và chịu thua lỗ.

Hình 2.3.2 Diễn biến VN-Index và HNX-Index trong năm 2011
(Nguồn: finance.vietstock.vn)
12


Năm 2012, TTCK năm 2012 được ví von như “trái táo độc” của mụ phù thủy trong
truyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”. 5 tháng đầu năm 2012 sẽ như nửa
màu xanh, ngon lành và hấp dẫn, trong khi 7 tháng còn lại sẽ như phần màu đỏ,
ngấm thuốc độc và có thể khiến nhà đầu tư “bất tỉnh nhân sự” – giống như kết cục
của Bạch Tuyết.
-

Tính hình trở nên bi bét hơn sau ngày 21/8 – ngày được coi là “ngày thứ ba
đen tối” của TTCK Việt Nam khi ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hội
đồng sáng lập của ngân hàng ACB bị bắt. Tiếp theo đó, lãnh đạo ngân hàng
ACB bị khởi tố, Chủ tịch STB bị điều tra đã khiến lòng tin vào thị trường
ngày càng lung lay. Cổ phiếu ngân hàng bị bán sàn liên tiếp, bị cắt margin


-

khiến thị trường gần như lao dốc không phanh.
Lần đầu tiên đưu vào áp dụng hai chỉ số VN30 và HNX30 bao gồm 30 cổ

-

phiếu thanh khoản nhất trên mỗi sàn.
So với đỉnh điểm tháng 5, bất chấp sự phục hồi mạnh mẽ của tháng 12, VNIndex vẫn giảm 20% và HNX-Index giảm 36%.

Hình 2.3.3 Biến động các chỉ số chứng khoán trong năm 2012
(Nguồn: finance.vietstock.vn)

13


Thị trường chứng khoán đã trải qua năm 2013 khá yên ả, thị trường nhận được sự
hỗ trợ tích cực từ vĩ mô như gói cứu trợ bất động sản 30,000 tỷ đồng và phương án
xử lý nợ xấu thông qua Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC),
hai yếu tố này đã giúp thị trường khởi sắc trong nửa đầu năm.
- VN-Index tăng gần 23%; HNX-Index tăng hơn 13% so với cuối năm 2012. Thị
trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có sự
phục hồi mạnh nhất thế giới.

Hình 2.3.4: Diễn biến VN-Index và HNX-Index trong năm 2013
(Nguồn: finance.vietstock.vn)

Năm 2014 là một năm đầy biến động với nhiều sự kiện bất ngờ diễn ra, nếu như
đầu năm êm ả và thị trường tăng “đẹp” giúp túi tiền nhà đầu tư phình to thì từ giữa
năm trở đi các chỉ số chứng khoán nhiều phen lao đao.


14


Cụ thể, phiên VN-Index giảm điểm mạnh nhất năm là phiên 08/05, thời điểm
Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong
phiên này, VN-Index đã giảm đến 32.88 điểm, ứng với 5.87% tỷ lệ giảm mạnh nhất
trong gần 13 năm, kể từ ngày 03/10/2001; HNX-Index giảm 6.4% từ mốc 76.5 rớt
xuống 71.66 điểm.

Hình 2.3.5 - Diễn biến VN-Index và HNX-Index trong năm 2014
(Nguồn: ndh.vn)


Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai

-

đoạn từ năm 2010 - 2014:
Thị trường chứng khoán trên thế giới lao đao khi chịu ảnh hưởng của cuộc

-

khủng hoảng nợ công châu Âu
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã xử lý nhiều vụ làm giá chứng

-

khoán.
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 13 yêu cầu các ngân hàng tăng tỷ lệ

an toàn vốn tối từ 8% lên 9%, bảo đảm hệ số an toàn đã khiến cho nhiều
ngân hàng nhỏ phải chạy đua nâng vốn, tạo nên một sức ép lớn đối với
TTCK.
15


-

Giá vàng thế giới bắt đầu tăng trở lại và liên tục lập kỷ lục mới. Có thời
điểm chỉ trong khoảng thời gian hơn mười ngày, giá vàng đã tăng một mạch
từ 32 triệu đồng/lượng lên 39 triệu đồng/lượng, khiến nhiều người thu lợi
lớn chỉ trong thời gian ngắn. Lập tức vàng trở thành một kênh đầu tư hấp
dẫn, hút một phần tiền từ TTCK. Sự bùng nổ của thị trường vàng không chỉ
hút đi một lượng vốn nhất định từ kênh chứng khoán, mà còn tạo nên sự bất

-

ổn về vĩ mô khiến thị trường chứng khoán càng khó khăn
Cùng với đó, kinh tế vĩ mô xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, những lo ngại
về lạm phát và sự mất giá của VND đã khiến nhiều người dân “trú ẩn” vào
đồng tiền này, khiến nhu cầu mua USD tăng đột biến. Giá USD thị trường tự

-

do vào đầu tháng 11 có lúc vượt 21.500 đồng/USD.
Bên cạnh đó, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng từ 8% lên 9%, đẩy lãi suất
huy động của các ngân hàng thương mại nhanh chóng tăng cao. Một lần nữa
sự thay đổi đột của chính sách tiền tệ đã khiến thị trường chứng khoán bị
ảnh hưởng. VN-Index sau một thời gian dài đi ngang đã giảm mạnh, mất
hơn 30 điểm chỉ trong nửa đầu tháng 11, chạm mức 419,98 điểm, mức thấp


-

nhất của năm 2010 vào ngày 22/11.
Lạm phát gia tăng (từ 12% trong tháng 1, lập đỉnh 23% vào tháng 8 trước
khi giảm về 18% vào cuối năm) cùng với chính sách thắt chặt tài khóa và
tiền tệ của Chính phủ (cắt giảm đầu tư công, cắt giảm tăng trưởng tổng

-

phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng) trong năm 2011.
Tiền gửi tiết kiệm trở thành kênh đầu tư hấp dẫn với lãi suất tiền gửi 1820%, đặc biệt trong khoảng 9 tháng đầu năm cho đến trước khi NHNN mạnh

-

tay lập lại kỷ cương.
Tâm lý bất ổn của nhà đầu tư đối với ngành ngân hàng khi nợ xấu gia tăng
trong nửa cuối năm 2011 và tâm lý chờ đợi kết quả của quá trình tái cấu trúc
hoạt động ngân hàng. trường này.

16


Thông báo chính thức của NHNN về tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống lên tới 10%
thay vì 4% như các NHTM báo cáo. Những bất ổn vĩ mô về hệ thống ngân hàng
bắt đầu xuất hiện trong năm 2012.
Năm 2012 có lẽ là năm cải cách về chính sách nhiều nhất kể từ khi TTCK thành
lập. Hàng loạt Thông tư được đưa ra yêu cầu các CTCK cũng như các thành viên
thị trường phải tăng cường hoạt động công bố thông tin như:
-


Thông tư 52 về Hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK ban hành ngày
5/4/2012: trong đó công ty đại chúng quy mô lớn cũng phải công bố thông

-

tin như doanh nghiệp niêm yết
Thông tư 121 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng
Thông tư 165 sửa đổi Thông tư 226: giảm thời gian kiểm soát đặc biệt
CTCK từ 6 tháng xuống 4 tháng, có chế tài đóng cửa và đình chỉ hoạt động

-

CTCK không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt
Nghị định 58: nâng chuẩn niêm yết trên hai sàn
Công văn 3229 cấm các tổ chức kinh doanh chứng khoán cho phép bán
khống trên toàn hệ thống

Năm 2013, các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, vàng và bất động trở nên kém
hấp dẫn so với chứng khoán cũng là một nhân tố giúp dòng tiền được đổ vào thị
trường trong năm qua.
Trong năm 2014, một loạt các sự kiện nóng như giàn khoan của Trung Quốc ở
Biển Nam, giá xăng dầu tiếp tục giảm, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga ...

2.4. Tình hình TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 – nửa đầu năm
2017
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn này tăng trưởng
mạnh, đặc biệt là vào năm 2016. Nhờ cách chính sách đổi mới phát triển của
chính phủ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thay đổi vượt trội hơn rất
17



nhiều so với giai đoạn từ năm 2010 – 2014. Đây được xem là dấu hiệu đáng
mừng, làm tiền đề cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong tương lai.
Năm 2015, tổng khối lượng giao dịch trên thị trường đạt gần 39,7 tỷ cổ phiếu,
tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 617 nghìn tỷ đồng, giảm 16,3% về khối lượng
và 15,8% về giá trị giao dịch của năm 2014.
Trên sàn HOSE, VN-Index tăng 4,13% so với cuối năm trước .Trên sàn HNX,
chiều ngược lại được chứng kiến khi HN-Index giảm 4,62% so với thời điểm cuối
năm 2014 tổng khối lượng giao dịch trong năm 2015 đạt trên 11,55 tỷ cổ phiếu
(giảm mạnh 32% so với năm 2014), tổng giá trị giao dịch cũng giảm 32,3% xuống
mức hơn 135 nghìn tỷ đồng.

Hình 2.4.1 – Tỷ giá của đồng NDT so với USD ( Nguồn: Forbes )
Trong Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước vừa được công bố có đoạn: “Năm 2015, mặc dù chịu ảnh hưởng
của biến động từ nền kinh tế thế giới trong một số giai đoạn (kinh tế và TTCK
18


Trung Quốc, vấn đề tỷ giá, dịch chuyển dòng vốn quốc tế, giá dầu…), tuy nhiên
nhờ những cải thiện kinh tế vĩ mô và các giải pháp tái thúc đẩy sự phát triển
TTCK, TTCK Việt Nam năm 2015 tương đối ổn định và được đánh giá là điểm
sáng thu hút dòng vốn gián tiếp so với các nước trong khu vực”.
Khép lại năm 2016, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có diễn biến khá
tích cực. Chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2016, chỉ số VN-Index dừng ở
mức 664,87 điểm, tăng 14,82% so với cuối năm 2015. Trong khi đó, chỉ số HNXIndex tăng nhẹ (0,2%) lên mức 80,12 điểm. Cùng với diễn biến tăng điểm khả
quan, tính thanh khoản của thị trường cũng tăng mạnh so với năm 2015. Đáng chú
ý, trong năm qua có thêm 118 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường
UPCoM nâng tổng số doanh nghiệp tại sàn này lên 408 doanh nghiệp, đồng thời

đẩy vốn hóa thị trường cao gấp 4 lần so với năm 2015.

Hình 2.4.2 – Diễn biến VN –Index và HNX-Index năm 2016
(Nguồn: ndh.vn)
Tính đến ngày 3/7/2017, chỉ số VN-Index đạt 778,88 điểm, tăng 17,1% so với cuối
năm 2016. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 100,33 điểm, tăng 25,2% so với
19


cuối năm 2016. Mức vốn hóa thị trường đạt 2.539,7 nghìn tỷ đồng, tăng 25,7% so
với cuối năm 2016, tương đương 56,4% GDP. Quy mô giao dịch bình quân phiên
đạt hơn 12.563 tỷ đồng, tăng 32,5% so với năm trước, trong đó giao dịch trái phiếu
chính phủ đạt 8.052 tỷ đồng/phiên, tăng 25,2%; giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
đạt 4.511 tỷ đồng/phiên, tăng 48%.
- UBCKNN trình Chính phủ cho phép mở cửa thị trường chứng khoán phái sinh
vào đầu tháng 8 năm 2017.


Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai

-

đoạn từ năm 2015 – nửa đầu năm 2017:
Ngày 26/6/2015, Chính phủ chính thức nới room ( tỷ lệ sở hữu) cho nhà đầu

-

tư nước ngoài
Sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) ngày 24/6/2016
Năm 2016, Fed lần đầu tăng lãi suất trong suốt 8 năm qua.

Ngày 1/11/2016, con đường từ IPO đến sàn chứng khoán đã được rút ngắn

-

rất nhiều so với mức 90 ngày như đã quy định trước đây.
Donald Trump chính thức nhận chức tổng thống vào đầu năm 2017
Từng bước triển khai sản phẩm liên
kết đầu tư, đưa các sản phẩm quỹ
đầu tư bất động sản, ETF lên niêm
yết…

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI


Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý, giám sát
20




Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác CPH, thoái vốn của các doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch;



Thứ ba, hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu




Thứ tư, phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư và cải thiện sức cầu



Thứ năm, phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian
thị trường



Thứ sáu, giải pháp tái cấu trúc tổ chức thị trường, cơ sở hạ tầng, công nghệ.

C. KẾT LUẬN
Sự phát triển của TTCK có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển kinh tế của
nước ta.Trước tình hình chỉ số VN – Index biến động như hiện nay, Chính phủ cần
đề ra và thực hiện nhiều giải pháp để quản lý chặt chẽ hơn trước các biến động của
nền kinh tế trong nước nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Từ đó có những
biện pháp giúp đỡ cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp phát triển bền vững.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1. Tham khảo từ các tài liệu đọc
a)

Sách ,giáo trình

-


Bùi Thị Kim Yến (2009) . “Giáo trình thị trường chứng khoán” , NXB Hà
Nội

b)

Báo ,tạp chí ,bài viết liên quan

-

Thời báo Kinh tế Việt Nam
22


c)

Số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam có liên quan tới đề tài

1.2. Tham khảo trên một số website :
www.finance.vietstock.vn
www.hnx.vn
www.hastc.org.vn
www.mof.gov.vn
www.vnexpress.net
www.vietnamnet.vn
www.ndh.vn
Tapchitaichinh.com
Thuvienphapluan.vn
CafeF.vn

23




×