Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

FDI Việt Nam từ năm 2010 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.13 KB, 6 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FDI
MNC
USD

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Công ty đa quốc gia
Đồng đô la Mỹ

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2007 - 2014
Sơ đồ 2: Vốn FDI Nhật Bản rót vào Đông Nam Á vượt Trung Quốc
Bảng 1: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 tháng đầu năm 2017 theo ngành

1.3 Tình hình FDI vào Việt Nam
1.3.1 Thống kê nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2007-2017
 Giai đoạn năm 2007- 2014
Sau khi gia nhập WTO, huy động vốn đầu tư xã hội tiếp tục tăng về số tuyệt đối.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 21,7% tổng đầu tư phát triển toàn xã
hội năm 2014. Trong khi đó, mức cao nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO là
30,9% năm 2008, thấp nhất là 21,6% năm 2012, nhưng vẫn vượt so với tỷ lệ trước
khi gia nhập tại 14,9% năm 2005 và 16,2% năm 2006.
Giai đoạn 2007-2009 là giai đoạn bùng nổ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Năm 2007, vốn FDI đăng ký là 21,35 tỷ USD, gấp 1,78 lần so với năm 2006. Năm
2008 là năm thu hút vốn FDI đăng ký cao nhất, đạt 71,7 tỷ USD, gấp 3,36 lần so
với năm 2007.


Sau đó, khi kinh tế thế giới gặp khủng hoảng vốn FDI giảm dần từ năm 2009 đến
năm 2011; tăng dần từ năm 2012 đến nay và năm 2014 ở mức 21,9 tỷ USD.


Một số lĩnh vực có số vốn FDI đăng ký ở mức cao là công nghiệp chế biến, chế tạo
(141,4 tỷ USD); hoạt động kinh doanh bất động sản (48,3 tỷ USD).
Nguồn vốn FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, trong giai
đoạn 2007-2014 mức vốn FDI giải ngân tương đối cao, đóng góp vào vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội cao hơn giai đoạn 2001-2006.
Bên cạnh đó, đóng góp của khu vực FDI trong GDP cũng tăng mạnh từ năm 2007
đến nay, nhờ giá trị xuất khẩu của khu vực này tăng mạnh.
Theo báo cáo của Chính phủ, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI trung bình giai
đoạn 2007-2014 là 56,06 tỷ USD (chiếm 61% tổng giá trị xuất khẩu cả nước),
trong khi trung bình giai đoạn 2001-2006 là 13,48 tỷ USD (chiếm 53,7% tổng giá
trị xuất khẩu cả nước).


Năm 2014, xuất khẩu đạt 93,96 tỷ USD, chiếm 62,5% tổng kim ngạch xuất khẩu
và xuất siêu là 9,74 tỷ USD. Ngoài ra, khu vực FDI tạo ra khoảng 2 triệu việc làm
trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp cho nền kinh tế.
 Giai đoạn năm 2015 - 8 tháng đầu năm 2017

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) vừa công bố kết quả thu hút FDI trong 8
tháng đầu năm 2017. Cụ thể, 8 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp
mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 23,36 tỉ USD, tăng 45,1% so với
cùng kỳ năm 2016.
Tính đến ngày 20.8.2017, cả nước có 1.624 dự án mới được cấp giấy chứng
nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng ký là 13,45 tỉ USD, tăng 37,4% so với
cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 773 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu
tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 6,4 tỉ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ
năm 2016 và 3.374 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với
tổng giá trị góp vốn là 3,5 tỉ USD, tăng 101,3% so với cùng kỳ 2016.



Như vậy, 8 tháng đầu năm 2017 đã gần chạm đích của thu hút FDI năm 2016
khi trong cả năm 2016, Việt Nam thu hút được 24,4 tỉ USD.
Trong các lĩnh vực thu hút đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh
vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn
là 11,69 tỉ USD, chiếm 50% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng đầu năm.
Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với vốn
đầu tư là 6,02 tỉ USD, chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với
vốn đầu tư đăng ký là 5,74 tỉ USD, chiếm 24,58% tổng vốn đầu tư vào Việt
Nam.
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2017 THEO NGÀNH
Tính từ 01/01/2017 đến 20/08/2017

TT

1

Ngành

2

Công nghiệp chế biến, chế tạo
Sản xuất, phân phối điện, khí, nước,
điều hòa

3

Khai khoáng

4


6

Hoạt động kinh doanh bất động sản
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy
Hoạt động chuyên môn, khoa học
công nghệ

7

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

8

Vốn
đăng ký
cấp mới
(triệu
USD)

Số
lượt
dự
án
tăng
vốn

Vốn
đăng ký
tăng

thêm
(triệu
USD)

Số
lượt
góp
vốn
mua
cổ
phần

Giá trị
góp
vốn,
mua cổ
phần
(triệu
USD)

Tổng
vốn đăng
ký (triệu
USD)

586

4,827.29

494


5,837.01

1,005

1,026.86

11,691.16

8

5,362.75

4

2

1,279.02

Số
dự
án
cấp
mới

2.77

5,365.51

-


4

7.65

1,286.66

46

754.40

15

72.40

73

333.86

1,160.67

364

308.06

74

55.56

1,227


774.93

1,138.55

197

67.28

51

106.22

266

343.46

516.96

9

145.54

9

106.09

16

65.27


316.90

Xây dựng

85

133.63

29

53.39

165

682.55

869.58

9

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

70

119.19

18

61.91


152

85.45

266.55

10

Thông tin và truyền thông

113

91.48

29

42.15

165

36.42

170.05

11

Vận tải kho bãi

47


85.08

16

41.21

87

42.53

168.83

12
13

Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản
Cấp nước và xử lý chất thải

10
5

130.17

9
2

(10.11)

23


8.00

128.06

5


52.49
14
15

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ
trợ

1.30

36

15.60

6

36

56.30

2

53.79


7.25

102

55.01

77.86

11

(3.22)

49

24.59

77.67

0.06

1

19.87

21

5.39

25.32


16

Giáo dục và đào tạo
Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm

17

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

1

2.69

3

13.03

6

3.81

19.53

18

Hoạt động dịch vụ khác

7


24.73

2

0.07

13

5.27

30.06

6,406.88

3,374

3,501.07

23,363.73

Tổng số

1,624

13,455.77

773

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2017)

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2017, TPHCM là địa phương thu hút nhiều
vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký là 3,3 tỉ USD, chiếm 14,1% tổng vốn đầu
tư.
 Nhận xét:
Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, quy mô của khu vực FDI được
mở rộng nhanh chóng, trở thành một nguồn lực quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu WTO.
Thêm vào đó, cơ cấu đầu tư có sự chuyển biến theo hướng tích cực, với tỷ trọng
đầu tư từ vốn nhà nước giảm dần và tỷ trọng từ khu vực ngoài nhà nước, khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần.
Tuy nhiên, chất lượng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là vấn đề cần
quan tâm khi các doanh nghiệp FDI chủ yếu là gia công chế biến, tác động của FDI
trong việc nâng cao trình độ công nghệ cho Việt Nam chưa rõ nét.
Có ý kiến chuyên gia cũng quan ngại nếu nguồn vốn FDI rút khỏi thị trường sẽ tác
động xấu đến sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta.


Trong 8 tháng đầu năm 2017, những cải cách môi trường đầu tư của Chính phủ
đang phát huy hiệu quả khi vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới vào Việt Nam đã
lập kỷ lục.
/> /> /> />


×