Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng cho thuê tài chính ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.08 KB, 23 trang )

Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Mục lục

Page 1

Nhóm 1


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

LỜI MỞ ĐẦU
Khi thị trường tài chính của Việt Nam chưa thật sự phát hiển, thì vấn đề vốn kinh
doanh luôn là một bài toán đau đầu cho các nhà quản trị.
Thực tế cho thấy, việc đổi mới công nghệ cũng như mua máy móc hiện đại ở các
doanh nghiệp là một vấn đề bức thiết cần phải giải quyết. Nhìn chung, số máy móc hiện
đại trong các nhà máy sản xuất không nhiều và quá trình đổi mới công nghệ không diễn
ra thường xuyên. Với máy móc hiện đại sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, năng
suất lao động, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn máy móc
ở các doanh nghiệp Việt Nam đã rất lạc hậu, cũ kỹ, lỗi thời, kém chết lượng.Làm thế
nào để có được nguồn vốn dồi dào để đầu tư mua máy móc? Sử dụng nguồn vốn nào có
hiệu quả nhất?
Nắm bắt được nhu cầu đó, các công ty cho thuê tài chính đã ra đời. Trong điều
kiện các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, cho thuê tài chính ra đời với những ưu điểm
vốn có đã trở thành giải pháp kịp thời và đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền
kinh tế. Tuy buổi đầu hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam đã có những thành công
nhất định song do mới đi vào hoạt động chưa lâu nên các công ty cho thuê tài chính còn
gặp nhiều khó khăn, bất cập… Chính vì những lý do như thế, để hiểu rõ hoạt động cho
thuê tài chính nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng thị trường cho thuê tài


chính ở Việt Nam”.

Page 2


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1. Nguồn gốc và sự ra đời
Từ trước công nguyên đã xuất hiện nhu cầu thuê tài sản để phục vụ cho công
việc và sinh hoạt của nông dân tự do, thợ thủ công… nên một số người có tài sản nhàn
rỗi có thể cho thuê nhằm tìm kiếm thêm thu nhập từ việc nhận được phí cho thuê tài sản.
Tài sản được đem ra giao dịch rất đa dạng bao gồm: công cụ sản xuất nông nghiệp, súc
vật kéo, nhà cửa, đất ruộng… Tài liệu cổ nhất về các giao dịch cho thuê tài sản mà các
nhà nghiên cứu mới tìm ra được đã xuất hiện từ năm 2800 năm trước công nguyên tại
thành phố Sumerian của người UR và để điều chỉnh hoạt động thuê và cho thuê tài sản
này thì nhiều hệ thống pháp lý đã đề cập đến nó. Tuy nhiên, văn bản quan trọng nhất về
cho thuê tài sản được ban hành 1700 năm trước công nguyên khi vua Babilon là
Hammurabi đã kết hợp các hợp đồng cổ của Sumerian và Achian về thuê mướn thành
một bộ luật lớn.
Trên thế giới, dáng dấp của loại hình cho thuê tài chính xuất hiện vào khoảng thế
kỷ 18 tại Mỹ với mục đích là tài trợ vốn cho ngành vận tải, nhưng loại hình này thực sự
phát triển từ sau Thế chiến 2 ở hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Pháp,
Nhật...
Tại Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25-30% tống số tiền tài trợ cho
các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động
cho thuê tài chính trung bình hàng năm ở Hàn Quốc là 17 tỉ USD, ở Thái Lan 3 tỉ
USD... Và tống doanh thu hàng năm của ngành này ước đạt trên 500 tỉ USD với đà tăng

trưởng trung bình 7% hàng năm.
Hoạt động cho thuê Tài chính tại Việt nam đã được hình thành trên cơ sở tín
dụng thuê mua nhằm khắc phục nhược điếm nghiệp vụ cho vay và khuyến khích Doanh
nghiệp đối mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới đê’ đẩy mạnh sản xuất. Cho

Page 3


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

thuê tài chính chính thức đi vào hoạt động từ 1995 theo Nghị định 64/CP của Chính phủ
nay là Nghị định 16/CP và các văn bản khác.
1.2. Sơ lược về cho thuê tài chính
1.2.1. Khái niệm
Theo Nghị định số 16/2001/NĐ-CP thì CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài
hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản
khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên thuê với bên cho thuê. Bên cho thuê cam
kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu
của bên thuê và năm giữ quyền sở hữu đối với các TS cho thuê. Bên thuê sử dụng TS
thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận.
Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các
động sản khác theo yêu cầu của Bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuê
trong suốt quá trình thuê.
Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê
đã đưdc hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết
thúc thời hạn thuê, Bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại
tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận.
1.2.2. Đối tượng

Bao gồm các khách hàng là tố chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam có nhu cầu thuê tài sản trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho
mục đích hoạt động của mình và đáp ứng đủ điều kiện thuê.
1.2.3. Điều kiện
Về mặt pháp lý: Phải có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Về mặt tài chính: Tình hình tài chính lành mạnh, phương án sản xuất kinh doanh
có hiệu quả kinh tế và đảm bảo khả năng trả nợ.

Page 4


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

1.2.4. Đặc điểm của một giao dịch CTTC
- Quyền sở hữu TS thường được chuyển giao cho người thuê khi bên thuê thanh
toán hết số tiền thuê còn nợ và giá trị còn lại như đã thỏa thuận trong hợp đồng
-

thuê.
Phí thuê có thể được cơ cấu để phù hợp với yêu cầu của bên thuê.
Lãi thanh toán và khấu hao TS trong các giai đoạn CTTC được chiết khấu khi

-

tính thuế VAT.
Một TS được gọi là động sản và có thể chiết khấu đều có thể cho thuê.
Hợp đồng cho thuê TS có quy định quyền chọn mua TS, hai bên có thể thỏa


-

thuận quyền sở hữu hay bán lại TS hay tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng.
Hiện giá của khoản tiền thuê phải lớn hơn hoặc bằng giá trị thị trường của TS tại

-

thời điểm thuê.
Thuê thiết bị, tài sản cho thuê do bên thuê lựa chọn từ nhà cung cấp, không phải

-

do bên cho thuê lựa chọn.
Người cho thuê là chủ sở hữu tài sản cho thuê trong suốt thời gian hợp đồng.
Bên thuê độc chiếm quyền sử dụng tài sản thuê trong suốt thời gian của hợp đồng
nhưng không được chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản thuê cho một bên nào

-

khác.
Loại hình cho thuê tài chính có lợi thế là người thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền
ra một lúc để có máy móc, thiết bị, đồng thời cũng không cần phải thế chấp tài
sản như trong các giao dịch vay vốn khác; bên đi thuê tài chính không phải chịu
những rủi ro do sự mất giá của tài sản, hao mòn tự nhiên...

1.2. Các loại hình cho thuê Tài chính
1.3.1. Cho thuê tài chính cơ bản
a) Cho thuê tài chính hai bên:
Có hai bên tham gia: Người cho thuê và người đi thuê
Người cho thuê thường là các nhà sản xuất –họ sử dụng thiết bị sẵn có và trực

tiếp tài trợ cho người cho thuê nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm đồng thời tăng
khả năng thu hồi lợi nhuận và giảm bớt hao mòn vô hình cuả máy móc, thiết bị.

Page 5


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

Quy trình Cho Thuê Tài Chính Hai Bên
Ký hợp đồng thuê tài chính

Người cho thuê (Cty sản xuất)

Chuyển quyền sử dụng

Các dịch vụ bảo trì và phụ tùng

Người thuê (KH)

Trả tiền thuê dịch vụ
và phụ tùng
Bán lại tài sản lạc hậu

b) Cho thuê tài chính ba bên
- Có ba bên: Người đi thuê, Nhà cung cấp và Người cho thuê.
- Bên cho thuê mua tài sản theo yêu cầu của bên đi thuê và được hai bên thỏa
thuận theo hợp đồng thuê.
- Đây là phương thức cho thuê áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

- Trên thế giới 80% hợp đồng cho thuê áp dụng theo phương thức này.

Page 6


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

Quy trình Cho Thuê Tài Chính Ba Bên

Người cho thuê (Cty cho thuê)
Thanh toán tiền
Hợp
mua
đồng
tài sản
mua tài
Quyền
sản sở hữu

Hợp đồng thuêTrả
tàitiền
chính
thuêQuyền
tài sảnsử dụng tài sản

Chọn tài sản
Giao tài sản


Người thuê (KH)

Bảo trì và phụ tùng thay thế

Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp
Thanh toán tiền bảo dưỡng và phụ tùng thay thế

1.3.2. Cho thuê tài chính đặc biệt
a) Mua và cho thuê lại:
- Doanh nghiệp bán tài sản cho Công ty cho thuê sau đó thuê lại tài sản đó
- Người đi thuê tăng được vốn lưu động ; Có tài sản sử dụng
- Tình huống: Các công ty ở trong tình trạng tài chính khó khăn không thể vay vốn
ngân hàng.

Page 7


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

Quy trình Cho Thuê Tài Chính Mua và Cho thuê lại

Công ty cho thuê tài chính

Thoả thuận mua bán tài sản

Chủ sở hữu ban đầu

Quyền sở hữu pháp lý


Người mua

Thanh toán tiền mua tài sản

Người bán

Quyền sử dụng tài sản

Người

Trả tiền thuê

cho thuê

Người thuê

Hợp đồng thuê mua

b) Cho thuê tài chính hợp tác:
-Có 4 bên: Người đi thuê, Người cho thuê, Người cho vay và Nhà cung cấp thiết bị
- Cho thuê TC hợp vốn là hoạt động cho thuê TC của một nhóm cty cho thuê TC
đối với bên thuê, do một cty cho thuê TC làm đầu mối.
- ĐK cho thuê TC hợp vốn
*Nhu cầu thuê TC của bên thuê vượt quá giới hạn cho thuê TC của 1ctycho thuê
TC (30%VTC của cty cho thuê tài chính đối với một KH và 80%VTC đối với một
nhóm KH có liên quan).
*Khả năng TC, NV và TS của một cty cho thuê TC không đáp ứng được nhu cầu
cho thuê TC; nhu cầu phân tán rủi ro của 1 cty cho thuê TC.


Page 8


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

*Bên thuê có nhu cầu thuê TC từ nhiều cty cho thuê TC.
Quy trình Cho Thuê Tài Chính hợp tác
Nhà
sản xuất,

Bên
Lựa chọn

đi thuê

Người
cho vay

Trả tiền vay

cung ứng

(NHTM)

HĐ mua tàiTrả
sản
tiền
Chuyển

muaquyền sở hữu
HĐtàiChuyển
thuê
sản mua
quyền sử dụng
Trả tiền
tài sản
thuê

Hợp đồng vay Phát tiền vay

Người cho thuê

c) Cho thuê tài chính giáp lưng:
Là loại hình mà trong đó được sự đồng ý của người cho thuê, người đi thuê thứ
nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê.
Với phương thức này, mặc dù doanh nghiệp không đủ điều kiện để trực tiếp thuê
với bên cho thuê, vẫn thuê được tài sản để sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

Page 9


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

Đặc điểm :
* Thời hạn cho thuê: thời hạn của một hợp đồng trung và dài hạn.
* Quyền hủy bỏ hợp đồng: bên cho thuê và bên đi thuê không được phép hủy bỏ
hợp đồng.

* Trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản: Bên đi thuê đóng.
* Mức thu hồi vốn của một hợp đồng thuê: tổng số tiền thuê gần bằng hoặc lớn
hơn giá trị tài sản.
* Chuyển quyền sở hữu hoặc bán tài sản: trong hợp đồng thuê thường có điều
khoản thỏa thuận chuyển quền sở hữu hoặc bán hoặc cho thuê tiếp.
* Trách nhiệm về rủi ro liên quan đến tài sản: bên đi thuê chịu phần lớn các rủi
ro, kể cả rủi ro không phải do mình gây ra.
2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập năm 1996 và
hoạt động cho thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng trước đó nhưng phải
cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 thì hoạt
động cho thuê tài chính ở Việt nam mới thực sự hình thành và ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Đến nay có trên 20 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, bao gồm các
công ty CTTC nhà nước, cổ phần, liên doanh và nước ngoài.
Hoạt động thuê tài chính thường chọn phân khúc khách hàng là doanh nghiệp
vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ hoặc những doanh nghiệp không có đủ khả năng tiếp cận
nguồn vốn ngân hàng hoặc không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Khi
tham gia hoạt động thuê tài chính, thuê mua hoặc thuê vận hành, doanh nghiệp sẽ sử
dụng được công nghệ mới, đổi mới được kỹ thuật và tiếp cận được gần như 100%
nguồn vốn hình thành nên tài sản từ các công ty cho thuê tài chính.
Cho thuê tài chính và công ty cho thuê tài chính ra đời và phát triển ở Việt Nam
đã khá lâu, hơn 20 năm. Nhưng kết quả một vài bài nghiên cứu đã cho thấy, dịch vụ này
Page 10


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1


không được mấy doanh nghiệp quan tâm. Đồng thời, sự phát triển của các công ty cho
thuê tài chính cũng trở nên èo uột và đối diện với tương lai chưa mấy sáng sủa. Cụ thể,
một cuộc khảo sát 1.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau thì hơn 70% số
doanh nghiệp trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu dịch vụ thuê tài chính từ
công ty cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ tài chính này, thậm
chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động trả góp và không hiểu đây là
nghiệp vụ cấp tín dụng, cũng như tính ưu việt lẫn hiệu quả.
2.1.1. Tiềm năng
Khi tham gia thuê tài chính, thuê mua hoặc thuê vận hành, doanh nghiệp sẽ sử
dụng được công nghệ mới, đổi mới được kỹ thuật và tiếp cận được gần như 100%
nguồn vốn hình thành nên tài sản từ các công ty cho thuê tài chính.
Thêm nữa, những doanh nghiệp sản xuất có thể bổ sung vốn lưu động bằng hình
thức Sale and leaseback (bán và cho thuê lại) bằng cách bán máy móc, dây chuyền sản
xuất cho các công ty cho thuê tài chính và thuê lại chính máy móc, dây chuyền đó để
phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Sự ra đời các công ty cho thuê tài chính sẽ hoàn thiện hệ thống tài chính, giúp
cân bằng sự phát triển giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Các công ty cho thuê tài
chính đóng vai trò lớn trong kênh truyền dẫn vốn trung, dài hạn đến các chủ thể kinh tế
là doanh nghiệp.
Một thực tế cho thấy, với những doanh nghiệp vay nợ nhưng đến hạn lại chưa đủ
tiền trả nợ thì món vay này sẽ bị xếp vào nợ quá hạn, vì vậy sẽ khó tiếp cận thêm nguồn
tín dụng ngân hàng. Nhưng với hình thức Sale and leaseback của các công ty cho thuê
tài chính , doanh nghiệp vừa có tiền trả nợ ngân hàng, vừa có thể “làm sạch” bảng cân
đối tài sản để có thể vay thêm vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Đối với những doanh nghiệp có tài sản, kinh doanh hiệu quả nhưng thiếu vốn
hoạt động trong khi đã hết hạn mức tín dụng ở ngân hàng, việc mua và cho thuê lại của
công ty cho thuê tài chính sẽ giúp ngân hàng tái cơ cấu nợ, tạo nguồn vốn để duy trì và
mở rộng kinh doanh.
Page 11



Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

Như vậy, cho thuê tài chính đã thu hẹp khoảng cách giữa đồng vốn và sản xuất,
giúp doanh nghiệp có thêm kênh huy động vốn để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
2.1.2. Quy mô
Việt Nam hiện đang có 11 công ty CTTC theo công bố từ NHNN, trong đó có 7
công ty CTTC là công ty con của các ngân hàng thương mại. Số còn lại là các công ty
100% vốn nước ngoài và một công ty trong nước là Công ty CTTC Công nghiệp Tàu
thuỷ Vinashin (đã giải thể).
Danh sách các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam theo công bố
của NHNN tính đến 30/06/2014

Mặc dù, theo thống kê từ NHNN có đến 11 công ty cho thuê tài chính đang hoạt
động, nhưng gần đây hoạt động này dần rơi rụng và thu hẹp quy mô hoạt động. Theo
báo cáo từ Hiệp hội các công ty cho thuê tài chính, hiện nay có 8 thành viên đăng ký
tham gia Hiệp hội, nhưng trên thực tế, chỉ còn 5 công ty hoạt động bình thường với dư
nợ hơn 7.400 tỷ đồng. Ba công ty còn lại hầu như không còn hoạt động kinh doanh, mà
chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu với số lượng chiếm 75% - 99% tổng dư nợ, trong đó có
ALC1 và ALC2. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã thu hồi giấy phép hoạt động của
Công ty Cho thuê tài chính ANZ/V-TRAC (công ty hoàn toàn độc lập với Ngân hàng
ANZ). Theo Hiệp hội Cho thuê tài chính, trên thực tế, công ty này đã ngừng hoạt động
Page 12


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1


từ lâu và việc rút giấy phép chỉ là hoàn tất về mặt thủ tục. Ngoài ANZ/V-TRAC, công ty
cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài khác là Kexim cũng gần như đã ngừng hoạt
động cho thuê tài chính. Hai công ty 100% vốn nước ngoài còn lại trong lĩnh vực này
cũng hoạt động không mấy hiệu quả. Không chỉ công ty 100% vốn nước ngoài, mà
nhiều công ty cho thuê tài chính trong nước cũng rơi vào tình trạng thua lỗ hoặc nợ xấu
cao, như Công ty CTTC II- Agribank, Công ty Cho thuê tài chính I- Agribank, … Trong
khi đó, một chuyên gia tài chính khẳng định, đa phần công ty cho thuê tài chính trong
nước đều có vốn điều lệ rất nhỏ, vốn huy động cũng không lớn, nhưng lại thường xuyên
mua các tài sản có giá trị cao để cho thuê như tàu, dây chuyền công nghệ, tài sản thế
chấp lại không có. Vì vậy, hầu hết các công ty này đều phải đối mặt với rủi ro thanh
khoản rất lớn.
2.1.3. Kết quả hoạt động
Theo thống kê của NHNN đến cuối tháng 06/2014, tổng vốn điều lệ của các công
ty tài chính và CTTC gần 18,823 tỷ, tăng nhẹ so với mức cuối năm 2013, tổng tài sản
giảm 3.8% xuống gần 62,960 tỷ với chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.43%. Tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ ở mức 5.83% trong khi tỷ lệ tối thiểu theo quy định đối với
các tổ chức tín dụng là 13%. Đáng chú ý tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động gần
240% trong khi cuối tháng 5/2014 là 400%.

Page 13


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

Với đặc thù riêng, các công ty CTTC luôn phải đối mặt với rủi ro nợ xấu, mất
vốn hay nguy cơ ôm tài sản mà việc tìm khách hàng khác để cho thuê không dễ dàng
gì. Khách hàng chủ yếu ở đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số liệu tài chính đều

không có kiểm toán, không đòi hỏi tài sản đảm bảo nên rủi ro cao cũng là điều đương
nhiên.
Xét về yếu tố nợ xấu, theo thông tin từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nợ
xấu của các công ty CTTC đứng ở mức cao nhất, trong đó tỷ lệ nợ xấu của một số công
ty CTTC lên tới gần 50% trong năm 2012. Cùng với đó, thời gian qua, hàng loạt bê bối
cũng dính đến nhóm công ty này như Công ty CTTC Công nghiệp Tàu thuỷ Vinashin
(VFL) trong vụ việc Vinashin; CTTC của Agribank là ALC 2 bị điều tra về vụ án tham
nhũng, truy tố các bị can về lừa đảo chiếm đoạt, tham ô hay lợi dụng chức vụ…
Về phía lợi nhuận, các công ty CTTC nước ngoài thường không có nhiều thông
tin, chỉ riêng Công ty CTTC Quốc tế VN công bố lãi ròng 20 tỷ và 19 tỷ đồng trong
năm 2012 và 2013. Còn đối với nhóm công ty CTTC trong nước, số liệu có được chủ
yếu từ nhóm công ty trực thuộc ngân hàng và hầu hết đều làm ăn có lãi trong những
năm gần đây nhưng đã có dấu hiệu giảm sút trong năm 2013. Riêng Công ty CTTC
BIDV (BLC) lỗ trong năm 2011 và 2012, đặc biệt lỗ của năm 2012 lên đến 219 tỷ đồng
Bảng: Kết quả hoạt động qua các năm của một số công ty cho thuê tài chính
ĐVT: tỷ đồng

Page 14


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

2.1.4. Các CTTC thuộc các Ngân hàng thương mại
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2015, BIDV đã chốt kế hoạch thành lập công ty
tài chính tiêu dùng. Một trong những phương án mà HĐQT đưa ra là chuyển đổi hoạt
động công ty cho thuê tài chính hiện có thành công ty tài chính tiêu dùng BIDV.
Theo nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư, dù là ngân hàng lớn, song thương
hiệu BIDV cũng không giúp được Công ty Cho thuê tài chính BIDV (BLC) tránh khỏi

nhiều năm thua lỗ. Lợi nhuận năm 2014 chưa được cập nhật, song năm 2012, BLC lỗ
tới 219 tỷ đồng. Năm 2013, BLC lãi vỏn vẹn 27 tỷ đồng, thấp nhất trong số các công ty
cho thuê tài chính đang hoạt động có lãi trên thị trường.
Tương tự, ACB cũng vừa trình cổ đông thông qua việc thành lập công ty tài
chính với vốn điều lệ khoảng 500 tỷ đồng. Dự kiến, sau khi được cấp phép thành lập,
ACB sẽ xin phép Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáp nhập ACB Leasing vào Công ty
Tài chính ACB.
Hiện ACB Leasing vẫn làm ăn có lãi, song lợi nhuận hầu như không tăng (từ 71
tỷ đồng năm 2012, xuống còn 69 tỷ đồng năm 2013). Dự kiến, sau khi thành lập công ty
tài chính ACB và sáp nhập ACB Leasing, lợi nhuận năm đầu của Công ty là 69,4 tỷ
đồng.
Như vậy, trong khi các công ty tài chính tiêu dùng đang phất lên với “đặc quyền”
cho vay tiêu dùng (tới đây, các ngân hàng cho vay tiêu dùng phải thông qua công ty tài
chính), thì ở chiều ngược lại, các công ty cho thuê tài chính lại ngày càng teo tóp.
Theo số liệu của NHNN, cả nước có 11 công ty cho thuê tài chính, nhưng hiện
chỉ có 5 công ty cho thuê tài chính còn hoạt động. Đó là công ty con của các ngân hàng:
VietinBank, Vietcombank, BIDV, ACB và Sacombank.
Đa số các công ty cho thuê tài chính còn lại đều chung số phận: thua lỗ, hầu như
phải ngừng hoạt động để tập trung thu hồi nợ xấu, hoặc âm thầm đóng cửa. Có thể kể
Page 15


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

tên một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng này, như Công ty Cho thuê tài chính Công
nghiệp Tàu thủy Vinashin, ANZ - V/TRAC, Kexim…
Việc chuyển đổi hoặc đóng cửa các công ty cho thuê tài chính yếu kém là rất cần
thiết. Theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 6/2014, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của

công ty cho thuê tài chính chỉ ở mức 5,83%, trong khi tỷ lệ tối thiểu theo quy định đối
với các tổ chức tín dụng là 13%. Con số công bố cách đây vài năm cho thấy, tỷ lệ nợ
xấu của công ty cho thuê tài chính lên tới 50%.
Nếu BIDV và ACB “xóa sổ” công ty cho thuê tài chính, thì trên thị trường chỉ
còn 3 công ty cho thuê tài chính còn hoạt động hiệu quả (VCB Leasing, VietinBank
Leasing và Sacombank Leasing). Hiện cả VCB, VietinBank và Sacombank đều chưa có
ý định nhập hoặc chuyển đổi các công ty cho thuê tài chính trực thuộc, dù VietinBank
và Sacombank đều đã công bố kế hoạch thành lập công ty tài chính.
Thực tế, 3 công ty cho thuê tài chính trên đang hoạt động khá tốt. Ông Phạm
Ngọc Long, Tổng giám đốc VietinBank Leasing cho biết, năm 2014, tổng tài sản của
Công ty đạt 1.421 tỷ đồng, dư nợ cho thuê 1.443 tỷ đồng, thu nợ ngoại bảng 21,2 tỷ
đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 83,5 tỷ đồng. Công ty tiếp tục là doanh nghiệp dẫn đầu
về lợi nhuận trong khối các công ty cho thuê tài chính trong nước, nợ xấu chỉ chiếm
2,11%, nợ nhóm 2 giảm 25%. Năm 2015, VietinBank Leasing đặt mục tiêu lợi nhuận và
tổng tín dụng tăng tối thiểu 15% so với năm 2014, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
2.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Những mặt hạn chế
Thứ nhất, phạm vi hoạt động và quy mô nguồn vốn trong hệ thống các công ty
CTTC là quá hẹp và nhỏ, đặc biệt khi so sánh với hệ thống NHTM. Vấn đề huy động
vốn cũng đang là bài toán khó với các công ty CTTC. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, số vốn đầu tư của doanh nghiệp đi vay không được vượt quá 30% vốn điều lệ
công ty. Trên thực tế, quy định này đang gây cản trở cho các công ty CTTC bởi vì với
Page 16


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

quy định như trên phần lớn việc đầu tư chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc huy động được nguồn vốn cũng như khả năng tích lũy vốn của các công ty CTTC
là rất khó khăn, trong khi việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động thêm vốn gần
như không thực hiện được vì phải nhận được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai, hoạt động CTTC hiện nay còn phát triển khá manh mún, chưa có định
hướng phát triển lâu dài trong tương lai, trong đó vấn đề nghiên cứu nhu cầu thị trường
chưa được tập trung tiến hành gây ảnh hướng lớn đến hoạt động CTTC. Mặt khác, các
hoạt động thuê mua tài chính còn khá đơn điệu, phần lớn các công ty CTTC đều chưa
thành lập được hệ thống các chi nhánh. Việc quảng cáo, truyền thông cho các công ty
tào chính còn ít ỏi khiến cho loại hình này ít được lựa chọn. Điều đó cũng giải thích tại
sao được ra đồi từ năm 1997 nhưng đến nay cả nươc mới có khoảng 11 công ty CTTC.
Thứ ba, hàng hoá trên thị trường CTTC rất khó giúp đảm bảo khả năng cạnh
tranh với ngân hàng do tính đa dạng còn thấp. Theo quy định thì công ty CTTC chỉ cung
cấp sản phẩm dịch vụ gắn với động sản, trong khi đó ngân hàng lại có muôn vàn
phương án cho khách hàng lựa chọn để từ đó làm thoả mãn và hút khách hàng về phía
mình. Sự lấn át của các NHTM đối với các công ty CTTC quả thực rất lớn và rất mạnh.
Thứ tư, có đến 50% công ty CTTC vốn nội hoạt động không hiệu quả, thua lỗ
kéo dài. Con số quá lớn này là dấu hiệu của sự suy giảm niềm tin trong mắt công chúng,
sự phát triển của thị trường CTTC đứng trước nhiều nguy cơ.
Thứ năm, hành lang pháp lý cho thị trường CTTC còn lỏng lẻo, gây ra nhiều
vướng mắc và không ít khó khăn đối với hoạt động của các công ty CTTC như quy định
về đối tượng gắn với dịch vụ chỉ là động sản, quy định về phương thức xử lý tài sản
thuê để thu hồi vốn trong trường hợp không thanh toán đủ tiền thuê,… Nhiều quy định
còn trái với thông lệ quốc tế và nhu cầu thị trường.
Thứ sáu, một hạn chế khá là phổ biến ở các CTTC là chưa thiết lập được mối
quan hệ sâu rộng đến các cơ sở cung ứng máy móc, thiết bị.. Đội ngũ các bộ thiếu
Page 17


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam


Nhóm 1

nhưng chuyên gia giỏi, nắm vững tiến bộ khoa học công nghệ, điều này làm công ty mất
đi tính tự chủ kho hoạt động trên thị trường.
Thứ bảy, việc phân biệt giữa giao dịch CTTC và thuê tài sản thông thường chưa
thực sự rõ ràng. Những hợp đồng cho thuê vận hành của công ty CTTC theo chuẩn mực
kế toán Việt Nam là những hợp đồng cho thuê tài sản mà không đáp ứng được yêu cầu
của CTTC. Những hợp đồng này của công ty CTTC vẫn chịu sự kiểm soát của NHNN
trong khi rất nhiều doanh nghiệp thông thường cho thuê tài sản với giá trị lớn mà không
chịu sự quản lý như đối với công ty CTTC. Gây ra sự kém linh hoạt và không có sức
cạch tranh của công ty CTTC.
2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Còn tồn tại một số bất cập, vướng mắc trong cơ chế chính sách khuôn khổ pháp luật
như vấn đề về thuế trong trường hợp bán và thuê lại, hoặc khi thu hồi tài sản CTTC
chưa được thực hiện như phát mãi tài sản thế chấp khi vay từ NHTM, khấu trừ thuế
GTGT khi khách hàng thanh toán tiền thuê, về việc thu hồi tài sản, về giới hạn cho thuê.
- Phần lớn các công ty CTTC ở VN trực thuộc các NHTM, do đó, hoạt động CTTC như
là một mảng hoạt động của NHTM, chiến lược kinh doanh của công ty CTTC phụ thuộc
vào chiến lược của NHTM mình trực thuộc. Nguồn vốn hoạt động của các công ty
CTTC chủ yếu dựa trên cơ sở vốn điều lệ và vốn điều chuyển từ NHTM trực thuộc.
Mặc dù, các công ty có chức năng huy động vốn nhưng so với sản phẩm huy động vốn
của NHTM thì sản phẩm huy động vốn của các công ty CTTC quá đon điệu. Cụ thể
theo Quyết định số 1160/QĐ-NHNN, công ty CTTC không được huy động vốn ngắn
hạn và khách hàng không được rút vốn trước hạn nếu thời gian chưa gửi vốn chưa đủ 12
tháng và việc dùng khoản tiền gửi tại công ty CTTC để cầm cố vay vốn tại các NHTM
là không hề đơn giản. Mặt khác, khách hàng cá nhân chưa có thói quen gửi vốn vào các
tố chức tín dụng phi ngân hàng. Khách hàng gửi vốn tại các công ty CTTC chủ yếu là
một số bạn hàng có hợp tác trong kinh doanh như đơn vị bảo hiểm, nhà cung cấp. Tuy

Page 18



Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

nhiên, nguồn vốn này không đáng kể so với nhu cầu vốn kinh doanh. Do đó, việc huy
động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế với khối các công ty CTTC là rất thấp
- Trình độ nhân viên của công ty CTTC chủ yếu được điều động từ NHTM sang nên
hạn chế về mặt kỹ thuật. Đối với hoạt động CTTC có đặc trưng là gắn với tài sản nên
tính chuyên nghiệp trong kinh doanh của các công ty CTTC được thành lập dưới hình
thức này không cao. Ở các nước các công ty CTTC được hình thành từ các nhà sản xuất
công nghiệp, các tập đoàn công nghiệp - tài chính, CTTC mang tính chuyên dùng, gắn
với một loại hay một số loại tài sản cho thuê. Chẳng hạn như như công ty CTTC thuộc
tập đoàn công nghiệp tài chính Hyundai chuyên cho thuê ô tô; công ty CTTC thuộc tập
đoàn tài chính Doosan chuyên cho thuê thiết bị thi công xây dựng công trình
- Chi phí sử dụng vốn của các công ty CTTC cao do vay của các NHTM. Bởi lẽ để có
vốn kinh doanh các công ty CTTC phải huy động từ các NHTM và các chủ thể khác để
có lợi nhuận đòi hỏi công ty CTTC phải xây dựng lãi suất cho thuê cao hơn lãi suất đầu
vào của công ty CTTC. Mặt khác, bên thuê còn phải nộp một khoản tiền ký quỹ cũng
như phải chiụ các khoản chi phí vận hành chạy thử vào mua bảo hiểm cho tài sản thuê.
Chính điều đó làm cho lãi suất đi thuê cao hơn lãi suất vay từ các NHTM. Đây là một
trong điểm yếu của các công ty CTTC so với các TCTD cung cấp vốn.
- Công tác thẩm định dự án còn hạn chế, chất lượng thẩm định dự án cho thuê còn bất
cập như thông tin số liệu làm căn cứ tính toán thẩm định các dự án cho thuê (nhất là dự
án mới) chưa đầy đủ và chưa cập nhật kịp thời dẫn đến khó đánh giá về hiệu quả kinh tế
xã hội và tính khả thi của dự án cho thuê, chưa đánh giá hiệu quả dự án trong mối liên
hệ với dự án đầu tư tổng thể hoặc các dự án vay vốn khác của khách hàng, chưa xây
dựng được hệ thống chỉ tiêu “chuẩn” cho từng loại dự án cho thuê theo từng lĩnh vực
đầu tư giúp cho việc so sánh, đánh giá khi tiến hành thấm định. Qua khảo sát cho thấy

việc tuân thủ quy trình CTTC của một số công ty chưa đưọc đảm bảo. Cụ thể nhiều tài
sản thuê chưa được mua bảo hiểm hoặc chỉ mua bảo hiểm một năm một lần chứ không

Page 19


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

mua toàn bộ thời hạn thuê thêm vào đó là sự quản lý theo dõi không sát sao, đến khi hết
hạn bảo hiểm không mua kịp thòi đến khi rủi ro xảy ra không có nguồn để bù đắp.
- Đối tượng khách hàng là DNNVV nên ý thức chấp hành luật pháp vẫn chưa nghiêm,
số sách không minh bạch. Khách hàng thường có ba số liệu về hoạt động SXKD phục
vụ cho ba mục đích khác nhau. Đe NHTM dễ dàng cấp tín dụng, số liệu “đẹp hơn” thực
tế, nhưng để giảm bớt nghĩa vụ thực hiện NSNN số liệu thường thấp hơn thực tế và phải
nộp ngân sách nhà số liệu về hoạt động sổ sách để vay vốn ngân hàng thường “đẹp” hon
để NHTM dễ dàng cấp tín dụng, sổ sách đúng đã phản ánh trung thực hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Sự hiểu biết của công chúng đối với hoạt động cho thuê tài chính còn hạn chế, chưa có
chiến lược tuyên truyền quảng bá rộng rãi. Công tác tiếp thị, quảng cáo tại các công ty
dường như bỏ ngỏ, tự phát manh mún, chưa đưa ra một định hướng chiến lược phát
triển dài hạn và hướng tiếp cận với các dự án lớn, hiệu quả.

3. GIẢI PHÁP
Một là hoàn thiện hệ thống pháp luật về công ty cho thuê tài chính và hoạt động cho
thuê tài chính. Chiến lược phát triển hệ thống tài chính của Việt Nam đến năm 2020
cũng nhấn mạnh đến nội dung phải hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với tổ chức tài
chính và dịch vụ tài chính. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm trên thị trường tài chính.
Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường tài chính và dịch vụ

tài chính. Hoàn thiện khung pháp lý điều tiết hệ thống thị trường tài chính và dịch vụ tài
chính để tăng cường điều tiết vĩ mô của Nhà nước và thực hiện giám sát hiệu quả các
hoạt động trên thị trường; thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính
theo chiều sâu trên cơ sở đa dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa trên thị
trường tài chính. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để phát triển đồng
bộ thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, định mức tín nhiệm, tư vấn thẩm định giá, tư
vấn thuế, đại lý hải quan. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật kiểm toán độc lập. Tiếp
Page 20


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp
trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, giá, thuế và hải quan.
Hai là gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính thông qua
việc cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu và tiến hành trích lập dự phòng chung để tăng
nguồn vốn tự có.
Ba là đa dạng hoá nguồn vốn hoạt động thông qua việc liên doanh liên kết với
các công ty bảo hiểm, các nhà cung ứng trong và ngoài nước, các định chế tài chính để
tạo nguồn cho thuê theo hình thức cho thuê hợp vốn, cho thuê trả góp hoặc gửi vốn có
kỳ hạn tại công ty với mức lãi suất hợp lý.
Bốn là triển khai nghiệp vụ bán các khoản phải thu từ các hợp đồng cho thuê tài
chính cho các định chế tài chính.
Năm là tăng nguồn vốn kinh doanh bằng việc sử dụng phương thức mua hàng trả
chậm.
Sáu là đẩy mạnh phát hành trái phiếu để thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế thông
qua thị trường chứng khoán.
Bảy là đa đạng hoá các hình thức cho thuê tài chính như mua và cho thuê lại, cho

thuê hợp vốn đồng thời mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ như cho thuê giáp lưng,
cho thuê vận hành, cho thuê uỷ thác, tư vấn và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho
thuê tài chính. Ngoài ra, cần đa dạng hoá phương thức tính tiền thuê để cho phú hợp với
mọi đối tượng khách hàng.
Tám là nâng cao chất lượng thẩm định bao gồm thẩm định tài sản thuê, dự án thuê
và khách hàng thuê. Đồng thời, tăng cường quản lý tài sản trong và sau khi cho thuê và
tích cực xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu phát sinh để co hướng xử lý như cơ cấu lại
khoản nợ và có hướng giải quyết để giảm thiểu tổn thất có thể xẩy ra. Để làm được điều
này các công ty phải hoàn thiện quy trình và tuân thủ quy trình và quan trọng hơn hết là
phải nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức cho nhân viên.

Page 21


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

Chín là xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh với các chủ thể liên quan. Phương
châm đối với nhóm khách hàng này là “chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” nhằm tập
trung giải quyết hai vấn đề lớn là đảm bảo khả năng thực hiện tốt nhất mối quan hệ giữa
công ty với khách hàng thuê cho đến khi hợp đồng cho thuê tài chính được thanh lý và
tạo nguồn vốn cho công ty trong quá trình hoạt động. Do đó, các công ty cần xây dựng
quan hệ đối tác chiến lược với các công ty bảo hiểm, nhà sản xuất, tổ chức cung ứng tài
sản cho thuê, và các định chế tài chính.
Mười là đẩy mạnh chiến lược marketing. Công tác quảng cáo, tiếp thị phải làm
thật bài bản, chuyên nghiệp để tạo ấn tượng cho khách hàng đến giao dịch lần đầu. Xóa
dần phong cách phục vụ mang nặng dấu ấn quốc doanh, thực hiện phương châm “đi tìm
khách hàng cho mình chứ không chờ khách hàng tìm đến mình”. Việc phổ biến kiến
thức về cho thuê tài chính cần kết hợp nhiều phương thức quảng cáo thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí và internet...
để từ đó nắm bắt các cơ hội tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp. Các hình thức quảng
cáo phải được giao cho một bộ phận riêng trong công ty chuẩn bị chu đáo tránh những
lỗi sai sót gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh công ty.

Page 22


Bài tiểu luận: Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Nhóm 1

KẾT LUẬN

Từ lâu nay, vốn luôn là một vấn đề nhức nhối đối với những doanh nhân, tổ chức
để khởi sự một doanh nghiệp, không kể đó là doanh nghiệp sản xuất, thương mại hay
hoạt động trong ngành dịch vụ. Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động
thì việc thiếu hụt vốn để đầu tư, mở rộng kinh doanh hơn nữa cũng khiến không ít
doanh nghiệp đau đầu. Lúc này họ có thể tìm đến các khoản vay tại các ngân hay có thể
kêu gọi các nhà đầu tư hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thì điều này khá khó khăn do năng lực tài chính còn hạn chế và các
phương thức huy động vốn này sẽ vấp phải sự e ngại rất lớn từ những nhà tài trợ. Do đó,
cho thuê tài chính đã thực sự nổi lên như một giải pháp với những ưu điểm vượt trội để
giúp các doanh nghiệp giải quyết các nhu cầu về vốn.
Các doanh nghiệp với phương án sử dụng tài sản khả thi lẫn nhận thức được vai
trò của hoạt động thuê tài chính sẽ tối đa được lợi nhuận theo đuổi. Còn các công ty cho
thuê tài chính sẽ đóng vai trò lớn trong kênh truyền dẫn vốn trung dài hạn đến các chủ
thể kinh tế. Chắc chắn, hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam trong tương lai là một
tiềm năng cần khai thác.


Page 23



×