Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP GIẢI bài tập AMINO AXIT TRONG hóa học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.67 KB, 13 trang )

TRUNG TÂM HỌC LIỆU HÓA HỌC TRỰC TUYẾN
CHỌN LỌC-ĐẦY ĐỦ-CHẤT LƯỢNG


“Học Hóa bằng sự đam mê”

Thầy LƯU HUỲNH VẠN LONG
(Giảng viên Trường ĐH Thủ Dầu Một – Bình Dương)

TUYỂN CHỌN VÀ GIỚI THIỆU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐẠT GIẢI CÁC CẤP MÔN
HÓA HỌC 12

KHÔNG tức giận vì muốn biết thì KHÔNG gợi mở cho
KHÔNG bực vì KHÔNG hiểu rõ được thì KHÔNG bày vẽ cho
Khổng Tử


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP AMINO AXIT TRONG HÓA HỌC 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bài tập có ý nghĩa rất quan trọng trong hóa học . Ngoài việc giúp học sinh hiểu chính xác
và vận dụng các kiến thức đã học , bài tập hóa học còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng ,
tính tích cực , trí thông minh ,sự sáng tạo , đào sâu kiến thức và sự hiểu biết một cách sinh
động mà không làm nặng nề hơn lượng kiến thức đã được qui định trong chương trình sách
giáo khoa và sách bài tập .Nội dung hóa học trong các bài thi bài kiểm tra được thể hiện
phần lớn dưới dạng bài tập .
Một trong những yêu cầu để học sinh làm tốt bài kiểm tra trắc nghiện khách quan là phải


giải chính xác các bài toán hóa học trong khoảng thời gian thật ngắn.Từ lí do trên tôi đã
chọn đề tài “ Phương

pháp giải bài tập amino axit trong hóa học 12” nhằm

giúp học sinh giải bài tập amino axit “nhanh và chính xác” nhất, để đạt kết quả cao trong
các bài kiểm tra cũng như trong các kì thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng.
II. TỒ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận :
Ngày nay việc thay đổi đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, yêu cầu khi giải một
bài toán cần phải nhanh, chính xác trong thời gian ngắn nhất, vì vậy nắm phương pháp
giải toán và phân dạng được dạng toán giúp ích cho các em đạt được kết quả cao trong
các kỳ thi. Mặt khác khi dạy bài tập hoá học trong những giờ luyện tập giáo viên nêu ra
phương pháp giải quyết một bài toán khi đã phân dạng đã đặt học sinh vào vị trí nghiên
cứu tìm cách vận dụng thích hợp phương pháp vào việc giải bài toán. Chính sự lôi cuốn
đã làm hoạt động hoá nhận thức của học sinh, rèn luyện khả năng tư duy, khả năng hoạt
động của học học sinh. Như vậy việc nêu ra phương pháp giải các dạng toán trong các
giờ luyện tập đáp ứng được tính tích cực trong học tập của học sinh.

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài .
2.1 Nội dung:
1. Dạng 1: Amino axit phản ứng với axit:
Bài tập 1: Cho 7,5 gam X (α-amino axit dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với HCl tạo
11,15 gam muối. X là:
A. glyxin.

B. alanin.

NTH: Trần Thị Thủy


C. phenylalanin

D. valin

Trang 1


Hướng dẫn:
Phương trinh phản ứng :

H2NRCOOH +

HCl

ClH3NRCOOH

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : mamino axit + mHCl = mmuối
nên mHCl = mmuối - mamino axit = 11,15 – 7,5 = 3,65 gam
số mol HCl là : nHCl = 3,65/36,5

= 0,1 mol

suy ra số mol amino axit: namino axit = nHCl = 0,1 mol
Khối lượng phân tử amino axit là : Mamino axit = 7,5/0,1 = 75 gam
Ta có

R + 16 + 45 = 75 nên R = 14 (CH2)

Vậy công thức cấu tạo của α-amino axit là H2NCH2COOH (Glyxin). Do đó chọn A.
Bài tập 2: Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản

ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là
A. glyxin.

B. valin.

C. alanin.

D. phenylalanin.

Hướng dẫn:
H2NRCOOH +

HCl

ClH3NRCOOH

0,1 mol

0,1mol

Khối lượng phân tử của muối là :

Mmuối =

11,15/0,1

= 111,5 gam

R + 97,5 = 111,5 suy ra R = 14 (CH2)
Vậy công thức của amino axit là H2NCH2COOH (Glyxin). Do đó chọn A.

Bài tập 3: Cho 0,1 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 2M. Mặt
khác18 gam X cũng phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl trên. X có khối lượng phân
tử là
A. 120 gam.

B. 90 gam.

C. 60 gam.

D. 80 gam.

Hướng dẫn:
Số mol axit HCl là

nHCl = 0,1.2 = 0,2 mol
nHCl
Số nhóm amino (- NH2) : n =
=
namino axit

0,2
0,1

= 2

Đặt công thức aminoaxit X là (H2N)2R(COOH)m
(H2N)2R(COOH)m

+ 2HCl


(ClH3N)2R(COOH)m

Số mol HCl là nHCl = 0,2.2 = 0,4 mol nên số mol X là nX = 0,4 = 0,2 mol
2
18
Khối lượng phân tử X là MX =
= 90 gam. Chọn đáp án B.
0,2
NTH: Trần Thị Thủy

Trang 2


2. Dạng 2: Amino axit phản ứng với bazơ
Bài tập 1: Cho 0,01 mol một aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 40ml dung dịch NaOH
0,25M. Mặt khác, 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của
X là A. alanin.

B. lysin.

C. glyxin.

D. axit glutamic.

Hướng dẫn:
Số mol NaOH là

nNaOH = 0,04.0,25 = 0,01 mol
nNaOH
Số nhóm amino (- COOH) : n =

=
namino axit

0,01
0,01

= 1

Đặt công thức aminoaxit X là (H2N)nRCOOH
Số mol KOH là:
(H2N)nRCOOH

nKOH = 0,04.0,5 = 0,02 mol
+

0,02 mol

KOH

(H2N)nRCOOK

+

H2 O

0,02 mol

1,5 = 75 gam
0,02
R + 16n + 45 = 75 suy ra R = 30 – 16n


Khối lượng phân tử amino axit là : MX =
Ta có

n = 1 thì R = 14 (CH2)
n = 2 thì R = - 2 < 0 loại
Vậy công thức cấu tạo của aminoaxit X là NH2CH2COOH (glyxin). Chọn đáp án C.
Bài tập 2: Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin, alanin,valin tác dụng vừa đủ với 300 ml dung
dich NaOH 1M tu được 34,7 gam muối khan . Giá trị của m là:
A. 28,1

B. 27,8

C. 22,7

D. 26,5

Hướng dẫn:
Số mol NaOH là

nNaOH = 0,3.1 = 0,3 mol

Khối lượng NaOH phản ứng là : mNaOH = 0,3.40 = 12 gam
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : mamino axit + mNaOH = mmuối
nên m = mmuối - mNaOH = 34,7 – 12 = 22,7 gam
Vậy giá trị của m là 22,7. Chọn đáp án C.
3. Dạng 3: Amino axit vừa phản ứng với axit, vừa phản ứng với bazơ
Bài tập 1: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu
được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH
4%. Công thức của X là

NTH: Trần Thị Thủy

Trang 3


A. H2NC2H3(COOH)2.

B. H2NC3H5(COOH)2.

C. (H2N)2C3H5COOH.

D. H2NC3H6COOH.

Hướng dẫn:
Số mol HCl là

nHCl = 0,2.0,1 = 0,02 mol
nHCl
Số nhóm amino (- NH2) : n = namino axit
= 0,02 = 1
0,02
40.4
Số mol NaOH là nNaOH =
= 0,04 mol
40.100 n
NaOH
Số nhóm cacboxyl (- COOH) : m =
= 0,04 = 2
namino axit
0,02

Đặt công thức amino axit là H2NR(COOH)2
H2NR(COOH)2

+

0,02 mol

HCl

ClH3NR(COOH)2

0,02 mol

0,02 mol

3,67 = 183,5 gam
0,02
Ta có: 52,5 + R + 90 = 183,5 suy ra R = 183,5 – 142,5 = 41 (C3H5)
Khối lượng phân tử muối của X là Mmuối =

Vậy công thức amino axit X là H2NC3H5(COOH)2. Chọn đáp án B.
Bài tập 2: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với
dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho
m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam
muối. Giá trị của m là
A. 112,2.

B. 165,6.

C. 123,8.


D. 171,0.

Hướng dẫn:
Gọi x, y là số mol của alanin và axit glutamic.
Hỗn hợp X phản ứng với NaOH
CH3CH(NH2)COOH

+ NaOH

x

CH3CH(NH2)COONa

x

+

H2 O

x

HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH + 2NaOH
y

2y

NaOOC(CH2)2CH(NH2)COONa+H2O
y


Áp dụng định luật tăng giảm khối lượng ta có:
22x + 44y = 30,8 suy ra x + 2y = 1,4 (I)
Hỗn hợp X phản ứng với HCl
CH3CH(NH2)COOH

+

x
HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH
NTH: Trần Thị Thủy

HCl

CH3CH(NH3Cl)COOH

x

x

+ HCl

HOOC(CH2)2CH(NH3Cl)COOH
Trang 4


y

y

y


Áp đụng định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng HCl là
36,5x + 36,5y = 36,5 suy ra x + y = 1 (II)
Từ (I) và (II) suy ra x = 0,6 ; y = 0,4
Giá trị của m là:

m = 0,6.89 + 0,4.147 = 112,2. Chọn đáp án A.

4. Dạng 4: Dạng amino axit phản ứng với axit, cho sản phẩm thu được phản ứng với bazơ. Và
Amino axit phản ứng với bazơ,cho sản phẩm thu được phản ứng với axit
+b(mol) HCl ddA

+ NaOH

nNaOHpứ=b+a.y

( NH2)x-R –(COOH)y
a( mol)
+ c(mol) NaOH

ddB

+ HCl

nHClpứ=c+a.x

Bài tập 1: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M,
thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,70.


B. 0,50.

C. 0,65.

D. 0,55.

Hướng dẫn
Số mol HCl là nHCl = 0,175.2 = 0,35 mol
Coi axit glutamic không phản ứng với HCl, hỗn hợp axit glutamic và HCl phản ứng với
NaOH
HCl

+

0,35 mol

NaOH

NaCl

+

H2 O

0,35 mol

H2NC3H5(COOH)2 +
0,15 mol


2NaOH

H2NC3H5(COONa)2

+ 2H2O

0,3 mol

Số mol NaOH đã phản ứng là: nNaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol. Chọn đáp án C.
Cách 2:

nNaOH= nHCl + n Aminoaxit. Số chức (COOH)= 0,35+ 0,15.2 = 0,65 (mol)

Bài tập 2: Cho 0,2 mol α -amino axit X phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 2M thu
được dung dịch Y. Cho dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng,
cô cạn sản phẩm thu được 33,9g muối. X có tên gọi là
A. Glyxin

B. Alanin

NTH: Trần Thị Thủy

C. Valin

D. Axit glutamic
Trang 5


Hướng dẫn:
Số mol HCl là nHCl = 0,1.2 = 0,2 mol


Số nhóm amino (- NH2) :

nHCl
n = n
amino axit

=

0,2
0,2

= 1

Đặt công thức α -amino axit X là H2NR(COOH)n
Coi α -amino axit X không phản ứng với HCl, hỗn hợp X và HCl phản ứng với NaOH
HCl

+

NaOH

NaCl

0,2 mol
nNaOH

H2NR(COONa)n

0,2 mol


+ nH2O

0,2 mol

Khối lượng muối là :

mmuối X

+ mNaCl = 33,9 gam

mmuối X = 33,9 – 0,2.58.5 = 22,2 gam
22,2
= 111 gam
0,2
16 + R + 67n = 111 Suy ra R = 95 – 67n

Khối lượng phân tử muối X là:
Ta có:

H2 O

0,2 mol

H2NR(COOH)n +

Suy ra

+


Mmuối X =

n = 1 thì R = 28 (C2H4)
n = 2 thì R < 0 loại
Vậy công thức cấu tạo của α -amino axit X là CH3CH(NH2)COOH (alanin). Chọn B.
Bài tập 3: X là axit ,–điaminobutiric. Cho dung dịch chứa 0,25 mol X tác dụng với 400
ml dung dịch NaOH 1M, sau đó cho vào dung dịch thu được dung dịch HCl dư và sau khi
phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch sẽ thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 67,5 gam.

B. 71,15 gam.

C. 74,7 gam.

D. 83,25 gam.

Hướng dẫn:
Số mol NaOH là nNaOH = 0,4.1 = 0,4 mol
Coi axit ,–điaminobutiric không phản ứng với NaOH, hỗn hợp axit ,–điaminobutiric
và NaOH phản ứng với HCl
NaOH

+

HCl

0,4 mol

NaCl


H2O

0,4 mol

CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH + 2HCl
NTH: Trần Thị Thủy

+

CH3CH(NH3Cl)CH(NH3Cl)COOH
Trang 6


0,25 mol
Khối lượng muối là :

0,25 mol
m = mmuối X

+ mNaCl = 0,4.58,5 + 0,25.191 = 71,15 gam

Chọn đáp án C.
Bài tập 4: Cho 11,7 gam  – amino axit X chứa một nhóm – NH2 và một nhóm –COOH
vào 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch HCl dư vào dung
dịch Y thu được 38,75 gam muối khan. Tên gọi của  – amino axit X là
A. glyxin.

B. valin.

C. alanin.


D. phenylalanin.

Hướng dẫn:
Đặt công thức  – amino axit X là H2NRCOOH với số mol là x
Số mol NaOH là nNaOH = 0,4.1 = 0,4 mol
Coi  – amino axit X không phản ứng với NaOH, hỗn hợp  – amino axit X và NaOH phản
ứng với HCl
NaOH

+

HCl

NaCl

0,4 mol

ClH3NRCOOH

x mol

Khối lượng muối là :
Suy ra

H2O

0,4 mol

H2NRCOOH + HCl

x mol

+

x mol

m = mmuối X

+ mNaCl

mmuối X = m – mNaCl = 38,75 – 0,4.58,4 = 15,35 gam

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng thì ta có số mol HCl phản ứng với  – amino axit X là
mHCl = 15,35 – 11,7 = 3,65 gam. Vậy số mol x =
11,7
0,1
16 + R + 45 = 117 nên R = 56 (C4H8)

Khối lượng phân tử  – amino axit X: Mx =

3,65
= 0,1mol
36,5
= 117 gam

Công thức  – amino axit X là H2NC4H8COOH.
Do đó chon B. valin. (CH3)2CHCH(NH2)COOH.
5. Dạng 5: Amino axit phản ứng trùng ngưng
Bài tập : Khi trùng ngưng 13,1 gam axit ε – aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit dư
còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. Giá trị m là

A. 10,41.

B. 9,04.

C. 11,02.

D. 8,43.

Hướng dẫn:
NTH: Trần Thị Thủy

Trang 7


Vì hiệu suất 80% nên Khối lượng axit ε – aminocaproic phản ứng là
maxit ε – aminocaproic = 13,1.80 = 10,48 gam
100
Phương trình phản ứng:
nH2N(CH2)5COOH

[- NH(CH2)5CO - ]n

+

nH2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng thì khối lượng polime là
m = maxit ε – aminocaproic – mH2O = 10,48 – 1,44 = 9,04. Chọn đáp án B.
6. Dạng 6: Phản ứng đốt cháy của amino axit
Bài tập 1: Đốt cháy hết a mol 1 aminoaxit X bằng oxi vừa đủ rồi ngưng tụ hơi nước được

2,5a mol hỗn hợp CO2 và N2. Công thức phân tử của X là:
A. C2H5NO2.

B. C3H7NO2.

C. C3H7N2O4.

D. C5H11NO2.

Hướng dẫn:
Đặt công thức amino axit X là CxHyOzNt (với x, y, z, t nguyên dương)
CxHyOzNt
+
(x + y – z )O2
xCO2 + y H2O
+ t N2
2
2
4
2
a mol
a.x mol
0,5.t.a mol
Ta có a.x + 0,5.t.a = 2,5 a suy ra x + 0,5.t = 2,5
Vậy x = 2,5 – 0,5.t
t = 1 thì x = 2 (nhận)
t = 2 thì x = 1,5 loại
Do đó công thức phân tử của X là C2HyOzN, chỉ có đáp án A C2H5NO2 thỏa mãn điều kiện nên
chọn đáp án A.
Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn a mol một aminoaxit X được 2a mol CO2, 2,5a mol nước và

0,5a mol N2. X có công thức phân tử là:
A. C3H7NO2.

B. C4H9NO2.

C. C2H5NO2.

D. C4H7N2O4.

Hướng dẫn:
Đặt công thức amino axit X là CxHyOzNt (với x, y, z, t nguyên dương)
CxHyOzNt
+
(x + y – z )O2
xCO2 + y H2O
+ t N2
4
2
2
2
a
2a mol
2,5a mol
0,5a mol
Dựa vào phương trình phản ứng ta có
ax = 2a

suy ra x = 2

0,5ay = 2,5 suy ra y = 5

0,5at = 0,5a suy ra t = 1
Vậy công thức phân tử của X là C2H5NO2 nên chọn đáp án C.
NTH: Trần Thị Thủy

Trang 8


Bài tập 3: Cho 1 amino axit (X) có công thức là H2NRCOOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol X
thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 6,75 gam H2O. Công thức phân tử của X là :
A. NH2CH2COOH

B. NH2CH2CH2COOH

C. CH3CH(NH2)COOH

D. Cả B và C

Hướng dẫn
6,72
6,75
= 0,375 mol
22,4 = 0,3 mol; Số mol H2O: nH2O = 18
Vì số mol H2O lớn hơn số mol CO2 nên đặt công thức của amino axit X là
Số mol CO2: nCO2 =

H2NCnH2nCOOH (với n ≥ 1)
Phương trình phản ứng:
H2NCnH2nCOOH +

(6n+3)

O2
4

(n + 1)CO2 +
0,3 mol

(2n+3)
1
H2O +
N
2
2 2
0,375 mol

(2n+3)
2
0,75n + 0,75 = 0,6n + 0,9 suy ra 0,15n = 0,15
Ta có

(n + 1)0,375 = 0,3

Vậy n = 1. Công thức amino axit X là H2NCH2COOH. Chọn đáp án A.
2.2.Biện pháp thực hiện
* Thiết kế các hoạt động học tập , các dạng bài tập từ dễ đến khó . Cụ thể là vận dụng trong
các bài tập sách giáo khoa , sách bài tập , và các bái tập trong đề thi đại học cao đẳng.
* Chọn lớp thực nghiệm 12A5 và lớp đối chứng 12A4 Hai lớp này có sĩ số và năng lực như
nhau.
* Vận dụng phương pháp giải nhanh bài tập aminoaxit trong giảng dạy lớp thực nghiệm
12A5 và phương pháp truyền thống với lớp 12A4.
* Tiến hành khảo sát với nội dung :

Câu 1: Một α -amino axit X có công thức tổng quát dạng H2N – R – COOH. Cho 8,9 gam X

tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng với hết với các
chất trong dd Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo đúng của X là
A. H2N-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CH2-COOH.

C. CH3CH(NH2)COOH.

D. CH3CH2CH(NH2)COOH.

Câu 2: X là một α - amioaxit no chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 23,4 gam

X tác dụng với HCl dư thu được 30,7 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-CH(NH2)-COOH.
B. H2N-CH2-COOH.
C. H2N-CH2CH2-COOH.
D. CH3-CH(CH3)CH(NH2)COOH.
III.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
NTH: Trần Thị Thủy

Trang 9


1.Kết quả định tính :
Trong quá trình giảng tôi nhận thấy ban đầu học sinh còn gặp khó khăn trong việc giải
nhanh các bài tập trắc nghiệm.Tuy nhiên sau khi học sinh được giáo viên hướng dẫn các
phương pháp giải nhanh thì việc tính toán dễ dàng có thể nhấn nhanh ra kết quả, giúp học
sinh định hướng cách làm bài và tiết kiệm được nhiều thời gian.

2/ Kết quả định lượng :
Lớp

Sĩ số

Đúng câu 1

%Đúng câu1

Đúng câu 2

% Đúng câu2

12A5 44

32

72,7%

38

86,3%

12A4 45

25

55,6%

29


64,4%

- Qua bảng số liệu trên nhận thấy tỉ lệ % học sinh lớp thực nghiệm kĩ năng giải bài tập
nhanh hơn , và trả lời Đúng đáp số cao hơn lớp đối chứng.
IV. ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để việc vận dụng phương pháp giải toán hóa học đạt kết quả tốt , Tôi đề nghị một số ý kiến
sau :
-

Xây dựng các dạng bài tập dạng cơ bản để học sinh vận dụng công thức , sau đó
nâng dần lên các dạng toán lựa chọn nghiệm phù hợp .

-

Phân dạng bài tập cụ thể để học sinh ,để học sinh vận dụng công thức tốt hơn và có
thể xử lí nhanh với các dạng toán có biến đổi chút ít

V.PHẦN KẾT LUẬN
Đề tài “phương pháp giải bài tập amino axit trong hóa học 12” là một nội dung rất quan
trọng trong việc giúp ích cho học sinh trong việc hoàn thành tốt một bài tập hoá học phổ thông, rèn
luyện kỹ năng giải bài tập hoá học và phát triển tư duy của học sinh. Nhất là trong giai đoạn đổi mới
hình thức đánh giá kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan, học sinh muốn làm bài tốt cần phải nắm
vững phương pháp giải toán và phân dạng được dạng toán. Mới đáp ứng phần nào những khúc

mắc của học sinh khi giải đề tuyển sinh đại học và cao đẳng.
Với chút ít kinh nghiệm của bản thân tôi hy vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn . đề tài này vẫn còn mở rộng và phát triển hơn nữa , rất mong quí
Thầy cô,đồng nghiệp góp thêm ý kiến


NTH: Trần Thị Thủy

Trang 10


VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Cao cự giác (2009) Hướng dẫn Giải nhanh bài tập trắc nghiệm 12,NXBĐHQG Hà Nội
2.Sách giáo khoa hóa học 12 nâng cao
3. Đề tuyển sinh đại học, cao đẵng các năm từ 2007 – 2012
4.Sách bài tập hóa học 12

Người thực hiện

Trần Thị Thủy

NTH: Trần Thị Thủy

Trang 11


MỤC LỤC
Trang
I. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………1
II. Tổ chức thực hiện ……………………………………………………….....................1
1 Cơ sở lí luận ………………………………………………………………………… 1
2.1. Nội dung ……………………………………………………………………………..2
2.2biện pháp thực hiện ………………………………………………………...................9
III. Hiệu quả của đề tài …………………………………………………………………..10
IV. ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ……………………………10
V. PHẦN KẾT LUẬN. ………………………………………………………………… 10

VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….11

NTH: Trần Thị Thủy

Trang 12



×