Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận nhóm 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----š›&š›-----

TIỂU LUẬN
Đề tài: TỔNG QUAN DỰ ÁN CHUỖI CÀ PHÊ KING COFFEE TẠI THỊ

TRƯỜNG NHẬT BẢN
Môn: Quản trị marketing quốc tế
Nhóm 13

Tên thành viên:

1. Trần Văn Đạt

1512210047

2. Đỗ Đào Nhật Dương

1512210061

Lớp: QTR435.2
GV hướng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Thanh Bình

Hà Nội, 09/2017


MỤC LỤC
I.

Rà soát, đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp và sản phẩm .................................. 2


1. Tổng quan về doanh nghiệp. ............................................................................... 2
2. Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp...................................................................... 2
1.1.
Tài chính của doanh nghiệp. ......................................................................... 2
1.2.
Điều hành toàn cầu. ...................................................................................... 2
1.3.
Năng lực sản xuất. ......................................................................................... 3
1.4.
Công nghệ...................................................................................................... 4
1.5.
Danh tiếng, uy tín. ......................................................................................... 4
3. Lựa chọn sản phẩm phù hợp kinh doanh trực tiếp trên thị trường Nhật Bản. ....... 4
3.1.
Về xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. ....................................................... 4
3.2.
Sản phẩm cà phê ưa chuộng của thị trường Nhật Bản ................................. 5
3.3.
Lựa chọn sản phẩm. ...................................................................................... 5

I.

Dự kiến hình thức kinh doanh. ............................................................................... 6

II.

Lập cơ sở dữ liệu cho hình thức kinh doanh. ........................................................ 8
Tổng quan thị trường. ......................................................................................... 8
Người tiêu dùng. ................................................................................................... 9
Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................. 10

3.1.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp ........................................................................ 10
3.2.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp ....................................................................... 12
3.3.
Phân tích thị trường .................................................................................... 14
Lưu ý khi ra nhập thị trường. ........................................................................... 15
4.1.
Địa điểm cửa hàng: ..................................................................................... 15
4.2.
Thuế quan nhập khẩu: ................................................................................. 15

1.
2.
3.

4.

Tài liệu tham khảo: .......................................................................................................... 16

Trang 1


I.
Rà soát, đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp và sản phẩm
1. Tổng quan về doanh nghiệp.
Công ty Trung Nguyên Internation (TNI Corporation) là một công ty con của
Tập đoàn cà phê Trung Nguyên được thành lập năm 2008 tại Singgapo. Với mục tiêu
phát triển thị trường này thành bước đệm quan trọng để Trung Nguyên xuất khẩu đi
khắp thế giới. Đây chính là công ty cà phê đầu tiên của Việt Nam đặt văn phòng tại

nước ngoài từ rất sớm nhằm mục tiêu chinh phục người tiêu dùng toàn cầu.
Năm 2010 từ Singgapore, công ty Trung Nguyên International đã xuất khẩu
cà phê đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tiêu biểu như Mỹ, Trung
Quốc đại lục, Hàn Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác trên thế giới.
Tháng 10/2016 Công ty TNI cho ra đời nhãn hiệu King Coffee và ra mắt đầu
tiên tại thị trường Mỹ.
2. Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
1.1. Tài chính của doanh nghiệp.
Được sáng lập bởi bà Lê Hoàng Diệp Thảo còn là đồng sáng lập và
đồng sở hữu Tập đoàn Trung Nguyên một tập đoàn cà phê hàng đầu Việt Nam.
Với vốn điều lệ của tập đoàn Trung Nguyên lên đến 1.500 tỷ sẽ là
bước đệm vững chắc về tài chính cho TNI xuất khẩu và kinh doanh trên thị
trường nước ngoài.
1.2. Điều hành toàn cầu.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo là người sáng lập và hiện đang giữ vai trò
Tổng Giám Đốc của Công ty Trung Nguyên có trụ sở chính tại Singapore và
công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên (đơn vị sở hữu 2 nhà máy cà
phê hòa tan thuộc hàng lớn nhất khu Đông Nam Á gồm nhà máy Bình Dương
và nhà máy Bắc Giang, chủ lực cung cấp cà phê hòa tan cho thị trường trong
nước và xuất khẩu).
Bên cạnh đó, bà Diệp Thảo còn là đồng sáng lập và đồng sở hữu Tập
đoàn Trung Nguyên (TNG), một tập đoàn cà phê hàng đầu Việt Nam. Bà có
đóng góp mang tính quyết định trong việc làm nên sự lớn mạnh và phát triển
bền vững của tập đoàn này như ngày hôm nay. Đặc biệt, chính bà là người đưa
thương hiệu cà phê G7 đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong
đó có các thị trường tiêu thụ lớn như USA, Canada, Trung Quốc, Australia,
Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…
Cùng với đó đội ngũ nhân sự đang phát triển kinh doanh trên toàn cầu
phải kể đến như là:
o Ông Nguyễn Hữu Tuấn Anh: Tham gia Trung Nguyên từ tháng 9 năm

2015 với vai trò là Giám đốc khu vực Hoa Kỳ. Ông có bằng Thạc sĩ Quản

Trang 2


lý Giáo dục và tốt nghiệp Đại học New England. Với hơn 20 năm kinh
nghệm trong lĩnh vực FMCG, ông đã xây dựng nền tảng mạng lưới nhà
phân phối cho các thị trường ở Hoa Kỳ.
o Ông Peter Tsang tham gia Trung Nguyên từ tháng 10 năm 2014 với vai
trò là Tổng Giám đốc khu vực Trung Quốc Đại lục. Ông có bằng MBA
và tốt nghiệp Đại học Brunei ở Anh Quốc. Với hơn 36 năm trong lĩnh vực
FMCG và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, doanh thu của công ty đã tăng
nhanh chóng tại các thị trường của Trung Quốc Đại lục.
o Ông James Ho tham gia Trung Nguyên từ tháng 1 năm 2011 và hiện giữ
vị trí Giám đốc Phát triển Kinh doanh của công ty. Là một trong những
cố vấn kinh doanh cà phê dầy dạn kinh nghiệm, ông là người truyền cảm
hứng cho sự thành công của Trung Nguyên tại các thị trường trọng điểm
về cà phê hòa tan.Với 25 năm kinh nghiệm và kiến thức về cà phê, ông
đã giúp Trung Nguyên vươn xa hơn trong ngành công nghiệp và đưa các
thương hiệu của Trung Nguyên trở nên nổi tiếng trong ngành công nghiệp
cà phê toàn cầu.
o Ông Young Soo gia nhập Trung Nguyên từ tháng 7 năm 2015 với vai trò
Giám đốc khu vực Hàn Quốc. Ông có bằng Thạc sĩ Marketing và quản lý
thương hiệu và tốt nghiệp Đại học Birmingham của Anh Quốc. Hiện tại
ông đã mở rộng và quản lý rất tốt mạng lưới phân phối tại Hàn Quốc và
Nhật Bản.
1.3. Năng lực sản xuất.
20/4/2017 Công ty TNI Corporation khánh thành nhà máy sản xuất cà
phê TNI King Coffee. Đây là nhà máy thứ 6 mà CEO Lê Hoàng Diệp Thảo đã
xây dựng tại Việt Nam.

Chỉ riêng nhà máy sản xuất cà phê TNI King Coffee mới đặt tại Khu
công nghiệp Nam Tân Uyên (Bình Dương) đã cung cấp 9.000 tấn cà phê rang
xay và 19.800 tấn cà phê hòa tan mỗi năm, giải quyết việc làm cho 200-500 lao
động địa phương. Nhà máy này được xây dựng trên tổng diện tích 51.300m2,
chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đã hoàn thành xong gồm phân xưởng cà phê
rang xay và phân xưởng cà phê hòa tan. Giai đoạn 2 sẽ chính thức khởi công
phân xưởng trích ly cũng trong ngày 20/04. Toàn bộ các phân xưởng đều theo
dây chuyền sản xuất khép kín trên công nghệ hiện đại từ Châu Âu, đảm bảo các
tiêu chuẩn về chất lượng của các thị trường quốc tế, an toàn trong sản xuất và
thân thiện với môi trường.

Trang 3


1.4.

Công nghệ
Là công ty hàng đầu Việt Nam chuyển giao công nghệ về an toàn môi
trường.
Hệ thống nhà máy đạt chuẩn HACCP và nhiều tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm cao nhất của thế giới như ISO 9001:2008, GMP, FSSC
22000:2011 hay chứng nhận Halal cùng với nhiều tiêu chuẩn riêng của mình.

1.5.

Danh tiếng, uy tín.
Công ty đã xuất khẩu đến hơn 88 quốc gia khắp thế giới.
Ngày 16/9/2017, thương hiệu King Coffee của TNI Corporation đã
nhận giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Tiêu Biểu, Uy Tín Hội Nhập APEC trong
chương trình Tự Hào Doanh Nghiệp, Thương Hiệu APEC 2017.


3. Lựa chọn sản phẩm phù hợp kinh doanh trực tiếp trên thị trường Nhật Bản.
3.1. Về xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
04/6/2017 Sau chương trình Giao lưu xúc tiến thương mại Việt Nhật đã nhiều hợp đồng hợp tác MOU được ký kết ngay tại Hội nghị đưa King
Coffee chính thức xuất khẩu sang thị trường này.

Trang 4


3.2.

Sản phẩm cà phê ưa chuộng của thị trường Nhật Bản

Năm
1996
1998
2000
2002
2004
2006
2008
2010
2012
2014
2016

Tổng
10,80
11,02
11,04

10,30
10,43
10,59
10,60
10,93
10,73
11,13
11,09

Cà phê hoà tan Cà phê rang xay Cà phê Lon Cà phê đóng hộp
4,88
3,52
0,51
1,89
4,83
3,61
0,61
1,97
4,84
3,71
0,60
1,88
4,29
3,22
0,74
1,77
4,40
3,49
0,86
1,68

4,38
3,70
0,70
1,81
4,51
3,21
0,82
2,05
4,69
3,27
1,09
1,87
4,46
3,20
1,14
1,93
4,54
3,63
1,11
1,84
3,95
3,89
1,51
1,75

Số ly cà phê sử dụng trung bình của 1 người/1 tuần tại Nhật Bản
Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội cà phê Nhật Bản />
Trong số 3 quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới (Mỹ, Đức,
Nhật) thì khẩu vị của người Nhật “nặng nhất”, thường tới 13 gr/tách espresso
thông thường. Ở mỗi một vùng, khẩu vị cũng khác nhau, người Osaka uống

nặng nhất, rồi tới Kyoto, Tokyo. Người Tokyo thích uống cà phê kiểu Mỹ, nhẹ
hơn, chỉ khoảng 9-10 gr/tách. Cà phê espresso và cà phê tươi từ đầu thế kỷ 21
bắt đầu trở lại khi Nhật Bản bừng tỉnh với suy thoái kinh tế tài chính và thấy cần
thay đổi cả văn hóa, phong cách sống vì tự do, hạnh phúc và sáng tạo.(Nguồn:
/>ð Tại Nhật cà phê hoà tan và cà phê rang xay chiếm tỷ trọng tiêu thụ cao hơn
cả. Đặc biệt là cà phê hoà tan. Tuy nhiên xu hướng trong những năm gần
đây lượng cà phê hoà tan tiêu thụ của người Nhật Bản đang có xu hướng
giảm còn lượng tiêu thụ cà phê rang xay luôn có xu hướng tăng nhanh vì
nhu cầu về hương vị cũng như chất lượng cà phê ngày càng được nâng
cao. Đây cũng là cơ sở để có thể lựa chọn sản phẩm để phát triển tại thị
trường này.
3.3. Lựa chọn sản phẩm.
Sản phẩm cà phê rang xay của King Coffee được tạo nên từ Peaberry
của 4 loại hạt cà phê Arabica, Robusta, Excelsa & Catimor từ vùng cao nguyên
đất đỏ bazan 160 triệu năm và từ nhiều vùng trồng cà phê nổi tiếng trên thế giới,
cùng với công thức từ Phương Đông huyền bí. Inspire Blend với hương thơm
dài lâu vương vít và vị cà phê cân bằng phù hợp với khẩu vị của người Nhật
Bản.

Trang 5


Các sản phẩm cà phê rang xay của Nhãn hiệu King Coffee
Đặc biệt chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng phát triển thị trường của
mình các dòng sản phẩm của Nhãn hiệu King Coffee đã cho thấy được tiềm
năng của mình trên các thị trường nước ngoài như:
o Ở Trung Quốc:
§ Đạt được Top 4 thương hiệu bán chạy nhất kênh T-Mall Super
Market;
§ Hợp tác với các nhà bán lẻ lớn như: JD,YHD, Hello Oyster;

§ Lên kệ của hệ thống siêu thị bán lẻ Carrefour.
o Ở Hàn Quốc:
§ Đã được bán trên 300 trang thương mại điện tử.
§ Có mặt tại 40 siêu thị của Kim’s Club.
ð Sản phẩm cà phê của King Coffee đã cho thấy khả năng thích ứng thị trường
cũng như sự phù hợp của sản phẩm đối với thị trường nước ngoài đặc biệt là sản
phẩm cà phê rang xay. Từ đây khẳng định khả năng mở rộng thị trường của
mình.
I.
Dự kiến hình thức kinh doanh.
Dựa vào tiềm lực sẵn có của công ty cũng như tiềm năng của sản phẩm cà
phê rang xay King Coffee ta có thể thấy rằng với tiềm lực sẵn có của mình cũng như
sự phát triển của nhãn hiệu King Coffee là một cơ hội tốt cho chúng ta mở rộng kinh
doanh trực tiếp ở nước ngoài.

Trang 6


Vùng
Quốc gia
Hokkaido
Aomori
Iwate
Miyagi
Akita
Yamagata
Fukushima
Ibaraki
Tochigi
Gunma

Saitama
Chiba
Tokyo
Kanagawa
Niigata
Toyama
Ishikawa
Fukui
Nagano
Gifu
Shizuoka
Aichi
Triple
Shiga
Kyoto
Osaka
Hyogo
Nara
Wakayama
Ko know
Fukuoka
Saga
Nagasaki
Kumamoto
Mass
Miyazaki
Kagoshima
Okinawa

Số quán Cà phê

69.983
2.434
458
365
492
220
262
406
604
496
415
1.725
1.454
6.999
2.357
657
536
767
657
828
2.917
1.439
8.428
1.579
686
2.393
9.337
5.389
890
1.094

1.154
1.779
278
419
483
493
357
586
938

Dân số
128.438.348
5.463.045
1.367.858
1.311.367
2.329.439
1.070.226
1.151.318
1.976.096
2.993.638
2.010.272
2.019.687
7.288.848
6.247.860
13.202.037
9.100.606
2.354.872
1.091.612
1.163.380
808.229

2.160.814
2.098.176
3.803.481
7.478.606
1.868.860
1.421.779
2.585.904
8.878.694
5.655.361
1.403.034
1.012.236
754, 275
5.118.813
852, 285
1.424.533
1.825.686
1.197.854
1.142.486
1.703.126
1.448.358

Số người tiêu dùng/1 cửa hàng
1.835
2.244
2.987
3.593
4.735
4.865
4.394
4.867

4.956
4.053
4.867
4.225
4.297
1.886
3.861
3.584
2.037
1.517
1.230
2.610
719
2.643
887
1.184
2.073
1.081
951
1.049
1.576
925
654
2.877
3.066
3.400
3.780
2.430
3.200
2.906

1.544

Số quán cà phê và dân số ở các khu vực của Nhật Bản năm 2015
Theo báo cáo nghiên cứu( />
Trang 7


Nhận thấy quán cà phê tại Nhật Bản phát triển rất mạnh phủ rộng trên khắp
các vùng của Nhật Bản tuy nhiên sự phân bổ số lượng quán cà phê còn chưa hợp lý
chỗ tập trung đông chỗ thưa thớt. Nên vẫn còn vùng đất cho chuỗi cửa hàng cà phê
phát triển. Với đặc điểm là một trong những nước sử dụng cà phê hàng đầu thế giới sẽ
là một điểm đến hấp dẫn cho King Coffee đặc biệt là sản phẩm cà phê rang xay với
hương vị phù hợp với khẩu vị của người Nhật.
Cùng với đó những chi phí mặt bằng và các chi phí duy trì hoạt động tại cửa
hàng cà phê rất cao khiến giá cà phê trung bình sẽ có từ ¥300 - ¥500 tuỳ vào kích cỡ
cốc cà phê và cửa hàng cà phê. Mà nhu cầu của người tiêu dùng chỉ yêu cầu cao về cà
phê với hương vị phù hợp với họ. Chính vì vậy theo chân “đàn anh” Trung Nguyên đi
trước King Coffee sẽ sử dụng hình thức xây dựng chuỗi cửa hàng Coffee tiện lợi.
Nhưng khác với Trung Nguyên King Coffee sẽ đặt mức giá trung bình và hướng đến
khách hàng có thu nhập trung bình, dân công sở .Chính vì thế mọi chi phí phát sinh
ngoài chúng tôi sẽ tiết kiệm hết sức có thể. Ngay trong việc chọn địa điểm chúng tôi
sẽ chọn những chân toà nhà hay gần những chạm tàu điện ngầm…. với diện tích vừa
phải không cần rộng và bán cà phê theo kiểu bán đồ ăn nhanh !
Hình thức kinh doanh: Mở chuỗi cà phê tiện lợi mang thương hiệu King
Coffee.
II.
Lập cơ sở dữ liệu cho hình thức kinh doanh.
1. Tổng quan thị trường.
Theo thống kê của hiệp hội cà phê thế giới ICO (7/2016) trung bình mỗi
người dân nhật tiêu thụ 3,74 kg cà phê một năm. Là nước tiêu dùng cà phê đứng thứ

2 thế giới. Xấp xỉ 500.000.000.000 cốc cà phê 1 năm tương đương ~ 11 cốc cà
phê/tuần( Theo thống kê của tờ “
”).
Cà phê chiếm 23,34% tiêu dùng đồ uống.
Với mức tiêu thụ cà phê đạt 472,535 tấn cà phê năm 2016 (hình 1) và xu
hướng tiêu dùng cà phê của Nhật Bản trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu
cà phê của nhật bản đang không ngừng tăng cao. Đặc biệt theo Hiệp hội cà phê
Nhật Bản thì trong 472,535 tấn cà phê tiêu thụ thì có tới 35% là cà phê rang xay và
đang có xu hướng tăng trưởng mạnh hơn trong những năm sắp tới. Đặc biệt trong
thời gian tới với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ pha chế cà phê những chiếc
máy pha cà phê ra đời đây sẽ là một bước tiến mới trong công nghệ pha chế cà phê
tại Nhật Bản. Hứa hẹn một thị trường tiềm năng cho cà phê rang xay của King
Coffee phát triển.

Trang 8


Hình 1. Tổng lượng tiêu thụ cà phê trong nước (1000 Kg).
(*)Theo Hiệp hội cà phê Nhật Bản ( />
-

Về độ tuổi sử dụng cà phê ở Nhật Bản:
Trung bình giới
Thiếu niên/ Trung học
18-24
25-39
40-59
>60

11.09


Đàn ông
2,81
6,16
11,19
14,04
12,86

Phụ nữ
1,58
5,09
8,81
14,40
11,19

(*)Theo Hiệp hội cà phê Nhật Bản ( />Theo thống kê trên thì chúng ta thấy rằng độ tuổi tiêu thụ cà phê nhiều nhất
nằm từ 29-59 tuổi đây là độ tuổi lao động và chiếm đa số tại Nhật Bản. Đây chính
là khách hàng tiềm năng hướng tới của King Coffee.
2. Người tiêu dùng.
Theo thống kê của World bank thì có tới 79,3 % dân số thuộc nhóm tuổi này.
Trong đó có 37,5 % có thu nhập trung bình. Đại đa số những người tiêu dùng thuộc
nhóm này họ thường xuyên sử dụng các loại cà phê lon cà phê đóng chai do có chi
phí rẻ hơn và tiết kiệm thời gian hơn so với uống ở các quán cà phê có giá dao động
từ¥100-¥150.
( />
Trang 9


Năm
1996

1998
2000
2002
2004
2006
2008
2010
2012
2014
2016

Về địa điểm sử dụng cà phê:
Tổng
10,80
11,02
11,04
10,30
10,43
10,59
10,60
10,93
10,73
11,13
11,09

Tại nhà
5,99
6,26
6,49
6,27

6,42
6,43
6,59
6,81
6,85
7,04
6,89

Quán cà phê Cửa hàng ăn nhanh Công sở/Trường học Khác
0,69
0,18
2,97
0,96
0,62
0,18
3,03
0,94
0,47
0,17
3,03
0,88
0,34
0,14
2,79
0,76
0,38
0,12
2,69
0,82
0,33

0,11
2,78
0,93
0,22
0,10
2,77
0,91
0,23
0,09
2,86
0,94
0,21
0,13
2,59
0,95
0,21
0,16
2,71
1,01
0,39
0,25
2,60
0,96
(*)Theo Hiệp hội cà phê Nhật Bản ( />
Theo số liệu thống kê trên cho thấy tỷ lệ sử dụng cà phê ở các địa điểm có sự
chênh lệch khá rõ ràng, Chiếm tỉ trọng cao nhất là sử dụng cà phê ở nhà vì người
Nhật rất tiểt kiệm thời gian của mình chính vì vậy họ thường sử dụng cà phê pha
sẵn ở nhà và mang theo mình chính vì vậy tỉ lệ sử dụng ở các quán rất thấp. Tuy
nhiên ở một số nơi trong công sở và trường học có đặt máy pha cà phê làm cho việc
sử dụng ở đây chiếm 1 tỷ trọng đáng kể. Chính vì vậy đây sẽ là một thị trường ngách

cho chuỗi cửa hàng King Coffee, phục vụ cà phê nhanh với giá tiền hợp lý nhất.
ð Chân dung khách hàng :
o Là những người thuộc độ tuổi 25-59 tuổi
o Có thu nhập ở mức trung bình 20.000¥-50.000¥/tháng
o Tập trung ở các khu đô thị.
3. Đối thủ cạnh tranh
3.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các hãng café lớn kinh doanh theo dạng chuỗi
điển hình như:
3.1.1. Starbucks.
- Không quá xa lạ với Việt Nam và nhiều nơi trên Thế giới nhưng Starbucks
tại Nhật vẫn mang một nét đặc trưng riêng bởi sự thiết kế linh hoạt, dịch vụ số
một của người Nhật cũng mang lại trải nghiệm mới cho du khách. Hệ thống
quán cà phê của Starbuck phủ kín các thành phố của Nhật, nhất là những đô
thị lớn, mật độ trở lên dày đặc hơn với 3, 4 quán trong bán kính 2km.

Trang 10


- Sản phẩm chính là những cốc cà phê rang xay pha phin với giá theo kích cỡ
sản phẩm là: Short ¥300 , Tall ¥340, Grande ¥380, Venti® ¥420

3.1.2.

Tully Coffee

- Đây là một thương hiệu cà phê của Mỹ khá phát triển ở Nhật. Chỉ đứng sau
Starbucks về mật độ “phủ sóng” nhưng Tully Coffee không hề kém cạnh về
thực đơn đa dạng, ngon tuyệt. Ngoài đồ uống, trong menu của Tully Coffee có
rất nhiều món ăn nhẹ, bánh ngọt,…


Trang 11


- Những quán cà phê thuộc hệ thống Tully Coffee còn có những phòng hút
thuốc dành riêng cho ai có nhu cầu để không làm ảnh hưởng tới người xung
quanh. Bạn có thể mua ly, cốc của Tully Coffee tại cửa hàng nếu yêu thích
thương hiệu cà phê nổi tiếng này.
- Điều đặc biệt của quán cà phê này là họ kinh doanh những sản phẩm cà phê
đá mang hương vị riêng của người Mỹ với mức giá quy định như sau: S ¥200,
M ¥250, L ¥300
3.1.3. Doutor
- Được thành lập từ năm 1962, là một trong 4 thương hiệu cà phê nổi tiếng tại
Nhật Bản. Doutor tuy có phần lép vế hơn so với 2 thương hiệu trên nhưng
không hề “vắng khách”. Nhiều người dân Nhật Bản và khách du lịch đều mê
mẩn cà phê và thức ăn nhẹ của chuỗi cửa hàng của Doutor. Hệ thống của
thương hiệu cà phê nổi tiếng này cũng có mặt trên khắp đất nước Nhật.

- Đây là cửa nhãn hiệu cà phê của Nhật Bản mang hương vị riêng và phù hợp
với con người và văn hoá nơi đây tuy nhiên mức giá cao dao động từ ¥300¥430.
3.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các cửa hang tiện lợi, có bán mặt hàng café (pha
sẵn). Trường hợp điển hình nhất là:

Trang 12


3.2.1.

7 Eleven


- 7 Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi (giống với CirCle K ở việt Nam), trong
đó có bán sản phảm café pha sẵn. Việc này giúp khách hang có thể dễ dàng có
được 1 cốc café để thưởng thức. Với mật độ xuất hiện cao kèm theo giá rẻ thì
đây là một sự lựa chọn không tồi. Nhưng điểm yếu của café ở đây là hương vị
không có chất riêng của café…
3.2.2. Family Mart

Trang 13


3.3.

Phân tích thị trường
3.3.1. Thị phần

Số liệu trên thể hiện thị phần café hòa tan tại Nhật Bản năm 2016.
(Số liệu được ước tính bởi báo Nikkei Sangyo Shimbun.)
StarBucks

42%

Doutor

23%

Saint Marc

9%


Tully

8%

PRONTO

7%

Others

11%

3.3.2. Chiến lược cạnh tranh
- Theo số liệu thống kê về thị phần café hòa tan ở Nhật Bản (tài liệu trên),
Starbucks đang chiếm gần một phần nửa toàn bộ thị trường (42%). Điều này
cho thấy Starbucks không phải là cái tên đầu tiên được nghĩ đến để King
Coffee cạnh tranh trong thời điểm bắt đầu ra nhập thị trường.
- Với lợi thế cạnh tranh về năng lực sản xuất, hương vị, phong cách,… Kinh
Coffee định hướng sẽ cạnh tranh với các thương hiệu nhỏ (Ví dụ: Tully,
Doutor,.) trong thời điểm ban đầu. Ngoài ra, với các đối thủ cạnh tranh gián

Trang 14


tiếp như 7 Eleven, King Coffee hoàn toàn có thể cho khách hàng trải nghiệm
café với hương vị hoàn hảo và mức giá mang tính cạnh tranh (Các cửa hàng
tiện lợi thường bán café lon và café mang đi – đóng hộp với mức giá giao động
từ ¥ 100 - ¥150 tương đương 20.000 đến 30.000 VNĐ)
- Về địa điểm, King Coffee ưu tiên những vị trí tập trung đông người tiện lợi
cho khách hang (Ví dụ: chân các tòa nhà, trung tâm thương mại,…). King

Coffee tạo dựng không gian mang tính truyền thống tinh tế và thoải mái nhất
định. Đồng thời, văn hóa phục vụ cũng có thể xây dựng để tạo thành một lợi
thế cạnh tranh mới.
4. Lưu ý khi ra nhập thị trường.
4.1. Địa điểm cửa hàng:
- Do đặc điểm văn hoá của Nhật Bản nên cần tìm những địa điểm tập trung
công sở văn phòng và có diện tích hợp lý và các vấn đề về môi trương
4.2. Thuế quan nhập khẩu:
- Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản đưa ra mức thuế quan
ưu đãi đối với nhập khẩu cà phê đã rang xay từ Việt Nam như sau:
o Từ 01/4/2017-31/3/2018 Thuế suất 17,5 %
o Từ 01/4/2018-31/3/2019 Thuế suất 15 %
- Để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như nhiều khoản thuế khác ở Nhật
vô cùng cao ta sẽ chuyển qua 1 nước thứ 3 trong ASEAN có ưu đãi về thuế quan
nhập khẩu so với Nhật Bản đóng gói. Rồi từ đó chuyển vào Nhật Bản với mức giá
cao hơn để giảm trừ thuế thu nhập cũng như nhiều thuế khác.
- Sau khi nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ được lưu giữ ở kho và vận chuyển đến
các cửa hang cũng như những địa điểm bán hàng.

Trang 15


Tài liệu tham khảo:
1.

(B0P21047

)

2. />3.

4. />5. ( />6. />
Trang 16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×