Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá hoạt động quảng cáo thu hút khách du lịch quốc tế của công ty TNHH lữ hành hương giang (tt0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.07 KB, 8 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển một cách nhanh chóng, cùng với
sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, chất lượng cuộc sống của con người đang dần
được cải thiện và nâng cao hơn. Theo đó, nhu cầu của con người cũng ngày càng
lớn, nhu cầu không chỉ về vật chất mà còn cả về tinh thần. Chính vì thế mà du lịch
đã trở thành một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống con người.
Du lịch hiện là ngành kinh tế rất phát triển, là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của đất nước, không chỉ đem lại nguồn thu đáng kể cho Nhà nước, giải
quyết được công ăn việc làm cho người lao động, mà còn góp phần bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, tạo điều kiện giao lưu văn
hóa giữa các vùng trong cùng một đất nước và giữa các nước trên thế giới. Để đáp
ứng nhu cầu du lịch đa dạng của con người, những sản phẩm du lịch ra đời như
một sự tất yếu, trong đó phải kể đến các sản phẩm lữ hành đã gắn kết các sản
phẩm du lịch riêng lẻ lại với nhau, tạo nên sự thuận lợi hơn cho du khách trong
suốt chuyến hành trình du lịch của mình.
Thừa Thiên Huế là một địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
và đa dạng với sông Hương, núi Ngự, bãi biển Lăng Cô, đầm phá Tam Giang,...
quần thể di tích Cố đô, nhã nhạc cung đình Huế cùng hệ thống các lễ hội tôn giáo,
lễ hội dân gian, hệ thống các làng nghề truyền thống, nghệ thuật truyền thống,... đã
tạo nên những nét đẹp đặc sắc, hấp dẫn, riêng biệt, thu hút được một lượng lớn
khách du lịch trong và ngoài nước.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, sự xuất hiện của các công ty lữ
hành ngày càng nhiều, những sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú luôn được
cho ra đời vào từng thời điểm khác nhau. Điều này tạo ra nhiều sự canh tranh giữa
các công ty lữ hành với nhau. Để thu hút được sự chú ý của khách hàng cũng như
làm cho khách hàng sử dụng sản phẩm của mình, bên cạnh các chính sách sản


phẩm, uy tín và thương hiệu của công ty,... các hoạt động quảng cáo để thông tin


và hấp dẫn khách hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng. Một sản phẩm ra đời
không tự thân nó có thể đến với khách hàng cũng như một quyết định mua sản
phẩm cũng chỉ được đưa ra khi người mua đã có sự am hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm
đó. Vì thế mà sản phẩm, dịch vụ cần phải được tiến hành tiếp thị với hình ảnh
hoặc thông điệp cụ thể thông qua những nỗ lực xúc tiến quảng bá mạnh mẽ, đặc
biệt là quảng cáo để dẫn tới nhu cầu về loại hình sản phẩm. Quảng cáo như là một
sợi dây vô hình kết nối giữa khách hàng với sản phẩm, dịch vụ, giúp khách hàng
có thể hình dung về sản phẩm, dịch vụ một cách rõ ràng và cụ thể hơn. Từ đó thúc
đẩy nhu cầu của khách hàng trong việc lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của
công ty. Đồng thời, quảng cáo cũng được xem như là một bản cam kết của công ty
với khách hàng về chất lượng sản phẩm của mình. Do đó mà các doanh nghiệp đã
không ngừng đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức nhằm mang lại hiệu quả cao
trong công tác quảng cáo sản phẩm đến với khách hàng.
Công ty TNHH lữ hành Hương Giang là một đơn vị kinh doanh lữ hành
mạnh và có uy tín và thương hiệu lâu năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và
khu vực miền Trung. Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả mà công tác
quảng cáo đem lại, công ty TNHH lữ hành Hương Giang cũng đã có những chính
sách và chiến lược quảng cáo riêng cho công ty để tạo ra được sức cạnh tranh của
công ty, đứng vững và tạo được vị thế trên thị trường du lịch trong nước và quốc
tế.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng
của hoạt động quảng cáo trong hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành, trong
thời gian thực tập tại công ty TNHH lữ hành Hương Giang, tôi đã quyết định chọn
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hoạt động quảng cáo thu hút khách du lịch quốc
tế của công ty TNHH lữ hành Hương Giang” làm khóa luận tốt nghiệp đại học
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến kinh doanh lữ hành và



quảng bá sản phẩm.
- Tìm hiểu về hoạt động quảng cáo, thu hút khách hàng của công ty TNHH
Hương Giang: các hình thức, phương tiện quảng cáo, thông điệp quảng cáo, các
chính sách quảng cáo, các chương trình khuyến mãi,... cho từng loại thị trường
khách hàng mà công ty hướng đến, vào các thời điểm quảng cáo khác nhau,.... Từ
đó hiểu rõ hơn về cách thức quảng cáo và vai trò của hoạt động quảng cáo thu hút
khách hàng với hoạt động kinh doanh của công ty.
- Dựa trên những phần đánh giá của khách du lịch quốc tế về hoạt động
quảng cáo của công ty TNHH Hương Giang trong thời gian qua tìm ra những vấn
đề còn tồn tại để có thể đề xuất các giải pháp và có được phương hướng phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo thu hút khách hàng của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những đánh giá hoạt động quảng
cáo sản phẩm của khách du lịch quốc tế đã tham gia vào tour do công ty TNHH lữ
hành Hương Giang tổ chức.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: tìm hiểu, phân tích, đánh giá hoạt động quảng cáo
của công ty. Từ đó nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm trong phương thức
quảng cáo của công ty và đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động quảng cáo của công ty.
- Về phạm vi không gian:
+ Địa điểm nghiên cứu : Công ty TNHH lữ hành Hương Giang.
+ Địa chỉ: Số 07 Lê Hồng Phong, TP Huế, Việt Nam.
+ Điện thoại: (84-54) 394 95 96
+ Fax: (84-54) 382 14 26
+ Email:

+ Website: www.huonggiangtravel.com
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp

- Số liệu thứ cấp: thu thập từ các bộ phận của doanh nghiệp. Đó là các báo
cáo kết quả kinh doanh, cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự của công ty TNHH lữ
hành Hương Giang qua 3 năm 2010-2012 do công ty cung cấp. Ngoài ra, thông tin
còn được thu thập từ những nguồn như sách báo, tạp chí, Internet,…
- Số liệu sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn khách hàng thông qua bảng hỏi.
+ Đối với các câu hỏi nhằm xác định đặc điểm đối tượng điều tra, sử dụng
hệ thống thang đo phân loại: câu hỏi phân đôi, nhiều lựa chọn một trả lời và nhiều
lựa chọn nhiều trả lời.
+ Đối với các câu hỏi nhằm xác định mức độ mong đợi mà đánh giá sự hài
lòng của khách hàng, sử dụng hệ thống thang đo Likert.


+ Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thiết kế
theo các đặc tính sau:
 Dạng bảng câu hỏi: có cấu trúc.
 Hình thức câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
 Cấu trúc bảng hỏi:
Câu hỏi hướng dẫn.
Câu hỏi hâm nóng: nhằm gợi nhớ những vấn đề có liên quan đến nội
dung chính.
Câu hỏi đặc thù: đi sâu chi tiết, thông tin cần thiết để hoàn thành mục
tiêu nghiên cứu.
Câu hỏi phụ: những đặc điểm cá nhân riêng tư của người được phỏng
vấn.
- Quy mô mẫu: Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của
Linus Yamane:

n

N

(1  N * e 2 )

Trong đó: n: quy mô mẫu
N: kích thước của tổng thể, N = 13.687 (tổng lượt khách quốc tế
của công ty TNHH lữ hành Hương Giang năm 2012 là 13.687 lượt khách).
Chọn khoảng tin cậy là 90%, nên mức độ sai lệch e = 0,1
Ta có: n = 13867/ ( 1 + 13867 * 0.12) = 99,27 => quy mô mẫu: 100 mẫu.
4.2. Phương pháp phân tích so sánh: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối
của các chỉ tiêu so sánh giữa các năm.
4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích thống kê bằng SPSS sử dụng thang điểm Likert
- Thống kê về tần suất (Frequency), phần trăm (Percent), trung bình (Mean).
- Phân tích phương sai 1 yếu tố (Oneway ANOVA) để xem xét sự khác nhau
về ý kiến đánh giá của các khách hàng.
- Tính toán Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo lường được
sử dụng.
5. Kết cấu của đề tài


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần này trình bày lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng,
phạm vi và phương pháp nghiên cứu, bố cục của đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bố cục của phần này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Trình bày cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Giới thiệu về tình hình hoạt động kinh doanh và công tác quảng
cáo sản phẩm du lịch thu hút khách hàng của công ty TNHH lữ hành Hương Giang.
- Tổng quát về công ty TNHH lữ hành Hương Giang.
- Công tác quảng cáo thu hút khách khàng của công ty.

- Phân tích những đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng cáo thu hút
khách hàng thông qua các chỉ tiêu.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo nhằm
thu hút khách du lịch tại công ty TNHH lữ hành Hương Giang.
Từ kết quả nghiên cứu và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, trình bày các
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quảng cáo sản phẩm du lịch thu hút khách
hàng của công ty TNHH lữ hành Hương Giang.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằm thực hiện các giải
pháp đã nêu ra.
6. Hạn chế của đề tài
Do hạn hẹp về thời gian nghiên cứu cũng như sự kiến thức của bản thân tác giả
còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh và quảng cáo
của công ty TNHH lữ hành Hương Giang trong giai đoạn từ 01/01/2010 đến ngày
01/01/2012.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quảng cáo là một trong những phương tiện đóng vai trò trong hoạt động kinh
doanh của hầu hết các doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp du lịch nói
riêng. Một trong các đặc trưng của sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm du lịch
đó chính là tính vô hình. Quảng cáo đóng vai trò như cầu nối giữa cung và cầu du
lịch, thông qua quảng cáo, các doanh nghiệp truyền tải thông tin về sản phẩm của
mình đến khách hàng cũng như có thể thu hút khách hàng chọn sử dụng sản phẩm,
dịch vụ của mình.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn cũng như phân tích thông tin
thu được từ bảng hỏi về hoạt động quảng cáo thu hút khách du lịch quốc tế của
công ty TNHH lữ hành Hương Giang, tôi đã thu được một số kết quả quan trọng
như sau:



- Trong thời gian qua, hoạt động quảng cáo của công ty TNHH lữ hành
Hương Giang tương đối hiệu quả, kích thích được nhu cầu đi du lịch của khách
hàng mục tiêu, tăng thị phần du lịch trên thị trường. Đồng thời, số lượng khách
của công ty đang trên đà tăng trưởng. Công ty cũng đã có sự quan tâm đầu tư vào
hoạt động quảng cáo của mình, ngân sách chi cho hoạt động công ty tăng đều qua
các năm.
- Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo của công ty hiện nay vẫn còn tồn tại một
vài hạn chế. Mặc dù công ty có sự đầu tư và áp dụng được nhiều hình thức quảng
cáo khác nhau nhưng hoạt động quảng cáo của công ty vẫn chưa được mang lại
hiệu quả cao, chưa tạo được ấn tượng đặc biệt với khách hàng. Hình ảnh và màu
sắc trên các phương tiện quảng cáo qua website, báo, tạp chí vẫn chưa bắt mắt,
chưa tạo được sự hấp dẫn, đặc biệt thu hút được khách hàng. Mức độ cung cấp
thông tin qua các phương tiện tờ rơi, tập gấp, brochure, tập sách vẫn chưa phong
phú, đa dạng và ít có sự thay đổi.
- Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu khách hàng và thị trường chưa được tiến
hành thường xuyên nên chưa khai thác tốt thị trường, đánh giá khách hàng còn
mang tính chủ quan. Tuy nhiên, mỗi phòng ban của công ty sẽ phải chịu trách
nhiệm về một mảng thị trường khách, bao gồm cả hoạt động sale và marketing,
điều này sẽ tạo nên lợi thế là nhân viên thị trường nào thì sẽ am hiểm tâm lý và
biết tiếng của khách ở thị trường đó.
Qua đó, có thể thấy được công ty nên cần có sự quan tâm đầu tư kỹ lưỡng
hơn, nâng cao được những ưu điểm hiện có và khắc phục những hạn chế còn tồn
tại trong hoạt động quảng cáo của công ty để có thể đem lại hiệu quả nhất. Từ các
kết quả thu thập được, tôi cũng đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để hoạt
động quảng cáo thu hút khách du lịch quốc tế của công ty TNHH lữ hành Hương
Giang mang lại nhiều hiệu quả hơn.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Sở văn hóa, thể thao và du lịch và các ban ngành liên quan tại
tỉnh Thừa Thiên Huế

- Có kế hoạch tổng thể và chi tiết về việc phát triển các khu du lịch, các vùng
du lịch trọng điểm nhằm thu hút đầu tư, phát triển bền vững.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch, quảng cáo mạnh mẽ hơn nữa các sự
kiện, lễ hội ở địa phương đến du khách nội địa cũng như du khách quốc tế. Có kế
hoạch quảng bá du lịch gắn với quảng bá văn hóa Huế. Thường xuyên cung cấp
thông tin, hình ảnh cho các cơ quan thông tấn báo chí nhằm tuyên truyền, quảng
bá danh lam thắng cảnh, sản phẩm du lịch của Thừa Thiên Huế.
- Sở du lịch và các ban ngành địa phương phối hợp và phát huy hơn nữa để
có thể tổ chức thành công các kỳ Festival tiếp theo, đưa thêm vào nhiều chương
trình mới lạ và độc đáo nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống để thu hút du
khách hơn.
- Trang website của Sở du lịch cũng cần được đầu tư xây dựng và nâng cấp
hơn để giới thiệu được những hình ảnh, nét đẹp về du lịch Huế cũng như có thể
thông tin cho du khách về các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành,... tại Huế.


- Thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa đặc sắc góp phần khắc phục tính
mùa vụ du lịch Huế.
- Sở du lịch và các ngành liên quan cần kết hợp với nhau một cách chặt chẽ
để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch hoạt động kinh doanh.
Chính quyền địa phương nên có chính sách thông thoáng đối với việc kinh doanh
du lịch đặc biệt trong kinh doanh lữ hành, các công ty tư nhân, các chi nhánh cần
có động lực để có thể phát huy khả năng của họ. Hình thành cơ chế, chính sách hỗ
trợ cho hoạt động kinh doanh lữ hành ở Huế, tạo tiền đề cho công ty lữ hành tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển sân bay quốc tế Phú Bài, sớm có các
tuyến bay trực tiếp đi nước ngoài hay điểm đến từ nước ngoài. Chất lượng dịch vụ
của sân bay cũng cần được nâng cao nhằm tạo ấn tượng ban đầu cho du khách khi
đặt chân đến Huế.
- Duy trì và phát triển chương trình “Ống kính du lịch” của trung tâm truyền

hình Việt Nam tại Thừa Thiên Huế nhằm truyên truyền và giới thiệu về danh lam
thắng cảnh , văn hóa Huế, các kỳ festival Huế, quảng bá sản phẩm du lịch...
2.2. Đối với công ty TNHH lữ hành Hương Giang
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng đã điều tra các khách hàng sử
dụng sản phẩm của công ty để từ đó có thể đưa ra được các giải pháp cho công tác
quảng bá tốt hơn. Cụ thể:
- Công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; bên cạnh
đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị quảng cáo, tuyên truyền quảng bá.
Xác định rõ mục tiêu cụ thể trước khi tiến hành hoạt động quảng cáo để có thể
lường hóa được hiệu quả của quảng cáo mang lại; tính toán, cân nhắc để đưa ra
các mức chi phí cụ thể cho mỗi loại hình quảng cáo.
- Đầu tư, cải tiến trang website của công ty cũng như các loại hình quảng cáo
qua tờ rơi, brochure, tập gấp ngày càng phong phú, đa dạng, thông tin hơn cho
khách hàng. Phát hành các ấn phẩm một cách định kỳ để giới thiệu về các sản
phẩm du lịch của địa phương cũng như trong nước đến các thị trường tiềm năng.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo thông qua mạng Internet, đĩa
CD-ROM, cơ quan Ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, các hội chợ du lịch
trong nước, nước ngoài và các kênh truyền hình trong nước và quốc tế....
- Tăng cường các hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành
nhằm bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết.
- Xây dựng đội ngũ công tác thị trường, chủ động tìm hiểu thị trường, thường
xuyên cập nhật và nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của khách du lịch để tạo ra sản
phẩm phù hợp. Đồng thời tổ chức quảng bá, giới thiệu và tư vấn cho khách hàng
về sản phẩm của công ty.
- Thường xuyên tổ chức các lớp học huấn luyện, tạo điều kiện cho đội ngũ
nhân viên hoàn thiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao hơn về
trình độ ngoại ngữ.
- Công ty cần chú trọng hơn vào các chương trình khuyến mãi, giá cả cạnh
tranh, tăng thêm một số dịch vụ, tặng các sản phẩm lưu niệm, áo, mũ,... cho khách



hàng nhưng vẫn không làm giảm chất lượng dịch vụ nhằm gia tăng thêm năng lực
cạnh tranh của công ty so với các hãng lữ hành khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Khoa Du lịch – Đại học Huế (2010),
Giáo trình Quản trị lữ hành, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí
Minh.
2. Lê Minh Tuấn (2010), Bài giảng Marketing căn bản, Bộ môn Du lịch
học -Khoa du lịch - Đại học Huế, Huế.
3.

Luật du lịch (2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản thống kê.
5. Một số trang web và báo chí du lịch: Vietnamtourism.gov.vn,
vi.wikipedia.org, dulich.thuathienhue.gov.vn ,…
6.

Một số khóa luận của các khóa trước, Khoa Du lịch – Đại học Huế.



×