Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán vỡ ổ cối tại bệnh viện việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----------

NGUYỄN VĂN GIANG

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính 64 dãy
trong chẩn đoán vỡ ổ cối tại bệnh viện Việt Đức

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

PGS.TS. Nguyễn Duy Huề

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----------

NGUYỄN VĂN GIANG

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính 64 dãy
trong chẩn đoán vỡ ổ cối tại bệnh viện Việt Đức
Chuyên ngành



: Chẩn đoán hình ảnh

Mã số

: 60720166

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Duy Huề
PGS.TS. Nguyễn Duy Huề

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, các anh chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Duy Huề - Người đã chỉ bảo tôi kiến thức, kinh nghiệm
chuyên môn, đồng thời cũng tạo ra môi trường học tập đầy hứng khởi cho tất cả học
viên. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, và động viên tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các bác sỹ và toàn bộ nhân viên khoa
Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Việt Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thu thập số liệu để hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể nhóm cao học khóa 23, 24, 25, các bạn
nội trú khóa 38,39, 40 và 41 đã luôn sát cánh cùng tôi trong quá trình học tập,

trao đổi kinh nghiệm chuyên môn hàng ngày, động viên và giúp đỡ tôi mỗi khi
gặp khó khăn.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học và bộ
môn chẩn đoán hình ảnh trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, vợ con
tôi và anh chị tôi, những người đã luôn ở bên, quan tâm, động viên và chia sẻ với tôi
mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, để tôi đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Văn Giang


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Văn Giang, học viên lớp Cao học khóa XXIV. Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
thầy PGS.TS. Nguyễn Duy Huề.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày


tháng 9 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Văn Giang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

CLVT

Cắt lớp vi tính


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. Giải phẫu ổ cối ............................................................................................ 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu ổ cối ............................................................................3
1.1.2. Cấu trúc giải phẫu ổ cối..............................................................................3
1.1.3. Sụn khớp.....................................................................................................5
1.2. Sinh cơ học của gãy ổ cối ............................................................................ 6
1.2.1. Các kết quả sinh cơ học của gãy ổ cối .......................................................7
1.2.2. Các đặc tính của tiếp xúc trong khớp .........................................................7

1.2.3. Sự mất vững của khớp háng .....................................................................8
1.4. Chẩn đoán vỡ ổ cối ...................................................................................... 9
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng .................................................................................9
1.4.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chấn đoán vỡ ổ cối ........................9
1.5. Phân loại vỡ ổ cối ...................................................................................... 11
1.5.1. Hệ thống phân loại theo Letournel và Judet.............................................11
1.5.2. Phân loại theo AO ....................................................................................12
1.5.3. Quan điểm của Marvin T ile về phân loại gãy ổ cối ..............................15
1.5.5. Một số hình ảnh vỡ ổ cối trên phim chụp X-Quang và CLVT ...............16
1.7. Điều trị ...................................................................................................... 25
1.7.1. Chỉ định điều trị bảo tồn...........................................................................25
1.7.2. Chỉ định bằng phương pháp phẫu thuật ...................................................26
1.7.3. Đường mổ trong chỉ định điều trị phẫu thuật .........................................26
1.8. Tính ưu việt cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán và điều trị vỡ ổ cối.............. 28
1.9. Một số nghiên cứu trên tại Việt Nam và trên thế giới................................. 30
1.9.1. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ..............................................................30
1.9.2. Một số nghiên cứu trên thế giới ...............................................................31


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................37
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 37
2.2. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................. 37
2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 37
2.4. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 37
2.6. Các bước tiến hành .................................................................................... 38
2.7. Biến số, chỉ số ........................................................................................... 38
2.7.1. Các biến số về thông tin chung của bệnh nhân ........................................38
2.7.2. Các biến số về đặc điểm lâm sàng: ..........................................................38
2.7.3. Các biến số về đặc điểm hình ảnh vỡ ổ cối trên phim cắt lớp vi tính 64
dãy............................................................................................................38

2.7.4. Các biến số chỉ định điều trị vỡ ổ cối.......................................................39
2.8. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin ............................................... 39
2.8.1. Phương pháp thu thập thông tin ...............................................................39
2.8.2. Phương pháp chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán vỡ ổ cối:.......39
2.9. Phân tích và xử lý số liệu........................................................................... 40
2.10. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................42
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................... 42
3.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ........................................... 43
3.2.1. Đặc điểm toàn trạng và tổn thương phối hợp...........................................43
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng tại khớp háng và chi dưới: ........................................45
3.3. Đặc điểm hình ảnh chấn thương vỡ ổ cối trên phim chụp CLVT:............... 46
3.3.1 Đặc điểm tổn thương tại khớp háng: ........................................................46
3.3.2. Đặc điểm hình ảnh vỡ ổ cối: ....................................................................46
3.4. Liên quan giữa hình ảnh vỡ ổ cối trên CLVT với chỉ định điều trị: ............ 49
3.4.1. Các phương pháp điều trị: ........................................................................49
3.4.2. Liên quan giữa đặc điểm hình ảnh trên CLVT với chỉ định điều trị........51


CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................................56
4.1. Bàn luận về một số đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. .. 56
4.2. Bàn luận về một số đặc điểm lâm sàng ...................................................... 57
4.3. Bàn luận về một số đặc điểm hình ảnh của vỡ ổ cối trên phim cắt lớp vi tính
64 dãy. ..................................................................................................... 57
4.3.1. Bàn luận về một số hình ảnh tổn thương tại khớp háng trên phim chụp
CLVT. ......................................................................................................57
4.3.2. Bàn luận một số đặc điểm vỡ ổ cối trên phim chụp CLVT. ...................58
4.3.2. Bàn luận về phân loại kiểu gãy ổ cối theo Judet-Lettournel ....................61
4.4. Bàn luận về một số mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh vỡ ổ cối trên phim
CLVT và chỉ định điều trị......................................................................... 62

4.4.1. Các vấn đề liên quan đến chỉ định điều trị vỡ ổ cối. ................................62
4.4.2. Liên quan giữa đặc điểm hình ảnh vỡ ổ cối trên phim CLVT 64 dãy và
chỉ định điều trị. .......................................................................................67
KẾT LUẬN ...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1:

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ...................................42

Bảng 3.2:

Đặc điểm toàn trạng bệnh nhân lúc vào viện ......................................43

Bảng 3.3:

Tổn thương phối hợp ở đối tượng nghiên cứu ....................................44

Bảng 3.4:

Một số dấu hiệu lâm sàng tại khớp háng và chi dưới..........................45

Bảng 3.5:

Đặc điểm vận động chi dưới ...............................................................45


Bảng 3.6:

Đặc điểm tổn thương khớp háng .........................................................46

Bảng 3.7:

Sự tương thích khớp háng: ..................................................................46

Bảng 3.8:

Số mảnh gãy rời: .................................................................................47

Bảng 3.9:

Mảnh xương kẹt trong ổ khớp.............................................................47

Bảng 3.10:

Sự mất vững khớp háng ......................................................................47

Bảng 3.11:

Vị trí mất vững khớp háng .................................................................48

Bảng 3.12:

Di lệch diện gãy: .................................................................................48

Bảng 3.13:


Phân loại kiểu gãy theo Judet-Letournel:............................................48

Bảng 3.14:

Phương pháp điều trị được lựa chọn ...................................................49

Bảng 3.15:

Đường mổ được lựa chọn để thực hiện phẫu thuật .............................49

Bảng 3.16:

Vị trí kết hợp xương ............................................................................50

Bảng 3.17:

Dụng cụ kết hợp xương được lựa chọn ...............................................50

Bảng 3.18:

Liên quan giữa đặc điểm hình ảnh CLVT với phương pháp điều trị. .51

Bảng 3.19:

Liên quan giữa độ di lệch với phương pháp điều trị ...........................52

Bảng 3.20:

Liên quan giữa phân loại gãy Judet với phương pháp điều trị...........53


Bảng 3.21:

Liên quan giữa phân loại theo Judet-Letournel với lựa chọn đường mổ .54

Bảng 3.22:

Liên quan giữa hướng mất vững với lựa chọn đường mổ...................55

Bảng 3.23:

Liên quan giữa phân loại Judet-Letournel trong việc lựa chọn vị trí kết
hợp xương............................................................................................55

Bảng 4.1:

Phân bố tần xuất các loại gãy. .............................................................62


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu.........................42
Biểu đồ 3.2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn ..................................................................43
Biểu đồ 3.3: Phân loại các tổn thương phối hợp ở đối tượng nghiên cứu ................44


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Các trụ của xương chậu ................................................................ 4


Hình 1.2.

Năm kiểu gãy ổ cối đơn giản ...................................................... 12

Hình 1.3.

Năm kiểu gãy ổ cối phức tạp ...................................................... 12

Hình 1.4:

Ba loại gãy A, B và C theo AO. ................................................. 13

Hình 1.5:

Phân loại chi tiết các gãy ổ cối của AO...................................... 14

Hình 1.6.

Các kiểu gãy................................................................................ 14

Hình 1.7:

Gãy vách sau [............................................................................. 16

Hình 1.8:

Hình ảnh CLVT gãy vách sau.................................................... 17

Hình 1.9:


CLVT gãy vách trước.................................................................. 17

Hình 1.10: X-quang thẳng gãy 2 cột............................................................. 18
Hình 1.11: CLVT gãy 2 cột ổ cối phải.......................................................... 18
Hình 1.12: Xquang gãy trụ sau ổ cối trái, mất liên tục đường chậu ngồi .... 19
Hình 1.13: CLVT gãy trụ sau ổ cối trái......................................................... 19
Hình 1.14: XQ gãy cột trước và ngang nửa sau ổ cối phải........................... 20
Hình 1.15: CLVT gãy cột trước và ngang nửa sau ....................................... 20
Hình 1.16: XQ gãy ngang ổ cối trái.............................................................. 21
Hình 1.17: CLVT gãy ngang ổ cối trái ......................................................... 21
Hình 1.18: Gãy ngang và thành sau ổ cối phải. ............................................ 22
Hình 1.19: Gãy ngang và thành sau ổ cối trái............................................... 22
Hình 1.20: XQ gãy chữ T ổ cối trái ............................................................ 23
Hình 1.21: CLVT gãy chữ T ổ cối trái .......................................................... 23
Hình 1.22: Đo vòm ổ cối trên X quang......................................................... 24
Hình 1.23: Đo vòm ổ cối trên CLVT............................................................ 25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, vỡ ổ cối xương chậu là một tổn
thương nặng, phức tạp và khó khăn trong chẩn đoán và điều trị [1],[2] dễ gây biến
chứng ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của khớp sau này và để lại những di
chứng lâu dài cho bệnh nhân nếu không có thái độ xử trí đúng đắn [1]. Ở Việt Nam,
theo thống kê của Ngô Bảo Khang (1995) gãy xương chậu, gãy ổ cối chiếm từ 3 5% tổng số các gãy xương [3] và theo Nguyễn Đức Phúc (2004) tỷ lệ này là 3% [3]
[4]. Hay gặp vỡ ổ cối ở những người trẻ tuổi do tai nạn giao thông và tai nạn lao
động do ngã cao là những nguyên nhân thường gặp [5, 6]. Trước tình hình giao

thông phức tạp và thực trạng bảo hộ lao động còn chưa được xiết chặt, các loại chấn
thương nói chung và chấn thương vỡ ổ cối nói riêng đang có xu hướng ngày càng
gia tăng.
Về giải phẫu, ổ cối nằm sâu, bao quanh có nhiều mạch máu và thần kinh, tổn
thương thường do chấn thương lớn, ít khi đơn thuần mà thường là tổn thương phức
tạp, phối hợp với các chấn thương khác như sọ não, bụng, ngực, và gãy xương tứ
chi… gây ảnh hưởng xấu cho tiên lượng của bệnh nhân, thậm chí tử vong [4],[6].
Ngày nay, để chẩn đoán vỡ ổ cối bên cạnh các thăm khám lâm sàng, cần dựa
vào thăm dò hình ảnh như chụp X quang và CLVT. Chẩn đoán hình ảnh ngày nay
ngoài phương pháp cổ điển là chụp X quang khung chậu thường quy thì với phương
tiện hiện đại khác là CLVT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán
cũng như lập kế hoạch điều trị vỡ ổ cối. Với sự cải tiến không ngừng về kỹ thuật,
chụp CLVT đa dãy đầu dò, đặc biệt với sự ra đời của CLVT 64 dãy đã giúp chẩn
đoán sớm hơn, chi tiết hơn và chính xác hơn các tổn thương do vỡ ổ cối, nhờ đó
giúp cho các bác sĩ điều trị có được tiên lượng và lập ra chiến lược điều trị tốt hơn
cho từng bệnh nhân, góp phần làm giảm đáng kể các biến chứng, di chứng và tỷ lệ
tử vong.


2

Với ưu thế vượt bậc, CLVT 64 dãy ngày càng được áp dụng rộng rãi trong
chấn thương chỉnh hình nói chung và chấn thương vỡ ổ cối nói riêng. Tuy vậy, tại
Việt Nam hiện nay vẫn còn rất ít các công trình nghiên cứu về hình ảnh chấn
thương vỡ ổ cối trên CLVT, đặc biệt là CLVT 64 dãy trong chẩn đoán vỡ ổ cối,
cũng như việc tìm ra những đặc điểm nào của tổn thương vỡ ổ cối trên CLVT 64
dãy góp phần đến quyết định lựa chọn các phương pháp điều trị, qua đó giúp cho
bác sỹ chẩn đoán hình ảnh và bác sỹ ngoại khoa có tiếng nói chung trong việc đánh
giá các tổn thương vỡ ổ cối.
Xuất phát từ thực tế này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu

đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán vỡ ổ cối tại bệnh
viện Việt Đức” với 2 mục tiêu chính sau:
1.

Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính trong chẩn đoán vỡ ổ cối tại bệnh
viện Việt Đức.

2.

Tìm hiểu liên quan giữa đặc điểm hình ảnh vỡ ổ cối trên cắt lớp vi tính với
chỉ định điều trị tại bệnh viện Việt Đức.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu ổ cối
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu ổ cối
Nằm khuất vào trong với sự che chắn của khung chậu là ổ cối. Ổ cối cùng với
chỏm xương đùi là thành phần chính của khớp háng, có chức năng truyền sức nặng
và cho phép vận động giữa hai chân và trục bộ xương. Sức nặng truyền xuống ổ cối
trên vùng tương đối nhỏ hình móng ngựa của sụn khớp.
Hình dáng của một nửa khung chậu bao gồm nhiều mặt được mô tả bằng
không gian ba chiều. Có 8 điểm cốt hóa. Ba điểm cốt hóa nguyên phát là xương
cánh chậu, xương ngồi và xương mu. Năm điểm cốt hóa thứ phát là mào chậu, gai
chậu sau trên, gai ngồi, khớp mu và sụn khớp hình chữ Y của ổ cối.
Xương chậu có bề dày thay đổi ở các vị trí khác nhau và cùng với các điểm
phì đại ở đầu xương góp phần tạo ra các kiểu gãy chuyên biệt như kiểu gãy ổ cối

hình chữ T [6].
1.1.2. Cấu trúc giải phẫu ổ cối
Ổ cối ở vị trí chính giữa mặt ngoài xương chậu, là chỗ hõm tiếp khớp với
chỏm xương đùi. Ổ cối hình tròn, rỗng giữa (một số tài liệu mô tả hình chén), xung
quanh có vành tròn, vành ổ cối. Vành này do ba xương hợp thành, nên ta thấy ở chỗ
các xương nối chắp có ba chỗ khuyết rõ rệt, khuyết lớn nhất ở giữa xương ngồi và
xương mu, nên ổ cối thiếu vành xương ở đấy. Tuy nhiên, có một sụn viền xung
quanh vành ổ cối phía trong và lấp vào chỗ khuyết. Phần sụn viền ở đó gọi là dây
chằng ngang. Ở vành ổ cối, phía trên, có một diện để gân quặt của cở thẳng trước
dính vào [4], [7], [8].
Ổ cối có 2 phần:
- Phần không tiếp khớp, hình vuông, ở sâu, là đáy ổ cối.
- Phần tiếp khớp với chỏm xương đùi, hình vành bán nguyệt nên gọi là diện
bán nguyệt.


4

Ở trên ổ cối có một mảnh xương rất rộng gọi là hố chậu ngoài. Ở đấy có hai gờ
bán khuyên gọi là gờ cơ mông đi từ khuyết hông lớn, tỏ ra trước và chia hố chậu ngoài
làm 3 khu:
- Khu sau có cơ mông to bám.
- Khu giữa có cơ mông nhỡ.
- Khu trước có cơ mông bé bám. Ở đây có lỗ nuôi xương.
Ở dưới ổ cối có một lỗ rất to, lỗ bịt. Lỗ bịt hình vuông hay tam giác, do hai
nửa vòng tròn (nửa ngoài và nửa trong) hợp thành. Ở phía trên, hai vòng cách xa
nhau, vòng trong đưa ra phía sau, vòng trước đưa ra phía ngoài, nên ở giữa có một
rãnh ngang gọi là rãnh bịt hay đường dưới mu có dây thần kinh và mạch bịt chạy
qua. Lỗ bịt có một tấm màng đậy.
Nhìn bên ngoài, khi chỏm xương đùi được lấy ra khỏi ổ cối thấy ổ cối được

giữ bởi hai cánh tay đòn hình chữ Y ngược [6]. Về giải phẫu có thể chia ổ cối thành
hai cột trụ (cột trụ trước, cột trụ sau) và hai thành (vách) (thành trước, thành sau)
[6], [7], [9].
Các trụ của xương chậu:

Hình 1.1. Các trụ của xương chậu


5

*Trụ trước (trụ chậu mu):
Kéo từ phần trước của cánh chậu đến củ mu.
Trụ trước gồm 3 phần: Xương chậu - Ổ cối – Xương mu
- Phần xương chậu: là mặt trước của cánh chậu.
- Phần ổ cối: Thành trước ổ cối.
- Phần xương mu.
* Trụ sau (Trụ chậu ngồi):
Trụ này dày, hình tam giác có 3 mặt kéo dài từ phía sau xương chậu đến
xương ngồi, gồm 2 phần:
+Phần ổ cối: Là thành sau của ổ cối.
+Phần xương ngồi: Là phần trên của xơng ngồi, phần xương này dày và khoẻ
nhất, nơi bắt vít cố định ổ gãy.
*Diện vuông (vách sau ổ cối)
Nơi giao nhau của trụ trước và trụ sau tạo nên vách trong ổ cối, đó là diện vuông.
Rất khó phân định diện vuông thuộc trụ trước hay trụ sau. Diện vuông được xem như
là cấu trúc phụ để ngăn di lệch vào trong của chỏm, còn gọi là trụ mỏng thứ ba. Diện
vuông bị tổn thương khi có trật khớp háng trung tâm, gãy hai trụ… [4] [6].
*Vòm ổ cối (hay còn gọi là trần ổ cối)
Là phần xương nhỏ ở phía trên, bắt đầu từ phần xương cứng ở gai chậu sau
trên đến gai chậu trước dưới. Đây là thành phần rất quan trong của ổ cối nó liên

quan đến vấn đề chịu lực của ổ cối. Dựa vào góc qua vòm ổ cối với đường gãy có
thể cân nhắc chỉ định điều trị phẫu thuật hay không.
*Chỏm xương đùi
Chỏm xương đùi tiếp ráp với ổ cối bởi ba thành phần, trụ trước, trụ sau,
vòm ổ cối. Chỏm xương đùi là thành phần truyền lực gây nên gãy ổ cối, tuỳ vào
diện tiếp xúc của chỏm xương đùi với ổ cối sẽ gây ra những loại gãy khác nhau.
1.1.3. Sụn khớp
Cấu trúc quan trọng nhất của ổ cối là sụn khớp, nó vừa là thành phần chịu lực,
vừa là thành phần tạo nên sự tương đồng giữa chỏm xương đùi và ổ cối [4].


6

Sụn khớp khi bị tổn thương thì không thể tái tạo được vì tế bào sụn khi mất đi
là mất đi vĩnh viễn giống như tổ chức não [4] [6]. Mất sụn khớp do chấn thương sẽ
dẫn đến sự chịu lực dưới tiêu chuẩn bình thường.
Gãy ổ cối sẽ làm mất đi ít nhiều tế bào sụn tùy thuộc mức độ trầm trọng của
chấn thương. Mục đính của điều trị làm giảm đi sự tổn thương thứ phát sụn khớp do
cọ xát và chịu lực không bình thường. Cố gắng tạo ra môi trường lý tưởng cho
xương, sụn và phần mềm có thể lành tốt.
Sụn khớp ổ cối thì mỏng ở phía trước và tương đối dày ở phía sau. Tuy nhiên
qua nghiên cứu về áp lực trên bề mặt thì toàn bộ mặt khớp đều giữ vai trò chịu lực
quan trọng. Ngay cả khi mất một mảnh nhỏ sụn khớp phía sau cũng làm thay đổi áp
lực trên khớp. Khe khớp rộng khoảng 4-5mm ở phim X-quang thẳng, cho thấy chỗ
dày nhất của sụn khớp là trần ổ cối là nơi chịu lực nhiều nhất.
Như vậy cấu trúc quan trọng nhất của ổ cối là sụn khớp. Tuy nhiên, hình dạng
của ổ cối với định hướng bất thường của nó so với cổ và chỏm xương đùi cũng có
vai trò đặc biệt. Loạn sản xương làm thay đổi hướng ra trước sau quá mức của khớp
sẽ dẫn đến ổ cối không tương thích và làm quá tải áp lực lên sụn khớp. Định hướng
của ổ cối cũng dẫn đến những kiểu tổn thương chuyên biệt do chấn thương, ví dụ

nguy cơ trật khớp ra sau khi ổ cối hướng ra sau [6].
1.2. Sinh cơ học của gãy ổ cối [6]
Các lực cơ học tác động qua khớp háng là phức tạp và không dễ định lượng
chính xác. Các lực này tác động qua khớp háng lớn nhất khi đứng và xuất phát từ
hai nguồn chính là trọng lượng cơ thể và moment cơ dạng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vùng tiếp xúc tùy thuộc vào lực mang. Với kỹ
thuật nhuộm màu vùng chịu lực và vùng không chịu lực cho thấy diện tích vùng
tiếp xúc giữa chỏm và ổ cối gia tăng khi tăng lực mang. Tuy nhiên một nghiên
cứu khác chứng tỏ lực mang của khớp hầu như chỉ có ở vùng phía trên, ngay cả
khi lực mang thấp.
Công trình của Bay và cộng sự gợi ý đối với ổ cối của mô hình có làm thay đổi
tương đối sự phân phối lực so với khung chậu bình thường của cơ thể sống, do tác


7

động cơ học của cơ dạng. Trong thực nghiệm, tiến trình ngăn cản biến dạng hoặc
thay đổi cấu trúc của mô hình trong gãy xương ổ cối, cho thấy lực tác động tập
trung ở phần trên của ổ cối.
1.2.1. Các kết quả sinh cơ học của gãy ổ cối
Bệnh sinh của viêm khớp thoái hoá sau gãy xương chưa rõ, dù có nhiều lý
thuyết được đề ra. Về lâm sàng, có liên hệ mật thiết giữa nắn chưa tốt mặt khớp và
tốc độ thoái hoá khớp. Tổn thương của khớp lúc chấn thương thì khó định lượng,
nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của khớp. Chưa rõ yếu tố nào
chính trong sự phát triển viêm khớp, nhưng sự thay đổi sinh cơ học ở khớp có thể là
một yếu tố quan trọng.
Có nhiều nghiên cứu tập trung ở kết quả sinh cơ học của gãy ổ cối, chúng
được chia làm 3 loại:
- Các nghiên cứu tập trung ở vùng tiếp xúc và áp lực trong khớp.
- Các nghiên cứu ở sự mất tương thích hoặc mất vững sau gãy xương.

- Và các nghiên cứu tập trung ở sự cứng chắc của kết hợp xương.
1.2.2. Các đặc tính của tiếp xúc trong khớp
Các nghiên cứu tập trung về các vùng tiếp xúc và áp lực trong ổ cối đã qui cho
sự gia tăng áp lực quá khả năng chịu đựng của sụn khớp làm tăng tốc độ thoái hóa
dẫn đến viêm khớp thoái hóa. Có chứng cứ lâm sàng khi áp lực gia tăng đến đỉnh
điểm, nhất là vùng phía trên của ổ cối, dẫn đến viêm khớp thoái hóa.
Nhiều nghiên cứu tập trung về sự thay đổi vùng tiếp xúc và các áp lực trong
khớp có ảnh hưởng gây gãy xương. Kết quả thu thập được từ các mẫu thực nghiệm
giống cơ chế cơ dạng, dùng khung chậu của tử thi với các thang điểm của phim Fuji
để ghi lại các áp lực trong khớp. Các kiểu gãy thông thường được nghiên cứu như: Vách sau, vách trước, trụ trước và gãy ngang – là sự thay đổi kiểu tiếp xúc đồng đều
đến vùng có gia tăng tiếp xúc và đỉnh cao của áp lực xảy ra ở phần vòm ổ cối.
Gãy vách sau là kết quả gia tăng đỉnh áp lực ở vùng tiếp xúc nơi vòm ổ cối với
đồng thời giảm áp lực ở vùng tiếp xúc nơi vách trước và vách sau. Những thay đổi
này không bị đảo ngược khi nắn chỉnh tốt về giải phẫu, cố định vững chắc bằng vít


8

nén ép và nẹp nâng đỡ. Kích thước khác nhau của các mảnh gãy vách sau làm thay
đổi diện tiếp xúc tương ứng.
Các nghiên cứu về gãy trụ trước ở vị trí cao chứng minh áp lực tiếp xúc
tăng cao điểm với cả hai di lệch nấc thang (10Mpa) và gián cách (12 Mpa) do
nắn còn lệch.
Gãy vách trước thấp tương ứng vòng cung đo được 45° không ảnh hưởng đỉnh
áp lực nơi vùng tiếp xúc ở phía trên ổ cối.
Gãy ngang cận vòm với nắn còn di lệch nấc thang và gián cách (xác định trên
hình cắt lớp điện toán, lớp xương dưới sụn dày 9mm) không gây thay đổi nhiều
đỉnh áp lực tiếp xúc. Tuy nhiên gãy ngang vòm (lớp xương dưới sụn 1mm), gây gia
tăng áp lực tiếp xúc (20Mpa) ở gãy còn di lệch nấc thang. Áp lực gia tăng đỉnh ở
phía trên ổ cối trong gãy ngang vòm có di lệch nấc thang cũng được báo cáo với

thực nghiệm trên mô hình xương ổ cối [10].
Tất cả những thay đổi này làm gia tăng đỉnh áp lực vượt quá 10 Mpa. Những
phát hiện này phù hợp kết quả lâm sàng của số lượng lớn các trường hợp gãy ổ cối
được điều trị phẫu thuật.

1.2.3. Sự mất vững của khớp háng
Keith, Calkins, Vailas và cộng sự báo báo cáo về mức độ vững của khớp háng
sau gãy vách sau. Các báo cáo chia gãy vách sau làm 3 nhóm: - Nhóm 1: mảnh gãy
nhỏ, khớp vững - Nhóm 2: mảnh to trung bình và độ vững thay đổi – Nhóm 3:
mảnh gãy lớn, khớp háng mất vững. Keith và Vailas dùng khớp háng tử thi để thực
nghiệm, trong khi đó Calkins báo cáo số liệu bằng hình cắt lớp điện toán trên bệnh
nhân có gãy đơn độc vách sau [11].
Về lâm sàng, để xác định vùng chịu lực của ổ cối, các tác giả thử dùng cách đo
cung vòm ổ cối. Góc đo là góc tạo bởi đường thẳng đứng đi qua tâm ổ cối và đường
thẳng kẻ từ tâm ổ cối đến khe gãy mặt khớp trên phim chụp ba tư thế của Judet.
Matta và cộng sự kết luận trong gãy ổ cối với số đo cung vòm là 45° hay hơn khi ấy
có chỉ định điều trị bảo tồn. Sau đó Olson khi dùng hình cắt lớp điện toán cũng xác
định quan điểm này [12].


9

Vrahas và cộng sự dùng mẫu ổ cối tử thi để thực nghiệm, tái tạo đường gãy
ngang với cung vòm 30°, 60° và 90°. Tác giả đo sự vững chắc khớp dựa trên sự
trật tương đối của chỏm đối với ổ cối. Công trình về lâm sàng này xác định mối
liên hệ giữa phần còn lại của vòm ổ cối với sự mất tương thích của khớp. Họ đã
kết luận các gãy ổ cối với cung vòm 60° và 90° không làm ảnh hưởng sự bền vững
khớp háng.
1.4. Chẩn đoán vỡ ổ cối
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng

• Cơ năng: thấy đau nhiều trong khớp háng. Không đứng, cử động được khớp
háng [1], [13]. nếu làm cử động khớp háng bệnh nhân sẽ rất đau; vị trí mấu chuyển
lớn có thể bị di lệch khi trật khớp háng trung tâm. Chụp Xquang phát hiện gãy rìa
trên, rìa dưới ổ cối; gãy rìa ổ cối mảnh lớn gây bán trật khớp háng nhẹ; gãy đáy ổ
cối có chỏm xương đùi lọt qua gây trật khớp háng trung tâm [1].
• Thực thể
Làm cử động khớp háng rất đau. Có trường hợp điển hình như gãy ổ cối,
chỏm xương đùi chui tọt lên gây trật khớp háng trung tâm hoàn toàn, biểu hiện
chi ngắn, mấu chuyển lớn lên cao so với bên lành, chân ở tư thế duỗi và xoay
ngoài [13].
+ Sưng, đau khớp háng.
+ Ép bửa khung chậu đau tăng lên.
+ Vận động khớp háng đau tăng lên.
+ Chân xoay ngoài hoặc xoay trong và ngắn chi.
1.4.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chấn đoán vỡ ổ cối
Chụp X-quang, đặc biệt là chụp CLVT có giá trị rất lớn trong chẩn đoán tổn
thương ổ cối.
1.4.2.1. Chụp X-quang khung chậu các tư thế
- Chụp khung chậu thẳng trước - sau.
+ Sơ bộ đánh giá đường gãy.
+ So sánh bên lành và bên tổn thương.


10

+ Trên phim ta thấy được:
TƯ THẾ THẲNG TRƯỚC SAU
1

Đường chậu lược


Gãy trụ trước

2

Đường chậu ngồi

Gãy trụ sau

3

Giọt lệ

Mối liên quan giữa 2 trụ

4

Đường qua vòm

Gãy phần trên của ổ cối

5

Viền trước ổ cối

Gãy trụ trước,

6

Viền sau của ổ cối


Gãy trụ sau

- Chụp khung chậu tư thế nghiêng bịt:
+ Bệnh nhân nằm nghiêng 45o.
+ Kê mông bên tổn thương bằng một gối.
+ Trên phim này thấy các tổn thương trụ trước, viền sau của ổ cối, lỗ bịt.
Tư thế nghiêng bịt
1 Đường chậu lược Gãy trụ trước
2 Viền sau ổ cối

Thành sau

3 Lỗ bịt

Gãy trụ sau

4 Cánh chậu

Gãy trụ trước

- Chụp khung chậu tư thế nghiêng chậu:
+ Bệnh nhân nằm nghiêng 45o.
+ Kê mông bên lành bằng một gối.
+ Trên phim này thấy các tổn thương của trụ sau ổ cối, cánh chậu, thành trước
ổ cối [14] [15] [16] [17] [4].


11


Tư thế nghiêng chậu
1 Đường chậu ngồi

Gãy trụ sau

2 Viền trước ổ cối

Gãy trụ trước và
thành trước

3 Cánh chậu

Gãy trụ trước

4 Viền sau ổ cối

Gãy trụ sau

1.4.2.2. Phương pháp chụp CLVT
Chụp CLVT với lát cắt 01cm ngang qua xương chậu. Đây là phương pháp
chẩn đoán gẫy ổ cối có nhiều ưu điểm, chúng tôi sẽ trình bày nội dung này chi tiết
hơn ở mục 1.8.
1.5. Phân loại vỡ ổ cối
Một hệ thống phân loại lý tưởng cho gãy xương nói chung và gãy ổ cối nói
riêng phải đạt được các yêu cầu:
- Xác định được các tổn thương dễ dàng, dễ nhớ, dễ áp dụng trên lâm sàng.
- Qua bảng phân loại phải thể hiện được cơ chế chấn thương, tiên lượng được
mức độ nặng của thương tổn xương và các thương tổn kết hợp.
- Bảng phân loại là cơ sở để đưa ra chỉ định, quyết định chiến thuật điều trị và cho
phép so sánh được kết quả điều trị giữa các nhóm nghiên cứu khác nhau [4].

1.5.1. Hệ thống phân loại theo Letournel và Judet
Hệ thống phân loại Letournel và Judet đã được ứng dụng và kiểm nghiệm
trong một thời gian dài kể từ năm 1965, về cơ bản không có sự thay đổi gì. Hệ
thống phân loại gãy ổ cối theo giải phẫu thành hai nhóm (hình 1.3, 1.4) với năm
phân nhóm trong mỗi nhóm. Nhóm đầu, gãy xương đơn giản, bao gồm những tổn
thương đơn độc với các phần chính của ổ cối. Các tổn thương đó kết hợp tạo thành
năm hình thái gãy xương khác, trong đó mỗi hình thái có hai hay nhiều hơn các
đường gãy chính (nhóm gãy phức tạp). Tầm quan trọng của những hình thái riêng
biệt, khác nhau được mô tả rất cụ thể trong ấn bản tổng hợp chung của Letournel và
Judet. Họ lưu ý rằng phương pháp phẫu thuật gắn liền với các phân loại gãy xương.


12

Hình 1.2. Năm kiểu gãy ổ cối đơn giản

Hình 1.3. Năm kiểu gãy ổ cối phức tạp
1.5.2. Phân loại theo AO (cải tiến của phân loại Judet-Letournel)[18]
Với mục đích so sánh các phương pháp điều trị, lý tưởng nhất là phải có bảng
phân loại thống nhất của tất cả các gãy xương, để cho tất cả phẫu thuật viên có
“chung ngôn ngữ”. Hơn thập kỷ qua, nhóm AO đã thử làm việc này. Năm 1990, sự


13

liên kết của Hội phẫu thuật chấn thương chỉnh hình của Pháp và Hội chấn thương
chỉnh hình Mỹ đã thống nhất về phân loại một số các gãy đầu xương, thân xương và
khớp. Năm 1993, đối với gãy ổ cối, đại biểu Helfer đã làm việc với hội đồng, trong
đó có cả Letournel, đã đồng thuận bảng phân loại gãy ổ cối [19].
Ưu điểm của phân loại AO: Các gãy xương được phân làm 3 nhóm chính A, B

và C với độ nặng tăng dần, nhóm A nhẹ nhất và nhóm C nặng nhất. Mỗi nhóm lớn
có 3 nhóm phụ. Phân loại của AO cũng liên hệ các tổn thương giải phẫu như của
Judet-Letournel, nhưng được sắp xếp theo độ nặng tăng dần, nên cũng góp phần dự
đoán về tiên lượng. Nhờ mã hóa loại gãy xương nên thuận lợi để thu thập số liệu khi
thực hiện nghiên cứu đa trung tâm.
Nhược điểm của phân loại AO là phức tạp, khó nhớ vì phải liên hệ tới nhiều
loại gãy xương. Vì vậy khó áp dụng được trên thực hành lâm sàng.

Hình 1.4: Ba loại gãy A, B và C theo AO.
A: Gãy trụ trước hoặc trụ sau. B: Gãy ngang hay gãy chữ T, tức là gãy cả hai
trụ, nhưng còn một phần mặt khớp của vòm còn liên tục với xương cánh chậu bên
trên. C: Gãy hai trụ nhưng không còn phần mặt khớp nào liên tục với xương cánh
chậu bên trên. “Nguồn: M. Tile, 2003”


14

Bảng phân loại chi tiết của AO:

Hình 1.5: Phân loại chi tiết các gãy ổ cối của AO
(Nguồn: Campbell 2003, trang 2949) [55]
Loại A: Gãy một phần khớp
A1: Gãy thành sau
A2: Gãy trụ sau, gãy một phần khớp, một cột trụ
A3: Gãy cột trụ trước hoăc/và thành trước, gãy một phần diện khớp

Hình 1.6. Các kiểu gãy [20], [30]



×