Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI tập CHỌN lọc NHÓM HALOGEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.92 KB, 5 trang )

HỆ THỐNG TÀI LIỆU CHỌN LỌC HĨA HỌC

“Học Hóa bằng sự đam mê”

ThS.NCS. LƯU HUỲNH VẠN LONG
(Giảng viên Trường ĐH Thủ Dầu Một – Bình Dương)
TUYỂN CHỌN VÀ GIỚI THIỆU

Bài tập chọn lọc
nhóm Halogen

“Đầu tư vào tri thức đem lại lợi nhuận cao nhất”
Benjamin Franklin

TRUNG TÂM HỌC LIỆU HĨA HỌC TRỰC TUYẾN (Học Hóa bằng sự đam mê)
www.HOAHOC.edu.vn – www.LUUHUYNHVANLONG.com


CHƯƠNG 5 : NHÓM HALOGEN
KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
5.1 Hãy cho biết tên, vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử như
sau :
a. He 2s2 2p5.

c. Ar 3d10 4s2 4p5.

b. Ne 3s2 3p5.

d. Kr 4d10 5s2 5p5.

5.2 Hãy so sánh cấu hình electron của các nguyên tử halogen.


5.3 Hãy viết cấu hình electron của các ion F-, Cl-, Br- và I-. Cho biết cấu hình electron của mỗi ion
đó trùng với cấu hình electron của nguyên tử nào. Từ đó có thể rút ra nhận xét gì ?
5.4 Trong 4 đơn chất : F2, Cl2, Br2, I2 chất nào có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất ?
Giải thích.
5.5 Các halogen có thể tạo nên một số hợp chất giữa các halogen như sau :
a. ClF ; b. BrF ;

c. BrCl ;

d. ICl ;

i. IF5 ;

k. IF7.

đ. IBr ;

e. ClF3 ;

f.

BrF3 ;
g. ICl3 ; h. BrF5 ;

Hãy cho biết số oxi hoá của từng nguyên tố trong mỗi hợp chất trên và cho biết dựa trên cơ sở
nào để xác định được số oxi hoá như trên.
5.6 Cho một lượng halogen tác dụng hết với magie ta thu được 19 gam magie halogenua. Cũng
lượng halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 gam nhôm halogenua. Hãy xác định tên và
khối lượng halogen nói trên.
5.7 Cho một lượng halogen X2 tác dụng với một lượng vừa đủ kim loại M có hoá trị I, người ta

được 4,12 gam hợp chất A. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 3,56 gam hợp
chất B. Còn nếu cho lượng kim loại M nói trên tác dụng hết với lưu huỳnh thì thu được 1,56
gam hợp chất C. Hãy xác định tên các nguyên tố X và M, từ đó viết công thức các chất A, B và
C.
CLO
5.8 Khi hoà tan clo vào nước ta thu được nước clo có màu vàng nhạt. Khi đó một phần clo tác
dụng với nước. Vậy nước clo có chứa những chất gì ?
5.9 Trong một loại nước clo ở 25oC, người ta thấy nồng độ của Cl2 là 0,061 mol/l còn nồng độ HCl
và HClO đều là 0,030 mol/l.

TRUNG TÂM HỌC LIỆU HÓA HỌC TRỰC TUYẾN (Học Hóa bằng sự đam mê)
www.HOAHOC.edu.vn – www.LUUHUYNHVANLONG.com


Hỏi phải hoà tan bao nhiêu lít khí clo (lấy ở đktc) vào nước để thu được 5 lít nước clo như trên
?
5.10

Có 5 bình mỗi bình chứa một trong các chất khí clo, hiđro, nitơ, oxi, khí cacbonic. Không

dùng đến phản ứng hoá học, làm thế nào nhận ra được bình chứa clo trong trường hợp :
a. Các bình đều được làm bằng thuỷ tinh không màu ?
b. Các bình đều được làm bằng thuỷ tinh sẫm màu ?
5.11

Để diệt chuột ở ngoài đồng, người ta có thể cho khí clo qua những ống mềm vào hang

chuột. Hai tính chất nào của clo cho phép sử dụng clo như vậy.
5.12


Trong thí nghiệm ở hình 5.3 (sgk), người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 (r) và dung

dịch HCl vào bình đựng dung dịch NaCl có đặt một miếng giấy màu, khô phía trên gần nút.
Nếu đóng khoá K thì miếng giấy không mất màu. Nếu mở khoá K thì giấy mất màu. Giải thích
hiện tượng.
5.13

Lấy 3 lít clo, cho tác dụng với 2 lít hiđro. Hiệu suất phản ứng là 90%. Hỏi thể tích hỗn hợp

thu được là bao nhiêu ? (Các thể tích đều đo ở cùng nhiệt độ và áp suất).
5.14

Nêu các phản ứng chứng minh rằng tính oxi hoá của clo mạnh hơn brom và iot.

5.15

Thổi khí clo đi qua dung dịch natri cacbonat, người ta thấy có khí cacbonic thoát ra. Hãy

giải thích hiện tượng bằng các phương trình hoá học.
5.16

Đốt cháy nhôm trong khí clo, người ta thu được 26,7 gam nhôm clorua. Tính khối lượng

nhôm và thể tích clo (ở đktc) đã tham gia phản ứng.
5.17

Người ta có thể điều chế được clo bằng cách đun nóng hỗn hợp các chất có công thức :

KHSO4, KCl, MnO2. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế clo bằng phương
pháp này và phân tích vai trò của từng chất trong phản ứng.

5.18

Mangan đioxit (MnO2) được dùng khi điều chế oxi từ kali clorat (KClO3) và được dùng

khi điều chế clo từ dung dịch axit clohiđric (HCl). Hãy cho biết vai trò của MnO2 trong mỗi
quá trình đó.
5.19

Cho 25 gam nước clo vào một dung dịch có chứa 2,5 gam KBr ta thấy dung dịch chuyển

sang màu vàng và KBr vẫn còn dư.
a. Giải thích hiện tượng.
b. Sau thí nghiệm, nếu ta cô cạn dung dịch thì còn lại 1,61 gam chất rắn khan. Giả sử toàn bộ
clo trong nước clo đã dự phản ứng, hãy tính nồng độ phần trăm của clo trong nước clo.
c. Tính khối lượng từng chất trong chất rắn khan thu được.
TRUNG TÂM HỌC LIỆU HÓA HỌC TRỰC TUYẾN (Học Hóa bằng sự đam mê)
www.HOAHOC.edu.vn – www.LUUHUYNHVANLONG.com


Có một ống hình trụ chứa đầy khí clo. Người ta làm thí nghiệm đốt cháy hiđro ở phần trên

5.20

của ống. Sau đó người ta đưa một ngọn nến đang cháy vào ống. Nếu đưa ngọn nến từ từ vào
ống thì nến tắc ngay ở phần trên của ống. Nếu đưa thật nhanh ngọn nến xuống đáy ống thì nến
tiếp tục cháy. Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm nêu trên và viết phương
trình hoá học của các phản ứng. Cho biết chất làm nến là parafin, có công thức C20H42.
Người ta làm nổ hỗn hợp khí chứa :

5.21


a. 54% hiđro và 46% clo (về thể tích); b. 54% clo và 46% hiđro (về thể tích).
Hỗn hợp khí thu được trong từng trường hợp được dẫn vào bình chứa nước có pha thêm dung
dịch quỳ xanh.
Hỏi sẽ quan sát thấy hiện tượng gì ? Giải thích.
HIĐRO CLORUA - AXIT CLOHIĐRC
5.22

Có 4 bình, mỗi bình đựng một trong các khí : a. Hiđro clorua ; b. Không khí ; c. Cacbon

đioxit ; d. Clo.
Không dùng đến phản ứng hoá học, làm thế nào nhận ra được bình chứa hiđro clorua ?
Hồi đầu thế kỉ XIX, người ta sản xuất natri sunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng

5.23

với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ
công rất chóng hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra
bằng những ống cao tới 300 m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khi khí hậu
ẩm.
Hãy giải thích những hiện tượng nêu trên
5.24

Có 185,40 gam dung dịch axit clohiđric 10,00%. Cần hoà tan thêm vào dung dịch đó bao

nhiêu lít khí hiđro clorua (ở đktc) để thu được dung dịch axit clohiđric 16,57%.
5.25

Công suất của một tháp tổng hợp hiđroclorua là 25,00 tấn hiđroclorua trong một ngày đêm.


Tính khối lượng clo và hiđro cần dùng để thu được khối lượng HCl nói trên biết rằng khối
lượng hiđro cần dùng lớn hơn 3 % so với khối lượng tính theo lí thuyết.
5.26

A và B là hai dung dịch axit clohiđric có nồng độ khác nhau. Trộn lẫn 1 lít A với 3 lít B, ta

được 4 lít dung dịch D. Để trung hoà 10 ml dung dịch D cần 15 ml dung dịch NaOH 0,1M.
Trộn lẫn 3 lít A với 1 lít B, ta được 4 lít dung dịch E. Cho 80 ml dung dịch E tác dụng với
dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 2,87 gam kết tủa. tính nồng độ mol của các dung dịch A,
B, D, E.

TRUNG TÂM HỌC LIỆU HÓA HỌC TRỰC TUYẾN (Học Hóa bằng sự đam mê)
www.HOAHOC.edu.vn – www.LUUHUYNHVANLONG.com


5.27

Có 4 bình không ghi nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau : Natri clorua, natri

nitrat, bari clorua và bari nitrat
Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng dung dịch chứa trong mỗi bình.

HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO

5.28

Đọc tên các hợp chất dưới đây và cho biết số oxi hoá của clo trong mỗi hợp chất : Cl2O,

HClO2, Cl2O7, HClO, Cl2O3, HClO4, HClO3, KCl, NaClO, Ca(ClO)2, KClO3, CaOCl2.
5.29


Dẫn khí clo vào :

a. Dung dịch KOH ở nhiệt độ thường.
b. Dung dịch KOH đun nóng đến gần 1000C.
Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp. Cho biết vai trò của
clo trong mỗi phản ứng oxi hoá - khử đó.
5.30

Hãy cho biết sự biến đổi trong dãy HClO  HClO2 HClO3 HClO4 về tính axit, tính oxi

hoá.
5.31

Viết phương trình hoá học của phản ứng thực hiện dãy biến hoá :

NaCl  HCl  Cl2  KClO3  KCl  Cl2  CaOCl2
5.32

Nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa tăng tốc của vũ trụ con thoi là một hỗn hợp amoni peclorat

nổ :
2NH4ClO4  N2 + Cl2 + 2O2 + 4H2O
Mỗi một lần phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn amoni peclorat.
Giả sử tất cả oxi sinh ra tác dụng với bột nhôm, hãy tính khối lượng nhôm dự phản ứng với oxi
và khối lượng nhôm oxit sinh ra.
5.33

Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl lấy dư. Toàn bộ khí clo sinh ra được


hấp thụ hết vào 145,8 gam dung dịch NaOH 20% (ở nhiệt độ thường) tạo ra dung dịch A
Hỏi dung dịch A có chứa những chất tan nào ? Tính nồng độ phần trăm của từng chất tan đó.

TRUNG TÂM HỌC LIỆU HÓA HỌC TRỰC TUYẾN (Học Hóa bằng sự đam mê)
www.HOAHOC.edu.vn – www.LUUHUYNHVANLONG.com



×