Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

đề cương ôn tập luật tố tụng hành chính có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.66 KB, 26 trang )

NHẬN ĐỊNH
1)Tất cả những VBQPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành có thể
không là nguồn của LTTHC
- nhận định trên là Đúng.
- Vì nguồn của LTTHCVN là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa
các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tố tụng hành chính nên có những
VBQPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành nhưng ko nhằm điều chỉnh
quan hệ tố tụng hành chính thì không phải là nguồn của LTTHC.
VD: BLDS 2015; Luật Đất đai 2013; Hiến pháp 2013,…
2)NĐ 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỉ luật đối với công chức
không phải là nguồn của LTTHC.
- nhận định trên là đúng.
- Vì nguồn của LTTHCVN là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa
các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tố tụng hành chính. NĐ
34/2011/BĐ-CP không điều chỉnh quan hệ tố tụng hành chính nên không
phải là nguồn của LTTHC.
3)QĐ xử phạt VPHC của CT.UBND đối với công dân A được xem là
nguồn của LTTHC.
- Nhận định trên là Sai.
- Nguồn của LTTHCVN là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa
các quy phạm điều chỉnh các quan hệ tố tụng hành chính. Theo đó, điều
kiện để trở thành nguồn của LTTHC phải là VBQPPL và chưa các quy
phạm điều chỉnh quan hệ THTC.
-Vì QĐ xử phạt VPHC của CT.UBND đối với cồn dân A là VB áp dụng
quy phạm pháp luật nên không được xem là nguồn của LTTHC.

4) Vụ án DS, hôn nhân-gđ, lao động và việc yêu cầu về DS, HNGĐ,
LĐ đều giống nhau.


- nhận định trên là Sai.


- vụ án DS, hôn nhân-GĐ, lao động phải có sự tranh chấp giữa các bên.
Vụ việc yêu cầu về DS, hôn nhân-GĐ, lao động không có sự tranh chấp
giữa các bên. Như vậy, Vụ án DS, hôn nhân-gđ, lao động và việc yêu cầu
về DS, HNGĐ, LĐ là không giống nhau.
Vd: vụ án tranh chấp tài sản trong hôn nhân-gia đình.
Vụ việc yêu cầu li hôn
5) LTTHC chỉ điều chỉnh mqh giữa CQTTHC và người THTT với
nhau.
-nhận định trên là Sai.
- đối tượng điều chỉnh của LTTHC là những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình TA giải quyết một vụ án hành chính.
- Vì LTTHC không chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa CQTTHC và người
THTT với nhau mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa CQTHTT, Người
THTT với đương sự và với những người tham gia tố tụng khác; mối quan
hệ giữa các đương sự, những người tham gia tố tụng khác với nhau.
6)Mọi qhxh phát sinh trong quá trình TA giải quyết vụ án HC có thể
không được xem là quan hệ PLTTHC.
- nhận định trên là Đúng.
- vì có những mối quan hệ phát sinh trong quá trình TA giải quyết vụ án
HC nhưng không đươc xem là quan hệ pháp luật tố tụng hành chính.
Vd: ông A khởi kiện QĐHC của UBND huyện B về việc thu hồi đất của
ông A. Ông A đã uỷ quyền cho B làm luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Mối quan hệ giữa ông A và ông B về việc uỷ quyền được
điều chỉnh bởi BLDS 2015
7)Mối qh giữa CQTHTT, người THTT với đương sự với người tham
gia TT khác luôn luôn thuộc đối tượng điều chỉnh của LTTHC.
- nhận định trên là Sai.


- đối tượng điều chỉnh của LTTHC là những quan hệ xã hội phát sinh

trong quá trình TA giải quyết một vụ án hành chính
- Do đó có những mối quan hệ phát sinh không nhằm giải quyết vụ án
hành chính nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của LTTHC.
VD: mối quan hệ uỷ quyền giữa ông A( Ngưởi khởi kiện) và ông B ( luật
sư- người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của A)
8) Phương pháp định đoạt là PP điều chỉnh chủ yếu cuả LTTHC
-nhận định trên là Sai.
-Phương pháp điều chỉnh của LTTHC là cách thức mà LTTHC tác động
lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Có 3 pp điều
chỉnh của LTTHC: PP quyền uy, PP bình đẳng, PP phối hợp-chế ước.
-phương pháp điều chỉnh chủ yêu của LTTHC là phương pháp quyền uy.
9) LTTHC chỉ sử dụng PP định đoạt để điều chỉnh các QHXH thuộc
đối tượng điều chỉnh của nó.
- nhận định trên là Sai.
- Phương pháp điều chỉnh của LTTHC là cách thức mà LTTHC tác động
lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Có 3 pp điều
chỉnh của LTTHC: PP quyền uy, PP bình đẳng, PP phối hợp-chế ước.
Do đó, LTTHC không chỉ sử dụng PP định đoạt để điều chỉnh các qhxh
thuộc đối tượng điều chỉnh của nó
10) PP quyền uy- phục tùng là PP điều chỉnh chủ yếu của LTTHC
- nhận định trên là đúng.
- Phương pháp điều chỉnh của LTTHC là cách thức mà LTTHC tác động
lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Có 3 pp điều
chỉnh của LTTHC: PP quyền uy, PP bình đẳng, PP phối hợp-chế ước.
-Trong đó, PP quyền uy- phục tùng là PP điều chỉnh chủ yếu của LTTHC.


11)Người khởi kiện yêu cầu BTTH thì luôn luôn phải cung cấp chứng
cứ cho toà án.
-nhận định trên là Đúng

- CSPL: K1 Đ7 LTTHC2015
- căn cứ theo quy định tại K1 Đ7 LTTHC2015:” Người khỏi kiện, người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu BTTH có nghĩa vụ cung
cấp tài liệu, chứng cứ…”. Như vậy, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho TA
thuộc về người khởi kiện.
12) TA phải thu thập tài liệu, chứng cứ trong mọi TH để giải quyết vụ
án HC.
- nhận định trên là Sai.
- CSPL: K1 Đ7 LTTHC2015
- Vì căn cứ theo quy định tại K1 Đ7 LTTHC 2015:” …Trường hợp cần
thiết, Toà án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để
đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác.” Như vậy, không phải
trong mọi trường hợp để giải quyết vụ án HC TA phải thu thập tài liệu mà
chỉ có những trường hợp cần thiết
13) Yêu cầu BTTH trong vụ án HC phải được TA tách riêng bằng
một vụ án DS.
- nhận định trên là sai.
-CSPL: k2 đ7 ltthc 2015
- vì căn cứ theo quy định tại k2 đ7 ltthc 2015:” trường hợp trong vụ án
hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để
chứng minh thì toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải
quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật.” nên
yêu cầu BTTH trong vụ án HC chỉ được tách riêng bằng 1 vụ án DS
trong trường hợp chưa có điều kiện chứng minh. Còn nếu có điều kiện
chứng minh thì yêu cầu BTTH trong vụ án HC sẽ không được tách riêng
bằng 1 vụ án DS.


14)Mọi QĐHC đều là đối tượng khởi kiện của Vụ án HC.
- nhận định trên là Sai.

- cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 3 LTTHC 2015
- QĐHC bao gồm: QĐHC chủ đạo, QĐHC quy phạm, QĐHC cá biệt
- căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 3 LTTHC 2015:” QĐHC bị kiện
là quyế định hành chính mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn
chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, không phải mọi QĐHC
đều là đối tượng khởi kiện của vụ án HC mà chỉ có QĐHC cá biệt mới là
đối tượng khởi kiện của vụ án HC.
15) NĐ 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức
được xem là đối tượng khởi kiện Vụ án HC.
- nhận định trên là sai.
- cơ sở pháp lý: K2 Đ3 LTTHC 2015
- căn cứ theo quy định tại k2 đ3 ltthc 2015, chỉ có QĐHC cá biệt mới là
đối tượng khởi kiện của vụ án HC. QĐHC cá biệt không chỉ là sự cá biệt
hoá các quy phạm pháp luật trong các trường hợp cụ thể mà còn là sự cá
biệt hoá quy phạm pháp luật đối với những đối tượng xác định cụ thể với
những đặc điểm riêng biệt về tên gọi, nơi cư trú,… NĐ 27/2012/NĐ-CP
CP quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức là QĐHC quy phạm nên
không được xem là đối tượng khởi kiện của vụ án HC.


16) QĐ xử lý ký luật buộc thôi việc giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo
của CT.UBND tỉnh được xem là đối tượng khởi kiện vụ án HC.
- Nhận định trên là Đúng.
- CSPL: K5 Đ3 LTTHC2015
K1 Đ6 nghị định 24/2014/NĐ-CP

-Căn cứ theo quy định tại K5 Đ3 LTTHC2015:” QĐKLBTV là quyết
định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình

thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lí của
mính.
- căn cứ theo quy định tại K1 Đ6 NĐ 24/2014/NĐ-CP :” Người đứng đầu
sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở)
chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
sở”
Như vậy, QĐKLBTV của CT.UBND tỉnh đáp ứng đủ câc đặc điểm của
đối tươngg khởi kiện vụ án hành chính: QĐKLBTV là văn bản, hình thức
được áp dụng là buộc thôi việc, người bị áp dụng là GĐ sở gd-đt thuộc
quản lí của CT.UBND tỉnh. Do đó, QĐ xử lý ký luật buộc thôi việc giám
đốc Sở Giáo dục-Đào tạo của CT.UBND tỉnh được xem là đối tượng khởi
kiện vụ án HC
17) Mọi HVHC của CQHCNN đều là đối tượng khởi kiện của Vụ án
HC.
- nhận định trên là Sai.
- CSPL: K4 Đ3 LTTHC 2015
- căn cứ theo quy định tại K4 Đ3 LTTHC 2015:” hành vi hành chính bị
kiện là hành vi hành chính mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến quyền và


lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”. Do đó, không phải mọi
HVHC của CQHCNN đều là đối tượng khởi kiện của Vụ án HC mà chỉ
có những HVHC làm ảnh hướng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.

18) Khiếu kiện QĐKL.BTV của người đứng đầu cơ quan từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án
đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lí của cơ quan thì luôn
luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.

- nhận định trên là Sai,
-CSPL: k8 đ32 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại K8 Đ32 LTTHC 2015:” Trường hợp cần thiệt,
TA cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền
giải quyết của TA cấp huyện theo quy định tại Đ31 của luật này”.
- căn cứ theo quy định tại k2 đ31 LTTHC 2015:” Khiếu kiện QĐKL.BTV
của người đứng đầu cơ quan từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi
hành chính với TA đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ
quan”
Như vậy không phải TA cấp huyện luôn luôn có thẩm quyền giải quyết
QĐKL.BTV của người đứng đầu cơ quan từ cấp huyện trở xuống trên
cùng phạm vi địa giới với TA mà trong những trường hợp cần thiệt thì TA
cấp tỉnh có thể giải quyết.

19) Khiếu kiện QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, CT.UBND cấp
huyện sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huuyện.
-nhận định trên là Sai.
-CSPL:K1 Đ31 LTTHC 2015


- Căn cứ theo quy định tại K1 Đ31 LTTHC 2015:” Khiếu kiện QĐHC,
HVHC của cơ quan hành chính NN từ cấp huyện trở xuống trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với toà án …. Trừ quyết định hành chính,
hành vi hành chính của UBND huyện, CT.UBND huyện”
Do đó, Khiếu kiện QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, CT.UBND cấp
huyện sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huuyện

20) Thẩm phám, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi nếu họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó
theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

- nhận định trên là Sai.
- CSPL: K3 Đ46 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại K3 Đ46 LTTHC 2015:” Họ đã tham gia giải
quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm,…” thì TP, HTND chỉ phải từ chối
tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện theo luật
quy định: “ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính” và “ ra bản án”. Tuy
nhiên, trong nhận định trên chỉ mới có 1 điều kiện “ đã tham gia giải
quyết vụ án hành chính” nên TP, HTND không phải từ chối tiến hành tố
tụng hoặc bị thay đổi nếu họ đax tham gia giải quyết vụ án hành chính đó
theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
21) Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng nếu là anh em kết
nghĩa với người khởi kiện hoặc người bị kiện
- nhận định trên là Sai.
-CSPL: K1 Đ45 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại K1 Đ45 LTTHC 2015 người THTT phải từ
chối hoặc bị thay đổi nếu thuộc trường hợp:” Đồng thời là … người thân
thích của đương sự”


- Căn cứ theo quy định K19 Đ3 LHNGĐ 2014:”Người thân thích là
người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực
hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”.
Như vậy, TP là anh em kết nghĩa với người khởi kiện hoặc người bị
không phải là người thân thích. Do đó, TP không phải từ chối tiến hành tố
tụng nếu là anh em kết nghĩa với người khởi kiện hoặc người bị kiện.
22)Trong mọi trường hợp thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi khi đã tham gia và đã ra bản án sơ thẩm.
- nhận định trên là Sai.
- CSPL: K3 Đ46 LTTHC 2015

- Căn cứ theo quy định tại Đ46 LTTHC 2015:” Họ đã tham gia giải quyết
vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm,….và đã ra bản án sơ
thẩm….trừ trường hợp là thành viên của HĐ.TP.TANDTC, UB.Thẩm
phán TAND cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm.”
Do đó, không phải trong mọi trường hợp Mà có 1 số trường hợp đặc biệt
theo luật định thì thẩm phán không phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị
thay đổi khi đã tham gia và đã ra bản án sơ thẩm.
23) việc thay đổi thẩm phán trong quá trình tiến hành tố tụng đều do
chánh án toà án nhân dân tối cao quyết định.
- nhận định trên là sai.
-CSPL: K1 Đ49 LTTHC2015\
-Căn cứ theo quy định tại k1 đ49 LTTHC 2015:” Trước khi mở phiên toà,
việc thay đổi Thẩm phán…do Chánh án Toà án quyết định.” Vì vậy, việc
thay đổi thẩm phán trong quá trình tiến hành tố tụng không phải đều do
Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định mà có thể là Chánh án Toà
án cấp tỉnh, Chánh án Toà án cấp huyện.”
24)trong mọi trường hợp phải thay đổi thẩm phán thì HĐXX có thể
không ra quyết định hoãn phiên toà.


- Nhận định trên là Đúng.
-CSPL: K2 Đ49 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại k2 đ49 LTTHC 2015:” Trường hợp phải thay
đổi Thẩm phán…mà không có người dự khuyết thay thế thay thế ngay thì
HĐXX ra quyết định hoãn phiên toà.” Do đó trong trường hợp phải thay
doiủod TP nhưng có người dự khuyết thay thế ngay thì HĐXX có thể
không ra quyết định hoãn phiên toà.
25)Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được xem là có
NLHV.TTHC khi tham gia tố tụng hành chính.

- nhận định trên là sai.
-CSPL: K2 Đ54 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại K2 Đ54 LTTHC 2015:”NLHV.TTHC là khả
năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính hoặc uỷ
quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.”
- căn cứ theo quy định tại K3 Đ54 LTTHC 2015:” Đương sự là người từ
đủ 18t trở lên có đầy đủ NLHV.TTHC trừ người mất NLHVDS hoặc
pháp luật có quy định khác.”
-Theo đó, cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng mất NLHVDS thig không
được xem là có NLHV.TTHC khi tham gia tố tụng HC.Do vậy, không
phải mọi trường hợp cá nhân đủ 18 tuổi trở lên được xem là người có
NLHV.TTHC khi tham gia tố tụng hành chính.
26) Đương sự là cá nhân từ đủ 18t trở lên đều phải tự thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình.
- nhận định trên là Sai.
- CSPL: K3, K4 Đ54 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tai K3, K4 LTTHC 2015:” đương sự là … người
mất NLHVDS, người bị hạn chế NLHVDS hoặc người có khó khan trong


nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự
trong TTHC thông qua người đại diện theo pháp luật.”
- Như vậy, đương sự là cá nhân từ đủ 18t trở lên nhưng bị mất NLHVDS,
hạn chế NLHVDS, người có khó kahưn trong nhận thức, làm chủ hành vi
không tự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, mà thông qua người đại
diện theo PL.
27) Để được chấp nhận là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự thì người này phải đáp ứng đủ điều kiện để là người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của
pháp luật; phải được đương sự nhờ và phải được TA chấp nhận

tham gia tố tụng.
-Nhận định trên là Sai.
- CSPL: K2 Đ61 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại K2 Đ61 LTTHC 2015:” Những người sau đây
được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có
yêu cầu của đương sự và được TA làm thủ tục đăng kí người bảo vệ quền
và lợi ích hợp pháp cuae đương sự…”
Như vậy, Để được chấp nhận là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự thì người này phải đáp ứng đủ điều kiện để là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của pháp luật;
phải được đương sự nhờ và chỉ cần “ làm thủ tục đăng kí” mà không cần
“phải được TA chấp nhận tham gia tố tụng”.
28) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 1 đương sự trong cùng 1 vụ án.
-nhận định trên là Sai.
-CSPL: K3 Đ61 LTTHC 2015
-Căn cứ theo quy định tại K3 Đ61 LTTHC 2015:” Người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp


của nhiều đương sự trong cùng 1 vụ án , nếu quyền và lợi ích hợp pháp
của những người đó không đối lập nhau.”
Như vậy, người Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
không chỉ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 1 đương sự trong
cùng 1 vụ án.
29) người khởi kiện và người có quyền khởi kiện luôn luôn là 2 chủ
thể khác nhau.
- nhận định trên là Sai.
- CSPL: k13 đ55 ltthc 2015
- căn cứ theo quy định tại k13 đ55 ltthc 2015 đương sự có quyền:” tự bảo

vệ, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.”
Như vậy, có những người hợp người có quyền khởi kiện không uỷ quyền
cho luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp( khởi kiện)
cho mình thì người khởi kiện và người có quyền khởi kiện là 01 chủ thể.
Do đó, không phải người khởi kiện và người có quyền khởi kiện luôn
luôn là 02 chủ thể khác nhau.
30) Mọi cá nhân, tổ chức đều là chủ thể có quyền khởi kiện vụ án
hành chính.
- nhận định trên là sai.
- CSPL: K1 Đ115 LTTHC 2015
-Căn cứ theo quy định tại k1 đ155 LTTHC 2015:” ..tổ chức, cá nhân có
quyền khởi kiện vụ án đối với QĐHC,HVHC, QĐKL.BTV trong trường
hợp không đồng ý với QĐ,HV đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm
quyền giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải
quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nạu về QĐ, HV đó.”
Do đó, chỉ những cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện được nêu
rõ ở k1 đ115 ltthc 2015 thì mới là chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành
chính.


31) Mọi QĐKL đối với công chức đều là đối tượng của vụ án hành
chính.
- nhận định trên là Sai.
- CSPL:K5 đ3 LTTHC 2015
- Công chức có nhiều hình thức quyết định kỉ luật: khiến trách, cảnh cáo,
hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Trong đó, chỉ có
QĐKL.BTV đối với công chức mới là đối tượng của vụ án hành chính.
-Căn cứ theo quy định tại K5 Đ3 LTTHC 2015:” QĐKL.BTV là quyết
định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình

thức kỉ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quản lí của mình.”
Do đó, không phải mọi QĐKL đối với công chức đều là đối tượng của vụ
án hành chính.
32) Toà án không được tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án HC khi vắng
mặt người khởi kiện. (45’)
-nhận định trên là Sai.
-CSPL: K1 Đ158 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại k1 đ158 ltthc 2015 Toà án vẫn tiến hành xét xử
vụ án trong các trường hợp sau đây:” Người khởi kiện…vắng mặt tại
phiên toà có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt…”
Như vậy, trong 1 số trường hợp TA vẫn được tiến hành xét xử sơ thẩm vụ
án HC khi vắng mặt người khởi kiện.

33) Tại phiên toà sơ thẩm nếu người làm chứng vắng mặt thì HĐXX
phải hoãn phiên toà.
- nhận định trên là Sai.
- CSPL: K2 Đ159 LTTHC 2015


- Căn cứ theo quy định tại k2 đ159 ltthc 2015:” Trường hợp người làm
chứng vắng mặt thì HĐXX quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành
xét xử….”
Như vậy, tại phiên toà sơ thẩm, nếu người làm chứng vắng mặt thì
HĐXX không phải hoãn phiên toà. HĐXX vẫn có thể quyết định vẫn
tiến hành xét xử
34) Trong giai đoạn CBXX khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án thì đương sự vẫn có thể được quyền khởi kiện lại vụ án đó.
- nhận định trên là Đúng
- CSPL:K1 Đ144 LTTHC 2015
-căn cứ theo quy định tại k1 đ144 ltthc 2015:” Khi có quyết định đình chỉ

giải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải
quyết vụ án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị
đình chỉ về người khởi kiện, người bị khởi kiện và quan hệ PL có tranh
chấp…”.
Như vậy, trong giai đoạn CBXX khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án thì đương sự vẫn có thể được quyền khởi kiện lại vụ án đó nếu việc
khởi kiện khác vụ án bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị khởi kiện
và quan hệ PL có tranh chấp.
35) Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, HĐXX có quyền ra quyết định
tạm đình chỉ, QĐ tiếp tục giải quyết vụ án hoặc QĐ đình chỉ giải
quyết vụ án.
- nhân định trên là Sai.
- CSPL: K1 Đ145 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại K1 Đ145 LTTHC 2015:” TP được phân công
giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định
tiếp tục giải quyết vụ án hoặc quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đó.”
-như vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, HĐXX không có quyền ra
quyết định mà chỉ có TP được phân công giải quyết vụ án đó mới có


quyền ra quyết định tạm đình chỉ, QĐ tiếp tục giải quyết vụ án hoặc QĐ
đình chỉ giải quyết vụ án.
36) Trong giai đoạn CBXX, người khởi kiện không nộp tạm ứng phí
định giá tài sản và chi phí tố tụng khác thì TA sẽ ra quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án.
- nhận định trên là Sai.
- CSPL: K1 Đ141 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại K1 Đ141 LTTHC 2015, Các trường hợp TA sẽ
ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án không có trường hợp người
khởi kiện không nộp tạm ứng phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác.

37) Trong giai đoạn CBXX khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án thì TA không nhất thiết phải trả lại đơn khiếu kiện cho đương sự.
(45’)
- nhận định trên là Đúng.
- CSPL: K2 Đ143 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại K2 Đ143 LTTHC 2015:” Khi ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án, TA trả lại đơn khởi kiện….cho đương sự nếu có
yêu cầu.”
-Như vậy, trong trường hợp đương sự không có yêu cầu thì TA không
nhất thiết phải trả lại đơn khiếu kiện cho đương sự.
38) Nếu KSV được VT.VKS cùng cấp phân công có nghĩa vụ tham
gia phiên toà mà vắng mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử phải
hoãn phiên toà phúc thẩm.
-nhận định trên là Sai.
- CSPL: Đ224 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại Đ224 LTTHC 2015 trong trường hợp KSV có
kháng nghị thì KSV được VT.VKS cùng cấp phân công mà vắng mặt thì
mới phải hoãn phiên toà. Nếu KSV vắng mặt trong trường hợp có kháng


cáo thì phiên toà vẫn tiếp tục. Ngoài ra, trong trường hợp có KSV dự
khuyết tham gia phiên toà từ đầu thì phiên toà cũng không bị hoãn.
Như vậy, Nếu KSV được VT.VKS cùng cấp phân công có nghĩa vụ tham
gia phiên toà mà vắng mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử không phải
hoãn phiên toà phúc thẩm.
39)Khi xét xử phúc thẩm thì bắt buộc HĐXX phải mở phiên toà,
phải triệu tập đương sự.
- nhận định trên là Sai.
- CSPL: K1 Đ226 LTTHC 2015
-Căn cứ theo quy định tại K1 Đ226 LTTHC 2015 có 1 số trường hợp

HĐXX không phải mở phiên toà, phải triệu tập đương sự: “ Xét kháng
cáo, kháng nghị quá hạn. Trường hợp quy định tại K2 Đ209 của Luật
này( trường hợp người kháng cáo không nộp tạm ứng án phí phúc thẩm
trong thời hạn 10 ngày trừ trường hợp họ được miễn hoặc không phải
đóng);xét xử kháng cáo, kháng nghị phần án phí….”
- Do vậy, khi xét xử phúc thẩm thì không bắt buộc HĐXX phải mở phiên
toà, phải triệu tập đương sự.
40)Phiên toà phúc thẩm chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên
HĐXX.
- nhận định trên là sai
- CSPL: K1 Đ223 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại K1 Đ223 LTTHC 2015:” Phiên toà chỉ được
tiến hành khi có đủ thành viên HĐXX và Thư ký phiên toà”.
Do đó, phiên toà mà chỉ có đủ thành viên HĐXX nhưng thiếu Thư ký
phiên toà thì cũng không được tiến hành.
41) Trong giai đoạn CBXX sau khi có quyết định tạm đình chỉ vụ án
thì TA sẽ xoá tên vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết trong hồ sơ thụ lí
- nhận định trên là Sai.


-CSPL: K1 Đ142 LTTHC 2015
42) HĐXX sơ thẩm vụ án hành chính luôn luôn gồm 1 thẩm phán và
2 HTND.
- nhận định trên là Sai.
-CSPL: đ154, k1 đ249
43) Trong giai đoạn CBXX, khi có quyết định đình chỉ vụ án HC thì
đương sự khởi kiện có quyền khởi kiện yêu cầu TA giải quyết lại vụ
án đó.
- nhận định trên là Sai.
- CSPL: K1 Đ144

BÀI TẬP:
1) Ông A khởi kiện UBND huyện về thu hồi đất và yêu cầu BTTH do
thu hồi sai là 300 triệu. Nhưng TA chỉ giải quyết 100 triệu.
a) TA giải quyết bằng Vụ án DS hay vụ án HC?
B) Nghĩa vụ chứng minh thuộc về ai?
CSPL: K2 Đ7 LTTHC 2015
K1 Đ7 LTTHC 2015
a)Căn cứ theo quy định tại k2 Đ7 LTTHC 2015:” trường hợp TA giải
quyết cả phần yêu cầu bồi thường thiệt hại cùng với việc giải quyết vụ án
hành chính mà phần quyết định của bản án về bồi thường thiệt hại bị
kháng cáo …thì phần quyết định BTTH trong các trường hợp này là một
phần của vụ án HC...”
- Theo tình huống trên thì ông A khởi kiện về quyết định hc thu hồi đất và
yêu cầu BTTH và TA giải quyết 100 triệu. Như vậy, từ đầu phần yêu cầu
BTTH của ông A thuộc vụ án HC. Khi ông A không đồng ý quyết định
của bản án về BTTH 100 triệu (theo ý kiéne của A đáng lẽ ra phải là 300


triệu) thì phần kháng cáo này vẫn thuộc vụ án HC. Do toà án HC giải
quyết.
b) căn cứ theo quy định tại K1 Đ7 LTTHC2015:” Người khỏi kiện, người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu BTTH có nghĩa vụ cung
cấp tài liệu, chứng cứ…”. Như vậy, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho TA
thuộc về người khởi kiện. Như vậy, nghĩa vụ chứng minh thuộc về ông
A.
2) hãy xác định HVHC nào sau đây là HVHC của CQHCNN, HVHC
nào của người có thẩm quyền trong cơ quan:
a. Theo quy định của pháp luật khi công dân nộp hồ sơ đăng ký
thành lập doanh nghiệp hợp pháp, hợp lệ thì trong thời hạn pháp
luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD). Ông A đến Sở Kế hoạch và Đầu
tư (SKH&TĐ) nộp sơ đăng ký kinh doanh, hồ sơ của ông là hợp lệ ,
hợp pháp nhưng đến hết thời hạn do luật định mà SKH&TĐ không
cấp GCNĐKKD cho ông A.
b. Ông B đến UBND quận X nộp hồ sơ Đăng kí quyền sử dụng đất.
Công chức A làm việc tại UBND quận X trả lại hồ sơ mà không có lý
do.
c. Theo quy định của Luật cư trú trong thời hạn 3 ngày làm việc kể
từ khi nhận hồ sơ đăng ký tạm trú thì trưởng công an xã phải cấp
giấy đăng ký tạm trú và ông C đã thực hiện đầy đủ quy định của
Luật cư trú, nhưng hết thời hạn luật định, trưởng công an xã không
cấp.
d. Pháp luật quy định CT. UBND quận phải thực hiện cưỡng chế
hành chính đối với ông E, nhưng ông CT. UBND đã ủy quyền cho
phó CT. UBND thực hiện cưỡng chế hành chính.Ông E đã cho rằng
việc cưỡng chế nhà nước sai quy định PL. Kiện phó CT, CT hay kiện
UBND.
a) Theo luật doanh nghiệp 2014, khi công dân nộp hồ sơ đăng ký thành
lập doanh nghiệp hợp pháp, hợp lệ thì trong thời hạn pháp luật quy định


thì Sở Kế hoạch & Đầu tư phải cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Do đó, Sở Kế hoạch & Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền nên việc ông A
đến nộp hồ sơ, hồ sơ của ông A hợp lệ, hợp pháp nhưng đến hết thời hạn
luật định mà Sở Kế hoạch & Đầu tư không cấp giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh cho ông A là HVHC của Sở Kế hoạch và Đầu tư, ko phải
HVHC của người nhận hồ sơ của ông A. Vì vậy, ông A phải kiện Sở Kế
hoạch & Đầu tư.
b) Theo quy định của PL, UBND quận X có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Do đó, việc . Ông B đến UBND quận X nộp hồ

sơ Đăng kí quyền sử dụng đất. Công chức A làm việc tại UBND quận X
trả lại hồ sơ mà không có lý do là HVHC của UBND quận X. Do đó,
ông A phải kiện UBND quận X không phải kiện công chức A.
c) Theo quy định của Luật cư trú thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ
khi nhận hồ sơ đăng kí tạm trú thì trường công an xã phải cấp giấy đăng
kí tạm trú nên việc và ông C đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật cư
trú, nhưng hết thời hạn luật định, trưởng công an xã không cấp là HVHC
của Trưởng công an xã. Do đó, ông A phải kiện Trưởng công an xã.
d) Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền thực hiện cưỡng chế hành
chính với ông E thuộc về CT.UBND. Nên việc ông E cho rằng việc
cưỡng chế nhà nước sai quy định pháp luật thì ông E phải kiện
CT.UBND

3) Hãy xác định TA có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp sau
đây:
a) 01/01/2016 ông A khiếu kiện QĐ thu hồi đất của UBND huyện.
b) 01/07/2017 ông B khiếu kiện QĐ giải toả nhà ở có đền bù của
UBND huyện.
- CSPL: K1 Đ31 LTTHC 2015
K4 đ32 LTTHC 2015


- Căn cứ theo quy định tại K1 Đ31 LTTHC 2015:” Khiếu kiện quyết định
hành chính …. Của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống
trên cùng phạm vị địa giới hành chính với Toà án hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành
chính…của UBND cấp huyện, CT.UBND cấp huyện.”
- Căn cứ theo quy định tại K4 Đ32 LTTHC 2015 thẩm quyền của TA cấp
tỉnh:”Khiếu kiện quyết định hành chính…cuả UBND cấp huyện,
CT.UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án.”

-LTTHC 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 nên:
+ ở trường hợp b) 01/07/2017 ông B khiếu kiện QĐ giải toả nhà ở có đền
bù của UBND huyện, ta áp dụng quy định tại LTTHC 2015 => thẩm
quyền giải quyết thuộc TAND cấp tỉnh.
+ ở trường hợp a) 01/01/2016 ông S khiếu kiện QĐ thu hồi đất của
UBND huyện, ta áp dụng quy định tại LTTHC 2010 => Thẩm quyền giải
quyết thuộc TAND cấp huyện.
4) ngày 27/07/2015 ông A nhận được quyết định số 18/QĐ-UBND
ngày 10/02/2015 của UBND quận B về việc cấp giấy chứng nhận về
việc sử dụng đất ở cho ông.
a)Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của A là ngày, tháng,
năm nào?
b)Sau đó, ông A xây tường rào bao diện tích đất. Ông M là hàng xóm
của A cho rằng:” A xây dựng tường rào lên cả phần diện tích của M.
Ngày 02/08/2015 ông A đã đưa cho ông M xem giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở cấp cho A. Và M thấy rằng 1 phần diện tích đất
mà A được cấp là phần diện tích của M. Hỏi M có quyền khởi kiện
hay không? Vì sao? Xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi
kiện của M.
CSPL: Điểm a K.2 Đ116 LTTHC 2015
-Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Đ116 LTTHC 2015:” 01 năm
kể từ ngày nhận hoặc biết được…QĐHC…”.


a) ngày 27.07.2015 ông A nhận được quyết định số 18/QĐ-UBND của
UBND quận B về việc cấp giấy chứng nhận về việc sử dụng đất ở cho
ông. Như vậy, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông A( thời
điểm ông A nhận được QĐHC của UBND Quận B) là từ ngày
27.07.20215 và thời hiệu khởi kiện là từ ngày 27.07.2015 đến hết ngày
27.07.2016.

b)- Ông M có quyền khởi kiện. Vì ông M đã cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của mình đã bị ảnh hưởng bởi QĐHC của UBND quận B. Ông
M không đồng ý với QĐHC của UBND quận B về việc cấp giấy chứng
nhận đất ở cho ông A có phần đất của mình.
- ngày 02.08.2015 ông A đã đưa cho ông M xem giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở cấp cho A. nên thời điểm ông M biết được QĐHC là từ
ngày 02.08.2015. => thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của M là
từ ngày 02.08.2015.
c) ĐKKD theo quy định PL nhưng hết thời hạn cấp giấy ĐKKD mà
K vẫn không được cấp. Giả sử luật quy định trong thời hạn 07 ngày
làm việc thì cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận
ĐKKD. Biết ông K nộp hồ sơ ngày 11/01/2017. Xác định thời hiệu
khởi kiện của ông K.
-CSPL: Điểm a Khoản 2 Điều 116 LTTHC 2015
- Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Đ116 LTTHC 2015:” 01 năm
kể từ ngày nhận hoặc biết được…HVHC…”.Ở tình huống trên, việc hết
thời hạn cấp giấy ĐKKD mà K vẫn ko được cấp là HVHC cùa CQ có
thẩm quyền. Ông K nộp hồ sơ vào ngày 11/01/2017 thì thời hạn cấp giấy
ĐKKD theo quy định của PL là hết ngày 18/01/2017. Sau ngày này mà
ông K vẫn chưa nhận được giấy ĐKKD dù hồ sơ hợp lệ thì ông K có
quyền khởi kiện, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện của ông K là
từ ngày 19/01/2017( thời hiệu khởi kiện từ ngày 19/01/2017 đến hết ngày
19/01/2018)


5) Ông A nhận được QĐ xử phạt HC số 04/QĐ-XPHC 31/02/2016 của
công an huyện B. Ông A không đồng ý đã khiếu nại đến người ban
hành quyết định. Theo quy định của PL, 26/05/2016 ông A nhạn được
quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền với nội
dung:” Giữ nguyên nội dung của QĐ số 04 ngày 31/03/2016. Ông A

không đồng ý nên đã khởi kiện ra toà án yêu cầu huỷ quyết định số
04 vì QĐ này ban hành không có căn cứ & làm thiêt hại quyền lợi
chính đáng của A.
a) Theo bạn, ông A phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm những
loại giấy tờ nào?
b) Bạn hãy viết đơn khởi kiện giúp ông Nguyễn Văn Năm khởi kiện
UBND huyện Bến Lức về QĐ số 2593/QĐ-UBND ngày 29/05/2012
a) theo em, ông A phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm:
+ CMND bảo sao có công chứng
+ QĐHC số 04/QĐ-XPHC của công an huyện B ( bản sao có công
chứng)
b) ĐƠN KHỞI KIỆN: ĐIỀU 118
6) Ông M là GĐ Sở GĐ-ĐT TPHCM bị CT.UBND TPHCM ra
QĐKL.BTV. Ông M khởi kiện tại toà án. Ông CT.UBND TPHCM đã
uỷ quyền cho ông C là GĐ Sở Tư pháp TPHCM tham gia vào toàn
bộ quá trình giải quyết vụ án hành chính. Hỏi việc uỷ quyền trên
đúng quy định của PL hay không? Vì sao?
- CSPL: K3 Đ60 LTTHC 2015
- Việc uỷ quyền trên không đúng quy định của PL.
- Vì căn cứ theo quy định tại K3 Đ60 LTTHC 2015:” Trường hợp người
bị kiện là … người đứng đầu cơ quan…thì người bị kiện chỉ được uỷ
quyền cho cấp phó của mình đại diện..”
Trong trường hợp trên: ông M là người khởi kiện; CT.UBND TPHCM là
người bị kiện; đối tượng của vụ kiện là QĐKL.BTV. Ông C là GĐ Sở Tư


pháp TPHCM không phải là cấp phó của CT.UBND TP.HCM; Mà cấp
phó của CT.UBND TPHCM là phó CT. UBND TPHCM. Do đó việc
CT.UBND TPHCM uỷ quyền cho ông C là GĐ Sở Tư pháp TPHCM là
trái quy định của pháp luật.

7) Ông A khởi kiện quyết định HC của UBND huyện Bến Cát về việc
thu hồi đất, giải toả đền bù đất tại TAND. Khi TA thụ lý, giải quyết
thì khu đất của ông ( đất bị thu hồi) bị chia tách địa giới hành chính
và được chuyển về thuộc địa giới hành chính của huyện Baou Bàng.
a)Hỏi huyện Baou Bàng do TA nào có thẩm quyền giải quyết.
b) Hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của người khởi kiện, người
bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
c) Ông A có thể tìm những ai để làm người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình và người đó phải đáp ứng những điều kiện gì?
-CSPL: K5 Đ59 LTTHC 2015
- căn cứ theo quy định k5 đ59 LTTHC 2015:” Trường hợp …mà đối
tượng của quyết định hành chính có sự thay đổi thì cơ quan…đã ra quyết
định hành chính có trách nhiệm tham gia tố tụng với tư cách là người bị
kiện tại Toà án nơi cơ quan…có quyết định hành chính bị kiện. Cơ quan
tiếp nhận đối tượng của QĐHC bị kiện phải tham gia tố tụng với tư cách
là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.”
a) Toà án huyện Bến Cát là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
b) Người khởi kiện: Ông A
người bị kiện: UBND huyện Bến Lức
người có quyền và nghĩa vụ liên quan: UBND huyện Baou Bàng
c)- CSPL: K2 Đ61 LTTHC 2015
căn cứ theo quy định tại K2 Đ61 LTTHC 2015 Ông A có thể tìm những
người sau đây để làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:
+ LS


+Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy
định của PL về trợ giúp PL.
+công dân VN có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý,
chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xoá án tích; không thuộc

trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là
cán bộ, công chức trong TA, VKS, Thanh tra, Thi hành án, công chức, sĩ
quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
Những người này phải được ông A yêu cầu và có làm thủ tục đăng kí
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại Toà án.
8)
a)

b)
c)

a)

Giả sử trong trường hợp qua đối thoại mà ông Nguyễn Văn Năm tự
nguyện rút đơn khởi kiện. Chủ thể có thẩm quyền sẽ xử lý như thế
nào?
Giả sử tại phiên toà sơ thẩm, ông Nguyễn Văn Năm vắng mặt không
có lý do. Hỏi chủ thế có thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào?
Gỉa sử tại phiên toà sơ thẩm, UBND huyện Bến Lức huỷ bỏ QĐ 2593
và ông Nguyễn Văn Năm đồng ý rút đơn khởi kiện. Vậy chủ thể có
thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào? Bạn hãy giúp UBND huyện Bến
Lức viết đơn kháng cáo đối với Sơ thẩm sô 30 của TA tỉnh LA.
CSPL: K2 Đ140 LTTHC 2015
Căn cứ theo quy định tại k2 đ140 ltthc 2015:” trường hợp qua đối thoại
mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì TP lập biên bản… ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án….”

b)

Như vậy, giả sử Giả sử trong trường hợp qua đối thoại mà ông

NGUYỄN VĂN NĂM tự nguyện rút đơn khởi kiện thì chủ thể có thẩm
quyền là Thẩm phán được phân công ( ông TRẦN QUANG THẮNG) sẽ
xử lý như sau:
+ lập biên bản về việc ông NGUYỄN VĂN NĂM tự nguyện rút đơn khởi
kiện
+ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của ông
NGUYỄN VĂN NĂM
CSPL: K1 Đ157 LTTHC 2015


Căn cứ theo quy định tại K1 Đ157 LTTHC 2015:” Toà án triệu tập hợp lệ
lần thứ nhất, đương sự… phải có mặt tại phiên toà; Trường hợp có người
vắng mặt thì HĐXX hoãn phiên toà trừ trường hợp người đó có đơn đề
nghị xét xử vắng mặt”
Như vậy, Giả sử tại phiên toà sơ thẩm, ông Nguyễn Văn Năm vắng mặt
không có lý do thì chủ thế có thẩm quyền ( HĐXX) sẽ hoãn phiên toà và
thông báo cho ông NGUYỄN VĂN NĂM về việc hoãn phiên toà
c)
-

-

-

CSPL: Khoản 2 Điều 165 LTTHC 2015
Điểm e Khoản 1 Đ143 LTTHC 2015
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 165 LTTHC 2015:” Tại phiên toà,
nếu có 1 trong các trường hợp quy định tại K1 Điều 143 LTTHC 2015 thì
HĐXX ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.”
Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 143 LTTHC 2015:” người

khởi kiện huỷ bỏ QĐHC…Và người bị kiện đồng ý rút đơn kiện..”
Như vậy, Gỉa sử tại phiên toà sơ thẩm, UBND huyện Bến Lức huỷ bỏ QĐ
2593 và ông Nguyễn Văn Năm đồng ý rút đơn khởi kiện. Chủ thể có
thẩm quyền ( HĐXX ) sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án.
ĐƠN KHÁNG CÁO Đ205
9) Ông HIẾU kháng cáo đối với bản án ST 01/19/09/2016. Hãy tính
thời gian bắt đầu tính thời hiệu kháng cáo.
- CSPL: K1 Đ206 LTTHC 2015
Căn cứ theo quy định tại K1 Đ206 LTTHC 2015:” Thời hạn kháng cáo
đối với bản án của TA cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án…”
- TAND huyện Tân Thạnh tỉnh Long An ( TA cấp sơ thẩm ) đã tuyên án
vào ngày 19.09.2016=> thời điểm bắt đầu tính thời hiệu kháng cáo là kể
từ ngày 19.09.2016 ( thời hiệu kháng cáo: 19.09.2016 -> hết ngày
4.10.2016
10)Giả sử tại phiên toà ST 30/2017/HC-ST HĐXX đã quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án thì thời hạn kháng cáo của ông Năm được tính
từ thời điểm nào?
- CSPL: K2 Đ206 LTTHC 2015


×