Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá nội bộ rừng trồng tiểu điền tại các tỉnh miền trung, tiến tới cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

VŨ XUÂN THÔN

ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ RỪNG TRÔNG TIỂU ĐIỀN
TẠI CÁC TỈNH MIỀN TRUNG, TIẾN TỚI CẤP CHỨNG CHỈ
RỪNG THEO TIÊU CHUẨN FSC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------

VŨ XUÂN THÔN

ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ RỪNG TRÔNG TIỂU ĐIỀN
TẠI CÁC TỈNH MIỀN TRUNG, TIẾN TỚI CẤP CHỨNG CHỈ
RỪNG THEO TIÊU CHUẨN FSC


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiêp̣
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ MINH CHÍNH

Hà Nội, 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội đối với rừng và
vai trò của xã hội đối với rừng thông qua chức năng quản lý, gìn giữ và phát
triển rừng. Đặc biệt, nước ta với ¾ diện tích là đồi núi thì rừng càng có vai trò
quan trọng trong đời sống của người dân. Rừng là tài nguyên quý báu của đất
nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có
giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân và gắn liền với đời sống của nhân dân.
Việc xây dựng và quản lý rừng bền vững càng cần được quan tâm trong
bối cảnh hiện nay, khi ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam ngày càng
tăng trưởng và đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong khi xuất khẩu
sản phẩm gỗ tăng trưởng nhanh thì đến 80% lượng nguyên liệu phải nhập
khẩu, đây là một bất cập đối ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. Cùng
với đó, người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm đến các mặt hàng đồ
gỗ được cấp chứng chỉ rừng (FSC: Forest Stewardship Council), thậm chí hội
người tiêu dùng tại Anh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại
hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được cấp

chứng chỉ ở thị trường châu Âu và Mỹ đã vượt quá cung. Hiện có hơn 8.000
sản phẩm trên khắp thế giới có mang Bảng trưng của chứng chỉ rừng FSC.
Theo kết quả thống kê nhu cầu sử dụng hàng có chứng chỉ rừng đã gia tăng
với tỉ lệ 2-3% mỗi năm ở Anh. Ở Hà Lan có 500 công ty cùng với nhà nhập
khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 2 trên toàn thế giới, hiện đã
cam kết chỉ mua sản phẩm đã có FSC. Các mạng lưới bán lẻ rất lớn từ Anh và
Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc tác cho những thay đổi bởi họ đang gia tăng
yêu cầu cung cấp gỗ đã được chứng chỉ. Do đó, việc nhanh chóng xây dựng hệ
thống rừng có chứng chỉ FSC là vô cùng cấp thiết.


2

Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn
bản - giấy chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã
được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các
chức năng sinh thái của rừng và môi trường xung quanh và không làm suy
giảm tính đa dạng sinh học.
Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp là dự án sử dụng vốn vay của
Ngân hàng thế giới (WB) cho Hợp phần Trồng rừng sản xuất và vốn viện trợ
không hoàn lại của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) cho Hợp phần Quỹ Bảo
tồn Việt Nam và vốn hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan,
Chính phủ Phần Lan, vốn đối ứng trong nước (từ ngân sách Trung ương, đóng
góp của các địa phương và người dân địa phương,.v.v.).
Phân tích đánh giá việc thiết lập và quản lý rừng trồng tiểu điền (trồng
rừng sản xuất với quy mô nhỏ) của dự án sau 6 năm thực hiện theo phương
pháp thâm canh, năng suất cao, nâng cao khả năng đóng góp của ngành Lâm
nghiệp cho công cuộc xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái để
tiến tới cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC là cần thiết. Do đó, tác giả đã
chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nội bộ rừng trồng tiểu điền tại các tỉnh

Miền Trung, tiến tới cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU
1.1. Đánh giá dự án
Đánh giá là một công việc thường xuyên diễn ra trong các hoạt động
của dự án, đó là khâu then chốt trong một chu trình dự án nhằm đưa ra những
nhận xét theo định kỳ về kết quả thực hiện các hoạt động của dự án trên cơ sở
so sánh một số chỉ tiêu đã lập trước hay nói cách khác, đánh giá là quá trình
xem xét một cách có hệ thống và khách quan nhằm cố gắng xác định tính phù
hợp, tính hiệu quả và tác động của các hoạt động ứng với mục tiêu đã vạch ra
[14], [16], [24].
Quá trình đánh giá dự án được chia làm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Đánh giá sơ bộ (đánh giá ban đầu): Đây là giai đoạn đánh giá nhằm
kiểm tra dự án trước khi dự án được thực thi. Đánh giá sơ bộ thường do chủ
dự án tiến hành trước khi thực hiện. Việc đánh giá sơ bộ phải bao gồm toàn
bộ những yếu tố chủ yếu của dự án, nhằm tìm xem dự án có đủ hấp dẫn để
đầu tư hay không.
- Đánh giá tạm thời (đánh giá giữa kỳ): Nhằm kiểm tra dự án trong
quá trình thực thi dự án, thường sau một khoảng thời gian nhất định thì tổ
chức đánh giá dự án nhằm kiểm tra dự án có thực hiện đúng kế hoạch xây
dựng hay không.
- Đánh giá cuối cùng (đánh giá hoàn thành): Giai đoạn đánh giá cuối
cùng nhằm kiểm tra dự án sau khi đã được thực thi và kết thúc. Được tiến
hành sau khi dự án đã hoàn thành để đưa ra những thông tin về kế hoạch đã được
thực hiện, xác định những thành quả và bài học để cho các dự án tương lai.
Mục đích của việc đánh giá dự án là để đúc rút các bài học kinh nghiệm



4

về giá trị và hiệu quả, tính phù hợp của các hoạt động nhằm triển khai các
hoạt động tương tự trong tương lai.
Đánh giá để so sánh những gì đã xảy ra với những điều đã được dự
kiến từ trước. Kết quả đánh giá được dùng để xem xét lại các chủ trương,
phương hướng phát triển từ đó có thể thay đổi điều chỉnh lại các mục tiêu và cải
thiện việc thực thi dự án.
Việc đánh giá không phải là để tìm kiếm các khuyết điểm của các nhà
quản lý mà để cải thiện các công việc của họ sắp làm. Thông qua việc đánh
giá nhằm giúp cho các nhà quản lý dự án nhìn nhận xem xét bằng cách nào để
có thể thu được kết quả tốt hơn hoặc xem xét lại trách nhiệm của họ trong
việc quản lý dự án.
Đánh giá dự án là nhằm mục đích thực hiện tốt hơn các công việc và đề
phòng sự cố bất trắc có thể xảy ra chứ không phải đề ra các hoạt động cứng
nhắc. Qua đánh giá dự án đưa ra những thông tin ý kiến để cải tiến quá trình
quản lý dự án đang thực thi.
Đề xuất các giải pháp về hành động thực thi, cơ cấu và sự thích hợp
cho các dự án đang thực thi không có hiệu quả. Đánh giá giúp cho các nhà
quản lý nâng cao được trách nhiệm từ đó giúp cho công tác quản lý dự án có
hiệu quả hơn. Thông qua đánh giá sẽ xác định và áp dụng các hoạt động cần
thiết cho dự án, đưa ra các tính toán, hạch toán tài chính hiện tại của dự án.
Đánh giá để đưa ra được những thông tin để cải tiến kế hoạch của dự án trong
tương lai và phát triển các chính sách [16].
1.1.1. Trên thế giới
Các lý thuyết và hướng dẫn về đánh giá Dự án được đề cập chi tiết
trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới [8].



5

Trước những năm 1990, thuật ngữ “đánh giá dự án” mới chỉ giới hạn ở
đánh giá hiệu quả bao gồm hiệu lực thực thi (efficiency) và hiệu quả
(effectiveness). Đến những năm 90 thì các hoạt động đánh giá bao gồm cả
đánh giá tác động (impact assessment), tức là xem xét xem các hoạt động của
dự án đó có bền vững sau khi dự án kết thúc không (John et al, 2000). Việc
đánh giá tác động được coi như bắt buộc đối với tất cả các hoạt động đánh giá
hiện nay [14].
Năm 1980 Cục Nông nghiệp Mỹ công bố phần mềm có tên là
EVALUE. Đây là phần mềm cho phép người sử dụng đánh giá được hiệu quả
đầu tư cho các dự án rừng trồng (Peter J.Ince và cộng sự, 1980). Tuy nhiên,
chương trình máy tính này chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiệu quả tài chính
thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR,... Báo cáo đánh giá của Winconsin
Woodland, Micheal Luedeke và Jeff Martin (1996) cũng có kết luận tương tự.
Theo các tác giả, hoạt động đánh giá tài chính đơn thuần chỉ nên sử dụng cho
các công ty kinh doanh mà lợi nhuận kinh tế là yếu tố hàng đầu, còn đối với
các dự án đầu tư mang nhiều yếu tố xã hội thì nên cân nhắc việc đánh giá hiệu
quả cả xã hội và môi trường [13], [15], [18].
Các tác giả trên thế giới như Jim Woodhill, Lisa Robins, Joachim
Theis, Heather. M. Grady đã chia đánh giá dự án thành hai loại là đánh giá
mục tiêu và đánh giá tiến trình. Đánh giá mục tiêu là xem xét khả năng đạt
được mục tiêu đặt ra của dự án, vì vậy nó tập trung vào việc phân tích các chỉ
số đo đạc về hiệu quả thu được. Đánh giá tiến trình là mở rộng diện đánh giá
hơn so với đánh giá mục tiêu, sử dụng tri thức và hiểu biết của nhiều người để
xem xét nhiều khía cạnh của dự án [32], [36].
FAO (1990, 1997) nhấn mạnh việc đánh giá hiệu quả xã hội và môi
trường khi đưa ra các báo cáo tham luận về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp



6

cộng đồng. Cũng theo tổ chức này, một dự án lâm nghiệp dù có đạt được hiệu
quả tài chính cao (NPV, IRR, BCR,…) nhưng chưa đạt được hiệu quả xã hội
là (giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ dân
trí,…), và hiệu quả môi trường (không gây ô nhiễm môi trường, xói mòn
đất,…) thì không được coi là một dự án bền vững [15], [23].
Việc ký kết Nghị định thư Kyoto cũng như việc thành lập Quỹ môi
trường toàn cầu (GEF) càng đề cao vai trò của việc đánh giá hiệu quả xã hội
và hiệu quả môi trường. Theo khuyến nghị của nhiều chuyên gia thì cần phải
có hoạt động đánh giá môi trường riêng rẽ bao gồm tất cả các chỉ tiêu phản
ánh ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của các dự án đến môi trường như mức
độ xói mòn đất, khả năng ngăn ngừa thiên tai, độ che phủ rừng, sự hấp thụ và
phát thải CO2…[1], [16], [20], [22], [24].
Tổ chức nghiên cứu cao cấp về phát triển quốc tế Nhật Bản (2003) đã
đề xuất việc đánh giá tác động không chỉ tập trung so sánh kết quả đầu ra với
đầu vào của dự án mà còn phải xem xét những ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực, hiện tại và tương lai, thậm chí là những ảnh hưởng gián tiếp phát sinh từ
những ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy trong quá trình đánh giá dự án, việc thiết
kế phương pháp và câu hỏi nên chia thành 2 nhóm vấn đề chính: Các vấn đề
đan xen (chính sách, kỹ thuật, môi trường, văn hóa - xã hội, thể chế - quản lý
và kinh tế - tài chính) và phân loại tác động thành 4 nhóm: tích cực tiêu cực
và mong đợi/không mong đợi.
Theo FAO (1987), hướng dẫn đánh giá kinh tế các dự án quản lý lưu
vực thì đánh giá về mặt kinh tế thường được dùng để phân tích các lợi ích và
chi phí của xã hội, nên các lợi ích và chi phí đó phải được tính cho suốt thời
gian mà chúng còn có tác dụng, nhất là đối với dự án trồng rừng, phải sau
khoảng thời gian dài thì chúng mới cho sản phẩm, đồng thời lại có những tác



7

động về mặt môi trường có thể còn có tác dụng trong một thời gian dài sau
khi kết thúc dự án. Vậy cần vận dụng khoảng thời gian nào để đánh giá thì
thích hợp là câu hỏi đang được đặt ra.
Đứng về phương diện các phương thức canh tác, hay sử dụng các
phương án sử dụng đất khác nhau, Walfredo đã cho rằng: Phương thức canh
tác sẽ có những tác động tới kinh tế, sinh thái và xã hội từ đó sẽ có ảnh hưởng
lần lượt tới tăng trưởng kinh tế, cân bằng sinh thái và phát triển xã hội. Tất cả
các mối quan hệ ảnh hưởng này sẽ tác động toàn diện về kinh tế - xã hội - bảo
vệ môi trường sinh thái.
Theo Lyn Squire trong tài liệu “Phân tích kinh tế dự án” đã chỉ ra rằng,
trong trường hợp các chi phí hoặc lợi ích môi trường kéo dài trong tương lai
thì các lợi ích và chi phí đó phải được đưa vào phân tích. Không phải là dự án
đã kết thúc về mặt hành chính mà chúng ta bỏ qua các lợi ích và chi phí về
môi trường. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề tỷ suất chiết khấu và lý do muốn
giản đơn việc tính toán đã làm cho nhiều người chọn thời hạn phân tích và
đánh giá ngắn hơn nhiều. Đối với các dự án quản lý rừng đầu nguồn hoặc
trồng rừng thì thời hạn đánh giá phải đủ lớn (chừng khoảng 15-20 năm) để
thấy đầy đủ và rõ ràng các lợi ích và chi phí kinh tế [34].
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiệu quả dự án được nhắc đến nhiều từ thập kỷ 80. Việc
tiếp cận muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới đã tạo ra những cơ hội tốt
trong việc tiếp cận phương pháp mới trong đánh giá. Đặc biệt, trong các dự án
lâm nghiệp thì hiệu quả đầu tư không chỉ được đánh giá qua các chỉ tiêu kinh
tế mà hiệu quả về mặt xã hội và môi trường cũng được quan tâm. Tuy nhiên,
trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường, các nghiên cứu
trong thời gian qua đang tập trung chủ yếu vào đánh giá hiệu quả kinh tế dự



8

án trồng rừng để giúp cho việc lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả nhất về
mặt tài chính.
Những nghiên cứu về rừng phòng hộ của nhiều tác giả gần đây như
Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn (TS Phạm Văn Điển, TS Nguyễn Thế Đồi
và PGS.TS Phạm Xuân Hoàn) - 2009, đã chỉ ra những vấn đề về phát triển
rừng phòng hộ nhưng dưới nghiên cứu nhìn từ góc độ quản lý kỹ thuật .
Nghiên cứu về rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển do
tập thể nhiều tác giả đã biên soạn và chỉnh lý đánh giá chủ yếu là hướng dẫn
tổ chức quản lý về rừng và rừng phòng hộ ở Việt Nam (Cẩm nang ngành Lâm
nghiệp - 2006) [7].
Theo Vũ Nhâm có 10 bước công việc tiến hành trước khi đánh giá dự
án và một số công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế cho các dự
án trồng rừng gỗ nguyên liệu được tiến hành vào thập kỷ 90 như: Per H. Stahl
và Heine Krekula (1990) với công trình “Đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt
động kinh doanh rừng trồng Bạch đàn tại vùng nguyên liệu giấy Phú Thọ”.
Các chỉ tiêu NPV, IRR được dùng chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh tế. Một
số chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và môi trường cũng đã được nhắc đến nhưng
nhìn chung còn rất hạn chế và chưa rõ ràng, đặc biệt những ảnh hưởng của
cây Bạch đàn đến môi trường đất, nước chưa được chú ý đến [19].
Một chương trình máy tính đã được Heine Krekula xây dựng nhằm
đánh giá hiệu quả kinh tế cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu trên một số
vùng sinh thái như: Bạch đàn ở Măng Yang (Gia Lai), Mỡ ở Vĩnh Phúc và
Phú Thọ, Bồ đề ở Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng
cho việc lựa chọn các loài cây trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy của
các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ nhưng chưa đề cấp đến cơ chế đầu tư và cơ chế
quản lý cụ thể từng loại rừng này.



9

Andrew ewing, Henning Hamiton và Lars Heikensten với công trình
nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình nhà máy giấy
Bãi Bằng”. Các tác giả đã thông qua việc phân tích chi phí và lợi nhuận để
đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà máy trong thời gian hoạt động nhằm xem
xét mức độ phù hợp với điều kiện Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Tuy
nhiên vào thời điểm đó, nền kinh tế của Việt Nam đang trong thời kỳ bao cấp,
mọi hoạt động sản xuất đều thực hiện theo kế hoạch, do đó những tác động của
nhà máy đến môi trường xung quanh chưa được đề cập....
Sau thập kỷ 90, vấn đề hiệu quả xã hội và môi trường đã được nhiều tác
giả quan tâm trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả của dự án. Các nghiên cứu
tập trung xác định rõ nguyên nhân của sự thay đổi về mặt kinh tế, xã hội và
môi trường ở thời điểm trước và sau khi dự án được triển khai. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng các phương pháp và xây
dựng lý thuyết đánh giá. Nổi bật trong số các công trình nghiên cứu đó là:
Lê Thạc Cán (1994) với công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động môi
trường - phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn”. Kết quả nghiên cứu đã
tạo ra một hướng mới và một tiền đề về phương pháp luận, cơ sở khoa học
định hướng cho việc nghiên cứu về môi trường trong giai đoạn tiếp theo [8].
Trần Hữu Dào (1995) đã đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường của mô hình trồng Quế thâm canh, thuần loài, quy mô hộ gia đình tại
huyện Văn Yên - Yên Bái. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về cơ chế đầu tư và
quản lý chưa làm sáng tỏ và các chỉ tiêu xã hội và môi trường những năm đó
còn để ngỏ cần nghiên cứu tiếp [9].
Đoàn Hoài Nam (1996) với công trình “Bước đầu đánh giá hiệu quả
kinh tế, sinh thái của một số mô hình rừng trồng tại Yên Hưng - Hàm Yên Tuyên Quang” đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế, sinh thái, tuy
nhiên hiệu quả xã hội vẫn chưa được đánh giá [17].



10

Đỗ Doãn Triệu (1997) đã đề cập đến phương pháp phân tích hiệu quả
đầu tư các dự án trồng rừng và phân biệt được sự khác nhau giữa phân tích tài
chính và kinh tế của dự án. Toàn bộ nội dung này được giới thiệu trong bài
giảng “Đánh giá kinh tế các dự án đầu tư trồng rừng trong cơ chế thị trường” do
chính tác giả biên soạn [26].
Cao Danh Thịnh (1998) đã đề cập đến vấn đề định lượng các chỉ tiêu
đánh giá thông qua các trọng số trong việc tính toán hiệu quả tổng hợp kinh tế
- môi trường. Theo tác giả thì phương pháp tính trọng số bằng tương quan cho độ
chính xác cao nhất [23].
Đỗ Đức Bảo và cộng sự (2001) đã sử dụng phương pháp ma trận môi
trường để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phương án canh tác
lâm nghiệp ở khu vực lòng hồ huyện Mộc Châu Sơn La. Các loại hình canh
tác được đánh giá bao gồm: Vườn tạp, nông lâm kết hợp và rừng tự nhiên,…
Theo phương pháp này, việc phân tích được phân theo hàng và cột, chúng ta
có thể đưa ra hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực chịu tác
động như kinh tế, xã hội và môi trường. Phương án được đánh giá cuối cùng
thông qua tổng số điểm đạt được. Tuy nhiên, theo phương pháp này có một
hạn chế là việc cho điểm phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, kinh nghiệm và
trình độ của người chấm điểm nên độ chính xác không cao [2].
Gần đây, Phạm Xuân Thịnh (2002) nghiên cứu “Đánh giá tác động của
dự án KFW1 tại vùng dự án xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
Công trình đã đánh giá tác động của dự án trên các mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Quá trình đánh giá đã sử dụng các chỉ tiêu, chỉ báo có sự so sánh các
lĩnh vực trước và sau dự án. Tuy nhiên, việc đánh giá mới chỉ dừng lại ở mặt
tích cực, còn mặt tiêu cực của dự án chưa thấy tác giả đề cập đến [24].
Việc đánh giá tác động của dự án trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi
trường cũng được các tác giả Nguyễn Đình Sơn (2003), Đàm Đình Hùng (2003),



11

Lại Thị Nhu (2004), Hoàng Phú Mỹ (2008), Nguyễn Hoàng Linh (2008), thực
hiện. Trong quá trình đánh giá, các tác giả này đã sử dụng các chỉ tiêu, chỉ báo
có sự so sánh các lĩnh vực trước và sau dự án. Nhìn chung những nghiên cứu này
đã đánh giá được tác động tổng hợp của một số dự án trên cả 3 lĩnh vực kinh tế,
xã hội và môi trường, tuy nhiên phạm vi đánh giá của các tác giả cũng có sự
khác nhau và đều chưa làm rõ những ảnh hưởng của cơ chế đầu tư và cơ chế
quản lý [14], [16], [20].
Nguyễn Xuân Sơn (2005) với công trình “Đánh giá tác động của dự án
lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An đến vùng đệm Vườn
Quốc gia Pù Mát”. Ngoài việc đánh giá tác động của dự án trên 3 lĩnh vực
kinh tế, xã hội, môi trường, tác giả còn phân tích được hiệu quả kinh tế của
một số cây trồng dài ngày, tuy nhiên tác giả chỉ đánh giá với chu kỳ 5 năm là
chưa hợp lý, chưa thấy hết được những tác động mà các loài cây trồng có thể
mang lại [22].
Cao Lâm Anh (2007) đã đánh giá tác động của dự án trồng rừng
KFW4, đến sinh kế của người dân vùng dự án huyện Thạch Thành tỉnh Thanh
Hóa. Nghiên cứu này đã đề cập đến lý thuyết tác động trên cơ sở đưa ra các
giả thuyết tác động cùng các chỉ số, chỉ báo tác động. Tuy nhiên, tác giả mới
chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của dự án đến sinh kế của người dân mà
chưa đề cập đến việc đánh giá hiệu quả, hiệu suất, tính thích hợp và khả năng
duy trì dự án, mặt khác việc đánh giá mới chỉ ở giai đoạn trước mắt mà chưa
phân tích được những tác động lâu dài trong cả chu kỳ của dự án [1].
Trương Tất Đơ (2009) đã tiến hành đánh giá tác động xã hội của công
tác quản lý rừng tại lâm trường Văn Chấn tỉnh Yên Bái, đây có thể xem là
công trình đầu tiên đi sâu về đánh giá tác động xã hội trong công tác quản lý
rừng, tác giả đã phân tích kỹ mối quan hệ tác động qua lại giữa cộng đồng, địa

phương với hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường; chỉ ra sự phù hợp


12

và chưa phù hợp của từng tiêu chí, chỉ số về mặt xã hội theo tiêu chuẩn trong
bộ tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí về mặt xã hội để tiến tới QLRBV và cấp chứng
chỉ rừng cho Lâm trường trên cơ sở những dự báo về sự biến đổi của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những tác động về mặt kinh tế, môi trường có ảnh hưởng
qua lại đến những tác động về mặt xã hội nhưng chưa được tác giả quan tâm,
đánh giá [12].
Đinh Đức Thuận (2006) đã chỉ ra rằng, khi xem xét tác động của các dự
án lâm nghiệp đến đói nghèo và sinh kế thì phương thức lập kế hoạch hoạt
động có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư của
nguồn vốn [25].
1.2. Chứng chỉ rừng
1.2.1 Khái niệm
Chứng chỉ rừng FSC là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị
quản lý rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền
vững do tổ chức chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định. Nói cách
khác, chứng chỉ rừng là quá trình đánh giá quản lý rừng để xác nhận rằng chủ
rừng đã đạt các yêu cầu về quản lý rừng bền vững. Nhiệm vụ chính của FSC
là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trường,
có lợi ích về mặt xã hội và kinh tế [7].
Chứng chỉ nhóm: Là một quá trình theo đó nhiều chủ rừng hoặc các
nhà quản lý rừng được cấp chung một chứng chỉ FSC. Một chủ thể nhóm là
đơn vị đại diện giữ chứng chỉ cho một nhóm gồm các chủ rừng hoặc các nhà
quản lý rừng cùng đồng ý tham gia vào nhóm. Các khu rừng của từng thành
viên được áp dụng hệ thống quản lý rừng đã được chứng chỉ của chủ thể
nhóm. Chủ thể nhóm phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu về quy định và thủ

tục của FSC và tất cả các chủ rừng/nhà quản lý rừng phải đáp ứng được Bộ


13

tiêu chuẩn P&C FSC. Chứng chỉ nhóm khác với chứng chỉ quản lý rừng
truyền thống ở khía cạnh là chủ thể nhóm thường không có quyền sở hữu
hoặc sử dụng hợp pháp đối với tài nguyên rừng [6], [11].
1.2.2. Trên thế giới
Năm 1992 lần đầu tiên Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) đề ra
những tiêu chí cho quản lý bền vững rừng nhiệt đới. Hiện nay trên thế giới có
một số quy trình cấp chứng chỉ rừng đang hoạt động như Hội đồng quản trị
rừng quốc tế (FSC), Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng
(PEFC) của Châu Âu, Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) của Bắc Mỹ, Hội
tiêu chuẩn Canada (CSA), Quy trình chứng chỉ quốc gia CertforChile của
Chile, Viện nhãn sinh thái Indonesia (LEI), và Hội đồng chứng chỉ gỗ Mã Lai
(MTCC). Hai quy trình đang hoạt động ở cấp toàn cầu là FSC và PEFS, trong
khi đó các quy trình khác chỉ hoạt động ở cấp vùng hoặc quốc gia.
Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) là một mạng lưới toàn cầu,
được thành lập vào tháng 10 năm 1993 tại Toronto, Canada với 130 thành
viên đến từ 26 quốc gia. Trong những ngày đầu, tổ chức đặt trụ sở tại Oaxaca,
Mehico, sau này và cho đến tận bây giờ trụ sở chính được đặt tại thành phố
Bonn của Đức. [4], [5], [11], [18].
FSC khuyến khích các quốc gia có bộ tiêu chuẩn riêng của mình dựa
trên bộ tiêu chuẩn của FSC quốc tế. Hiện nay, có khoảng 26 bộ tiêu chuẩn
quốc gia đang được sử dụng. Cho đến nay, diện tích rừng được cấp chứng chỉ
FSC đã xuất hiện khắp thế giới [30], [37], [38], [39], [40], [41]. Trong đó:
- Châu Âu: Hiện diện tích rừng do FSC cấp chứng chỉ ở Châu Âu đã
lên đến 59.057.416 ha, chủ yếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên, trong đó
Nga, Thuỵ Điển, Đức, Lít-va, Thụy sỹ, Anh, Thụy điển là những nước đứng

đầu về số diện tích được cấp chứng chỉ.


14

- Bắc Mỹ: diện tích rừng được FSC cấp chứng chỉ rừng của khu vực
hiện đạt 55.254.176 ha, trong số này Canada dẫn đầu với 41.018.228 ha, tiếp
theo là Mỹ với 13.684.834 ha và Mêhicô 551.114 ha. Các diện tích được cấp
chứng chỉ cũng chủ yếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên.
- Nam Mỹ: Có tổng số hơn 12.004.316 ha rừng được cấp chứng chỉ
FSC, trong đó Braxin, Bolivia và Urugoay là 3 quốc gia có diện tích rừng
được cấp chứng chỉ rừng lớn nhất, chủ yếu là rừng trồng và rừng nửa tự
nhiên. Hiện nay Braxin, Bolivia, Costa Rica, Uruguay, Guatêmala là các quốc
gia xuất khẩu một khối lượng lớn nhất thế giới gỗ có chứng chỉ FSC và là một
trong những thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn cho Việt Nam.
- Châu Á - Thái Bình Dương: Hiện có 6.539.558 ha rừng được cấp
chứng chỉ FSC, trong số đó Trung Quốc, New Zealand, Malaysia, Australia là
những quốc gia dẫn đầu về diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC.
- Châu Phi: hiện mới có 7.448.796 ha được cấp chứng chỉ FSC, chiếm
5,2% tổng số diện tích rừng được FSC cấp chứng chỉ trên thế giới. Trong đó
Congo đứng đầu với 2.430.996 ha, tiếp theo là Gabon với diện tích 1.873.505 ha.
1.2.3. Tại Việt Nam
Từ năm 1998, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund
for Nature - WWF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, cục Phát triển Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ quan
trong ngành lâm nghiệp trong việc tổ chức các hội thảo quốc gia về quản lý
rừng bền vững. Từ đó đến nay, WWF Đông dương là tổ chức giúp đỡ chủ yếu
về tài chính và kỹ thuật cho Tổ công tác quốc gia Việt Nam trong việc xây
dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững dựa theo các nguyên
tắc và tiêu chuẩn của FSC [7], [11], [39].

Giai đoạn 1998 - 2003 hoạt động thúc đẩy Quản lý Bảo vệ rừng chủ
yếu là do NWG cùng với sự phối hợp của các tổ chức khác như TFT, dự án
REFAS, WWF Đông Dương góp phần đẩy mạnh quá trình cải thiện quản lý


15

rừng thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật cho một số chủ rừng xây dựng mô
hình Chứng chỉ rừng. Từ năm 2004, các tổ chức này đã đẩy mạnh các hoạt
đông theo từng chương trình riêng trong việc hỗ trợ các đơn vị quản lý rừng
(thường là đơn vị lâm trường) tiếp cận các tiêu chuẩn Quản lý bảo vệ rừng
của FSC.
Năm 2002, FSC đã khởi xướng một chương trình gọi là “Tăng khả
năng tiếp cận tới chứng chỉ FSC cho các khu rừng quản lý quy mô nhỏ và
kém tập trung”, được biết như là “Sáng kiến SLIMF”. Và chứng chỉ nhóm
được thiết kế nhằm giảm bớt các chi phí và tăng cơ hội cho các chủ rừng tham
gia vào chứng chỉ FSC thông qua việc đóng góp các chi phí chứng chỉ giữa
các chủ rừng.
Đến nay, diện tích rừng được cấp chứng chỉ tại Việt Nam mới chỉ đạt
15,6 nghìn ha, trong khi Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị
trường sản phẩm gỗ thế giới.
Tóm lại, cho đến nay đã có những công trình đánh giá hiệu quả dự án.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đánh giá việc thiết lập và quản lý rừng
trồng tiểu điền để tiến tới cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC. Vì vậy,
lựa chọn đề tài Đánh giá nội bộ rừng trồng tiểu điền tại các tỉnh Miền Trung,
tiến tới cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC là vấn đề cấp thiết và có ý
nghĩa nghiên cứu khoa học và thực tiễn.


16


Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm thiết lập và quản lý rừng trồng tiểu điền theo phương
pháp thâm canh, năng suất cao, nhằm nâng cao khả năng đóng góp của ngành
Lâm nghiệp cho công cuộc xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được chất lượng rừng trồng và mức độ tuân thủ nguyên tắc
FSC của các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp khắc phục một số tồn tại trong việc thiết lập và
quản lý rừng trồng tiểu điền để tiến tới cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn
FSC. Đề xuất giải pháp khắc phục tồn tại trong việc thiết lập và quản lý rừng
trồng tiểu điền tiến tới cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC, cơ chế đầu tư
hỗ trợ cho nông dân trồng rừng tiểu điền theo chuỗi bền vững.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Rừng trồng tiểu điền mô hình hộ gia đình của dự án Phát triển ngành
Lâm nghiệp.
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: tại 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Bình Định
- Thời gian nghiên cứu: từ quý I năm 2010 đến quý III năm 2011


17

2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá khái quát về việc cấp chứng chỉ rừng (FSC) của dự
án tại khu vực nghiên cứu.

- Nghiên cứu đánh giá sơ bộ chất lượng rừng trồng của dự án tại khu
vực nghiên cứu.
- Đánh giá nội bộ rừng trồng tiểu điền của dự án dựa trên việc đánh giá
mức độ tuân thủ nguyên tắc FSC của các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp: khắc phục tồn tại trong việc thiết lập và quản lý
rừng trồng tiểu điền đang được áp dụng tại dự án, tiến tới cấp chứng chỉ rừng
theo tiêu chuẩn FSC ; về cơ chế đầu tư hỗ trợ cho nông dân trồng rừng tiểu
điền theo chuỗi bền vững.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Thu thập số liệu
- Thu thập và tìm hiểu về dự án thông qua các tài liệu: Thông tin chung về
dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp; Các văn bản pháp luật; Cơ chế đầu tư và
cơ chế quản lý của dự án; Các báo cáo; các bản đồ; hồ sơ thiết kế liên quan.
- Kế thừa số liệu về điều kiện cơ bản của các khu vực nghiên cứu.
- Kế thừa các nguyên tắc, tiêu chí đánh giá, các số liệu đã được thu thập
của dự án và Báo cáo đánh giá nội bộ đã được tổng hợp.
+ Sự tuân thủ theo các yêu cầu chứng chỉ rừng được đánh giá dựa trên
các nguyên tắc và Tiêu chí FSC gồm: 10 Nguyên tắc đang được áp dụng tại
dự án.
+ Chọn và đặt ô tiêu chuẩn:
Tại vùng trung tâm của lô rừng trồng của hộ được lựa chọn đặt một ô
tiêu chuẩn có kích thước 100 m2 (10m x 10m).


18

(1) Dùng thước dây (20m) kéo theo chiều hàng cây 10m.
(2) Dùng địa bàn cầm tay lấy góc vuông so với chiều vừa đo,
(3) Dùng thước dây đo 10m
(4) Tiếp tục bước (2) và đo 10m

(5) Tiếp tục bước (2) và đo 10m để khép góc
Chú ý: sai số khép góc không được quá 1m
+ Đo đếm ô tiêu chuẩn
Các thông tin cần thu thập trên ô tiêu chuẩn được điền vào phiếu đo
đếm ô tiêu chuẩn:
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU TRÊN Ô TIÊU CHUẨN
Số hiệu ô:
Tỉnh:
Huyện:
Xã:
Tên chủ hộ:
DT rừng trồng của hộ
(FSDP):

TT

Loài

CVcây

hvn

Vị trí:
Địa hình:
Độ dốc:
Độ cao tuyệt đối:
Hướng phơi:

hdc


Kchàng

Năm trồng rừng:
Cây bụi:
Thảm tươi:
Mô hình:

Phầm chất
(a, b, c)

Đường kính tán
Đ-T
N-B

1. Loài: ghi đến loài, mỗi cây ghi 1 hàng
2. cvcây: chu vi cây rừng ở vị trí 1,3m (ngang ngực)
3. hvn: chiều cao vút ngọn;
4.hdc: chiều cao dưới cành;
5. Kccây bên phải: khoảng cách đến cây hàng bên phải;

Kccây


19

6. Phẩm chất: ghi theo 3 cấp: a, b, c, trong đó:
- a: cây khỏe mạnh, không cong keo, sâu bệnh;
- b: Cây cong keo, sâu bệnh;
- c: Cụt ngọn và cong keo sâu bệnh
7. Đường kính tán: đo 2 hướng Đông - Tây và Nam - Bắc (chỉ đo

khoảng 1/3 số cây có trên ô) ;
8. Ghi chú: đơn thân, hay nhiều thân, tình trạng thân cây vv…
- Thu thập thông tin (Sử dụng các công cụ phỏng vấn bán định hướng):
Thông qua phiếu phỏng vấn bán định hướng đã được thiết kế (phụ lục).
Các thông tin này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả bức tranh chung
nhất về những ảnh hưởng của dự án đến sinh kế người dân tại vùng dự án.
Công cụ chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để chọn ra mỗi tỉnh 60
nông dân chủ rừng từ danh sách do Tổ công tác xã cung cấp, và thực hiện đối
với tất cả các xã của mỗi huyện. Số lượng chọn mẫu này đã dự trù trường hợp
nhóm đánh giá có thể không tiếp cận được một vài nông dân đã chọn hoặc
trường hợp rừng của nông dân được chọn đánh giá đã bị thiệt hại hoàn toàn
do các trận bão.
Phỏng vấn cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý tỉnh, cán bộ Ban quản lý dự
án các huyện và cán bộ Uỷ ban nhân dân các xã đánh giá các yếu tố: Chất
lượng cây giống, giám sát kỹ thuật, suất đầu tư và chất lượng rừng như thế nào.
2.5.2. Xử lý và phân tích số liệu
- Kết hợp giữa kết quả đánh giá tại hiện trường và phỏng vấn nông dân
trồng rừng, các hồ sơ lưu trữ tại các nhóm hộ, chủ hộ để đánh giá: (1) sự tuân
thủ về kỹ thuật theo sổ tay thực hiện dự án; (2) tuân thủ theo nguyên tắc và
tiêu chí FSC; (3) sự hiện diện của các giá trị bảo tồn và tác động của rừng


20

trồng dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (FSDP) đối với các giá trị bảo tồn
cao này; (4) đánh giá sự quản lý chung của các rừng trồng và (5) nhận thức
chung của nông dân về các loài nằm trong danh mục CITES.
- Phân tích, tổng hợp kết quả đánh giá thông qua hội thảo với địa
phương vùng dự án và các chuyên gia đầu ngành.
- Dùng thảo luận nhóm:

+ Xác định số lượng và cơ cấu để tổ chức thảo luận nhóm và làm rõ
mục tiêu nghiên cứu của dự án.
+ Phân tích các kết quả thu thập được: là phương pháp nội nghiệp rất
quan trọng trong đánh giá dự án. Các số liệu thứ cấp, các phiếu phỏng vấn,
kết quả họp cộng đồng, kết quả hội thảo, phỏng vấn sẽ được tổng hợp lại theo
các bảng, theo các tần suất đồng thời so sánh để đưa ra các phát hiện mới về
cơ chế đầu tư, quản lý và phát hiện những lỗi tuân thủ và không tuân theo các
nguyên tắc FSC từ đó đưa ra những đề xuất sửa các lỗi không tuân thủ và
hoàn thiện cơ chế đầu tư, quản lý...
+ Phân tích, xử lý số liệu dự kiến sẽ dùng chương trình Microsoft Excel
và SPSS để tổng hợp, tính toán số liệu nghiên cứu.
- Tính trữ lượng trên ô điề u tra và trữ lươ ̣ng trên ha bằng cách: Sử dụng
công thức: M = G.H.f. Trong đó: M là trữ lượng (m3/ha); G là tổng tiết diện ngang
(л x Ƌ)/4 (m2/ha); H vn (là chiều cao vút ngọn bình quân (m); f : Là hình số bình
quân (thường bằng 0,45 đế n 0,5), Ƌ: Đường kính bình quân


21

Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1.1. Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam
có tọa độ ở 16-16,8 độ vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Diện tích của
tỉnh là 5.053,99 km². Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía
Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam,
phía Tây giáp dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa
Thiên Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí

Minh 1.071 km.
3.1.2. Khí hậu
Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vùng duyên hải đồng
bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng oi bức, có
khi lên tới gần 40 0C. Từ tháng 8 đến tháng 2 là mùa mưa, bão, lụt, nhiệt độ
thường dao động quanh 19,7 0C, lạnh nhất là 8,8 0C. Vùng núi mưa nhiều, khí
hậu mát, nhiệt độ thấp nhất là 9 0C và cao nhất là 29 0C.
3.1.3. Đặc điểm địa hình
Dưới tác động của các quá trình hình thành địa hình nội sinh và ngoại
sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong
lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai
đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại. Địa hình tại đây được chia làm 4 loại:


22

Địa hình khu vực núi trung bình: khu vực núi trung bình chủ yếu phân
bố ở phía Tây, Tây Nam và Nam lãnh thổ, chiếm khoảng trên 25% lãnh thổ
của tỉnh.
Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi: núi thấp và đồi phân bố trên diện
tích rộng nhất của khu vực địa hình đồi núi (trên 65%) và chiếm khoảng 50%
lãnh thổ toàn tỉnh.
Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: chiếm khoảng 16% diện tích tự
nhiên của tỉnh. Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên Huế trải dài theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam trên 100km.
Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Đầm phá, cồn cát chắn bờ
và biển ven bờ tuy khác nhau về hình thái và vị trí phân bố, nhưng lại có quan
hệ tương hỗ, quyết định lẫn nhau trong suốt quá trình hình thành toàn bộ hệ
thống lãnh thổ này.
3.1.4. Dân số và dân tộc

Tính đến năm 2007, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.145.259 người
(563.613 nam, 581.646 nữ). Về phân bố, có 397.328 người sinh sống ở thành
thị, 747.931 người sinh sống ở vùng nông thôn.
Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì các dân tộc
Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây
của tỉnh. Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình
bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên
một tiểu vùng văn hoá ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.5.1. Tài nguyên đất : Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là


23

505.399 ha, trong đó diện tích đất là 468.275 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi
đá là 37.124 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất
đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
Đất đai tại đây khá đa dạng, được hình thành từ 10 nhóm đất khác
nhau. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7%
tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm đất thung lũng chỉ có
98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất
cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và
trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và
đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất
bằng. Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cả đất sói mòn
trơ sỏi đá).
3.1.5.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước dưới đất tại Thừa Thiên Huế khá phong phú, bao gồm
cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn
toàn tỉnh. Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền của huyện

Phong Điền đến xã Quảng Lợi, của huyện Quảng Điền, từ xã Phong Sơn của
huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ Hạ của huyện Hương Trà, khu vực thị trấn
Phú Bài của huyện Hương Thủy là những vùng chứa nước dưới đất có triển
vọng nhất cho khai thác và sử dụng của Thừa Thiên Huế.
Phần lớn núi rừng tại Thừa Thiên Huế nằm ở phía tây. Vùng núi rừng
thuộc vùng núi có độ cao từ 250m trở lên, chủ yếu phân bố ở phía Tây của
tỉnh và kéo dài từ ranh giới Quảng Trị ở phía Bắc đến ranh giới tỉnh Quảng
Nam về phía Nam. Địa hình phức tạp, dãy Trường Sơn Bắc thuộc núi cao
trung bình và núi thấp với đỉnh cao nhất là động Ngại 1.774m. Tổng diện tích


×