Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phương hướng và giải pháp phát triển y tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.77 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN Y TẾ VIỆT NAM

LÊ HIẾU
MSSV: 125272033

Tp. HCM, 08/2016


Khoa Y - ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Module Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ
khi bắt đầu học tập đến khi kết thúc Module Kinh tế y tế và Quản lý bệnh viện, các thầy
cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo tận tình của thầy cô thì chắc chăn
chúng em đã lỡ hẹn với một kho tàng kiến thức cũng như kinh nghiệm vô giá mà không
sách vở nào dạy được. Thêm vào đó, bài thu hoạch này của em cũng không thể hoàn
thành được.
Lời cảm tạ em xin gửi đến thầy Nguyễn Thế Dũng – trưởng ban điều phối Module,
thầy Nguyễn Tuấn Kiệt – phó ban điều phối Module và toàn thể các thầy, cô, mặc dù rất
bận bịu với công việc nhưng vẫn giành thời gian quý báu để dạy dỗ chúng em. Em xin


kính chúc quý thầy cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao
đẹp và thiêng liêng của mình là truyền đạt kiến thức và đạo tạo những thế hệ bác sĩ tương
lại cho Đất nước.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo
điều kiện, hỗ trợ tối đa cho chúng em có nơi học tập trong suốt thời gian vừa qua.
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian sau khi kết thúc Module và
kiến thức của em còn nhiều hạn chế do vậy, những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học cùng
lớp để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện để trở thành người thầy thuốc “có tâm và
có tầm”.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

Trân trọng!
Tp.HCM, ngày 03 tháng 08 năm 2017
Lê Hiếu

2


Khoa Y - ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Module Kinh tế y tế

TÓM TẮT
Trong quãng thời gian gần một tháng trải qua hai Module vừa qua, có rất nhiều
câu hỏi được đặt ra về những vấn đề nổi cộm trong ngành Y tế nước ta. Đã có những
tranh luận, góp ý rất thẳng thắn giữa sinh viên với sinh viên hay sinh viên với giảng viên
và ngược lại. Trong bài thu hoạch này, em xin được trình bày về vấn đề rất nóng bỏng
hiện nay: Phương hướng và giải pháp phát triển Y tế Việt Nam. Bài giảng được hướng
dẫn bởi thầy Nguyễn Thế Dũng. Đây là vấn đề nghe có vẻ lớn lao nhưng thực tế, chính
mỗi người đã, đang và sẽ làm thầy thuốc phải có trách nhiệm, ý thức để đóng góp vào sự

phát triển chung của nền y tế, làm sao để có sự phục vụ tốt nhất cho người bệnh.
Trong giới hạn bài viết em sẽ cố gắng nêu bật lên ba vấn đề chính đó là: thực trạng
nên Y tế Việt Nam, mục tiêu phát triển nền Y tế trong tương lai và cuối cùng là làm cách
nào để đạt được những mục tiêu đó.

3


Khoa Y - ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Module Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Mục lục

iii

Danh sách hình vẽ


v

Danh sách bảng biểu

vi

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

vii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Sự cần thiết của vấn đề cần viết trong bài thu hoạch

1

1.3. Mục tiêu và phạm vi của bài thu hoạch

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan hệ thống Y tế ở Việt Nam

2

2

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

4

3.1. Những thành tựu và tiến bộ đã đạt được của nền y tế

4

3.2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

5

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7

Tài liệu tham khảo

13

4


Khoa Y - ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Module Kinh tế y tế

DANH SÁCH HÌNH VẼ


Danh sách
hình
Tên hình

Trang

Hình 1

So sánh tuổi thọ trung bình, tỉ suất tử vong người lớn và tỉ suất
tử vong trẻ sơ sinh giữa Việt Nam và một số nước Châu Á

4

Hình 2

Số giường bệnh trung bình ở bệnh viện công trên 10.000 dân
một của số nước và của toàn Đông Nam Á năm 2012

10

Hình 3

Hình 3: Tỉ lệ bao phủ BHYT ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015

11

Hình 4

Đoạn bình luận được cho là của một BS BV ĐHY Hà Nội


13

Hình 5

Công suất sử dụng giường bệnh ở một số bệnh viện trên cả
nước năm 2011

Hình 6

Số ngày điều trị nội trú trung bình của bệnh nhân ở Việt
Nam giai đoạn 2001-2009 và ở Thái Lan với Singapore năm
2009

5


Khoa Y - ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Module Kinh tế y tế

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Danh sách bảng biểu
Tên bảng

Trang

Bảng 1

Tổng số bệnh viện và giường bệnh theo tuyến
bệnh viện (năm 2011)


Bảng 2

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản về
nhân lực y tế, 2010-2015

6


Khoa Y - ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Module Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.
GDP: gross domestic product - Tổng sản phẩm quốc nội
BHYT: Bảo hiểm y tế
YTCS: Y tế cơ sở
KCB: Khám chữa bệnh
TTYT: Trung tâm y tế
BVĐK: Bệnh viện đa khoa
TYT: Trạm y tế
YHDP: Y học dự phòng
DS-KHHGD: Dân số - kế hoạch hóa gia đình
CSSK: Chăm sóc sức khỏe

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề:

Bước chân vào những bệnh viện như Bạch Mai ở Hà Nội hay Chợ rẫy ở thành phố
Hồ Chí Minh, chúng ta có thể bắt gặp bệnh nhân đến từ mọi miền của đất nước: từ những

vùng công nghiệp phát triển như Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ hay những tỉnh
xa xôi nhất ở Tây Bắc, Tây Nam Bộ,… Bạch Mai và Chợ rẫy hiện là hai bệnh viện lớn và
hiện đại nhất nước, và trở thành lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân khi muốn khám
chữa bệnh. Trong những năm gần đây, nhu cầu về dịch vụ y tế của bệnh nhân ở khắp các
tỉnh đã vượt quá khả năng, trình độ và cơ sở hạ tầng của các bệnh viện tuyến dưới. Kết
quả là một lượng rất lớn bệnh nhân đổ xô vào các bệnh viện tuyến đầu ở trung tâm các
thành phố lớn, trong đó đa số là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, làm quá tải các
bệnh viện này, đồng thời tạo ra gánh nặng về tiền bạc, thời gian, sức khỏe cho chính bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân.
Để giảm tải áp lực đang đè nặng lên các bệnh viện này, trong vòng nhiều năm trở
lại đây, chính phủ đã đề xuất và thông qua một số các giải pháp để nâng cao chất lượng,
trình độ của các bệnh viện tuyến tỉnh và vệ tinh. Những cải cách bước đầu đã có hiệu quả
và mang lại lợi ích cho bệnh nhân, tuy nhiên vẫn còn những điểm tồn tại.
Mặt khác, hệ thống Y tế tư nhân đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, cho
thấy một hướng đi mới cho nền Y tế nước nhà. Và đây hứa hẹn sẽ là một giáp pháp mang
lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và quan trọng nhất là nâng cao sức khỏe của nhân dân
2. Sự cần thiết của vấn đề trong bài viết
7


Khoa Y - ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Module Kinh tế y tế

Hệ thống y tế của nước ta chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường XHCN và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật. Vậy nguyên nhân của những
bất cập, yếu kém là do đâu? Mục tiêu của chúng ta trong tương lai tới là gì? Và phương
pháp nào để đạt được những mục tiêu đó? Là những câu hỏi lớn đặt ra, bài viết này sẽ
từng bước giải đáp những câu hỏi đó
3. Mục tiêu phạm vi của bài viết
Nội dung chính của bài viết bao gồm các phần:

- Tổng quan hệ thống Y tế Việt Nam hiện nay
- Khó khăn, thách thức và nguyên nhân
- Mục tiêu và chính sách của nhà nước để cải thiện hệ thống Y tế cho toàn dân
-

8


Khoa Y - ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Module Kinh tế y tế

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan hệ thống y tế Việt Nam
Năm 2013, tổng số tiền chi chi cho y tế của Việt Nam là trên 12 tỉ USD, tăng 13%
so với năm 2012 và đạt 6,5% tổng GDP ( [1]. Số tiền chi cho dịch vụ y tế vào khoảng 130
USD/ người, lớn hơn hai lần so với năm 2007 nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với một
số quốc gia khác trong Đông Nam Á (Ví dụ: Malaysia 410 USD/người, Indonesia 322
USD/người, Thái Lan 215 USD/người trong năm 2013).Y tế hiện đang là ngành có tốc độ
tăng trưởng cao và có tiềm năng rất lớn.
Việt Nam hiện vẫn đang là một nước đang phát triển, xếp hạng 135 thế giới năm
2013 (World Bank Data) dựa trên thu nhập bình quần đầu người mỗi năm. Tuy nhiên, khi
so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, chất lượng phục vụ y tế, đặc biệt
là chăm sóc sức khỏe ban đầu, thì được đánh giá khá cao

Hình 1: So sánh tuổi thọ trung bình, tỉ suất tử vong người lớn và tỉ suất tử vong trẻ sơ
sinh giữa Việt Nam và một số nước Châu Á [2]
Việt Nam vượt trội hơn các nước về các chỉ số như: tuổi thọ trung bình (life
expectancy), tỉ suất tử vong người lớn (adult mortality) và tỉ suất tử vong trẻ sơ sinh
(infant mortality rate). Đặc biệt là khi so sánh với Thái Lan và Indonesia, mặc dù số tiền
các nước này chi cho dịch vụ y tế trên đầu người lần lượt cao hơn khoảng 2 đến 3 lần,

nhưng những chỉ số trên lại thấp hơn đáng kể.

[1] World Bank, World Health Organization’ Health Statistics Yearbook 2013
[2] Stephen Gaskill, (2011) The Vietnamese healthcare industry: moving to next level, 1
9


Khoa Y - ĐHQG TPHCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Module Kinh tế y tế

Những thành tựu trên có thể giải thích một phần là nhờ vào tỉ lệ khá cao khoảng
22 giường bệnh/ 10.000 dân. Trong tiêu chí này, chúng ta có thể so sánh với Singapore,
quốc gia xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng quốc tế về hệ thống y tế của Bloomberg năm
2014, với 27 giường bệnh/10.000 dân.

10


[3] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 6


Hình 2: Số giường bệnh trung bình ở bệnh viện công trên 10.000 dân một của số nước và
của toàn Đông Nam Á năm 2012 [2]
Tổng số giường bệnh của toàn hệ thống bệnh viện năm 2011 là 185.342 giường
bệnh, tương ứng với tỷ lệ 21,1 giường bệnh trên 1 vạn dân.
Tỷ lệ giường bệnh của các tuyến trung ương / tỉnh / huyện tương ứng là: 11% :
50% : 31% trên tổng số giường bệnh cả nước. Bệnh viện thuộc các Bộ, ngành chiếm
4,1% tổng số giường bệnh. Bệnh viện tư nhân chiếm 3,7% tổng số giường bệnh.

Bảng 1. Tổng số bệnh viện và giường bệnh theo tuyến bệnh viện (năm 2011) [3]

Bảo hiểm y tế (BHYT) lần đầu tiên được giới thiệu năm 1993 và năm 2008, luật
BHYT được thông qua. Tỷ lệ bao phủ BHYT từ 60% năm 2010 đã tăng lên 71,0% năm
2014 và 75,3% năm 2015.
[3] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 6

Hình 3: Tỉ lệ bao phủ BHYT ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015 [4]

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG
3.1/ Những thành tựu và tiến bộ đã đạt được của nền y tế
Về nhân lực ngành y tế nói chung

[6] Bộ Y Tế, (2016). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015. Nhà xuất bản Y
học, 153


Bảng 2: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản về nhân lực y tế, 2010-2015 [5]

[4] Tuan, P. (2015).Vietnam health system and healthinfrastructure: achievements, challenges and orientation.
[5] Bộ Y Tế, (2016). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015. Nhà xuất bản Y học, 36

Về tổ chức mạng lưới y tế cơ sở (YTCS)
Mạng lưới YTCS bao phủ rộng khắp với 460 trên tổng số 693 huyện, quận có mô
hình chia tách riêng bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện và Trung tâm y tế (TTYT) huyện
chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng (YTDP) cũng như đồng thời thực hiện chức năng
quản lý trực tiếp trạm y tế (TYT) xã. Có 233 TTYT huyện ở 19 tỉnh, thành phố thực hiện
2 chức năng YTDP và khám chữa bệnh (KCB). 668/693 huyện ở 62/63 tỉnh có Trung tâm
Dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), chiếm 96,4%; 24/693 huyện ở 4/63 tỉnh
đã thành lập chi cục vệ sinh an toàn thực phầm (VSATTP), chiếm 3,5%. Trên toàn quốc,
có 99% xã, phường, thị trấn đã có nhà trạm; 78%(TYT xã có bác sĩ làm việc (bao gồm cả
các xã có bác sĩ làm việc từ 3 ngày/tuần trở lên); 96% TYT xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản

nhi; 78% thôn, bản, tổ dân phố trong cả nước đã có nhân viên y tế hoạt động, trong đó tỷ
lệ này là 95,9% số thôn, bản ở khu vực nông thôn, miền núi. [6]
Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình đang được thí điểm tại một số địa phương.
Năm 2014, đã có 97 phòng khám bác sĩ gia đình tại 8 tỉnh. Tuy nhiên, mô hình này chưa
được đánh giá về tính hiệu quả, tính khả thi cho việc mở rộng diện thí điểm. [6]
Về đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho mạng lưới YTCS
Tính đến thời điểm năm 2014, cả nước đã có 598 bệnh viện, TTYT huyện và một
số phòng khám đa khoa khu vực được cải tạo, mở rộng, nâng cấp về cơ sở vật chất, mua
sắm bổ sung trang thiết bị hoặc đầu tư xây mới. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng 487 bệnh
[6] Bộ Y Tế, (2016). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015. Nhà xuất bản Y
học, 153


viện huyện (gồm 382 bệnh viện hoàn thành toàn bộ và 205 bệnh viện hoàn thành một số
hạng mục đã triển khai)
Dịch vụ y tế dự phòng
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu được mở rộng tại các cơ sở y tế tuyến xã
và huyện. Các chương trình YTDP và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển
khai và đạt những kết quả nhất định
Dịch vụ khám chữa bệnh
Người dân đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn dịch vụ KCB tại mạng lưới YTCS,
nhờ việc thực hiện một số giải pháp nâng cấp và cải thiện về cơ sở vật chất, TTB, tài
chính. Một số dịch vụ kỹ thuật, thuốc thuộc tuyến trên cũng đã dần được triển khai tới tận
tuyến huyện, xã. Kết quả là có sự gia tăng đáng kể việc sử dụng dịch vụ KCB tại bệnh
viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực và TYT xã
3.2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
Tình trạng quá tải tại các bệnh viện
Bộ Y tế xác định quá tải bệnh viện thông qua chỉ số công suất sử dụng giường
bệnh đối với bệnh viện của Việt Nam như sau:
- Tình trạng ổn định khi công suất sử dụng giường bệnh: 85%-100%

[6] Bộ Y Tế, (2016). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015. Nhà xuất bản Y học, 104

- Tình trạng quá tải khi công suất sử dụng giường bệnh ≥ 100%
- Tình trạng dưới tải khi công suất sử dụng giường bệnh < 85%

[6] Bộ Y Tế, (2016). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015. Nhà xuất bản Y
học, 153


Hình 4: Công suất sử dụng giường bệnh ở một số bệnh viện trên cả nước năm 2011 [7]
Ngoài sự chênh lệch chất lượng giữa các bệnh viện, chất lượng dịch vụ y tế nói
chung trên cả nước cũng là một lý do chính cho sự quá tải hiện nay. Thời gian nằm viện
trung bình của Việt Nam trong thời gian trở lại đây cao hơn đáng kể so với một số nước
trong Đông Nam Á

Hình 5: Số ngày điều trị nội trú trung bình của bệnh nhân ở Việt Nam giai đoạn 20012009 và ở Thái Lan với Singapore năm 2009 [8]
[7] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 10
[8] Stephen Gaskill, (2011) The Vietnamese healthcare industry: moving to next level, 5

Biểu đồ cho thấy thời gian điều trị nội trú của bệnh nhân ở Việt Nam cao hơn so
với hai nước trong khu vực. Nguyên nhân có thể kể đến: thiết bị lạc hậu, hạn chế trong
việc tiếp cận với những thuốc điều trị mới nhất ở các bệnh viện công, đặc biệt là các bệnh
viện tuyến dưới.
Về quản lý, điều hành: tổ chức mạng lưới YTCS thiếu ổn định và thống nhất.
Quyết định thay đổi mô hình tổ chức và cơ chế quản lý đối với mạng lưới YTCS tới 3 lần
trong vòng 10 năm đã tạo ra sự không ổn định và thiếu thống nhất về tổ chức mạng lưới
YTCS trên toàn quốc
Về nhân lực: thiếu nhân lực và nhân lực chưa được đào tạo đáp ứng nhu cầu, đặc
biệt là đào tạo trong lĩnh vực phòng chống và kiểm soát các BKLN. Các bệnh viện huyện
và TTYT thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn chuyên khoa sâu. Tỷ lệ nhân viên y tế

thôn bản được đào tạo theo quy định mới chỉ đạt ở mức khoảng 69%.Mất cân đối trong
phân bố nhân lực y tế giữa thành thị và nông thôn. Khu vực nông thôn chiếm 72,6% tổng
dân số, nhưng chỉ chiếm 41% số bác sĩ và 18% số dược sĩ.
[7] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 10


Về tài chính: thiếu hụt và mất cân đối trong phân bổ nguồn tài chính giữa tuyến
trên và YTCS. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB BHYT tại tuyến xã, huyện là 72% nhưng tỷ
trọng sử dụng quỹ BHYT chỉ là 32%; trong khi con số tương ứng ở tuyến tỉnh và trung
ương là 28% và 68%.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Nhân lực y tế
4.1.1. Kế hoạch nhân lực y tế chưa dựa trên bằng chứng
Kế hoạch nhân lực y tế chưa phù hợp để bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu về
nhân lực của hệ thống y tế và đầu ra của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế.
Thiếu các thông tin về nguồn nhân lực y tế cần thiết để lập kế hoạch và phát triển
các chính sách một cách hiệu quả.
4.1.2. Chất lượng nhân lực y tế chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK)
cho người dân
Chất lượng và lĩnh vực đào tạo
Đào tạo dựa trên năng lực và công tác bảo đảm chất lượng của các cơ sở và chương trình
đào tạo chưa được thực hiện hiệu quả.
• Giảng viên tại nhiều trường cao đẳng y tế có trình độ dưới đại học.
• Nhiều sinh viên đại học y thiếu năng lực để theo chương trình đào tạo (đặc biệt các sinh
viên được tuyển sinh từ vùng khó khăn).
• Năng lực quản lý của cán bộ quản lý của hệ thống y tế và năng lực của cán bộ thống kê y
tế còn yếu do chưa được đạo tạo chuyên môn trong các lĩnh vực này.
• Nhu cầu đào tạo các chuyên gia về tư vấn, truyền thông, thống kê y tế, kiểm nghiệm chất
lượng thuốc.



Phân bổ nhân lực y tế
Phân bổ nhân lực y tế chưa cân đối giữa các vùng, khu vực địa lý do khó khăn trong
tuyển dụng và giữ cán bộ y tế có chất lượng cao tại vùng khó khăn, đặc biệt ở các cơ sở y
tế tuyến huyện, xã.
• Chênh lệch về số lượng và chất lượng nhân lực giữa khu vực điều trị và dự phòng và giữa
các chuyên ngành.
• Chế độ đãi ngộ: lương và phụ cấp quá thấp, không tương xứng với thời gian học tập,
công sức lao động, môi trường lao động, điều kiện làm việc vất vả, đặc biệt với cán bộ
YTDP và tuyến cơ sở.
• Cơ hội học tập và nâng cao trình độ không nhiều đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi.


4.1.3. Các giải pháp liên quan kế hoạch nhân lực y tế
[7] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 10


Trong kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho giai đoạn tiếp theo (2016 –
2020) cần đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ liên quan đến vấn đề nhân lực y tế cụ thể và
phù hợp với kế hoạch phát triển nhân lực của ngành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 và
bảo đảm hệ thống thu thập số liệu thường niên để theo dõi và đánh giá được việc thực
hiện các nhiệm vụ đó một cách chính xác.
• Xây dựng tiêu chuẩn về kỹ năng và năng lực cần thiết cho từng loại nhân viên y tế, cụ thể
hóa trong Đề án vị trí việc làm của các đơn vị và áp dụng các tiêu chuẩn này vào nâng
cao chất lượng các chương trình đào tạo, bao gồm cả đào tạo liên tục. Bảo đảm các tiêu
chuẩn đạt yêu cầu của khu vực Đông Nam Á và quốc tế.
• Sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh, quy định cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn thay
vì cấp một lần như hiện nay. Một trong các điều kiện chính để cấp lại chứng chỉ hành
nghề là tham gia các khóa đào tạo liên tục. Đồng thời, nên có lộ trình để tổ chức thi cấp

chứng chỉ hành nghề cho những người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm đáp
ứng được mức năng lực cơ bản cho dù được đào tạo ở đâu và theo hình thức nào.


4.1.4. Các giải pháp liên quan chất lượng nhân lực y tế
Chất lượng và nội dung đào tạo










Bộ Y tế tiếp tục làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan để hoàn
thiện hệ thống chính sách theo hướng thực hiện công khai, công bằng các quy định về các
tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện cụ thể trong tuyển sinh, đào tạo nhân lực y tế của các cơ sở
đào tạo.
Tiếp tục cải thiện chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế: Ngành y tế cần
tập trung đào tạo bác sĩ đa khoa, áp dụng tiếp cận y học gia đình, tiếp tục thực hiện đề án
đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ; Triển khai kiểm định chất lượng giáo dục cho các
chương trình đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe, đặc biệt cần có các tiêu chí về đào
tạo dựa trên năng lực và thực hành bệnh viện.
Tăng cường giám sát đào tạo tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế, tập trung vào công tác
đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, công tác tuyển
sinh, bảo đảm chất lượng đào tạo. Tổ chức kiểm định, giám sát, đánh giá đào tạo liên tục
tại các đơn vị, cơ sở y tế.
Trong thời gian tới, cần nghiên cứu và đưa ra lộ trình cho việc tổ chức kỳ thi quốc gia để

cấp chứng chỉ hành nghề khả thi trong tình hình thực tế nhưng theo kịp các tiêu chuẩn
của nhiều nước trên thế giới.
Nâng cao năng lực cho cán bộ thống kê, cán bộ kế hoạch tại các cấp thông qua các khóa
đào tạo tại chỗ, ngắn hạn và hình thức đào tạo chính quy.
Phân bổ nhân lực y tế



Bảo đảm tính nghiêm túc và tuân thủ tốt các qui định trong tuyển dụng, sử dụng, thực thi
các chính sách ưu đãi cũng như trong tổ chức đào tạo liên tục (bao gồm cả lĩnh vực
chuyên môn và quản lý). Các cơ sở y tế cần có kế hoạch đào tạo liên tục và phát triển
nghề nghiệp cho đội ngũ nhân lực. Có chính sách, chế độ hỗ trợ để khuyến khích đồng
[7] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 10


thời với qui định bắt buộc cán bộ YTCS tham gia đào tạo liên tục, tăng cường hình thức
đào tạo và hỗ trợ liên tục tại nơi làm việc cho cán bộ y tế xã.
• Chính sách ưu tiên tuyển dụng không thể chỉ của ngành mà các tỉnh thiếu nhân lực cần
phải chủ động xây dựng chính sách, chế độ ưu đãi riêng của mình cho bác sĩ, dược sĩ đại
học và một số nhân viên y tế bậc đại học, sau đại học khác tùy theo yêu cầu đặc thù của
địa phương.
• Thực hiện hiệu quả các chính sách nhân lực đã ban hành và hoàn thiện các chính sách về
sử dụng và đãi ngộ, cần có chế độ về lương và phụ cấp phù hợp, ví dụ gắn với kết quả
công việc, điều kiện làm việc (tại các vùng khó khăn, thực hiện các công việc không có
cơ hội có thêm thu nhập
4.2. Tài chính ngành y tế
4.2.1. Hiệu quả sử dụng nguồn tài chính còn hạn chế
Thiếu hiệu quả trong hệ thống y tế do các cơ chế khuyến khích hiện có chưa phù
hợp và chính sách về tự chủ tài chính chưa đầy đủ.
Thiếu hiệu quả do việc ít dựa trên bằng chứng khi xây dựng và thực hiện chính

sách, đặc biệt là trong xây dựng gói quyền lợi bảo hiểm y tế xã hội và sử dụng các hướng
dẫn thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng.
Việc quản lý điều hành BHYT thiếu các điều kiện cần thiết để thực hiện chức năng
mua dịch vụ mang tính chiến lược, thiếu các tiêu chuẩn bảo đảm xác định sự phù hợp về
y tế, và thiếu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát hiện gian lận BHYT.
4.2.2. Mức độ bảo vệ tài chính chưa đủ
Tỷ lệ chi từ tiền túi của hộ gia đình không giảm.
Tỷ lệ dân số được bao phủ BHYT tăng chưa đủ nhanh.
Chiều sâu của bao phủ BHYT chưa đủ do phạm vi gói dịch vụ BHYT không được
xây dựng dựa trên đánh giá nhu cầu của người dân.
Mức độ bảo vệ tài chính do BHYT hiện nay chưa đủ, một phần do thiếu hiệu quả
trong cung cấp dịch vụ y tế, mặt khác do thiếu hiểu biết về gói quyền lợi, hoặc khó khăn
trong tiếp cận dịch vụ cần thiết.
4.2.3. Các giải pháp nâng cao mức bảo vệ tài chính y tế
Tăng độ bao phủ BHYT (tỷ lệ người dân có BHYT) một cách hiệu quả, thông qua
việc tăng mức trợ cấp mệnh giá BHYT cho người cận nghèo. Tăng áp lực chính trị để các
địa phương đạt mục tiêu tăng độ bao phủ BHYT. Triển khai BHYT theo hộ gia đình có lộ
trình. Tăng cường hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin, trong đó thúc đẩy việc sử dụng mã số
định danh cá nhân, đặc biệt mã số định danh cá nhân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4.3. Dịch vụ khám, chữa bệnh
4.3.1. Tổ chức hệ thống y tế chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân
một cách hiệu quả, hiệu suất
[7] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 10


Tổ chức mạng lưới cung ứng dịch vụ KCB chưa phù hợp để bảo đảm cung ứng
dịch vụ một cách hiệu quả đáp ứng nhu cầu CSSK của người dân.
Chế độ an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa được quan tâm
và đầu tư đầy đủ để đáp ứng với nhu cầu tăng nhanh do già hoá dân số.
4.3.2. Năng lực để cung ứng các dịch vụ KCB cơ bản không đều giữa các vùng

Năng lực chuyên môn kỹ thuật và khả năng cung ứng dịch vụ ở tuyến tỉnh và
huyện, đặc biệt ở miền núi phía Bắc và các khu vực khó khăn chưa bảo đảm chất lượng
và hiệu quả. Vẫn còn những khoảng trống trong năng lực cung ứng các dịch vụ cơ bản ở
một số địa phương.
4.3.3. Quản lý chất lượng dịch vụ KCB chưa đáp ứng nhu cầu
Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ đã được xây dựng nhưng nhiều cơ chế, quy định,
hướng dẫn vẫn chưa được ban hành hoặc thực hiện, trong đó có:
Cơ chế đánh giá chất lượng độc lập.
Cơ chế cấp chứng chỉ hành nghề chưa bảo đảm chất lượng;
Thiếu cơ sở cho việc đánh giá chất lượng lâm sàng vì thiếu hướng dẫn chuẩn.
Thiếu cơ chế cần thiết (cạnh tranh, minh bạch thông tin về chất lượng và mức độ
hài lòng của bệnh nhân) để thúc đẩy cải tiến chất lượng dịch vụ.
• Thiếu các cơ chế để quản lý, kiểm soát có hiệu quả chất lượng, tính an toàn của
dịch vụ YHCT.





4.3.4. Tình trạng quá tải bệnh viện tuyến cuối và sử dụng không hết công suất ở
tuyến dưới vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn
Tình trạng quá tải vẫn chưa được giải quyết triệt để ở các bệnh viện tuyến cuối, do
chưa bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở và các thói quen và hành vi sử dụng
dịch vụ y tế của người dân.
4.4.5. Khuyến nghị giải pháp về tổ chức mạng lưới cung ứng dịch vụ
Tổ chức mạng lưới cung ứng dịch vụ KCB với yêu cầu: phù hợp với mô hình bệnh
tật, trên cơ sở dự báo nhu cầu, giảm thiểu sự chênh lệch về chuyên môn, năng lực kỹ
thuật và chất lượng dịch vụ, sự mất cân đối về vùng, miền, tăng cường năng lực cho
chăm sóc sức khỏe ban đầu và YTCS. Xây dựng quy hoạch mạng lưới KCB 2016-2025
và tầm nhìn 2030, bao gồm cả mạng lưới YHCT và PHCN.

Nghiên cứu và thiết lập mạng lưới chuyển tuyến tối ưu, đơn giản hóa thủ tục liên
quan đến BHYT, tăng cường liên kết các tuyến và bảo đảm tính liên tục trong chăm sóc.
4.4.6. Các giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ KCB ở một số vùng khó
khăn, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ đối với một số nhóm đối tượng, nhóm dịch vụ,
một số vùng miền
Đầu tư thêm nguồn lực và giám sát, thúc đẩy việc chuyển giao kỹ thuật ở tất cả
các tỉnh, thành phố, thực hiện luân phiên cán bộ y tế.
[7] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 10


Xây dựng chuẩn năng lực khám, chữa bệnh ở tuyến xã.
Đáp ứng nhu cầu CSSK người cao tuổi
Nghiên cứu xây dựng chiến lược dài hạn để tăng cường hệ thống an sinh xã hội, mở rộng
và đa dạng hoá các dịch vụ CSSK người cao tuổi.
• Tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình có hiệu quả về tư vấn CSSK người cao tuổi
tại cộng đồng trong khi nghiên cứu thử nghiệm các mô hình nhà dưỡng lão theo hình
thức xã hội hoá.
• Tăng cường đào tạo nhân lực y tế, nhân viên xã hội và có các chương trình huấn luyện,
hướng dẫn người nhà tham gia công tác CSSK người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng.


4.6.7. Về giảm quá tải bệnh viện
Thực hiện quyết liệt Đề án giảm quá tải bệnh viện, xây dựng bổ sung một số đề án góp
phần giảm tải bệnh viện.
Mở rộng Đề án bệnh viện vệ tinh đến tất cả các tỉnh.
Xây dựng cơ chế xem xét đánh giá tác động của một số chính sách về quản lý, tài chính,
BHYT liên quan đến quá tải bệnh viện.

[7] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 10



[7] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] World Bank, World Health Organization’ Health Statistics Yearbook 2013
[2] Stephen Gaskill, (2011) The Vietnamese healthcare industry: moving to next level
[3] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020
[4] Tuan, P. (2015).Vietnam health system and healthinfrastructure: achievements,
challenges and orientation.
[5] Bộ Y Tế, (2016). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015. Nhà xuất bản Y
học.

[7] Bộ Y Tế, (2012). Đề án giảm quá tải bệnh viện Giai đoạn 2012-2020, 10



×