Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu khả năng bảo vệ đất của các trạng thái rừng trên lưu vực hồ thủy điện nậm chiến, huyện mường la, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------------------------

NGUYỄN THÀNH SƠN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG BẢO VỆ ĐẤT CỦA CÁC TRẠNG THÁI
RỪNG TRÊN LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN NẬM CHIẾN, HUYỆN
MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VƯƠNG VĂN QUỲNH

Hà Nội - Năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp “Nghiên cứu khả năng bảo vệ đất
của các trạng thái rừng trên lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến huyện Mường
La tỉnh Sơn La” được hoàn thành theo trương trình đào tạo Cao học khóa 17
tại Trường đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Hà Nội.
Có được luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban
giám hiệu, các thầy cô trong Khoa đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trực
tiếp giảng dạy đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn


này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.
Vương Văn Quỳnh - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả
từ khi hình thành phát triển ý tưởng đến xây dựng đề cương, phương pháp luận,
tìm tài liệu và có những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai
nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của
Ban lãnh đạo, các anh, chị trong Viện Sinh thái tài nguyên rừng và Môi trường
- Trường Đại học Lâm nghiệp; và bà con dân tộc Thái ở xã Ngọc Chiến, đặc biệt
là gia đình anh Lò Văn Thoa đối với tác giả trong quá trình thu thập số liệu
ngoại nghiệp và xử lý nội nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ và gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người
thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình, nhưng do trình độ hạn ché về nhiều mặt, nên
luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp và xin chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp đó.
Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Thành Sơn


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................iii

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.1. Trên thế giới .............................................................................................................. 3
1.1.1. Giai đoạn trước 1944 .......................................................................................... 4
1.1.2. Giai đoạn từ 1944-1980 ...................................................................................... 5
1.1.3. Giai đoạn từ 1980 cho đến nay........................................................................... 8
1.2. Tại Việt Nam: .......................................................................................................... 12
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954. ............................................................................... 12
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975. ........................................................... 12
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay. ...................................................................... 13
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................................... 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 21
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 21
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 22
2.4.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu ....................................................................... 22
2.4.1.2. Phương pháp điều tra thực nghiệm ............................................................. 22
2.4.2. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................... 27
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............. 28
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên khu vực nghiên cứu ............................................ 28
3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính .................................................................................... 28
3.1.2. Địa hình............................................................................................................. 28
3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn .............................................................................................. 29
3.1.3.1. Khí hậu ........................................................................................................ 29


3.1.3.2. Thuỷ văn ...................................................................................................... 30
3.1.4. Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 31

3.1.4.1. Tài nguyên đất ............................................................................................ 31
3.1.4.2. Tài nguyên nước ......................................................................................... 31
3.1.4.3. Tài nguyên rừng ......................................................................................... 32
3.1.4.4. Tài nguyên khoáng sản .............................................................................. 32
3.2. Đặc điểm xã hội ....................................................................................................... 32
3.2.1. Dân số, lao động ............................................................................................... 32
3.2.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................................... 33
3.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................ 33
3.2.3.1. Hệ thống đường giao thông ........................................................................ 33
3.2.3.2. Hệ thống công trình thuỷ lợi ....................................................................... 34
3.2.3.3. Năng lượng ................................................................................................. 34
3.2.3.4. Mạng lưới bưu chính - viễn thông .............................................................. 34
3.3.4. Thực trạng phát triển của hệ thống hạ tầng xã hội ........................................ 34
3.3.4.1. Giáo dục - đào tạo ...................................................................................... 34
3.3.4.2. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân .............................................................. 35
3.3.Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu ..................... 35
3.3.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 35
3.3.2. Những khó khăn, hạn chế ................................................................................ 36
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 37
4.1. Đặc điểm cấu trúc các thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu ....................... 37
4.1.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ....................................................................... 41
4.1.2. Đặc điểm thực vật tầng thấp (thảm tươi cây bụi và cây tái sinh) .................. 46
4.1.3. Đặc điểm lớp thảm khô ..................................................................................... 49
4.2. Phân bố của các trạng thái rừng ........................................................................... 52
4.2.1. Diện tích các trạng thái .................................................................................... 52
4.2.2. Phân bố của các trạng thái............................................................................... 54
4.2.2.1. Phân bố theo độ cao ................................................................................... 54
4.2.2.2. Phân bố rừng theo độ dốc........................................................................... 58
4.3. Đặc điểm đât, xói mòn đất dưới các trạng thái thảm thực vật .......................... 61
4.3.1. Đặc điểm vật lý .................................................................................................. 61



4.3.1.1. Tỷ trọng ....................................................................................................... 62
4.3.1.2. Dung trọng .................................................................................................. 64
4.3.1.3. Độ xốp ......................................................................................................... 66
4.3.2. Xói mòn ở các trạng thái .................................................................................. 70
4.3.2.1. Hiện trạng xói mòn ở các trạng thái............................................................ 70
4.3.2.2. Ảnh hưởng của độ dốc và độ cao đến cường độ xói mòn các trạng thái .... 72
4.3.2.3. Xói mòn tiềm năng các trạng thái trên lưu vực .......................................... 75
4.3.3 Phân bố và diện tích cần thiết các trạng thái cho chống xói mòn bảo vệ đất
của lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến ........................................................................ 80
4.3.3.1. Cơ sở để xác định phân bố cần thiết cho chống xói mòn .......................... 80
4.3.3.2.Tiêu chí xác định phân bố cần thiết các trạng thái cho chống xói mòn ở lưu
vực hồ thủy điện Nậm Chiến ................................................................................... 82
4.3.3.3. Phân bố,diện tích cần thiết các trạng thái cho chống xói mòn bảo vệ đất của
lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến. ............................................................................ 82
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng chống xói mòn bảo vệ đất của các trạng
thái ở lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến ....................................................................... 84
4.4.1. Quy hoạch sử dụng đất thích hợp với điều kiện địa hình ............................... 84
4.4.2. Tăng cường những biện pháp kỹ thuật để hạn chế xói mòn và canh tác bền
vững trên đất dốc. ...................................................................................................... 85
4.4.3. Ngăn cấm những hành động làm thiệt hại rừng, tích cực phục hồi và trồng
thêm rừng .................................................................................................................... 86
4.4.4. Nâng cao nhận thức và kiến thức về chống xói mòn bảo vệ đất ............ 87
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 88
1. Kết luận ....................................................................................................................... 88
2. Tồn tại ......................................................................................................................... 89
3. Khuyến nghị ............................................................................................................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


i

Từ viết tắt
D1.3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Giải nghĩa
Đường kính vị trí 1,3 m

Dt

Đường kính tán

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hdc

Chiều cao dưới cành

OTC

Ô tiêu chuẩn

TC


Tàn che

CP

Tỷ lệ che phủ

TM

Thảm mục

X
USLE
GIS

Độ xốp
Phương trình mất đất phổ dụng
Hệ thống thông tin địa lý (Geography Information System)


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Bảng

Trang

1.1


Ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn

17

1.2

Số liệu xói mòn ở các ô rừng trồng

20

3.1

Điều kiện khí hậu cơ bản ở Mường La – Sơn La

30

4.1

Các ô tiêu chuẩn ở khu nghiên cứu

37

4.2

Đặc điểm tầng cây cao dưới các trạng thái rừng

42

4.3


Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi

46

4.4

Khối lượng thảm khô ở các trạng thái rừng

50

4.5

Diện tích các trạng thái trên lưu vực nghiên cứu

53

4.6

Phân cấp độ cao tại lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến.

55

4.7

Diện tích các trạng thái theo độ cao

55

4.8


Phân cấp độ dốc tại lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến

58

4.9

Phân bố diện tích các trạng thái theo độ dốc

58

4.10

Tỷ trọng đất ở các trạng thái rừng nghiên cứu

62

4.11

Dung trọng đất

65

4.12

Độ xốp tầng đất ở các trạng thái

67

4.13


Cường độ xói mòn trung bình của các trạng thái

70

4.14

4.15
4.16

Kiểm tra sự tồn tại của phương trình tương quan và hệ số
biến động
Chỉ số cấu trúc bảo vệ đất và độ xốp của các trạng thái trên
lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến
Chỉ số cấu trúc C1 của một số trạng thái thực vật phổ biến

73

76
82


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên của hình

Hình

Trang


4.1

Rừng trồng thông

40

4.2

Rừng trồng trẩu

40

4.3

Rừng nghèo

40

4.4

Rừng phục hồi

40

4.5

Rừng trung bình

41


4.6

Đất trống

41

4.7

Rừng Tre nứa

41

4.8

Đất nông nghiệp

41

4.9

Chiều cao vút ngọn tầng cây cao các trạng thái

43

4.10

Đường kính trung bình của các trạng thái

43


4.11

Đường kính tán của các trạng thái rừng

44

4.12

Độ tàn che của các trạng thái

45

4.13

Mật độ cây trên các trạng thái rừng

46

4.14

Độ che phủ (%) cây bụi thảm tươi trên các trạng thái

47

4.15

Che phủ cây bụi ở các trạng thái

48


4.16

Che phủ thảm tươi trên các trạng thái

48

4.17

Chiều cao cây bụi

49

4.18

Chiều cao thảm tươi

49

4.19

Khối lượng thảm khô

50

4.20

Hệ số biến động thảm khô ở các trạng thái

51


4.21

Liên hệ của tỷ lệ che phủ của thảm khô với tổng độtàn che và

51

che phủ của rừng
4.22

Bản đồ hiện trạng lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến

52

4.23

Diện tích các trạng thái có trong lưu vực nghiên cứu

53

4.24

Phân bố diện tích các trạng thái theo độ cao ở lưu vực hồ thủy điện

56

4.25

Phân bố của các trạng thái theo độ cao

57



iv

4.26

Bản đồ phân bố các trạng thái theo độ dốc

57

4.27

Phân bố diện tích các trạng thái theo độ dốc ở lưu vực nghiên cứu

59

4.28

Phân bố của các trạng thái theo độ dốc

60

4.29

Bản đồ phân bố trạng thái theo độ dốc

61

4.30


Tỷ trọng đất ở các trạng thái

63

4.31

Tỷ trọng đất ở các độ sâu

63

4.32

Liên hệ giữa tỷ trọng và chiều sâu

64

4.33

Dung trọng đất ở các trạng thái

65

4.34

Dụng trọng đất ở các tầng sâu khác nhau

66

4.35


Biến động của dung trọng theo độ sâu

66

4.36

Độ xốp các trạng trái trong lưu vực nghiên cứu

68

4.37

Độ xốp các độ sâu

68

4.38

Liên hệ độ xốp và độ sâu tầng đất

69

4.39

Liên hệ của độ xốp tầng mặt với chỉ tiêu cấu trúc rừng

69

4.40


Cường độ xói mòn trung bình ở các trạng thái

71

4.41

Cường độ xói mòn các trạng thái ở các cấp độ dốc

71

4.42

Bản đồ xói mòn hiện trạng lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến

72

4.43

Mối liên hệ của độ dốc đối với cường độ xói mòn trên lưu vực

73

4.44

Bản đồ cường độ xói mòn theo độ dốc của lưu vực

74

4.45


Mối liên hệ của độ cao và cường đô xói mòn

75

4.46

Bản đồ xói mòn tiềm năng trạng thái đất trống

77

4.47

Bản đồ xói mòn tiềm năng trạng thái đất nông nghiệp

77

4.48

Bản đồ xói mòn tiềm năng trạng thái rừng trồng

78

4.49

Bản đồ xói mòn tiềm năng trạng thái rừng nghèo

78

4.50


Bản đồ xói mòn tiềm năng trạng thái rừng trung bình

79

4.51

Bản đồ xói mòn tiềm năng trạng thái rừng phục hồi

79

4.52

Bản đồ xói mòn tiềm năng trạng thái rừng tre nứa

80

4.53

Bản đồ phân bố các trạng thái để hạn chế xói mòn bảo vệ đất
khu vực nghiên cứu

83


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là một thành phần môi trường, một nguồn tài nguyên vô cùng quan
trọng. Chất lượng và số lượng của đất có ý nghĩa quyết định đến khả năng nuôi
dưỡng sự sống của các hệ sinh thái trên hành tinh.

Trong những thập kỷ qua, trên thế giới, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới,
tài nguyên đất đã bị khai thác một cách quá mức. Do áp lực của sự gia tăng dân
số và nhu cầu lương thực nên hàng trục triệu ha rừng đã bị khai thác và chuyển
đổi sang trồng cây lương thực. Khi đất mất đi lớp che phủ, xói mòn đã xảy ra
trên quy mô lớn làm độ phì của đất suy giảm nhanh chóng. Nhiều vùng đất thoái
hóa đến mức không còn khả năng canh tác.
Việt Nam là nước có 3/4 diện tích đồi núi, trong đó có trên 60% có độ dốc
trên 150. Trong những năm gần đây nạn chặt phá rừng gia tăng tác động tiêu cực
tới tình trạng rửa trôi, xói mòn đất. Theo nghiên cứu của Thái Phiên, Nguyễn Tử
Siêm (1999) Việt Nam có khoảng 11 triệu ha đất bị xói món mà nguyên nhân cơ
bản là do đất bị khai thác và sử dụng không hợp lý.
Xói mòn đất là một hiện tượng phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
tự nhiên như: Mưa, loại đất, địa hình, lớp phủ thực vật,… và tính chủ quan của
con người trong hoạt động canh tác. Vì vậy, nghiên cứu về xói mòn, mối liên hệ
giữa xói mòn và các nhân tố liên quan đến xói mòn là một đòi hỏi mang tính thời
sự.
Ở Việt Nam, việc nghiên xói mòn bắt đầu từ thập kỷ 60 thế kỷ trước, đến
nay đã thu được nhiều kết quả trong công tác hạn chế xói mòn bảo vệ đất đặc
biệt ở vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Các nghiên cứu tập trung
ở các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy lợi. Mỗi nghiên cứu đề cập đến
các đối tượng và loại hình sử dụng đất khác nhau và hầu như tập trung và các
loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp, nông lâm kết hợp để đề xuất các giải


2

pháp nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất, và tác động của xói
mòn đến dòng chảy và tuổi thọ của các công trình thủy lợi.
Trong sản xuất Lâm nghiệp những nghiên cứu về xói mòn bảo vệ đất
không nhiều và những nghiên cứu về khả năng hạn chế xói mòn bảo vệ đất của

những trạng thái rừng còn ít.
Thủy điện Nậm Chiến là một trong những thủy điện vừa và nhỏ được xây
dựng trên dòng suối Chiến một trong 5 hệ thống suối lớn trên địa phận huyện
Mường La. Lưu vực của hồ thủy điện với địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh,
chủ yếu là núi cao và trung bình với độ dốc lớn (hơn 90% diện tích có độ dốc
trên 80).
Trên lưu vực thủy điện với dân số chủ yếu là dân tộc ít người với phương
thức canh tác lạc hậu đốt nương làm rẫy và khai phá rừng để lấy đất canh tác nên
rừng trong khu vực bị suy giảm cả chất và lượng kéo theo đó là diện tích đất bị
xói mòn ngày càng tăng.
Thực tế chỉ ra rằng việc nghiên cứu khả năng bảo vệ đất của các trạng thái
trên lưu vực thủy điện Nậm Chiến nhằm tìm ra cơ sở khoa học cho việc đưa ra
các biện pháp quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích lưu vực mà vừa đảm bảo lợi
ích kinh tế cho người dân mà đất vẫn được bảo vệ với cường xói mòn trong mức
cho phép.
Để góp phần giải quyết tồn tại trên, luận văn “Nghiên cứu khả năng bảo
vệ đất của các trạng thái rừng trên lưu vực hồ thủy điện Nậm Chiến huyện
Mường La tỉnh Sơn La” đã được thực hiện.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khả năng chống xói mòn, bảo vệ đất là một trong những chức năng sinh
thái quan trọng nhất của rừng.
Trước đây khi dân cư còn ít, diện tích đất đưa vào canh tác hàng năm
chiếm tỷ lệ không đáng kể, con người đã sử dụng rất hiệu quả hệ sinh thái rừng
để phục hồi độ phì trong quá trình luân canh giữa rừng và nương rẫy. Độ phì
giảm đi trong những năm canh tác lại được phục hồi nhờ các thảm thực vật rừng

sau thời kỳ bỏ hóa lâu dài. Chu kỳ canh tác – bỏ hóa có thể hàng trăm năm. Bằng
cách như vậy, con người cùng với nương rẫy, rừng tạo ra những hệ thống nông
nghiệp sinh thái ổn định, bền vững, tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong
thời kỳ này, nghiên cứu khả năng chống xói mòn, bảo vệ đất của rừng cũng như
các thảm thực vật khác hầu như chưa được đặt ra.
Giữa thế kỷ XVIII, nhiều khu rừng trên thế giới đã bị chặt bỏ, thay thế
vào là những diện tích canh tác nông nghiệp. Hiện tượng xói mòn do canh tác
liên tục đã dẫn đến làm suy giảm độ phì và năng xuất cây trồng. Thực tiễn đã
thúc đẩy những nghiên cứu nhằm xây dựng các biện pháp chống xói mòn, bảo vệ
đất.
1.1. Trên thế giới
Có thể nói công trình nghiên cứu đầu tiên về xói mòn đất có ý nghĩa quan
trọng nhất trong lĩnh vực xói mòn đất đã được thực hiện bởi Volli từ năm 1834
(Hudson, 1981). Ông đã sử dụng một hệ thống các bãi đo dòng chảy để nghiên
cứu hàng loạt các nhân tố liên quan đến xói mòn như loại đất, lượng mưa, độ
dốc, thực bì. Tác giả khẳng định xói mòn được thực hiện qua hai pha chủ yếu là
bắn phá làm tơi rời các hạt đất và cuốn trôi chúng, trong đó pha đầu là quan
trọng nhất. Để bảo vệ đất cần giảm được động năng mưa làm sự bắn phá tơi rời
đất của các hạt mưa là có ý nghĩa quyết định trong chống xói mòn bảo vệ đất.


4

Xói mòn đất đã được các nhà khoa học thế kỷ XX nghiên cứu thực
nghiệm và khái quát thành những công thức toán học như: Phương trình phá hủy
kết cấu của hạt mưa (Bằng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm) của Ellison
(1945), phương trình mất đất phổ dụng của Wischmeier và Smith (1958, 1978),
phương trình dự báo cường độ xói mòn đất của Foster và cộng sự (1982)... Thêm
vào đó là những nghiên cứu thông qua xây dựng mô hình mô phỏng như: Mô
hình xói mòn đất dốc của Foster và Meyer (1975), mô hình mất đất do dòng chảy

của Fleming và Walker (1977),... Tuy nhiên, phần lớn các kết luận chưa được
định lượng một cách rõ ràng.
Sau đó, nhiều nghiên cứu về xói mòn đất dưới ảnh hưởng của lớp phủ
thực vật và hoạt động canh tác được thực hiện ở Mỹ, Liên Xô và một số nước
phát triển khác. Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, gần đây những nghiên
cứu xói mòn đã được thực hiện ở nhiều nước đang phát triển. Có thể chia lịch sử
nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới thành 3 giai đoạn.
1.1.1. Giai đoạn trước 1944
Trong giai đoạn này đã có một số công trình nổi tiếng ở Mỹ, Liên Xô và
các nước châu Âu Mile, Bennett, Laws, Alde[14], Zakharop[34].
Trong giai đoạn này tồn tại quan điểm chung cho rằng xói mòn chủ yếu
do dòng chảy mặt tạo nên. Vì vậy, các tác giả tập trung vào các hướng nghiên
cứu hiệu quả các công trình xói mòn ngoài thực địa, như kết cấu các bờ bậc
thang, các băng cây xanh chắn đất, cách bố trí cây trồng theo không gian trên
mặt đất... Những nghiên cứu được tiến hành nhờ phân tích các thông tin thu
được từ hiện trường như: bề dày lớp đất mặt bị mất đi, lượng đất, bùn, cát bị
cuốn trôi vào bể chứa.
Nhìn chung trong giai đoạn này những nghiên cứu được tiến hành theo
phương pháp đơn giản, chưa kết hợp được giữa thực nghiệm ngoài hiện trường
với nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, giá trị định lượng chưa cao.


5

1.1.2. Giai đoạn từ 1944-1980
Giai đoạn này được mở đầu bằng công trình nghiên cứu của Ellison năm
1934[14]. Bằng các thí nghiệm trong phòng, lần đầu tiên ông đã phát hiện ra
nhân tố cực kì quan trọng ảnh hưởng tới xói mòn đất đó là hạt mưa. Động năng
của hạt mưa, sức bắn phá của nó trên bề mặt đất có vai trò quan trọng nhất, quyết
định đến xói mòn. Thí nghiệm của Ellison đã chứng minh rằng, việc giảm động

năng của hạt mưa bằng các dàn che nhân tạo hoặc tán lá của lớp phủ thực vật có
thể làm giảm xói mòn đến hàng trăm lần. Phát hiện của Ellison đã làm thay đổi
quan điểm nghiên cứu về xói mòn và khả năng bảo vệ đất của các thảm thực vật.
Nó đã mở ra phương hướng sử dụng cấu trúc thảm thực vật trong các biện pháp
chống xói mòn nhằm bảo vệ độ phì của đất. Các nghiên cứu xói mòn bắt đầu
chuyển sang nghiên cứu định lượng, xác định cơ chế xói mòn. Các nhà nghiên
cứu nổi tiếng trong giai đoạn này là: Elison [14], Delixop, Mikhovic [34],
Wichmeier W.H, (1978), Kirkby M.J va Chorley (1967).
Xói mòn đất đã được các nhà khoa học thế kỉ XX nghiên cứu thực nghiệm
và khái quát hóa thành công thức toán học như: Phương trình xói mòn mặt đất
của Horton (1945), phương trình mặt đất của Musgave (1947), phương trình phá
hủy kết cấu của hạt mưa (bằng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm) của
Elison (1945), phương trình mặt đất phổ dụng của Wischmeier và Smith
(1958,1978),... hoặc nghiên cứu thông qua xây dựng mô hình mô phỏng như: Mô
hình bồi lắng của Megev (1967), Mô hình mô phỏng quá trình bồi lắng fleming
và Fhamy (1973), Mô hình mất đất do dòng chảy của Fleming và Waker
(1977),...
Hudson (1971,1981), Zakharop (1973) và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu
ảnh hưởng của kích thước hạt mưa, cường độ mưa và phân bố mưa tới xói mòn
và dòng chảy mặt.
Trong khi đó các nhân tố khác ảnh hưởng đến xói mòn như: Chiều dài
sườn dốc, loại đất, lớp phủ thực vật,... cũng được nghiên cứu sâu và rộng. Điển


6

hình là các nghiên cứu của các tác giả Wischmeier (1966, 1971). Những kết quả
nghiên cứu này đã góp phần tìm ra cơ chế của quá trình xói mòn cũng như đề
xuất các biện pháp phòng chống xói mòn thích hợp.
Kết quả quan trọng của nghiên cứu xói mòn và khả năng bảo vệ đất trong

giai đoạn này là xây dựng được phương trình mất đất phổ dụng (USLE) ở trường
đại học tổng hợp Pardin (Mỹ) vào cuối năm 1950 [14]. Các yếu tố gây xói mòn
được quy lại thành 7 yếu tố chính và biểu thị bằng phương trình có dạng tổng
quát:
A = R.K.L.S.C.P

(1.1)

Trong đó:
A: Lượng đất xói mòn trung bình (tấn/ha/năm)
R: Chỉ số phản ánh năng lực xói mòn của mưa
K: Chỉ số năng lực chống xói mòn của đất,
L: Hệ số độ dài sườn dốc (lượng đất mất trên thửa đất quan trắc so với
trên thửa đất tiêu chuẩn dài 22,13m)
S: Hệ số độ dốc (Lượng đất mất trên thửa đất quan trắc so với trên thửa
đất tiêu chuẩn có độ dốc 9%)
C: Hệ số canh tác (lượng đất mất trên thửa đất quan trắc so với trên thửa
đất tiêu chuẩn được làm đất theo tiêu chuẩn).
P: Hệ số bảo vệ đất( Lượng đất mất trên thửa đất có bảo vệ so với trên
thửa đất không được bảo vệ).
Phương trình này đã làm sáng tỏ vai trò của từng nhân tố ảnh hưởng đến
xói mòn. Nó có tác dụng định hướng cho nhiều nghiên cứu nhằm xác định quy
luật xói mòn ở các khu vực có điều kiện địa lý khác nhau.
Tuy nhiên, sử dụng phương trình mất đất vẫn gặp phải những khó khăn
nhất định:


7

+ Điều kiện địa lý, địa chất của các khu vực có thể khác xa với điều kiện

nơi xây dựng phương trình. Vì thế khi áp dụng phải có những nghiên cứu điều
chỉnh các hệ số để phù hợp với điều kiện địa phương. Đây cũng là quá trình
nghiên cứu đòi hỏi phải tốn kém về thời gian và kinh phí, không phải nơi nào
cũng làm được.
+ Tập quán canh tác của các dân tộc cũng không giống nhau, vì vậy hệ số
về phương pháp quản lý sử dụng đất cũng không giống nhau.
+ Phương trình đã xác định hệ số cho 128 kiểu cây trồng khác nhau,
nhưng chủ yếu là cho các kiểu phối hợp cây trồng trong nông nghiệp, chưa tính
đến sự đa dạng của các thảm thực vật rừng.
Vào những năm 1970, phương trình mất đất phổ dụng được cải tiến để áp
dụng cho đất rừng và một số loại đất phi nông nghiệp khác được gọi là phương
trình mất đất biến đổi:
A= R.K.LS.MV

(1.2)

Trong đó:
A: Lượng đất bị xói mòn
R: Chỉ số tính xói mòn của mưa
K: Hệ số tính xói mòn của đất
LS: Hệ số địa hình
MV: Hệ số về biện pháp quản lý thực bì.
Trong phương trình mất đất biến đổi, tính phức tạp của phương trình mất
đất phổ dụng đã đươc giảm bớt trên cơ sở ghép các nhân tố độ dốc và chiều dài
sườn dốc thành nhân tố địa hình, nhân tố cây trồng và nhân tố bảo vệ đất thành
nhân tố quản lý thực bì. Việc áp dụng phương trình mất đất biến đổi đã trở thành
đơn giản hơn. Tuy nhiên, mục tiêu sử dụng của phương trình vẫn là đất nông
nghiệp. Khi áp dụng cho các loại rừng thì độ chinh xác không cao, phương trình
vẫn cần nghiên cứu bổ xung.



8

Trong giai đoạn này các công trình nghiên cứu không chỉ giới hạn ở Mỹ,
Liên Xô mà còn được tiến hành ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên,
nghiên cứu xói mòn đất chủ yếu vẫn được tiến hành một cách độc lập theo
những chương trình được hoạch định của từng cơ quan, từng quốc gia. Còn rất ít
những tổ chức quốc tế đứng ra giữ vai trò liên kết các nghiên cứu trong lĩnh vực
này.
1.1.3. Giai đoạn từ 1980 cho đến nay
Sự phát triển kỹ thuật công nghiệp và quá trình gia tăng dân số đã thúc
đẩy khai phá nhiều vùng rừng, chuyển thành khu canh tác nông nghiệp. Do
không coi trong biện pháp bảo vệ đất nên hàng năm trên thế giới đã bị thái hóa
chừng 20 triệu ha. Xói mòn đất không chỉ làm thu hẹp nhanh chóng diện tích
canh tác mà còn là nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi tính chất của nhiều thành
phần môi trường như nguồn nước, thực vật, động vât... Xói mòn đã trở thành
nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái môi trường hiện nay. Vì vậy, trong
“Chiến lược bảo vệ toàn cầu”, bảo vệ đất được xem là một trong những nhiệm
vụ có tính chất chiến lược vì sự tồn tại lâu bền của con người. Khả năng chống
xói mòn, bảo vệ đất trở thành chỉ tiêu cơ bản hình thành giá trị sinh thái của các
phương thức canh tác.
Những nghiên cứu về quản lý sử dụng đất trong thời kỳ này hướng vào
hai mục tiêu chính:
- Nhằm phát hiện những quy luật hoạt động của xói mòn của từng địa
phương, từng quốc gia để xây dựng dự báo xói mòn và xây dựng biện pháp
chống xói mòn với những công trình của: R.Lal(1990), P.Hame(1986)...
- Xây dựng các biện pháp bảo vệ đất đặc biệt là công nghệ bảo vệ đất dốc,
trong đó có công trình của K.F.Wiersum (1984), R.Lal(1990)...
Kết quả nghiên cứu cơ bản của giai đoạn này được thể hiện ở 2 mặt sau:
* Phát triển các mô hình toán học để dự báo xói mòn.



9

Phương trình được áp dụng chủ yếu là phương trình mất đất phổ dụng cải
tiến (RUSLE) của Wischmeier.W.H (1997) trên cơ sở gộp hệ số độ dốc và hệ số
chiều dài sườn dốc thành hệ số địa hình:
A= P.K.LS.C.P

(1.3)

Trong đó:
A: Lượng đất mất đi hàng năm
R: Chỉ số phản ánh năng lực xói mòn của mưa.
K: Chỉ số năng lực chống xói mòn của đất.
LS: Chỉ số địa hình.
C: Chỉ số về thực vật.
P: Chỉ số về biện pháp canh tác.
Phương trình của Wischmeier đã gợi ý về các biện pháp chống xói mòn
bảo vệ đất. Đó là tất cả những giải pháp nhằm giảm thiểu một hoặc một nhóm
các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất trong các phương trình của wischmeier.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương trình này cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
trong điều kiện thiếu dữ liệu nghiên cứu cơ bản để xác định các thông số cần
thiết, chẳng hạn thiếu dữ liệu về mưa, thiếu dữ liệu về khả năng chống xói mòn
của đất, hay dữ liệu về ảnh hưởng của các kiểu trồng cây đến xói mòn v.v...
Vì vậy, phương trình xói mòn đất của Wischmeier ngày nay được vận
dụng theo hướng cải tiến hoặc bổ sung những tham số của phương trình để sử
dụng trong nhiều quốc gia. Tham số được nghiên cứu điều chỉnh nhiều nhất là
tham số C cho những kiểu thảm thực vật không có trong xây dựng phương trình
ban đầu. Phương trình USLE cũng được điều chỉnh để dự báo xói mòn cho một

khu vực cụ thể theo từng trận mưa (RUSLE1), hoặc cho một sườn dốc khi không
tính đến sự thay đổi về độ dốc (RUSLE2) (Foster et al., 2003). Có thể điểm qua
một số dạng đã được thay đổi của phương trình mất đất phổ dụng như sau:
1) Phương trình dự báo cường độ xói mòn đất của Foster và cộng sự
(1982)


10

Ae=qece

(1.4)

Trong đó:
Ae: Cường độ xói mòn cho từng trận mưa
qe: Tốc độ dòng chảy (volume/area/time)
ce: Lượng xói mòn trên đơn vị thể tích (mass/volume), được tính như sau:
ce=b1EI30/qe

(1.5)

b1: Hệ số thực nghiệm,
re: Tổng lượng mưa
E: Động năng trận mưa
I30: Cường độ mưa cực đại trong 30 phút
2) Phương trình dự báo cường độ xói mòn đất của Kinnell and
Risse(1998)
Ae=b3QREI30

(1.6)


Trong đó:
Ae: Cường độ xói mòn cho từng trận mưa
b3: Hệ số thực nghiệm
QR: Tỷ lệ giữa lượng mưa và dòng chảy.
3) Phương trình dự báo cường độ xói mòn đất của Renard et al. (1997)
Ae·veg=KUMQRBEI30Ce
Trong đó:
Ae.veg: Lượng xói mòn trên một khu vực có thực vật
QRB: Tỷ lệ dòng chảy trên đất trống bỏ hoá
Ce: Chỉ số thực vật trong phương trình USLE
KUM: Chỉ số năng lực chống xói mòn của đất
4) Phương trình dự báo cường độ xói mòn đất của Tiwari và các cộng sự
(2000)
A1e= bKeEI30

(1.7)

Trong đó:
A1e: Lượng đất mất đi trên trong một trận mưa (event) trên một đơn vị
diện tích


11

E: là động năng trận mưa
I30: Cường độ mưa cực đại trong 30 phút
Ke: Chỉ số về năng lực chống xói mòn của đất
b: Hệ số điều chỉnh thay đổi theo độ dốc, chiều dài sườn dốc
5) Phương trình dự báo cường độ xói mòn đất của USDA-ARS (2008)

Ae=A1eLSCePe

(1.8)

Trong đó:
A1e: Lượng đất xói mòn của đất trống bỏ hoá.
Ce Pe: Các chỉ số thực vật và biện pháp canh tác cho trận mưa
* Những biện pháp bảo vệ đất tập trung vào hai nhóm chính:
- Dùng các thảm thực vật để chống xói mòn, chủ yếu là các thảm thực vật
rừng, các mô hình nông lâm kết hợp mô hình SALT.
- Xây dựng các công trình xói mòn (quan trọng là bậc thang trên đất dốc)
Tuy nhiên các công trình vẫn tập trung nghiên cứu chủ yếu với đất canh
tác nông nghiệp.
Trong giai đoạn này những nghiên cứu về xói mòn và bảo vệ đất mang
tính hợp tác cao. Trong các tổ chức quốc tế có vai trò liên kết các chương trình
nghiên cứu của nhiều quốc gia như: Viện lúa quốc tế ở Philippine, tổ chức
nghiên cứu và quản lý đất IBSRAM ở Nepal. Hầu hết các quốc gia đều có các
viện các trung tâm và hiệp hội nghiên cứu quản lý sử dụng đất.
Trong những năm gần đây, phát triển của công nghệ viễn thám và GIS
cùng với máy tính tốc độ cao đã giúp người ta nâng cao khả năng thu thập và
phân tích liên quan đến khả năng bảo vệ đất. Người ta đã xây dựng những mô
hình toán để phân tích tác động của các nhân tố đến dòng chảy, trong đó có tác
động của rừng. Một trong những mô hình thường được sử dụng để phân tích ảnh
hưởng của rừng đến dòng chảy và xói mòn là mô hình SWAT(Soil and Water
Assessment Tools) cùng với phần mềm chuyên dụng PLOT32. Đây là mô hình
cho phép cập nhật các thông tin liên quan đến dòng chảy trong lưu vực như bản


12


đồ địa hình, các yếu tố khí hậu, mạng lưới thủy văn, các loại đất đai v.v..., Sau
đó tự động phân tích xác định những tác động của rừng đến dòng chảy và xói
mòn đất theo những kịch bản khác nhau.
1.2. Tại Việt Nam
Theo Võ Đại Hải (1996) lịch sử nghiên cứu xói mòn đất ở Việt Nam có
thể chia thành 3 giai đoạn[12]:
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954
Xói mòn đất hầu như chưa được nghiên cứu, tuy thế trong giai đoạn này
đã xuất hiện một vài công trình phòng chống xói mòn của người dân như làm
ruộng bậc thang, xây kè cống...
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Có thể nói nghiên cứu về xói mòn đất ở Việt Nam bắt đầu từ những năm
1960 với việc đo lượng đất xói mòn, trong đó điển hình là nghiên cứu của các tác
giả Nguyễn Ngọc Bình, Cao Văn Vĩnh về ảnh hưởng của độ dốc tới xói mòn đất,
góp phần đề ra các chỉ tiêu và quy chế bảo vệ, sử dụng và khai thác đất dốc, Chu
Đình Hoàng (1962,1963), Bùi Quang Toản ở Tây Bắc (1964,1965), Tôn Gia
Huyên (1964), Thái Phiên (1965).
Các nghiên cứu về xói mòn đất rừng điển hình là của Nguyễn Xuân Quát,
Bùi Ngạnh (1964) ở vùng Cầu hai (Phú Thọ), Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải ở
Tây Nguyên(1964).
Thực tiễn sản xuất cho thấy trong 7 vùng sinh thái của Việt Nam, các
vùng thuộc miền Bắc và miền Trung có nguy cơ xói mòn lớn hơn do chịu tác
động của mưa bão tập trung, địa hình dốc, tầng đất mỏng và thực bì bị tàn phá
mạnh. Do vậy, việc nghiên cứu dự báo tập trung nhiều ở vùng này.
Sau đó do nhiều khó khăn, đặc biệt là do chiến tranh nên việc nghiên cứu
xói mòn đất tuy ít đi nhưng thực chất đã có hướng phát triển theo chiều rộng và
chiều sâu, đã có phân vùng xói mòn, xây dựng các trạm quan trắc xói mòn định
vị lâu dài... Nổi bật là công trình của Đào Khương (1970) và Chu Đình Hoàng



13

(1976, 1977) về những nét đặc trưng chủ yếu của xói mòn vùng khí hậu nhiệt đới
Việt Nam, Bùi Quang Toản (1974) về kỹ thuật canh tác trên nương đã định
canh...
Những nghiên cứu bước đầu đã đề ra được một số biện pháp chống xói
mòn đất thích hợp.
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Sau năm 1975 nhiều công trình nghiên cứu áp dụng phương pháp hiện đại
đã được áp dụng, xây dựng các khu quan trắc xói mòn định vị bằng xi măng,
gạch, gỗ, kim loại... như trạm nghiên cứu xói mòn An Châu (Hữu Lũng), trạm
Êkmat (Buôn Ma Thuật), trạm nghiên cứu xói mòn đât Tây Nguyên. Các nghiên
cứu về xói mòn đất điển hình phải kể đến tác giả Nguyễn Quang Mỹ ở Tây
Nguyên (1983, 1985), Bùi Ngạnh, Vũ Văn Mễ, Nguyễn Danh Mô ở Hữu Lũng –
Lạng sơn (1986).
Đặc biệt là những nghiên cứu định lượng của Nguyễn Quang Mỹ, Quách
Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984) đã làm rõ ảnh hưởng của nhân tố địa hình tới
xói mòn, vai trò chống xói mòn của một số thảm thực vật nông nghiệp, đã chú ý
tới độ che phủ gắn liền với các giai đoạn phát triển cây trồng, định hướng phát
triển cho việc xây dựng các giải pháp chống xói mòn trên sườn dốc.
Từ đầu những năm 1990, với sự hòa nhập vào mạng lưới Nghiên cứu
quản lý đất quốc tế (IBSRAM), nhiều nghiên cứu định vị đã được triển khai ở
các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Các công trình của các tác giả phải kể đến là:
Nguyễn Trọng Hà, Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1990- 1997), Võ Đại Hải và
Ngô Đình Quế (1982, 1992, 2002), Lê Văn Lanh (1991), Bùi Quang Toản
(1991), Vương Văn Quỳnh và cộng sự (1994 đến 1999), Nguyễn Ngọc Lung và
Võ Đại Hải (1996, 1997), Nguyễn Văn Dũng và Trần Đức Viên (2003), Phạm
văn Điển (2006).
Lương Văn Thanh (2006), Nguyễn Trọng Hà, Nguyễn Thế Hưng (2006)
đã tiến hành theo hướng thử nghiệm hoặc tính toán các hệ số của phương trình



14

mất đất phỏ dụng của Wischmeier và Smith để kiểm nghiệm và đánh giá hiện
trạng trạng xói mòn đất trong khu vực nghiên cứu.[32]
Nguyễn Trọng Hà, Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1990- 1997) đã nghiên
cứu và tính toán các hệ số của phương trình mất đất phổ dụng cho một số vùng
của Việt Nam như: Xuân Mai, Ba vì, Hòa Bình, Tây Hiếu (Nghệ An)...[10]
Nghiên cứu của Võ Đại Hải và Ngô Đình Quế (1982, 1992 và 2002) về
đánh giá tác động của rừng đến xói mòn và dòng chảy mặt trên một số lưu vực
sông miền Trung và Tây nguyên (sử dụng mô hình SWAT) cho rằng: Độ che
phủ của rừng có quan hệ mật thiết đến xói mòn, độ che phủ của rừng càng cao
thì xói mòn càng giảm và ngược lại. Mặt khác, rừng có chất lượng tốt như rừng
giàu và rừng trung bình có khả năng điều tiết nước và chống xói mòn đất tốt hơn
là rừng có chất lượng kém. Đồng thời các tác giả có đề xuất trong công tác xây
dựng rừng phòng hộ đầu nguồn, ngoài việc chú ý nâng cao độ che phủ của rừng
cần phải chú ý cải thiện và nâng cao chất lượng rừng.[11]
Nghiên cứu của Võ Đại Hải (1996), Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải
(1997) cho thấy vai trò điều tiết và chống xói mòn của rừng rất lớn. Kết quả
nghiên cứu đã xác định được cấu trúc hợp lý của thảm thực vật rừng chống xói
mòn đất. Hai tác giả đã xây dựng được bảng tra hệ số thảm thực vật (Hệ số C)
tương ứng với đặc điểm và cấu trúc của một số thảm rừng.
Từ năm 1992 đến 1994 Vương Văn Quỳnh và các cộng tác của Đại học
Lâm nghiệp (1994) đã nghiên cứu khả năng giữ nước và bảo vệ đất của các
phương thức canh tác trong hộ gia đình người Dao ở Hàm Yên Tuyên Quang.
Một trong những kết quả của đề tài này là phương trình dự báo xói mòn đất dưới
rừng và những mô hình canh tác không làm đất hàng năm. Sau đó phương trình
tiếp tục được hoàn thiện theo hướng bổ xung chỉ số xói mòn của mưa để có thể
áp dụng ra những vùng rộng hơn, phương trình như sau:



15

=

(1.9)

Trong đó:
d: Cường độ xói mòn, tính bằng mm/năm (1mm/năm = 10 tấn/ha/năm)
: Độ dốc mặt đất, tính bằng độ
TC: Độ tàn che tầng cây cao, điều tra theo mạng lưới điểm, lớn nhất là 1.0
H: Chiều cao tầng cây cao, tính bằng m
CP: Tỷ lệ che phủ của lớp thảm tươi cây bụi, điều tra theo mạng lưới
điểm, lớn nhất là 1.0
TM: Tỷ lệ che phủ mặt đất của thảm khô, điều tra theo mạng lưới điểm,
lớn nhất là 1.0
X: Độ xốp lớp đất mặt, trên các địa hình dốc độ xốp thường không vượt
quá 0.75
K: Chỉ số xói mòn của mưa, hay đại lượng phản ảnh năng lực gây xói
mòn đất của mưa, được xác định theo lượng mưa các tháng ở khu vực nghiên
cứu theo công thức sau.

12

K  (
1

Ri
x

25,4

916  311x lg

 5,238  2,481ln Ri
25,4
)
100

(1.10)

Trong đó:
Ri: Lượng mưa tháng thứ i trong năm, tính bằng mm
Chỉ số xói mòn K ở các địa phương đã được tính sẵn trong phần mềm
Sinh khí hậu.
Trong trường hợp trên một diện tích đồng nhất có hơn hai trạng thái rừng
thì cường độ xói mòn bình quân được xác định theo công thức sau:


16

n

d

s d
i

i


i

n

 si

(1.11)

i

Trong đó:
Si: Diện tích của trạng thái rừng thứ i.
di: Cường độ xói mòn đất của kiểu rừng thứ i
n: Số trạng thái rừng
Từ công thức tính cường độ xói mòn đất, Vương Văn Quỳnh và cộng sự
đã xác định tiêu chuẩn bảo vệ của rừng và lớp phủ thực vật nói chung thỏa mãn
điều kiện d < 0,8mm/năm [26] (tốc độ hình thành đất nhiệt đới trong điều kiện
có canh tác, Hudson, 1981[14]).
Nguyễn Trọng Hà, Nguyễn Thế Hưng (2006) đã kiểm nghiệm phương
trình mất đất phổ dụng tại Phú Thọ. Kết quả cho thấy rằng: Đối với các mô hình
đất canh tác nông nghiệp thì sai số giữa lượng mất đất lý thuyết và thực tế biến
động từ 2,5- 5,3%. Tuy nhiên, với mô hình đối chứng (không canh tác) lượng
mất đất lý thuyết chênh so với thực tế là 19 lần, điều này được giải thích là do
trong quá trình đo xói mòn cỏ dại phát triển mạnh. Đây chính là yếu tố có tác
dụng làm giảm động năng của hạt mưa vào đất ngăn cản dòng chảy mặt. [9]
Nghiên cứu của tác giả Lương Văn Thanh (2006) tại khu vực hồ Trị An,
lượng xói mòn được tính toán trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố
trong phương trình mất đất phổ dụng (USLE), kết hợp sử dụng GIS và ảnh viễn
thám để xây dựng bản đồ hiện trạng xói mòn. Tác giả đã thiết lập được các loại
bản đồ sau: Bản đồ độ dốc, bản đồ hướng dòng chảy, bản đồ địa hình (LS), bản

đồ hệ số lớp phủ thực vật (C), bản đồ hệ số xói mòn đất (k), tính toán hệ số mưa.
Đồng thời tác giả cũng phân cấp cường độ xói mòn trên toàn bộ lưu vực hồ Trị
An. [32]
Một số kết quả nghiên cứu khác được trình bày:
- Ảnh hưởng của các biện pháp, mô hình sử dụng đất đến xói mòn


×