Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu quy luật biến động dòng chảy ở một số lưu vực điển hình của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

NGUYỄN VĂN ĐOÀN

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY
Ở MỘT SỐ LƯU VỰC ĐIỂN HÌNH CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------

NGUYỄN VĂN ĐOÀN

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY
Ở MỘT SỐ LƯU VỰC ĐIỂN HÌNH CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ Tài nguyên rừng
Mã ngành: 60.62.68



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN QUANG BẢO

Hà Nội - 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lũ lụt và hạn hán là những thiên tai gây thiệt hại nhiều nhất đến đời sống
kinh tế - xã hội mà hàng ngàn đời nay con người đã và đang phải chống chọi và
tìm cách thích ứng. Những tai biến, sự cố môi trường này ngày một diễn ra
nhiều hơn đặc biệt tại những khu vực có lượng mưa lớn và tập trung. Việt
Nam, với 3/4 diện tích tự nhiên là vùng đồi núi, lại nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới mưa mùa và được đánh giá là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng
nhiều nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu, nên hạn hán và lũ lụt là một trong
những yếu tố đe dọa đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
Bản chất của lũ lụt và hạn hán là quá trình dâng lên hoặc suy giảm bất
thường của dòng nước mà quá trình này gây thiệt hại về kinh tế, suy thoái môi
trường, ảnh hưởng đến đời sống của con người. Các chỉ số phản ánh đặc điểm
của dòng chảy như: hệ số biến động dòng chảy, tốc độ tăng lũ, hệ số giảm lũ,
thời gian trễ lũ, tổng lưu lượng dòng chảy tại các lưu vực có mối quan hệ với
đặc điểm lưu vực như hiện trạng lớp phủ thực vật, độ dốc, độ chênh cao, diện
tích, chu vi, hình dạng và chế độ mưa của lưu vực. Tuy nhiên ảnh hưởng của
đặc điểm lưu vực đến dòng chảy là không giống nhau, có những nhân tố ảnh
hưởng mạnh và có tính chất quyết định tính chất dòng chảy và có những nhân

tố có mức độ ảnh hưởng thấp hơn.
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của lưu vực đối với các chỉ số phản ánh đặc
điểm dòng chảy có ý nghĩa to lớn và là cơ sở khoa học cho các giải pháp quản
lý, sử dụng lưu vực, đặc biệt là việc quy hoạch hệ thống dân sinh, kinh tế-xã
hội, dự báo và xây dựng các biện pháp phòng tránh thiên tai, quản lý nguồn
nước. Ở Việt Nam, những nội dung nghiên cứu này còn khá mới mẻ, những kết
quả thu được còn hạn chế, các biện pháp quản lý và sử dụng lưu vực còn thiếu


2

cơ sở khoa học nên chưa hiệu quả. Để góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho các
giải pháp quản lý và sử dụng lưu vực, đặc biệt là phòng tránh và giảm nhẹ thiên
tai, tôi chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy luật biến động dòng chảy ở
một số lưu vực điển hình của Việt Nam”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Bản chất của nghiên cứu quy luật biến đổi dòng chảy trên các lưu vực
là nghiên cứu quá trình thủy văn của lưu vực. Hiện nay nghiên cứu vấn đề này
thường được tập trung vào một số nội dung sau:
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng tới dòng chảy
1.1.1.1. Quan điểm về khả năng giữ nước của rừng
Vai trò giữ nước của rừng được hiểu là khả năng lưu giữ và tích luỹ nước
ở bất kỳ dạng nào - làm tăng lượng nước trong đất, giảm bốc thoát hơi nước,

tăng mực nước ngầm, giảm dòng chảy bề mặt, hạn chế xói mòn đất, qua đó
làm tăng và ổn định dòng chảy sông suối, cũng như làm sạch nước (Mon-tranop, 1960, 1973 - dẫn theo Vương Văn Quỳnh, 1999 [29]; Khanbecop, 1984
[14]; Bonell M, 1993 [45]).
Khả năng giữ nước của rừng có thể được phản ánh thông qua các tiêu
chí như giảm tỷ lệ dòng chảy mặt, tăng lượng nước ngầm, giảm cường độ và
tần xuất xuất hiện lũ trên các sông suối, ổn định dòng chảy giữa các mùa
trong năm. Tuy nhiên khả năng giữ nước của rừng có giới hạn, nó phụ thuộc
nhiều vào đặc điểm cấu trúc rừng và đặc điểm của đất rừng như (độ xốp, cấu
tượng đất, tốc độ thấm nước, hàm lượng mùn, độ dày tầng đất). Những đặc
điểm về cấu trúc lớp phủ thực vật, đất và địa hình quyết định dung tích chứa
nước của rừng và đất rừng (Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên, 2001 [2]).
1.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu


4

Theo Thomas Dunne (1992) [71], Menachem Agassi (1996) [63], C.A.A
Ciesiolka và C.W Rose (1998) [48], F.Agus và cộng sự (1998) [51], có hai
phương pháp cơ bản để nghiên cứu khả năng giữ nước của rừng:
Một là, nghiên cứu lưu vực: Khả năng giữ nước của rừng được đánh giá
thông qua theo dõi sự thay đổi lưu lượng nước hoặc biến đổi tốc độ dòng
chảy của sông suối trước và sau khi mưa, hoặc giữa mùa mưa và mùa khô,
và lượng vật chất xói mòn được vận chuyển tại đầu ra của lưu vực. Với
phương pháp này người ta chỉ có thể thấy được tác động tổng hợp của các
trạng thái rừng mà không định lượng được khẳ năng giữ nước của từng trại
thái riêng biệt.
Hai là, nghiên cứu quá trình thuỷ văn trên sườn dốc: Nghiên cứu này
được thực hiện bằng cách bố trí các ô mẫu nghiên cứu và tiến hành đo đạc chi
tiết trên các ô đó nhiều lần. Phương pháp này cho kết quả nghiên cứu chính
xác hơn, đặc biệt là ảnh hưởng của từng kiểu rừng đến quá trình thủy văn

rừng như: lượng nước được giữ lại trên tán, tỷ lệ dòng chảy mặt, tỷ lệ dòng
chảy ngầm, sói mòn đất….v.v. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có sự
đầu tư lớn và phức tạp hơn phương pháp đầu.
Đặc điểm thuỷ văn rừng được biểu hiện thông qua vòng tuần hoàn nước
(John D. Hewlett, 1982 [57]) hay tuần hoàn thuỷ văn (G.Fiebiger, 1993 [52]).
Quá trình tuần hoàn thuỷ văn rừng là một quá trình bắt đầu từ khi nước mưa
đi vào hệ sinh thái rừng, đến quá trình nước thấm xuống đất, hình thành dòng
chảy mặt và dòng chảy ngầm, hình thành dòng chảy sông suối, bốc hơi nước
vật lý và sinh lý và trở về khí quyển ...v.v. Nghiên cứu thủy văn rừng cần xem
xét một cách tổng hợp của nhiều yếu tố như: Chế độ khí hậu, thời tiết, độ dốc,
độ cao của lưu vực, hình dạng của lưu vực, đặc điểm đất và đặc điểm lớp
thảm thực vật của lưu vực đó (Phạm Văn Điển, 2006 [10]).


5

1.1.1.3. Những kết quả nghiên cứu điển hình
Nghiên cứu về thủy văn rừng trên thế giới đã thu được những thành quả
quan trọng, các nghiên cứu đi từ định tính đến định lượng đặc biệt là đã một
phần định lượng được các thành phần cân bằng nước trong hệ sinh thái rừng
và xác định, dự báo xói mòn đất. Có thể kể ra một vài công trình nghiên cứu
điển hình sau:
a. Lượng nước mưa giữ lại trên tán rừng
Lượng nước mưa giữ lại trên tán là một trong những chỉ tiêu quan trọng
phản ánh khả năng giữ nước của rừng. Lượng nước mưa được giữ lại trên tán
càng nhiều có thể tạo điều kiện để cho nước ngấm vào đất càng lớn, do đó làm
giảm tỷ lệ dòng chảy mặt, giảm nguy cơ sói mòn đất, đặc biệt là trên các vùng
đất dốc.
Theo Bruijnzeel (1990b) [46], nhiều công trình nghiên cứu về lượng
nước chảy men thân trên thế giới đều cho kết quả từ 1 - 3% so với tổng lượng

mưa. Các công trình nghiên cứu khả năng giữ nước của tán rừng lá kim ôn
đới cho kết quả lượng nước mưa được giữ lại trên tán giao động từ 20 - 40%
tổng lượng nước mưa (Gash và cộng sự, 1980; Rutter và cộng sự, 1971;
Teklehaimanot, 1991 - dẫn theo Vương Lễ Tiên và cộng sự, 1991 [34]). Tại
Trung Quốc nghiên cứu khả năng ngăn giữu nước mưa của tán rừng ở các đới
khí hậu khác nhau cho kết quả tán rừng có thể ngăn giữ 11,4 - 34,3% tổng
lượng nước mưa, hệ số biến động 6,68 - 55,05%. Trong đó tỷ lệ nước mưa
đươ ̣c giữ lại trên tán của rừng lá kim thường xanh á nhiệt đới, trên núi cao ở
miền Tây là lớn nhất, rừng hỗn giao cây lá rộng thường xanh với cây lá rộng
rụng lá á nhiệt đới, miền núi là nhỏ nhất (Vu Chí Dân - Christoph Peisert Dư Tân Hiểu (2001) [1].
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng nước được giữ lại trên tán
rừng tùy thuộc vào lượng mưa, cường độ mưa, đặc điểm cấu trúc rừng. Hiện


6

nay việc mô phỏng lượng nước mưa bị giữ lại trên tán rừng, người ta thường sử
dụng mô hình Rutter và mô hình giải tích Gash (M.J. Waterloo, 1999) [62].
Tỷ lệ phần trăm của lượng nước mưa lọt tán so với tổng lượng mưa của
các loại rừng thường đạt từ 75% trở lên và tỷ lê ̣ này phụ thuộc vào cấu trúc tán
lá, chỉ số diện tích lá, đặc điểm mưa và nhân tố gió; Năng lượng của lượng
nước mưa lọt tán ở rừng cây gỗ một tầng thường lớn hơn năng lượng của mưa
ngoài nơi trống (Jordan và C.F Herrera, 1981) [58].
b. Lượng nước hút giữ bởi vật rơi rụng trong rừng
Lớp thảm mục có một ý nghĩa to lớn đối với đời sống của các sinh vật
rừng và quá trình thủy văn rừng. Lớp thảm mục không chỉ có tác dụng thấm
nước, là lớp ma sát ngăn cản dòng chảy, mà khi chúng phân hủy sẽ tạo cho
đất rừng tơi xốp hơn, do vậy làm tăng dung tích chứa nước của đất.
Kết quả nghiên cứu ở vùng hồ Mật Vân - Trung Quốc ghi nhận rằng,
khối lượng nước lưu giữ trong lớp thảm mục có thể đạt tới 2 - 4 lần khối

lượng khô của bản thân nó, tỷ lệ khối lượng nước được giữ lại trong lớp thảm
mục tối đa bình quân là 309,54% (Vu Chí Dân & Vương Lễ Tiên, 2001) [2].
Những nghiên cứu về lượng nước hút giữ của lớp thảm mục trong rừng trồng
phòng hộ trên cao nguyên Hoàng Thổ của Trương Hồng Giang (1989) [11],
cho thấy rằng, tỷ lệ này hơn 191%.
c. Lượng nước chảy trên bề mặt đất và nước ngầm
Nhìn chung, đất rừng tự nhiên có khả năng thấm nước rất cao và ít khi
xuất hiện dòng chảy bề mặt (Douglass, 1977 [49]; Pritchett, 1979 [65]). Tuy
nhiên, khi rừng bị chặt hạ và trở nên thưa thớt và độ dốc mặt đất lớn, có thể
tạo ra dòng chảy mặt (Ruxton, 1967 [66]; Imeson, A.C và Vis, 1982 [56]).
Nói chung, đất rừng có tốc độ thấm nước lớn hơn so với các loại hình
sử dụng đất khác, tốc độ thấm nước ổn định của đất rừng có thể đạt 80


7

mm/giờ trở lên (Dunne, 1978) [50]. Kết quả nghiên cứu của Trần Huệ Tuyền
(1994) [41] cho thấy, đất rừng có độ hổng ngoài mao quản lớn, thì tốc độ
thấm nước và lượng nước thấm của đất rừng sẽ tăng lên. Theo kết quả nghiên
cứu, mỗi hecta đất rừng có thể tích giữ được lượng nước 641 - 679 tấn/năm
(Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên, 2001) [2].
Những kết quả nghiên cứu thủy văn và nghiên cứu môi trường sử dụng
chất đồng vị phóng xạ cho thấy, trong một số trường hợp, dòng chảy mạch
nước ngầm chính là nguồn gốc chủ yếu của lũ lưu vực; Quá trình lũ chủ yếu
là do “nước cũ” (Old water) bị "nước mới" thay thế đẩy ra ngoài tạo nên
(Skash và cộng sự, 1986, dẫn theo Phạm Văn Điển, 2006 [10]).
1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm lưu vực đến dòng chảy
Đặc điểm của lưu vực như kích thước, độ dốc, hình dạng, lớp thảm
thực vật và chế độ khí hậu (lượng mưa, thời gian mưa và mùa mưa) là những
nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến đặc điểm của dòng chảy trên mỗi lưu

vực như sản lượng nước của lưu vực, đỉnh lũ, độ muộn lũ..... Lĩnh vực nghiên
cứu này đã được tiến hành rộng dãi trên thế giới để phát hiện ra mối liên hệ
giữa đặc điểm dòng chảy với đặc điểm của lưu vực (Hewlett và cộng sự,
1984, 1977 [55] và [54]; Wolock, 1995 [72]; Singh, 1997 [67]; Bruijnzeel,
2004 [47]; Andreassian, 2004 [42]).
Có rất nhiều yếu tố của lưu vực mà khi thay đổi sẽ làm thay đổi đặc
điểm dòng chảy. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước lưu vực đến quá
trình thủy văn đã được thực hiện bởi Pilgrim và cộng sự (1982) [64]. Nhóm
tác giả này đã kết luận rằng “kích thước của lưu vực có thể ảnh hưởng rõ rệt
không chỉ đến đặc điểm của dòng chảy trung bình mà còn ảnh hưởng đến
biến động dòng chảy. Khi kích thước lưu vực nhỏ, mức độ thay đổi của dòng
chảy sông suối phụ thuộc rõ rệt vào lượng mưa và sự biến thiên của giòng lũ


8

có xu hướng tăng lên khi lượng mưa tăng và ngược lại” (Wood và cộng sự,
1988 [73]). Tại Quebec, Lajoie và cộng sự (2007) [59] đã phân tích đặc
điểm dòng chảy theo từng tháng giữa các giòng sông tự nhiên, các giòng
sông có kiểm soát và kết luận rằng kích thước của lưu vực có mức độ ảnh
hưởng toàn bộ đến sự thay đổi của quá trình thủy văn và mức độ thay đổi
theo mùa của dòng chảy.
Với hình dạng lưu vực, Tabios và cộng sự (1988) [70] đã phát hiện ra
rằng ở những lưu vực có hình dạng dài ảnh hưởng rõ rệt đến sự biến đổi của
dòng chảy hơn là các lưu vực hình tròn. Sự trì hoãn dòng chảy ở những lưu
vực tập trung (hình tròn) có hiệu quả hơn các lưu vực có hình dạng dài (Goff
và cộng sự, 2006 [53]).
Ảnh hưởng của rừng đối với dòng chảy trên các lưu vực: Sau khi xem
sét các tài liệu trên thế giới về rừng và mối quan hệ dòng chảy, Sun và cộng
sự (2007) [68] đã chỉ ra rằng tăng diện tích rừng có khả năng làm giảm sản

lượng nước và tốc độ giòng lũ. Bằng cách tổng kết kết quả nghiên cứu của
một số tác giả khác (Trendle and King, 1985; Fritsch, 1990; Robinson và
cộng sụ, 1991; Hornbeck và cộng sự,1997 – dẫn theo Trần Quang Bảo, 2006
[43]), Andreassian (2004) [42] kết luận rằng sự mất rừng thường làm tăng tần
xuất lũ và đỉnh lũ.
Ảnh hưởng của chế độ mưa đến dòng chảy: sự gia tăng của lưu lượng
dòng chảy chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi sự tăng lên của nước ngầm tại vùng cao hơn
sự tăng lên của lượng mưa (Pilgrim và cộng sự, 1982 [64]). Dựa vào việc so
sánh 50 lưu vực lớn trên thế giới, Guillemette và cộng sự (2007) (dẫn theo Trần
Quang Bảo, 2006 [43]) nhận thấy rằng đỉnh lũ bắt đầu từ khi mưa với những trận
mưa có lượng mưa đủ lớn cho đến khi mưa bao trùm khoảng 30% lưu vực.
Ngoài ra còn nhiều tài liệu khoa khọc liên quan đến rừng và nước, đặc biệt là tài
liệu phân tích ảnh hưởng của phân bố rừng đến sản lượng nước của lưu vực.


9

Các nhà quản lý lưu vực thủy văn rất quan tâm đến mối liên hệ giữa
lượng mưa và giòng chả. Hewlett và cộng sự (1977, 1984) [54], [55] phân
tích giưa lượng mưa và lưu lượng dòng chảy dựa trên số liệu mưa ghi chép
của 30 năm tại vùng rừng đầu nguồn tại miền Nam Appalacians và kết luận
rằng cường độ mưa theo giờ và theo phút không ảnh hưởng rõ ràng đến lưu
lượng dòng chảy. Lượng mưa, dòng chảy ban đầu, mùa và khoảng thời gian
mưa có mối liên hệ khoảng 86.4% với tổng lưu lượng dòng chảy. Một nghiên
cứu về lượng mưa và lưu lượng dòng chảy tại một lưu vực tại Nepal chỉ ra
rằng dòng chảy của lưu vực (mm) có mối tương quan cao nhất với lượng mưa
(mm) và cường độ mưa lớn nhất trong 60 phút. Mức độ thay đổi của đỉnh lũ
(%) có xu hướng giảm với sự tăng của lượng mưa hàng năm và lượng mưa
lớn nhất hàng ngày. Cường độ thay đổi của đỉnh lũ (%) có su hướng giảm với
sự tăng dần của lượng mưa hàng năm và dòng chảy cực đại hàng ngày trong

năm ở mùa xuân thường xuyên hơn so với giữa mùa đông (MacDonald và
cộng sự, 1997) [60].
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu vai trò giữ nước của rừng
Ở Việt Nam nghiên cứu về khả năng giữ nước của lớp phủ thực vật được
thực hiện chủ yếu theo 2 hướng tiếp cận chính chính là nghiên cứu trên quy
mô lưu vực và nghiên cứu trên quy mô khu rừng.
1.2.1.1. Vai trò giữ nước của rừng trên lưu vực
Những nghiên cứu về vai trò của rừng tới việc thay đổi chế độ dòng chảy
mặt tại các lưu vực nước và ảnh hưởng đến lượng nước của sông ngòi đã
được thực hiện bởi Nguyễn Viết Phổ (1992) [25]; Vũ Văn Tuấn (1977, 1981,
1982) [36], [37], [38]. Những nghiên cứu này đã cho thấy vai trò điều tiết
nước hữu hiệu của thảm thực vật rừng, đặc biệt là việc cung cấp nước cho
sông, suối vào mùa khô.


10

Nghiên cứu của Phạm Ngọc Dũng (1993) [3] cho thấy ở nước ta, cây
rừng có khả năng tiêu thụ một lượng nước rất lớn. Đất rừng cũng là một nhân
tố ảnh hưởng rất rõ rệt đến dòng chảy mặt. Sự khác nhau về tính chất, chủ yếu
là tính chất vật lý của các loại đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn đất và
sự hình thành dòng chảy.
Vũ Văn Tuấn và Phạm Thị Lan Hương (1998) [39], Trần Thục và Huỳnh
Thị Lan Hương (1999) [33] đã nghiên cứu ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy
và các mối quan hệ này đã được mô tả bằng những mô hình toán một cách có
cơ sở khoa học.
Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1995) [17] đã dựa vào mức độ thấm,
thoát nước và sự thoái hoá của các loại đất dưới rừng để cho điểm và đánh giá
vai trò của nhân tố đất ảnh hưởng tới xói mòn và dòng chảy.

Vai trò của rừng trong việc giữ nước là rất quan trọng. Nghiên cứu của
Võ Minh Châu (1993 - dẫn theo Vương Văn Quỳnh, 1999 [29]) cho thấy sự
suy giảm diện tích rừng đầu nguồn sông Ngàn Mọ từ 23.971 ha xuống còn
6.000 ha đã làm cho lượng nước hồ Kẻ Gỗ giảm đi đáng kể, giảm từ 340 triệu
m3 nước xuống còn 60 triệu m3, do đó không đảm bảo nước cho sản xuất
nông nghiệp trên diện tích 6.000 ha.
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2002) [32] đã đưa ra
dẫn liệu lưu lượng dòng chảy tại nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến 27 lần so với
khu vực canh tác nông nghiệp, rừng tự nhiên có tác dụng tốt hơn rừng trồng
trong việc giảm dòng chảy mặt; dòng chảy kiệt ở nơi có rừng cao hơn ở nơi
không có rừng.
Trong ấn phẩm mới đây của Trung tâm sinh thái và môi trường rừng
thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV) và Chương trình sử dụng
đất và lâm nghiệp thuộc Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED)


11

(2002) [35], với tiêu đề "Liệu rừng có phòng hộ đầu nguồn được không?", sau
khi phân tích bốn ví dụ điển hình nhóm tác giả đã kết luận như sau: Những
bằng chứng về thuỷ văn rừng và chức năng phòng hộ đầu nguồn của rừng
chưa được nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam. Mặc dù chúng ta không thể khái
quát được tất cả những khu vực đầu nguồn trong mọi hoàn cảnh, song kiến
thức dự đoán tốt nhất hiện nay của chúng ta là: (1) - Rừng không làm tăng
thêm dòng chảy mặt mà thực tế rừng thường làm giảm dòng chảy mặt; (2) Rừng có thể hoặc không thể điều tiết được lưu lượng nước theo mùa; (3) Rừng không tốt hơn các loại thảm thực vật khác trong việc hạn chế xói mòn
đất; (4) - Rừng không phải là yếu tố quan trọng như là yếu tố khí hậu trong
việc kiểm soát lũ, song nó có thể có tác động nhất định ở những lưu vực nhỏ.
Nhận định trên đây có hai điểm không thích đáng. Một là, nếu rừng
không tốt hơn các loại thảm thực vật khác trong việc hạn chế xói mòn đất, thì
tại các vùng đất dốc đất đai sẽ bị suy thoái theo thời gian và kéo theo hệ sinh

thái rừng trên đó cũng suy thoái và có thể biến mất, điều này trái với thực tế.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp được ở những hệ sinh thái rừng tự nhiên, đặc biệt là
rừng giầu và rừng trung bình thường có tầng đất dày, độ xốp cao thậm chí ở
những vị trí có độ dốc cao và lượng mưa lớn. Do vậy kết luận này có thể chỉ
đúng cho một số loại rừng trồng hoặc rừng thứ sinh nghèo kiệt, cần loại trừ
rừng tự nhiên ra khỏi nhận định trên. Hai là, nếu coi yếu tố khí hậu có vai trò
kiểm soát lũ thì không có tính thuyết phục bằng việc coi khí hậu là nhân tố có
ảnh hưởng hoặc là nguyên nhân gây ra lũ lụt trên các lưu vực.
Vương Văn Quỳnh và cộng sự, 2010 [31] khi nghiên cứu về tỷ lệ diện
tích rừng rừng quy đổi cần thiết cho mỗi lưu vực dựa trên các nhân tố ảnh
hưởng đến tần xuất xuất hiện lũ và yêu cầu giảm lũ là để tần suất xuất hiện lũ
thấp hơn 1.5% đã xây dựng được biểu thức xác định tỷ lệ diện tích các thảm
thực vật quy đổi và tỷ lệ diện tích rừng rừng quy đổi cần thiết như sau:


12

(TLTVQDct)

=

((0.225233

+

0.010177*sqrt(DtichLV)

+

0.047206*(doc) -0.45526*(HSHD)+ 0.000804* (Lmua))-1.5)/ 0.04443 (1-1)

Trong đó: TLTVQDct là tỷ lệ cần thiết của rừng và thảm thực vật (%)
DtichLV là diện tích lưu vực (ha)
Doc là độ dốc trung bình của lưu vực (độ)
HSHD là chỉ số hình dạng lưu vực, được xác định bằng tỷ lệ giữa chu
vi lưu vực với chu vi hình tròn có diện tích bằng diện tích lưu vực
Lmua là lượng mưa của lưu vực.
Vì tỷ lệ diện tích các loại đất khác chiếm khoảng 5% tổng diện tích lưu
vực, còn lại 95% bao gồm diện tích các loại rừng, diện tích đất trống và diện
tích đất nông nghiệp nên có thể xây dựng được công thức xác định tỷ lệ diện
tích rừng quy đổi cần thiết cho lưu vực như sau.
(TLRQĐct)=(100*(TLTVQDct)-5510)/42
(TLRQĐct)=(100*(((0.225233 + 0.010177*sqrt(DtichLV) + 0.047206*(doc) 0.45526*(HSHD)+ 0.000804* (Lmua))-1.5)/ 0.04443)-5510)/42

(1-2)

Trong đó: TLRQĐct là tỷ lệ diện tích rừng quy đổi cần thiết (%)
TLTVQDct là tỷ lệ cần thiết của rừng và thảm thực vật (%)
1.2.1.2. Nghiên cứu khả năng giữ nước quy mô khu rừng
Từ năm 1970 – 1985, Bộ môn Khí tượng thuỷ văn rừng thuộc Viện
nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu thực nghiệm về thuỷ
văn rừng ở xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang và ở núi Tiên,
Hữu Lũng, Lạng Sơn. Các tác giả tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu lượng
nước chảy bề mặt và lượng đất xói mòn dưới tán rừng Bồ đề trồng thuần loài
đều tuổi và một số trạng thái rừng tự nhiên (Bùi Ngạnh, Vũ Văn Mễ, 1995


13

[23]; Bùi Ngạnh và Nguyễn Danh Mô, (1977) [21]; Bùi Ngạnh và Nguyễn
Ngọc Đích, (1985) [22]; Lê Đăng Giảng và Nguyễn Thị Hoài Thu (1981)

[12]). Kết quả cho thấy sự thay đổi dòng chảy mặt trong phạm vi từ 5 - 20%
phụ thuộc vào đặc điểm của trạng thái rừng, trong đó rừng tự nhiên luôn có tỷ
lệ dòng chảy mặt thấp nhất. Trên cơ sở đó các tác giả đã đề xuất những mô
hình bố trí các đai rừng giữ nước trên sườn dốc.
Khi nghiên cứu đặc điểm thuỷ văn của một số trạng thái rừng ở Tây
Nguyên, Võ Đại Hải và Nguyễn Ngọc Lung khẳng định vai trò điều tiết nước
của rừng rất lớn, lượng nước mưa bị tán rừng ngăn cản dao động từ 5,7% đến
11,6% tuỳ thuộc vào từng loại rừng, lượng nước tạo thành dòng chảy ngầm và
các dạng khác từ 88,2% đến 92,5% tổng lượng nước mưa, lượng nước mưa
tạo thành dòng chảy mặt ở những nơi có rừng rất thấp, qua đó hạn chế khả
năng hình thành lũ và lũ quét (Võ Đại Hải (1996) [13] , Nguyễn Ngọc Lung
và Võ Đại Hải (1997) [18]). Từ kết quả nghiên cứu này các tác giả đã bước
đầu đưa ra cơ sở khoa học cho việc xây dựng rừng phòng hộ giữ nước, giữ đất
ở nước ta và tác giả đã xây dựng được bảng tra hệ số thảm thực vật (hệ số C)
tương ứng với đặc điểm và cấu trúc của một số thảm rừng. Tuy vậy, do số các
dạng rừng nghiên cứu chưa được nhiều, đặc biệt là các dạng rừng trồng nên
khả năng ứng dụng trong thực tiễn chưa cao.
Trong nghiên cứu về đặc điểm thuỷ văn rừng Thông đuôi ngựa 14 tuổi
tại núi Luốt - Xuân Mai - Hà Tây, Phùng Văn Khoa (1997) [15] đã xác định
được lượng nước giữ lại trên tán rừng thông biến động từ 10 - 20% tổng
lượng mưa và phụ thuộc vào lượng mưa, lượng nước mưa lọt qua tán biến
động từ 80 - 90%, lượng nước chảy men thân cây biến động từ 3 - 5%, lượng
nước thoát hơi của thực vật chiếm 30 - 40% tổng lượng mưa, lượng nước bốc
hơi nước từ mặt đất rừng biến động từ 30 - 35%, lượng nước chảy bề mặt


14

chiếm từ 3 - 10% phụ thuộc chặt chẽ vào độ che phủ của cây bụi thảm tươi.
Lượng nước còn lại trong đất chiếm xấp xỉ 10 - 15%.

Vương Văn Quỳnh và cộng sự (1994a, 1994b, 1996, 1997, 1999) [25],
[26], [27], [28], [29] đã xây dựng phương trình dự báo xói mòn đất ở Việt
Nam. Trong trường hợp trên một diện tích đồng nhất chỉ có một kiểu rừng và
không làm đất hàng năm, thì cường độ xói mòn đất được xác định như sau:
6



2

2,31.10 .K .
d
2
TC
(
 CP  TM). X
H

(1-3)

Trong đó: d là cường độ xói mòn đất (mm/năm);  là độ dốc mặt đất
(độ); TC là độ tàn che của tầng cây cao, lớn nhất là 1,0; H là chiều cao bình
quân của tầng cây cao, tính bằng mét; CP là tỷ lệ che phủ mặt đất của lớp
thảm tươi cây bụi, lớn nhất là 1,0; TM là tỷ lệ che phủ của lớp thảm khô trên
mặt đất, lớn nhất là 1,0; X là độ xốp tổng số của lớp đất mặt (0 - 5 cm), (%);
K là chỉ số xói mòn của mưa được xác định theo công thức:
12

K   ( Ri / 25,4)[916  331.Lg[5,8263 2,481Ln( Ri) / 25,4]] / 100


(1-4)

1

Trong đó, Ri là lượng mưa tháng thứ i trong năm, tính bằng mm/tháng.
Trong trường hợp trên một diện tích đồng nhất có hơn hai kiểu rừng thì
cường độ xói mòn bình quân được xác định theo công thức sau:
n

d

 Sidi
i

n

 Si

(1-5)

1

Trong đó Si là diện tích của kiểu rừng thứ i, di là cường độ xói mòn đất
của kiểu rừng i, n là số kiểu rừng.


15

Từ công thức tính cường độ xói mòn đất, Vương Văn Quỳnh và cộng sự
(1999) [29] đã xác định tiêu chuẩn bảo vệ đất của rừng và lớp phủ thực vật

nói chung thoả mãn điều kiện d < 0,8 mm/năm (tốc độ hình thành đất nhiệt
đới trong điều kiện có canh tác, Hudson N, 1981).
Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1995) [17] đã thiết lập bãi đo dòng chảy
và xói mòn đất tại xã Bình Thanh, vùng ven hồ thuỷ điện tỉnh Hoà Bình. Các
tác giả đã thiết lập 4 ô thí nghiệm định vị với diện tích 100 m2 (10 x 10 m)
phân bố ở độ dốc từ 12 - 150. Mỗi ô thí nghiệm đại diện cho một trạng thái
rừng (keo lá tràm, keo tai tượng, luồng, trẩu). Kết quả nghiên cứu cho thấy
lượng đất xói mòn của bốn trạng thái rừng biến động từ 152,09 - 400,12
kg/ha, thấp nhất ở rừng keo lá tràm và cao nhất ở rừng trẩu; lượng nước chảy
bề mặt biến động từ 765,4 - 990,2 m3/ha, thấp nhất ở rừng keo lá tràm và cao
nhất ở rừng trẩu. Kết quả nghiên cứu này đã được Võ Đại Hải (1996) [13] kế
thừa khi thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý của
một số thảm thực vật rừng chủ yếu ở Việt Nam”.
Phạm Văn Điển (1998, 1999, 2000, 2001và 2003) [4], [5], [6], [7] và [8]
đã nghiên cứu đặc điểm thuỷ văn của một số thảm thực vật rừng tại xã Vầy
Nưa, vùng ven hồ thuỷ điện thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Tác giả đã
chọn ba đối tượng thảm thực vật để nghiên cứu là rừng Keo tai tượng trồng
thuần loài đồng tuổi (8 tuổi); trảng cây bụi phục hồi tự nhiên sau nương rẫy,
thời gian phục hồi đã được 8 năm; trảng cỏ sau nương rẫy. Sau khi lượng hoá
từng thành phần cân bằng nước của tuần hoàn thuỷ văn và thiết lập mối quan
hệ định lượng của từng thành phần cân bằng nước với những nhân tố có ảnh
hưởng quan trọng, tác giả đã đề xuất tiêu chuẩn cấu trúc của lớp thảm thực vật
rừng giữ nước. Tiêu chuẩn này được dựa trên cơ sở sự biến đổi của hệ số
dòng chảy bề mặt theo ba nhân tố chủ yếu là độ dốc mặt đất, độ xốp tầng đất
mặt (0 - 10 cm) và tổng của độ tàn che tầng cây cao với độ che phủ của cây


16

bụi thảm tươi. Kết quả nghiên cứu này đã có ý nghĩa nhất định trong việc làm

sáng tỏ đặc điểm thuỷ văn của một số thảm thực vật ở xã Vầy Nưa. Tuy
nhiên, do thời gian và phương tiện nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ xây dựng
được số lượng rất hạn chế ô thí nghiệm trong điều kiện không có sự khác biệt
lớn về điều kiện lập địa và đặc điểm cấu trúc của lớp thảm thực vật rừng.
Điều này đã dẫn đến những hạn chế nhất định trong quá trình phân tích quy
luật thuỷ văn rừng và xây dựng tiêu chuẩn rừng giữ nước.
Phạm văn Điển (1998, 1999, 2000, 2001 và 2003) [4], [5], [6], [7] và
[8] khi nghiên cứu về khả năng giữ nước của một số thảm thực vật ở vùng
phòng hộ hồ thuỷ điện tỉnh Hoà Bình đã cho kết luật: Tỷ lệ phần trăm lượng
nước giữ trên tán thảm thực vật dao động từ 2,91 - 18,55% tổng lượng mưa
trong năm, tăng dần từ trảng cỏ, cây bụi, rừng trồng đến rừng tự nhiên. Lượng
nước giữ hữu hiệu của vật rơi rụng chỉ đạt từ 2,5 - 83,2 mm/ha/năm, tương
đương với tỷ lệ 0,1 - 4,6% tổng lượng mưa. Điều đó cho thấy rằng, vật rơi
rụng có khả năng giữ nước rất hạn chế. Tổng lượng nước giữ trên tán và vật
rơi rụng của các trạng thái rừng từ 60,9 - 455,3 mm/ha/năm, tương đương với
3,04 - 22,70% tổng lượng mưa. Lượng nước chảy bề mặt bình quân của các
trạng thái rừng biến động từ 104,7 - 574,7 mm/ha/năm, tương đương với hệ
số dòng chảy mặt từ 5,2 - 28,7%. Hệ số dòng chảy mặt cao nhất ở trảng cỏ,
giảm xuống ở trảng cây bụi, rừng trồng và thấp nhất ở rừng tự nhiên.
1.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm lưu vực đến dòng chảy
Ở Việt Nam, từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn
diện về mối quan hệ giữa đặc điểm của lưu vực và đặc điểm của chế độ mưa
đến dòng chảy đã được thực hiện. Chỉ có một số nghiên cứu sơ bộ được thực
hiện nhằm làm sang tỏ về vai trò thủy văn của rừng đối với đặc điểm dòng
chảy và khả năng giữ nước của rừng (Nguyễn Viết Phổ, 1992 [25]; Võ Đại
Hải, 1996 [13]; Vương Văn Quỳnh, 1996 [27]).


17


Năm 2007 trong công trình “Nghiên cứu xác định diện tích rừng cần
thiết cho các địa phương” (Vương Văn Quỳnh và cộng sự, 2007) [30] nhóm
tác giả áp đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới tính chất thuỷ văn của
rừng trên hệ thống 105 ô tiêu chuẩn điển hình ở các tỉnh Hoà Bình, Quảng
Ngãi và Đắk Lắk. Việc phân tích mối liên hệ giữa các đặc trưng dòng chảy
gồm tổng lượng dòng chảy, hệ số biến động dòng chảy, hệ số tăng lũ, hệ số
giảm lũ và độ muộn đỉnh lũ với các nhân tố ảnh hưởng là lượng mưa, diện
tích rừng quy chuẩn, hệ số phân bố đều của rừng, độ chênh cao trung bình, độ
dốc trung bình, hệ số hình dạng lưu vực, bề dày tầng đất trung bình đã cho
một số nhận xét sau.
- Hệ số biến động dòng chảy liên hệ chặt với với hình dạng lưu vực, diện
tích lưu vực, tỷ số giữa độ che phủ rừng và hệ số đồng đều, mức chênh cao
tuyệt đối bình quân và độ dốc bình quân của lưu vực.
- Hệ số tăng lũ liên hệ với các nhân tố hình dạng lưu vực, diện tích lưu
vực, tỷ số giữa độ che phủ rừng và hệ số đồng đều, mức chênh cao tuyệt đối
bình quân, độ dốc bình quân, R=0.48.
- Lưu lượng dòng chảy cực đại liên hệ chặt với các hệ số hình dạng lưu
vực, diện tích lưu vực, tỷ số giữa độ che phủ rừng và hệ số đồng đều, mức
chênh cao tuyệt đối bình quân, độ dốc bình quân, lưu lượng dòng chảy trước
khi mưa và lượng mưa.
- Phương pháp dự báo lưu lượng dòng chảy cực đại (một dạng của dự
báo lũ) có thể được xây dựng từ phương trình liên hệ chặt giữa nó với lượng
mưa, mực nước sông trước mưa, độ dốc trung bình, mức chênh cao trung
bình, hình dạng lưu vực và tỷ lệ che phủ rừng quy đổi. Sai số của dự báo được
xác định là khoảng 20%.
- Với giả thiết rằng sẽ không xảy ra lũ nguy hiểm nếu hệ số biến động
dòng chảy của lưu vực không vượt quá 200%, nhóm nghiên cứu đã căn cứ


18


vào phương trình liên hệ giữa hệ số biến động dòng chảy với tỷ lệ che phủ
rừng quy đổi và các yếu tố đặc trưng lưu vực để xác định tỷ lệ diện tích rừng
quy đổi cần thiết. Kết quả cho thấy phụ thuộc vào các yếu tố đặc trưng lưu
vực và chỉ số mưa mà tỷ lệ diện tích rừng quy đổi cần thiết ở các lưu vực có
thể dao động từ 20 đến 50%.
Nhìn chung, nghiên cứu về khả năng giảm lũ của rừng ở Việt Nam chỉ
mới thực sự bắt đầu trong vài chục năm gần đây. Tuy nhiên, chúng cũng đã
đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt về phương pháp nghiên cứu. Nó
không chỉ kế thừa được kinh nghiệm của thế giới trong nghiên cứu thuỷ văn
rừng, mà còn vận dụng một cách sáng tạo những kỹ thuật mới trong xây dựng
cơ sở dữ liệu và phân tích thông tin để nghiên cứu khả năng giảm lũ của rừng.
Vương Văn Quỳnh và cộng sự, 2010 [31] khi nghiên cứu về mối quan
hệ giữa lượng mưa và lưu lượng dòng chảy tại 15 lưu vực điển hình của Việt
Nam đã kết luận rằng lưu lượng dòng chảy liên hệ chặt chẽ với lượng mưa.
Thời kỳ có lượng mưa cao cũng là thời kỳ có lưu lượng dòng chảy lớn. Liên
hệ giữa lưu lượng dòng chảy với lượng mưa tương đối chặt. Hệ số tương quan
trong các phương trình thực nghiệm dao động từ 0.7 – 0.9.
Tuy nhiên đỉnh lũ thường lệch so với đỉnh mưa một khoảng thời gian nhất
định. Ở các lưu vực nghiên cứu Miền Bắc và Miền Trung đỉnh lũ thường chậm
hơn đỉnh mưa chừng 1-2 ngày, còn ở Tây Nguyên thường chậm hơn 15-20 ngày.
Nhóm tác giả khi nghiên cứu sự hình thành lũ trong lưu vực đã phân tích liên hệ
của các nhân tố ảnh hưởng là tỷ lệ rừng quy đổi (%), diện tích (ha), độ dốc (độ),
hệ số hình dạng, lượng mưa (mm) với tần suất lũ, kết quả phân tích thống kê cho
thấy mức liên hệ của tần suất xuất hiện lũ với các nhân tố anh hưởng có mức liên
hệ rõ rệt, chỉ tiêu kiểm tra Significance F nhỏ hơn so với mức 0.05 và phương
trình thực nghiệm để xác định tần suất xuất hiện cường độ tăng lũ vượt quá
5m3/g2 dựa vào đặc điểm của các nhân tố lưu vực được xác định như sau:



19

TSLU = 0.225233 - 0.04443*(TLRQD) + 0.010177*sqrt(DtichLV) +
0.047206*(doc) -0.45526*(HSHD)+ 0.000804* (Lmua)

(1- 6)

Trần Quang Bảo, 2006 [43] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đặc
điểm lưu vực đến dòng chảy trên 15 lưu vực phân bố tại Việt Nam tác giả đã
tìm ra được mối quan hệ giữa đặc điểm của dòng chảy với đặc điểm của lưu
vực, kết quả được trình bày trên bảng 2.1.
Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu dòng chảy với đặc điểm lưu vực
Phương trình liên hệ

R2

Adj. R2

P val.

Fin= -1.52 + 11.94*RPA – 0.011*AE

(1-7)

0.51

0.43

0.013


Fde = 11.13 – 0.07*AE – 0.047*FC

(1-8)

0.60

0.53

0.004

Lt = 1.85 + 2.86*RPA + 2.01*RCD

(1-9)

0.49

0.41

0.017

FCV = 241 – 2.57*FC + 74.99* RCD

(1-10)

0.53

0.46

0.010


Trong đó: Fin - Chỉ số tăng lưu lượng dòng chảy (m3 hr-1); Fde – Chỉ số giảm lưu lượng dòng chảy
(m3 hr-1); Lt – Thời gian trễ lũ (giờ); FCV – Hệ số biến đổi dòng chảy (%); RLW – Chỉ số hình dạng
lưu vực; FC – Tỷ lệ che phủ của rừng (%); RCD – Chỉ số tổng hợp của tỷ lệ che phủ rừng và phân
bố rừng; AE – Độ chênh cao trung bình (m).


20

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện được mối liên hệ giữa đặc điểm lưu vực (độ che phủ rừng,
chế độ mưa, diện tích, chu vi, hình dạng lưu vực, độ dốc, độ chênh cao) với
quy luật biến động dòng chảy, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho các giải
pháp quản lý và sử dụng bền vững lưu vực.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng rừng và đặc điểm các lưu vực
2.2.2. Nghiên cứu chế độ mưa và đặc điểm dòng chảy của các lưu vực
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm lưu vực đến dòng chảy
- Ảnh hưởng của độ che phủ rừng đến dòng chảy
- Ảnh hưởng của đặc điểm lưu vực đến dòng chảy
- Ảnh hưởng của chế độ mưa đến dòng chảy
2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của lưu vực đến dòng chảy
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Dòng chảy tại các lưu vực là một hiện tượng tự nhiên và xảy ra theo
một trình tự nhất định, bắt đầu từ khi nước mưa đi vào hệ sinh thái, đến quá
trình nước mưa bị giữ lại trên tán rừng, nước mưa lọt qua tán, nước mưa chảy
men thân cây, nước mưa chảy tràn trên bề mặt đất, đến quá trình nước thấm

xuống đất, hình thành dòng chảy ngầm, hình thành dòng chảy sông, suối,
thoát hơi sinh lý và vật lý để trở về khí quyển. Lũ chủ yếu được hình thành


21

bởi mưa lớn và địa hình dốc làm dồn tụ khối lượng nước lớn về sông suối
trong thời gian ngắn. Mọi yếu tố có khả năng làm giảm khối lượng nước hoặc
làm chậm dòng nước dồn về sông suối đều được xem là yếu tố có khả năng
giảm lũ. Những đặc điểm của dòng chảy có ý nghĩa với đời sống kinh tế - xã
hội, đặc biệt là trong việc phòng ngừa lũ lụt bao gồm:
(1)- Hệ số biến động dòng chảy năm tính theo phần trăm (%)
(2)- Hệ số tăng lũ - tốc độ tăng lên của lưu lượng dòng chảy từ khi mưa
đến thời điểm đạt đỉnh lũ, đơn vị tính là m3/giờ
(3)- Hệ số giảm lũ - tốc độ giảm của lưu lượng dòng chảy sau khi đạt
đỉnh lũ, đơn vị tính là m3/giờ
(4)- Độ muộn lũ - khoảng thời gian từ giữa trận mưa đến thời gian đạt
đỉnh lũ, đơn vị tính là giờ
Các chỉ số phản ánh đặc điểm của dòng chảy như: hệ số biến động
dòng chảy, tốc độ tăng lũ, hệ số giảm lũ, thời gian trễ lũ, tổng lưu lượng dòng
chảy tại các lưu vực chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đặc trung của lưu vực như
hiện trạng lớp phủ thực vật, độ dốc, độ chênh cao, diện tích, chu vi, hình dạng
và chế độ mưa của lưu vực. Tuy nhiên ảnh hưởng của đặc điểm lưu vực đến
dòng chảy là không giống nhau, có những nhân tố ảnh hưởng mạnh và có tính
chất quyết định tính chất dòng chảy và có những nhân tố có mức độ ảnh
hưởng thấp hơn.
Để phân tích ảnh hưởng của đặc điểm lưu vực đến dòng chảy, đề tài sử
dụng phương pháp xử lý thống kê đơn biến và đa biến. Phân tích đơn biến
nhằm xác định được dạng liên hệ của biến phụ thuộc với các biến độc lập và
công thức đổi biến để đưa vào phân tích tương quan đa biến. Phương pháp

phân tích đa biến được áp dụng để phân tích ảnh hưởng tổng hợp của lưu vực
đến dòng chảy. Toàn bộ quá trình nghiên cứu được minh họa bằng sơ đồ sau:


22

Hình 2.1: Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu và yêu cầu về chọn lưu vực
Để nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm lưu vực với quy luật biến
động dòng chảy, đề tài sử dụng số liệu thu thập tại 17 lưu vực vừa và nhỏ,
điển hình và phân bố đều trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Các lưu vực này khác
nhau về các đặc trưng lưu vực như chế độ mưa, độ cao, độ dốc, hình dạng lưu
vực, tình trạng lớp phủ thực vật, hoạt động canh tác và chế độ khí hậu..., do
đó nguy cơ xảy ra lũ ở các lưu vực khác nhau là không giống nhau. Sự biến
động trong phạm vi rộng của hoàn cảnh lưu vực là điều kiện cần thiết để
nghiên cứu tác động của rừng, chế độ mưa và các đặc điểm của lưu vực đến
đặc điểm dòng chảy và nguy cơ hình thành lũ lụt. Các lưu vực nghiên cứu
được thể hiện trên hình 2.2.


23

Chú giải:
Hoàng Sa

TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Lưu vực
Sơn Diệm
Ngòi Hút
Thượng Nhật
Bình Tường
Sông Lũy
Mù C. Chải
An Chỉ
Lâm Sơn
Gia Võng
An Khê
Na Hừ
Thanh Sơn
Vĩnh Yên
Krongbuk
Đắk Nông

Đại Ngà
Thanh Bình

Kinh độ
105 21’40’’
104 33’00’
107 41’00’’
108 52’05’’
108 20’43’’
104 05’00’’
108 49’00’’
105 30’17’
106 56’00’’
108 40’00’’
102 52’20’’
105 09’25’’
104 28’11’’
108 23’00’’
107 41’30’’
107 52’24’’
108 17’30’’

Vĩ Độ
18 30’27’’
21 56’00’’
16 07’00’’
13 56’05’’
11 11’43’’
21 52’00’’
14 59’00’’

20 52’20’’
16 56’00’’
13 57’00’’
22 22’30’’
21 11’17’’
22 22’08’’
12 46’00’’
12 59’30’’
11 32’00’’
11 46’30’’

Trường Sa

Hình 2.2: Vịt trí 17 lưu vực nghiên cứu
Diện tích lưu vực: diện tích lưu vực là diện tích thu nước từ các trận
mưa, do đó khi diện tích lưu vực thay đổi thì lưu lượng dòng chảy và ảnh
hưởng của rừng đến lưu lượng dòng chảy cũng thay đổi. Nếu diện tích lưu
vực quá nhỏ thì lưu lượng dòng chảy ít và không nguy hiểm cho sản xuất và
đời sống. Còn nếu diện tích lưu vực quá lớn thì ảnh hưởng của diện tích và
phân bố rừng đến quá trình hình thành lũ lại giảm đi. Do vậy lưu vực thích


×