Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý trong trường mầm non, thông qua việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ KIM THỊNH

RÈN KỸ NĂNG TẬP TRUNG CHO TRẺ TĂNG
ĐỘNG GIẢM CHƯ Ý TRONG TRƢỜNG MẦM
NON, THƠNG QUA VIỆC TỔ CHỨC TRÕ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 60140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Hạnh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trƣờng đến nay, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lịng biết
ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Mầm non - Trƣờng Đại
học sƣ phạm Hà nội 2 đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền
đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trƣờng. Và đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tiến sỹ Hồng Thị
Hạnh đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, ban giám hiệu trƣờng
Mầm non Bồ Sao đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em để em
hoàn thành đề tài này.


Trong q trình làm luận văn khó tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận
đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để em học thêm đƣợc nhiều kinh
nghiệm và sẽ hồn thành tốt hơn trong những cơng việc sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Thịnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài “Rèn kỹ năng tập trung
cho trẻ tăng động giảm chú ý trong trường mầm non, thông qua việc tổ
chức trị chơi đóng vai theo chủ đề ” đƣợc tơi nghiên cứu và hồn thành trên
cơ sở kế thừa và phát huy những cơng trình nghiên cứu có liên quan của các
tác giả khác, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân và sự chỉ bảo, giúp đỡ
của tiến sĩ Hồng Thị Hạnh.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Đề tài
nghiên cứu của tơi khơng trùng khớp với bất kì đề tài nào của các tác giả
khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Thịnh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ......................................... 3
5. Giả thuyết khoa học: ................................................................................. 4
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................... 4
7. Cấu trúc đề tài ........................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu về hội chứng tăng động giảm chú ý ................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu về trẻ tăng động giảm chú ý trên thế giới ............. 6
1.1.2. Các nghiên cứu về trẻ tăng động giảm chú ý tại Việt Nam .......... 11
1.2. Khái niệm công cụ đƣợc sử dụng trong đề tài ..................................... 14
1.3. Các trị chơi đóng vai ở trƣờng mầm non ............................................ 16
1.4. Đặc điểm tâm lý của trẻ ADHD lứa tuổi mầm non ............................. 21
1.4.1. Đặc điểm cảm giác, tri giác .......................................................... 21
1.4.2. Đặc điểm chú ý .............................................................................. 22
1.4.3. Đặc điểm trí nhớ ........................................................................... 23
1.4.4. Đặc điểm tư duy ............................................................................ 23
1.4.5. Đặc điểm ngôn ngữ ....................................................................... 24
1.4.6. Đặc điểm phát triển tình cảm ........................................................ 24
1.5. Những khó khăn của trẻ ADHD trong hoạt động ở trƣờng mầm non . 26
1.5.1. Những khó khăn về hành vi ........................................................... 26
1.5.2. Khó khăn về sự tập trung ............................................................. 29
1.5.3. Khó khăn về mối quan hệ .............................................................. 29
1.6. Kỹ năng rèn luyện sự tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý ........... 30


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG RÈN KỸ NĂNG TẬP TRUNG CHO TRẺ
TĂNG ĐỘNG GIẢM CHƯ Ý TRONG TRƢỜNG MẦM NON, THƠNG
QUA VIỆC TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ............... 33
2.1. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 33
2.1.1. Nội dung khảo sát.......................................................................... 33

2.1.2. Địa bàn, thời gian, đối tượng khảo sát ......................................... 33
2.2. Thực trạng về rèn kỹ năng tập trung cho trẻ ADHD trong trƣờng
mầm non ...................................................................................................... 36
2.2.1. Biểu hiện về hành vi của học sinh mầm non bị ADHD................ 36
2.2.2. Thực trạng rèn kỹ năng tập trung cho trẻ ADHD ......................... 42
2.2.3. Những khó khăn của giáo viên trong việc rèn kỹ năng tập
trung cho trẻ ADHD ................................................................................ 42
2.3. Đánh giá chung về thực trạng .............................................................. 54
2.3.1. Thành công .................................................................................... 54
2.3.2. Hạn chế ......................................................................................... 55
2.3.3. Nguyên nhân.................................................................................. 55
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA
RÈN KỸ NĂNG TẬP TRUNG CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÖ Ý
TRONG TRƢỜNG MẦM NON THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC TRÕ
CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ............................................................... 59
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................ 59
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................ 59
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ............................................... 59
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................... 59
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................. 60
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ............................................... 61


3.2. Một số biện pháp rèn kỹ năng tập trung cho trẻ ADHD thơng qua
việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề ................................................. 61
3.2.1. Nâng cao nhận thức của Giáo viên mầm non và phụ huynh về
rèn kỹ năng tập trung cho trẻ ADHD ...................................................... 62
3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên mầm non kĩ năng lựa
chọn và sử dụng đa dạng các trị chơi đóng vai theo chủ đề trong
việc rèn kỹ năng tập trung cho trẻ ADHD .............................................. 64

3.3. Huy động sự giúp đỡ của nhóm trẻ trong q trình tổ chức trị chơi
đóng vai theo chủ đề nhằm rèn kỹ năng tập trung cho trẻ ADHD ............ 69
3.3.1. Mục tiêu ......................................................................................... 69
3.3.2. Nội dung ........................................................................................ 69
3.3.3. Cách thức tiến hành ...................................................................... 70
3.3.4. Điều kiện cần đảm bảo để thực hiện biện pháp ............................ 70
3.4. Tăng cƣờng phối hợp với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng tập
trung cho trẻ ADHD thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề .................. 71
3.4.1. Mục tiêu ......................................................................................... 71
3.4.2. Cách tiến hành .............................................................................. 72
3.4.3. Điều kiện cần đảm bảo để thực hiện biện pháp ............................ 73
3.4.4. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để rèn kỹ năng tập trungcho
trẻ ADHD thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề ............................... 73
3.4.5. Mục tiêu ......................................................................................... 73
3.4.6. Nội dung ........................................................................................ 74
3.5. Thăm dị sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...................... 76
3.5.1. Mục đích ........................................................................................ 76
3.5.2. Thời gian - Đối tượng thăm dò - Nội dung thăm dị ..................... 76
3.5.3. Quy trình ....................................................................................... 76
3.5.4. Kết quả .......................................................................................... 77


3.6. Mục đích rèn kỹ năng tập trung cho trẻ ADHD thơng qua trị chơi
đóng vai theo chủ đề ................................................................................... 79
3.7. Nội dung rèn kỹ năng tập trung ........................................................... 80
3.8. Đối tƣợng Rèn kỹ năng tập trung ......................................................... 80
3.9. Tiến hành thử nghiệm .......................................................................... 82
3.9.1. Đánh giá trước thử nghiệm ........................................................... 82
3.9.2. Mơ tả tiến trình thử nghiệm .......................................................... 82
3.10. Đánh giá kết quả rèn kỹ năng tập trung cho trẻ ADHD .................... 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 93


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- ADHD

- Attention dificit hyperactivity disorder

- ĐVTCĐ

- Đóng vai theo chủ đề

- GV

- Giáo viên

- GVMN

- Giáo viên mầm non

- HĐVC

- Hoạt động vui chơi

- HS

- Học sinh


- TCĐVTCĐ

- Trị chơi đóng vai theo chủ đề


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê các giáo viên đƣợc khảo sát ............................................. 34
Bảng 2.2: Đánh giá của Giáo viên về mức độ biểu hiện hành vi của trẻ
ADHD ............................................................................................... 39
Bảng 2.3. Các thể của ADHD ........................................................................... 42
Bảng 2.4. Khó khăn của GV trong việc rèn kỹ năng tập trung cho trẻ
ADHD ............................................................................................... 43
Bảng 2.5. Đánh giá của GV về tầm quan trọng của trò chơi ĐVTCĐ ............. 44
Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi ĐVTCĐ ................ 45
Bảng 2.7. Nhận thức của GV về ảnh hƣởng của trò chơi ĐVTCĐ .................. 46
Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên về sự cần thiết rèn luyện kỹ năng tập
trung cho trẻ ADHD.......................................................................... 48
Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng các loại trị chơi đóng
vai theo chủ đề trong việc giáo dục hành vi cho trẻ ADHD ............ 49
Bảng 2.10. Hình thức tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ ADHD ........50
Bảng 2.11. Thời gian tổ chức các trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ
ADHD ............................................................................................... 51
Bảng 3.1. Thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................ 77


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention dificit hyperactivity disorderADHD) là một rối loạn đã đƣợc biết đến cách đây hơn 100 năm, đặc trƣng bởi

sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú
ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi cơng việc.[34]
ADHD bắt đầu sớm trong quá trình phát triển, thƣờng từ 3 đến 6 tuổi (tuổi
mẫu giáo), con trai gặp nhiều hơn con gái tỷ lệ là mắc rối nhiễu ở con trai so
với con gái (4,5/1). Các nét đặc trƣng của rối nhiễu là thiếu sự kiên trì trong các
hoạt động địi hỏi phải có sự tham gia của nhận thức, trẻ ln có khuynh hƣớng
chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, nhƣng khơng hồn thành hoạt
động nào cả, kết hợp với một sự hoạt động quá mức, thiếu tổ chức và kém điều
tiết. Những trẻ này thƣờng dại dột, xung động, dễ bị tai nạn và bản thân trẻ
thƣờng vi phạm kỷ luật do không tôn trọng các quy tắc (vì thiếu suy nghĩ hơn
là cố tình chống đối). Các quan hệ của trẻ đối với ngƣời lớn là thiếu kiềm chế,
thiếu thận trọng và dè dặt, trẻ khơng đƣợc các trẻ khác thừa nhận và có thể trở
nên bị cô lập. Cũng thƣờng gặp các tật chứng về nhận thức và các trạng thái
chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm.
Tăng động giảm chú ý là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển
xâm nhập ảnh hƣởng đến nhiều mặt của sự phát triển của trẻ đặc biệt là về kĩ
năng giao tiếp. Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc kết bạn, quan hệ xã
hội, tham gia các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ dẫn đến trẻ cảm thấy lạc
lõng, chán học và thậm chí khơng muốn đến trƣờng,…
Hiện nay, rối loạn tăng động giảm chú ý đã khơng cịn xa lạ với nhiều
ngƣời, nhƣng nhận thức của mọi ngƣời về dạng rối loạn này cũng chƣa rõ
ràng. Chính vì vậy, khi đến trƣờng, trẻ ADHD nghịch ngợm, phá phách thái
quá sẽ bị cho là “học sinh cá biệt”, thƣờng xuyên bị phê bình và phạt lỗi.


2
Những biểu hiện của các em hồn tồn khơng phải do các em muốn làm
hoặc cố ý làm mà do một rối loạn bên trong khiến các em không thể làm chủ
đƣợc hành vi của bản thân.
Vì vậy, trẻ ADHD luôn rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của giáo viên - ngƣời

gần gũi nhất với trẻ khi ở trƣờng. Nếu nhận đƣợc sự hỗ trợ, quan tâm sâu sát của
giáo viên trẻ có thể vƣợt qua đƣợc những khó khăn để tiếp tục học tập.
Trong điều kiện của Việt Nam, hiện nay các trẻ rối loạn tăng động giảm
chú ý, đặc biệt là các trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý ở mức độ trung bình
và nặng khó có thể theo học ở các trƣờng học bình thƣờng. Tại các trƣờng học
chuyên biệt, giáo viên sẽ lập chƣơng trình riêng cho mỗi trẻ, xác định nhu cầu
của mỗi trẻ và phối hợp với gia đình để cùng giúp trẻ học tập và phát triển.
Nhƣng không phải nơi nào cũng có điều kiện để trẻ đƣợc học tại các
trƣờng chuyên biệt, một số trẻ phải đến trƣờng bình thƣờng nhƣ bao trẻ khác.
Do đó, việc giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý chƣa
đƣợc quan tâm.
Trên thực tế, những trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
ngày càng phổ biến, những hành vi do rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh
hƣởng trực tiếp đến các hoạt động thể chất và tinh thần. Vì vậy, để giúp trẻ có
thể tham gia các hoạt động và hòa nhập với xã hội một cách dễ dàng thì giáo
viên phải thiết kế tổ chức các trị chơi đóng vai theo chủ đề để giáo dục hành
vi cho trẻ là điều cần thiết.
Mặc dù, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về rối loạn tăng động
giảm chú ý nhƣng giáo dục rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú
ý trong rƣờng mầm non là một vấn đề cần đƣợc đặt ra, và làm thế nào để trẻ
rối loạn tăng động giảm chú ý có thể nhận thức đƣợc hành vi của mình. Cha
mẹ, giáo viên, nhà trƣờng và các ngành giáo dục cần phải làm gì và đâu là
giải pháp tốt… Xuất phát từ những lí do trên ngƣời nghiên cứu chọn đề tài:


3
“Rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý trong trường
mầm non, thông qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề”. Với hy
vọng có thể góp một phần nhỏ bé vào việc hỗ trợ giáo viên trong việc rèn trẻ
tăng động giảm chú ý tại trƣờng Mầm non Bồ Sao - huyện Vĩnh Tƣờng - tỉnh

Vĩnh Phúc.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú
ý trong trƣờng mầm non, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cho trẻ
ADHD ở các trƣờng mầm non hòa nhập.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận:
 Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng
động giảm chú ý trong trƣờng mầm non.
+ Nghiên cứu thực tiễn:
 Thực trạng về biểu hiện tăng động giảm chú ý của trẻ tại trƣờng
mầm non.
- Các biện pháp rèn kỹ năng của các trƣờng mầm non đang thực hiện
thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề
 Đề xuất biện pháp rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý
trong trƣờng mầm non thông qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mắc hội chứng ADHD (lứa tuổi 2 - 5 tuổi) trong trƣờng mầm non
Bồ sao.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- 15 GV dạy trẻ ADHD trong trƣờng
- 8 trẻ bị ADHD trong đó có nam là 5 nữ là 3


4
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn nghiên cứu trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý lứa tuổi
mầm non từ 2 - 5 tuổi
Địa bàn nghiên cứu: Trƣờng mầm non Bồ Sao - huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc .

5. Giả thuyết khoa học:
Nếu các biện pháp rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý
trong trƣờng mầm non thơng qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề
đƣợc sử dụng và phối hợp một cách hệ thống, thƣờng xuyên và linh hoạt, phù
hợp với các hoạt động ở trƣờng mầm non thì sẽ góp phần rèn kỹ năng tập
trung cho trẻ.
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Sử dụng các phƣơng pháp phân
tích tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, cụ thể hóa các tài liệu lý luận có liên
quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu .
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng cơng tác rèn
kỹ năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý trong trƣờng mầm non thơng
qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề, tổ chức thăm dị tìm hiểu tính
cần thiết, khả thi và hiệu quả của các biện pháp đƣợc đề xuất bao gồm.
a. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm: Phƣơng pháp này sử dụng để tìm
hiểu thực trạng rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý đồng thời
cũng là cơ sở để khẳng định, kiểm định các biện pháp.
b. Phƣơng pháp điều tra: Đây là phƣơng pháp chủ yếu của đề tài, chúng
tôi sử dụng điều tra bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức, kiến thức, thực
trạng những thuận lợi khó khăn trong việc rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng
động giảm chú ý của Giáo viên.
c. Phƣơng pháp phỏng vấn trò chuyện: Đây là phƣơng pháp bổ trợ, qua
trao đổi cụ thể với cán bộ giáo viên phụ huynh học sinh về các vấn đề khảo
sát, chúng tơi có thể thu thập đƣợc các thông tin liên quan.


5
d. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp: là phƣơng pháp nghiên cứu
xem xét lại những thành quả của thƣc tiễn trong quá khứ để rút ra những kết
luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

e. Phƣơng pháp thực nghiệm khoa học: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
để đƣa ra những phƣơng pháp rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng động giảm
chú ý trong trƣờng mầm non những phƣơng pháp mang tính khoa học.
6.3. Phƣơng pháp thống kê tốn học: Phƣơng pháp này sử dụng để xử lý
và tính phần trăm số liệu thu đƣợc, cũng nhƣ dùng để định giá tính cấp thiết
và mức độ khả thi của các biện pháp.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
khóa luận gồm 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài “Rèn kỹ năng tập trung
cho trẻ tăng động giảm chú ý trong trƣờng mầm non, thơng qua việc tổ chức
trị chơi đóng vai theo chủ đề”
Chƣơng 2: Thực trạng “Rèn kỹ năng tập trung cho trẻ tăng động giảm
chú ý trong trƣờng mầm non, thơng qua việc tổ chức trị chơi đóng vai theo
chủ đề”
Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả “Rèn kỹ năng
tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý trong trƣờng mầm non, thông qua việc
tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề”


6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan nghiên cứu về hội chứng tăng động giảm chú ý
1.1.1. Các nghiên cứu về trẻ tăng động giảm chú ý trên thế giới

Nghiên cứu của (Douglas - 1983, Cohalen - 1989) về rối loạn có thể
biểu hiện với sự tổn thƣơng sinh học hay loạn chức năng hệ thần kinh trung
ƣơng. Những biểu hiện của loạn chức năng theo giả thiết này là những khó
khăn trong việc kiểm tra sự tự điều chỉnh, tổ chức q trình thơng tin, sự chú

ý, sự phản ứng xã hội và sự kiềm chế thích hợp.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ của rối loạn nhân cách chống xã hội,
chứng nghiện rƣợu, lạm dụng ma tuý ở cha và rối loạn phân ly ở mẹ của trẻ
ADHD không liên quan trong việc phân biệt những trẻ có và khơng kèm theo
các vi phạm về đạo đức. August và Steward ( 1983 ) thì cho rằng những rối
loạn ở cha mẹ đƣợc kể ở trên đi kèm với ADHD chỉ khi hội chứng cùng xảy ra
với những rối loạn khác. Tuy vậy, cha của trẻ ADHD thƣờng cũng có biểu hiện
tƣơng tự hoặc đã có trong thời thơ ấu. Điều này gợi ý là có yếu tố di truyền.
Zametkin và Rapopoit thì cho rằng chức năng catecholamine và sự điều
tiết của nó rất có khả năng liên quan đến nguyên nhân gây bệnh và điều trị
ADHD. Một số nghiên cứu lại phát hiện ở trẻ ADHD methylphenidate và
dextroamphetamine gây ra việc tiết nhanh nhiều các hóc mơn tăng trƣởng.
Thomson và cộng sự (1989) đã phát hiện mức chì trong máu cao có khả
năng gây các vấn đề về hành vi và nhận thức ở trẻ.
Một số nghiên cứu gần đây sử dụng kỷ thuật chụp cắt lớp có đồng vị
phóng xạ, đã chứng minh đƣợc những thay đổi về phát triển trong suốt thời
thơ ấu và vị thành niên theo mật độ của thực thể dopamine, lƣợng máu não và
sử dụng glucose ở thùy trán.
Nhiều nghiên cứu cũng đã quan tâm đến các yếu tố tâm lý xã hội. Một số
báo cáo chỉ ra sự liên quan giữa stress gia đình và địa vị kinh tế xã hội thấp với


7
tỷ lệ mắc ADHD. Sự hiện diện của tình trạng dễ bị thƣơng tổn sinh học cùng
với sự gia tăng ly hôn, cha mẹ làm việc suốt ngày, cha mẹ và thầy cơ giáo ít
quan tâm chăm sóc có thể làm cho trẻ dễ bị rối loạn hơn trẻ bình thƣờng.
Tóm lại, sự dễ tổn thƣơng sinh học và các yếu tố tâm lý xã hội, môi
trƣờng cùng tƣơng tác để tạo ra nguyên nhân, tính phức tạp và hậu quả của
rối loạn.
Về điều trị, những nghiên cứu gần đây đã nói lên rằng liệu pháp hố học

có hiệu quả hơn liệu pháp hành vi hay chăm sóc tại cộng đồng.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hƣởng của kém tập trung nhƣ:
gây khó khăn trong biểu hiện, ảnh hƣởng đến những mối quan hệ, giảm sự
nhận thức về giá trị bản thân. Kém tự tin về khả năng đạt đƣợc thành công
trong cuộc sống nhƣ mong muốn, ngăn cản phát huy tiềm lực bản thân…[8]
Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorderADHD) dùng để mô tả những trẻ có biểu hiện thƣờng xuyên các triệu chứng
kém chú ý, tăng hoạt động, xung động không phù hợp theo tuổi, những triệu
chứng này đủ để gây ra suy kém các hoạt động chủ yếu trong đời sống hằng
ngày (APA, 2000). [22]
Thuật ngữ tăng động giảm chú ý đƣợc quan tâm, chú ý và bình luận và
trở thành đối tƣợng nghiên cứu của khoa học trong suốt thế kỷ qua. Ở mỗi
một thời kỳ nó đƣợc gọi bởi những cái tên khác nhau nhƣng về bản chất của
rối loạn này thì thay đổi rất ít, từ những mơ tả đầu tiên của nhà văn Sir
Alexander Crichton (1798) đến những tiêu chí của DSM - IV (1994).
Năm 1798, trong cuốn sách của Sir Alexander Crichton “Một cuộc điều
tra về bản chất và nguồn gốc của tình trạng loạn thần” đã mô tả một “tinh thần
bồn chồn” với những điều quan sát đƣợc “…trong căn bệnh của sự chú ý, mọi
ấn tƣợng dƣờng nhƣ là những kích động và gây ra cho cho họ những mức độ
bất ổn về tinh thần…”


8
Năm 1845, Tiến sĩ Heinrich Hoffman trong bài thơ "Câu chuyện của
Philip ngồi không yên - The Story of Fidgety Philip" mơ tả về đứa con trai bé
của mình với những mô tả nhƣ: nghịch ngợm, bồn chồn, tăng động, thô lỗ và
hoang dã... Mặc dù mô tả của ông đã đƣợc viết hơn 150 năm trƣớc đây, nhƣng
nó vẫn là những dấu hiệu đặc trƣng của rối loạn tăng động giảm chú ý.
Mãi đến năm 1902, George F. Still xuất bản một loạt bài giảng cho Hội y
học Hoàng gia Anh, trong đó mơ tả một nhóm các trẻ hiếu động với những
dấu hiệu bất thƣờng về hành vi - nguyên nhân do rối loạn chức năng di truyền

chứ khơng phải do dạy dỗ kém. Đó là những trẻ mà ngày nay chúng ta dễ
dàng nhận ra chúng bị mặc bệnh rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý. Kể
từ đó, hàng nghìn tài liệu khoa học về ADHD đã đƣợc xuất bản, cung cấp
thông tin về bản chất tự nhiên, tiến triển, nguyên nhân, các tật chứng và các
phƣơng pháp điều trị bệnh ADHD.
Sau dịch viêm não năm 1917 - 1918, Hohman (1922), Strecker và
Ebaugh (1923) nhận thấy có nhiều bệnh nhân có những di chứng về cảm xúc,
những đảo lộn về nhân cách, có những khó khăn trong học tập nhất là hành vi
tăng động. Họ cho rằng có mối liên hệ giữa những tổn thiệt trong não và
chứng tăng động.
Smith (1926) đề nghị thay đổi thuật ngữ “tổn thiệt trong não” bằng thuật
ngữ “tổn thƣơng não tối thiểu” .
Năm 1932, bác sĩ ngƣời Đức Franz Kramer và Hans Pollnow đã quan sát
những trẻ có tăng động thƣờng khơng có sự kiên trì, hay bừa bãi chạm vào
hoặc di chuyển tất cả mọi thứ có sẵn mà không cần theo đuổi một mục tiêu
nào cả; thƣờng khơng thể hồn thành nhiệm vụ hoặc khơng thể tập trung vào
các nhiệm vụ khó khăn.
Năm 1960, Chess mơ tả cụ thể hội chứng tăng động ở trẻ em
(hyperactive child syndrome) nhƣ là một hội chứng rối loạn hành vi với sự
suy giảm khả năng chú ý và gia tăng hành vi đáng kể.


9
Những năm 50 (thế kỉ XX), nhiều tác giả lại quan tâm đến những hành vi
đặc trƣng của tăng động và xung động, đƣợc gọi là rối loạn tăng động xung
động. Đến năm 1969, Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
(DSM - II) xuất hiện và tất cả các rối loạn thời thơ ấu đƣợc mô tả nhƣ là
những phản ứng và hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em thành phản ứng
tăng động thời thơ ấu.
Cho đến những năm 70 (thế kỉ thứ XX), các tác giả lại đi đến nhấn mạnh

tầm quan trọng của vấn đề duy trì chú ý và kiểm sốt xung động (Douglas,
1972). Những quan điểm của Douglas ảnh hƣởng lớn đến nhiều nghiên cứu
về chú ý sau này, dẫn đến việc đổi tên gọi từ phản ứng tăng động thời thơ ấu
trong DSM - II thành rối loạn suy giảm chú ý (ADD) trong DSM- II (APA,
1980). Trong DSM - II, ADD đƣợc chia làm hai thể: thể có tăng động và thể
không tăng động.
Một vài năm sau khi khái niệm ADD ra đời, các nghiên cứu lại cho thấy
rằng tăng hoạt động và xung động là những đặc trƣng rất quan trọng để phân
biệt rối loạn này với rối loạn khác và để dự đoán sự phát triển sau này. Năm
1987, rối loạn đƣợc đổi tên thành rối loạn tăng động giảm chú ý trong DSM II (APA, 1987).
Tiếp sau đó có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khác có liên quan đến
rối loạn tăng động giảm chú ý nhƣ nghiên cứu về sự tự điều chỉnh kém, khó
khăn trong việc ức chế hành vi trong rối loạn tăng động giảm chú ý của
Barkley - 1997; Douglas - 1999; Nig - 2001 hay các nghiên cứu về sự tiến
triển của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ của Barkley - 1990; R.G.
Klein,T.L. Giampino, 1988. [20, 21]
Tóm lại, hội chứng tăng động giảm chú ý đã đƣợc biết đến từ rất lâu.
Nhƣng nhìn chung hiện nay, các vấn đề xung quanh hội chứng rối loạn tăng
động giảm chú ý đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu
và đã có những sự thống nhất nhất định.


10
Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu ứng dụng liệu pháp trị chơi nhƣ
là một cơng cụ chẩn đoán và trị liệu cho các đối tƣợng ADHD. Đáng chú ý là
những nghiên cứu của:
A. Freud và M. Klein (những năm 20 - 30) là những ngƣời đầu tiên sử
dụng phƣơng pháp này phân tích hình tƣợng trị chơi mà sau đó họ gọi là liệu
pháp trị chơi (Play therapy), các tác giả này đã quan sát trẻ chơi sau đó phân
tích nhằm tìm hiểu sâu hơn những xung đột của trẻ. D. Levy (1939) đã sử

dụng trò chơi nhƣ là những điều kiện ban đầu để chẩn đoán và lập kế hoạch
huấn thị. [163, 6]
Erikson (1964), một trong những đại diện của phân tâm học hiện đại,
ngƣời có nhiều đóng góp trong việc phát triển và ứng dụng liệu pháp trị chơi
cho rằng thơng qua việc sử dụng trị chơi - trị chơi có hƣớng dẫn hay trị chơi
phân vai, các xung đột tâm lí bên trong đƣợc giải tỏa, các q trình tâm lí
đƣợc luyện tập và củng cố, nâng cao tính dung nạp stress. Liệu pháp trò chơi
tạo ra tâm trạng vui vẻ, nâng cao bản lĩnh tâm lí của trẻ. Vì vậy, liệu pháp trị
chơi đƣợc coi là phƣơng tiện chữa trị tự nhiên, phù hợp với tâm lý lứa tuổi trẻ
em. Thơng qua trị chơi, hành vi của trẻ sẽ dần dần đƣợc điều chỉnh theo
hƣớng tích cực. [164,6]
Tiến sĩ Carol Brady, nhà tâm lý học trẻ em ở Houston trong quyển “Top
10 Educational Gamess for kids” cũng đã nêu ra nhiều trò chơi có thể dùng để
trị liệu hành vi cho trẻ ADHD. [23]
Tiến sĩ Patricia O. Quinn, trong quyển “The Best of Brakes Activity
Book” và “50 Activities and Games for Kids with ADHD” cũng đã đề cập
đến rất nhiều trò chơi nhằm mục đích trị liệu hành vi cho trẻ ADHD, giúp các
em gia tăng sự thành công ở trƣờng học, thiết lập đƣợc mối quan hệ tốt đẹp
với mọi ngƣời xung quanh. [29]
Tiến sĩ ngƣời Mĩ Robert Myers, một nhà tâm lý học trẻ em, ngƣời sáng
lập chƣơng trình Total Focus Programe, trong quyển “5 Simple Concentration


11
Building Techniques for Kids with ADHD”, đã đề cập đến một số trị chơi
nhằm mục đích giáo dục hành vi cho trẻ ADHD đồng thời cũng nhằm giúp trẻ
ADHD nâng cao khả năng tập trung chú ý. [30]
Tóm lại, liệu pháp trị chơi rất có hiệu quả đối với HS đầu cấp tiểu học,
khi sự phát triển nhân cách của các em diễn ra rất mạnh mẽ.
1.1.2. Các nghiên cứu về trẻ tăng động giảm chú ý tại Việt Nam


Ở Việt nam, tình hình nghiên cứu về các rối loạn phát triển ở trẻ em nói
chung, rối loạn tăng động giảm chú ý nói riêng chƣa đƣợc các nhà khoa học
quan tâm chú ý, các nghiên cứu về rối loạn tăng động giảm chú ý chủ yếu
dừng lại ở mức thống kê, mơ tả, đã có một số khóa luận tốt nghiệp, niên luận,
tiểu luận hệ cử nhân hoặc cao học đã đề cập đến các phƣơng diện nhƣ mô tả,
thống kê, tìm hiểu nguyên nhân, nghiên cứu tỷ lệ học sinh mầm non mắc hội
chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Đáng chú ý là các nghiên cứu khoa học:
 Tìm hiểu ảnh hƣởng của hội chứng tăng động giảm chú ý đối với học
tập ở trẻ em của Đặng Hoàng Minh và T.S Hoàng Cẩm Tú (2001) [2]
 Bên cạnh những nghiên cứu về tình hình của trẻ có rối loạn tăng động
giảm chú ý đã nêu ở trên thì cũng có một vài nghiên cứu về việc sử dụng trò
chơi để giáo dục hành vi cho trẻ ADHD. Đáng chú ý là các nghiên cứu sau:
 Những trò chơi thƣ giãn cho trẻ thoải mái và chú ý của Trần Văn
Công (2006) [13]
 Bƣớc đầu ứng dụng liệu pháp hành vi vào can thiệp cho trẻ tăng động
giảm chú ý độ tuổi đầu tiểu học của Trần Văn Công ( 2006)[16]
Nghiên cứu vào năm 2000. Tại phòng Tham vấn tâm lý trẻ em - Bệnh
viện tâm thần TW2, mặc dù mới triển khai khám và điều trị các rối nhiễu tâm
lý trẻ em trong vòng một năm nay, tỷ lệ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý
đến với phòng cũng chiếm 10 % trẻ đến khám và điều trị tâm lý.
Tỷ lệ hiện mắc ADHD ở trẻ dao động từ 2-18% tùy thuộc vào tiêu chuẩn
chẩn đoán và tùy theo nghiên cứu. Tỷ lệ mắc ở trẻ lứa tuổi học đƣờng vào


12
khoảng 8-10%, khiến ADHD trở thành một trong những rối loạn thƣờng gặp
nhất ở trẻ em.
Tại Việt Nam, vẫn chƣa có một khảo sát nào trên phạm vi tồn quốc.
Một số khảo sát tại các khu vực phía nam cho thấy khoảng 6,5% trẻ có biểu

hiện ADHD. Hay nói cách khác, cứ khoảng 20 trẻ lại có một trẻ bị ADHD.
Điều đặc biệt là chứng tăng động ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ nữ /
nam là 1/5-6. Tỷ lệ mắc ADHD gia tăng theo độ tuổi (6,6% ở độ tuổi 4-10
tuổi; 11,2% ở 11-14 tuổi; 13,6% ở 15-17 tuổi).
Tuy tỷ lệ trẻ bị bệnh ngày càng cao, nhƣng trong nhiều cộng đồng xã hội
ngƣời ta vẫn chƣa biết đến, kể cả những cộng đồng có liên quan trực tiếp nhƣ
ngành giáo dục và y tế. Đối với họ, những đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm
chú ý không phải là những bệnh nhân mà đơn giản chỉ là những trẻ chƣa đƣợc
giáo dục tốt hay là kỷ luật chƣa đúng mức. Đây có thể xem là một bệnh thiểu
năng của trẻ ở dạng tiềm ẩn. Và nếu nhƣ những trẻ tăng động giảm chú ý
không đƣợc quan tâm và có chiến lƣợc điều trị đúng đắn , di chứng của nó để
lại sẽ là một nhân cách chống đối xã hội nhƣ trộm cắp, đánh nhau, đua xe,
phạm pháp và cả ma tuý, thuốc lắc…
Trẻ mắc ADHD thƣờng có một số rối loạn tâm lý đi kèm, bao gồm rối
loạn chống đối, rối loạn tƣ cách, trầm cảm, rối loạn lo âu, mất khả năng học
tập. Các rối loạn đi kèm này có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. [9]
 Nhƣng nhìn chung các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức đề cập đến
các trò chơi cho trẻ ADHD chứ chứ tập trung đi sâu vào việc sử dụng trò chơi
nhƣ là một liệu pháp tâm lý trị liệu hành vi cho trẻ ADHD. Và cho đến nay
chúng ta chƣa có một cơng trình lớn chính thức nào đề cập đến việc xây dựng
một chƣơng trình giáo dục hành vi cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý
thông qua hoạt động vui chơi.


13


Biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý:

 Trẻ ADHD không thể tập trung lâu vào bài học, không thể ngồi yên,

hành động bộc phát thiếu suy nghĩ và hiếm khi hồn thành đƣợc một việc gì
đó. Nếu chịu khó quan sát, ta có thể nhận thấy trong nhiều lớp học ln có
một vài em khơng ngồi n, khơng tập trung vào bài giảng, thậm chí la hét và
có thể chạy khỏi chỗ ngồi mà không xin phép giáo viên. Đối với quan hệ bạn
bè, trẻ ADHD thƣờng trêu chọc các bạn, xen vào cuộc chơi của các bạn
nhƣng không bạn nào chịu chơi cùng. Kết quả là trẻ bị bạn bè tẩy chay, thầy
cơ khó chịu và có ác cảm với các em.
 Khi mắc ADHD trẻ hoạt động suốt ngày, chân, tay ln cựa quậy, bạ
gì sờ nấy, tìm kiếm sự kích thích. Những biểu hiện này làm trẻ thiếu tập trung
trong lúc chơi, không thể chơi những trò chơi cần đến sự kiên nhẫn nhƣ: trò
chơi xây dựng, xếp hình. Từ đó, dẫn đến các rối loạn về hoạt động, trẻ hoạt
động khơng có mục đích, rất nhạy cảm với những gì đang xảy ra từ môi
trƣờng nhƣ: tiếng động, màu sắc, ánh sáng… trẻ luôn tìm kiếm những kích
thích mới lạ, rất thích trị chơi điện tử, xem hoạt hình, quảng cáo trên ti vi.
Vì vậy, việc vui chơi, học tập đối với trẻ này là rất khó khăn và ít có kết
quả, khơng thích nghi đƣợc với xã hội. Kèm theo hiện tƣợng này là các rối
loạn về ngôn ngữ, nhận thức, giấc ngủ hay hung tính, và trẻ thƣờng tìm những
khối cảm nhƣ: mút tay, nghịch bẩn, đòi hỏi những thứ mà bố mẹ cấm…
 Trong quá trình vui chơi, học tập, trẻ không chịu nghe giảng, hay phá
quấy, không chịu làm bài, la hét ầm ĩ trong khi cả lớp đang ngoan ngoãn nghe
giảng. Trẻ thƣờng viết nguệch ngoạc, trêu chọc trẻ bên cạnh,… khiến thầy cô
quát mắng và kết luận là kém học, lƣời học, thiếu tập trung. Có đúng là trẻ có
những biểu hiện nhƣ kết luận của cơ giáo khơng? Khơng hẳn là nhƣ vậy, bởi
vì hầu hết các trẻ có biểu hiện nhƣ vậy là do trẻ mắc rối loạn tăng động giảm
chú ý, những biểu hiện đó không phải là do trẻ cố ý, trẻ muốn làm nhƣ vậy


14
mà là do những rối loạn bên trong cơ thể, khiến trẻ không tự kiềm chế đƣợc,
hoạt động nhiều, chạy nhảy, không ngồi yên một chỗ.

1.2. Khái niệm công cụ đƣợc sử dụng trong đề tài


Rối loạn tăng động giảm chú ý

Theo ICD - 10 (Phân loại bệnh tật quốc tế sửa đổi lần thứ 10 - the 10th
revision of the International Statistical Classfication of Diseases), rối loạn
tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặc điểm là: dấu hiệu khởi phát sớm,
sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý
rõ rệt và thiếu kiên trì trong cơng việc; và những đặc điểm hành vi lan tỏa
trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài với thời gian. [21]
Theo DSM - IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders,
Fourth Edition) thì ADHD là một mẫu hành vi khó kiểm sốt, biểu hiện dai
dẳng sự kém tập trung chú ý và tăng cƣờng hoạt động một cách thái quá, khác
biệt hẳn với một mẫu hành vi của những trẻ bình thƣờng khác cùng tuổi phát
triển. [22]
Nhiều bất thƣờng khác có thể kết hợp với các rối loạn này. Những trẻ em
tăng động thƣờng hay có hành động dại dột, thiếu kiểm soát và hay để xảy ra
tai nạn. Bản thân trẻ thƣờng hay vi phạm kỷ luật do thiếu tôn trọng các quy
tắc trong gia đình và trong trƣờng học. Sự vi phạm kỷ luật này thƣờng là do
trẻ chóng quên và hành động thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối. Trong
các mối quan hệ xã hội, trẻ thƣờng hay thiếu kiềm chế, không thận trọng,
thƣờng hay làm phiền nên không đƣợc trẻ em khác thừa nhận và dễ bị cô lập.
Các tật chứng về nhận thức cũng thƣờng gặp và các trạng thái chậm phát triển
đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ cũng gặp nhiều hơn một cách không cân
xứng. [258,15]
Các triệu chứng thứ phát bao gồm tác phong chống đối xã hội và tự ti.
Do vậy, có sự gối lên nhau quan trọng giữa tăng động và các rối loạn hành vi



15
khác, nhƣ rối loạn hành vi ở những ngƣời không thích ứng xã hội. Tuy nhiên,
những bằng chứng hiện nay nghiêng về sự phân ra một nhóm rối loạn trong
đó tăng động là vấn đề trung tâm. [259, 15]
Các tên gọi khác nhau của ADHD theo trình tự thời gian:
 1902: Bệnh thiếu kiểm soát về đạo đức (morbid defecfs of moral
control)
 1926: Tổn thƣơng não tối thiểu (lesion cerebrale a minima)
 1934: Thuật ngữ “cƣỡng bức một cách có hệ thống” (organically
driven, organic driveness)
 1947: Hội chứng tổn thƣơng não tối thiểu (Minimal Brain Damage
Syndrome)
 1957: Rối loạn tăng động xung động
 1962: Rối loạn chức năng não tối thiểu (Minimal Brain Dysfunction)
(MBD)
 1968: Phản ứng tăng động ở trẻ nhỏ (hyperkinetic syndrome
ofchilhood) (DSM - II)
 1980: Rối loạn giảm chú ý (ADD) trong DSM - III (APA)
 1987: Rối loạn tăng động giảm chú ý hay Rối loạn giảm chú ý không
phân biệt (DSM - III - R)
 1994: Rối loạn Tăng động/Giảm chú ý (DSM - IV). Phân loại các thể
ADHD tách tăng động và giảm chú ý thành: thể tăng động chiếm ƣu thế, thể
giảm chú ý chiếm ƣu thế và thể kết hợp cả tăng động và giảm chú ý.


Các dạng trẻ ADHD

 Dạng giảm tập trung : (Attention Deficit Disordr - ADD) trẻ có vấn
đề trong tập trung ở lớp và thƣờng đãng trí, đễ bị các tác nhân khác làm sao
nhãng, trẻ có điểm đặc trƣng là “mơ màng” làm việc cẩu thả, khó theo dõi

trọn vẹn điều gì, thƣờng khó khăn với việc hoạt động có tổ chức, hay đánh


16
mất đồ vật, hay lơ đãng, làm việc không hết khả năng, thẫn thờ hay quên, trẻ
ở dạng này có xu hƣớng hƣớng nội hơn là hƣớng ngoại. Đầu óc của trẻ có thể
quá linh hoạt, nhiều suy nghĩ cùng một lúc và thƣờng có các kết quả mang
tính sang tạo, trong khi cơ thể lại vận động chậm chạp. Trẻ ở dạng này thƣờng
không đạt kết quả tốt trong học tập, chúng không hay phá phách nhƣ trẻ quá
hiếu động - hấp tấp nên các giáo viên có thể quản lý tình trạng của trẻ này quá
dễ dàng .
 Dạng qúa hiếu động hấp tấp ( Hype ractivity Disorder - HD) bao
gồm những trẻ khơng thể ngồi n, nói quá nhiều và khó có thể chơi đùa một
cách yên lặng, trẻ ở dạng này hƣờng gây nhiều khó khăn cho cha mẹ trong
công việc dạy dỗ chúng, chúng thƣờng có vấn đề về ngủ, đái dầm, bƣớng
bỉnh, hay nổi cơn cáu giận hơn những trẻ trẻ dạng mất tập trung hoặc nững trẻ
khơng bị rối loạn ADHD, chúng có xu hƣớng dễ gặp tai nạn, có thể bị thƣơng
hoặc bị ngộ độc tình cờ hơn những trẻ khác.
 Dạng liên kết - ADHD: là những trẻ có cả những đặc điểm của tình
trạng giảm tập trung lẫn quá hiếu động - hấp tấp, đôi khi chúng mất tập trung
và nhƣ “Đang ở một thế giứo khác” tuy vậy chúng có vấn đề với sự quá hiếu
động hấp tấp.
1.3. Các trị chơi đóng vai ở trƣờng mầm non
Đặc điểm đặc trƣng của trị chơi đóng vai theo chủ đề đó là khi chơi trẻ
không bao giờ chỉ thực hiện các vai chơi của mình mà trẻ thƣờng vừa chơi
vừa giao lƣu, vừa thể hiện tình cảm để mơ phỏng lại những việc làm của
ngƣời lớn. Chính vì vậy trong mỗi chủ đề giáo viên thƣờng giành thời gian
trò chuyện với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi nhƣ giờ đón trẻ, giờ trả trẻ, trị chuyện
với trẻ về các tình huống trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, biết
chú ý lắng nghe, biết thể hiện sự quan tâm của mình với ngƣời khác… trẻ tỏ

ra hứng thú khi trị chuyện với cơ, trẻ đã biết bày tỏ tình cảm của mình giành


×