Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Khảo sát một số mô hình gây glucose huyết và bước đầu nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết thân cây mướp đắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ry-* # Y *

Dược HÀ NỘI

«kf> » ’ » * £ * - .T í
• £ # fcT-* * 1 »
• '£ »
* Ị > r j s *Ỵ%
rỊ>

PHÙNG THANH HƯƠNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH GÂY TĂNG GLUCOSE HUYẾT
VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN c ứ u TÁC DỤNG ĐIỂU TRỊ ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG CỦA DỊCH CHIÊT THÂN CÂY MƯỚP ĐẮNG
(.MOMORDICA CHARANTIA L. CUCURBITACEAE)

Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 03.02.02
L uận văn thạc sỹ dược học

TR Ư Ở N G ĐH DƯ ỢC HẢ NỘI

THƯ VIỆN
Ngày......... tháng..........nim 20...........
Số ĐKCB:....... . . . O / . f f i M M .



Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn X uân T hắng

HÀ NỘI - 2001


J liit e á t n r í u

'Jm rin tùíiị tó lỉuuị, iùêt (in iả u iắ e tồ i

nhiêm 'Tỉồ mơn

c7 c £ rí(
Sinh tritòniị
tìiên, eẩ ơũ tỏi irỉn etì*t itưồtụp ỈUỊC tập., iiụlùêiĩ eứu ỉíhúa họe ầ (Tã dành (‘iư> tói su
(fiúft (I&qutị (ịiá. đ ĩ tài hồn thành ln ồn eứa mình..
£7oi củtup ddtL lìàxp tá Làntp ỉùêí tín. ưìtt thành, tối ếe ỉhàtp aỉi ạìáa, (iáa ề Uụ. thuật

tìiên. ánụ ịo-àn. thê ấrt itậ dồng, nỉiãrt tìiên (Bậ tnÂtt. '3ơt. Sinft đã tận, tình ạìáạ. (tíi, tạỡ
đ ĩỉií kiện, tíuiậrt Lợi. ƠỈL (iỉuị tồi nhũtup ý kiên qxuị. háu đê. ỉvữàn thành luận aảti tiàip.
Qĩỉtárt dịp. nùụ., tơi. (tủnxỊ, dàn. ehiĩii thành. ếìảtn. ổn. 'ĐántỊ,

U IỊ,

Bưu ạìátn Idệat,

rPhjònxj. đà& tụ& iau đ ạ i hữ

đ iề u là ệ it (dư) t ồ i ĩTutU ' h ọ e tậ p ,, r u ịiù ê n . (itiu o à h o à n t h à n h ! u ậ * i o á tt HÙ tì,.

7 Ể à Qbậi tupùiỊ. 2 tívátiíỊ. 9 năm 2001

íiùmp C/hatiit TơutHniỊ.


DANH MỤC CHỮ ViẾT TẮT

Đái tháo đường
Không có ỷ nghĩa (No significance)
Streptozocin


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
ĐẶT VÂN ĐỂ
PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh đái tháo đường
l . l .1.. Khái niệm và phân loại
1.1.2. Dịch tễ học của bệnh ĐTĐ
1.1.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán ĐTĐ
1.1.4. Địều trị đái tháo đường
1.2. Mướp đắng
l .2.1 .Thành phần hoá học
1.2.2. Tác dụng dược lý của mướp đắng
1.3. Các phương pháp gây tăng glucose huyết thực nghiệm
/ .3.1. Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng glucose ngoại sinh

1.3.2. Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng một sốhormon
1.3.3. Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng virus
1.3.4. Phương pháp cắt bỏ ỉĩiỵ để gây tăng glucose huyết
ỉ .3.5.Phương pháp dùng Alloxan để gãy ĐTĐ thực nghiệm
ỉ.3.6.Phương pháp dùng Streptozocin (SĨZ) để gãy ĐTĐ thực nghiệm
PHẦN II - ĐÔI TƯỢNG - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đôi tượng, ĩĩguyẻn liệu và phương tiện nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Điều chế dạng thuốc nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu một số chi số hoá sinh ở chuột
2.2.3. Khảo sát các mô hình gây tâng glucose huyết thực nghiệm
2.2.4. Nghiên cứu ảnh hướng của dịch chiết thân mướp đắng trên glucose
huyết của chuột bình thường
2.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết thân mướp dắng trên các mò
hình tâng glucose huyết thực nghiệm
2.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều dịch chiết thân mướp đắng khác
nhau đến mức tăng glucose huyết trong các mô hình lãng glucose
huyết thực nghiệm

1
3
3
3
4
5
7
i1
11
13

15
16
16
18
19
19
20
23
23
24
24
24
25
26
27

29


2.2.7. Xử ỉý số liệu

29

PHẨN III - KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
3.1. Giá trị glucose huyết của chuột bình thường
3.2. Khảo sát một sô mô hình gây tăng glucose huyết thực nghiệm
3.2.1. Mô hình gây tăng glucose huyết thực nghiệmbằng glucosengoại sinh
3.2.2. Khảo sát mô hình gây tăng glucose huyết thực nghiêm bằng Adrenalin
3.2.3. Khảo sát mô hình gảy tăng glucose huyết thực nghiệm bằng
Hydrocortỉson

3.2.4. Khảo sát mô hình gây tăng glucosehuyết thựcnghiệm bằng
Streptozpcin

30
30
30
30
32
33

3.3. Ảnh hưởng của dịch chiết thân mướp đắng trêri glucose huyết của
chuột bình thường
3.4. Nghiêii cứu ảnh hưởng của dịch chiết thân mướp đắng trên một số mô
hình tăng glucose huyết thực nghiệm

38

35

39

3.4.1. Ảnh hưởng của dịch chiết thân mướp đắng trên mô hình tăng glucose
huyết ngoại sinh

39

3.4.2. Ảnh hưởng của dịch chiết thân mướp đắng trên mô hình tăng glucose
huyết thực nghiêm bằng Adrenalin liều 0,5 mg/kg

43


3.4.3. Ảnh hưởng của dịch chiết thăn mướp đắng trên mô hình tãng glucose
huyết thực nghiệm bằng Hydrocortison liều 20 mg/kg

45

3.4.4. Ảnh hưởìig của dịch chiết thân mướp đắng trên mô hình tăng glucose
huyết thực nghiệm bằng Streptozocin

48

PHẦN IV-BÀN LUẬN
4.1. Mô hình gày tăng glucose huyết thực nghiệm
4.1.1. Mô hình gây tăng glucose huyết thực nghiệm bằng glucose ngoại sinh

54
54
54

4.1.2. Mô hình gây tăng glucose huyết thựcnghiệm bằng Adrenalin
4.1.3. Mô hình gãy tăng glucose huyết thựcnghiệm bằng Hydrocortison
4.1.4. Mô hình gảy tăng glucose huyết thựcnghiêm bằng Streptozocin (STZ)

55
56
56

4.2. Ảnh hưởng của dịch chiết thản mướp đắng trên glucose huyết của
chuột bình thường


57

4.3» Ảnh hưởng của dịch chiết thân mướp đáng trên một sô mò hình tăng
glucose huyết thực nghiệm

58

4.4. Liều dùng thích hợp của dịch chiết thân mướp đáng

64

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
• TÀI LIỆU THAiM KHẢO

66


-

1

-

ĐẬT VẤN ĐỂ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính khá phổ biến và thường có
nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây là một bệnh rối ỉoạn chuyển hoá với biểu
hiện chung nhất là tăng glucose huyết do thiếu hụt Insulin tuvệt đối hoặc
tương đối hay do không đáp ứng với Insulin.
Hiện nay, cùng với bệnh ung thư và tim mạch, ĐTĐ là một trong ba bệnh
có số người mắc tăng nhanh nhất. Bệnh thường đi kèm với các biến chứng cấp

gây tử vong hoặc các biến chứng lâu dài như các bệnh lý về mạch máu, thận,
mắt, thần kinh... và làm thể trạng suy sụp. Do đó, ĐTĐ không chỉ là một vấn
đề của riêng ngành y tế mà còn là một vấn đề chung của xã hội, đòi hỏi phải
được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa.
Để điều trị ĐTĐ, đã có rất nhiều chế phẩm tân dược được sử dụng có
hiệu quả nhưng hầu hết các thuốc này vẫn còn nhiều tác dụng phụ không
mong muốn, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài. Trong khi đó, ở Việt Nam và một
số nước khác, từ lâu đời, nhân dân vẫn sử dụng các thuốc có nguồn gốc thiên
nhiên để điều trị bệnh ĐTĐ theo kinh nghiệm cổ truyền. Tác dụng của các
thuốc này tuy không nhanh và mạnh bằng thuốc tân dược nhưng có ít tác dụng
phụ, ít độc tính, rất phù hợp với yèu cầu điều trị lâu dài của bệnh. Trong số
các

dược

liệu đó,

quả

cây

mướp đắng

(Momordica

charantia

L.

Cucurbitaceae) là một thuốc điều trị ĐTĐ được sử dụng rộng rãi. Quả mướp

đắng cũng là đối tượng của nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước cả về
thành phần hoá hoc và hoạt tính sinh học [2], [20], [22], [31], [47]. Các
nghiên cứu về hoạt chất chính có tác dụng làm giảm đường huyết ở quả mướp
đắng cho thấv các chất nàv cũna có mặt trong một sổ bộ phận khác của mướp
đắng như thân, lá, hạt với tỷ lệ tương đương [10], [11]. Điều này mở ra khả
năng tận dụng các bộ phận khác của cây mướp đắng để làm phong phú thêm
nguồn nsuvẽn liệu dùng làm thuốc điều trị ĐTĐ.
Để phục vụ cho việc nghiên cún sàng iọc và đánh giá tác dụng của các
thuốc điều trị ĐTĐ, đặc biệt là các thuốc có nguồn gốc dược liệu, rất cần có
những mô hình gâv tăng glucose huvết thực nghiệm. Có khá nhiều mô hình
gây tăng glucose huyết thực nghiệm trên đông vật đã được sử dụng trong


nghiên cứu và được ghi nhận trong y văn [25], [40], [46], [59], Tuv nhiên,
ngav đối với mỗi tác nhân gây tăng glucose huyết củng chưa có quv trinh thực
nshiệm và liéu dùng thống nhất. Việc xác định liều đế gây tăng giucose huyết
và cách tiến hành thường chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và tham khảo các
công trình đã công bố. Do đó, có sự khác nhau khá lớn về liều dùng gây tăng
glucose huyết giữa các nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế trên và với mong muốn góp phần vào việc nghiên
cứu phát hiện những thuốc điều trị ĐTĐ mới, có nguồn gốc dược liệu ở một
nước có tài nguyên sinh học đa dạng và phong phú như Việt Nam, chúng tôi
tiến hành đề tài “K hảo sát một số mô hình gây tăng glucose huyết và bước
đầu nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của dịch chiết thân câv
mướp đắng (Momordica charantia L. Cucurbitaceae) ” nhằm mục đích:
Khảo sát một số mô hình gày tăng gỉucose huyết thực nghiệm và
xác định liều thích hợp cho mỗi mô hình, làm cơ sở cho các
nghiên cứu về tác dụn2 của thuốc điều trị ĐTĐ
^


Sơ bộ đánh giá tác dụng của dịch chiết thân mướp đắng trên một
số ĨÌ1Ô hình gâv tăng glucose huyết thực nghiệm

% Bước đầu tìm hiểu cơ chế hạ glucose huyết của thân mướp đắng.


-

3

-

PHẦNI- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
i.L Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ)
1.1.1. Khái niêm và phân loại
ĐTĐ (Diabetes mellitus) là một bệnh rối loạn chuyển hoá với biểu hiện
chung nhất là tăng glucose huyết mạn tính do thiếu hụt Insulin tuyệt đối hoặc
tương đối hay do không đáp ứng với Insulin. Những rối loạn chuyển hoá này
có thể dẫn tới hôn mê và tử vong trong một thời gian ngắn hoặc dẫn tới những
biến chứng muộn như tổn thương mạch máu, biến' chứng thần kinh, nhiễm
trùng... [30], [46], [49]
Theo phân loại của Tổ chức y tế Thế giới (1985) [9], bệnh ĐTĐ được
chia thành ba loại như sau:
❖ ĐTĐ nguyên phát:
a ĐTĐ typ I (ĐTĐ phụ thuộc Insuỉin)
a ĐTĐ typ II (ĐTĐ không phụ thuộc Insulin)
- ĐTĐ typ II thể béo phì

- ĐTĐ typ n không béo.
- ĐTĐ khởi phát ở người trẻ tuổi

❖ ĐTĐ thứ phát: Là ĐTĐ xảy ra do hậu quả của bệnh lý tuyến tụy, rối
loạn nội tiết, hội chứng di truyền, do thiếu dinh dưỡng hoặc do hoá chất.
❖ ĐTĐ do thai nghén
Cách phân loại này phản ánh các thể bệnh ĐTĐ thường gặp trong ỉâm
sàng nhưng không thể hiện được các cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ. Do đó, năm
1997, Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (American Diabetes Association) đã đưa ra một cách
phân ỉoại khác [30], theo đó ĐTĐ được chia thành bốn loại như sau:


4
■ ĐTĐ typ I: do tổn thương hoặc suy giảm chức năng tế bào 3 nguyên
phát
s Do tự miễn
s Do khuyết tật di truyền
^ Do bệnh lý tuyến tụy
s Do các loại thuốc và hoá chất gây rối loạn chức năng tế bào 3
s Do các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh nội tiết
s Do các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng.
» ĐTĐ typ II: do đề kháng Insulin kết hợp với giảm khả năng bài tiết
Insulin
S Thể thường gặp: kháng Insulin
s Các thể khác:
- Khuyết tật về gen trong hoạt động của Insulin
- Do thuốc và hoá chất
- Do các bệnh lý nội tiết
- Do các hội chứng di truyền
© ĐTĐ do thai nghén
s Rối loạn dung nạp glucose
1.1.2. Dịch tễ học của bệnh ĐTĐ
Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới, năm 1985. trên toàn thế giới

mói có 30 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, đến năm 1994, con số này đã ỉên tới
98,9 triệu người. Theo ước tính của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế, năm 2010
thế giới sẽ có khoảng 215,6 triệu người mắc bệnh [15]. Như vậy, từ một vấn
đề được đề cập lần đầu tiên trong V văn từ nám 600 trước cỏng nguyên, hiện
nay, ĐTĐ đã trở thành 1 trong 3 bệnh phát triển nhanh nhất (cùng với ung thư
và tim mạch).
ở Việt Nam, cho đến nay chưa có tài liệu nào công bố về dịch tễ học của
bệnh ĐTĐ trên phạm vi toàn quốc. Thống kê tại một số thành phố lớn cho
thấv tỷ lệ mắc bệnh ở người từ 15 tuổi trở lên ở Hà Nội là 1,1 %, ờ thành phố


-

5

-

Hồ Chí Minh ỉà 2,52 %, ở Huế là 0,96 %. Tỷ lệ người bị ĐTĐ ở nội thành
thường cao hơn so với ở ngoại thành. Đa số bệnh nhân ĐTĐ thuộc tvp II
(90%-95%) và thường gặp ở người cao tuổi. ĐTĐ typ I chiếm tỷ lệ nhỏ và
thường gặp ở người dưới 40 tuổi [6], [9].
1.1.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán ĐTĐ
Trong bệnh ĐTĐ, các xét nghiệm cận lâm sàng không chỉ có ý nghĩa
trong chẩn đoán và phân loại bệnh mà còn giúp cho việc theo dõi tiến triển
của bệnh trong quá trình điều trị. Các xét nghiệm íhường được tiến hành đối
với bệnh nhân ĐTĐ bao gồm:
1.1.3.1. Glucose huyết
Định lượng glucose huyết là xét nghiệm cơ bản và đầu tiên trong chẩn
đoán, tiên lượng, điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh ĐTĐ. Có 2 loại xét
nghiệm glucose huyết thường được sử dụng. Đó là: định lượng glucose huyết

lúc đói và nghiệm pháp tăng đường huyết. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra tiêu
chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ dựa trên kết quả xét nghiệm glucose huyết như
sau:
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ của Tổ chức y tế thế giới
(trích theo [9], [30], [46])
..........'
9
í|_
Đái tháo đường
Rối ỉoạiì dung nạp
glucose
Bình thường

Trong

Glucose huyết iúc đói

Glucose huyết 2 giờ sau khi làm

> 6,7 mmol/1

nghiệm pháp tăng đường huyết
>11,1 mmoỉ/I

>5,ố mmol/1 và <6,7 mmol/1

> 7,8 mmol/1 và <11,1 mmol/1

<5,6 mmol/1


< 7,8 mmol/ỉ

các thí nghiệm

trên chuột nhắt,

ngưỡng glucose huyết

10-13,8 mmoỉ/1 được coi ỉà biểu hiện của ĐTĐ nhẹ và trên 13,8 mmol/1 là
ĐTĐ nặng. [32], [33], [40], [46],


-

6

-

1.1.3.2. Glucose niệu [16]
Tăng glucose huyết là triệu chứng chính của bệnh ĐTĐ. Nếu glucose
huyết tăng quá ngưỡng tái hấp thu của thận (8,9-10 mmol/1) thì glucose sẽ
xuất hiện trong nước tiểu. Tuy nhiên, do ngưỡng đường của thận thay đổi khác
nhau giữa các cá thể nên một số trường hợp có đường huyết bình thường
nhưng vẫn xuất hiện đường niệu hoặc ngược lại. Do vậy, xét nghiệm gỉucose
niệu chỉ có giá trị khi tiến hành đồng thời với xét nghiệm glucose huyết.
1.1.3.3. Ceton niệu [16]
Người bình thường không có ceton trong nước tiểu, ở người bị ĐTĐ
nặng, đặc biệt là người bệnh ĐTĐ typ I, ceton hình thành trong cơ thể do tăng
phân huỷ ỉipid và được đào thải ra nước tiểu. Sự xuất hiện ceton niệu ỉà dấu
hiệu báo trước tình trạng hôn mê nhiễm toan. Hiện nay, việc phát hiện thể

ceton trong nước tiểu rất dễ dàng, thuận tiện nhờ nhiều công cụ phát hiện
nhanh, chính xác và dễ sử dụng.
1.1.3.4. Định lượng Insulin trong huyết thanh
Xét nghiệm định lượng Insulin rất có giá tri trong chẩn đoán và phân ỉoại
ĐTĐ. Hàm lượng Insulin trong máu được định lượng khi đói và đặc biệt ià
sau khi làm nghiệm, pháp tăng đường huyết, ỏ người bình thường, hàm lượng
Insulin lúc đói là 20-30 |Liu/ml và tăng lên 60 Liu/ml khoảng 30-60 phút sau
khi ỉàm nghiệm pháp tăng đường huyết, ơ bệnh nhân ĐTĐ typ I, nồng độ
Insulin trong huvết thanh rất thấp hoặc không phát hiện được. Ngược lại, ở
bệnh nhân ĐTĐ tvp IL nồng độ Insulin huyết lúc đói bình thường hoặc hơi
cao nhưng sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết, Insulin huyết tăng
chậm do khả năng đáp ứng bài tiết Insulin của tế bào Ị3 bị ĩhay đổi.
Trong một số trường hợp, xét nghiệm định, ỉượng Insulin được bổ sung
bởi việc định lượna peptid c . Peptid c là sản phẩm thoái hoá của pro-Insuỉin.
Lượng bài tiết Peptid

c của tuv tỷ lệ với lượng bài tiết Insulin. Do đó, nồng độ

Peptid c trong máu phản ánh hàm lượng Insulin nội sinh. Định lượng Peptid c


cũn2 là một xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán phân biệt ĐTĐ typ I và
tvp II. Nếu hàm lượng Peptid c dưới 0,32 mmol/1, có thể chẩn đoán ĐTĐ tvn I
và nếu trên 1,1 mmol/1 cho phép chắn đoán ĐTĐ typ II với độ đặc hiệu trẽn
90% [9], [16].
1.1.3.5. Các xét nghiệm khác
Ngoài các xét nghiệm thường quy nêu trên, các phòng thí nghiệm hoá
sinh còn sử dụng một số xét nghiệm khác như định lượng HbAịC và Albumin
glycosvlated trong huyết thanh, ị39 - microglobulin và protein trong nước tiểu.
Các xét nghiêm này góp phần quan trọng trong việc theo dõi tiến triển của

bệnh trong quá trình điều trị.
1.1.4. Điều trị đái tháo đường
ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính mang những đặc điểm
đặc trưng. Do đó, việc điều trị ĐTĐ cũng có những mục tiêu riêng, đó là:
- Duv trì chất lượng cuộc sống cho người bệnh, làm giảm nhẹ các
triệu chứng của bệnh để giúp bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt gần
như bình thường.
- Đạt được và duy trì cân bằng chuyển hoá, tránh những biến chứng
nguy hiểm cho người bệnh.
Để đạt được những mục tiêu trên, liệu pháp điều trị ĐTĐ thường kết hợp
giữa việc dùng thuốc và chế độ ăn uống - luyện tập hợp lý. Các thuốc dùng
trong bệnh ĐTĐ được chia thành 2 nhóm: Các thuốc tân dược và các thuốc có
nguồn gốc dược liệu.
1.1.4.1. Các thuốc tân dược dùng trong điều trị ĐTĐ
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có rất
nhiều chế Dhẩm tân dược được sử dụng trong điều trị ĐTĐ. Các thuốc này
đươc chia thành 2 nhóm lớn:


^

Insulin

'/

Các thuốc hạ glucose huyết dùng đường uống

a) Insulin
Cho đến nay, Insulin vẫn là một thuốc quan trọng nhất và không thể
thiếu trong điều trị ĐTĐ typ I. Ngoài ra, Insulin còn được dùng phối hợp với

các thuốc khác trong điều trị ĐTĐ typ II, nhất là trong trường hợp kèm theo
cáe biến chứng nặng hoặc khi bệnh kéo dài. Dựa trên thời gian tác dụng, các
chế phẩm Insulin hiện nay được phân loại như sau:'
Bảng 1.2. Phân loại các chế phẩm Insulin (trích theo [1])
Loại Insulin

Nguồn gốc

Loai khởi đầu cưc nhanh

Người (có thay

Insulin lispro

đổi 2 acid amin)

Thời gian đạt

Thời gian tác

nồng độ đỉnh (giờ)

động (giờ)

0,25-0,5

3,0-4,0

0,5-3,0


5,0-7,0

8,0-12,0
8,0-12,0

18.0-24,0
18.0-24,0

8,0-16,0

24,0-36,0

Loai tác đôns nhanh
(Regular, crystalline zinc
Insulin)
Loai tác đông trum bình
-

NPH Insulin
(isophane)

Người, bò, lợn

Người, lợn, hỗn
hợp bò và lợn

Lente Insulin
Loai tác đônạ châm
Ultralente Insulin


Người

b) Các thuốc hạ glucose huyết dùng đường uống


Nhóm Suifonylureas [9], [30], [45]
Với tác dụng kích thích bài tiết Insulin thông qua tác động iên

kênh K+- A IP của tế bào tụy và làm tăng số lượng và độ nhạy cảm của các
receptor của Insulin ở tế bào mỡ, hồng cầu, bạch cầu đơn nhân, các
Sulíonyỉureas giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt Insulin tương đối của cơ thể
và được chỉ định chủ yếu trong ĐTĐ typ II khi việc sử dụng chế độ ăn đơn


-

9

-

thuần không giúp kiểm soát được glucose huyết. Dựa vào cường độ tác dụng,
các Sulíònyỉureas được chia thành 2 ỉoại:
Sulfonylureas

thế

hệ

I:


bao

gồm

Tolbutamid,

Chlorpropamid, Tolazamid, Acetohexamid
Sulfonylureas thế hệ II: bao gồm Glyburid, G lipiãd và
Gliclazid.
❖ Nhóm biguanid
Từ những năm 1950, các thuốc nhóm Biguanrd đã được chỉ định để điều
trị ĐTĐ typ II nhờ tác dụng làm giảm hấp thu glucose ở ruột, tăng sử dụng
glucose ở mô ngoại biên và ức chế tân tạo glucose ở gan. Tuy nhiên, do có
nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là nguy cơ gây nhiễm toan acid lactic nên việc sử
dụng các Biguanid ngày càng hạn chế. Hiện nay, Metfomin là thuốc duy nhất
trong nhóm được chỉ định rộng rãi trong điều trị ĐTĐ typ n , đặc biệt là ĐTĐ
ryp II thể béo.
❖ Các thuốc hạ glucose huyết mới dùng đường uống [46], [49]
^

Các chấí ức chế a-glucosidase

Khác với Insulin và các sulfonylureas, các chất ức chế
a-gỉucosidase không gây hạ glucose huyết nhưng có tác dụng chống tăng
glucose huyết sau bữa ăn nhờ khả năng ức chế cạnh tranh men
a-glucosidase của ruột, do đó iàm giảm tốc độ hấp thu glucose từ ruột
vào máu. Tiêu biểu trong nhóm chất ức chế a-glucosidase ỉà Acarbose.
Thuốc được chỉ định trong điều tri ĐTĐ typ I và typ II, kết hợp với chế
độ ăn kiêng.
Nhóm


Thiazolidinedion

(Troglitazon,

Ciglitazon,

Pioglitazon): cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này còn chưa hoàn toàn
sáng tỏ. Có giả thuyết cho rằng thuốc ỉàm giảm đề kháng insulin ở tổ
chức. Do vậy, thuốc được chỉ định trong ĐTĐ không phụ thuộc Insuiin


-10Các nhóm thuốc nói trên có thể được sử dụng đơn độc hay phối hợp
nhau trong điều trị ĐTĐ. Hiệu quả điều trị của chúng nhanh, mạnh
nhưng bên cạnh đó cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ và độc tính khi
dùng kéo dài.
1.1.4.2. Nhóm thuốc có nguồn gốc dược liệu
Theo quan niệm của y học cổ truyền, ĐTĐ thuộc chứng tiêu khát với 3
triệu chứng chủ yếu là: ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều. Nguýên nhân của
bệnh là do ăn uống không điều độ, do sang chấn tinh thần, làm mất cân bằng
âm dương của cơ thể, tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt gây hao tổn phần âm của
các phủ tạng như: tâm, phế, vị, thận. Phế âm hư gây chứng khát, vị âm hư gây
chứng gầy, đói, thận âm hư không tàng trữ được tinh hoa của ngũ cốc, gây tiểu
nhiều và tiểu ra đường [14]. Xuất phát từ quan niệm đó, phương pháp điểu trị
chủ yếu của y học cổ truyền là dưỡng tâm thanh nhiệt, sinh tân địch, làm cơ
sở để lập ỉại cân bằng âm dương trong cơ thể.
ở Việt Nam nói riêng và một số nước trên thế giới, đã từ lâu, người dân
vẫn sử dụng dược liệu để làm thuốc điều trị ĐTĐ dựa trên kinh nghiêm dân
gian và y học cổ truyền. Cuốn "Các cây thuốc và vị thuốc Việt nam" của Đỗ
Tất Lợi đã thống kê một số dược liệu chữa bệnh ĐTĐ như: Hoài Sơn

(.Dioscorea persimilis p. B. Dioscoreaceae), Sinh địa (Rehmannia giutinosa G.
Scrophulariaceae), Thương truật (Atratyloides lancea T. Asteraceae)...[l]
Ngoài ra, còn nhiều dược liệu khác được dùng theo kinh nghiệm dân gian dưới
nhiều

dạng

khác nhau:

quả

mướp đắng

(Momordica

charantia

L.

Cucurbitaceae), câv Hồ lô ba Ợrigonella foenum gracecum Papilionaceae),
cây Rau dừa nước (Jussiaea repens L. Onagraceae), búp ổi ịPsidium guyjava
L. Myrtaceae), Thổ phục linh (Smilax glabra L. Smilacaceae) [2], [3], [8],
[10], [19], [41].
Trong số các dược liệu nêu trên, Mướp đắng (Momordica. charantia L.)
là một trong những thuốc điểu trị ĐTĐ được sử dụng rộng rãi nhất trong các
bài thuốc cổ truyền cũng như theo kinh nghiệm dân gian.


"


-111.2. Mướp đắng
Mướp đắng (Momordica charantia L.) là một loài thuộc họ Bầu bí
(Cucurbitaceae). Ở Việt Nam, mướp đắng còn được biết đến dưới nhiều tên
khác nhau như khổ qua, mướp mủ, chua hao (Thanh hoá), má hói khôm (Lạng
sơn) [12]. Giống như nhiều loài khác thuộc họ Cucurbitaceae, mướp đắng
cũng là một loại cây dây leo tua cuốn, có thời gian sống khoảng 1 năm. Cây
được trồng chủ yếu để lấy quả dùng làm thực phẩm hoặc dùng làm thuốc.
1.2.1. Thành phần hoá học
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hoá học trong các bộ
phận của cây mướp đắng, đặc biệt là quả mướp đắng.
Năm 1965, W.Sucrow đã phân lập từ quả mướp đắng 6 chất khác nhau.
Hỗn hợp các chất này gọi ỉà Charantin. Về sau, nhiều nghiên cứu cho thấy
chính Charantin là thành phần có tác dụng hạ glucose huyết của quả mướp
đắng [31]. Một giả thuyết khác về hoạt chất gây hạ gỉucose huyết của quả
mướp đắng là pỉant - Insulin (p-Insulin), một polypeptid kết tinh có điểm chảy
240°c tương tự như Insulin của bò, được Kanna B. (1974) chiết từ quả mướp
đắng bằng dung mỏi cồn acid và được Wong c . M. thử nghiệm trên chuột
cống trắng [55]. p. Insulin là một chuỗi gồm 17 acid amin, khác với Insulin
bò bởi một acid amỉn duy nhất là Methionin [55]. Một nhóm hợp chất khác
cũng được một số tác giả tìm ra trong dịch chiếí quả mướp đắng là glycosid,
Năm 1982, Okabe Hikusu đã phân lập yà xác định cấu trúc của hai gỉycosid
đắng là Mornordicosid K. L, bốn glycosid không đắng là Momordicosid F l,
F2, G và I [31]. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra nhiểu thành phần khác có
trong quả mướp đắng như: alcol, aldehyd, các acyỉglycosyl sĩeroỉ, các vitamin,
các sắc tố...[36]
Viện dinh dưỡng (1996) đã đưa ra một danh sách các chất có trong quả
mướp đắng như sau:


Bảng 1.3. Các thành phần trong q uả M ướp đắng theo thông kẻ của

Viện Dinh dưỡng ( trích theo [17])
Thành phần

Đơn

lOOg ăn

dinh dưỡng

vị

được

Năng iượng

Kcal

16

11

Năng lượng

KJ

67

2

N ước


g

3

Protein

STT

1

100g ăn được

Phospho

mg

29

12

Magnesium

mg

70

9 4 ,4

13


Sắt

mg

0,6

g

0,9

14

Kẽm

mg

0,8

g

0,9

15

Iod ,

mg

0,6


Protein thực

4

vật

Thành phần

Đơn vị

STT

dinh dưỡng

5

Glucid

g

3,0

16

p Caroten

mg

110


6

Cellulose

g

1,1

17

Vitamin BI

mg

0,07

7

Tro

0,6

18

Vitamin B2

mg

0,04


8

Natri


mg

2,0

19

Vitamin pp

mg

0,3

9

Kali

mg

27,0

20

Vitamin c


mg

22

10

Calci

mg

18

21

Acid folic

mg

72

Gần đây nhất, Phạm Văn Thanh (Viện dược liệu) đã tiến hành định tính
và định lượng các thành phần trong quả- mướp đắng. Kết quả: Alcaloid chiếm
0,131 %, Glycosid chiếm 3,16%, Saponin chiếm 5,51% khối lượng dược liệu
khô [10]. Đặc biệt, tác giả đã xác định được thành phần có tác dụng hạ
glucose huyết của quả mướp đắng chính là Glycosid.
Bên cạnh các nghiên cứu về thành phần hoá Học của quả mướp đắng,
cũng đã có một số nghiên cứu hoá thực vật trên thân và lá mướp đắng,
Chandravadana M. V. (1990) [28] đã phân lập và xác định cấu trúc của 3
Momordicin trong lá mướp đắng là Momordicin I, II, n i với khung phân tử
gần giống với Charantin trong quả mướp đắng. Các nghiên cứu về thành phần

bay hơi của thân dây leo mướp đắng cũng cho những thành phần tương tự như
của quả mướp đắng. Đáng chú ý là khi nghiên cứu hàm lựợng glycosid có tác
dụng hạ glucose huyết trong các bộ phận ngoài quả, Phạm Văn Thanh [10]


-13xác định được tỷ lệ glycosid trong thân mướp đắng ià 2.12% dược liệu khô.
Như vậv, điều này có thể ĨĨ1Ở ra khả nãng tận dụng các bộ phận khác ngoài
quả mướp đắng để làm phong phú thêm nguồn nguyên liệu dùng làm thuốc
điều trị ĐTĐ.
1.2.2. Tấc dụng dược lý của mướp đắng
1.2.2.1. Tác dụng tăng cường hộ miễn dịch của Mướp đắng
Nghiên cứu dịch chiết từ quả và hạt mướp đắng, Cunnick E.(1990) dã
phát hiện ra hoạt tính chống bệnh bạch cầu và kháng virus liên quan đến sự
hoạt hoá tế bào lyrnpHcneủa chuột Ị29]7~T rarĩgH ^T lĩghiên cứa khác,
Takemoto (1983) đã khẳng định dịch chiết thô quả mướp đắng có 2 hoạt tính:
kim tế bào và gây độc tế bào. Takemoto cũng đã phân lậD được một yếu tố
kìm hãm sự nhân lên của tế bào và có hoạt tính chống virus. Yếu tố này có
trọng lượng phân tử khoảng 40Kda [50].
Hoạt tính ức chế khối ư của dịch chiết thô thân lá mướp đắng cũng được
Jilka c . và cộng sự (1983) khẳng định sau khi ủ dịch chiết với các dòng tế
bào ung thư CBA/D1, p 388, L 1210. Kết quả cho thấy tỷ lệ chuột bị u và chết
ở các ỉô thử thấp hơn rất nhiều so với lô chứng [34].
Trong một nghiên cứu khác tại đại học Kansas (Mỹ), một thành phần của
quả mướp đắng là Momorcỉĩcĩn cớ' khả năng kích thích hoạt động của hệ miễn
dịch để chống lại các virus và ĩế bào ung thư [50].
Ngoài ra Momordicin cũng có tác dụng sát trùĩíg,điều này giải thích vì
sao nước sắc mướp đắng có thể trị được một số bệnh ngoài da [4].
1.2.2.2.,Tác dụng hạ gỉucose huyết của Mướp đắng
Đã từ lâu, quả mướp đắng được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian cũng
như trong các bài thuốc y học cổ truyền để điều tiị ĐTĐ. Trong thực tế, tác

dụng hạ glucose huyết của quả mướp đắng đã và đang là đối tượng của nhiều
nghiên cứu ở cả Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới [8], [10], [17],
[31], [53].


-14Các nghiên cứu đều khẳng định dịch chiết quả mướp đắng với dung môi
nước, cổn, cồn acid đều có ĩác dụng rất tốt trên các mô hình ĐTĐ ở độn 2 vật
thí nghiệm.
Có nhiều giả,thuyết khác nhau về cơ chế tác dụng của quả Mướp đắng.
Trong một nghiên cứu in vitro, Welihinda J. (1982) [52] nhận thấy dịch chiết
quả Mướp đắng có tác dụng kích thích tiết Insulin từ các đảo tụy phân lập tò
chuột nhắt trắng đã bị gây ĐTĐ thể béo. Sự kích thích tiết Insulin có thể do
những biến đổi chức năng của màng tế bào Ị3 ở tụy. Người ta đã xác định được
một trong những thành phần chính có tác dụng kích' thích bài tiết Insulin của
quả Mướp đắng là Charantin. Các nghiên cứu in vivo với Charantin cho thấy
hoạt tính hạ glucose huyết của chất này mạnh hơn cả Tolbutamid với liều
tương đương [4], [52]. Tác dụng hạ glucose huyết tại tụy của quả Mướp đắng
còn do một chất có cấu trúc và hoạt tính tương tự Insuỉin là p-Insuỉin. Trong
một thí nghiệm của Wung Q. Jianxin (1991), p-Insulin dùng đường tiêm trên
chuột ĐTĐ do Alloxan đã làm hạ glucose hu vết về mức bình thường [57].
Bên cạnh đó, quả Mướp đắng còn có tác dụng trên chuyển hoá glucose ở
ngoài tụy. Tác dụng này thể hiện rõ trong các nghiên cứu in vitro. Năm 1985,
iMeir và cộng sự [39] đã nhận thấy dịch chiết quả Mướp đắng có tác dụng ức
chế hoạt tính hexokinase và ức chế hấp thu glucose & các đoạn ruột cô ỉập của
chuột. Meir cũng đã chiết xuất được các chất này bằng dung môi nước nóng,
cồn nóng và aceton nóng rồi tinh chế bằng sắc ký. Trong một nghiên cứu
khác, Welihinda J. [53] cũng đã khẳng định nước ép quả Mướp đắng ỉàm
tăng tiêu thụ glucose ở mô in vitro mà không đồng thời làm tăng hô hấp tế
bào. Các kết quả nêu trên đã làm sáng tỏ tác dụng làm tăng dung nạp glucose
của quả Mướp đắng trong các thí nghiệm in vivo.

Một giả thuyết khác vể cơ chế tác dụng của Mướp đắng là khả năng loại
bỏ các gốc tự do-những yếu tố bệnh sinh quan trọng của bệnh ĐTĐ nhờ
3-caroten và các nguyên tố vi lượng có trong thành phần của Mướp đắng [42].


-15Một thành phần nữa của quả Mướp đắng là glycosid đã được Phạm Văn
Thanh chiết xuất, tinh chế và đánh giá tác dụng. Với tỷ ỉệ 3,16% trong quả và
2,12 % trong thân, gỉycosid này tỏ ra có tác dụng hạ glucose huyết rất hiệu
quả trên chuột ĐTĐ do Alloxan. Phạm Văn Thanh đã sản xuất thành công
viên nang Morantin với hoạt chất chính là glycosid để điều trị ĐTĐ typ II ở
người [10].
Sau các thử nghiệm in vitro và in vivo trên động vật thí nghiệm, quả
Mướp đắng đã được đưa vào các nghiên cứu lâm sàng trên người. Các kết quả
nghiên cứu đều cho thấy quả Mướp đắng, dưới nhiễu dạng dùng khác nhau
như cao lỏng, viên nang chứa bột dược liệu khô, viên nén chứa các hoạt chất
đã phân lập và tinh chế, đều tỏ ra có tác dụng ỉàm giảm glucose huyết rất tốt ở
bệnh nhân ĐTĐ khổng phụ thuộc Insulin. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ỉàm
tăng khả năng dung nạp glucose, giảm đường niệu, cải thiện tĩnh trạng sức
khoẻ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Như vậy, quả Mướp đắng là một thuốc rất có giá trị trong điều trị ĐTĐ.
Tuy nhiên,

một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy những thành phần có tác dụng

hạ glucose huyết của quả Mướp đắng cũng có mặt trong thân và lá với hàm
lượng gần như tương đương. Do đó, rất cần có những nghiên cứu về tác dụng
của các bộ phận dùng này nhằm mở rộng nguồn nguyên liệu dùng làm thuốc
điều trị ĐTĐ.
1.3. Các phương pháp gây tăng glucose huyết thực nghỉệm
Trước khi đưa vào thử nghiệm lâm sàng, bất kỳ loại thuốc chữa ĐTĐ nào

cũng cần phải được thử nghiệm ĩrên động vật thí nghiệm để sàng lọc và đánh
giá tác dụng. Điều này đòi hỏi phải có những mô hình tăng gỉucose huyết và
mô hình ĐTĐ thực nghiệm. Đã có khá nhiều phương pháp gây tăng glucose
huyết thực nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu. Cấc phương pháp này đều
gây tăng nồng độ glucose trong huyết thanh nhờ một trong các cơ .chế sau:
s Đưa giucose từ bên ngoài vào cơ thể.
s Tăng lượng glucose nội sinh bằng cách:


-

16

-

+ Giảm sử dụng glucose ở tổ chức và ở ngoại vi.
+ Tăng phân huỷ glycogen thành glucose ở gan.
/ Gây tổn thương hoặc phá huỷ bộ máy bài tiết Insulin
1.3.1. Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng glucose ngoại sinh
Việc đưa glucose từ bên ngoài vào cơ thể với liều thích hợp là một
phương pháp đơn giản và an toàn nhằm gây tăng glucose huyết. Phương pháp
này chính là nghiệm pháp tăng đường huyết, một xét nghiệm kinh điển và
thường được tiến hành đầu tiên trong chẩn đoán ĐTĐ ở người. Trong xét
nghiệm này, bệnh nhân

được uống 75g glucose và lấv máu định lượng

glucose sau 2 giờ. Dựa vào nồng độ glucose trong máu đo được, có thể chẩn
đoán bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ hay ở tình trạng rối loạn dung nạp glucose.
Trong các thí nghiệm trên động vật, glucose được đưa vào cơ thể theo

đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Mức tăng gỉucose huyết phụ thuộc
vào liều lượng glucose đưa vào và có thể xuất hiện glucose niệu khi nồng độ
gỉucose huyết vượt quá ngưỡng tái hấp thu của thận, sử dụng nguồn glucose
ngoại sinh trong các nghiên cứu về tác dụng hạ gỉucose huyết của dược liệu
giúp xác định được ảnh hưởng của thuốc tới khả năng dung nạp glucose của
cơ thể và góp phần nghiên cứu cơ chế tác dụng của thuốc [25].
ỉ 3.2. Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng một sốhorm on
1.3.2.1. Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng hormon tiền yên
Năm 1949, Cotes và cộng sự đã mô tả tác động gầy ĐTĐ của hormon
tăng trưởng ở mèo [25]. Tiêm nhiều lần hormoĩi tăng trưởng cho chó và mèo
trưởng thành sẽ gây tình trạng ĐTĐ nghiêm trọng với các triệu chứng điển
hình của bệnh, kể cả glucose niệu và ceíon niệu ở nồng độ cao.
Tác động gây tăng glucose huyết của hormon tăng trưởng ỉà do ảnh
hương lên chuyển hoá glucicL Cụ thể là: giảm sử dụng glucose cho mục đích
sinh năng lượng, giảm dự trữ glycogen, giảm vận chuyển glucose vào tế bào
và giảm bài tiết Insulin ở tụy.


1.3.2.2. Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng hormon vỏ thượng
thận

Các glucocorticoid của vỏ thượng thận có tác dụng làm tăng thoái hoá
protein tạo thành glucose, ức chế sử dụng glucose ở tổ chức, hoạt hoá
transaminase và các enzym khác trong quá trình tân tạo đường. Ngoài ra,
glucocorticoid còn làm giảm bài tiết Insulin và tăng bài tiết Glucagon. Kết quả
ỉà gầy ra tình trạng rối loạn chuyển hoá với những biểu hiện tương tự như
ĐTĐ [1], [25].
Năm 1941, Ingle đã dùng cortison ở chuột cống được nuôi thúc làm
glưcose huyết tăng cao và glucose niệu dương tính. Lặp lại thí nghiệm đó,
nhưng với chế độ ăn bình thường, Hausberger và Ramsay (1953) đã gây được

mô hình tăng glucose huyết ở chuột lang và thỏ [25], [40]. ở Việt Nam, Phan
Văn Kác (1993) đã gây ĐTĐ thực nghiệm trên chuột cống và mèo bằng
Cortison (20 mg/kg) và Dexamethason (0,5 mg/kg) gây ra tình trạng glucose
huyết tăng cao và xuất hiện glucose niệu chỉ một thời gian ngắn sau khi tiêm
bắp [5].
1.3.2.3. Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng hormon tuỷ thượng thận
Adrenalin ỉà một hormon của tuỷ thượng thận được chiết xuất từ tuyến
thượng thận của lợn và gia súc có sừng hoặc được tổng hợp hoá học. Cơ chế
gây tăng gỉucose huyết của Adrenalin bao gồm:
- Tăng cường Dhân huỷ và ức chế tổng hợp glycogen ở gan thông qua
tác dụng hoạt hoá Adenyi cyclase và làm tăng số lượng AMP vòng.
- ức chế bài tiết Insulin thông qua tác dụng lên receptor a và p
Adrenergic.
- Ngoài ra, Adrenalin còn có tác dụng

kích thích bài tiết

Corticosteroid thông qua kích thích trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng
thận [1], [32], [33].

TR Ư Ở N G ĐH DƯỢC HÀ NỘI

THƯ VIỆN
N{ày......... tháng..........nirn 20..
SỐĐKCB:....... ..........................


-18Adrenalin được sử dụng rộng rãi để gây tăng glucose huyết trong các
thử nghiệm sàng lọc và đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của nhiều dược
liệu. Với liều tiêm bắp hoặc tiêm màng bụng từ 0,2 mg/kg đến 0,7 mg/kg ở

chuột nhắt và thỏ, Adrenalin đã gây ra tình trạng tăng glucose huyết kèm theo
glucose niệu chỉ 30 phút sau khi tiêm và không thấy xuất hiện ceton niệu [19],
[32], [33].
Trong thực tế, Adrenalin cũng đã từng được sử dụng làm nghiệm pháp
tăng glucose huyết để phục vụ cho chẩn đoán ĐTĐ ở người. Tuy nhiên, do có
nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong, nên hiện nay, Adrenalin hầu
như không còn được sử dụng cho mục đích này [18].
1.3.2.4.

Phương pháp gây tăng glucose huyết bằng hormon tuyến giáp

Hormon tuyến giáp cũng được sử dụng trong một số nghiên cứu để duv
trì tình trạng ĐTĐ thực nghiệm sau khi đã dùng liều nhỏ Alloxan hoặc sau khi
cắt bỏ trên 80% tuyến tụy của động vật thí nghiệm.
1.3.3. Phương phấp gây tăng glucose huyết bằng virus
Yoon (1980), Giron và Peterson (1982), Vialettes và cộng sự (1983) đã
sử dụng virus gây viêm não - cơ tim dạng D (Encephaiitis-myocarditis type D)
gây nhiễm chọn lọc và phá huỷ tế bào p của tuyến íụy, làm xuấthiện

tình

trạng tương tự như bệnh ĐTĐ phụ thuộc Insulin ở người [40].
Trong một thí nghiệm khác, người ta đã gây ĐTĐ thực nghiệm bằng
virus Coxsacki [40].
Có nhiều giả thuyết về vai trò của virus gây ra ĐTĐ nhưng nói chung có
2 cơ chế được thừa nhận:
- Virus x.âm nhập trực tiếp vào các tế bào p của tiểu đảo tụy, dẫn tới
phá huv tế bào, làm triệt tiêu bộ máy bài tiết Insulin.
- Vims xâm nhập vào cơ thể, khởi động hệ miễn dịch gây ra tình
trạng tự rniễn sinh kháng thể và phá huỷ các tế bào Ị3.



1.3.4. Phương pháp cắt bó tụy đ ể gãy táng glucose huyết
Đâv ỉà một phương pháp kinh điển để gây ĐTĐ thực nghiệm với cơ chế
loại bỏ bộ máy bài tiết Insulin. Mức độ trầm trọng của bệnh phụ thuộc vàờ
việc tụy bị cắt bỏ một phần hay hoàn toàn. Để gây ĐTĐ ngay lập tức và không
phục hồi, phần nhu mô tụy còn lại phải nhỏ hơn hoặc bằng 1/30 so với trước
khi cắt. Trong trường hợp đó, sẽ xuất hiện tình trạng ĐTĐ với đầy đủ các triệu
chứng điển hình như: glucose huyết tăng cao (trên 16 mmol/1), tiểu nhiều,
khát nhiều, trọng lượng giảm 30 - 50% so với ban đầụ. [5], [25].
1.3.5. Phương pháp dùng Alloxan đ ể gây ĐTĐ thực nghiệm
Alloxan là một hợp chất pyrimidin có cấu trúc hoá học tương tự như acid
uric và glucose. Tác động gây ĐTĐ của Alloxan được Dunn Sheehan và Mac
Letchie phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1943, trong khi nghiên cứu độc tính
của chất này trên thận. Kể từ đó, Alloxan được sử dụng rộng rãi để gâv IĨ1Ô
hình ĐTĐ thực nghiệm trong các nghiên cứu về thuốc điều trị ĐTĐ. Với liều
tiêm tĩnh mạch từ 40 đến 500 mg/kg, tuỳ loài động vật thí nghiệm, Alloxan đã
gây ra tình trạng bệnh iý với nhiều biểu hiện tương tự ĐTĐ ở người: glucose
huyết tăng cao, glucose niệu dương tính, ceton niệu có thể âm tính hay dương
tính tuỳ thuộc mức độ phá huỷ tụy, kèm theo các triệu chứng sút cân, tiểu
nhiều, uống nhiều [59]. Đáp ứng với Alloxan có thể được chia làm 3 giai
đoạn: bắt đầu là hiện tượng tăng glucose huvết kéo dài khoảng 2 giờ, có thể do
sự tăng phân huv glvcogen ở gan, sau đó là tình trạng hạ glucose huvết nhẹ
trong vòng khoảng 6 giờ do sự giải phóng ồ ạt Insulin từ các tế bào tụy bị phá
ỈÌIÌV. Cuối cùng là tình trạng táng glucose huyết ổn định, bắt đầu vào giờ thứ
12 sau khi tiêm và kéo dài trong nhiều ngày.
Có nhiểu giả thuyết về cơ chế gây ĐTĐ của Alloxan. Một số tác giả cho
rằng Alloxan gây độc trực tiếp và chọn lọc trên tế bào j3 của tiểu đảo tụy, phá
huỷ bộ máv bài tiết Insulin [25], [40], [45]. Theo Maỉaisse [37], toàn bộ tác
động của Alloxan đối với tính thấm, khả năng vận chuyển, con đường sản xuất

nâng iượng nội bào và khả năng bài tiết Insulin của tế bào 3 là do sự tạo thành


-

20

-

các gốc tự do. Malaisse chứng minh rằng sự tươns tác giữa các nhóm SH ở
màng tế bào và bên trong tế bào có vai trò quan trọng đối với độc tính của
Alloxan, có thể do chúng hoạt hoá sự hình thành các gốc tự do. Ngoài ra, có
giả thuyết cho rằng Alloxan còn ảnh hưởng đến sự bài tiết glucagon của tế bào
tụy. Người ta nhận thấy cơ chế ức chế bài tiết glucagon và các quá trình oxi
hoá trong tế bào người dưới tác dụng kích thích của Insuỉin đã bị ngừng lại
dưới tác dụng của Alloxan [46].
H N “C=0
0 = c

c=0

H N —C = 0
H ình 1.1. Cấu trú c phân tử của Alloxan (2,4“ 5,6 tetraoxohexahydropyrym idỉne) (trích theo [46])
1.3.6. Phương pháp dùng Streptozocin (STZ) đ ể gây ĐTĐ thực nghiệm
Streptozocin hay Streptozotocin là một kháng sinh phổ rộng được chiết
xuất từ nấm Streptomyces achromogenes, có đặc tính của một chất kháng
khối u nhưng cũng có tính sinh ung thư. Khả năng gây bệnh ĐTĐ của STZ
được một phòng thí nghiệm của Upjohn phát hiện ra năm 1963. Kể từ đó, 5TZ
được sử dụng rộng rãi' và thay thế dần Alloxan để gây mô hình ĐTĐ thực
nghiệm trên động vật thí nghiệm trong các nghiên cứu về thuốc điều trị ĐTĐ.

c H•>o H

0 — C

c H3--- N —N o
Hình jL2„ C ấu írúc phàn íử của Streptozoein (2-dexoxy-2-(3-methylnỉtrosoiireido)=Đ-gliieopyranose) (trích theo [46])