Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

hồi giáo đná

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.17 KB, 10 trang )

DẪN NHẬP
Ở Đông Nam Á, bức tranh về tôn giáo rất đa dạng nhiều vẻ, bởi trong quá
trình phát triển của lịch sử, ở đây đã hội tụ đầy đủ các hệ ý thức tư tưởng từ cả
Phương Đông( Trung Quốc, Ấn Độ, Arập) và Phương Tây. Trong bức tranh văn
hoá Đông Nam Á, Hồi giáo là một tôn giáo trong cái đa dạng, nhiều vẻ ấy và là
nhân tố quan trọng trong bản sắc văn hoá Đông Nam Á. Trong quá trình xâm nhập
và phát triển của mình tại đây, Hồi giáo đã có một địa vị chắc chắn ở nhiều nước
của khu vực. Cùng với sự sụp đổ của các quốc gia cổ đại, nhiều tiểu quốc Hồi giáo
ra đời, Hồi giáo đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế hàng hoá của
các nước Đông Nam Á. Còn với sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam
Á, Hồi giáo trở thành ngọn cờ "chiến tranh thần thánh" của các cư dân Hồi giáo
chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân cơ đốc giáo để bảo vệ đất nước, bảo
vệ đạo. Từ đây, Hồi giáo bắt đầu đi sâu vào đời sống chính trị của nhiều nước
Đông Nam Á và để lại nhiều dấu ấn. Tuy sau này, vào thời kì các nước Đông Nam
Á giành độc lập, xây dựng và phát triển đất nước, vai trò của Hồi giáo ở mỗi quốc
gia có khác nhau trong nền chính trị của mỗi nước, nhưng có thể nói, sự phát triển
và lớn mạnh của Hồi giáo ở Đông Nam Á hiện nay là không thể phủ nhận được.
Hơn nữa, ngoài tư cách là một yếu tố cấu thành của nền văn hoá khu vực,
Hồi giáo còn là một trong những tôn giáo can thiệp sâu vào đời sống chính trị
nhất. Cho nên tìm hiểu Hồi giáo là một việc cần thiết. Đó chính là lý do vì sao tác
giả tiểu luận chọn vấn đề tìm hiểu đạo Hồi- một tôn giáo vượt ra ngoài khuôn khổ
thường thấy ở một tôn giáo, có khả năng chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến hoà
bình, ổn định ở khu vực.
1. Sự xâm nhập của đạo Hồi vào Đông Nam Á.
2. Nguyên nhân của sự xâm nhập thuận lợi của đạo Hồi vào Đông Nam Á.
3. Tình hình Hồi giáo hiện nay ở một số nước trong khu vực.
1


4. Kết luận.
NỘI DUNG


I. Sự xâm nhập của đạo Hồi vào Đông Nam Á
Đạo Hồi nguyên gốc từ chữ Arập có nghĩa là Islam (sự phục tùng, sự tuân
lệnh), là một tôn giáo thế giới. Cũng như mọi tôn giáo thế giới khác, đạo Hồi ra đời
gắn liền với những chuyển biến xã hội vĩ đại và có khả năng truyền bá rộng rãi,
không chỉ bó hẹp trong một cộng đồng dân tộc hay một bộ tộc hoặc khu vực. Hiện
nay, đạo Hồi là một tôn giáo có số lượng tín đồ và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn thứ
hai sau Ki-tô giáo có mặt ở hơn 50 nước của tất cả các châu lục, trải dài thành một
vòng cung lớn từ Bắc Phi tới Indonesia và Philipines, với trung tâm tinh thần ở
Saudi- Arabia (Medina, La meca Cho đến nay, các nhà nghiên cứu về Hồi giáo ở
Đông Nam Á vẫn chưa đưa ra một kết luận thống nhất về quá trình du nhập của tôn
giáo này vào khu vực Đông Nam Á. Điều còn đang gây tranh cãi nhiều nhất là thời
điểm, hoàn cảnh, người truyền bá Hồi giáo tới đây (người Arập, Ấn Độ hay Trung
Quốc..). Ý kiến được đa số ủng hộ là Hồi giáo du nhập vào đây thông qua các
thương gia Arập và Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VII-XIII.
Tuy là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng Hồi giáo đến Đông Nam Á
tương đối muộn, vào lúc mà "lưỡi gươm tàn bạo của Hồi giáo" không còn thoả sức
hoành hành để mở rộng lãnh thổ và áp đặt tôn giáo cho các cư dân các vùng đất bị
người Arập Hồi giáo chiếm đóng nữa. Hồi giáo xuất hiện ở Đông Nam Á trước
đạo Thiên chúa, nhưng thực sự có ảnh hưởng sau đó vài thế kỉ. Thực vậy, một
trong những mục đích biện minh cho sự bành trướng của châu Âu vào vùng này là
để ngăn chặn đạo Hồi trên cấp độ toàn cầu. Từ lâu, trước khi người Âu đến vùng
Đông Nam Á, đạo Hồi đã lan rộng một cách vững chắc dọc theo các con đường
buôn bán đường thuỷ nối Tây Ấn Độ và Đông Á. Hồi giáo đến Malaisia, Inđônêxia
sau đó qua con đường Malaisia lan ra các đảo miền nam Philippines. Lãnh thổ đầu
tiên mà Hồi giáo xâm nhập là vùng bắc Sumatơ. Người Ache là cư dân đầu tiên
2


theo đạo Hồi. Khi Malăcca trở nên cường thịnh, thì nó trở thành trung tâm truyền
bá đạo Hồi. Cho đến thế kỉ thứ XV, bản thân vùng Đông Nam Á hải đảo được gắn

với nhau bằng một chuỗi các quốc gia buôn bán theo đạo Hồi. Tiến trình" Hồi giáo
hoá" lúc bấy giờ được hoàn tất thông qua việc cải đạo và chinh phục các đảo, mở
rộng vùng giáp ranh Hồi giáo dọc theo các con đường buôn bán hiện có. Trong quá
trình Hồi giáo du nhập, thì các thành phố ven biển như: Malăcca, Aleh, Pasai đóng
vai trò quan trọng vì chúng là những thành phố và những trung tâm buôn bán lớn,
nơi giao lưu buôn bán ở khu vực. Do vậy, điều dễ hiểu những thành phố đó trở
thành trung tâm Hồi giáo đầu tiên, là nơi Hồi giáo đầu tiên xâm nhập tới.
Các thương nhân Ba Tư, Ấn Độ Trung Quốc, Arập có mặt tại khu vực Đông
Nam Á khá sớm (thế kỉ VII- VIII) và cùng tham gia vào quá trình Hồi giáo hoá
Đông Nam Á. Nhiều khu dân cư buôn bán của họ vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.
Các khu dân cư này đã từng là những trung tâm hoạt động tôn giáo, truyền bá kiến
thức cho về thế giới đạo Hồi cho cư dân địa phương. Điều này góp phần tạo nên
một trong những đặc trưng của Hồi giáo ở khu vực này. Đó là sự pha trộn những
yếu tố tín ngưỡng tiền Hồi giáo ở địa phương với những nét văn hoá Ấn Độ Ba Tư
và Hồi giáo chính thống.
Việc Hồi giáo đến Đông Nam Á không có chiến tranh tôn giáo xảy ra, trừ
một vài cuộc đụng độ nhỏ ở Philippines là điều không còn phải nghi ngờ gì nữa.
Mặc dù đạo Hồi đến Trung Cận Đông và Ấn Độ bằng những cuộc chiến tranh thần
thánh, nhưng nó đến Đông Nam Á bằng con đường hoà bình, không phải qua
những nhà truyền đạo chuyên nghiệp mà thông qua thương mại và các thương gia
Hồi giáo, nên dễ dàng được tiếp nhận và càng ngày càng có những ảnh hưởng sâu
rộng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, đặc biệt ở các quốc gia hải đảo. Ở
một số tiểu quốc, vua đồng thời là giáo chủ, tiểu quốc biến thành Hồi quốc. Ví dụ ở
Philipines, tiểu quốc Hồi giáo đầu tiên là Sulu (thế kỉ X -XV), tiểu quốc thứ hai ở
Minđanao (thế kỉ thứ XVI). Các hoạt động kinh tế sau khi Hồi giáo truyền vào tấp
3


nập khởi sắc, như ở đảo Malăcca. Cũng từ đây, văn hoá Arập, Ba Tư ảnh hưởng
đến Đông Nam Á. So với Ấn Độ giáo, trên một phương diện nào đó, Hồi giáo có

tính dân chủ hơn hẳn, vì không bị gò bó bở tính chất giai cấp nặng nề, đáp ứng
được khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bình đẳng trong cuộc sống, trong
hoàn cảnh lịch sử nhất định, ở mức độ nhất định. Ngoài ra, Hồi giáo ở Đông Nam
Á còn có tác dụng đoàn kết các dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại xâm.
Ở Đông Nam Á lục địa, các cộng đồng Hồi giáo đã được thiết lập ở
Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia. Tuy nhiên các cộng đồng Hồi giáo ở
khu vực này chỉ là những cộng đồng dân cư thiểu số, không phát triển mạnh mẽ
như ở các nước Đông Nam Á hải đảo, bởi vì khi tới đây, Hồi giáo vấp phải một lực
cản lớn là Phật giáo và nền văn hoá Phật giáo- Ấn Độ giáo ở đây. Tuy vậy, Hồi
giáo ở khu vực này vẫn có những đặc trưng tôn giáo và văn hoá riêng.
II. Những thuận lợi của Hồi giáo khi đến Đông Nam Á
Khoảng thời gian từ lúc Hồi giáo xâm nhập cho đến khi nó trở thành tôn
giáo thống trị ở một số nước Đông Nam Á không phải là dài, bởi vì Hồi giáo đến
Đông Nam Á với rất nhiều thuận lợi.
Thứ nhất, thời kì Hồi giáo hoá Đông Nam Á trùng hợp với thời kì khủng
hoảng của các vương quốc cổ đại như ở Chămpa lục địa. Vào cuối thế kỉ XV, quốc
gia Ấn Độ- Phật giáo Majapahit hùng mạnh trước kia đang bị suy thoái và tan rã.
Các tiểu quốc thuộc đế quốc này tách ra khỏi chính quyền trung ương, giành độc
lập về kinh tế, chính trị, kéo theo sự sụp đổ của hệ tư tưởng- tôn giáo cũ. Lúc này,
hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ giáo đã trở nên lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu
phát triển của chế độ xã hội với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Sự khủng
hoảng của hệ tư tưởng Ấn Độ giáo tạo sự trống rỗng trong niềm tin và một lỗ hổng
để tôn giáo mới len vào, đó là Hồi giáo- tôn giáo của các thương gia.
Thứ hai, quá trình Hồi giáo hoá các vương quốc hải đảo phù hợp với quá
trình chuyển hướng kinh tế của khu vực. Từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp các
4


tiểu quốc đã trở thành nơi cung cấp hàng hoá quan trọng, nhất là hương liệu cho
châu Âu, do vậy đã sẵn sàng mở cửa cho các thương gia Hồi giáo ngoại quốc vào

buôn bán và truyền giáo. Trong khi đó, nguyên tắc bình đẳng, tính phóng khoáng,
đơn giản trong lễ nghi của Hồi giáo vốn phù hợp với tầng lớp thương nhân đã được
giới quí tộc Inđônêxia và Malaisia tiếp đón. Hơn nữa, khác với khu vực Trung
Đông, Hồi giáo đến Đông Nam Á bằng con đường hoà bình, thông qua các cuộc
tiếp xúc cá nhân, các cuộc hôn phối của thương nhân Hồi giáo đến định cư, với con
gái các tầng lớp quí tộc địa phương. Con đường cải giáo hoà bình và tự nhiên đó
rất phù hợp với tâm lý của các cư dân địa phương, giúp họ dễ dàng hoà nhập, tiếp
thu Hồi giáo.
Thứ ba, chính tính bao dung, mềm dẻo và thích nghi của Hồi giáo đối với
các tín ngưỡng truyền thống địa phương đã khiến cho Hồi giáo mau chóng chiếm
được ưu thế ở các nước Đông Nam Á. Trong quá trình Hồi giáo hoá, một số tập
tục, truyền thống địa phương lại góp phần đắc lực đẩy nhanh quá trình Hồi giáo
hoá. Ví dụ như ở Inđônêsia, chế độ vương quyền và lòng trung thành với nhà vua
trên quần đảo Malay đã khiến cho khi nhà vua cải đạo theo Hồi giáo thì nhất loạt
dân chúng cũng mau chóng cải đạo theo.
Thứ tư, Các cư dân Đông Nam Á bản địa dễ dàng tiếp thu Hồi giáo và đây
cũng là xứ sở hiếm hoi mà Hồi giáo không phải dùng bạo lực để loại trừ những tôn
giáo đã được thiết lập từ trước. Ngược lại, với kinh nghiệm song song tồn tại với
các tôn giáo khác ở Ấn Độ, Hồi giáo tiếp tục biến đổi, uốn mình theo các phong
tục truyền thống của địa phương. Thực ra, không phải khi đến Ấn Độ, Hồi giáo
mới tiếp thu các yếu tố thần bí của phương Đông, mà các yếu tố này đã có sẵn
trong truyền thống văn hoá của các cư dân vùng bán đảo Arập - nơi phát sinh của
Hồi giáo và chúng đi vào Hồi giáo một cách tự nhiên. Có thể nói, chính những yếu
tố thần bí trong Hồi giáo và khả năng kết hợp với các tín ngưỡng địa phương đã
đẩy nhanh quá trình cải giáo ở khu vực này.
5


Thứ năm, việc sử dụng ngôn ngữ Malai để truyền giáo cũng góp phần làm
cho Hồi giáo phát triển nhanh trên quần đảo Malay- Inđônêxia, sau đó là khu vực

Đông Nam Á. Người Hồi giáo đã chọn tiếng Malai mà không chọn những ngôn
ngữ khác trong khu vực, bởi vì từ thời tiền Hồi giáo, tiếng Malai đã được sử dụng
rộng rãi và trở thành ngôn ngữ trung gian để giao tiếp, đặc biệt là trong giao lưu
buôn bán của khu vực. Khi Hồi giáo đến, tiếng Malai đã đạt trình độ ngôn ngữ văn
hoá tinh tế. Tiếng Malai được sử dụng hầu như trên khắp các cộng đồng Hồi giáo
cho tới tận Campuchia và Việt Nam.
IV. Tình hình Hồi giáo ở Đông Nam Á hiện nay
Hiện nay, Đông Nam Á là một trong những khu vực chính của Hồi giáo với
hơn 3/5 dân số là tín đồ Hồi giáo, tức là khoảng gần 200 triệu người. Đông nhất là
ở Inđônêxia, khoảng trên 130 triệu, rồi đến Malasia khoảng 5-6 triệu, Nam
Philippines, người Moros khoảng 3 triệu. Hồi giáo là quốc giáo ở Brunei, là tôn
giáo chính ở Malaisia và Inđônêxia, là tôn giáo của các nhóm thiểu số lớn ở
Philippines, Sinhgapore, Thái Lan…và có mặt ở Myanmar, Thái Lan, Campuchia,
Việt Nam. Hồi giáo là một lực lượng chính trị, xã hội lớn ở Đông Nam Á. Có thể
nói Đông Nam Á là nơi tập trung Đạo Hồi lớn nhất của thế giới, ngoài vành đai
Hồi giáo truyền thống trải từ Tây Bắc Châu Phi đến Nam. Tuy Hồi giáo ở Đông
Nam Á nằm ngoài phạm vi của trung tâm Hồi giáo là Trung Đông nhưng sự gắn bó
về tâm lý, tinh thần đối với Đạo Hồi lại rất sâu sắc và mạnh mẽ, không khác biệt
nhiều so với Hồi giáo chính thống ở những nơi khác. Bản thân Đông Nam Á là nơi
không thuần nhất. Vấn đề chủng tộc ở Đông Nam Á rất phức tạp, thậm chí ở cả
trong những người Hồi giáo. Đạo Hồi ở các nước khác nhau về nhiều mặt: ngôn
ngữ, chủng tộc, đặc biệt là vấn đề dân tộc.
Hồi giáo ra đời tại Arập vào đầu thế kỉ VII, có giáo luật vào loại khắt khe
nhất trong số các giáo luật tôn giáo. Các điểm đáng chú ý của Hồi giáo là tuân theo
nguyên tắc năm trụ cột:
6


- Đóng góp cho Đạo Hồi 10% thu nhập của mình.
- Không ăn thịt lợn dưới bất kì hình thức nào.

- Trong đời ít nhất một lần hành hương đến thánh địa Mecca.
- Người đàn ông Hồi giáo có thể lấy bốn vợ, nhưng phải tôn trọng nguyên
tắc: Khi lấy vợ sau phải được người vợ trước đồng ý và của cải tiền bạc do người
chồng kiếm được phải phân phát công bằng cho tất cả các người vợ, không thiên vị
bất cứ ai.
- Nữ giới phải đội khăn khi ra khỏi nhà để che tóc vì theo quan niệm Hồi
giáo, tóc sexy nhất, chỉ người chồng mới được chiêm ngưỡng….
Giáo luật trên đây khi vào Đông Nam Á bị thay đổi chút ít cho phù hợp với
văn hoá bản địa. Vào Đông Nam Á, Hồi giáo không còn cuồng tín bởi vì phải qua
“máy lọc” đầy tính nhập thế của Ấn Độ- nơi Hồi giáo nhập cư trước khi du nhập
vào Đông Nam Á và chịu ảnh hưởng tính nhân bản của văn hoá bản địa. Mặc dù
giáo luật nghiêm khắc, nhưng trên thực tế, Hồi giáo không phải hoàn toàn cực
đoan, nghĩa là bắt các tín đồ của mình từ bỏ hoàn toàn cuộc sống hiện tại, coi cuộc
sống hiện tại chỉ là tạm bợ, chỉ đặt niềm tin vào kiếp sau, vào thế giới bên kia.
Tình hình cụ thể của Hồi giáo ở một số nước Đông Nam Á
Inđônêxia, 90% dân số của đất nước 180 triệu người này theo Hồi giáo.
Malaisia, người theo Đạo Hồi chiếm hơn 55% dân số.
Singapore là một nước có khoảng 2,5 triệu dân,
Hồi giáo ở Philippines có lịch sử lâu đời. Hồi giáo bắt đầu tiến vào các đảo
ở miền Nam Philippines vào cuối thế kỉ XIV. Vào những năm 80 của thế kỉ này
trên các đảo Tavitavi, Simunul bắt đầu xuất hiện những cộng đồng Hồi giáo đầu
tiên
Brunei khác hẳn với các nước Đông Nam Á khác. Brunei có khoảng
250.000 người, mà phần lớn theo Đạo Hồi. Đạo Hồi là quốc đạo của Brunei. Cộng

7


đồng Hồi giáo ở đây cũng được hình thành trong quá trình chung của các nước hải
đảo Inđônêxia và Malaisia.

Đối với Thái Lan, Hồi giáo là tôn giáo đứng thứ hai sau Phật giáo về số
người theo đạo. Hồi giáo ở Thái Lan chiếm khoảng 4% dân số của đất nước 50
triệu người.
Hồi giáo bắt đầu xâm nhập vào Myanmar khoảng thế kỉ thứ XIII-XIV và có
nguồn gốc từ Benlgan. Belgan đã theo Hồi giáo vào khoảng đầu thế kỉ thứ XIII và
là giới hạn Cận Đông của con đường bành trướng theo đường bộ của Hồi giáo
Ở Việt Nam, theo thống kê gần đây nhất thì hiện nay có khoảng trên, dưới
70.000 tín đồ Hồi giáo, 257 chức sắc và 70 thánh đường. Ở Việt Nam có ba cộng
đồng Hồi giáo chính. Đó là cộng đồng Hồi giáo người Chăm, cộng đồng Hồi giáo
người Malaiasia, cộng đồng Hồi giáo người Ấn Độ. Những cộng đồng Hồi giáo
này tập trung chủ yếu ở miền Trung và Nam Bộ.
KẾT LUẬN
Sự xâm nhập của đạo Hồi vào đây cũng như tình hình Hồi giáo hiện tại ở
một số nước cụ thể của khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á là một khu vực địa lý - lịch sử - văn hoá quan trọng trong lịch sử
toàn thế giới. Trước khi có sự hội nhập với các nền văn minh bên ngoài, các cư dân
bản địa Đông Nam Á đã có một nền văn hoá khá cao. Mặc dù trong quá trình phát
triển, văn hoá Đông Nam Á có chịu sự tác động, ảnh hưởng của các nền văn minh
láng giềng, nhưng nó không bị đồng hoá, mà lựa chọn những gì thích hợp và hoà
nhập với các đặc điểm của mình, chứ không hoàn toàn tiếp thu tất cả những gì xa
lạ với nó.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Đông Nam Á với nguồn gốc và nền văn hoá
mang bản sắc riêng của mình được phát triển trong suốt chiều dài lịch sử mà từng
dân tộc đã có cách tiếp cận và hình thành bản sắc Hồi Giáo riêng của mình.
8


Trong kho tàng văn hoá đặc sắc ấy, đạo Hồi là một nét riêng, đặc biệt, sau
khi xâm nhập và hoà nhập đã thể hiện bản sắc văn hoá Đông Nam Á một cách rõ
nét. Đạo Hồi ở Đông Nam Á có những đặc trưng riêng. Chỉ riêng việc Hồi giáo

đến Đông Nam Á bằng con đường hoà bình và thông qua thương mại và các
thương nhân, không có chiến tranh tôn giáo cũng đã thấy sự hoà nhập dễ dàng của
Hồi giáo vào đây do những điều kiện lịch sử thuận lợi.
Hồi giáo ở những nước khác nhau của Đông Nam Á có vai trò chính trị và
địa vị khác nhau. Nhưng Hồi giáo đến Đông Nam Á đã có nhiều điểm khác biệt
với Hồi giáo chính thống. Điều này có thể dễ dàng giải thích bằng sự pha trộn tín
ngưỡng và "máy lọc" đầy tính nhân bản của nền văn minh bản địa khi tiếp nhận
Hồi giáo.
Có thể thấy, Hồi giáo ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình trong đời sống
chính trị của nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Ở nhiều nước, Hồi giáo là quốc
đạo và thực sự đóng vai trò hệ tư tưởng điều hành đất nước.
Tuy vậy, khác với những quốc gia Hồi giáo ở Trung cận Đông, Hồi giáo mặc
dù có khả năng chi phối, ảnh hưởng tực tiếp đến hoà bình và ồn định của khu vực
nhưng sự chi phối của Hồi giáo ở Đông Nam á vẫn mềm mại và ít căng thẳng hơn.
Điều đó lại một lần nữa lí giải sức cải biến, sự linh hoạt tác động ngược trở lại để
hoà nhập văn minh bên ngoài vào mình của nền văn hoá bản địa Đông Nam Á.

9


10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×