Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

NỘI DUNG ôn tập học kì II môn sinh học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.62 KB, 29 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP HK II MÔN SINH HỌC 8
Câu 1: Bài tiết là gì ? Ý nghĩa của bài tiết đối với cơ thể ? Nêu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu ? Trong các cơ
quan bài tiết nước tiểu, cơ quan nào quan trọng nhất ? Vì sao ?
Trả lời: - Bài tiết là một hoạt động không ngừng của cơ thể nhằm lọc và thải ra môi trường các chất cặn bã do
hoạt động trao đổi chất của tế bào, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều có thể gây hại cho cơ thể .
- Nhờ hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi chất
diễn ra bình thường.
- Cấu tạo của cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Trong các cơ quan bài tiết nước tiểu, thận là quan trọng nhất vì thận có hai quả, mỗi quả chứa khoảng một
triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
+ Thận là cơ quan bài tiết quan trọng nhất vì : Chất bài tiết của thận ở dạng nước tiểu có chứa 90% sản phẩm
bài tiết hòa tan trong máu ( trừ CO2 )
Thận thực hiện chức năng bài tiết ngay cả khi mồ hôi không tiết ra, thận đảm nhận hoàn toàn chức năng lọc và
bài tiết các sản phẩm bài tiết.
Câu 2: Sự tạo thành nước tiểu gồm mấy quá trình ? Chúng diễn ra ở đâu ? Thực chất của quá trình tạo thành
nước tiểu là gì? Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ cho hệ bài tiết nước tiểu?
Trả lời: - Sự tạo thành nước tiểu trải qua ba giai đoạn:
+ Qúa trình lọc máu: diễn ra ở nang cầu thận.
+ Qúa trình hấp thụ lại: diễn ra ở ống thận.
+ Qúa trình bài tiết tiếp: diễn ra ở ống thận.
Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là: lọc máu và thải các chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ
thể.
+ Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước tiểu cũng được hình thành liên tục.
+ Nước tiểu tích trữ ở trong bóng đái lên tới 200 ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu, lúc đó mới bài tiết
nước tiểu ra ngoài.
* Các thói quen sống khoa học để bảo vệ cho hệ bài tiết nước tiểu:
+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
+ Khẩu phần ăn uống hợp lý:
Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn , quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
Không ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc bị nhiễm chất độc hại.
Uống đủ nước.


+ Đi tiểu đúng lúc không nên nhịn tiểu.
Câu 3: Nêu cấu tạo và chức năng của da? Khi da bị bẩn và xây xát có tác hại như thế nào ?Nêu biện pháp bảo
vệ da?
Trả lời :Cấu tạo da gồm 3 lớp:
- Lớp biểu bì gồm:
+Tầng sừng: Có các tế bào chết thường xuyên bong ra.
+Tầng tế bào sống: Phân chia tạo các tế bào mới giúp thay thế thường xuyên các tế bào tầng sừng bị bong ra, có
các hạt sắc tố tạo màu cho da, bảo vệ da tránh sự xâm nhập của tia bức xạ trong ánh sáng mặt trời.
+Móng góp phần bảo vệ ngón tay ngón chân.
- Lớp bì : Gồm các sợi mô liên kết bện chặt vào nhau (gồm có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, mạch
máu, dây thần kinh )
- Lớp mỡ dưới da : tạo lớp đệm bảo vệ cơ, xương và các nội quan đồng thời có vai trò cách nhiệt cho cơ thể với
môi trường.
- Chức năng của da: + Bảo vệ cơ thể.
+Tiếp nhận kích thích xúc giác.
+ Bài tiết.
+ Điều hòa thân nhiệt.
+ Da và sản phẩm của da góp phần tạo nên vẻ đẹp con người.

1


- Khi da bẩn gây ra các tác hại: +Giảm khả năng diệt khuẩn của da.
+Giảm khả năng thu nhận cảm giác và điều hòa nhiệt độ của cơ thể.
+Chất bẩn bám vào da làm bít lỗ chân lông gây cản trở sự bài tiết mồ hôi để thải bã của da.
- Da bị xây xát : dễ gây nhiễm trùng máu và cơ thể dẫn đến tạo ra các bệnh nguy hiểm(uốn ván,bại liệt…) gây
đau đớn làm giảm năng xuất và hiệu quả trong học tập,lao động.
- Biện pháp bảo vệ da :
+ Giữ gìn da luôn sạch sẽ bằng các biện pháp như :tắm gội thường xuyên những bộ phận thường bị bụi bám như
mặt, chân, tay rửa nhiều lần trong ngày.Quần áo được thay sạch sẽ hàng ngày.

+ Giữ da tránh xây xát, tránh cho da bị bỏng.
Câu 4:Em hãy giải thích các bộ phận của hệ thần kinh? Nêu cấu tạo và chức năng dây thần kinh tủy ? tại sao
gọi dây thần kinh tủy là dây pha ?
Trả lời:
Các bộ phận của hệ thần kinh:
_Căn cứ vào cấu tạo hệ thần kinh gồm hai phần :
+ Trung ương thần kinh gồm : não và tủy sống.
+ Phần ngoại biên bao gồm: các dây thần kinh(do các bó sợi vận động và bó sợi cảm giác tạo nên) và có hạch
thần kinh.
- Căn cứ vào chức năng phân thành: hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
+Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của cơ và xương ,hoạt động có ý thức.
+Hệ thần kinh sinh dưỡng:có vai trò điều khiển điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh
sản, hoạt động không có ý thức.
- Cấu tạo của dây thần kinh tủy: dây thần kinh tủy gồm 31 đôi, mỗi dây thần kinh tủy gồm nhóm sợi thần kinh
cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau(rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống qua rễ
trước(rễ vận động), các rễ tủy đi qua lỗ gian đốt sống tạo thành dây thần kinh tủy.
+ Dây thần kinh tủy là dây pha:vì dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động nhập lại nối với
tủy sống qua rễ trước và rễ sau.
- Chức năng : + Rễ trước dẫn truyền xung vận động tù trung ương đến cơ quan đáp ứng(cơ,chi)
+ Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ thụ quan về trung ương.
Câu 5: Trình bày vị trí các thành phần của não bộ? Nêu cấu tạo và chức năng của tiểu não và đại não?
Trả lời : - Vị trí các thành phần của não bộ:Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới, Nằm giữa trụ não và đại
não là não trung gian, trụ não gồm não giữa, cầu não và hành não, não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ
não sinh tư ở mặt sau, phía sau trụ não là tiểu não.
- Cấu tạo tiểu não gồm:
+Chất xám ở ngoài làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.
+Chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần của hệ thần kinh.
*Chức năng : tiểu não điều hòa phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
- Cấu tạo đại não:
+ Cấu tạo ngoài:

Rãnh liên bán cầu chia đại não thành hai nửa.
Rãnh sâu chia bán cầu não thành bốn thùy ( thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương)
Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn làm tăng diện tích bề mặt não 2300 – 2500 cm2.
+ Cấu tạo trong:
Chất xám ( ngoài) làm thành vỏ dày 2-3mm gồm 6 lớp.
Chất trắng (trong) là các đường thần kinh hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống.
- Chức năng của đại não: Có hai chức năng là phản xạ và dẫn truyền.
+ Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện.
+ Vỏ não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng.
+ Chức năng dẫn truyền do các đường thần kinh trong chất trắng thực hiện.
Câu 6: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ?

2


Trả lời: Người say rượu chân nam đá chân chiêu do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xináp giữa các
tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh
hưởng.
Cau 7: Nêu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động
vật khác trong lớp thú ?
Trả lời: - Khối lượng đại não người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.
- Vỏ não có nhiều khe, rãnh làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron ( khối lượng chất xám lớn).
- Ở người ngoài trung khu vận động, cảm giác như ở động vật thuộc lớp thú còn có trung khu vận động ngôn
ngữ ( vùng hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết) .
Câu 8: Nêu cấu tạo của cầu mắt và màng lưới ? Trình bày sự tạo ảnh ở màng lưới ? Nêu nguyên nhân và cách
khắc phục các tật của mắt ? Vì sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng?
Trả lời: - Cấu tạo của cầu mắt gồm: màng bọc và môi trương trong suốt .
+ Màng bọc gồm:
Màng cứng bảo vệ các phần trong của mắt, phía trước màng cứng là màng giác trong suốt để cho ánh sáng
xuyên qua, phía sau đục để tránh ánh sáng.

Màng mạch: ở giữa có nhiều mạch máu giúp cho mắt thực hiện trao đổi chất, phía trước màng mạch là lòng
đen.
Màng lưới: nằm trong cùng tập trung các tế bào thụ cảm thị giác ( tế bào nón, tế bào que ) giúp tiếp nhận kích
thích ánh sáng và là nơi xuất hiện ánh của vật.
- Cấu tạo màng lưới :chứa các tế bào thụ cảm thị giác gồm:
+ Tế bào nón : tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc .
+ Tế bào que : tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
+ Trên màng lưới có điểm vàng và điểm mù.
Điểm vàng là nơi tập trung nhiều tế bào nón. Khi ảnh của vật rơi đúng vào điểm vàng mắt nhìn rõ nhất,
càng xa điểm vàng tế bào nón càng ít, tế bào que tăng lên .
Điểm mù : không có tế bào thụ cảm thị giác, nếu ảnh của vật rơi vào điểm này thì mắt không thấy gì.
- Sự tạo ảnh ở màng lưới: ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên một ảnh
thu nhỏ lộn ngược  kích thích tế bào thụ cảm thị giác  dây thần kinh thị giác và vùng thị giác.
- Các tật của mắt:
Cận thị: +Nguyên nhân:
* Bẩm sinh do cầu mắt dài.
* Thể thủy tinh quá phồng do không giữ vệ sinh khi đọc sách.
+ Cách khắc phục:đeo kính mặt lõm(kính phân kì hay kính cận)
Viễn thị: +Nguyên nhân:
*Bẩm sinh do cầu mắt ngắn.
* thể thủy tinh bị lão hóa (xẹp)
+ Cách khắc phục : đeo kính mặt lồi (kính hội tụ hay kính viễn )
- Đọc sách nơi thiếu ánh sáng,mắt sẽ điều tiết mạnh làm cho thể thủy tinh dày lên lâu ngày bị cận thị.
Câu 9:Nêu đặc điểm cấu tạo của tai?Nêu cơ chế truyền sóng âm? Để tai hoạt động tốt cần phải làm gì?
Trả lời: Cấu tạo của tai gồm:
- Tai ngoài: +Vành tai:hứng sóng âm.
+Ông tai:hướng sóng âm.
+Màng nhĩ: khuếch đại âm.
- Tai giữa: +Chuỗi xương tai:truyền sóng âm.
+Vòi nhĩ : cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.

- Tai trong: +Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên:giúp thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ
thể trong không gian.
+Ốc tai:có cơ quan coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác giúp thu nhận kích thích sóng âm.

3


- Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: sóng âmmàng nhĩchuỗi xương tailàm rung cửa
bầulàm chuyển động ngoại dịch,nội dịchrung màng cơ sởkích thích cơ quan cooti xuất hiện xung thần
kinhvùng thính giác(phân tích cho biết âm thanh).
- Để tai hoạt động tốt cần :
+ Giữ vệ sinh tai.
+ Bảo vệ tai:
Không dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai.
Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai.
Có biện pháp chống và giảm tiếng ồn.
Câu 10: Nêu phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, cho ví dụ ? Nêu mối quan hệ giữa chúng ? Trình
bày sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ? Nêu ý nghĩa của việc thành lập phản xạ có điều kiện ?
Trả lời:
- Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn
luyện. VD: đã ăn một món ăn, khi nghe nói về món ăn này có hiện tượng tiết nước bọt.
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập. VD: Phản xạ ho, hắt hơi …
- Mối liên hệ giữa : phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.
*Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện:
+ Trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích
không điều kiện.
+ Qúa trình đó phải được lập đi lập lại nhiều lần.
* Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các
vùng của vỏ đại não với nhau.

*Ức chế phản xạ có điều kiện :Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố,phản xạ sẽ mất dần.
*Ý nghĩa:
+Đảm bảo thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
+Hình thành các thói quen, tập quán tốt đối với con người.
Câu 11:Nêu khái niệm và cho ví dụ về tuyến nội tiết,tuyến ngoại tiết và tuyền pha trong cơ thể? Hóocmôn có
tính chất và vai trò như thế nào?
Trả lời:
- Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, chất tiết của nó là hóoc môn ngấm trực tiếp vào máu rồi theo
máu tới các cơ quan gây tác dụng.
VD : Tuyến giáp tiết hóoc môn Tirôxin ngấm vào máu : kích thích tăng trao đổi chất và chuyển hóa trong tế
bào.
- Tuyến ngoại tiết là tuyến có ống dẫn chất tiết của tuyến đến cơ quan gây tác dụng.
VD: Tuyến nước bọt chứa enzim Amilaza theo ống dẫn đổ vào khoang miệng tiêu hóa hóa học chất tinh bột
chin.
- Tuyến pha là tuyến vừa làm nhiệm vụ của tuyến nội tiết, vừa làm nhiệm vụ của tuyến ngoại tiết.
* Tuyến tụy là tuyến pha :có tác dụng ổn định đường huyết cơ thể ở mức 0,12%.
+ Chức năng nội tiết của tuyến tụy là tiết hóoc môn insulin và glucagôn tác dụng điều hòa quá trình trao đổi
gluxit.
+ Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết dịch tụy đổ vào tá tràng tham gia tiêu hóa hóa học thức ăn trong
ruột non.
* Tuyến trên thận : tiết hoocmôn
+ Hoocmôn của vỏ tuyến trên thận : Có tác dụng điều hòa lượng Na+, K+, glucôzơ trong máu, điều hòa sinh dục
và gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.
+ Hoocmôn của tủy tuyến trên thận : gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp hô hấp và tham gia
điều hòa đường huyết.
- Tính chất của hóoc môn:

4



+ Mỗi hóoc môn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.
+ Hóoc môn có hoạt tính sinh học rất cao.
+ Hóoc môn không mang tính đặc trưng cho loài.
- Vai trò của hóoc môn:
+ Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể .
+ Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
Câu 12 : Điều kiện của sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng là gì ? Tại sao khi thụ tinh chỉ có một tinh trùng
được kết hợp với trứng ?
Trả lời:
* Điều kiện của sự thụ tinh :
-Trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng ở phía ngoài.
-Trứng phải rụng và gặp tinh trùng trong vòng 24 giờ sau khi rụng
- Số lượng tinh trùng phải nhiều và trứng chỉ nhận 1 tinh trùng
* Khi thụ tinh chỉ có một tinh trùng được kết hợp với trứng : Số lượng tinh trùng trong mỗi lẫn phóng tinh (2 –
5ml ) có 200 – 300 triệu tinh trùng, khi gặp trứng thể đỉnh đầu tinh trùng tiết các enzim để chọc thủng màng
trứng tạo điều kiện cho một tinh trùng thụ tinh với trứng tạo thành hợp tử. Khi một tinh trùng đã xâm nhập vào
trứng, trứng có cơ chế phóng bế tức thời và phóng bế chậm để ngăn không cho các tinh trùng khác xâm nhập
vào.
Câu 13 : Nêu những nguyên tắc của việc phòng tránh thai? Nêu những tác hại của việc mang thai ở lứa tuổi vị
thành niên về mặt sinh học và về mặt tâm lý xã hội?
Trả lời: - Nguyên tắc của việc phòng tránh thai:
+ Ngăn trứng chín và rụng
+ Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Tác hại của việc mang thai về mặt sinh học: Tuổi vị thành niên buồng trứng, tử cung chưa phát triển đầy đủ,
đường sinh dục hẹp. Bên cạnh đó hoạt động nội tiết điều khiển hoạt động sinh sản chưa hoàn thiện vì vậy có
thai ở tuổi này có thể tạo ra những tác hại sau:
+ Tỉ lệ sảy thai, đẻ non cao.
+ Khó đẻ , vỡ ối sớm, kèm theo đó là hiện tượng sót nhau, băng huyết, nhiễm trùng.
+ Dễ bị sảy thai hoặc con sinh ra thấp cân , kém phát triển, tỷ lệ tư vong cao.

Các tác hại trên có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển cơ thể, thậm chí gây chết cả
mẹ và con .
- Tác hại về mặt tâm lý xã hội:
+ Làm giảm thể lực ở người mang thai, ảnh hưởng tới học tập và lao động.
+ Dễ tạo tâm lý chán nản, bế tắc trong cuộc sống do không có khả năng tự giải quyết vấn đề sinh con và nuôi
con
+ Góp phần tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Câu 14: AIDS là gì? Nêu tác hại và phương thức lây truyền ? Tại sao nói AIDS là thảm họa của loài người?
Nêu những biện pháp phòng tránh bệnh tình dục ?
Trả lời: - AIDS: là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải .
- Tác hại: làm cơ thể mất khả năng chống bệnh và dẫn đến tử vong.
- Phương thức lây truyền:
+ Qua đường máu ( tiêm chích, truyền máu, dùng chung kiêm tiêm).
+ Qua quan hệ tình dục không an toàn.
+ Qua nhau thai truyền từ mẹ sang con.
- AIDS là thảm họa của loài người vì:
+ Tỉ lệ tử vong rất cao.
+ Không có vắc xin phòng và thuốc chữa.
+ Lây truyền nhanh.
5


* Biện pháp phòng tránh bệnh tình dục :
- Nhận thức đúng đắn về bệnh tình dục.
- Sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bữa bãi.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Kiểm tra máu trước khi truyền.
- Khi nhiễm bệnh không nên có con.
Câu 15: Nêu sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết ? Cho VD.
Trả lời:

- Giống nhau : các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.
- Khác nhau :
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
- Không có ống dẫn, Sản phẩm tiết ngấm-thẳng
Có ống
vàodẫn,
máuSản phẩm tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra
- VD : Tuyến yên, tuyến giáp …
ngoài - VD : Tuyến tiêu hóa, tuyến lệ …
Câu 16: Nêu điểm khác nhau giữa trung ương thần kinh và ngoại biên thần kinh ?
Trả lời:
Trung ương thần kinh
Phần ngoại biên
Cấu tạo bởi não và tủy sống
Cấu tạo bởi các dây thần kinh và các hạch thần kinh
Được bảo vệ trong khoang xương ( như hộp
Nằmsọbên
chứa
ngoài
não,hộp
cột sọ và cột sống
sống chứa tủy ).
Chức năng điều khiển các hoạt động và phản
Chứcxạnăng dẫn truyền các xung thần kinh
Câu 17: Nêu điểm khác nhau giữa thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm ?
Trả lời:
Thần kinh giao cảm
Thần kinh đối giao cảm
Trương ương nằm ở sừng bên của tủy sống ( từ đốt sống

Trưng
ngực
ương
I đến
thầnđốt
kinh
thắtnằm ở trụ não và đoạn cùng của tủy sống
Hạch thần kinh nằm gần cột sống ( trương ương ) vàHạch
xa cơthần
quankinh
phụnằm
tráchxa trung ương ( trụ não và tủy sống ) và ở
cạnh cơ quan phụ trách
Sợi trục của nơron trước hạch ngắn
Sợi trục của nơron trước hạch dài
Sợi trục của nơron sau hạch dài
Sợi trục của nơron sau hạch ngắn
Câu 18: Nêu điểm khác nhau về cấu tạo và chức năng giữa tủy sống, trụ não, tiểu não ?
Trả lời:

Chất xám ở trong và chất trắngChất
ở ngoài
xám ở trong và chất trắng ở ngoài
Chất xám tạo thành lớp vỏ ngoài và

Không có các nhân xám
Chất xám tập trung thành các nhân Không
xám có các nhân xám
Trung khu của phản xạ không Điều
điều kiện,

khiển,đặc
điều
biệt
hòa
là hoạt động củaĐiều
các nội
hòa,quan,
phối đặc
hợpbiệt
các cử động phứ
các phản xạ cơ - xương
là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa
So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
- Trung ương
- Chất xám ở đại não và tuỷ sống. - Chất xám ở trụ não và sừng bên tuỷ sống.

- Hạch
Cấuthần
tạo kinh - 1 nơron: từ cơ quan thụ cảm tới trung
- 1 nơron:
ương.từ cơ quan thụ cảm tới trung ương.
- Đường hướng tâm
- 1 nơron: từ trung ương tới cơ quan
- 2phản
nơron:
ứng.
từ trung ương tới cơ quan phản ứng: Sợi trư

- Đường li tâm
sau hạch, chuyển giao xináp ở hạch thần kinh.
Chức năng
- Điều khiển hoạt động cơ vân (có-ýĐiều
thức).
khiển hoạt động nội quan (không có ý thức).
6


NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II. MÔN SINH HỌC 7.
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của Thằn Lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở
cạn ?
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi
-Da khô, có vảy sừng bao bọc . -Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
-Phát huy vai trò của các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt
mồi dễ dàng.
-Mắt có mi cử động, có nước mắt.
-Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
-Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ-Bảo
bên vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
-Thân dài, đuôi rất dài.

-Thân và đuôi tì vào đất và cử động uốn liên tục giúp di chuyển trên

- Chân ngắn, yếu, bàn chân có 5-Động
ngón,có
lực chính của sự di chuyển.
Câu 2: So sánh bộ xương của Thằn Lằn với bộ xương Ếch ? Ý nghĩa ?
Ếch

Thằn Lằn
Ý nghĩa
- Chỉ có xương đai hông khớp
- Xương
với đai vai và xương đai hông
- Phù
đềuhợp với đặc diểm bò sát.
khớp với cột sống.
- Giúp di chuyển trên cạn.
- Cột sống ngắn hơn ở Thằn-lằn
Cộtvàsồng dài hơn, có nhiều đốt sống
không có đuôi.
- Chỉ có 1 đốt sống cổ.
- Cổ của bò sát linh hoạt hơn.
- Chưa có lồng ngực.
- Có 8 đốt sống cổ.
- Tạo lồng ngực bảo vệ các nội quan và
- Có 1 số xương sườn khớp với xương
tạo sự hô hấp.
mỏ ác tạo thành lồng ngực.
Câu 3: Nêu cấu tạo ,chức năng của các cơ quan dinh dưỡng, hệ thần kinh và giác quan của
bò sát ?
Các cơ quan
Các thành phần cấu tạo trong hệ
Chức năng
Miệng,hầu,thực quản, dạ dày,ruột non, ruột già,
-Biến
lỗ đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ
2. Tuần hoàn
Tim có 3ngăn có vách hụt, các mạch máu ( Động

Máu vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn,máu
mạch, tĩnh mạch, mao mạch ) .
nuôi cơ thể là máu pha.
Khí quản, phế quản, 2 lá phổi có nhiều vách -Dẫn
ngăn khí
và và trao đổi khí .
mao mạch bao quanh.
Thận sau, xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại
-Lọc
nước.
và thải các chất thải ra ngoài cơ thể.
Nước tiểu đặc.
5. Hệ thần kinh
Gồm thùy khứu giác, não trước, thùy thị giác,
-Thích
tiểu nghi với đời sống và hoạt động phức
não, hành tủy nối với tủy sống.
-Não trước và tiểu não phát triển hơn não ếch.
6. Giác quan
-Tai có màng nhĩ nằm sâu trong hốc tai, chưa-màng
có nhĩ được bảo vệ và thu nhận dao động
-Mắt cử động linh hoạt, có mi mắt và tuyến lệ,
-Dễmidàng quan sát con mồi và bảo đảm cho
thứ 3 cử động linh hoạt.
mắt không bị khô.
Câu 4: So sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của Thằn lằn và của ếch?
Các cơ quan
Ếch
Thằn lằn
Có 3 ngăn : 2 tâm nhĩ

Cóvà3 1ngăn : 2tâm nhĩ và 1 tâm thất có vách hụt ( 4 ngăn chưa
hoàn chỉnh )
Cấu tạo đơn giản Cấu tạo phức tạp hơn : có nhiều vách ngăn và nhiều mao
mạch bao quanh.

7


Hậu thận ( thận sau ) có khả năng hấp thụ lại nước.
Câu 5 : Trình bày đặc điểm chung, vai trò của bò sát ?
* Đặc điểm chung của bò sát : Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời
sống ở cạn :
-Da khô có vảy sừng khô.
-Cổ dài.
-Màng nhĩ nằm trong hốc tai.
-Chi yếu có vuốt sắc.
-Phổi có nhiều ngăn.
-Tim có vách hụt ngăn tâm thất( Trừ cá sấu ), máu nuôi cơ thể là máu pha.
-Là động vật biến nhiệt.
-Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn
hoàng.
* Vai trò của bò sát:
Ích lợi: - Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ, diệt chuột.
- Cung cấp thực phẩm có giá trị : Baba, trăn,rùa…
- Làm dược phẩm: nọc rắn, trăn..
- Làm đồ mĩ nghệ,thuộc da: vảy đồi mồi, da cá sấu…
Tác hại: - Gây độc cho người : rắn.
Câu 6: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
TL:- Thân hình thoi,da khô,có phủ lông vũ. Làm giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước có phiến lông rộng tạo thành cánh chim. Quạt gió (Động lực của sự bay), cản

không khí khi hạ cánh.
- Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng. Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1
diện tích rộng.
- Lông tơ : có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp. Để giữ nhiệt, làm cơ thể chim nhẹ.
- Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng. Làm cho đầu chim nhẹ.
-Cổ dài, khớp đầu với thân. Phát huy tác dụng của giác quan ( mắt, tai ), bắt mồi, rỉa lông
Câu 7: So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu và thằn lằn ?
Các hệ cơ quanThằn lằn ( thích nghi bò sát)
Chim bồ câu( thích nghi bay lượn )
1.Tuần hoànTim có 3ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 Tim
tâm thất
4ngăn , gồm nửa phải ( có tâm nhĩ và tâm thất phải thông
có vách hụt ( 4 ngăn chưa hoàn
nhau) chứa máu đỏ thẫm, nửa trái ( có tâm nhĩ và tâm thất trái
chỉnh ).Máu pha
thong nhau )chứa máu đỏ tươi .Máu không pha đảm bảo trao
đổi chất mạnh. Có van giữa tâm nhĩ và tâm thất giữ cho máu
lưu thông theo một chiều.
Đã phân hóa
Hoàn chỉnh hơn tốc độ tiêu hóa cao hơn.
Phổi có nhiều vách ngăn và mao
Có mạch
thêm túi khí thông với phổi thích nghi với đời sống bay.
Thận sau nhưng không có bóng đái, (không chứa nước tiểu
làm cơ thể nhẹ)
Con đực có cơ quan giao cấu Chim mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái
phát triển. Con đực không co cơ quan giao cấu.
Câu 8:Nêu đặc điểm chung, vai trò của lớp chim?
TL: Đặc điểm chung của lớp chim: Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao đối với
đời sống bay lượn và với điều kiện sống khác nhau.Chúng có những đặc điểm chung như sau:

-Mình có lông vũ bao phủ.
-Chi trước biến đổi thành cánh .
-Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
-Là động vật hằng nhiệt.

8


-Trứng có vỏ đá vôi,được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố ,mẹ.
Vai trò của lớp chim :
Chim có ích:
- Chim ăn sâu bọ và gặm nhấm gây hại nông,lâm nghiệp,gây bệnh cho người.
- Cung cấp thực phẩm,lông làm chăn đệm,làm đồ trang trí.
- Chim được huấn luyện săn mồi,phục vụ du lịch,săn bắt, đưa thư.
- Chim giúp phát tán cây rừng,thụ phấn cho cây.
Chim có hại :
Một số loài có hại cho nông nghiệp: ăn quả,hạt, ăn cá .Truyền bệnh cho người.
Câu 9: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?
TL: - Có bộ lông dày, xốp. Để giữ nhiệt, bảo vệ cơ thể thỏ khi ẩn trong bụi rậm.
- Chi có vuốt, chi trước ngắn. Để đào hang và di chuyển. Chi sau dài khỏe, Bật nhảy xa giúp
thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.
- Mũi thính, có lông xúc giác cảm giác nhanh nhạy, Giúp thỏ thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ
thù, thăm dò môi trường.
- Tai thính, có vành tai lớn cử động được theo các phía. Giúp thỏ định hướng âm thanh, phát
hiện kẻ thù sớm.
- Mắt có mí, cử động được. Giữ cho mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm.
Câu 10: So sánh bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn ?
TL Giống nhau: Đều có các phần :
-Xương đầu.
-Xương cột sống, xương mỏ ác, xương sườn.

-Các xương chi : + Các xương chi trước, đai vai
+ Các xương chi sau, đai hông.
Khác nhau:
Bộ xương thằn lằn
Bộ xương Thỏ
-Đốt sống cổ nhiều hơn 7 đốt .
-Đốt sống cổ có 7 đốt.
-xương sườn có cả ở đốt thắt lưng ( Chưa
-Xương
có sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức làm
thành lồng ngực(có cơ hoành)
-Các chi nằm ngang ( do sự bò sát sát-Các
) chi thẳng góc, nằm dưới cơ thể, nâng cơ thể lên cao.
Câu 11 : Nêu thành phần cấu tạo các hệ cơ quan dinh dưỡng và chức năng của từng hệ của thỏ ?
TL: a.Tuần hoàn :Tim có 4 ngăn, mạch máu ( động mạch,tĩnh mạch, mao mạch ),2vòng tuần
hoàn,máu đỏ tươi nuôi cơ thể ,đảm bảo trao đổi chất mạnh ở thỏ.
b.Hô hấp: gồm khí quản, phế quản, 2 lá phổi. Thực hiện trao đổi khí .
c.Tiêu hóa: gồm miệng, thực quản,dạ dày, ruột non,ruột già, ruột thẳng, ruột tịt( manh tràng ),
gan, túi mật, tụy, lá lách ( tì ), hậu môn. Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp
thụ.
d. Bài tiết :gồm 1 đôi thận sau, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu.Lọc từ máu những chất
thừa có hại và thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.
e.Sinh sản: + Con cái :Buồng trứng, ống dẫn trứng, sừng tử cung.
+ Con đực: tinh hoàn, ống dẫn tinh, cơ quan giao phối.
Câu 12 : Sự đa dạng của lớp thú ?
TL: 1 Bộ thú huyệt ( thú đẻ trứng ) : Đại diện: thú mỏ vịt. Sống vừa ở nước vừa ở cạn.có lông
mao, chân có màng.Chưa có núm vú. Đẻ trứng nuôi con bằng sữa.con non hấp thụ sữa trên lông
thú mẹ hoặc uống nước có hòa tan sữa.
2. Bộ thú túi (Kanguru ) Sống ở đồng cỏ, chi sau dài khỏe, đuôi dài, đẻ con rất nhỏ, thú mẹ có
núm vú, con non bú thụ động.

3. Bộ dơi ( Dơi ăn sâu bọ, dơi ăn quả ): Chi trước biến thành cánh da, mềm rộng nối chi trước với
chi sau và đuôi, đuôi ngắn, chi sau yếu không tự cất cánh. Răng nhọn sắc phá vỡ vỏ cứng của sâu
bọ. Bay không có đường bay rõ rệt.
9


4. Bộ cá voi (Cá voi xanh, cá heo( cá đenphin): sống ở biển, cơ thể thon dài, có lớp mỡ dưới da
dày, cổ không phân biệt với thân, chi trước biến đổi thành bơi chèo, chi sau tiêu giảm, vây đuôi
nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
5. Bộ ăn sâu bọ (Chuột chù, chuột chũi ) : Mõm dài ,răng nhọn, răng hàm có mấu nhọn, khứu
giác phát triển, có lông xúc giác trên mõm,chân trước ngắn,bàn rộng, ngón tay to khỏe để đào
hang, tìm mồi.
6. Bộ gặm nhấm (Chuột đồng, sóc, thỏ ) :Răng cửa lớn luôn mọc dài, thiếu răng nanh, ăn tạp,
sống đàn.
7. Bộ ăn thịt( Mèo, hổ, báo, chó sói, gấu) : Răng cửa ngắn, sắc, răng nanh lớn dài nhọn, răng hàm
có nhiều mấu dẹp, sắc, Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày.
8. Các bộ móng guốc: Số ngón chân tiêu giảm, cuối mỗi đốt có bao sừng gọi là guốc.có 3 bộ:
a. Bộ guốc chẵn (Lợn, Trâu, bò, hươu): Hai ngón chân giữa bằng nhau,nhiều loài có sừng, nhai
lại.
b.Bộ guốc lẻ(Tê giác, ngựa ): 1 ngón chân giữa phát triển hơn, đa số không có sừng (trừ tê giác ),
không nhai lại.
c. Bộ voi: có 5 móng guốc, guốc nhỏ,có vòi, sống đàn,ăn thực vật, không nhai lại.
9. Bộ Linh trưởng (Gồm Khỉ, vượn, Khỉ hình người ( đười ươi,tinh tinh, gôrila ). Đi bằng bàn
chân, bàn tay, bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại thích nghi với sự cầm
nắm, leo trèo, ăn tạp.
Câu 13: Đặc điểm chung và vai trò của lớp thú ?
a. Đặc điểm chung của lớp thú: Thú là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất.
-Thai sinh và nuôi con bằng sữa.
-Có lông mao,bộ răng phân hóa thành 3 loại : răng cửa, răng nanh, răng hàm.
-Tim có 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

-Thú là động vật hằng nhiệt.
b.Vai trò của lớp thú:
- Cung cấp thực phẩm cho con người.
- Cung cấp sức kéo, dược liệu: xạ hương.
- Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ: lông, da,ngà voi,sừng.
- Tiêu diệt gặm nhấm có hại: mèo, chồn,cầy .
- Làm vật thí nghiệm: chuột nhắt, chuột lang, khỉ.
c. Biện pháp bảo vệ:
- Bảo vệ những loài động vật hoang dã.
- Xây dựng những khu bảo tồn động vật.
- Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
- Cấm săn bắn bừa bãi, buôn bán nhất là những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 14: Thế nào là hình thức sinh sản vô tính, và hình thức sinh sản hữu tính cho ví dụ:
Tl: Sinh sản vô tính: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh
dục đực và tế bào sinh dục cái.
Có hai hình thức chính: + sự phân đôi cơ thể: trùng biến, hình trùng giày.
+ Mọc chồi: thủy tức.
Sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính là có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục
cái tạo thành hợp tử.
VD: cá chép ,thằn lằn, thỏ chim…..
Câu 15 : So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính?
Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

10


- Sinh sản vô tính không có sự kết
hợp tế bào sinh dục đực và cái.

- Hình thức sinh sản:
+ Phân đôi cơ thể
+ Sinh sản sinh dưỡng: mọc chồi
và tái sinh.

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh
sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh
dục đực ( tinh trùng ) và tế bào sinh
dục cái ( trứng ) tạo thành hợp tử
phát triển thành phôi. phát triển
thành phôi.
- Gặp ở cơ thể lưỡng tính và phân
tính . Ưu thế hơn sinh sản vô tính.

Câu 16 : Hãy chứng minh thú có tổ tiên là bò sát cổ ?
Bò sát cổ thuộc nhóm bò sát răng thú sống ở Đại Trung Sinh đã có một số đặc điểm giống thú :
có răng mọc trong lỗ chân răng ở xương hàm, bộ răng phân hóa thành : răng cửa, răng nanh và
răng hàm, chân không ở vị trí nằm ngang mà nằm dưới cơ thể, nâng cơ thể khỏi mặt đất, đầu gối
chân sau hướng về phía trước.
Câu 17 : Nêu ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học ?
1. Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:
- Đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, không ô nhiễm môi
trường, tránh hiện tượng kháng thuốc, không gây hại cho người và các sinh vật khác.
2. Hạn chế :
- Thiên địch không quen khí hậu sẽ không phát huy tác dụng.
- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật có hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
- Gây mất cân bằng trong quần xã sinh vật, tiêu diệt loài này lại tạo điều kiện cho loài khác phát
triển.
- Một loài thiên địch có thể vừa có lợi vừa có hại.
Câu 18 : Trình bày các biện pháp đấu tranh sinh học ?

- Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học :
1. Thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
a. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.VD
b. Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. VD
2. Thiên đich đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại.VD
3. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại. VD
Câu 19 : Trình bày các nguyên nhân suy giảm độ đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ đa dạng
sinh học ?
* Nguyên nhân suy giảm độ đa dạng sinh học :
+ Ý thức của người dân: đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi.
+ Nhu cầu phát triển của xã hội; xây dựng đô thị, lấy đất nuôi thuỷ sản, san bắt buôn bán động
vật hoang dại.
- Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:
+ Nghiêm cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắn buôn bán động vật.
+ Thuần hoá, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.
+ Biện pháp: giáo dục, tuyên truyền bảo vệ động vật, cấm săn bắn, chống ô nhiễm.

11


+ Cơ sở khoa học: Chống ô nhiễm môi trường, động vật sống cần có môi trường gắn liền với
thực vật, mùa sinh sản.
Câu 20: Đa dạng sinh học có những lợi ích gì đối với đời sống con người và sản xuất ?
- Lợi ích :
+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người.
+ Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật…
+ Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo, sản phẩm công nghiệp.
+ Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống.
+ Tiêu diệt các loài sinh vật có hại.
- Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.

Câu 21: Thế nào là động vật quý hiếm? Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì?
- Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị nhiều mặt và có số lượng giảm sút.
- Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm:
+ Bảo vệ môi trường sống.
+ Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép động vật quý hiếm
+ Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ
+ Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
Câu 22: Tại sao thú mỏ vịt và kanguru người ta xếp vào thú bậc thấp?
Thú mỏ vịt xếp vào thú bậc thấp vì Thú mỏ vịt đẻ trứng, chưa có núm vú, thân nhiệt chưa ổn định
Kanguru xếp vào thú bậc thấp vì não còn đơn giản và không có nhau thai.

12


Tuần 34.
Tiết 67.

Ngày soạn : 09 / 03/ 2011

KIỂM TRA HỌC KÌ II.
I. MỤC TIÊU :
- Kiểm tra lại mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở học kì II.
- Rèn luyện kĩ năng giải thích, so sánh, nhận biết, vận dụng làm bài tập.
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong kiểm tra học kì.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV :
- Đề, đáp án và biểu điểm cụ thể.
-

Thiết lập : Ma trận kiểm tra học kì II.

Mức độ kiến thức, kĩ năng

Chương VI : Ngành động vật
có xương sống.
Chương VII : Sự tiến hóa của
Chương VIII : Động vật và
đời sống con người.
2. HS : - Ôn tập lại 2 chương đã học : Chương VI : Ngành động vật có xương sống và chương
VII Sự tiến hóa của động vật, Chương VIII : Động vật và đời sống con người.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
1. Đề kiểm tra.
2. Đáp án và thang điểm chi tiết.
3. Hướng dẫn học ở nhà.
- xem trước bài 65 - 66 : Tham quan thiên nhiên.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG.

13


Trường THCS Giục Tượng
Ngày: ………………………..
Họ và tên:…………………………......................…… KIỂM TRA HỌC KÌ I
Lớp :…………..
Môn: SINH HỌC 7 Năm học : 2010 - 2011
Thời gian : 45 phút.
.................................................................................
.................................................................................
I. Trắc nghiêm(3đ)
Câu 1: Em hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất(2đ)
1.

Hình thức sinh sản vô tính là:
A.
Sự phân đôi cơ thể, mồi chồi.
B.
Để trứng
C.
Sinh con
D.
Có sự thụ tinh
2.
Các loài nào sau đâysinh sản bằng hình thức phân đôi cơ thể:
A.
San hô, thủy tức.
B.
San hô, trùng biến hình.
C.
Trùng biến hình, trùng giày.
D.
Thủy tức, trùng roi.
3.
Trong các động vật sau đây động vật nào thuộc lớp chim:
A.
Vượn, lười ươi, gà rừng.
B.
Công, gà, bồ câu, đại bàng.
C.
Cá voi, thỏ, ếch đồng gà.
D.
Cá rô phi, đại bàng, cá vền.
4.

Bộ răng của thú ăn thịt có cấu tạo như thế nào phù hợp với chế độ ăn thịt:
A.
Các răng đều nhọn.
B.
Răng cửa lớn có một khoảng trống hàm.
C.
Răng cửa ngắn sắc, răng nanh dài và nhọn, răng hàm dẹp sắc.
D.
Răng nanh lớn.
Câu 2: Hãy chọn từ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống(1đ)
(Chi bơi, đẻ trứng, hình thoi, sinh con.)
Bộ cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, có cơ thể(1)……………………………. Cổ
rắt ngắn, lớp mở dưới da rất dày. Chi trước biến đổi thành(2) ………………………………..
dạng bơi chèo
II. Tự luận(7đ)
Câu 1: Nêu ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học ? (3đ)
Câu 2: Nêu điểm khác nhau bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn.(2đ)
Câu 3 : Thú móng guốc có đặc điểm đặc trưng gì? Em hãy phân biêt thú guốc chẵn và thú guốc
lẻ? (2đ).
Bài Làm
............................................................................................................................................................
... ........................................................................................................................................................
....... ....................................................................................................................................................
........... ................................................................................................................................................
............... ............................................................................................................................................
................... ........................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..........................

14



Trường THCS Giục Tượng
Ngày: ………………………..
Họ và tên:…………………………......................…… KIỂM TRA HỌC KÌ II
Lớp :…………..
Môn: SINH HỌC 7 Năm học : 2010 - 2011
Thời gian : 45 phút.
.................................................................................
.................................................................................
I.
Trắc nghiêm(3đ)
Câu 1: Em hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất(2đ)
1.
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
A.
Có biến thái.
B.
Có sự thụ tinh.
C.
Không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục
cái
D.
Ưu thế hơn so với sinh sản hữu tính.
2.
Thế nào là hình thức sinh sản hữu tính:
A.
Mọc chồi tái sinh.
B.
Có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.

C.
Sự phân đôi cơ thể.
D.
Không có sự kết hợp của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
3.
Bộ răng của thú ăn sâu bọ có cấu tạo như thế nào:
A. Các răng đều nhọn.
B. Răng cửa lớn có một khoảng trống hàm.
C. Răng cửa ngắn sắc, răng nanh dài và nhọn, răng hàm dẹp sắc.
D. Răng nanh lớn.
4. Trong các động vật sau đây động vật nào thuộc lớp thú:
A.
Cá chép. chim bồ câu, đại bàng, thỏ.
B.
Vượn, lười ươi, gà rừng, tinh tinh.
C.
Công, gà, Cá voi, thỏ, ếch đồng .
D.
Cá voi xanh, dơi, chuột đồng, thú mỏ vịt.
E.
Cá rô phi, đại bàng, cá vền.
Câu 2: Hãy chọn từ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống(1đ)
(Thụ động, đời sống, kiếm ăn. Túi da.)
Bộ thú túi đẻ con, con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong (1)……………………………… ở bụng
thú mẹ, bú mẹ (2) …………………………………. .
II. Tự luận(7đ)
Câu 1: Đa dạng sinh học có những lợi ích gì đối với đời sống con người và sản xuất ? (3đ)
Câu 2: Đặc điểm hệ tuần hoàn của thỏ tiến hóa hơn các lớp động vật đã học: (2đ)
Câu 3: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?
Bài Làm

............................................................................................................................................................
... ........................................................................................................................................................
....... ....................................................................................................................................................
........... ................................................................................................................................................
............... ............................................................................................................................................
................... ........................................................................................................................................
....................... ....................................................................................................................................
........................... ................................................................................................................................
............................... ............................................................................................................................

15


................................... ........................................................................................................................
.......................................
Đáp án Kiểm tra học kì II. Môn sinh học 7.
Đáp án
Đề lẻ
I Trắc nghiêm(3đ) (0.5đ cho mỗi ý đúng)
Câu 1:1.C
2.B 3.A 4.D
Câu 2: 1.Túi da
2.thụ động
II. Tự luận(7đ)
Câu 1: Đa dạng sinh học có những lợi ích gì đối với đời sống con người và sản xuất ? (3đ)
- Lợi ích :
+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. (0,5đ)
+ Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật…(0,5đ)
+ Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo, sản phẩm công nghiệp. (0,5đ)
+ Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống. (0,5đ)

+ Tiêu diệt các loài sinh vật có hại. (0,5đ)
- Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước. (0,5đ)
Câu 2: Đặc điểm hệ tuần hoàn của thỏ tiến hóa hơn các lớp động vật đã học: (2đ)
+ Tim có 4 ngăn chia làm 2 nữa (0,5đ)
+ Nửa trái chứa máu đỏ tươi, nữa phải chứa máu đỏ thẫm (0,5đ)
+ Có 2 vòng tuần hoàn máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo trao đổi chất mạnh ở thỏ
(1đ)
Câu 3: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?
TL:- Có bộ lông dày, xốp. (0,25đ)
-Chi có vuốt, chi trước ngắn.. Chi sau dài khỏe, (0,5đ)
-Mũi thính, có lông xúc giác cảm giác nhanh nhạy, (0,5đ)
-Tai thính, có vành tai lớn cử động được theo các phía. (0,5đ)
-Mắt có mí, cử động được. (0,25đ)
Đề chẵn
I. Trắc nghiệm(3đ) (0.5đ cho mỗi ý đúng)
Câu 1: 1.A 2.C 3.B
4.C
Câu 2: 1. Hình thoi
2. Chi bơi
II. Tự luận(7đ)
Câu 1: (3đ)
1. Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:
- Đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, không ô nhiễm môi
trường, tránh hiện tượng kháng thuốc, không gây hại cho người và các sinh vật khác.(1đ)
2. Hạn chế :
- Thiên địch không quen khí hậu sẽ không phát huy tác dụng.(0.5đ)
- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật có hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
(0.5đ)
- Gây mất cân bằng trong quần xã sinh vật, tiêu diệt loài này lại tạo điều kiện cho loài khác phát
triển. (0.5đ)

- Một loài thiên địch có thể vừa có lợi vừa có hại. (0.5đ)
Câu 2: (2đ) Khác nhau:
Bộ xương thằn lằn
Bộ xương Thỏ
-Đốt sống cổ nhiều hơn 7 đốt .(0.25đ)-Đốt sống cổ có 7 đốt. .(0.25đ)

16


-xương sườn có cả ở đốt thắt lưng ( Chưa
-Xương
có sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức làm
cơ hoành ) . (0.5đ)
thành lồng ngực(có cơ hoành) .(0.5đ)
-Các chi nằm ngang ( do sự bò sát sát-Các
) chi thẳng góc, nằm dưới cơ thể, nâng cơ thể lên cao.
Câu 3: (2đ)
Thú móng guốc: Số ngón chân tiêu giảm, cuối mỗi đốt có bao sừng gọi là guốc. (0.5đ)
a.bộ guốc chẵn( Lợn, Trâu, bò, hươu): số ngón chẵn, Hai ngón chân giữa bằng nhau,nhiều loài
có sừng, nhai lại. (0.75đ)
b.Bộ guốc lẻ( Tê giác, ngựa ): số ngón lẻ,1 ngón chân giữa phát triển hơn, đa số không có sừng
(trừ tê giác ), không nhai lại. (0.75đ)

Đề chẵn
Câu 1: ( 2 đ) Đặc điểm chung của lớp thú:
- Thú là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất. ( 0,5 đ )
-Thai sinh và nuôi con bằng sữa. ( 0,25 đ )
-Có lông mao,bộ răng phân hóa thành 3 loại : răng cửa, răng nanh, răng hàm. ( 0,5 đ )
-Tim có 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. ( 0,5 đ )
-Thú là động vật hằng nhiệt. ( 0,25 đ )

Câu 2: ( 2 đ) . Vai trò của bò sát:
a.Ích lợi : -Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ, diệt chuột. ( 0,5 đ )
-Cung cấp thực phẩm có giá trị : Baba, trăn,rùa…( 0,5 đ )
-Làm dược phẩm: nọc rắn, trăn.. ( 0,25 đ )
-Làm đồ mĩ nghệ,thuộc da: vảy đồi mồi, da cá sấu…( 0,5 đ )
b.Tác hại: -Gây độc cho người : rắn. ( 0,25 đ )
Câu 3 : (3đ) Bản năng của chim ( sinh sản làm tổ, ấp trứng, nuôi con, … ) phức tạp hơn nhiều so
với ếch nhái, bò sát. ( 1 đ ) Đặc biệt chim có tiếng hót phản ánh trạng thái tâm lí và là phương
tiện thông tin với đồng loại ( báo hiệu nơi ở, nơi có thức ăn, có kẻ thù … ). ( 1 đ ) Những tập tính
có được do tự “ rút kinh nghiệm” ( phản xạ có điều kiện ) cũng đa dạng và phong phú ( chim có
thể luyện được như chim săn mồi, chim hót, chim chọi … ) ( 1 đ )

17


Câu 4 : (3đ)
* Nguyên nhân suy giảm độ đa dạng sinh học :
+ Ý thức của người dân: đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi. ( 0,5 đ )
+ Nhu cầu phát triển của xã hội; xây dựng đô thị, lấy đất nuôi thuỷ sản, san bắt buôn bán động
vật hoang dại. ( 0,5 đ )
- Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:
+ Nghiêm cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắn buôn bán động vật. ( 0,5 đ )
+ Thuần hoá, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài. ( 0,5 đ )
+ Biện pháp: giáo dục, tuyên truyền bảo vệ động vật, cấm săn bắn, chống ô nhiễm. ( 0,5 đ )
+ Cơ sở khoa học: Chống ô nhiễm môi trường, động vật sống cần có môi trường gắn liền với
thực vật, mùa sinh sản. ( 0,5 đ )
Đề lẻ
Câu 1: ( 2 đ) Vai trò của lớp thú:
- Cung cấp thực phẩm cho con người. ( 0,25 đ )
-Cung cấp sức kéo, dược liệu : xạ hương. ( 0,25 đ )

-Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ : lông, da, ngà voi, sừng. ( 0,5 đ )
-Tiêu diệt gặm nhấm có hại: mèo, chồn, cầy . ( 0,5 đ )
-Làm vật thí nghiệm : chuột nhắt, chuột lang, khỉ.. ( 0,5 đ )
Câu 2: ( 2 đ) Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư: Lưỡng cư là động vật có xương sống có cấu tạo
thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: ( 0,5 đ )
-Da trần và ẩm ướt. ( 0,25 đ )
-Di chuyển bằng 4 chi. ( 0,25 đ )
-Có hai vòng tuần hoàn,tim có 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha. ( 0,5 đ )
-Sinh sản trong môi trường nứơc, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái. ( 0,5 đ )
Câu 3 : (3đ)
Bộ xương thằn lằn
Bộ xương Thỏ
-Đốt sống cổ nhiều hơn 7 đốt . ( 0.5đ) -Đốt sống cổ có 7 đốt. ( 0.5đ )
-xương sườn có cả ở đốt thắt lưng ( Chưa-Xương
có cơ sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức
hoành ) . ( 0,5 đ )
làm thành lồng ngực (có cơ hoành) ( 0,5 đ )
-Các chi nằm ngang ( do sự bò sát sát ) -Các chi thẳng góc, nằm dưới cơ thể, nâng cơ thể lên
Câu 4 : (3đ)
1. Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:
- Đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, không ô nhiễm môi
trường, tránh hiện tượng kháng thuốc, không gây hại cho người và các sinh vật khác. ( 1 đ )
2. Hạn chế :
- Thiên địch không quen khí hậu sẽ không phát huy tác dụng. ( 0,5 đ )
-Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật có hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.(0,5đ
)
- Gây mất cân bằng trong quần xã sinh vật, tiêu diệt loài này lại tạo điều kiện cho loài khác phát
triển. ( 0,5 đ )
- Một loài thiên địch có thể vừa có lợi vừa có hại. ( 0,5 đ )
GVBM


18


PHẠM KIM LIÊN

KIỂM TRA HỌC KÌ II.
I. MỤC TIÊU :
- Kiểm tra lại mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở học kì II.
- Rèn luyện kĩ năng giải thích, so sánh, nhận biết, vận dụng làm bài tập.
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong kiểm tra học kì.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV :
- Đề, đáp án và biểu điểm cụ thể.
Thiết lập : Ma trận kiểm tra học kì II.
Mức độ kiến thức, kĩ năng
Chương VI: ngành động vật
có xương sống
Chương VII: sự tiến hóa của
Chương VIII: Động vật và
đời sống con người
2. HS : - Ôn tập lại 2 chương đã học : Chương VI : Ngành động vật có xương sống và chương
VII Sự tiến hóa của động vật, Chương VIII : Động vật và đời sống con người.

19


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
1. Đề kiểm tra.
2. Đáp án và thang điểm chi tiết.

3. Hướng dẫn học ở nhà.
- xem trước bài 65 - 66 : Tham quan thiên nhiên.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG.
Trường THCS Giục Tượng
Họ và tên:
Lớp:

Ngày:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: SINH HỌC 7 Năm học : 2012-2013
Thời gian : 45 phút.

.................................................................................
.................................................................................
Câu 1 : Đa dạng sinh học có những lợi ích gì đối với đời sống con người và sản xuất ? (3đ)
Câu 2 : So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính? (2đ)
Câu 3 : Nêu vai trò của lớp chim? (2đ)
Câu 4: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?(3đ)
Bài làm
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

20


………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………

Trường THCS Giục Tượng
Họ và tên:
Lớp:


Ngày:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: SINH HỌC 7 Năm học : 2012-2013
Thời gian : 45 phút.

.................................................................................
.................................................................................
Câu 1 : Trình bày các biện pháp đấu tranh sinh học ?(3đ)
Câu 2: So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính (2đ)
Câu 3 : Nêu đặc điểm chung của lớp chim? (2đ)
Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của Thằn Lằn bóng đuôi dài thích nghi với
đời sống ở cạn? (3đ)

21


Bài làm
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

22


………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN
ĐỀ LẺ
Câu 1:
- Lợi ích :
+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. (0.5đ)
+ Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật…(1đ)
+ Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo, sản phẩm công nghiệp. (0.5đ)
+ Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống. (0.5đ)
+ Tiêu diệt các loài sinh vật có hại. (0.5đ)
Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước. (0.5đ)
Câu 2:
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính

- Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tế -bào
Sinhsinh
sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết
dục đực và cái.
hợp giữa tế bào sinh dục đực ( tinh trùng ) và tế bào
sinh dục cái ( trứng ) tạo thành hợp tử phát triển
- Hình thức sinh sản: + Phân đôi cơ thể
thành phôi. phát triển thành phôi.
+ Sinh sản sinh dưỡng: mọc
- Gặpchồi
ở cơ thể lưỡng tính và phân tính . Ưu thế hơn
và tái sinh. (0.75)
sinh sản vô tính.
(0.75đ)
- Thừa kế đặc điểm di truyền từ 1 cá thể (0.25đ)
- Thừa kế đặc điểm di truyền từ 2 cá thể. (0.25đ)
Câu 3:
Vai trò của lớp chim :
- Chim có ích:
+ Chim ăn sâu bọ và gặm nhấm gây hại nông,lâm nghiệp,gây bệnh cho người. (0.5đ)
+ Cung cấp thực phẩm, lông làm chăn đệm, làm đồ trang trí. (0.5đ)
+ Chim được huấn luyện săn mồi,phục vụ du lịch,săn bắt, đưa thư. (0.25đ)
+ Chim giúp phát tán cây rừng,thụ phấn cho cây. (0.25đ)
Chim có hại :
Một số loài có hại cho nông nghiệp: ăn quả, hạt, ăn cá. Truyền bệnh cho người. (0.5đ)
Câu 4:
- Có bộ lông dày, xốp. Để giữ nhiệt, bảo vệ cơ thể thỏ khi ẩn trong bụi rậm. (0.5đ)
- Chi có vuốt, chi trước ngắn. Để đào hang và di chuyển. Chi sau dài khỏe, Bật nhảy xa giúp thỏ
chạy nhanh khi bị săn đuổi. (1đ)
- Mũi thính, có lông xúc giác cảm giác nhanh nhạy, Giúp thỏ thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù,

thăm dò môi trường. (0.5đ)

23


-Tai thính, có vành tai lớn cử động được theo các phía. Giúp thỏ định hướng âm thanh, phát hiện
kẻ thù sớm. (0.5đ)
-Mắt có mí, cử động được. Giữ cho mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm.
(0.5đ)
ĐỀ CHẴN
Câu 1:- Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học :
1. Thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
a. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.VD : Cá đuôi cờ là thiên địch của sâu bọ gây hại
( 0,5 đ )
b. Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. VD Au
trùng bướm đêm Achentina ăn cây xương rồng. ( 0,5 đ )
2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.VD : Vi khuẩn Calixi gây bệnh
truyền nhiễm cho thỏ ( 1 đ )
3. Gây vô sinh diệt động vật gây hại. VD : Ở miền Nam nước Mĩ Tuyệt sản ruồi đực, ruồi cái
không sinh sản ( 1 đ )
Câu 2:
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
- Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tế-bào
Sinhsinh
sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp
dục đực và cái.
giữa tế bào sinh dục đực ( tinh trùng ) và tế bào sinh
dục cái ( trứng ) tạo thành hợp tử phát triển thành phôi.
- Hình thức sinh sản: + Phân đôi cơ thể phát triển thành phôi. (0.5đ)

+ Sinh sản sinh dưỡng:
- Gặp
mọc
ở cơ thể lưỡng tính và phân tính . Ưu thế hơn
chồi và tái sinh. (0.75đ)
sinh sản vô tính. (0.25đ)
- Thừa kế đặc điểm di truyền từ 1 cá thể (0.25đ)
- Thừa kế đặc điểm di truyền từ 2 cá thể. (0.25đ)
Câu 3: - Đặc điểm chung của lớp chim: Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao
đối với đời sống bay lượn. (0.25đ)
-Mình có lông vũ bao phủ. (0.25đ)
-Chi trước biến đổi thành cánh . (0.5đ)
-Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể. (0.25đ)
-Là động vật hằng nhiệt. (0.25đ)
-Trứng có vỏ đá vôi,được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố ,mẹ. (0.5đ)
Câu 4:
-Da khô, có vảy sừng bao bọc . (0.5đ)
-Có cổ dài. (0.5đ)
-Mắt có mi cử động, có nước mắt. (0.5đ)
-Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu. (0.5đ)
-Thân dài, đuôi rất dài. (0.5đ)
- Chân ngắn, yếu, bàn chân có 5 ngón,có vuốt sắc. (0.5đ)
GVBM
TRẦN KIM NHANH

24


Trường THCS Giục Tượng
Họ và tên:………………………….

Lớp:7 /KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Sinh học
Thời gian: 45 phút

Ngày………..tháng ……..năm 2010

Lời phê của giáo viên:………………………………………..

Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? (2đ)
Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm của bộ thú ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt sống và rình mồi?
(2đ)
Câu 3: Thế nào là đấu tranh sinh học ? Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học và cho ví dụ của
từng biện pháp ? (3đ)
Câu 4: Trình bày sự tiến hóa về hình thức sinh sản hữu tính ở động vật ? (3đ)
BÀI LÀM
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................

25


×