Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.35 KB, 17 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học “Những biến đổi
trong ẩm thực ngày tết nguyên đán của người Mông ở huyện Mường Chà
tỉnh Điện Biên” ngoài những nỗ lực của bản thân, chúng em còn nhận được
sự giúp đỡ tận tình của tập thể thầy cô, học sinh trong trường THPT Mường
Chà và các ông, bà, bác, cô, chú ở một vài xã như: Sa Lông, Huổi Lèng, Ma
Thì Hồ, Hừa Ngài huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ chúng em
nghiên cứu đề tài trong quá trình sưu tầm tài liệu và cung cấp nhiều thông tin
quan trọng.
Chúng em xin chân thành cảm thầy Đỗ Quế Chuyên, cô Thào Thị Mỷ
đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài.
Lần đầu thực hiện một đề tài khoa học, chắc chắn sẽ không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân
thành từ các thầy cô và các bạn.
NHÓM TÁC GIẢ

1


PHẦN A – MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điện Biên là nơi cư trú của đông đảo các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là
các dân tộc thiểu số như: Thái, Mông, Mường, Hà Nhì, Dao,Tày… Mỗi dân tộc
với bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình đã góp phần tạo nên nét độc đáo của
văn hóa miền Tây Bắc và làm phong phú thêm kho tàng văn hóa các dân tộc
Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Mông. Song người Mông sống ở mỗi huyện lại
có những phong tục, tập quán mang nét đặc trưng riêng. Đối với người Mông
ở huyện Mường Chà, tết Nguyên Đán là cái tết quan trọng nhất trong năm.
Bởi vậy các món ăn cũng được làm cầu kì và đặc sắc hơn để dâng cúng lên tổ
tiên thần thánh. Điều này phản ánh truyền thống và đặc trưng của dân tộc
Mông. Do vậy, việc tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Mông là vấn đề


cần được quan tâm, nhất là những giá trị văn hóa truyền thống về mặt tinh
thần trong xu thế hội nhập hiện nay nhằm không chỉ để biết về đặc điểm các
món ăn mà còn hiểu về tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc Mông hơn. Ngoài ra,
nghiên cứu đồ ăn, thức uống truyền thống còn góp phần xác định tiềm năng,
nguồn lực phát triển du lịch, văn hóa.
Tuy nhiên cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập giao thoa phát triển
kinh tế thì nền văn hóa dân tộc Mông đã bắt đầu có sự biến đổi chuyển dần từ
truyền thống sang hiện đại trên nhiều phương diện và xu hướng khác nhau, cả
lẫn tích cực và tiêu cực.
Từ những lí do trên chúng em chọn đề tài “Những biến đổi trong ẩm
thực ngày tết nguyên đán của người Mông ở huyện Mường Chà tỉnh Điện
Biên” làm báo cáo nghiên cứu khoa học của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về ẩm thực trong ngày tết cổ truyền của người Mông ở huyện
Mường Chà tỉnh Điện Biên. Đặc biệt chỉ ra những biến đổi của nó trong giai

2


đoạn hiện nay so với trước đây, chỉ ra những nguyên nhân gây ra những biến
đổi này, nhận thức rõ những biến đổi tích cực cũng như những biến đổi tiêu
cực từ đó nâng cao kiến thức về ẩm thực trong ngày tết của người Mông và
đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tích cực cũng như
hạn chế những biến đổi tiêu cực của ẩm thực trong ngày tết cổ truyền của
người Mông ở huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chính được sử dụng là nghiên cứu điền dã ở thực địa,với
các kĩ thuật chủ yếu như: quan sát, phỏng vấn, hỏi chuyện, chụp ảnh, ghi
âm... Bên cạnh đó, chúng em còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp
để thu thập những tài liệu hiện có của địa phương nơi nghiên cứu về những

nội dung liên quan tới đề tài, như các báo cáo và số liệu thống kê. Ngoài ra
còn tham khảo tài liệu từ những công trình, các tạp chí chuyên nghành đã
công bố về ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực Mông. Để bổ sung tư liệu, em còn
tham khảo các sách, các tạp chí chuyên ngành văn hóa...
IV. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện đã cung cấp những tư liệu mới về ẩm thực trong
ngày tết Nguyên Đán của người Mông ở huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên.
Chỉ ra được những biến đổi trong ẩm thực của người Mông, nguyên nhân dẫn
đến những biến đổi này. Đồng thời phân loại được đâu là những biến đổi tích
cực cũng như những biến đổi tiêu cực. Từ những kết quả nghiên cứu đạt được
báo cáo sẽ cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số kiến
nghị và giải pháp để phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến
đổi tiêu cực nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp trong ẩm thực
của người Mông ở huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên.

3


PHẦN B – NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ẨM THỰC TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN
ĐÁN CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN MƯỜNG CHÀ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Tết của người Mông được coi là ngày hội lớn nhất, nên mọi người đều
chuẩn bị cho những ngày tết rất chu đáo, cẩn thận. Họ coi ngày tết không chỉ
là ngày nghỉ ngơi, ăn uống mà còn là ngày tụ họp, gặp gỡ gia đình, đón người
thân đi công tác, làm ăn xa trở về nhà. Tết là ngày của người sống, người chết
gặp nhau nên con cháu làm lễ cúng viếng tổ tiên, chào mừng ngày âm dương
giao hòa rất công phu. Người Mông ở huyện Mường Chà cầu mong cho mọi
sự được bình an, tốt đẹp thể hiện ngay trong mâm cỗ ngày tết cùng những bộ

áo váy lộng lẫy. Cũng giống như bao dân tộc khác, dân tộc Mông cũng có
những món ăn đăc sắc tượng trưng cho lễ tết rất riêng.
1.1. Bánh dày
Nếu dân tộc Kinh tết đến phải có bánh chưng thì người Mông phải có
bánh dày. Với người dân tộc Mông, bánh dày là biểu tượng của tình yêu thủy
chung của những đôi trai gái và bánh dày cũng tượng trưng cho mặt trăng,
mặt trời là nguồn gốc sinh ra con người. Do vậy, trong mỗi dịp lễ, tết không
thể thiếu món bánh này.
Bánh dày của người Mông được làm rất công phu, nguyên liệu chính là
gạo nếp nương thơm và dẻo. Khi đã chọn được gạo ưng ý, gạo mang vo cho
sạch rồi ngâm bằng nước ấm khoảng 12 giờ rồi vớt ra để ráo nước mới cho
vào chõ để đồ xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất
hương thơm của nếp nương, hạt nếp dẻo lại không bị nát.
Cối giã bánh dày của người Mông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ
mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chày giã bánh cũng được làn bằng cá

4


loại gỗ cứng và nặng. Giã bánh dày là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi
nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là
những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng. Mỗi lần 2 người, khi
đã thấm mệt thì lại chuyển cho 2 người khác thay nhau giã. Giã càng kỹ thì
bánh càng dẻo, ngon và để được lâu. Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì
mới hoàn thành.
Khi xôi được giã xong là lúc các bà, các chị khéo léo nặn thành những
chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời. Để bột khỏi dính tay và
tăng độ thơm ngon của bánh, người ta xoa lòng đỏ trứng gà vào lòng bàn tay
lúc nặn bánh. Lá gói bánh là lá chuối đã hơ qua lửa.
Những chiếc bánh dày khi ăn, bánh sẽ được cắt ra thành từng miếng và

chấm với mật ong rừng. Vị ngọt của mật ong rừng hòa quyện lẫn với hương
vị dẻo thơm của bánh dày đã tạo nên một hương vị mới lạ, riêng có của núi
rừng Tây Bắc.

Bánh dày là thứ không thể thiếu trong ngày tết
Mỗi gia đình thường làm từ 20-50 cái để ăn dần, cũng như làm quà cho
những người đến chúc tết. Bánh có thể để được lâu, ăn dần nhưng về lâu
bánh rất cứng và có thể dễ bị mốc, khi ăn người ta cắt nhỏ chiếc bánh ra. Bốn

5


chiếc bánh đầu tiên gia chủ cất để cúng tổ tiên, tiếp theo chia cho người già,
trẻ con
1.2. Mèn Mén
Mèn mén là món bột ngô hấp, được làm từ một loại nguyên liệu hết
sức bình thường nhưng đem lại hương vị thơm ngon đặc biệt. Trước đây,
Người Mông thường sinh sống trên những triền núi cao, khó khăn cho việc
giao thương trao đổi hàng hoá, không có điều kiện trồng lúa nước. Vì thế cây
ngô là cây lương thực chính của bà con. Từ đó, bà con đã sáng tạo và chế
biến ra món ăn Mèn mén để thay cơm… Dần dần, mèn mén thành món ăn
chính trong cuộc sống, cũng như món ăn không thể thiếu được trong những
ngày lễ tết.

Mèn mén là món ăn chính trong bữa cơm cũng như các mâm cỗ
Mèn mén được làm từ ngô tẻ truyền thống địa phương ở Mường Chà
chứ các loại ngô lại, ngô hàng hoá thì không thể làm được món này. Món ăn
nghe rất đơn giản nhưng để làm ra nó phải trải qua nhiều bước kì công. Ngô
được đem tách hạt, xay nhỏ và sàng cho bột thật mịn, đều. Sau đó, ngô được
trộn với nước, người phụ nữ Mông phải tính toán sao cho lượng nước vừa đủ

để bột mịn, không quá khô, không quá nhão. Rồi, mang đồ bột ngô 2 lần. Lần
đầu, đồ cho bột ngô nở tơi ra, sau đem bắc ra, để nguội. Đảo bột đã được đồ
cho bông tơi, đem đồ lần 2 với lửa vừa đều, cho đến khi dậy mùi thơm. Mèn
mén chín, dậy mùi, dẻo và tơi. Ăn mèn mén bao giờ cũng kèm thêm một bát

6


canh. Người Mông thường ăn món này với canh bí đỏ, canh su su… dễ ăn, dễ
nuốt mà không bị sặc, tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn. Nhai miếng mèn
mén nho nhỏ, uống hớp nước canh sẽ thấy bùi bùi trong miệng, càng nhai kỹ
càng thấy ngon, thấy ngọt, một mùi vị tự nhiên của núi rừng. Mùa đông, mèn
mén thường được ăn kèm với ớt phơi khô để làm nóng người, xua tan đi cái
lạnh “cắt da cắt thịt” của miền núi Tây Bắc.
1.3. Thịt gà
Người Mông quan niệm không có con gà thì không ai gọi thần mặt trời
dậy, trời đất tối tăm mãi. Cho nên, khi cúng người Mông cắt tiết gà ngay tại
bàn thờ, nhưng đây phải là con gà trống rồi nhổ một ít lông gà nhúng vào tiết
dán lên những tờ giấy dán trên bàn thờ. Sau đó, mới đem gà đi làm cơm cúng.
Ngoài ra họ còn mổ thêm 4 đến 5 con gà khác để ăn tết.
Ngoài ra, cách chế biến thịt gà luộc phải làm sao cho thịt gà không
chín kĩ như vậy da của thịt gà sẽ bị bong ra trông không đẹp mắt nhưng cũng
không qua loa thịt gà sẽ dai và còn sống vì như vậy các cụ già và trẻ em sẽ
không ăn được. Gà khi luộc chín phải có màu vàng óng và có hương vị thơm
ngon. Khi dâng cúng tổ tiên phải để cả con, gà được để lên trên chiếc đĩa đặt
ở chiếc lá chuối được xếp ở giữa gian để gà sao cho đẹp mắt, đầu gà hướng
lên trên, mào gà không có màu tía, chân gà phải vàng óng.
1.4. Thịt lợn
Dịp tết được coi là ngày vô cùng quan trọng nên hầu hết các nhà đều
mổ những con lợn rất to để tiếp đón anh em, họ hàng, láng giềng và làm tròn

nghĩa vụ với tổ tiên, thần linh. Phần thịt nạc có thể ăn hết trong những ngày
tết nhưng riêng phần mỡ thì người Mông cắt ra thành từng miếng dài ướp
muối treo lên gác bếp cho mùa nương rẫy không có thức ăn. Vào 3 ngày đầu
của năm mới người Mông chỉ toàn ăn thịt, đến sau ngày mùng 3, rau và canh
mới xuất hiện trong bữa cơm. Bởi bà con quan niệm, ăn rau trong những
ngày này thì cả năm sẽ khó làm ăn, trồng cây hay bị mất mùa, rồi ăn cơm
chan canh hay gặp mưa to khi đang đi làm.

7


Để có được những đĩa thịt lợn luộc ngày tết thơm ngon đồng bào Mông
phải làm sạch lông lợn, sau đó phải thui rơm hoặc gianh lợp mái nhà, như
vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không nhạt, đồng thời
làm cho da lợn có màu vàng như màu mật ong. Tiếp đến, thịt lợn được cắt
thành từng phần thịt nhỏ, rửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Khi thịt lợn chín
nhìn màu thịt rất tươi ngon, có mùi thơm ngậy. Người Mông thường xếp thịt
xuống lá chuối hoặc đặt vào đĩa. Món ăn này được dâng cúng lên tổ tiên
nhằm bày tỏ tình cảm của con cháu đối với tổ tiên và đã phù hộ cho năm cũ
chăn nuôi thuận lợi, càng xếp nhiều thịt càng chứng tỏ năm đó làm ăn tốt.
1.5. Đồ uống
Đồ uống chủ yếu trong những ngày vui tết là rượu có thể là rượu ngô
cũng có thể là rượu gạo còn bia rất ít. Người Mông huyện Mường Chà cho
rằng uống rượu trong ngày tết là một trong những cách thể hiện tình cảm của
gia đình với anh em, láng giềng, bằng hữu. Rượu như có sợi dây vô hình ràng
buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mọi người trào dâng lời hay, ý
đẹp, nói lên được những điều mới mẻ, ý nghĩa thấm sâu và hào hứng mà
những lúc khác không có rượu chưa nói được với nhau.
Về nguyên liệu chủ yếu là ngô hoặc có thể là gạo. Để nấu rượu ngon
theo quan niệm người mông có 3 yếu tố quan trọng. Một là phải chưng cất

thủ công nhằm thể hiện giá trị truyền thống lâu đời cộng thêm tâm huyết với
nghề và sự gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà người Mông nơi đây
đã không quản ngại bỏ ra công sức, thời gian với các công đoạn thủ công tạo
ra chén rượu ngon. Hai là loại men nấu rượu phải là những loại lá cây rừng
quý hiếm, được lấy trên núi cao tạo thành loại men đặc trưng chỉ có các vùng
cao nơi đây được thiên nhiên ưu đãi mới có. Người Mông biết kết hợp một
cách tài tình những loại lá trên tạo ra linh hồn cho các sơn tửu này. Ba là, loại
ngô nấu rượu phải là giống ngô vàng của người Mông vùng cao thì mới làm
nên vị cay cay, thanh thanh, mát mát và ngọt dịu không đâu sánh được. Chứ
các loại ngô lai và ngô hàng hoá thì nấu không được.

8


CHƯƠNG 2
NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĂM THỰC TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN
CỦA NGƯỜI MÔNG HUYỆN MƯỜNG CHÀ TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Những biến đổi về ẩm thực trong ngày tết nguyên đán của người
Mông ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
2.1.1. Biến đổi về nguyên liệu
Dân tộc Mông sống chủ yếu ở vùng núi cao, điều kiện kinh tế còn hạn
chế nên hầu hết đều gắn bó với tự nhiên, với đất rừng. Tuy nhiên, tài nguyên
rừng hiện nay đang có nguy cơ mất mát dần. Bởi vậy, điều đó ảnh hưởng rất
lớn đến ăn uống của người Mông ở huyện Mường Chà. Nguồn nguyên liệu
có được trong tự nhiên không còn nhiều, dẫn đến nhiều món ăn cũng chỉ tồn
tại trong ký ức của lớp người lớn tuổi, các loại thịt gà rừng, lợn rừng, sóc,
nhím...hoàn toàn vắng trong các món ăn trong ngày tết Nguyên Đán của
người Mông. Các loại nấm rừng, các loại côn trùng ngày càng khó kiếm và

biến mất trong các món ăn của người Mông ở Mường Chà. Những mô hình
kinh tế mới, phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo quy mô lớn đã và đang được
áp dụng nhiều ở huyện. Điều này phản ánh sự thích ứng cao của đồng bào đối
với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, từ việc chăn nuôi chỉ để phục
vụ các dịp lễ, tết nay đã trở thành nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày.
Những biến đổi về sinh kế nông nghiệp của người Mông, đã tạo sự
thay đổi lớn về nguồn nguyên liệu sản xuất, điều đó làm cho nguồn nguyên
liệu chế biến đồ ăn uống ở huyện, cũng thay đổi rất lớn. Hệ quả kéo theo, ẩm
thực trong ngày tết của dân tộc Mông ở huyện Mường Chà cũng thay đổi
nhiều hơn xưa.

9


Đa phần những biến đổi này là tích cực, đồng bào Mông đã hạn chế
việc phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên. Đã hạn chế săn bắt thú rừng làm
nguyên liệu chế biến thức ăn. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều nguồn
nguyên liệu mới đó là các loại vật nuôi cây trồng mới. Giống ngô, gạo cũ địa
phương thay đổi còn lại rất ít xuất hiện nhiều giống ngô, gạo mới với năng
xuất cao hơn. Tuy nhiên chất lượng của các giống mới rõ ràng không thể phù
hợp dùng làm nguyên liệu như trước. nhất là nguyên liệu làm bánh dày, mèn
mén, rượu.
2.1.2. Biến đổi cách thức chế biến
Cùng với sự phát triển kinh tế, hội nhập giao lưu văn hóa người Mông
đã tiếp thu nhiều thứ từ các dân tộc khác như: sản xuất, ăn mặc và trong đó
có ẩm thực. Trong ăn uống, người Mông chế biến rất đơn giản, họ chỉ sử
dụng phổ biến các cách chế biến như : đồ, luộc, xào... giờ đây họ đã tiếp thu
nhiều cách nấu ăn mới thêm cầu kì như: sốt, ninh, hầm... làm cho món ăn
thêm phong phú đa dạng và tăng thêm hương vị ngày Tết. Thịt lợn là món ăn
truyền thống của người Mông không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán, trước

đây chỉ có cách thức chế biến là luộc chủ yếu. Còn hiện nay thịt lợn có thể
xào với nấm hương, nướng với lá chanh hoặc nấu với măng...Còn món mèn
mén hầu như ít gia đình còn đồ và thưởng thức trong ngày tết. Mèn mén dần
bị xoá xổ đồng bào sử dụng gạo nhiều hơn trong sinh hoạt thường ngày cũng
như lễ tết. Sự biến mất dần món Mèn mén thật sự là một điều đáng tiếc…
Trước đây, do điều kiện thiếu thốn vật chất, nước sạch nên chết biến
đôi lúc còn sơ sài mất vệ sinh không đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngày nay,
kinh tế và đời sống phát triển đồng bào chế biến cẩn thận, cầu kì, trang trí đẹp
mắt hơn.
Món bánh dày cũng thay đổi rất nhiều so với trước. Ngày nay với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật người ta đã chế tạo ra các máy giã bánh dày
tự động, thậm chí là các loại máy xay cơm sau khi đồ xong. Mặc dù có nhiều
lợi thế nhưng khi làm bằng máy không thể đảm bảo chất lượng và ngon bằng

10


giã thủ công. Giã bánh dày bằng tay mới thắt chặt thêm tình đoàn kết, bánh
dẻo hơn, thơm hơn và có lao động vất vả ăn cũng ngon hơn.
Đối với đồ uống, cách nấu rượu cũng thay đổi không còn nấu theo cách
truyền thống, Rượu thường được nấu với nguyên liệu không đúng tiêu chuẩn
với men và cách nấu công nghiệp thậm chí nhiều gia đình phải đi mua. Điều
này làm cho rượu mất đi vị ngọt, vị cay cay, thanh mát của mình.
2.1.3. Biến đổi về cách thức sử dụng
Trước đây khi cuộc sống còn khó khăn về mọi mặt thì những ngày Tết,
người Mông hầu như không mua sắm được các thực phẩm mà chủ yếu là lấy
từ chăn nuôi và khai thác tự nhiên với hình thức chủ yếu là tự cung tự cấp.
Chính vì thế mà họ chỉ mong ước có của ăn như mèn mén, cơm, rau rừng và
chút thịt gà là chủ yếu, còn gia đình nào có điều kiện nuôi được con lợn để
thịt vào ngày tết là niềm may mắn nên các món ăn cũng không cần phải cầu

kỳ, nhiều gia vị. Khi thịt lợn ăn tết, đồng bào thường ướp muối mặn treo gác
bếp để được lâu phục vụ sau tết đi nương rẫy, nếu không như vậy sau tết họ
hết cái ăn. Nhưng hiện nay cuộc sống ổn định và đầy đủ hơn, khi tết đến gia
đình nào cũng háo hức đi sắm tết. Đồ ăn thức uống đa dạng hơn về cách bảo
quản và sử dụng như đồng bào đã bảo quản bằng tủ lạnh, uống bia, nước
ngọt…Trước kia là ăn cho no nay họ quan niệm ăn uống chính là một cách
thửởng thức ăn cho no, cho chắc buṇg, ngày nay họ quan niệm ăn còn phải
ngon, độc đáo.
2.2. Nguyên nhân biến đổi ẩm thực
2.2.1. Giao lưu văn hóa
Huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên là nơi cư trú của đông đảo các dân
tộc Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như: Thái, Mông , Mường, Hà
Nhì, Dao,Tày… các dân tộc sống xen kẽ với nhau. Chính điều này đã làm cho
các dân tộc gần gũi và hòa nhập vào nhau. Vì vậy sẽ có sự giao lưu, tiếp nhận
văn hóa của nhau giữa các dân tộc. Đồng bào Mông trong huyện không chỉ
chế biến thức ăn truyền thống của dân tộc mình mà còn tiếp thu nhiều món ăn

11


lạ, ngon của các dân tộc khác với nhiều cách chế biến khác nhau như giò chả,
nem rán, thịt lợn kho, đủ các vị như: vị cay, vị đắng, vị chua... làm cho mâm
cơm ngày tết thêm đa dạng về khẩu vị hơn. Đồ uống trong ngày Tết cũng
không chỉ bó hẹp trong rượu mà đông bào còn uống các loại đồ uống như bia,
nước ngọt...
2.2.2. Môi trường xã hội thay đổi
Đảng bộ huyện Mường Chà luôn chú trọng tới vấn đề phát triển kinh tế
miền núi nên đã vận động, giúp đỡ đồng bào sống định canh định cư, ổn định
đời sống, từng bước chuyển dịch nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần cùng với xu hướng chung của toàn tỉnh. Những

năm gần đây, Đảng đã chủ trương thực hiện việc giao đất giao rừng hỗ trợ
nông thôn mới, cấp phát vật nuôi và gia súc đến các hộ gia đình ở những
vùng đặc biệt khó khăn tạo cho người dân ý thức phát triển sản xuất trên quê
hương.
2.2.3. Môi trường tự nhiên thay đổi
Người Mông huyện Mường Chà sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào
tự nhiên rất lớn song hiện nay phải chịu tác động trở lại làm cho biến đổi
mạnh mẽ, đặc biệt là tài nguyên rừng. Vốn xưa kia rừng được xem là nơi
cung cấp nhiều nhu yếu phẩm cho bữa cơm hàng ngày. Thì đến nay những
sản vật trong rừng bị khai thác một cách bừa bãi mà các nguồn lợi thiên nhiên
đã cạn kiệt và đang được bảo tồn. Bởi vậy, trong bữa ăn ngày tết của người
Mông không còn nhiều món ăn từ thiên nhiên nữa, mà có những món ăn mới
từ trao đổi mua bán. Vì thế, để giữ gìn văn hóa truyền thống trong đó có ẩm
thực ngày Tết Nguyên Đán của người Mông Mường Chà cần phải tuyên
truyền đến tất cả mọi người dân, sự vào cuộc của các cơ quan chính quyền và
đặc biệt là các cán bộ ngành văn hóa trong huyện.
2.2.4. Biến đổi các hoạt động kinh tế
Trước đây, khi chưa hội nhập và hợp tác phát triển nền kinh tế còn găpp
nhiều khó khăn, lương thựcp, thực phẩm còn hạn chế. Nên cuộc sống của

12


người dân rất khó khăn, đồng bào phải vào rừng kiếm măng và các loại rau
để bổ sung cho bữa ăn. Hiện nay, cùng với những chính sách hỗ trợ và phát
triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, người Mông đã tự vận động, làm thay đổi
đáng kể mức sống của gia đình mình. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi hướng
ra trao đổi, mua bán nhiều hơn. Nhiều cửa hàng mọc lên ở các trung tâm xã
trong huyện. Giờ đây quan niêṃ của đồng bào ăn uống không chỉ là ăn cho
no, cho chắc buṇg mà còn phải ngon, độc đáo.

2.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị của ẩm thực trong ngày tết của người
Mông ở Mường Chà.
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho người dân
Trong đời sống gia đình, các bà, các mẹ nên truyền dạy cho con, cháu
mình và các thế hệ trẻ tiếp thu những kiến thức về văn hóa ẩm thực, các món
ăn truyền thống cũng như cách ứng xử tốt đẹp của dân tộc mình thông qua
những hoạt động, những việc làm cụ thể. Trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội, du lịch ở tỉnh Điện Biên được xác định là có nhiều lợi thế để phát
triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, mọi sản phẩm được đưa ra
đều phải mang đặc trưng của địa phương từ trang phục, ẩm thực và giao tiếp.
Vì thế người dân địa phương nói chung và những người tham gia hoạt
động văn hóa, du lịch nói riêng cần phải có sự am hiểu nhất định về văn hóa
tộc người, cả về văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Việc cung cấp dịch vụ
du lịch diễn ra chủ yếu trên hoạt động giao tiếp giữa người với người, do đó
xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về
du lịch và cách ứng xử đối với khách du lịch là vấn đề nên làm để nâng cao
chất lượng dịch vụ trong du lịch nói chung và trong phục vụ ăn uống nói
riêng.
2.3.2. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, quảng bá về ẩm thực của người
Mông

13


Nên tận dụng các cơ hội để triển khai, tham gia các hội nghị, các liên
hoan, trình diễn…để có điều kiện tuyên truyền, tiếp thị về các sản phẩm địa
phương cũng như giá trị văn hóa tộc người của người Mông ở Mường Chà,
tinh Điện Biên.
Đồng thời phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chi tiết
về sức hấp dẫn của các món ăn dân tộc truyền thống, những hoạt đọng văn
hóa liên quan đến ẩm thực mà du khách sẽ được tham gia như hình ảnh về

những món ăn, về liên hoan ẩm thực, về các lớp học nấu ăn trong ngày…đây
hẳn sẽ là những hình ảnh thật sự mới đối với người Mông ở Mường Chà nói
riêng và trong tỉnh nói chung.
Bên cạnh đó, chính quyền cùng những người làm khoa học cần xúc
tiến xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sự văn hóa,
các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, những lễ hội
truyền thống, những đặc trưng về trang phục, ẩm thực hàng ngày của người
Mông. Những thông tin này không chỉ có ích cho những người mục đích đi
du lịch mà còn cần thiết để thu hút những nhà đầu tư, kinh doanh muốn đầu
tư trong tỉnh Điện Biên.
2.3.3. Giải pháp đầu tư, triển khai, thực hiện
Trước hết phải xác định việc khai thác ẩm thực truyền thống của người
Mông ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên phải gắn với hoạt động văn hóa,
du lịch. Hoạt động du lịch của địa phương phải xây dựng và phát triển phù
hợp với tiềm năng, với xu thế của huyện, của tỉnh Điện Biên. Nhưng lại phải
mang đặc thù ở huyện Mường Chà. Việc khai thác ẩm thực truyền thống, phải
gắn liền với việc phát triển hệ thống các cơ sở lưu trữ và các công trình dịch
vụ du lịch.
2.4. Số liệu/ kết quả nghiên cứu
Đề tài được thực hiện đã đem lại kết quả rất khả quan:

14


Qua tìm hiểu, Ngày tết nguyên đán của người Mông huyện Mường Chà
ngày nay có 3 nhóm biến đổi chủ yếu (Biến đổi về nguyên liệu, về cách chế
biến và về cách sử dụng) trong đó có nhiều biến đổi tích cực nhưng vẫn còn
tồn tại nhiều điểm hạn chế. Sự biến đổi ẩm thực của dân tộc Mông trong ngày
tết do rất nhiều nguyên nhân như : Sự giao lưu văn hóa, môi trường xã hội
thay đổi, biến đổi của hoạt động kinh tế… Qua số liệu và những kết quả thu

được bản thân em nhận thấy cần phải tăng cường các hoạt động tuyên truyền
với nhiều hình thức như tổ chức các cuộc thi, tuyên truyền bằng loa phát
thanh trong những ngày thứ 2 và thứ 6 cùng với những chia sẻ của một số
bạn và thầy cô đã giúp các bạn học sinh trong trường hiểu thêm về lịch sử
văn hóa và nét đẹp truyền thống giản dị vốn có của đồng bào Mông.
Qua tuyên truyền 100% học sinh trường THPT Mường chà đặc biệt các
bạn người dân tộc đã bước đầu biết trân trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, quảng bá cho bạn bè hiểu thêm về giá trị ẩm thực trong ngày tết bản
Mông.
100% các bạn trong trường nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa
tộc người nhất là văn hoá đa dạng của người Mông.
Các bạn học sinh trường THPT Mường Chà là một kênh tuyên truyền
ngay trong gia đình, anh em họ hàng làng bản của đồng bào mình.
Đề tài khi được triển khai góp phần gìn giữ nét đẹp trong ẩm thực ngày
tết cổ truyền kết hợp với những thay đổi tích cực trong chế biến, sử dụng thực
phẩm làm cho tết nguyên Đán an toàn, tiết kiệm, lành mạnh, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm làm giảm thiểu tối đa tình trạng các bạn học sinh bỏ học
sau tết.
Góp phần xoá bỏ, cải tiết một số phong tục, cách chế biến ẩm thực lạc
hậu đối với đồng bào nói chung cũng như người Mông nói riêng.

15


PHẦN C – KẾT LUẬN
Mỗi món ăn của người Mông là kết quả của quá trình lao động cần cù,
vất vả, sáng tạo mà có được. Chính vì vậy mà người Mông vô cùng nâng niu
từng nguyên liệu, và luôn có trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực.
Điều đó thể hiện sâu sắc trong nề nếp gia đình và tính cộng động, cộng cảm
tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau, giữa những người anh em họ

hàng, làng xóm,… trong cỗ bàn, đám sá.
Đồng thời, ẩm thực Mông thể hiện tính cộng đồng gắn bó nhau, tính
nhân sinh quan, thế giới quan sâu sắc và sự hòa hợp âm dương. Chính những
điều này, làm cho ẩm thực Mông trở thành nét văn hóa đặc sắc góp phần tạo
nên sự đa dạng cho văn hóa Việt Nam. Với những thay đổi là về kinh tế - xã
hội – văn hóa. Văn hóa truyền thống của người Mông, đặc biệt là ẩm thực
trong ngày Tết Nguyên Đán cũng có nhiều biến đổi mạnh mẽ và có nguy cơ
mai một. Chính vì vậy trong xu thế hội nhập hiện nay, cần có những giải
pháp, chính sách kịp thời để bảo tồn các giá trị văn hóa ẩm thực tốt đẹp đồng
thời hạn chế đi những biến đổi tiêu cực cũng như những hủ tục lạc hậu để các
giá trị văn hóa truyền thống nói chung và ẩm thực Mông trong ngày Tết nói
riêng luôn được bảo tồn và phát huy trở thành điểm nhấn trong nền văn hóa
đa dạng Việt Nam.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phạm Văn Lực (2011), Một số vấn đề về lịch sử và văn hóa Tây Bắc,
NXB đại học sư phạm.
- Nguyễn Thị Bẩy (2004), Văn hóa ẩm thực vùng cao phía Bắc, Tạp chí
dân tộc học, số 1
- Trần Bình (2001), Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở
Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Trần Bình (2014), Các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Lao động, Hà
Nội
- Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hóa Viêṭ Nam , Nxb. Giáo dục Hà
Nôị.
- Thông tin liên quan được sử dụng nguồn trên Internet


17



×