Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỒNG THỊ ĐIỆP

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Đồng Thị Điệp

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới thầy PGS.TS. Lê Hữu Ảnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Tài chính, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Cục thuế tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Đồng Thị Điệp

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... viii
Thesis abstract ................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1
1.2

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1
1.2.2

Mục tiêu nghiên cứu chung ................................................................................... 2
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................... 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.2


Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp....................................................................................................... 3
2.1

Lý luận chung về doanh nghiệp và nội dung quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh .................................................... 3

2.1.1
2.1.2

Khái quát chung về doanh nghiệp ......................................................................... 3
Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh........................... 5

2.1.3
2.1.4

Một số nội dung cơ bản của luật thuế thu nhập doanh nghiệp................................ 9
Mô hình tổ chức quản lý thuế ............................................................................. 13

2.1.5
2.1.6

Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh ......................................................................................................... 15
Các yếu tố tác động đến công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp ..................... 21

2.2


Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 22

2.2.1

Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại một số địa phương ............................................................. 22
Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh cho Cục thuế tỉnh Bắc Giang....................................... 26

2.2.2

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu............................................... 28
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 28

iii


3.1.1
3.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang ..................................................... 28
Giới thiệu về Cục thuế tỉnh Bắc Giang ................................................................ 29

3.2

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 34


3.2.1

Phương pháp thu thập số liệu, thông tin .............................................................. 34

3.2.2
3.2.3

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................... 36
Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................. 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 40
4.1

Tình hình thực hiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh Bắc Giang ......................................... 40

4.1.1

Kết quả thực hiện thu Ngân sách Nhà nước ........................................................ 41

4.1.2

4.2.1

Quản lý doanh nghiệp và kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh .......................................................................... 44
Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh Bắc Giang ......................................... 48
Quản lý công tác đăng ký, kê khai, ấn định thuế, nộp thuế .................................. 48


4.2.2
4.2.3
4.2.4

Quản lý thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế................................................. 50
Quản lý nợ thuế .................................................................................................. 52
Quản lý công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế .................................................... 55

4.3
4.3.1

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh Bắc Giang ......................... 57
Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế................. 57

4.3.2
4.3.3

Hệ thống chính sách thuế, pháp luật thuế ............................................................ 61
Công tác tuyên truyền chính sách thuế ................................................................ 62

4.4
4.4.1

Đánh giá chung công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh Bắc Giang ......................................... 63
Những kết quả đạt được ...................................................................................... 63

4.4.2


Nguyên nhân và hạn chế ..................................................................................... 65

4.5

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế tỉnh Bắc Giang ......................... 69

4.5.1

Phương hướng, nhiệm vụ của ngành thuế tỉnh Bắc Giang ................................... 69

4.5.2

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang ................................... 71

4.2

Phần 5. Kết luận ............................................................................................................ 81
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 82
Phụ lục ........................................................................................................................... 84

iv


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CBCC

Cán bộ công chức

DN

Doanh nghiệp

DN NQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

NSNN

Ngân sách Nhà nước

KBNN

Kho bạc nhà nước

KT-XH


Kinh tế - xã hội

MST

Mã số thuế

NNT

Người nộp thuế

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TK

Tài khoản

TNCT

Thu nhập chịu thuế


UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Các Phòng chức năng thuộc Cục thuế tỉnh Bắc Giang ................................ 30

Bảng 3.2

Số lượng và trình độ cán bộ công chức Cục thuế tỉnh Bắc Giang ................ 31

Bảng 3.3

Kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang...................... 33

Bảng 4.1

Số lượng doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang ................................................. 41

Bảng 4.2


Kết quả thu ngân sách ................................................................................ 43

Bảng 4.3

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động ...................................................... 44

Bảng 4.4

Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh
Bắc Giang giai đoạn từ năm 2013-2015 ..................................................... 46

Bảng 4.5

Số thu thuế từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh..................................... 47

Bảng 4.6

Tình hình nợ đọng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh ....................................................................................... 47

Bảng 4.7

Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh được cấp mã số thuế mới
tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang ....................................................................... 49

Bảng 4.8

Số lượng hồ sơ khai thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục
thuế tỉnh Bắc Giang ................................................................................... 50


Bảng 4.9

Số lượng hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................ 51

Bảng 4.10

Tình hình miễn giảm thuế .......................................................................... 52

Bảng 4.11

Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục
thuế tỉnh Bắc giang ........................................................................................

Bảng 4.12

Kết quả các cuộc kiểm tra thuế ................................................................... 56

Bảng 4.13

Kết quả điều tra về sai sót trong kê khai, nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp ........................................................................................................ 59

Bảng 4.14

Kết quả điều tra doanh nghiệp về hoạt động kiểm tra thuế của cơ
quan thuế tác động đến các doanh nghiệp ................................................... 60

Bảng 4.15


Kết quả điều tra về thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp................. 62

Bảng 4.16

Kết quả điều tra về dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ...................................... 63

Bảng 4.17

Dự toán thu Ngân sách nhà nước năm 2016 ............................................... 70

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1

Tổ chức quản lý theo chức năng của hệ thống thuế Việt Nam ....................... 14

Hình 2.2

Quy định nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp .......................... 16

Hình 3.1

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang ............................................................... 28

Hình 3.2

Cơ cấu tổ chức Cục thuế tỉnh Bắc Giang ...................................................... 31


Hình 3.3

Thực hiện kế hoạch thu ngân sách nhà nước của Cục thuế tỉnh Bắc Giang.............. 33

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đồng Thị Điệp
2. Tên luận văn: “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang”
3. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
5. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
5.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế Thu nhập Doanh nghiệp đối
với Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất các giải
pháp tăng cường quản lý thuế Thu nhập Doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện công tác quản
lý thuế Thu nhập Doanh nghiệp trong các năm tiếp theo;
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế Thu nhập Doanh nghiệp;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế Thu nhập Doanh nghiệp;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập Doanh nghiệp đối với
Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang.
5.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý các
Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến quản lý thuế
Thu nhập Doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang.

- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu về
thuế Thu nhập Doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh thực hiện tại Cục
Thuế tỉnh Bắc Giang. Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng Công
tác quản lý thuế Thu nhập Doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đối với các Doanh
nghiệp nói chung và Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh nói riêng trên địa bàn tỉnh từ năm
2013 đến 2015.
6. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
6.1. Phương pháp thu thập thông tin gồm có: Phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp. Phương pháp Thu thập thông tin sơ cấp.
6.2. Phương pháp xử lý số liệu: Thu thập, tập hợp, sắp xếp, phân loại số liệu thành
dạng bảng, biểu đồ, đồ thị. Số liệu được xử lý bằng máy tính với sự hỗ trợ của chương
trình Excel.

viii


6.3. Phương pháp phân tích số liệu gồm có: Phương pháp thống kê mô tả. Phương
pháp phân tích thống kê. Phương pháp so sánh.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn đã hệ thống hóa được một số lý luận cơ bản về Thuế nhà nước nói chung
và sắc thuế Thu nhập Doanh nghiệp nói riêng;đặc điểm, vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế
thông qua các chính sách thuế.
Luận văn đã đưa ra nội dung phân tích đánh giá công tác quản lý các Donh nghiệp
nói chung và Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh nói riên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang và
tình hình nộp thuế của các Doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước. Từ thực tiễn công tác
quản lý Thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang để có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành
Thuế nói chung và cục Thuế tỉnh Bắc Giang nói riêng có những giải pháp hoàn thiện về cơ
chế chính sách và phương pháp quản lý nguồn thu trên địa bàn một cách hữu hiệu nhất, tạo
sự công bằng trong phát triển kinh tế - xã hội.

8. Luận văn đã đưa ra được các kết quả như sau:
Đặc điểm, thực trạng, đánh giá, định hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
và thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
9. Kết luận
Công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế Thu nhập Doanh nghiệp nói riêng
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang là khá tốt, góp phần
rất lớn vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của ngành thuế Bắc
Giang. Sự thân thiện giữa công chức thuế với Doanh nghiệp sẽ tạo lập mối quan hệ tốt và
cái nhìn tốt đẹp của Người nộp thuế với cán bộ công chức thuế hiện nay, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả trong công quản lý, theo dõi Người nộp thuế.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm, thực trạng trong công tác quản lý thuế nói chung và
quản lý thuế Thu nhập Doanh nghiệp nói riêng của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang trong những
năm vừa qua đưa ra những mặt còn hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu thuế,
đến Người nộp thuế. Bên cạnh đó em đã làm phiếu khảo sát các Doanh nghiệp để đánh giá
sự hài lòng của các Doanh nghiệp trong công tác quản lý và thu thuế của Cục Thuế tỉnh
Bắc Giang. Từ đó đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo sự hài
lòng và thân thiện, đồng hành của các Doanh nghiệp (Người nộp thuế) cùng ngành Thuế
tỉnh Bắc Giang. Đó là Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thuế Thu nhập Doanh
nghiêp đối với Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang như sau:
Hoàn thiện công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Hoàn thiện thủ tục
hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Tăng cường công tác quản lý nợ thuế, xóa nợ tiền thuế,
tiền phạt; Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra thuế,… . Các giải pháp này
phải được thực hiện đồng bộ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

ix


THESIS ABSTRACT
1. Author's name: Dong Thi Diep
2. Name of the thesis: The management of the enterprise income tax for non- state

enterprises in the tax department in Bac Giang province.
3. Specialized: Business Administration
Code: 60.34.01.02
4. Educational institutions:Vietnam Institute of Agriculture
5. Target and object research:
5.1. Research objectives:
- On the basis of an assessment of the management of enterprise income tax for
non-stateenterprises in the tax department in Bac Giang province ,I propose the
solution to enhance the management of enterprise income tax, contribute to
-

improve the management of enterprise income tax in the next year.
Codifying theoretical and practical basis on the management of enterprise
income tax;
Assessing the status of the management of enterprise income tax revenue;
proposing solutions to improve the management of enterprise income tax for
non-state enterprises at the tax department in Bac Giang province;

5.2. Object and scope of the study:
+ Research subjects: Research subjects of the study is the management of
enterprise income tax
for non-state enterprises at the tax department ;production and business activities
related to the management of enterprise income tax in Bac Giang province
+ Scope of Research: -The scope of space: Research subjects of the study is the
management of enterprise income taxfor non-state enterprises at the tax department in Bac
giang province
- The scope of time: Conducting research on the actual status of the tax
administration of the local enterprise income tax in Bac Giang province for businesses in
general and non-state enterprises in particular in the province from 2013 to 2015
6. The method of research was used:

6.1 Methods of collecting information include: Methods of collecting secondary
data. Method of collecting primary information
6.2 Data processing methods: Collecting, aggregating, arranging, classifying of
data into tables, charts, graphs. The data is processed by computer with the aid of the
Excel program.
6.3 Data analysis methods include: described, Statistical methods, Comparative
methods.

x


7. The scientific and practical significance
- Thesis has codified some basic theoretical in state tax in general and enterprise
income taxes in particular ;characteristics and roles in macro economy through tax policy.
- Thesis has given moral content analysis and evaluation of the management of the
business in general and non-state enterprises in particular in Bac Giang province.The
factors affecting the management, inspection and supervision of Tax Department in
BacGiang provinces and the tax payment by enterprises in the state budget.
8. The thesis has given the following results:
Characteristics, status and evaluation, oriented solution and completion of the
management andenterprise income tax revenue.
9. Conclusion:
- Tax management in general and enterprise income tax management in particular in
Bac Giang province last time in Bac Giang provincial tax departments as well, contributing
greatly to the successful completion of tasks cashier state tax service of Bac Giang.
- The friendliness between tax officers now will create good relationships and good
relations between taxpayers and tax officials at present, thereby contributing to improve
the efficiency in the management, monitor taxpayers
-On the basis of analyzing the characteristics and implementation of the management
organs of general taxation and tax administration in particular at income tax department of

Bac Giang province in recent years has taken the limits, the effects affecting the collection
of taxes, to the taxpayer
- Besides, I did the survey of businesses to assess the satisfaction of the enterprises in the
management and collection of the tax department in Bac Giang Province.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuế là nguồn thu chủ yếu và mang tính quyết định đối với ngân sách Nhà
nước (NSNN), mọi quốc gia tồn tại và phát triển đều phải dựa trên cơ sở nguồn thu
ngân sách quốc gia. Ngoài ra, thuế còn là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng,
có hiệu lực để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Phạm vi và đối
tượng tác động của thuế rất rộng, liên quan đến mọi ngành, mọi cấp và mọi công
dân, không chỉ là công dân trong nước mà còn tác động đến công dân nước ngoài
sinh sống làm ăn tại Việt Nam và cả các quốc gia có liên quan đến lợi ích kinh tế.
Có thể nói hệ thống chính sách, pháp luật thuế Nhà nước có vai trò, vị trí vô cùng
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, bảo vệ độc lập
chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì loại hình doanh nghiệp ngoài quốc
doanh (DN NQD) cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của các doanh nghiệp
(DN) này đã thu hút được một lực lượng lao động khá lớn, góp phần giải quyết vấn
đề lao động dư thừa hiện nay. Số thu về thuế TNDN NQD trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang nói riêng chiếm 60% tổng số thu NQD toàn Tỉnh.
Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các hội thảo về chính
sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và đổi mới công tác quản lý thuế TNDN
của các đơn vị trong và ngoài ngành thuế. Tuy nhiên, trong thời gian qua tại Bắc
Giang có một số đề tài nghiên cứu nhằm đổi mới, tăng cường công tác quản lý thuế
TNDN đối với DN NQD, bên cạnh đó chính sách thuế TNDN cũng đã được sửa

đổi, bổ sung nhưng trong thực tế áp dụng hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập
như thuế suất, khai thuế, nộp thuế, miễn, giảm, gia hạn nộp thuế...
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết được nêu ở trên chính là lý
do em chọn đề tài: “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang”.
Với mục đích, tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN đối
với các DN NQD tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang và đánh giá những mặt được,
những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý
để từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý
thu thuế TNDN đối với các DN NQD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với DN
NQD tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản
lý thuế TNDN, góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trong các năm
tiếp theo.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế TNDN;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế TNDN;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với DN
NQD tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các DN NQD hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến quản lý thuế
TNDN tại Cục thuế tỉnh Bắc Giang
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu


1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Quản lý thuế TNDN đối với các nội dung về:
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế;
2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;
3. Quản lý nợ thuế;
4. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

1.3.2.2. Phạm vi không gian
- Đề tài được tập trung nghiên cứu về thuế TNDN đối với DN NQD thực
hiện tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang

1.3.2.3. Phạm vi thời gian
- Công tác quản lý thuế TNDN của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đối với các DN
nói chung và DN NQD nói riêng trên địa bàn tỉnh từ năm 2013 đến 2015.

2


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP
VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH
2.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chung của doanh nghiệp
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một
DN, mỗi định nghĩa đều mang trong đó một nội dung nhất định với một giá trị nhất
định. Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tác giả đứng trên nhiều quan điểm

khác nhau khi tiếp cận DN để phát biểu. Chẳng hạn:
- Xét theo quan điểm luật pháp: DN là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân,
có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ
hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi
vốn đầu tư do DN quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và
chính sách thực thi.
- Xét theo quan điểm chức năng: DN là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại
đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm cả của các yếu tố) khác
nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản
phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản
phẩm với giá thành của sản phẩm ấy
Từ cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu về định nghĩa DN như sau: DN là
đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và
con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm
hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa
hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
Hay theo Điều 4 Luật doanh nghiệp “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích kinh doanh”.

3


Căn cứ vào quy định này thì DN có những đặc điểm sau:
- Là đơn vị kinh tế, hoạt động trên thương trường, có trụ sở giao dịch ổn định,
có tài sản,
- Đã được đăng ký kinh doanh

2.1.1.2. Hoạt động kinh doanh
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn

của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi”

2.1.1.3. Phân loại doanh nghiệp
Để nắm đặc điểm từng loại DN mà có kỹ năng quản lý DN hiệu quả, phù hợp
với từng loại DN. Tùy theo những tiêu chí khác nhau có những cách phân loại DN
khác nhau.
- Nếu xét về dấu hiệu sở hữu, tức là căn cứ vào chủ sở hữu phần vốn thành
lập nên DN ta có những loại DN sau:
+ Doanh nghiệp Nhà nước;
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh;
+ Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Hợp tác xã.
- Nếu xét về số lượng chủ sở hữu đầu tư vốn ta có:
+ Doanh nghiệp một chủ sở hữu;
+ Doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu.
- Nếu căn cứ vào tính chất của chế độ trách nhiệm về mặt tài sản của các
chủ thể kinh doanh ta có thể chia thành:
+ Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (TNHH);
+ Doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn (Doanh nghiệp tư nhân- DNTN).

2.1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu
tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của DN đã
có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy

4



động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục
hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia
giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo...
Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn
của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh
tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt
kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội, thực
tế đó đã được phản ánh qua kết quả hoạt động của DN.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh

2.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng
ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về DN NQD (có tác giả cho rằng
DN NQD là loại hình DN không thuộc sở hữu Nhà nước, chủ DN là người quyết
định mọi vấn đề liên quan tới DN; cũng có tác giả cho rằng DN NQD là DN không
chịu bất cứ sự chi phối nào của Nhà nước, DN tự chủ trong hoạt động tài chính của
mình...) nhưng một trong những quan niệm về DN NQD được thừa nhận chung là:
Doanh nghiệp NQD là hình thức DN không thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ
Hợp tác xã; toàn bộ vốn, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao
động; chủ sở hữu hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về
hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi
nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước mà không chịu sự chi
phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý.
Các hình thức cụ thể của DN NQD bao gồm:
- Công ty cổ phần;
- Công ty TNHH (Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên
trở lên);
- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân;
- Hợp tác xã.

5


Doanh nghiệp NQD là một loại hình DN nên nó mang đầy đủ đặc điểm của một
DN như: có con dấu, trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản, được đăng ký kinh doanh...
Bên cạnh đó các DN NQD còn có những đặc điểm riêng. Đó là:
- Doanh nghiệp NQD là loại hình DN có tư liệu sản xuất, phương thức sản
xuất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể người sáng lập.
- Số lượng các DN NQD nhiều hay ít phụ thuộc vào cung cầu thị trường hàng
hoá, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc
khuyến khích hay kiềm chế các hoạt động kinh tế vĩ mô.
- Các DN NQD có tính năng động cao; dễ thích nghi với hoàn cảnh, sự thay
đổi của nền kinh tế, thể hiện: ngành nghề kinh doanh rất phong phú, đa dạng như
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản, kinh doanh thương mại, cung
cấp các dịch vụ, chế tác vàng, sản xuất chế biến thức ăn, sản xuất chế biến xi
măng... nhưng chủ yếu tập trung vào kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là loại hình DN có ý thức chấp hành pháp luật
không cao, thường xuyên gian lận thuế gây thất thu thuế nhất là thuế TNDN.
- Tổ chức bộ máy quản lý của các DN NQD thường gọn gàng, linh hoạt, phù
hợp với chức năng, hoạt động của mình.

2.1.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp NQD có các đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, Các DN NQD thuộc sở hữu tư nhân.
Do thuộc sở hữu tư nhân nên các DN NQD có tính độc lập, tự chủ cao trong việc
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của mình. Tuy nhiên, do mục tiêu lợi
nhuận là tối thượng đối với các DN nên động cơ trốn, tránh thuế của các DN là rất lớn.

Thứ hai, Ngành nghề hoạt động SXKD của các DN NQD rất phong phú, đa
dạng tồn tại dưới nhiều hình thức, chủ yếu tập trung vào kinh doanh thương mại,
dịch vụ, sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ. Gần đây do sự phát triển của nền kinh tế thì
các DN NQD cũng bước đầu thâm nhập vào thị trường vốn và thị trường tài chính.
Thứ ba, Hình thức tổ chức bộ máy quản lý ở các DN NQD là do các chủ DN
quyết định. Các DN NQD tiến hành đầu tư vốn, công sức để tìm kiếm lợi nhuận nên
có thể nhanh chóng chuyển hướng sang kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề khác
một cách linh hoạt, trên các địa bàn khác nhau nhằm mục đích tạo ra được nhiều lợi
nhuận nhất.

6


Các DN NQD với quy mô vừa và nhỏ có thể dễ dàng thay đổi địa bàn, lĩnh
vực hoạt động.Với số lượng DN NQD tăng nhanh như hiện nay thì việc kiểm soát
hoạt động kinh doanh của các DN này rất khó khăn.
Chính những đặc điểm cơ bản trên của các DN NQD đã tác động và chi phối
rất mạnh mẽ đến công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng.
Tóm lại, DN NQD là hình thức DN không thuộc sở hữu nhà nước, toàn bộ
vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ lao
động DN hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động
sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau
khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết
định của Nhà nước hay cơ quan quản lý (Quốc hội, 2005).

2.1.2.3. Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua thì DN NQD hiện nay gồm: Công ty cổ phần,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp doanh và DN tư nhân. Các hình thức này có
hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú về mọi lĩnh vực, mỗi hình thức của DN

NQD lại có những đặc điểm khác nhau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Bao gồm
+ Công ty TNHH một thành viên: là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm
chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty), chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn
điều lệ của công ty (Quốc hội, 2005).
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên, đó là những DN trong đó:
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN
trong phạm vi số vốn cam kết góp vào DN.
Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá
năm mươi.
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định (Quốc
hội, 2005).
- Công ty cổ phần: Là DN trong đó:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không

7


hạn chế số lượng tối đa.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
các trường hợp theo quy định (Quốc hội, 2005).
- Công ty hợp danh: Là DN trong đó:
Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành
viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản

của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty (Quốc hội, 2005).
- Doanh nghiệp tư nhân: Là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN (Quốc hội, 2005).

2.1.2.4. Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hiện nay các DN NQD đang giữ vị trí chủ chốt trong nền kinh tế; luôn nhận
được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, hàng loạt các chính sách, chế độ
đưa ra nhằm tạo khuôn khổ cho các DN NQD phát triển, điển hình là Luật doanh
nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp 2014. Vậy chúng ta thử đặt câu hỏi xem vì sao các
DN NQD lại được quan tâm như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm
hiểu vai trò của các DN NQD đối với nền kinh tế - xã hội.
Vai trò của các DN NQD đối với nền kinh tế - xã hội bao gồm:
- Tạo nguồn thu cho NSNN chủ yếu là thuế: DN NQD tham gia vào mọi lĩnh
vực, mọi ngành nghề của nền kinh tế, hàng năm các DN NQD đã mang lại nguồn
thu đáng kể cho NSNN (năm 2014 số thuế mà các DN NQD đóng góp vào NSNN là
95.785 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng thu NSNN). Nếu như cơ chế quản lý tốt thì mức
động viên từ các DN NQD sẽ ổn định và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
thu của NSNN.
- Các DN NQD với số lượng đông đảo lại năng động nhạy bén luôn tạo ra
nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng GDP của quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế
phát triển mạnh mẽ hơn (GDP của các DN NQD thường chiếm khoảng 40% GDP

8


của cả nước).
- Các DN NQD còn có vai trò ổn định nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc
làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại

hoá đất nước, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ văn minh”.
Tóm lại: các DN NQD có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, điều
này đã trả lời cho câu hỏi vì sao Nhà nước lại ưu đãi các DN này như vậy. Tuy
nhiên DN NQD là những DN nhỏ lẻ, hoạt động trên địa bàn rộng, ý thức chấp hành
pháp luật rất thấp nên việc quản lý các DN NQD sẽ rất khó, nếu không quản lý tốt
rất dễ dẫn tới thất thu thuế.
2.1.3. Một số nội dung cơ bản của luật thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.3.1. Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế ra đời gắn liền với sự hình thành của Nhà nước, để có nguồn lực trang
trải cho các hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
xã hội giao phó, Nhà nước phải sử dụng công cụ thuế. Lúc đầu, thuế chỉ đơn giản là
những khoản đóng góp tự nguyện bằng hiện vật và lao vụ của người dân cho Nhà
nước. Sau đó, để đảm bảo tính tiện lợi trong quá trình thu nộp, quản lý và sử dụng
nguồn thu nên thuế đã được thu bằng tiền.
Mặc dù đã quen thuộc với thuật ngữ “thuế” nhưng cho đến nay vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất. Có rất nhiều định nghĩa về thuế, mỗi định nghĩa đề cập
đến một khía cạnh của thuế, nhưng ta có thể tổng hợp những đặc điểm chung từ
những định nghĩa đó như sau:
- Thuế là những khoản thu có tính chất bắt buộc gắn liền với quyền lực của
Nhà nước.
- Thuế không gắn liền với lợi ích trực tiếp mà NNT được hưởng từ những
hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước cung ứng, tức là nó không được hoàn trả trực tiếp.
Từ những đặc điểm trên, ta có thể đưa ra một khái niệm về thuế: “Thuế là
khoản thu có tính chất bắt buộc được thể chế hóa bằng pháp luật do các thể nhân
và pháp nhân đóng góp cho Nhà nước nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước. Những lợi ích mà NNT được hưởng không phải lúc nào cũng được Nhà
nước hoàn lại một cách trực tiếp và tương ứng với số thuế đã nộp”.
Hoặc khái niệm: “Thuế là một trong những biện pháp tài chính bắt buộc


9


nhưng phi hình sự của Nhà nước nhằm động viên một số bộ phận thu nhập từ lao
động, từ của cải, từ vốn, từ các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ, từ tài sản của các thể
nhân và pháp nhân nhằm tập trung vào Nhà nước để trang trải các khoản chi phí
cho bộ máy nhà nước và các nhu cầu chung của xã hội. Các khoản thu qua thuế
được thể chế bằng luật”.

2.1.3.2. Lịch sử hình thành của luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
Trong lịch sử ngành Thuế Việt Nam còn ghi nhận hình thức sơ khai của thuế
TNDN đó là thuế Lợi tức tổng hợp do Nha thuế trực thu Việt Nam thi hành và kiểm
soát. Sau khi thống nhất đất nước, từ năm 1975 đến năm 1986, Nhà nước thực hiện
chế độ quản lý kinh tế toàn diện đối với các xí nghiệp, xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới, kiểm soát nền kinh tế bằng luật pháp.
Các xí nghiệp quốc doanh trong giai đoạn này không phải nộp thuế TNDN vì tất cả
hàng hóa của xí nghiệp quốc doanh sản xuất ra được nộp cho Nhà nước và được
phân phối lại và tập trung hoàn toàn cho công cuộc kháng chiến.
Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, luật thuế Lợi tức được
ban hành. Tuy nhiên, qua 8 năm thực hiện, luật thuế Lợi tức không còn phù hợp với
tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, luật Thuế TNDN đầu tiên của
Việt Nam số 03/1997/QH9 được Quốc Hội Khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày
10/5/1997.

2.1.3.3. Một số nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Khái niệm
Thuế TNDN là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật của các tổ
chức cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ lao động,

từ quyền sở hữu, quyền sử dụng về tài sản, tiền vốn mà có hoặc các khoản thu nhập
khác mà xã hội dành cho trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
Thu nhập của một tổ chức hoặc cá nhân thường được nhận biết qua các đặc
điểm sau:
- Thu nhập luôn luôn gắn liền với một chủ thể nhất định trong nền kinh tế,
xã hội - thể hiện tính sở hữu của thu nhập.
- Việc xác định thu nhập của chủ thể khác nhau trong một thời gian nhất
định được biểu hiện dưới hình thức giá trị - là hình thức thông qua đó có thể biết

10


được tổng số thu nhập từ các nguồn khác nhau của một cá nhân hay một pháp nhân.
- Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân
phối lại thu nhập quốc dân.
Căn cứ vào tiêu thức khác nhau người ta chia ra các loại thu nhập nhằm đáp
ứng các yêu cầu quản lý khác nhau như thu nhập công ty, thu nhập cá nhân, thu
nhập thường xuyên, thu nhập không thường xuyên, thu nhập từ lao động và các thu
nhập khác… Do đó thuế thu nhập cũng có nhiều loại: thuế TNDN, thuế thu nhập cá
nhân (TNCN), Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán,
Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản… Trong phạm vi của luận văn này
tôi sẽ trình bày về thuế TNDN.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh
của cơ sở sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định thường là một
kỳ kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh đều là
đối tượng điều chỉnh của thuế TNDN.Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phần thu nhập
chịu thuế (TNCN). Vì việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh thuế nặng hay nhẹ
vào từng loại thu nhập là tùy thuộc vào quan điểm của mỗi Nhà nước về điều tiết
thu nhập qua thuế thu nhập, phụ thuộc vào khả năng quản lý thuế, chi phí quản lý

thuế cũng như mục tiêu của thuế thu nhập phải đạt được để góp phần thực hiện các
chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
b. Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này
được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế.
- Thuế TNDN đánh vào TNCT của DN, do vậy mức động viên vào NSNN đối
với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của DN.
c. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN.
Thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu
thu NSNN. Ở các nước phát triển, hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực
thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN (Mỹ: thuế trực thu chiếm khoảng 75%,
Nhật Bản khoảng 74%).
Ở nước ta thuế TNDN là một sắc thuế chính, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng

11


số thu NSNN hàng năm (tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu NSNN (trừ dầu thô)
năm 2013 là 30%; năm 2014 là 24,3%, năm 2015 là 27,2%).
Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế
ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về
thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô
nền kinh tế.
Nhà nước ban hành một hệ thống chính sách pháp luật về thuế TNDN áp
dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo ra
sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thông qua
việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của
mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự

khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển một lĩnh vực nào đó. Nhà nước
sử dụng thuế TNDN là một biện pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành
nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản
xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ
các DN khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện
pháp miễn, giảm, giãn thuế TNDN theo mức độ khác nhau.
- Thuế TNDN là một công cụ để Nhà nước thực hiện chính sách công bằng
xã hội.
Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự
công bằng trong phân phối thu nhập. Thuế TNDN được áp dụng cho các loại hình
DN thuộc các thành phần kinh tế, điều này không những đảm bảo được công bằng
theo chiều ngang mà còn cả công bằng theo chiều dọc.Về chiều ngang, bất kể một
DN nào kinh doanh bất cứ hình thức nào nếu có TNCT thì phải nộp thuế TNDN. Về
chiều dọc, với mức thuế suất thống nhất, DN nào có thu nhập cao hơn thì phải nộp
thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối) DN có thu nhập thấp.
d. Quy định hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp
Hiện nay ở nước ta đang áp dụng Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày
03/6/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số
32/2013/QH13 ngày 19/6/2013. Các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật thuế TNDN; Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ

12


Tài chính; Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính Phủ quy định
và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN; Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày
18/6/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của
Chính phủ và các văn bản khác có liên quan.
2.1.4. Mô hình tổ chức quản lý thuế

Hiện nay hệ thống tổ chức quản lý thu thuế của nước ta được tổ chức như
hình 2.1.
- Ở cấp Trung ương có Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài Chính: thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm thuế, phí, lệ phí và
các khoản thu khác thuộc NSNN và Tổng cục hải quan thực hiện chức năng quản lý
thu đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
- Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các Cục Thuế, các Cục
Thuế chịu sự chỉ đạo của Tổng cục Thuế và UBND cùng cấp.
- Ở cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có các Chi cục Thuế, các Chi
cục Thuế chịu sự chỉ đạo của Cục thuế và UBND cùng cấp.
Để thực hiện Luật quản lý thuế, hiện nay ngành thuế đã chuyển đổi cơ cấu
theo mô hình quản lý theo chức năng.
Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng là việc tổ chức bộ máy trong đó
cơ cấu bao gồm các bộ phận (Phòng, ban, đội), mỗi bộ phận thực hiện một chức
năng quản lý thuế cơ bản đối với hầu hết các loại thuế và đối với tất cả các đối
tượng nộp thuế theo thẩm quyền được phân công. Các chức năng quản lý thuế cơ
bản gồm: Tuyên truyền và hỗ trợ NNT; Kê khai và Kế toán thuế; Thanh tra; Kiểm
tra thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Ngoài các bộ phận thực hiện chức năng quản lý thuế cơ bản, cơ cấu tổ chức
còn gồm một số bộ phận thực hiện việc quản lý các sắc thuế đặc thù hoặc thực hiện
các chức năng khác phục vụ cho việc quản lý thuế (quản lý thuế thu nhập cá nhân;
pháp chế, chính sách, quản lý cán bộ, dự toán thu thuế, quản lý ấn chỉ, quản trị, tài
vụ…). Đây là mô hình được đánh giá và thực tế đã chứng minh có nhiều ưu điểm
vượt trội.

13


×