Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên một số loài cá da trơn dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƢỜNG
------------------------O0O------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI KÝ SINH TRÙNG TRÊN
MỘT SỐ LOÀI CÁ DA TRƠN DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH
THÁI VÀ DI TRUYỀN

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Đặng Thúy Bình
Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Thanh Huyền

Mã số sinh viên

: 55134326

Khánh Hòa, tháng 06/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƢỜNG
BỘ MÔN SINH HỌC
------------------------O0O------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI KÝ SINH TRÙNG TRÊN
MỘT SỐ LOÀI CÁ DA TRƠN DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH


THÁI VÀ DI TRUYỀN

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Thúy Bình
Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Thanh Huyền

Mã số sinh viên

: 55134326

Khánh Hòa, tháng 06/2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn
nhận được sự giúp đỡ, động viên từ các thầy cô, anh chị, bạn bè và gia đình.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Viện Công nghệ sinh học và
môi trường – Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên
cứu trong suốt 4 năm Đại học.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến Giáo viên hướng
dẫn TS. Đặng Thúy Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên trong lúc em gặp khó
khăn, hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện đồ án để em có thể kết
thúc đề tài và hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời gian.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Quang Sáng cùng anh chị, bạn bè trong
phòng thí nghiệm sinh học phân tử đã giúp đỡ tận tình.
Cảm ơn dự án NIFES (Na Uy) đã hỗ trợ kinh phí để hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo cho em niềm

tin, nghị lực, ủng hộ em trong suốt thời gian tham gia học tập và hoàn thành đồ án này.
Trong khoảng thời gian ngắn, bài báo cáo tốt nghiệp không thể tránh khỏi những
thiếu sót rất mong thầy cô giáo góp ý để giúp luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Thanh Huyền


ii

TÓM TẮT
Cá da trơn ở Việt Nam được nhiều thị trường quốc tế ưa chuộng và đang giữ vị
trí số một trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, sự
phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
trên cá do ký sinh trùng gây ra, đặc biệt ở các giai đoạn cá hương và cá giống. Nghiên
cứu hiện tại tiến hành thu tổng cộng 77 cá thể của 3 loài cá da trơn (cá lăng
Hemibagrus spilopterus, cá trê đen Clarias fuscus, cá sát sọc Pangasius macronema)
tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ Việt Nam. Các loài ký sinh trùng (KST) được
phát hiện, bảo quản, nhuộm và phân loại dựa trên đặc điểm hình thái. Tình trạng
nhiễm ký sinh trùng được đánh giá thông qua tỉ lệ nhiễm (%) và mật độ nhiễm
(KST/cá nhiễm). Các loài KST được nghiên cứu di truyền dựa vào trình tự gen 28S
rRNA và 18S rRNA thuộc gen nhân để xác định mối quan hệ tiến hóa của các loài.
Kết quả nghiên cứu phát hiện được 18 loài KST trên 3 loài cá thuộc 15 giống, 11
họ, 10 bộ, 6 lớp, 4 loài KST chưa xác định đến loài và ghi nhận sự hiện diện. NCHT
đã mô tả 13 loài KST được ghi nhận trên vật chủ mới và chưa có báo cáo rõ ràng. Tỉ lệ
nhiễm và mật độ nhiễm ký sinh trùng dao động trên các loài cá khác nhau. Tỉ lệ nhiễm
cao nhất là loài sán lá đơn chủ Cornudiscoides longicirrus (64,71%) trên cá lăng
Hemibagrus spilopterus và tỉ lệ nhiễm thấp nhất là loài sán lá song chủ Amurotrema

sp. (2,56%) trên cá sát sọc Pangasius macronema. Mật độ nhiễm cao nhất là 33
(KST/cá nhiễm) đối với loài sán lá đơn chủ Thaparocleidus campylopterocirrus trên
cá sát sọc và thấp nhất là 1 (KST/cá nhiễm) đối với các loài giun đầu gai Corynosoma
semerme trên cá lăng Hemibagrus spilopterus, sán lá song chủ Amurotrema sp. trên cá
sát sọc và trùng bánh xe Trichodia nigra trên cá trê đen Clarias fuscus.
Nghiên cứu di truyền dựa trên trình tự gen 28S rRNA và 18S rRNA cho thấy các loài
KST thuộc lớp sán lá đơn chủ và song chủ đều nằm trên các nhánh đồng dạng
(monophyly) và thể hiện mối quan hệ gần gũi với nhau. Tuy nhiên trên cây phát sinh
loài dựa trên trình tự 28S rRNA cho thấy sự không phù hợp giữa đặc điểm hình thái và
di truyền ở mức độ bộ và mức độ họ (các loài thuộc 2 họ Heterophyidae và
Opisthorchiidae được sắp xếp chung 1 nhánh). Và không có sự khác biệt di truyền quá
lớn trong cùng một giống, ngoại trừ giống Haplorchis và Procerovum.


iii

Kết quả của đề tài bổ sung thêm dẫn liệu về thành phần loài ký sinh trùng trên cá
da trơn ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu
hơn về bệnh lý trên vật chủ và các giải pháp phòng, trị thích hợp.
Từ khóa: cá da trơn, ký sinh trùng, 28S rRNA và 18S rRNA.


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................4
1.1. Tổng quan vùng nghiên cứu ..................................................................................4
1.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .....................................................................6
1.2.1. Cá lăng Hermobagrus spilopterus ..................................................................6
1.2.2. Cá trê đen Clarias fuscus ...............................................................................7
1.2.3. Cá sát sọc Pangasius macronema ..................................................................8
1.3. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên các loài cá nước ngọt ............................9
1.3.1. Trên thế giới....................................................................................................9
1.3.1.1. Động vật nguyên sinh, sán lá đơn chủ, song chủ và giun sán. ................9
1.3.1.2. Ấu trùng metacercariae ..........................................................................11
1.3.2. Ở Việt Nam....................................................................................................12
1.3.2.1. Động vật nguyên sinh, sán lá đơn chủ, song chủ và giun sán ...............12
1.3.2.2. Ấu trùng metacercariae ...........................................................................13
1.4. Tổng quan về mối quan hệ phát sinh loài KST trên cá nước ngọt ........................14
1.4.1. Đặc điểm của hệ gen ribosome ......................................................................15
1.4.2. Khảo sát mối quan hệ phát sinh loài ký sinh trùng ........................................16
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................17
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu .....................................................17
2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................................17
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................17
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................17
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .........................................................................18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................19
2.3.1. Phương pháp thu mẫu cá da trơn .................................................................19
2.3.2. Phương pháp thu KST trên cá ......................................................................19
2.3.3. Phương pháp kiểm tra KST ..........................................................................20



v

2.3.4. Phương pháp bảo quản, cố định mẫu và nhuộm tiêu bản ............................21
2.3.5. Phương pháp đo KST .....................................................................................21
2.3.6. Khảo sát tình trạng nhiễm KST ....................................................................22
2.3.7. Phương pháp phân loại KST dựa vào đặc điểm hình thái ...........................22
2.4. Nghiên cứu đặc điểm di truyền KST trên một số loài cá da trơn .......................24
2.4.1. Tách chiết DNA tổng số của các loài KST ...................................................24
2.4.2. Phản ứng PCR..............................................................................................24
2.4.3. Giải trình tự. .................................................................................................26
2.5. Phân tích dữ liệu và xây dựng mối quan hệ phát sinh loài ................................. 26
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30
3.1. Thành phần và đặc điểm hình thái các loài ký sinh trùng trên các loài cá nghiên
cứu ............................................................................................................................30
3.2. Mô tả đặc điểm hình thái các loài ký sinh trùng trong nghiên cứu ....................32
3.2.1. Ấu trùng metacercaria Procerovum cheni (Hình 3.5) .................................32
3.2.2. Haplorchis pumilio (Hình 3.2) .....................................................................33
3.2.3. Posthodiplostonum minimum .......................................................................35
3.2.4. Amurotrema sp. ............................................................................................37
3.2.5. Gyrodactylus sp............................................................................................38
3.2.6. Bychowskyella tchangi..................................................................................40
3.2.7. Thaparocleidus sp. .......................................................................................41
3.2.8. Mizelleus siamensis ......................................................................................43
3.2.9. Cornudiscoides longicirrus ..........................................................................45
3.2.10.Contracaecum sp. ........................................................................................47
3.2.11.Corynosoma semerme ..................................................................................49
3.2.12.Monobothrioides woodlandi ........................................................................50
3.3.13. Trichodina nigra Lom (1960). ....................................................................51
3.3. Tỉ lệ nhiễm và mật độ nhiễm của các loài KST trên các loài cá nghiên cứu ......52
3.4. Nghiên cứu di truyền các loài ký sinh trùng trên cá da trơn ...............................55

3.4.1. Khuếch đại đoạn gen 28S rRNA và 18S rRNA đối với các loài KST...........55
3.4.2. Xây dựng cây phát sinh loài của các loài ký sinh trùng ..............................57
3.4.2.1. Mối quan hệ tiến hóa đối với gen 28S rRNA của các loài KST ............57
3.4.2.2. Mối quan hệ tiến hóa đối với gen 18S rRNA của các loài KST ............60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Ý nghĩa

KST

Ký sinh trùng

TLN

Tỉ lệ nhiễm

MĐN

Mật độ nhiễm

Cm

Centimeter


Mm

Milimeter

µl

Microliter

µm

Micrometer

G

Gram

M

Meter

Ng

Nanogram

Cs

Cộng sự

mtDNA


Mitochondrial Deoxyribonucleic acid

rRNA

Ribosomal Ribonucleic acid

PCR

Polymerase Chain Reaction

Os

Oral sucker

Vs

Ventral sucker

In

Intestine

N

Số lượng mẫu kiểm tra

NXB

Nhà xuất bản


NCHT

Nghiên cứu hiện tại

SLDC

Sán lá đơn chủ

SLSC

Sán lá song chủ


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng, chiều dài và khối lượng của các loài cá trong nghiên cứu ........... 19
Bảng 2.2. Trình tự các đoạn mồi được sử dụng cho phản ứng PCR ............................ 24
Bảng 2.3. Thông tin của 12 loài KST sử dụng gen 28S rRNA trong NCHT và 15 loài
trên GenBank ................................................................................................................. 28
Bảng 2.4. Thông tin của 12 loài KST sử dụng gen 28S rRNA trong NCHT và 15 loài
trên GenBank ................................................................................................................. 29
Bảng 3.1. Danh sách các loài KST thu được trên các loài cá da trơn (Dấu “_” các loài
mô tả hình thái) .............................................................................................................. 31
Bảng 3.2. So sánh các chỉ tiêu phân loại loài Procerovum cheni ................................. 33
Bảng 3.4. Tỉ lệ nhiễm và mật độ nhiễm của các loài KST ........................................... 53


viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Các địa điểm thu mẫu Cá trong NCHT .......................................................... 4
Hình 1.2. Cá lăng Hemibagrus spilopterus .................................................................... 6
Hình 1.3. Cá trê đen Clarias fuscus ................................................................................ 7
Hình 1.4. Cá sát sọc Pangasius macronema ................................................................... 8
Hình 1.5. Vùng rDNA (5.8S, 18S, 28S) của vi sinh vật nhân thực .............................. 15
Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu .................................................................................. 18
Hình 2.2. Chu trình nhiệt của PCR với gen 28S rRNA (Cặp mồi LSU-5, 1500R) ...... 25
Hình 2.3. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR với gen 28S rRNA (Cặp mồi C1, D2 và
cặp mồi ThaF, ThaR) ..................................................................................................... 25
Hình 2.4. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR với gen 18S Rrna .................................. 26
Hình 3.1. Hình dạng và cấu tạo của Procerovum cheni ............................................... 32
Hình 3.2. Hình dạng và cấu tạo của Haplorchis pumlio ............................................... 34
Hình 3.3. hình dạng và cấu tạo của Posthodiplostonum minimum ............................... 36
Hình 3.4. Hình dạng và cấu tạo của Amurotrema sp. ................................................... 38
Hình 3.5. Hình dạng và cấu tạo của Gyrodactylus sp. .................................................. 39
Hình 3.6. hình dạng và cấu tạo của Bychowskyella tchangi ......................................... 41
Hình 3.7. Hình dạng và cấu tạo của Thaparocleidus sp. .............................................. 42
Hình 3.8. Hình dạng và cấu tạo của Mizelleus siamensis ............................................. 44
Hình 3.9. hình dạng và cấu tạo của Cornudiscoides longicirrus .................................. 46
Hình 3.10. Hình dạng và cấu tạo của Contracaecum sp. ............................................. 48
Hình 3.11. Hình dạng và cấu tạo của Corynosoma semerme ....................................... 49
Hình 3.12. Hình dạng và cấu tạo của Monobothrioides woodland .............................. 51
Hình 3.13. Hình dạng và cấu tạo của Trichodina nigra ............................................... 52
Hình 3.14. Kết quả điện di sản phẩm PCR đoạn gen 28S rRNA và 18S rRNA của các
loài KST trên các loài cá da trơn ................................................................................... 56
Hình 3.15. Cây phát sinh loài dựa vào trình tự gen 28S rRNA của các loài KST trên
một số loài cá da trơn (bootstrap 1000). Các loài ký hiệu mã số được lấy từ GenBank ...
....................................................................................................................................... 57

Hình 3.16. Cây phát sinh loài dựa vào trình tự gen 18S rRNA của các loài KST trên
một số loài cá da trơn (bootstrap 1000). Các loài ký hiệu mã số được lấy từ GenBank ...
....................................................................................................................................... 61


1

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam có vị trí địa lý và khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho ngành nuôi
trồng thủy sản phát triển mạnh. Năm 2016 tăng trưởng tốt khi xuất khẩu thủy sản đạt
hơn 159,94 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2015 (Tổng cục Thủy sản, 2017).
Đặc biệt nước ta có diện tích bề mặt nước ngọt lớn với 653.000 ha sông ngòi, 394.000
ha hồ chứa, 85.000 ha đầm phá ven biển, 580.000 ha ruộng lúa nước. Ngoài ra, ở
ĐBSCL, hàng năm có khoảng 1.000.000 ha diện tích ngập lũ từ 2 đến 4 tháng. Nhờ
vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt Nam thực sự phong phú (Phạm Đình Văn, 2010).
Trong những năm gần đây, ngành Thủy sản nước ngọt ngày càng có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế của nước ta. Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được
khu hệ cá nước ngọt gồm 544 loài, 288 giống, 57 họ và 18 bộ khác nhau phân bố ở
Việt Nam (Bộ Thủy sản, 1996). Trong đó, các loài thuộc bộ cá da trơn hay bộ Cá Nheo
(Siluriformes) có tới 10 họ, 31 giống, 88 loài và phân loài (chiếm 16,2%), đáng lưu ý
là các họ cá Lăng (Bagridae), họ cá Tra (Pangassidae) và họ cá Nheo (Siluridae) là
một trong những loài có vai trò quan trọng trong nghề nuôi cá của nước ta và mang lại
hiệu quả kinh tế cao (Bộ Thủy sản, 1996).
Cá da trơn ở Việt Nam được nhiều thị trường quốc tế ưa chuộng và đang giữ vị
trí số một trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam. Trong năm 2009,
sản lượng xuất khẩu cá da trơn đạt được mục tiêu là 607.665 tấn cá, thu hơn 1340 triệu
USD (Đỗ Văn Xê và Châu Thanh Bảo, 2010).
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay có thể làm tăng
nguy cơ nhiễm bệnh trên cá do ký sinh trùng gây ra, đặc biệt ở các giai đoạn cá hương
và cá giống. Nhiều loài ký sinh trùng đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá như nhóm

động vật đơn bào ngoại ký sinh, sán lá đơn chủ, sán lá song chủ, giun sán, giáp xác.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh
trùng phát triển. Ký sinh trùng thường gây ra bệnh trên cá làm chậm tăng trưởng, ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm thủy sản và có thể gây chết hàng loạt cho cá nuôi, gây
thiệt hại lớn đến nghề nuôi thủy sản (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007). Các bệnh do
KST có nguồn gốc từ cá rất phổ biến ở Việt Nam, chúng được coi như là một mối
nguy đối với sức khỏe cộng đồng và an toàn thực phẩm trong các sản phẩm thủy sản
(WHO, 2004).


2

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ký sinh trùng trên 110 loài
cá kinh tế trong tổng số 544 loài cá nước ngọt, kết quả xác định và mô tả được 373 loài
ký sinh trùng (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007).
Do đó việc nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng, mức độ nhiễm cũng như
quá trình tiến hóa của các loài ký sinh trùng trong nghiên cứu hiện nay là rất cần thiết
góp phần đảm bảo sản lượng – chất lượng nguyên liệu đầu vào và sức khỏe người tiêu
dùng. Đồng thời kết quả nghiên cứu nhằm đóng góp một phần về sự đa dạng của các
loài ký sinh trùng cũng như xây dựng thêm một danh sách chưa hoàn chỉnh về các loài
KST. Ngoài ra nghiên cứu có thể cung cấp thông tin về các loại bệnh do KST gây ra
để làm cơ sở cho việc phòng và trị bệnh.
Xuất phát từ nhu cầu trên, được sự đồng ý của Viện Công nghệ Sinh học và Môi
trường – Trường Đại học Nha Trang, giáo viên hướng dẫn, Em cùng nhóm nghiên cứu
đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên một số loài cá
da trơn dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát mức độ cảm nhiễm, đa dạng thành
phần loài, mối quan hệ phát sinh chủng loại của các loài ký sinh trùng trên một số loài
cá da trơn (cá lăng Hemibagrus spilopterus, cá trê đen Clarias fuscus, cá sát sọc

Pangasius macronema) ở Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
 Thu mẫu các loài cá da trơn (cá lăng, cá sát sọc, cá trê) tại miền Trung, Tây
nguyên và Nam Bộ Việt Nam.
 Định danh các loài ký sinh trùng dựa vào đặc điểm hình thái và di truyền, xác
định tỷ lệ nhiễm và mật độ nhiễm ký sinh trùng trên các loài cá nghiên cứu.
 Khảo sát mối quan hệ phát sinh loài của các loài ký sinh trùng trên các loài cá
da trơn ở Việt Nam.


3

Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu cung cấp thêm dữ liệu về thành phần loài ký sinh trùng trên một số
loài cá nước ngọt (cụ thể là các loài thuộc bộ cá da trơn). Kết quả nghiên cứu đã góp
phần làm phong phú khu hệ KST cá nước ngọt ở Việt Nam nói riêng cũng như trong
khu vực và thế giới nói chung.
Tính mới của đề tài
Phân loại các loài ký sinh trùng dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền (sử dụng
trình tự gen 28S và 18S rRNA thuộc gen nhân).


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan vùng nghiên cứu
Lãnh thổ Việt Nam với diện tích 332.000km2 trải dài theo vĩ độ 23022’N –
8030’N và kinh độ 102010’E – 109021’E nằm ở vị trí tận cùng của lục địa châu Á. Và
được phân chia làm 3 miền (Bắc, Trung, Nam) với 63 tỉnh thành.
Cá thể cá nghiên cứu trong đề tài đã được thu từ 3 khu vực nghiên cứu: sông Cái

Nha Trang – Khánh Hòa, tỉnh Đắk Lắk và thành phố Cần Thơ.

Hình 1.1. Các địa điểm thu mẫu Cá trong NCHT
 Khánh Hòa
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh
Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm
Đồng, phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa cả trên đất
liền cùng với hơn 200 đảo và quần đảo là 5197 km2 (Cổng thông tin điện tử tỉnh
Khánh Hòa, 2017).
Khánh Hòa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á và nằm ở vĩ độ thấp,
gần về xích đạo nên nhiệt độ ở đây cao hơn một số tỉnh khu vực phía Bắc. Khí hậu
quanh năm ôn hòa, nhiệt độ trung bình khoảng 260 C. Và sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn
chung ngắn, độ dốc dòng chảy lớn, mức độ tập trung lũ cao, dễ gây nên lũ quét
(Nguyễn Thế Biên và cs, 2006).


5

Độ đa dạng sinh học các loài sinh vật biển cao, có tới 350 loài san hô đang phát
triển, chiếm 45% loài được tìm thấy trên thế giới. Nhưng hiện nay, biến đổi khí hậu đã
và đang ảnh hưởng trực tiếp đến Khánh Hòa, mực nước biển cũng có xu thế gia tăng,
bước đầu xác định được những vùng nhạy cảm (Nguyễn Tác An và Nguyễn Kỳ
Phùng, 2014).
 Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ
đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự
nhiên 1.401,61 km2. Và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới – gió mùa, ít bão, quanh
năm nóng ẩm. (Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ, 2017). Có thể nói, các yếu
tố khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thủy hải sản.
Sông ngòi ở Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài

khoảng 16 km, chiều rộng từ 280-350 km. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ
thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là
Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy cho nước
ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất
(Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ, 2017). Các lợi thế của Cần Thơ đóng vai
trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển lĩnh vực đánh bắt và chế biến thủy sản
nước ngọt nói riêng cũng như cho phép phát triển mạnh mẽ của toàn vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
 Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 13.085 km2
(1.308.500ha), chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nước Việt Nam. Do đặc điểm địa lý
nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang
tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu (Nguyễn Văn Hóa, 2014).
Đắk Lắk có hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống
sông Srepok; hệ thống sông Ba; hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa
và 833 con suối có độ dài trên 10km, đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ khá
dày đặc. Vì vậy, nhiều vùng trong tỉnh có khả năng khai thác nguồn nước mặt thuận
lợi để phục vụ sản xuất và đời sống (Nguyễn Văn Hóa, 2014).
Cùng với các sông suối có hồ Lắk rộng trên 600 ha. Đây là hồ nước ngọt đẹp
nhất và lớn nhất miền Nam. Hồ Lắk vừa là một thắng cảnh ngoạn mục có thể khai thác


6

về dịch vụ du lịch vừa là nguồn nuôi một số lượng thủy sản quan trọng như ốc, lươn,
baba, và 12 loại cá khác nhau với sản lượng cung cấp khoảng 12 tấn cá/năm (Phạm
Văn Xuân, 2008).
1.2. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
1.2.1. Cá lăng Hermobagrus spilopterus
 Hệ thống phân loại

Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinoterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Chi: Hemibagrus

Hình 1.2. Hemibagrus spilopterus

Loài: Hemibagrus spilopterus, Ng và Rainboth (1999)
 Phân bố
Cá lăng thuộc loài cá nước ngọt sống ở đáy. Chúng thường phân bố trong khu
vực Đông Nam Á, ở lưu vực sông Mekong tại Lào, Việt Nam, Thái Lan (chủ yếu xuất
hiện ở Ban Pakong, Chao Phraya và Mae Khlong) và Campuchia (Allen, 2007).
 Đặc điểm sinh học
Cá lăng có thân thon dài, dẹp ngang về phía đuôi, đầu to. Thân màu tím với các
đốm màu xanh. Miệng cá rộng, mắt lớn, nằm ở đỉnh đầu. Chúng có 4 đôi râu, râu hàm
trên dài đến vây hậu môn, râu hàm dưới dài đến vây ngực, râu mũi ngắn chưa đến mắt,
râu cằm ngắn hơn râu hàm dưới và chưa đến vây ngực (Phạm Đình Văn, 2010).
Vây lưng cá có 7 tia. Vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau, tia vây
ngực có 1 vây cứng và 8 tia vây mềm. Vây bụng màu vàng nhạt, có khoảng 6-7 tia vây
bụng, các vây khác màu tím nhạt. Vi mỡ ngắn có đốm đen, viền trắng, không gắn liền
với vây lưng và vây hậu môn, số tia vây hậu môn từ 12-14 (Phạm Đình Văn, 2010).
Cá lăng ăn côn trùng, ấu trùng thủy sản, tôm và các loài giáp xác khác cũng như
cá nhỏ. Ở sông Mekong tại Campuchia, chúng di chuyển vào rừng ngập mặn để đẻ
trứng và cá nhỏ được thấy đầu tiên vào tháng 8, còn cá lớn sẽ trở về sông vào tháng 10
và tháng 12 (Allen, 2007).


7


1.2.2. Cá trê đen Clarias fuscus
 Hệ thống phân loại
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Chi: Clarias

Hình 1.3 Cá trê đen Clarias fuscus
Loài: Clarias fuscus, Lacépède (1803).

 Phân bố
Cá trê đen là cá nước ngọt, sống ở ao hồ, ruộng nước có nhiều bùn. Loài này
phân bố ở phía nam Trung Quốc, Đài Loan, ở Việt Nam (Kottelat 2001) và đông bắc
Lào. Các loài này đã được đưa vào quần đảo Hawaiian (Yamamoto 1992), Nhật Bản
(Quần đảo Okinawajima và Ishigakijima, Quần đảo Ryukyu, Masuda và cộng sự,
1984) và Philippines (Cui và Zhao, 2012).
 Đặc điểm sinh học
Cá trê đen có thân trên dài màu đen hay màu nâu đen, lưng xám. Đầu dẹp
bằng, thân và đuôi dẹp bên, đường bên rất rõ. Mang cá là một bộ phận đặc biệt gọi
là hoa khế làm cho cá sống trên cạn được lâu. Mõm cá tù và miệng rộng hướng ra
phía trước, có 4 đôi râu dài và to, hai hàm đều có răng sắc nhọn. Mắt cá bé ở hai
bên đầu, khoảng cách hai ổ mắt rộng. Hai lỗ mũi trước sau cách nhau khá xa.
Vây lưng dài và gắn liền với vây đuôi, tia vây lưng mềm của cá: 57-60. Vây
ngực có 1 tia gai cứng, khía răng cưa cả hai mặt, số tia vây ngực từ 7-10. Vây
bụng kéo dài về sau và số tia vây bụng là 4-5. Vây hậu môn cũng rất dài và gắn
liền với vây đuôi tròn bé, tia vây hậu môn mềm: 39-45.
Về mùa đông, cá trê thường rúc trong bùn, nằm im tránh rét. Chúng ăn tạp nhưng

thức ăn chủ yếu là động vật không xương sống nhỏ, cá con, giun, động vật giáp xác và
côn trùng (Cui và Zhao, 2012). Cá trê đẻ gần như quanh năm nhưng mùa sinh đẻ chủ
yếu vào tháng 3-6 hàng năm (Mai Đình Yên, 2004).


8

1.2.3. Cá sát sọc Pangasius macronema
 Hệ thống phân loại
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Chi: Pangasius

Hình 1.4. Cá sát sọc Pangasius macronema

Loài: Pangasius macronema, Bleeker (1850)
 Phân bố
Cá sát sọc phân bố ở lưu vực sông Mê-kông, chủ yếu trên sông Tiền (tập trung ở
Vĩnh Xương, Long Khánh, Hồng Ngự) và sông Hậu (từ An Phú đến Định An, Trần
Đề), ngoài ra vào mùa mưa còn tìm thấy ở vùng cửa sông. Đây là loài phân bố rộng, số
lượng quần thể lớn và có kích thước nhỏ nhất trong họ Pangasiidae (Nguyễn Văn
Thường, 2007).
 Đặc điểm sinh học
Cá sát sọc có thân kéo dài, hơi dẹp ngang, chiều dài cá trung bình khoảng 15cm,
tối đa khoảng 30cm. Đỉnh đầu và lưng có màu xám đậm ánh xanh, hông và bụng màu
bạc. Thân cá có một vân đậm chạy dọc thân từ sau nắp mang đến cuống đuôi và một
vân nhạt hơn từ sau nắp mang đến phía vây ngực, hai vân này dính nhau ở phía trước.

Đầu hình chóp nhọn. Mắt to, nằm trên đường trục thân. Mõm cá ngắn, miệng rộng,
hàm trên nhô ra. Răng lá mía và răng khẩu cái gồm 4 đốm rời nhau. Có hai đôi râu, râu
hàm trên dài đến gốc vây bụng, râu hàm dưới dài đến nửa chiều dài vây ngực (Phạm
Đình Văn, 2010).
Gai cứng, vây lưng và vây ngực có hai răng cưa ở mặt sau. Số tia vây lưng của cá
là 7 và vây ngực từ 10-11. Vây mỡ và vây bụng nhỏ, vây bụng có 6 tia. Vây hậu môn
khá dài, tia vây hậu môn từ 34-36. Vây đuôi chẻ hai. Màng vây ngực và rìa vây đuôi
có sắc tố đen. Các vây khác trắng nhạt (Phạm Đình Văn, 2010).
Đây là loài sống và dinh dưỡng ở tầng đáy đến tầng mặt ở các thủy vực nước
ngọt. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, loài này di cư theo mùa vượt thác Khone
ở biên giới Lào - Campuchia và Thái Lan, Việt Nam (ĐBSCL) đã tạo nên một nghề cá
đặc biệt quan trọng ở đây (Baird và cs, 2000).


9

1.3. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên các loài cá nƣớc ngọt
Đã từ lâu, việc nghiên cứu KST của cá được nhiều nhà khoa học trên thế giới
cũng như trong khu vực Đông Nam Á quan tâm nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, khi thủy sản nước ngọt Việt Nam (nhất là các loài cá
da trơn có giá trị kinh tế cao) ngày càng có vai trò quan trọng trong phục vụ nhu cầu
tiêu dùng thực phẩm trong và ngoài nước, nâng cao đời sống của người dân thì vấn đề
bệnh ở cá cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn trên các loài cá nước ngọt (Đỗ Thị
Hòa và cs, 2004).
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Động vật nguyên sinh, sán lá đơn chủ, song chủ và giun sán.
Hầu hết các loài KST và các bệnh do chúng gây ra ảnh hưởng ít nghiêm trọng
đến cá, tuy nhiên một số bệnh làm cá chậm phát triển khiến năng suất, sản lượng giảm
đáng kể. Vì vậy hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu về ký sinh trùng cá nước
ngọt nói chung và KST trên các loài cá da trơn nói riêng.

Trên thế giới, nghiên cứu về KST cá được bắt đầu từ khá sớm, công trình nghiên
cứu của viện sỹ Dogiel năm 1962 đã mô tả 1211 loài KST của khu hệ cá nước ngọt
Liên Xô.
Trên cơ sở kế thừa phương pháp phân loại KST của Dogiel, nhiều tác giả đã phát
triển hệ thống phân loại dựa vào các đặc điểm hình thái và di truyền để định danh
chính xác các loài KST. Nagasawa và Urawa (1989) nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
nước ngọt ở Hokkaido – Nhật Bản xác định được 96 loài ký sinh trùng khác nhau bao
gồm động vật đơn bào Protozoa 21 loài, sán lá đơn chủ Monogenea 11 loài, sán lá
song chủ Trematoda 22 loài, sán dây Cestoda 10 loài, lớp giun tròn Nematoda 15 loài,
giun đầu gai Acanthocephala 7 loài, ngành thân mềm Mollusca 2 loài, giáp xác
Copepoda 6 loài, phân lớp chân hàm Branchiura 1 loài, giáp xác trong bộ chân bơi
Isopoda 1 loài và 38 loài chưa xác định. Carmen (1975) xuất bản cuốn sách “Sán lá
song chủ Trematoda ở cá Philippines” trong đó nghiên cứu mô tả 73 loài thuộc 50
giống, 21 họ sán lá song chủ ký sinh trên 27 họ cá của Philippines (trích dẫn bởi
Trương Thị Hoa, 2008).
Arthur và Lumanlan-May (1975) nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Philippines
và xác định được 201 loài ký sinh trùng ở 172 loài cá gồm: 1 loài trùng bào tử ngành
Apicomplexa, trùng lông Ciliophora 16 loài, 2 loài trùng roi thuộc chi Mastigophora,


10

động vật nguyên sinh Myxozoa 9 loài, lớp sán lá song chủ Trematoda 90 loài, sán lá
đơn chủ Monogenea 22 loài, sán dây Cestoda 6 loài, lớp giun tròn Nematoda 20 loài,
giun đầu gai Acanthocephala 5 loài, ngành thân mềm Mollusca 1 loài, phân lớp chân
hàm Branchiura 2 loài, giáp xác Copepoda 21 loài và 5 loài giáp xác thuộc bộ Isopoda
(trích dẫn bởi Trương Thị Hoa, 2008).
Ở Thái Lan, Yutisri và Thuhanruksa (1985) thực hiện điều tra khu hệ ký sinh
trùng trên một số loài cá tự nhiên ở Thái Lan. Nghiên cứu phát hiện 16 loài ký sinh
trùng, trong đó tác giả đã xác định được 3 loài ngoại ký sinh và 13 loài nội ký sinh trên

cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus).
Ahmed và Ezaz (1997) đã nghiên cứu KST trên 17 loài cá da trơn ở Banglades.
Nghiên cứu xác định được 69 loài KST bao gồm 1 loài sán lá đơn chủ Monogenea, 24
loài sán lá song chủ Digenea, 10 loài sán dây Cestoda, 28 loài giun tròn Nematoda và
6 loài giun đầu gai Acanthocephala.
Purivirojkul và Areechon (2008) tiến hành nghiên cứu KST ở sông Mekong, tỉnh
Chiang Rai trên tổng số 672 cá thể cá thuộc 14 loài thuộc bộ da trơn (Siluriform). Kết
quả đã phát hiện 14 loài sán lá đơn chủ Monogenea, 18 loài sán lá song chủ Digenea, 3
loài sán dây Cestoda, 4 loài giun đầu gai Acanthorhynchus, 7 loài giun tròn Nematoda
và 4 loài chân khớp Arthoropods. Trong đó, 10 loài KST được tìm thấy trên
Hemibagrus nemurus với 9 loài chưa xác định thuộc lớp sán lá đơn chủ, song chủ,
giun tròn và giun đầu gai. Ở 5 loài thuộc giống Pangasius, 10 loài được phát hiện, tuy
nhiên, chỉ có 3 loài được định danh.
Cho đến nay, nghiên cứu ký sinh trùng ở cá nước ngọt ngày càng phổ biến và
chuyên sâu. Thuy và Buchmann (2008) ghi nhận trên cá tra nuôi nhiễm 2 loài sán lá
đơn chủ (Thaparocleidus siamemsis và T. caecus). Trong đó, T. siamensis có tỷ lệ
nhiễm 57%, cường độ nhiễm 148, T. caecus có tỷ lệ nhiễm thấp (< 50%).
Das và Goswami (2014) tiến hành khảo sát tình trạng nhiễm ký sinh trùng trên cá
rô Anabas testudineus ở ba vùng đất ngập nước thuộc bang Assam, Ấn Độ. Kết quả
ghi nhận 3 loài sán lá song chủ (Asymphylora kedarai, Brahamputratrema sp.,
Neopodocotyl sp.) và 6 loài giun tròn (Camallanus anabantis, C. trichuris, C.
intestinaluss, Onchocamallanus sp., Parascarophis sp. và Cosmoxynemoid nandusi).


11

Chaudhary và cs (2014) khảo sát ký sinh trùng trên cá tra Pangasianodon
hypophthalmus ở Ấn Độ. Kết quả đã phát hiện loài Thaparocleidus caecus trên các sợi
tơ mang dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền gen 28S rRNA.
Nghiên cứu KST trên cá trê Clarotes laticeps thuộc bộ cá da trơn Siluriformes ở

sông Niger- Benue, Lokoja, Nigeria của Eyo và Iyaji (2014) ghi nhận loài Trichodinid
ciliates thu được trên mang và da cá trê Clarotes laticeps có tỷ lệ nhiễm cao nhất
(22,2%) trong số các ký sinh trùng thu được trong nghiên cứu (sán dây Monobothroides
woodlandii tỉ lệ nhiễm 9, 52%, sán dây Protocephalus largoprosglotis 4,76%, giun tròn
Procamallanus laevionchus 3,17%).
1.3.1.2. Ấu trùng metacercariae
Vòng đời phát triển của sán lá song chủ trải qua nhiều giai đoạn phức tạp với 2
hay nhiều vật chủ trung gian khác nhau. Ở giai đoạn bào nang metacercaria ký sinh
trên cá, KST ảnh hưởng đến sinh trưởng và có thể gây chết hàng loạt cá ở giai đoạn
giống trưởng thành. Con người khi ăn cá sống hoặc nấu chưa chín có thể bị nhiễm các
loại ký sinh trùng này và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ (Nguyễn Văn Đề và cs, 2003).
Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis ký sinh trên cơ thể người gây bệnh trên gan, nói
chung gây bệnh phổ biến cho con người tại khu vực Đông Nam Á. Gần đây, các nhà
khoa học còn tìm thấy trường hợp bị nhiễm sán lá gan nhỏ tại Iran (Heidarpour và cs,
2007). Theo thống kê của WHO (2004), hiện nay chỉ tính riêng khu vực Đông Nam Á
có khoảng hơn 40 triệu người bị nhiễm sán lá gan (WHO, 2004).
Kim và cs (2006) nghiên cứu trên 5 loài cá là cá rô (Lateolabrax japonicus), cá
biển (Konosirus punctatus), cá đối (Mugil cephalus), cá đối môi đỏ (Chelon
haematocheilus) và cá bống (Acanthogobius flavimanus) tại vịnh Jinju, Hàn Quốc phát
hiện được 3 loài metacercariae trên cá rô (Heterophyopsis continua 55,6%, Stictodora
spp. 28,9%, Metagonimus takahashii 6,7%), 4 loài trên cá đối (Pygidiopsis summa
100%, Heterophyes nocens 40%, Heterophyopsis continua 13,3%, Stictodora spp.
6,7%), 3 loài trên cá đối môi đỏ (Pygidiopsis summa 91,7%, Heterophyes nocens 16,7%,
Stictodora spp. 16,7%), 1 loài trên cá biển (Heterophyopsis continua 65,7%) và 2 loài
trên cá bống (Stictodora spp. 82,9%, Heterophyopsis continua 27,7%).
Skov và cs (2009) nghiên cứu ký sinh trùng gây hại cho người trên cá nước ngọt
tại Việt Nam dựa vào đặc điểm hình thái và di truyền. Kết quả tìm thấy 3 loài cercariae
(Parapleuro lophocercous Type A, B và C) trên vật chủ là ốc (Melanoides



12

tuberculata) và 3 loài metacercariae (Procerovum sp., Haplorchis pumilio và H.
taichui) trên cá (cá mè trắng, cá trôi Trung Quốc và cá rô đồng). Khi so sánh trình tự
gen ITS2 rDNA của các loài cercariae và metacercariae với các loài trên Genbank cho
thấy trình tự tương đồng của gen ITS2 rDNA được xác nhận giữa cercaria Type A từ
ốc Melanoides tuberculata với metacercariae từ cá và cá thể trưởng thành của
Haplorchis pumilio từ miền bắc, Việt Nam.
Cho và cs (2011) thực hiện một cuộc khảo sát với quy mô lớn về tình trạng
nhiễm ấu trùng Clonorchis sinensis của các loài cá nước ngọt trong 3 khu vực ở bán
đảo Triều Tiên từ phía bắc Gangwon, trung tâm Chungcheongbuk và Gyeongsangbuk,
khu vực phía nam Jeollanam, Ulsan-si và Gyeongsangnam. Kết quả là ở khu vực phía
bắc, chỉ có 11 cá thể bị nhiễm ấu trùng Clonorchis sinensis (0,7%), ở khu vực trung
tâm có 149 cá thể bị nhiễm ấu trùng Clonorchis sinensis (12,8%), khu vực phía nam có
538 cá thể bị nhiễm ấu trùng Clonorchis sinensis (39,5%).
1.3.2. Ở Việt Nam
1.3.2.1. Động vật nguyên sinh, sán lá đơn chủ, song chủ và giun sán
Sự phát triển nhanh chóng ngành thủy sản hiện nay dẫn đến sự xuất hiện của
nhiều loại bệnh, trong đó KST là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bệnh KST trên cá được bắt đầu và quan tâm
nghiên cứu từ lâu. Bác sỹ Albert Billet (1856- 1915) là người đầu tiên nghiên cứu KST
trên cá ở Việt Nam và mô tả được loài sán lá song chủ Distomun hypselobagri (1989)
ký sinh trong bóng hơi cá nheo Việt Nam (trích dẫn bởi Bùi Quang Tề, 2001).
Arthur và Bùi Quang Tề (2003) hệ thống khu hệ KST cá biển và nước ngọt tại
Việt Nam bao gồm 453 loài ký sinh trùng gồm động vật nguyên sinh 48 loài Protozoa,
Myxozoa (33 loài), sán lá song chủ 151 loài, sán lá đơn chủ 112 loài, sán dây 16 loài,
giun tròn 16 loài, giun đầu gai 21 loài, lớp giun đốt 2 loài, phân lớp chân hàm
Branchiura 3 loài, giáp xác Copepoda 12 loài và 2 loài giáp xác thuộc bộ Isopoda.
Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) hệ thống khu hệ KST cá nước ngọt Việt Nam bao
gồm động vật đơn bào, sán dây, sán lá đơn chủ, sán lá song chủ, giun tròn, giun đầu gai,

giun đốt, thân mềm và chân khớp. Trong đó, tìm thấy 11 loài trên cá lăng chấm
Hemibagrus guttatus và 13 loài trên cá lăng nha Hemibagrus nemurus thuộc giống
Hemibagrus. Ở giống Clarias, tìm thấy 17 loài (3 loài chưa được xác định) trên cá trê
đen Clarias fuscus, 14 loài trên cá trê trắng Clarias batrachus, 30 loài tìm thấy trên cá


13

trê vàng Clarias macrocephalus và 4 loài trên cá trê phi Clarias garienpinus. Trên các
loài thuộc giống Pangasius, tìm thấy 29 loài (4 loài chưa xác định) trên cá tra nuôi
Pangasiandon hypophthalmus, 18 loài trên cá ba sa Pangasius bocourti, 12 loài trên cá
hú Pangasius conchophilus và 11 loài trên cá vồ đém Pangasius larnaudii.
Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về KST theo hướng
chuyên sâu, khảo sát tình trạng nhiễm KST giữa cá giống và cá thịt, từ đó đưa ra các
biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.
Nghiên cứu khảo sát KST ở cá thuộc giai đoạn giống và cá nuôi thương phẩm của
Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) cho thấy ở giai đoạn cá giống thường gặp các loài ngoại
ký sinh có chu kì phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung gian ví dụ như trùng bánh
xe (Trichodina, Tripartiella, Trichodinella), sán lá đơn chủ (Dactylogyrus,
Gyrodactylus, Thaparocleidus), trùng mỏ neo (Lernaea, Therodamas) với mức độ
nhiễm cao và có nguy cơ gây dịch bệnh làm cá chết nhiều, thiệt hại cho nghề nuôi.
Trong giai đoạn cá nuôi thương phẩm còn gặp thêm các KST có chu kì phát triển phức
tạp và qua vật chủ trung gian.
Theo Nguyễn Thị Thu Hằng và cs (2008) KST trên cá tra nuôi thâm canh ở tỉnh
Kiên Giang thường nhiễm các loài ngoại KST như Acineta sp., Balandium
polyvacuolum, Ichthyonyctus pangasia, Trichodia sp., … và nội ký sinh như
Dactyloyrus sp., Bucephalosis gracilescens, Cucullanellus minutus.
Nguyễn Thị Thu Hằng và Đặng Thị Hoàng Oanh (2015) tiến hành xác định thành
phần giống loài ký sinh trùng trên cá lóc (Channa striata) từ giai đoạn giống đến nuôi
thương phẩm. Kết quả cho thấy có 7 giống KST là Trichodina, Epistylis, Apiosoma,

Dactylogyrus, Gyrodactylus, Pallisentic và Spinitestus. Ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm
cao nhất là Trichodina (1-183 trùng/thị trường 10X) và thấp nhất là Dactylogyrus (1
trùng/thị trường 10X).
1.3.2.2. Ấu trùng metacercariae
Nguyễn Văn Đức và cs (2011) tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm KST trên cá ở
sông Lam, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá đơn chủ
là cao nhất, sau đó là sán lá song chủ, các lớp ký sinh trùng khác có tỷ lệ nhiễm thấp.
Trương Thị Hoa và cs (2009) nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ
trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thừa Thiên Huế. Kết quả xác định được 3 loài
metacercariae là Centrocestus formosanus, Clonorchis sinensis và Haplorchis taichui,


14

tỷ lệ nhiễm ấu trùng metacercariae trên cá chép là 65,4% và cá trắm cỏ là 55,8%. Ấu
trùng Clonorchis sinensis chủ yếu ký sinh trong cơ của cá, tỷ lệ nhiễm C. sinensis trên
cá chép là 27,5% và trên cá trắm là 24,6%.
Dinh Thi Thuy và cs (2010) đánh giá tình trạng nhiễm ấu trùng SLSC metacercariae
trên cá tra dựa theo mùa và độ tuổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Nghiên cứu
thu mẫu cá tra trên 2 hệ thống: hệ thống ao nuôi qui mô nhỏ, không xử lý môi trường
(FHS) (279 con cá) và hệ thống ao nuôi qui mô lớn có xử lý môi trường (FHS) (848 con
cá) vào mùa mưa và mùa khô. Kết quả cho thấy sự xuất hiện và cường độ nhiễm của ấu
trùng metacercariae (Haplorchis pumilio, H. taichui, Centrocestus formosanus và
Procerovum sp.) có liên quan đến sự biến đổi theo mùa và độ tuổi. Tỉ lệ nhiễm của các
loài ấu trùng metacercariae cao vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và độ tuổi từ 61
đến 90 ngày.
Dang và cs (2013) phát hiện 9 loài ấu trùng sán lá song chủ trên các loài cá tra
(Pangasianodon hypophthamus), cá rô đồng (Anabas testudineus) và cá đối (Liza
tade). Tỉ lệ cảm nhiễm dao động tùy theo loài metacercariae và loài cá nghiên cứu,
thấp nhất là 2,13% đối với Centrocestus formosanus trên cá tra và cao nhất là 83,33%

đối với Procerovum sp. trên cá đối.
Qua các hoạt động điều tra nghiên cứu KST trên cá nước ngọt nói chung và cá da
trơn nói riêng ở Việt Nam cho thấy hầu hết các loài cá nước ngọt có giá trị cao đều
được khảo sát. Tuy nhiên, các phân loại KST trên các loài cá da trơn cũng chủ yếu
nghiên cứu ở cá tra Pangasianodon hypophthamus và cá trê (cá trê đen Clarias fuscus
và trê vàng Clarias macrocephalus). Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu
nào về thành phần ký sinh trùng và mối quan hệ tiến hóa được thực hiện trên cá lăng
(Hemibagrus spilopterus) và cá sát sọc (Pangasius macronema).
1.4. Tổng quan về mối quan hệ phát sinh loài KST trên cá nƣớc ngọt
Ký sinh trùng là những loài có cấu tạo hình thái rất đa dạng, khi phân loại dựa vào
hình thái thì rất dễ xảy ra sự nhầm lẫn giữa các loài trong cùng một giống hoặc giữa các
giống với nhau. Do đó việc bổ sung nghiên cứu về di truyền để định danh phân loại KST
sẽ giúp xác định chính xác các loài KST.
Mối quan hệ phát sinh loài được thể hiện dưới dạng cây phát sinh chủng loại cho
thấy mối quan hệ họ hàng, quá trình tiến hóa của các loài sinh vật thông qua dữ liệu về
chỉ thị phân tử di truyền.


15

1.4.1. Đặc điểm của hệ gen ribosome
Hệ gen của một sinh vật chứa toàn bộ thông tin di truyền và các chương trình cần
thiết cho cơ thể hoạt động. Ở các sinh vật nhân chuẩn (eukaryote), 99% hệ gen nằm
trong nhân tế bào, phần còn lại nằm trong một số cơ quan như ty thể và lạp thể.
Trong các nghiên cứu phân loại học thường sử dụng DNA nhân vì các DNA này
có kích thước lớn, tần số đột biến thấp, việc truyền tính trạng tuân theo các định luật
chặt chẽ (Brown và cs, 1979)
Trong hệ gen nhân tế bào, gen ribosome DNA (rDNA) là một tổ hợp gen quan
trọng. Gen ribosome DNA (rDNA) là nhóm gen mã hóa của ribosome, đóng vai trò
quan trọng trong các nghiên cứu về phát sinh loài (White và cs, 1989).

Cấu tạo của Ribosome: rRNA cùng với protein cấu tạo nên ribosome, rRNA chiếm
tỷ lệ cao trong tế bào có thể đến 75% của tổng số RNA. Ribosome khác nhau có các
rRNA khác nhau, chúng được đặc trưng bởi các hằng số S (White và cs, 1989). Ở
Eukaryote, ribosome có hệ số lắng khi ly tâm là 80S, gồm 2 đơn vị: đơn vị lớn (60S) và
đơn vị nhỏ (40S).

Hình 1.5. Vùng rDNA (5.8S, 18S, 28S) của vi sinh vật nhân chuẩn
(Nguồn: )

Các chỉ thị phân tử của gen ribosome (18S, 28S, ITS1 và ITS2) được ứng dụng
rộng rãi trong định danh loài và nghiên cứu di truyền phả hệ (Kim Văn Vạn và cs, 2007;
Katokhin và cs, 2008).
Các rDNA 5.8S, 18S, 28S phiên mã thành các rRNA riêng rẽ, nằm xen kẽ các vùng
phiên mã trong (ITS) và các vùng phiên mã bên ngoài (ETS) (Hình 1.4). Giữa các nhóm
gen gồm nhiều bản sao lập lại là vùng không phiên mã. Có một rDNA 5S thường không
có vị trí cố định và có chiều sao mã ngược với các gen còn lại. rDNA 5S thường chỉ có ở
nhân. Kích thước của mỗi vùng lập lại nằm trong khoảng 7.7 – 24 kbp. Trong các loại
rDNA nêu trên, 28S có vai trò quan trọng trong phân loại học; cạnh đó, vùng ITS là


×