Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

phay bao ranh chot duoi en

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.25 KB, 42 trang )

CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO
PHAY, BÀO RÃNH, CHỐT ĐUÔI ÉN
Mã số của mô-đun: MĐ 30
Thời gian của mô-đun: 75 giờ.
(LT: 12 giờ; TH: 61 giờ; KT: 2 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ-ĐUN
- Vị trí:
+ Học sinh đã học xong các mô-đun MH07; MH08; MH09; MH10; MH11; MH15; MĐ26.
- Tính chất:
+ Là mô-đun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN:
- Trình bày được các các thông số hình học của dao bào góc.
- Trình bày được các các thông số hình học của dao phay góc.
- Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào, dao phay góc.
- Mài được dao bào góc đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật,
đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy.
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay, bào rãnh, chốt đuôi én.
- Vận hành thành thạo máy phay, bào để gia công rãnh chốt đuôi én đúng qui trình qui phạm, đạt cấp
chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho
người và máy.
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
III. NỘI DUNG MÔ-ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
1
2
3
4


Tên các bài trong mô đun
Dao bào góc – Mài dao bào góc
Dao phay góc
Phay rãnh, chốt đuôi én.
Bào rãnh, chốt đuôi én.
Cộng

Tổng số
7
3
30
35
75

Thời gian

Thực
thuyết
hành
2
5
2
0
4
26
4
30
12
61


Kiểm
tra*
0
1
0
1
2

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực
hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: DAO BÀO GÓC – MÀI DAO BÀO GÓC
Thời gian: 7 giờ
Mục tiêu:
+ Trình bày được các yếu tố cơ bản dao bào góc, đặc điểm của các lưỡi cắt, các thông số hình học
của dao bào góc.
+ Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào góc.
+ Mài được dao bào góc đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật,
đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy.
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
1. Cấu tạo của dao bào góc
2. Các thông số hình học của dao bào góc ở trạng thái tĩnh
3. Sự thay đổi thông số hình học của dao bào góc khi gá dao
4. Ảnh hưởng của các thông số hình học của dao bào đến quá trình cắt
5. Mài dao bào góc
6. Vệ sinh công nghiệp
Bài 2: CÁC LOẠI DAO PHAY GÓC
Thời gian: 3 giờ
Mục tiêu:


1

1


+ Trình bày được các yếu tố cơ bản dao phay góc, đặc điểm của các lưỡi cắt, các thông số hình học
của dao phay góc và công dụng của dao phay góc
+ Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao phay góc.
+ Phân loại được các dạng dao phay góc
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
1. Cấu tạo của các loại dao phay góc
2. Các thông số hình học của dao phay góc
3. Ảnh hưởng của các thông số hình học của dao phay đến quá trình cắt
4. Công dụng của các loại dao góc
Bài 3: PHAY RÃNH CHỐT ĐUÔI ÉN
Thời gian: 30 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay rãnh, chốt đuôi én.
- Vận hành thành thạo máy phay để gia công rãnh, chốt đuôi én đúng qui trình qui phạm, đạt cấp
chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho
người và máy.
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
1. Yêu cầu kỹ thuật khi phay rãnh chốt đuôi én
2. Phương pháp gia công
2.1. Gá lắp, điều chỉnh êtô
2.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi.
2.3. Gá lắp, điều chỉnh dao.
2.4. Điều chỉnh máy.
2.5. Cắt thử và đo.

2.6. Tiến hành gia công.
3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng
4. Kiểm tra sản phẩm.
5. Vệ sinh công nghiệp.
Bài 4: BÀO RÃNH, CHỐT ĐUÔI ÉN
Thời gian: 35 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi bào rãnh, chốt đuôi én.
- Vận hành thành thạo máy bào để gia công rãnh, chốt đuôi én đúng qui trình qui phạm, đạt cấp
chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho
người và máy.
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
1. Yêu cầu kỹ thuật khi bào rãnh chốt đuôi én
2. Phương pháp gia công
2.1. Gá lắp, điều chỉnh êtô
2.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi.
2.3. Gá lắp, điều chỉnh dao.
2.4. Điều chỉnh máy.
2.5. Cắt thử và đo.
2.6. Tiến hành gia công.
3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng
4. Kiểm tra sản phẩm.
5. Vệ sinh công nghiệp.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Vật liệu:
+ Thép, gang khối, dầu nhờn, giẻ lau, dung dịnh tưới nguội.
+ Giấy viết, sổ ghi chép, máy tính cá nhân, bảng lượng giác, bút viết và bút chì.
- Dụng cụ và trang thiết bị:


2

2


+ Máy Phay, máy Bào.
+ Các loại êtô và một số đồ gá thông dụng.
+ Các loại thước cặp ( 1/20, 1/50 ), êke, thước thẳng, con lăn, bàn máp, dưỡng, đồng hồ so, vật mẫu.
+ Dao Phay, Bào các loại (dao phay mặt đầu, dao phay ngón, dao phay cắt, dao phay góc đơn, dao
phay góc kép, dao phay trụ nằm, dao phay tổ hợp,....)
+ Dụng cụ cầm tay và các trang thiết bị bảo hộ lao động .
- Học liệu:
+ Tranh ảnh, bản vẽ treo tường, bản vẽ giấy trong.
+ Phiếu công nghệ.
+ Giáo trình kỹ thuật Phay, Bào.
- Nguồn lực khác:
+ Xưởng thực hành.
V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1. Phương pháp đánh giá:
+ Dựa vào các bài kiểm tra lý thuyết nghề trong mô-đun A: 40%
+ Dựa vào các bài thực hành do sinh viên thực hiện B: 60%
Phương pháp đánh giá một bài thực hành trong mô-đun theo các tiêu chí:
* Điểm kỹ thuật (theo yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ): 6 điểm
* Điểm thao tác (đúng qui trình, qui phạm): 1 điểm
* Điểm tổ chức sắp xếp nơi làm việc: 1 điểm
* Điểm an toàn (tuyết đối cho người và máy): 1 điểm
* Điểm thời gian (đạt và vượt thời gian qui định) 1 điểm
4× A+ 6× B
TBCMH =
10

+ Thang điểm: 10
2. Nội dung đánh giá:
+ Kiến thức: Trình bày được các các thông số hình học của dao bào góc. Trình bày được các các
thông số hình học của dao phay góc. Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay, bào rãnh, chốt đuôi
én. Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
+ Kỹ năng: Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào, dao phay
góc. Mài được dao bào góc đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật,
đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. Vận hành thành thạo máy
phay, bào để gia công rãnh chốt đuôi én đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độ nhám
cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy.
+ Thái độ: Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong
học tập.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Mô-đun thực tập này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ đào tạo Cao đẳng nghề Cắt gọt kim
loại.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào từng nội dung của bài học, chuẩn bị đầy
đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Khi giảng dạy cần giúp người học thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính
xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí từng bài học.
- Các thao tác trên máy nên phân tích, giải thích thị phạm dứt khoát, rõ và chuẩn xác.
- Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết các bài tập chỉ cần ở mức
độ đơn giản, trung bình phù hợp với những kiến thức sinh viên đã học.
- Tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, .... để tăng hiệu quả dạy học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Trọng tâm của mô đun là các bài: 1,2.
4. Tài liệu cần tham khảo:
[1]Phạm Quang Lê. Kỹ thuật phay. NXB Công nhân kỹ thuật – 1980.


3

3


[2] A.Barơbasốp. Kỹ thuật phay. NXB Mir Matxcơva– 1984.
[3]B.Côpưlốp. Bào và xọc. NXB Công nhân thuật kỹ– 1979.
[4] Trần Phương Hiệp. Kỹ thuật bào. NXB lao động.
[5] Trần Thế San, Hoàng Trí, Nguyễn Thế Hùng. Thực hành cơ khí Tiện-Phay-Bào-Mài. NXB Đà
Nẵng-2000.
[6]Phạm Quang Lê. Hỏi đáp về Kỹ thuật Phay. NXB Khoa học và kỹ thuật - 1971.

4

4


Giới thiệu về môđun
Vị trí, ý nghĩa, vai trò môđun:
Phay bao rãnh chốt đuôi én được tạo bởi các mặt phẳng hoặc các mặt định hình bao gồm:
Rãnh vuông, rãnh chốt đuôi én. Môđun phay bào rãnh chốt đuôi én là một trong những công việc
chủ yếu của gia công phay nhằm thay đổi hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật khác
tùy thuộc vào tính chất, vị trí của chi tiết.
Mục tiêu của môđun:
Môđun này nhằm rèn luyện cho học sinh: Có đầy đủ kiến thức về cấu tạo, điều chỉnh
và sử dụng dao phay, dao bào. Có đủ kỹ năng lựa chọn phương pháp gia công hợp lý, chính xác.
Tính toán lựa chọn dao, dụng cụ gá, gá lắp được dao, phôi và phay bào được rãnh chốt đuôi én trên
máy phay, máy bào đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.
Mục tiêu thực hiện của mô đun:
Học xong môđun này học sinh có khả năng:

- Trình bày được các các thông số hình học của dao bào góc.
- Trình bày được các các thông số hình học của dao phay góc.
- Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào, dao phay góc.
- Mài được dao bào góc đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật,
đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy.
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay, bào rãnh, chốt đuôi én.
- Vận hành thành thạo máy phay, bào để gia công rãnh chốt đuôi én đúng qui trình qui phạm, đạt cấp
chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho
người và máy.
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
Nội dung chính của môđun:
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun

Thực
Kiểm
TT
Tổng số
thuyết
hành
tra*
1
Dao bào góc – Mài dao bào góc
7
2
5
0
2

Dao phay góc
3
2
0
1
3
Phay rãnh, chốt đuôi én.
30
4
26
0
4
Bào rãnh, chốt đuôi én.
35
4
30
1
Cộng
75
12
61
2
Ghi chú:
Phay bào rãnh chữ T là môđun cơ bản. Mọi học viên phải học và đạt kết quả chấp nhận được đối với
các bài kiểm tra đánh giá và thi kết thúc như đã đặt ra trong chương trình đào tạo.
Những học viên qua kiểm tra và thi mà không đạt phải thu xếp cho học lại những phần
chưa đạt ngay và phải đạt điểm chuẩn mới được phép học tiếp các mô đun/ môn học tiếp
theo.
Các hình thức học tập chính trong môđun
Học trên lớp

 Các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết cần gia công
 Phương pháp gá lắp phôi, dao đúng yêu cầu kỹ thuật
 Chế độ cắt cho các bước nguyên công, công đoạn từng chi tiết cụ thể.
 Phương pháp gia công rãnh: rãnh chốt đuôi én.
 Các dạng sai hỏng nguyên nhân và cách khắc phục.
Thảo luận nhóm
 Cách lập các bước tiến hành, phương pháp kiểm tra cho từng bài tập cụ thể
 Cách phòng ngừa những sai hỏng có thể xảy ra trong khi phay

5

5


 Các biện pháp an toàn khi làm việc
Thực hành
 Xem trình diễn mẫu, quan sát từng thao tác mẫu của giáo viên
 Học sinh làm thử, nhận xét, đánh giá qua quá trình thao tác.
 Thực hành:
Gá và hiệu chỉnh dao trên trục dao nằm, trục dao đứng
Phay rãnh chốt đuôi én.
- Bào rãnh chốt đuôi én
Tự nghiên cứu các tài liệu và bài tập về nhà các kiến thức liên quan bài học. Tham khảo, nhận dạng
một số mẫu, tự lập các bước tiến hành cho các bài tập nâng cao
Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môđun
1. Kiến thức:
- Trình bày đầy đủ các phương pháp phay, bào rãnh chốt đuôi én
- Chỉ ra được những sai hỏng và cách khắc phục.
- Qua bài kiểm tra viết với câu tự luận, trắc nghiệm bằng bảng kiểm đạt yêu cầu.
2. Kỹ năng:

- Nhận dạng, lựa chọn đồ gá, dụng cụ cắt, dụng cụ đo kiểm đúng yêu cầu.
- Phay bào rãnh chốt đuôi én đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn.
- Được đánh giá bằng quan sát qua quá trình thực hiện. Qua chất lượng sản phẩm bằng bảng
kiểm đạt yêu cầu.
3. Thái độ:
Thể hiện tính chính xác, mức độ thận trọng trong việc sử dụng máy, tiến trình gia công. Biểu hiện
tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong khi làm việc.

6

6


Bài 1: DAO BÀO GÓC – MÀI DAO BÀO GÓC
Mục tiêu:
+ Trình bày được các yếu tố cơ bản dao bào góc, đặc điểm của các lưỡi cắt, các thông số hình học
của dao bào góc.
+ Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao bào góc.
+ Mài được dao bào góc đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật,
đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy.
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
1. Cấu tạo của dao bào góc
Dao cắt kim loại được cấu tạo bởi ba phần: phần làm việc còn gọi là phần cắt, phần gá đặt dao
và phần cán dao .
Phần làm việc của dao (phần cắt) là phần của dao trực tiếp tiếp xúc với chi tiết gia công để làm
nhiệm vụ tách phoi, đồng thời còn là phần dự trữ mài dao lại khi dao đã bị mòn.
Phần gá đặt dao là một bộ phận của dao dùng để gá đặt dao lên máy nhằm bảo đảm vị trí tương
quan giữa dao và chi tiết.
Phần thân dao cũng là một phần trên dao nối liền giữa phần cắt và phần gá đặt dao.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ cắt gọt, về mặt kết cấu thì phần cắt của dao được tạo bởi các bề

mặt và lưỡi cắt thích hợp, bao gồm:
(1) Mặt trước dao là mặt của dao để phoi trượt lên đó thoát ra khỏi vùng cắt trong quá trình gia
công.
(2) Mặt sau chính là mặt của dao đối diện với bề mặt đang gia công trên chi tiết. Vị trí tương
quan của mặt này với mặt đang gia công của chi tiết quyết định mức độ ma sát giữa mặt sau chính
dao và mặt đang gia công trên chi tiết.
(3) Mặt sau phụ là mặt trên phần cắt dao đối diện với bề mặt đã gia công trên chi tiết. ý nghĩa
của nó tương tự như mặt sau chính.
(4) Lưỡi cắt chính là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau chính. Trong quá trình cắt phần lớn
lưỡi cắt chính tham gia cắt gọt. Phần trực tiếp tham gia cắt gọt của lưỡi cắt chính gọi là chiều dài cắt
thực tế của lưỡi cắt - đó chính là chiều rộng cắt b.
(5) Lưỡi cắt phụ là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau phụ. Khi cắt có một phần lưỡi cắt phụ
cũng tham gia cắt.
(6) Mũi dao là giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Mũi dao là vị trí của dao dùng để
điều chỉnh vị trí tương quan giữa dao và chi tiết.
(7) Lưỡi cắt chuyển tiếp: Trong một số trường hợp (như dao phay một đầu) người ta cần tạo
nên lưỡi chuyển tiếp giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ.
2. Các thông số hình học của dao bào góc ở trạng thái tĩnh
2.1. Khái niệm
Kết quả thí nghiệm và thực tế sản xuất cho thấy: vị trí tương đối giữa các bề mặt và lưỡi cắt
trên phần làm việc của dao so với các bề mặt trên chi tiết gia công có ảnh hưởng lớn đến quá trình
cắt gọt kim loại. Vị trí của các bề mặt và lưỡi cắt được xác định bởi những góc độ trên phần làm việc
của dao. Những góc độ đó gọi là những thông số hình học của dao.
Nói đến góc độ trên phần làm việc của dao nghĩa là nói đến vị trí tương quan giữa các bề mặt
và lưỡi cắt so với hệ toạ độ nào đó được chọn làm chuẩn. Hệ toạ độ này gọi là hệ toạ độ xác định.
Trong nghiên cứu dụng cụ cắt, hệ toạ độ xác định được thành lập trên cơ sở của ba chuyển
động cắt
Mặt cơ bản 1: được tạo bởi vectơ tốc độ và vectơ chạy dao
Mặt cơ bản 2: được tạo bởi vectơ tốc độ và vectơ chiều sâu cắt .
Mặt cơ bản 3:(còn gọi là mặt đáy) được tạo bởi vectơ và vectơ

Ngoài ba mặt cơ bản trên người ta còn sử dụng các mặt phẳng và tiết diện phụ trợ.
Mặt phẳng phụ trợ gồm có mặt cắt. Mặt cắt đi qua một điểm nào đó trên lưỡi cắt là một mặt
phẳng qua điểm đó tiếp tuyến với mặt đang gia công và chứa vectơ vận tốc cắt . (Nếu là lưỡi cắt
thẳng thì mặt cắt chứa lưỡi cắt).

7

7


Những tiết diện phụ trợ bao gồm: tiết diện chính là tiết diện của đầu dao được cắt bởi mặt
phẳng đi qua điểm khảo sát trên lưỡi cắt chính và vuông góc với lưỡi cắt chính - ký hiệu N - N. Tiết
diện phụ là tiết diện của đầu dao do mặt phẳng vuông góc với lưỡi cắt phụ tại điểm xét tạo nên - ký
hiệu N1 - N1.
3. Sự thay đổi thông số hình học của dao bào góc khi gá dao
Các thông số hình học của dao nhằm xác định vị trí của mặt trước, mặt sau chính, mặt sau phụ
và lưỡi cắt chính, lưỡi cắt phụ của đầu dao. Những thông số hình học này được xác định ở tiết diện
chính N - N, ở mặt đáy, ở tiết diện phụ N 1-N1 và trên mặt cắt. Xét dao và chi tiết được gá đặt ở vị trí
tương đối như sau: Mũi dao nằm trong mặt phẳng ngang chứa đường tâm máy, trục dao thẳng góc
với đường tâm máy. Đây là vị trí qui ước.
Để xác định vị trí các bề mặt và lưỡi cắt của dao, người ta dùng 10 thông số hình học: góc
trước, góc sau, góc sắc, góc cắt, góc trước phụ, góc sau phụ, góc nghiêng chính, góc nghiêng phụ và
góc nâng.
Ở đây cần nhấn mạnh rằng: lưỡi cắt của dao nói chung không phải là đường thẳng, do đó nói
góc độ dao là nói xác định tại một vị trí nào đó trên lưỡi cắt. Để đơn giản ta sẽ không nhắc lại trong
các định nghĩa.
Góc trước, ký hiệu g là góc tạo bởi mặt trước dao và mặt đáy do trên tiết diện chính N - N.
Giá trị góc trước xác định vị trí của mặt trước dao trong hệ toạ độ xác định. Độ lớn góc trước ảnh
hưởng đáng kể đến khả năng thoát phoi.
Góc sau, ký hiệu a là góc tạo bởi mặt sau chính của dao và mặt cắt, đo trên tiết diện chính N N. Giá trị góc sau quyết định vị trí mặt sau dao trong hệ toạ độ xác định. Độ lớn góc sau xác định

mức độ ma sát giữa mặt sau chính của dao và mặt đang gia công của chi tiết.
Góc sắc, ký hiệu b là góc tạo bởi mặt trước và mặt sau chính của dao, đo trong tiết diện chính
N - N. Độ lớn của góc sắc quyết định độ bền của đầu dao.
Góc cắt, ký hiệu d là góc tạo bởi mặt trước dao và mặt cắt (hoặc phương vận tốc cắt ) đo
trong tiết diện chính N - N. Độ lớn của góc cắt biểu thị mặt trước dao.
Các góc độ của dao tại một điểm bất kỳ trên lưỡi cắt, đo trên tiết diện chính N - N có mối quan
hệ hình học sau:
Trong đó g và a là những thông số độc lập; b, d là những thông số phụ thuộc.
Góc nghiêng chính, ký hiệu j là góc tạo bởi lưỡi cắt chính của dao và phương chạy dao trên
mặt đáy. Độ lớn của góc nghiêng chính xác định vị của lưỡi cắt chính dao trong hệ toạ độ xác định.
Góc nghiêng phụ, ký hiệu j1 là góc tạo bởi lưỡi cắt phụ của dao và phương chạy dao, đo trên
mặt đáy. Độ lớn góc nghiêng phụ xác định vị trí lưỡi cắt phụ của dao trong hệ qui chiếu xác định.
Góc mũi dao, ký hiệu e là góc tạo bởi lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ, đo trên mặt đáy. Độ lớn
góc mũi dao biểu thị cho độ bền của mũi dao.
Thường giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ được nối với nhau bằng một đoạn cong, bán kính
cung cong đo trên mặt đáy ký hiệu là R. R gọi là bán kính mũi dao.
Các thông số hình học dao đo trên mặt đáy có mối quan hệ hình học sau:
Trong đó j và j1 là những thông số độc lập, còn e là thông số phụ thuộc.
Góc trước phụ, ký hiệu g1 là góc tạo bởi mặt trước của dao và mặt đáy đo trên tiết diện phụ
N1 - N1. Độ lớn góc trước phụ cũng xác định vị trí mặt trước dao trong hệ toạ độ xác định.
Góc sau phụ, ký hiệu a1 là góc tạo bởi mặt sau phụ của dao và mặt cắt đo trên tiết diện phụ
N1 - N1. Giá trị của góc sau phụ xác định vị trí mặt sau phụ của dao trong hệ toạ độ xác định và quyết
định mức độ ma sát giữa mặt sau phụ của dao và mặt đã gia công của chi tiết.
Góc nâng của lưỡi cắt, ký hiệu l là góc tạo bởi lưỡi cắt chính của dao và mặt đáy, đo trên mặt
cắt. Độ lớn của góc nâng lưỡi cắt biểu thị vị trí của lưỡi cắt chính trong hệ toạ độ xác định. Giá trị
của góc nâng lưỡi cắt có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 0 o Giá trị của góc nâng không những quyết
định hướng thoát phoi khi cắt, mà còn quyết định điểm tiếp xúc đầu tiên của dao vào chi tiết khi cắt.
Điều này có ý nghĩa lớn đối với độ bền của dao cũng như chất lượng gia công. (Ví dụ khi nghiên cứu
về khả năng làm việc của dao phay mặt đầu)


8

8


Giá trị các thông số hình học dao phải được xác định vừa đảm bảo điều kiện cắt, vừa phải đảm
bảo khả năng làm việc của dao (tuổi bền dao). Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được các giá
trị hợp lý góc độ của dao tuỳ thuộc vào vật liệu gia công, vật liệu dao với các điều kiện cắt khác.
Những giá trị thông số hình học dao đã được tiêu chuẩn hoá trong các sổ tay cắt gọt.
4. Ảnh hưởng của các thông số hình học của dao bào đến quá trình cắt
Trong quá trình gia công thực tế, do việc gá đặt dao không chính xác, do ảnh hưởng của các
chuyển động cắt, do dao bị mài mòn... dẫn đến sự thay đổi hệ toạ độ xác định (theo định nghĩa), do
đó gây nên sự thay đổi các thông số hình học dao so với khi thiết kế.
1. Sự thay đổi các góc độ dao do gá đặt dao không chính xác
Khi gá đặt dao thường xảy ra các trường hợp sai lệch sau:
(1) gá mũi dao không ngang tâm chi tiết
(2) gá hướng dao không đảm bảo vị trí tương quan với chi tiết
Cần nhấn mạnh rằng: nói chung trong mọi trường hợp cắt thực tế đều gây ra sự thay đổi góc
độ của dao. Nhưng thường do lượng chạy dao s nhỏ và khi gá đặt dao nói chung người công nhân
cũng rất thận trọng. Vì vậy giá trị thay đổi về góc độ dao nhỏ, có thể bỏ qua. Tất nhiên đối với một
số trường hợp đặc biệt như giá công ren có bước lớn (tức lượng chạy dao s lớn đáng kể) thì khi đó
phải lưu ý sự thay đổi này.
5. Mài dao bào góc
TT
1

2

9


Bước công việc
Kiểm tra khe hở giữa đá mài và bệ tuỳ

Nội dung

Vị trí đứng khi mài

9


3

Mài mặt trước của dao

4

Mài mặt sau phụ

5

Mài mặt sau chính

10

10










6

Mài mũi dao

7

Kiểm tra

6. Vệ sinh công nghiệp
Nơi làm việc :
Cần thoáng mát, sáng sủa, luôn được giữ sạch sẽ, ngăn nắp và thuận tiện cho thao tác.
Cần được thông gió tốt, và có ánh sáng đầy đủ, tốt nhất là ánh sáng thiên nhiên.
Thân thể và quần áo :
Quần áo phải gọn gàng, vừa cỡ người và luôn giữ sạch sẽ, khô ráo.



Thân thể, tay chân phải luôn giữ cho sạch sẽ, khô ráo. Hết ca làm việc phải rửa tay bằng
xà phòng cẩn thận, tắm rửa kỹ.

Trong giờ giải lao, giữa ca làm việc, nên vận động thân thể ở chỗ thoáng khí.
Ngoài giờ làm việc cần nghỉ ngơi đầy đủ và hoạt động để phục hồi sức khỏe. Cần cố gắng giữ mức
ăn uống điều hòa và đủ chất cần thiết cho cơ thể.

11


11


Câu hỏi
Câu 1: Trình bày sự thay đổi hình học khi gá dao bao?
Câu 2: Trình bày ảnh hưởng các thông số hình học đến quá trình cắt?

12

12


Bài 2: CÁC LOẠI DAO PHAY GÓC
Mục tiêu:
+ Trình bày được các yếu tố cơ bản dao phay góc, đặc điểm của các lưỡi cắt, các thông số hình học
của dao phay góc và công dụng của dao phay góc
+ Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao phay góc.
+ Phân loại được các dạng dao phay góc
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
1. Cấu tạo của các loại dao phay góc
Dao cắt kim loại được cấu tạo bởi ba phần: phần làm việc còn gọi là phần cắt, phần gá đặt dao
và phần cán dao .
Phần làm việc của dao (phần cắt) là phần của dao trực tiếp tiếp xúc với chi tiết gia công để làm
nhiệm vụ tách phoi, đồng thời còn là phần dự trữ mài dao lại khi dao đã bị mòn.
Phần gá đặt dao là một bộ phận của dao dùng để gá đặt dao lên máy nhằm bảo đảm vị trí tương
quan giữa dao và chi tiết.
Phần thân dao cũng là một phần trên dao nối liền giữa phần cắt và phần gá đặt dao.
2. Các thông số hình học của dao phay góc
Các thông số hình học của dao nhằm xác định vị trí của mặt trước, mặt sau chính, mặt sau
phụ và lưỡi cắt chính, lưỡi cắt phụ của đầu dao. Xét dao và chi tiết được gá đặt ở vị trí tương đối như

sau: Mũi dao nằm trong mặt phẳng ngang chứa đường tâm máy, trục dao thẳng góc với đường tâm
máy.
Để xác định vị trí các bề mặt và lưỡi cắt của dao, người ta dùng 10 thông số hình học: góc
trước, góc sau, góc sắc, góc cắt, góc trước phụ, góc sau phụ, góc nghiêng chính, góc nghiêng phụ và
góc nâng.
Góc trước, ký hiệu g là góc tạo bởi mặt trước dao và mặt đáy do trên tiết diện chính N - N.
Giá trị góc trước xác định vị trí của mặt trước dao trong hệ toạ độ xác định. Độ lớn góc trước ảnh
hưởng đáng kể đến khả năng thoát phoi.
Góc sau, ký hiệu a là góc tạo bởi mặt sau chính của dao và mặt cắt, đo trên tiết diện chính N N. Giá trị góc sau quyết định vị trí mặt sau dao trong hệ toạ độ xác định. Độ lớn góc sau xác định
mức độ ma sát giữa mặt sau chính của dao và mặt đang gia công của chi tiết.
Góc sắc, ký hiệu b là góc tạo bởi mặt trước và mặt sau chính của dao, đo trong tiết diện chính
N - N. Độ lớn của góc sắc quyết định độ bền của đầu dao.
Góc cắt, ký hiệu d là góc tạo bởi mặt trước dao và mặt cắt (hoặc phương vận tốc cắt ) đo
trong tiết diện chính N - N. Độ lớn của góc cắt biểu thị mặt trước dao.
Thường giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ được nối với nhau bằng một đoạn cong, bán kính
cung cong đo trên mặt đáy ký hiệu là R. R gọi là bán kính mũi dao.
Dao phay một góc - TJC 0302
Vật liệu: thép góc

Kích thước (mm)

13

Góc jo

13


D


B

d

50

10

16

45o; 50o

50

12

16

55o; 60o; 65o; 70o; 100o; 105o

50

16

16

75o; 80o; 85o; 90o

63


12

22

45o; 50o

63

16

22

55o; 60o; 65o; 70o; 100o

63

14

22

105o

63

20

22

75o; 85o; 90o


Dao phay 2 góc đối xứng

Kích thước (mm)

14

Góc jo

D

B

63

10

40o; 45o; 50o; 60o

63

12

90o; 100o

80

10

30o


14


80

12

40o; 45o

80

14

50o; 55o; 60o; 65o; 70o

80

16

50o; 55o; 60o; 65o; 70o

80

18

80o; 90o

80

20


100o

100

12

30o

100

14

40o

100

16

45o

100

18

50o; 60o

100

24


90o

100

26

100o

3. Ảnh hưởng của các thông số hình học của dao phay đến quá trình cắt
Trong quá trình gia công thực tế, do việc gá đặt dao không chính xác, do ảnh hưởng của các
chuyển động cắt, do dao bị mài mòn... dẫn đến sự thay đổi hệ toạ độ xác định (theo định nghĩa), do
đó gây nên sự thay đổi các thông số hình học dao so với khi thiết kế.
1. Sự thay đổi các góc độ dao do gá đặt dao không chính xác
Khi gá đặt dao thường xảy ra các trường hợp sai lệch sau:
(1) gá mũi dao không ngang tâm chi tiết
(2) gá hướng dao không đảm bảo vị trí tương quan với chi tiết
Cần nhấn mạnh rằng: nói chung trong mọi trường hợp cắt thực tế đều gây ra sự thay đổi góc độ của
dao. Nhưng thường do lượng chạy dao s nhỏ và khi gá đặt dao nói chung người công nhân cũng rất
thận trọng. Vì vậy giá trị thay đổi về góc độ dao nhỏ, có thể bỏ qua.
4. Công dụng của các loại dao góc
TT

15

Tên dao phay

Hình

Loại việc


Hình

15


1

Dao phay góc
đơn

Phay rãnh mang cá

2

Dao phay góc
kép

Phay rãnh chữ V

16

16


Câu hỏi:
Câu 1: Trình bày các thông số hình học của dao?
Câu 2: Trình bày ảnh hưởng các thông số hình học đến quá trình cắt?

17


17


Bài 3: PHAY RÃNH CHỐT ĐUÔI ÉN
Mục tiêu:
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi phay rãnh, chốt đuôi én.
- Vận hành thành thạo máy phay để gia công rãnh, chốt đuôi én đúng qui trình qui phạm, đạt cấp
chính xác 8-10, độ nhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho
người và máy.
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
1. Yêu cầu kỹ thuật khi phay rãnh chốt đuôi én
- Đúng kích thước: kích thước thực tế so với kích thước được ghi trên bản vẽ.
- Sai lệch hình dạng hình học của rãnh.
- Sai lệch về vị trí tương quan giữa các rãnh: Độ không song song giữa mặt phẳng đáy với mặt trên,
độ không vuông góc giữa các rãnh kế tiếp, độ không đối xứng, độ không sai lệch giữa các rãnh.
- Độ nhám theo yêu cầu đề ra.
2. Phương pháp gia công
2.1. Phương pháp phay chốt đuôi én.
2.1.1. Phay bậc.
Để phay được chốt đuôi én đúng các yêu cầu kỹ thuật ta phải tiến hành phay mặt bậc (có thể
bậc đơn hoặc bậc kép đối xứng) bằng dao phay: Cắt, ngón, đứng, mặt đầu. Quá trình phay mặt bậc
được trình bày ở mô đun phay bào mặt phẳng bậc. Đối với các chi tiết có kích thước nhỏ ta có thể sử
dụng êtô máy để gá và rà. Còn các chi tiết có kích thước lớn sẽ gá trên bàn máy bằng các dụng cụ gá
và kẹp chặt bằng: Các loại vấu kẹp, phiến gá, các ke gá, vv...
2.1.2. Phay chốt đuôi én.
a) Chọn dao phay góc.
Thường góc của chốt đuôi én có giá trị từ 30 0 - 600. Nên dao được chọn có góc tương
đương hoặc nhỏ hơn từ 30’ đến 10. Mặt khác do cấu tạo của dao phay góc, góc của dao không nhọn

nên trong quá trình sử dụng nếu cần sẽ tạo góc nhọn của rãnh với khoảng hở (tương ứng) để tránh sự
cọ xát giữa chốt và rãnh đuôi én. Trên hình là hình dạng dao phay góc kép có góc 55 0. Các
lưỡi dao tạo chiều ngược nhau so với tâm trụ, cán dao có chuôi trụ côn được lắp trên trục đứng của
máy phay.

Dao phay góc có góc 550
b) Tiến hành phay
- Chuẩn bị máy, vật tư, thiết bị
- Chọn máy phay đứng, thử máy kiểm tra độ an toàn về điện, cơ, hệ thống bôi trơn, điều chỉnh các
hệ thống trượt của bàn máy. Kiểm tra phôi (vạch dấu nếu cần), xác định được vị trí cắt, số lần
cắt, phương án kiểm tra. Khi phay chốt đuôi én dùng để lắp ghép hoặc truyền động thì việc gá và rà
phôi có yêu cầu rất cao, đặc biệt là vị trí của chốt so với các mặt phẳng và các đường thẳng
liên quan.

18

18


- Mặt khác phải quan tâm đến độ nhám của chi tiết, nên khi phay xong ta tiến hành mài
bóng mới đưa vào sử dụng. Ngoài ra phải chọn và sắp xếp nơi làm việc hợp lý, khoa học.
- Chọn dao phay góc có góc tương ứng với góc của rãnh. Gá dao trên trục đứng, xiết nhẹ, điều chỉnh
và xiết chặt dao
- Chọn tốc độ trục chính và lượng chạy dao, tra bảng 29.4.2;3.
- Chọn chiều sâu cắt: Chiều sâu cắt được xác định bằng bàn dao ngang và phụ thuộc vào tính chất
vật liệu để chọn cho phù hợp.
- Chọn phương pháp tiến dao: theo hướng tiến dọc
- Tiến hành phay

Phay chốt đuôi én bằng dao phay góc

- Kiểm tra kích thước, góc, độ phẳng, độ nhám, độ song song và giữa các rãnh và các mặt. Dùng
giũa làm sạch cạch sắc, kiểm tra đúng kỹ thuật.
c) Cách kiểm tra bằng tính toán sử dụng phương pháp đo bằng hai trụ tròn D.
Ngoài các phương pháp kiểm tra bằng thước cặp, thước góc và dưỡng ra. Để có kích thước
thật chính xác ta có thể sử dụng phương pháp đo gián tiếp thông qua hai con lăn có kích thước là
D và được tính toán qua công thức toán học. Trên hình thể hiện cách xác định kích thước đuôi
rãnh của chốt, sử dụng kích thước của con lăn có đường kính D, như sau:
Trong đó:
α - góc của chốt đuôi én
D - là đường kính của con lăn
B - kích thước cần kiểm tra
X - kích thước đo được bằng thước cặp hoặc pan me.

Sử dụng hai trụ tròn để xác định kích thước chốt đuôi én
Ví dụ: Để kiểm tra kích thước mà ta cần là B = 24 mm, góc mang cá là 60 0 . Nếu dùng hai
con lăn có đường kính là 10mm, thì kích thước đo được X phải là:

2.2. Phương pháp phay rãnh đuôi én.
2.2.1 Phay rãnh vuông.
Để tiến hành phay rãnh đuôi én bằng dao phay góc ta phải thực hiện bước phay rãnh vuông bằng
dao phay trụ đứng, dao phay ngón hoặc dao phay ba mặt cắt. (Trong trường hợp có chiều rộng

19

19


không quá lớn ta nên sử dụng đường kính của dao phay tương đương với chiều rộng của rãnh,
hoặc chiều rộng dao đối với dao phay cắt). Để gia công rãnh vuông suốt chính xác, thuận lợi cho các
bước tiếp theo nên lấy dấu, xác định tâm, vị trí của rãnh trên chi tiết cần phay. Gá, rà phôi trên một

dụng cụ gá thuận lợi như: Êtô máy vạn năng, các loại vấu kẹp, phiến gá,..Trong trường hợp
phay rãnh có chiều sâu lớn, ta nên sử dụng hướng chuyển động của dao trùng với hướng song song
của hàm êtô, hoặc song song với chiều dài của bàn máy trong trường hợp chi tiết cần phay có kích
thước rộng và lớn.
Các bước tiến hành phay rãnh vuông suốt.
2.2.2. Phay góc mang cá.
a) Chọn dao phay góc (rãnh đuôi én được xem như góc trong so với chốt đuôi én, nên phần chọn dao
ta thực hiện như phần phay chốt đuôi én)
b) Các bước tiến hành phay.
- Chuẩn bị máy, kiểm tra phôi.
- Chọn máy phay đứng, thử máy kiểm tra độ an toàn về điện, cơ, hệ thống bôi trơn, điều chỉnh các
hệ thống trượt của bàn máy. Kiểm tra phôi (vạch dấu nếu cần), xác định được vị trí cắt, số lần
cắt (phôi có chiều rộng lớn), phương án kiểm tra. Khi phay rãnh đuôi én dùng để lắp ghép hoặc
truyền động với chốt đuôi én ta chú trọng đến tâm của mối ghép và các mặt phẳng các đường thẳng
liên quan và độ nhám của chi tiết. (Ngoài ra phải chuẩn bị chi tiết chốt lắp ghép nếu có).
- Gá và hiệu chỉnh dao phay góc. Chọn dao phay góc có góc tương ứng với góc của rãnh. Gá dao trên
trục đứng, xiết nhẹ, hiệu chỉnh và xiết chặt dao
- Chọn tốc độ trục chính và lượng chạy dao, Tra bảng 29.4.2;3.
- Chọn chiều sâu cắt: Chiều sâu cắt được xác định bằng bàn dao ngang và phụ thuộc vào tính chất vật
liệu để chọn cho phù hợp.
- Chọn phương pháp tiến dao, Theo hướng tiến dọc
- Tiến hành phay

Phay rãnh đuôi én
Khi đã phay xong rãnh vuông suốt ta sử dụng dao phay góc kép có góc tương đương với góc
của rãnh mang cá, tiến hành so dao để xác vị trí tương đối giữa tâm dao và tâm rãnh. Khi xác định
xong ta nhớ khóa chặt bàn máy ngang lại để tránh sự dịch chuyển không cần thiết. (Đây là công việc
dễ xảy ra sai hỏng cho nên phải hết sức thận trọng). Điều chỉnh chiều sâu cắt bằng cách cho dao phay
góc tiếp xúc với bề mặt trên của chi tiết sau đó nâng bàn máy lên một khoảng bằng chiều sâu của
rãnh. Phay thử, sau khi phay thử, nên dịch chuyển máy ra khỏi vị trí cắt, hãy kiểm tra rãnh đuôi én

bằng dưỡng hoặc thước cặp (có thể ướm chốt nếu có). Nếu kích thước rãnh đảm bảo thì cứ giữ
nguyên dao cắt cho đến khi rãnh được phay hết chiều dài. Trong trường hợp rãnh có chiều rộng
lớn so với đường kính dao, tùy thuộc vào đó mà có thể cắt 2 hay nhiều lượt.

20

20


Sử dụng dao phay góc phay nhiều lượt
2.2.3. Các phương pháp kiểm tra rãnh đuôi én.
a) Cách tính toán sử dụng phương pháp đo bằng hai trụ tròn D
Rãnh đuôi én thường được kiểm tra bằng các dưỡng chuyên dùng. Các dưỡng này cho phép
kiểm tra góc của rãnh, độ đối xứng và chiều cao của rãnh. Trong một số trường hợp cần có độ chính
xác cao ta phải đo gián tiếp. Phương pháp đo gián tiếp không cho ta biết ngay kích thước cần đo mà
cho biết một đại lượng khác, từ đó ta có thể xác định được kích thước cần đo như hình là một ví dụ.
Rãnh đuôi én thường được ghi các kích thước như: Góc ngiêng, chiều cao và chiều rộng trên hoặc
dưới rãnh thì khó cho việc đo trực tiếp được, (lúc đó trên các cạnh sắc có các ba via). Ngoài ra các
cạnh sắc này cũng có thể bị lún do tác dụng của áp lực khi cắt, khi đo. để đảm bảo độ chính xác ta
kiểm tra kích thước bằng cách đo gián tiếp nhờ hai con lăn có đường kính D.
Bằng cách đo gián tiếp kích thước cần tìm là X, nhưng ta phải xác định kích thước
B:

Sử dụng hai lõi sắt tròn để kiểm tra
Ví dụ: Cần có kích thước của W là 50mm, góc α là 500 , trong đó ta sử dụng con lăn có kích
thước là 10mm. Kích thước đo được của B phải là:
Trong trường hợp này chúng ta sử dụng hai chi tiết lắp ghép với nhau thì góc của rãnh không
thể sắc nhọn được, nên trong trường hợp náy chúng ta phải tiến hành làm nguội.
b) Sử dụng phương pháp đo bằng các miếng căn mẫu.


Sử dụng các miếng căn mẫu để kiểm tra chiều rộng rãnh

21

21


Các dụng cụ kiểm tra góc
Ngoài phương pháp kiểm tra trên ta còn sử dụng phương pháp kiểm tra bằng các miếng căn
mẫu, đơn giản (hình 30.4.7) nhưng cho độ chính xác cao hơn (trong các trường hợp phay hàng
loạt hoặc có khối lượng lớn). Để kiểm tra kích thước chiều rộng rãnh ta sử dụng các miếng
căn mẫu, sắp xếp các phiến mẫu song phẳng và tiến hành đo (đọc) kích thước. Đường kính của
hai con lăn có thể chọn bất kỳ, với điều kiện các miếng căn mẫu không lớn hơn kích thước trên của
rãnh.
Tuy nhiên để thực hiện được việc việc kiểm tra này ta phải lập bảng có giá trị
tương ứng của các miếng căn mẫu với kích thước B.
Ngoài ra để thuận tiện cho các bước kiểm tra công đoạn cũng như kiểm tra giai đoạn cuối ta
dùng các loại dưỡng đo góc và thước đo góc.
2.3. Tiến hành gia công.
2.3.1 Lập trình tự gia công rãnh đuôi én
TT
Bước công
Chỉ dẫn thực hiện
việc
1

Nghiên cứu bản vẽ

2


Lập quy trình công - Nêu rõ thứ tự các bước gia công, gá đặt, dụng cụcắt, dụng cụ đo,
nghệ
chế độ cắt và tiến trình kiểm tra

3

Chuẩn bị vật tư,
thiết bị
dụng cụ

4

Phay rãnh vuông
4.1. Gá lắp dao

4.2. Gá phôi

22

- Đọc hiểu chính xác bản vẽ
- Xác định được các kích thước rãnh chốt đuôi én, hình
dạng, vật liệu của chi tiết.
- Chuyển hoá các ký hiệu thành các kích thước
gia công tương ứng.

- Đầy đủ dụng cụ gá, dụng cụ đo kiểm, phôi và bảo hộ lao động.
- Đủ các loại dao phay ngón, dao phay cắt, dao phay trụ đứng.
- Dầu bôi trơn ngang mức quy định
- Tình trạng máy móc làm việc tốt, an toàn


- Làm sạch trục, ống côn
- Gá lắp dao chính xác trên trục đứng
- Đường tâm dao vuông góc với bàn máy
- Độ đảo mặt đầu cho phép < 0,1mm
- Dộ không vuông góc giữa mặt chuẩn gá và mặt phẳng
ngang.
- Hàm êtô song song với hướng tiến của dao

22


4.3. Phay

5

6

- Điều chỉnh chế độ cắt hợp lý
- Xác định chính xác vị trí cần phay
- Đúng kích thước, độ vuông góc giữa 2 mặt bên so với mặt đáy.

Phay rãnh đuôi én
5.1. Gá lắp dao

- Gá dao chính xác trên trục đứng
- Đường tâm dao vuông góc với bề mặt cần gia công

5.2. phay rãnh đuôi
én


- Chọn chế độ cắt phù hợp
- Độ không phẳng, không cân giữa 2 mặt bên nằm trong
phạm vi cho phép.

Kiểm tra hoàn thiện

- Kiểm tra tổng thể chính xác
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp
- Giao nộp bán thành phẩm và sổ bàn giao ca đầy đủ.

2.3.2. Lập trình tự gia công chốt đuôi én
TT

Bước công việc

1

Nghiên cứu bản
vẽ

2

Lập quy trình
công nghệ

3

Chuẩn bị vật tư,
thiết bị
dụng cụ


4

Phay rãnh bậc
4.1. Gá lắp dao

4.2. Gá phôi

23

Chỉ dẫn thực hiện
- Đọc hiểu chính xác bản vẽ
- Xác định được các kích thước rãnh chốt đuôi én, hình
dạng, vật liệu của chi tiết.
- Chuyển hoá các ký hiệu thành các kích thước
gia công tương ứng.
- Nêu rõ thứ tự các bước gia công, gá đặt, dụng cụcắt, dụng cụ đo,
chế độ cắt và tiến trình kiểm tra
- Đầy đủ dụng cụ gá, dụng cụ đo kiểm, phôi và
bảo hộ lao động.
- Đủ các loại dao phay ngón, dao phay cắt, dao
phay trụ đứng.
- Dầu bôi trơn ngang mức quy định
- Tình trạng máy móc làm việc tốt, an toàn

- Làm sạch trục, ống côn
- Gá lắp dao chính xác trên trục đứng
- Đường tâm dao vuông góc với bàn máy
- Độ đảo mặt đầu cho phép < 0,1mm
- Dộ không vuông góc giữa mặt chuẩn gá và mặt phẳng

ngang.
- Hàm êtô song song với hướng tiến của dao

23


4.3. Phay

5

6

- Điều chỉnh chế độ cắt hợp lý
- Xác định chính xác vị trí cần phay
- Đúng kích thước, độ vuông góc giữa 2 mặt bên so với mặt đáy.

Phay rãnh chốt đuôi én
5.1. Gá lắp dao

- Gá dao chính xác trên trục đứng
- Đường tâm dao vuông góc với bề mặt cần gia công

5.2. phay chốt
đuôi én

- Chọn chế độ cắt phù hợp
- Độ không phẳng, không cân giữa 2 mặt bên nằm trong
phạm vi cho phép.

Kiểm tra hoàn

thiện

- Kiểm tra tổng thể chính xác
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp
- Giao nộp bán thành phẩm và sổ bàn giao ca đầy đủ.

3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng
TT

24

Dạng sai hỏng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

1

Sai số về kích
thước

- Sai số khi dịch chuyển
bàn máy
- Hiệu chỉnh chiều sâu cắt
sai
- Chọn dao không đúng
chiều rộng đối với dao
phay cắt và đường kính
đối với dao phay ngón,

dao phay trụ đứng.
- Chọn dao phay góc có
góc không đúng với góc
của chi tiết
cần phay
- Do độ đảo của dao quá
lớn
- Không thường xuyên
kiểm tra
trong quá trình phay
- Sai số do quá trình
kiểm tra

- Sử dụng chuẩn gá, gá kẹp và lấy
dầu chính xác chi tiết gia công và
xác định đúng lượng chuyển dịch
của bàn máy.
- Kiểm tra chiều rộng của dao
phay đĩa, đường kính của dao
phay ngón.
- Độ đảo mặt đầu của dao phay
đĩa và độ đảo hướng kính của dao
phay ngón
- Chọn dao phay rãnh, chốt đuôi
én có các thông số phù hợp với
kích thước và góc của rãnh.
- Sử dụng dụng cụ kiểm tra và
phương pháp kiểm tra chính xác.

2


Sai số về vị trí
tương quan
của rãnh đối
với bề mặt
các chi tiết

- Gá kẹp chi tiết không
chính xác,
không cứng vững.
- Lấy dấu, xác định vị trí
đặt dao sai.
- Không làm sạch mặt
gá trước khi gá để gia
công các mặt phẳng

- Chọn chuẩn gá và cách phương
pháp gá đúng kỹ thuật, kẹp phôi
đủ chặt
- Làm sạch bề mặt trước khi gá
- Chọn dao có prôfin phù hợp giữa
prôfin gia công và prôfin thiết kế.
- Điều chỉnh đứng độ côn của chi
tiết, bàn máy trước và hiệu

24


tiếp theo.
- Sử dụng dụng cụ đo

và đo
không chính xác
- Điều chỉnh độ côn khi
gá kẹp
phôi trên êtô hoặc dụng
cụ gá
không chính xác hoặc
điều chỉnh
chi tiết không song song
với
hướng liến của dao.

chỉnh trong khi phay.

3

Sai số về hình
dạng của bề
mặt gia công

- Chọn dao không đúng
hoặc mài dao định hình
răng không chính xác

- Dạng phế phẩm này không thể
sửa được

4

Độ bóng của

bề mặt gia
công không
đạt so với yêu
cầu trên bản
vẽ

- Mài dao không chính
xác, mòn và tróc mẻ
lưỡi cắt
- Chọn chế độ cắt, chi
tiết kẹp không cứng
vững,…

- Mài dao chính xác
- Chọn chế độ cắt, chi tiết kẹp
cứng vững,…

4. Kiểm tra sản phẩm.
* Việc kiểm tra kích thước rãnh mang cá thường được thực hiện bởi các dưỡng chuyên dùng.
* Các dưỡng này cho phép kiểm tra góc nghiêng của các cạnh bên, vị trí đối xứng của chúng và
chiều cao rãnh.
* Phương pháp đo rãnh gián tiếp:
Để xác định góc , chiều cao t, chiều rộng rãnh l ta phải dùng hai con lăn có đường kính d và các
căn mẫu song phẳng có kích thước cần tìm là B. Từ hình a ta có:
l = B + 2r + 2b;
b = r.cotg/2;
B = l – b - 2d

Hình a
Hình b

Như vậy để kiểm tra kích thước l cần đặt các căn mẩu có kích thước B như trên hình đường kính
con lăn chọn tuỳ ý, chỉ cần đảm bảo điều kiện B < l1.

25

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×