Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TCCT.Nâng cao chất lượngcông tác tuyên vận của Ban tuyên vận xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.86 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tiễn đã chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết
định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt 86 năm qua. Vai trò, sự
lãnh đạo của Đảng không chỉ thể hiện ở việc đề ra đường lối đúng đắn và sáng tạo
trên cơ sở vận dụng nhuần nhuyễn giữa học thuyết khoa học, cơ sở lý luận của
Chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam mà còn thể hiện qua
việc Đảng đã lãnh đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động – một khâu
đặc biệt quan trọng cấu thành công tác tư tưởng, dân vận của Đảng – với tư cách
là một trong những phương thức lãnh đạo cơ bản của Đảng.
Sự nghiệp cách mạng của Đảng muốn đi đến thắng lợi cuối cùng thì việc
xây dựng, ban hành đường lối, chủ trương đúng chưa đủ nếu không làm tốt công
tác tuyên truyền, vận động; không chuyển tải “thông điệp” của đường lối, nghị
quyết đến với các tầng lớp nhân dân, để người dân hiểu, tin và hành động theo
định hướng của Đảng. Việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả các quá trình này là
điều kiện bảo đảm cho đường lối cách mạng của Đảng thực sự trở thành sức mạnh
vật chất cải biến xã hội theo hướng tiến bộ, văn minh; việc chuyển trạng thái hành
động của nhân dân từ nghe, hiểu đến tin và làm theo là quá trình chuyển hóa từ
nhận thức thành niềm tin, từ niềm tin thành hành động. Do đó, giữa việc ban hành
đường lối, tổ chức thực hiện đường lối với lãnh đạo thực hiện công tác tuyên
truyền, vận động trong suốt quá trình cách mạng có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ
với nhau, bổ trợ cho nhau từ đó đưa sự nghiệp cách mạng do Đảng cộng sản lãnh
đạo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Là một xã bán nông nghiệp nằm ở phía đông nam thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai. Trong những năm qua, xác định vị trí, vai trò quan trọng của công tác
tuyên vận trong tổng thể công tác chính trị, tư tưởng, dân vận của Đảng. Cấp ủy,
chính quyền và cả hệ thống chính trị của xã đã tích cực, chủ động, nỗ lực, sáng
tạo thực hiện có hiệu quả công tác này. Vì vậy, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
xã Vạn Hoà phát huy tốt truyền thống đoàn kết, vượt khó, sáng tạo, tập trung phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kinh tế phát triển đúng hướng, tỷ lệ tăng
1




trưởng cao; Công tác văn hoá - xã hội được quan tâm đẩy mạnh; công tác giáo
dục được phát triển toàn diện; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao
được khôi phục và duy trì nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân;
công tác an sinh xã hội được chú trọng; tệ nạn xã hội được đẩy lùi, kìm chế phát
triển; công tác quản lý đất đai đô thị bước đầu có chuyển biến tích cực, không còn
tình trạng cơi nới, xây dựng nhà trái phép, từng bước sắp xếp ổn định dân cư; tình
hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, không có trọng
án xảy ra trên địa bàn; Công tác Đảng, MTTQ và hệ thống chính trị luôn được
tăng cường củng cố đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của
nhà nước, Mặt trận tổ quốc và hệ thống chính trị vững mạnh. Cán bộ, đảng viên,
nhân dân các dân tộc trong xã thực sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền địa
phương cũng có những hạn chế: Kinh tế phát triển manh mún, chưa tạo ra nền sản
xuất hàng hoá mang tính cạnh tranh; quy hoạch phát triển sản xuất còn chậm chưa
tương xứng với thế mạnh sẵn có của địa phương. Văn hoá, giáo dục, thông tin, thể
dục thể thao phát triển còn chưa tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế.
Công tác quản lý đất đai đô thị còn lúng túng. Nhận thức của một bộ phận nhân
dân về luật đất đai, luật quản lý đầu tư còn hạn chế. Tình trạng mua bán, chuyển
nhượng đất trái phép, cơi nới xây dựng nhà cửa vẫn còn xảy ra. Công tác quản lý
khai thác tài nguyên còn lỏng lẻo. Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp. Hoạt động của một số đạo lạ,
việc mê tín dị đoan phát triển; tệ nạn xã hội cũng có nguy cơ gia tăng ( tệ nạn
nghiện hút ). Một bộ phận cán bộ đảng viên ý thức chấp hành điều lệ Đảng chưa
cao, giảm sức chiến đấu; một số cán bộ trình độ, năng lực còn hạn chế chưa đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.
Nguyên nhân là do diễn biến thời tiết phức tạp, dịch bệnh luôn đe dọa ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, một phận nhân dân còn giữ
tập quán sản xuất lạc hậu, có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước nên việc

chuyển dịch kinh tế theo hướng thị trường chưa đạt mục tiêu đề ra. Trình độ dân
trí không đồng đều, kết cấu hạ tầng văn hóa chưa được đầu tư. Cấp ủy, chính quyền
2


chưa khai thác hết lợi thế về văn hóa bản sắc trong nhân dân. Quy hoạch sử dụng đất
đai trên địa bàn thường xuyên có sự thay đổi trong quá trình xây dựng nông thôn
mới và định hướng lên phường nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý đất
đai trên địa bàn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ kinh nghiệm,
năng lực còn hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa được
thường xuyên. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong đảng chưa
thường xuyên, chưa hiệu quả. Một số chi bộ khu dân cư chưa chú trọng công tác
bồi dưỡng, giáo dục, thuyết phục phát triển đảng viên. Công tác tuyên truyền có
lúc còn chưa sâu rộng; Việc triển khai các hình thức tuyên truyền còn thiếu đồng
bộ, chưa phong phú, chưa đi sâu tới mọi tầng lớp nhân dân. Kỹ năng tuyên truyền,
vận động quần chúng còn hạn chế, chưa có tính thuyết phục cao, chưa chủ động
trong công việc được giao.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “ Nâng cao chất lượng
công tác tuyên vận của Ban tuyên vận xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai trong
giai đoạn hiện nay” làm khoá luận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị - hành
chính.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu của đề tài:
Khái quát cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng công tác tuyên vận .
Đánh giá thực trạng công tác tuyên vận của Ban tuyên vận Đảng uỷ xã Vạn
Hoà, thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.
Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên
vận của Ban tuyên vận Đảng uỷ xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai trong giai đoạn
hiện nay.
- Nhiệm vụ của đề tài:

Làm sáng rõ những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận về việc nâng cao chất
lượng công tác tuyên vận nói chung.
Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về những kết quả đạt được và những
hạn chế, yếu kém trong công tác tuyên vận của Ban tuyên vận Đảng uỷ xã Vạn
Hoà, thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay. Xác định rõ nguyên nhân của
3


những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém, từ đó rút ra một số bài học
kinh nghiệm.
Đưa ra phương hướng chung và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lượng công tác tuyên vận của Ban tuyên vận Đảng uỷ xã Vạn Hoà,
thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Ban tuyên vận Đảng uỷ xã Vạn Hoà, thành phố Lào
Cai.
Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề công tác tuyên vận.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau như: phân tích văn bản, điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp, so sánh... để
thực hiện đề tài.
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng công tác tuyên vận.
Chương 2: Thực trạng công tác tuyên vận của Ban tuyên vận Đảng uỷ xã
Vạn Hoà, thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công
tác tuyên vận của Ban tuyên vận Đảng uỷ xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai trong
giai đoạn hiện nay.
Kết luận và kiến nghị.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LUỢNG
CÔNG TÁC TUYÊN VẬN
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảnh về công tác Dân
vận
1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận
4


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển sinh động lý luận Chủ nghĩa
Mác-Lênin về lĩnh vực tuyên truyền, vận động cũng như toàn bộ công tác tư tưởng,
dân vận trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Đối với công tác tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa và xác định
rõ mục đích của tuyên truyền: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu,
dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất
bại”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, công tác tuyên truyền chỉ thật sự phát huy
hiệu quả khi kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời nói và hành động, làm chủ lý luận, thực
tiễn hóa lý luận và lý luận hoá thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh “Tuyên truyền không
cần phải nói tràng giang đại hải. Mà nói ngắn gọn, nói những vấn đề thiết thực,
chắc chắn làm được, để cho mọi người hiểu rõ và quyết tâm làm bằng được”. Chủ
tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm, trong thực hiện công tác tuyên truyền, vấn đề
quan trọng nhất là phải tôn trọng sự thật, có nói sự thật thì việc tuyên truyền của
mình mới có nhiều người nghe. Không chỉ vậy, Bác còn nhấn mạnh: Công tác
tuyên truyền phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng mà xác
định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp hoạt động; phải phục vụ đắc lực cho việc
hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng ta, dân tộc ta. Bác chỉ rõ: Tính Đảng là
nguyên tắc và nền tảng của công tác tuyên truyền, nó bảo đảm cho các hoạt động
tuyên truyền của Đảng giữ vững lập trường giai cấp công nhân, phục vụ nhân dân;
tính khoa học của công tác tuyên truyền phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách

quan, từ quy luật phát triển của xã hội, lấy đó làm cơ sở giải thích cho nhân dân
hiểu một cách có căn cứ khoa học những vấn đề thực tiễn cách mạng đặt ra, để từ
đó, họ hành động tự giác, có hiệu quả.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, dân vận và công tác dân vận là một tư
tưởng lớn, ở tầm chiến lược cách mạng, là nét đặc sắc về phương pháp cách
mạng; hơn nữa, còn thể hiện sâu sắc triết lý Hồ Chí Minh về phát triển xã hội, về
con người và cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Dân vận là vận động
lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực
lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm và những việc mà đoàn
thể chính phủ giao cho”1. Nói về vai trò của công tác dân vận, Chủ tịch Hồ Chí
1

5


Minh nhấn mạnh “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì
cũng thành công”.
1.1.2. Quan điểm của Đảng về công tác tuyên vận
Công tác tuyên giáo, dân vận của Đảng cũng bao hàm các nội dung khoa học
phong phú và sâu sắc; có mối quan hệ biện chứng, tác động, chi phối lẫn nhau.
Trong công tác xây dựng đảng thường nhấn mạnh ba mặt chủ yếu: Xây dựng đảng
về chính trị, về tư tưởng và về tổ chức. Sau này còn bổ sung thêm: xây dựng đảng
về tổ chức và cán bộ, về phương thức lãnh đạo…Trong cả năm lĩnh vực xây dựng
đảng ấy, không có lĩnh vực nào không động đến hay không cần đến công tác tuyên
truyền, vận động. Thực tiễn cách mạng cũng chứng minh, quá trình Bác Hồ viết
“Bản án chế độ thực dân Pháp” và giảng dạy “Đường Cách mệnh” chính là tiến
hành công tác tuyên truyền, quảng bá chủ nghĩa Mác - Lênin, quảng bá con đường
giải phóng dân tộc và đi lên CNXH, chuẩn bị về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ
chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hoạt động tuyên truyền,
vận động, mục đích và nội dung tuyên truyền được coi là cái quan trọng nhất, quyết

định nhất, quyết định so với phương thức và phương pháp tuyên truyền, vận động.
Những biện pháp và phương thức tuyên truyền, vận động đến lượt nó lại tác động
ngược lại dẫn đến mục đích và nội dung tuyên truyền, vận động. Phương thức và
phương pháp không tốt thì không truyền tải được mục đích và nội dung mà có khi
còn làm phương hại, từ tuyên truyền, vận động thành phản tuyên truyền, phản vận
động. Có thể khái quát như sau:
Công tác tư tưởng của Đảng có 3 hình thái là công tác lý luận chính trị,
công tác tuyên truyền và công tác cổ động: (1) Công tác lý luận bao gồm 2 nội
dung: nghiên cứu lý luận và giáo dục lý luận; (2) Công tác tuyên truyền: Là hoạt
động tiếp nối công tác lý luận, bằng các kênh thông tin đại chúng, tuyên truyền
miệng và các loại hình tuyên truyền khác nhằm phổ biến, truyền bá các nguyên lý
lý luận, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến quần chúng
nhân dân; (3) Công tác cổ động là khâu chuyển hoá lý luận đã được nhận thức,
niềm tin đã được xây dựng và củng cố qua con đường trực quan và tuyên truyền
miệng thành hành động của quần chúng nhân dân. Các nhà nghiên cứu thường
6


nêu lên sự khác nhau giữa tuyên truyền và cổ động như sau: Tuyên truyền là đem
nhiều ý đến cho một người, còn cổ động là đem một ý đến cho nhiều người. Có
nghĩa tuyên truyền là hoạt động theo chiều sâu còn cổ động thì chú trọng bề nổi.
Công tác dân vận của đảng có 2 hình thái: Tuyên truyền và vận động. Hai
hình thái hoạt động của công tác dân vận đều giống với 2 hình thái hoạt động của
công tác tư tưởng là “hành động của quần chúng nhân dân”.
Tuyên giáo có chức năng tham mưu giúp cấp ủy thực hiện nhiệm vụ công tác
chính trị tư tưởng và khoa giáo với mục đích giáo dục, tuyên truyền, cổ động làm
thay đổi nhận thức của nhân dân theo định hướng chính trị, củng cố niềm tin để hành
động cách mạng. Dân vận giúp cấp ủy thực hiện công tác tuyên truyền, vận động
(động viên, cổ vũ, vận động quần chúng trực tiếp qua tuyên truyền miệng).
Rõ ràng, sau hoạt động lý luận, tức là hoạt động nghiên cứu, xây dựng nội

dung để tuyên truyền, hai khâu còn lại đóng vai trò quyết định trong việc truyển
tải, truyền bá nội dung của khâu thứ nhất đến với quần chúng nhân dân; cổ vũ,
động viên quần chúng nhân dân tích cực thực hiện các nội dung về chủ trương,
đường lối, chính sách của đảng và nhà nước.
Như vậy, xét trên cả mặt lý luận và khoa học, công tác tuyên giáo và dân
vận có sự giao thoa, quan hệ mật thiết với nhau, đều hướng đến mục tiêu cuối
cùng là sự đồng thuận về nhận thức, thống nhất về hành động của quần chúng
nhân dân. Vì vậy ở cơ sở, công tác tuyên truyền và công tác vận động phải trở
thành một quy trình thống nhất chặt chẽ, nhất quán, không tách rời.
1.2. Những quy định chung về mô hình tổ chức, hoạt động của Ban
tuyên vận
1.2.1. Khái niệm tuyên vận và công tác tuyên vận
Tuyên vận là toàn bộ hoạt động tuyên truyền và vận động được diễn ra ở
cơ sở do Ban tuyên vận, tổ tuyên vận trực tiếp hoặc phối hợp tổ chức thực hiện
nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, tích cực hành động của người dân trong
thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Công tác tuyên vận là sự lãnh đạo,chỉ đạo các cấp uỷ, chi bộ đảng; sự tham
gia của chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp
7


đối với tuyên vận và hoạt động tuyên vận ở cơ sở. Công tác tuyên vận là trách
nhiệm của hệ thống chính trị.
1.2.2. Tổ chức, hoạt động của Ban tuyên vận
* Về tổ chức: Ban tuyên vận do cấp uỷ cùng cấp thành lập, dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ cấp xã; sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp
vụ của các cơ quan chuyên môn, trực tiếp và thường xuyên là Ban dân vận và Ban
tuyên giáo cấp huyện.
Ban tuyên vận có trách nhiệm tham mưu cho cấp uỷ về công tác tuyên vận,
công tác tư tưởng, dân vận của Đảng; đánh giá chi bộ về công tác tuyên vận. Trực

tiếp chỉ đạo, điều hành tuyên vận ở cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá
tổ tuyên vận.
Ban tuyên vận có số lượng 9 thành viên trở lên, gồm Trưởng ban, 02 phó
ban và các thành viên
- Trưởng ban: Bí thư hoặc phó Bí thư thường trực Đảng uỷ: chỉ đạo, điều
hành toàn bộ hoạt động của Ban Tuyên vận; trực tiếp ký các văn bản của ban.
Phân công nhiệm vụ và đánh giá các thành viên trong thực hiện nhiệm vụ.
- Phó ban:
Phó trưởng ban chuyên trách: là đảng viên, có trình độ, phẩm chất đạo đức
tốt, được lựa chọn trong số công chức cấp xã. Có trách nhiệm giúp trưởng ban
tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tuyên vận ( có thể kiêm nhiệm không quá
20% công việc khác liên quan)
Phó trưởng ban là lãnh đạo UBND, có trách nhiệm chỉ đạo điều hành các
nhiệm vụ dân vận của chính quyền, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo sự phân công của trưởng ban
- Các thành viên: Được cơ cấu theo đầu mối các tổ chức cấp xã và một số
cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Sự tham gia của các tổ chức nhằm bảo đảm sự chỉ
đạo, điều hành thống nhất, phát huy vai trò của tổ chức trong tham mưu, phối hợp
chặt chẽ các lực lượng trong tuyên truyền và vận động Nhân dân thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

8


* Nội dung hoạt động: Tham mưu cho Đảng uỷ tổ chức triển khai kế
hoạch học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị; chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và của địa
phương,... xây dựng và bảo đảm các điều kiện để thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ, kế hoạch tuyên vận hàng năm và tháng; xây dựng quy chế hoạt động của Ban
Tuyên vận, Tổ tuyên vận; đánh giá các chi bộ về công tác tuyên vận; báo cáo sơ

kết, tổng kết công tác tuyên vận,... Đánh giá các thành viên Ban tuyên vận; trực
tiếp hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ đối với các Tổ tuyên
vận.
Mục tiêu tuyên vận được định lượng cụ thể bằng số liệu, dữ liệu cụ thể.
Nhiệm vụ tuyên vận phải rõ nội dung, hình thức, phương pháp, đối tượng, địa bàn
và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tuyên truyền, vận động. Kế hoạch tuyên
vận phải rõ mục đích, yêu cầu, hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ tuyên vận, các giải
pháp chính để thực hiện. Mục tiêu, nhiệm vụ tuyên vận phải phù hợp với kế hoạch
tuyên vận và thực tế, được xây dựng cùng với báo cáo đánh giá tuyên vận.
* Phương thức hoạt động: Tổ chức hội nghị tuyên vận hàng tháng
Thời gian: Hội nghị tuyên vận được thực hiện trong ½ ngày, trước ngày 10
trong tháng, cơ bản sau hội nghị báo cáo viên và công tác tuyên vận cấp huyện;
sau khi có chủ trương, biện pháp lãnh đạo của Đảng uỷ về nhiệm vụ chính trị của
tháng.
Thành phần: Các thành viên Ban tuyên vận, tổ tuyên vận; cán bộ, công
chức cấp xã và các thành phần khác liên quan ( do Trưởng ban tuyên vận quyết
định); đại biểu huyện, tỉnh ( nếu có).
Nội dung: Bảo đảm đủ 02 nội dung chính gồm: Thông tin tình hình thời sự,
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, tuyên truyền phổ
biến, giáo dục pháp luật,... Kiểm điểm, đánh giá thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
tuyên vận tháng trước, triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ tháng tiếp theo.

9


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN VẬN CỦA BAN TUYÊN VẬN
ĐẢNG UỶ XÃ VẠN HOÀ, THÀNH PHỐ LÀO CAI TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhên, kinh tế - xã hội xã Vạn Hòa

Vạn Hòa là một xã bán nông nghiệp nằm ở phía đông nam thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai, nằm cách trung tâm thành phố 4km. Phía Bắc giáp phường Phố
Mới thành phố Lào Cai, xã Bản Phiệt của huyện Bảo Thắng. Phía Nam giáp
phường Nam Cường và phường Bình Minh, TP Lào Cai. Phía Đông giáp xã Thái
Niên của huyện Bảo Thắng. Phía Tây giáp phường Nam Cường và phường Kim
Tân, TP Lào Cai. Tổng diện tích đất tự nhiên 2032 ha, trong đó diện tích cho sản
xuất nông nghiệp là 142,74 ha, đất lâm nghiệp là 1412,81 ha (chiếm 70% diện
tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp là 376,81ha. Dân số toàn xã là 1017 hộ,
4187 nhân khẩu, có 11 thôn với 10 dân tộc cùng chung sống (trong đó chủ yếu là
dân tộc Kinh, Dao, Dáy...). Địa bàn chia làm 02 vùng rõ rệt: phát triển TM - DV TTCN ở 06 thôn vùng trên với các ngành nghề chủ yếu như: dịch vụ vận tải, buôn
bán nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc dân dụng, chế biến gỗ... ; sản xuất nông
- lâm nghiệp, thủy sản ở 05 thôn vùng dưới với ngành nghề chủ yếu là trồng rau
chuyên canh và trồng rừng.
Đảng bộ hiện nay có 139 đảng viên được thành lập 14 chi bộ trong đó có 11
chi bộ nông thôn và 03 chi bộ trường học. Ban chấp hành Đảng bộ hiện nay có 13
đồng chí, Ban Thường vụ có 03 đồng chí.
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh, thành
phố, sự phối kết hợp chặt chẽ và giúp đỡ có hiệu quả của các cơ quan ban ngành,
đoàn thể; Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã được triển khai
nên kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; tình hình an ninh chính trị - trật tự an
toàn xã hội ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế của xã phát triển; Cán bộ
Đảng viên và nhân dân các dân tộc xã có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương
ái, cần cù, chịu khó, thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
10


Về kinh tế: Kinh tế phát triển đúng định hướng theo hướng: tăng tỷ trọng
trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng trong lĩnh
vực nông lâm nghiệp; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 102 tấn/năm; công tác
chuyển đổi từ lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu đặc biệt là rau chuyên canh

theo hướng hàng hóa qua các năm được 20 ha; sản lượng rau đậu các loại đạt
3.000 tấn/năm; giá trị sản xuất/ ha đất canh tác 120 triệu đồng/ha; chăn nuôi gia
súc, gia cầm được đẩy mạnh: đã hình thành các câu lạc bộ chăn nuôi, nhóm hộ
chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ; sản lượng xuất chuồng hàng năm bình quân
đạt từ 400 -> 450 tấn. Giá trị sản xuất đạt 2.4 tỷ đồng/năm; thực hiện có hiệu quả
công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tỷ lệ che phủ toàn xã 69,5% đạt 107% so với
Nghị quyết đề ra.
Dịch vụ, thương mại tiểu thủ công nghiệp được mở rộng về quy mô, số
lượng. Hiện xã có 127 cơ sở sản xuất kinh doanh, hàng năm số cơ sở tăng từ 10 15%. Tổng doanh thu thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đạt 102 tỷ
đồng/năm; Thu nhập bình quân đầu người là 24 triệu đồng/người/ năm.
Về văn hoá - xã hội: Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, tuyên truyền
đã được Đảng bộ quan tâm đầu tư và chỉ đạo. Hệ thống truyền thanh đã được phủ
sóng 11/11 khu dân cư. Các thông tin của Đảng, của Nhà nước cũng như của địa
phương đã được truyền tải đầy đủ, kịp thời đến toàn thể nhân dân trong xã. Hoạt
động thông tin, tuyên truyền được đổi mới về nội dung và hình thức. Các thiết chế
văn hóa được quan tâm đầu tư. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
bảo tồn và giữ gìn các điểm tín ngưỡng, tôn giáo, các hoạt động văn hóa trong
nhân dân được quan tâm như: Đền Vạn Hòa, Nhà thờ họ giáo Sơn Mãn, lễ hội
xuân, ... phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, thưởng thức văn hóa của nhân dân.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và
thực hiện Đề án số 14 về đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc đã được nhân dân các dân tộc trong xã đồng tình hưởng ứng tạo nên một
phong trào rộng khắp ở các thôn. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa năm 2016
92%, 100% cơ quan đạt văn hóa. Các hủ tục lạc hậu đã được đẩy lùi; trên 95% số

11


hộ dân trong xã đã có đủ 03 công trình vệ sinh. Ý thức của người dân trong việc
thực hiện nếp sống văn minh được nâng cao.

Công tác giáo dục, đào tạo được Đảng bộ, chính quyền xã thường xuyên
quan tâm chỉ đạo. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục gắn với việc giáo dục
đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến
trường hàng năm đạt 100%. Tỷ lệ chuyên cần đạt 98%; tỷ lệ học sinh khá giỏi
hàng năm tăng từ 5-10%; học sinh chuyển lớp đạt 98 %. Lực lượng cán bộ quản
lý, giáo viên đã được chuẩn hóa 100%. Cơ sở vật chất được đầu tư toàn diện đáp
ứng được nhu cầu dạy và học ở cả 3 cấp học. Có 2/3 trường đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1, 01 trường cơ bản đã có đủ tiêu chí để đề nghị công nhận chuẩn vào
cuối năm 2017. Duy trì bền vững chuẩn phổ cập giáo dục các cấp. Công tác XHH
giáo dục được đấy mạnh, phong trào khuyến học, khuyến tài được quan tâm.
Chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được nâng cao. Đội
ngũ cán bộ y tế được đào tạo cơ bản đạt chuẩn, hiện xã đã có bác sỹ điều trị tại
trạm. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế ngành. Công tác phòng
chống dịch bệnh, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai thực hiện
tốt. Trên 95 % số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy
dưỡng giảm còn 2%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 71% dân số. Cơ sở vật
chất của trạm được trang bị đầy đủ đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của chính
phủ. Năm 2013 - 2014, xã Vạn Hòa được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Công tác an sinh xã hội được thường xuyên quan tâm. Đảng bộ đã lãnh
đạo thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người cao tuổi, các gia
đình chính sách, người có công, người nghèo, các đối tượng bảo trợ trên địa bàn.
Các tệ nạn xã hội được kìm chế, công tác cai nghiện ma túy được triển khai
dưới nhiều hình thức, tỷ lệ số thôn không có người nghiện giảm, góp phần giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa
xã hội của địa phương.
Công tác dân tộc, tôn giáo được chú trọng, thực hiện tốt chính sách đại
đoàn kết giữa đồng bào theo đạo và không theo đạo. Đồng bào công giáo sống tốt

12



đời đẹp đạo và chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, các quy định của địa phương.
Công tác xây dựng nông thôn mới: Được chọn làm xã điểm về xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, qua 03 năm triển khai thực hiện phong trào với
sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh, thành phố, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt
của cấp ủy, chính quyền đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực của nhân dân các dân tộc
trên địa bàn, chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả. Cụ
thể: Đường trục xã, liên xã được nhựa hoá 100%, đã bê tông hoá được 10,9km
đường trục thôn, 2,1km đường ngõ xóm với tổng kinh phí thực hiện là 12.172
triệu đồng, trong đó nhân dân XHH 2.365 triệu đồng; xây dựng mới 01 nhà văn
hóa, tu sửa 05 điểm văn hóa thôn; xây dựng 04 cổng chào thôn, lắp điện chiếu
sáng đường giao thông thôn; làm mới được gần 100 công trình vệ sinh; thành lập
và duy trì 04 tổ thu gom rác thải ở 9/11 thôn; Diện mạo nông thôn ngày càng
khang trang, sạch đẹp. Tổng kinh phí qua 03 năm triển khai thực hiện chương
trình xây dựng NTM là gần 60 tỷ đồng, trong đó XHH nhân dân là gần 30 tỷ
đồng. Xã đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt 19 tiêu chí xây dựng
NTM vào năm 2013.
2.2. Thực trạng công tác tuyên vận của Ban tuyên vận xã Vạn Hòa
2.2.1. Kết quả đạt được
2.2.1.1. Thành lập Ban Tuyên vận Đảng ủy xã Vạn Hòa

Thực hiện Kế hoạch số 116 – KH/TU ngày 15 tháng 11 năm 2011 của
Thành uỷ Lào Cai về việc triển khai thực hiện thí điểm mô hình Ban tuyên vận xã
phường và tổ tuyên vận thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Lào Cai. Ban
Chấp hành Đảng bộ thành lập Ban tuyên vận xã gồm 09 đồng chí, trong đó đồng
chí phó Bí thư thường trực Đảng uỷ kiêm Trưởng ban tuyên vận, đồng chí cán bộ
văn hoá - xã hội kiêm phó ban tuyên vận, trình độ chuyên môn Đại học sư phạm
chuyên ngành lịch sử làm Phó Trưởng ban chuyên trách. Còn lại, các đồng chí
trong ban đều kiêm giữ các chức vụ trong chính quyền và trưởng các đoàn thể

chính trị - xã hội.
STT

Họ và tên

Chức

vụ Chức

trong

trong

13

vụ Trình độ
Ban Học

CM

LLCT


Đảng

ủy, Tuyên vận

vấn

chính

quyề

1

BT Đảng TB

12/12

ĐH

Trung cấp

ủy
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng số tổ tuyên vận là 11 tổ với 33 thành viên, gồm các đồng chí là bí thư
chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư. Cơ cấu của các
đồng chí tổ trưởng các tổ tuyên vận có 10 đồng chí là bí thư chi bộ, 01 đồng chí là
trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư. Cơ bản các đồng chí thành viên trong
Ban tuyên vận, tổ tuyên vận đều đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ giao.
2.2.1.2. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án của xã
Mô hình Ban tuyên vận, tổ tuyên vận ra đời và thành lập đã tạo ra một động
lực mới trong việc tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt, trong

chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương đã được cụ thể hóa bằng các
chương trình hành động sát thực với từng khu dân cư ở từng thời điểm nhất định,
nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Ban tuyên vận xã đã thể hiện rõ vai trò chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án
như xây dựng chương trình, quy chế hoạt động của ban tuyên vận, tổ tuyên vận;
bố trí cán bộ chuyên trách làm phó ban tuyên vận, đảm bảo điều kiện, phương tiện
làm việc cho ban tuyên vận; giám sát, kiểm tra và đánh giá thường xuyên hoạt
động của ban tuyên vận, tổ tuyên vận, v.v… Hàng tháng, tổ chức hội nghị giao
ban giữa Ban Tuyên vận với các tổ tuyên vận để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ tháng trước, đồng thời đề ra nhiệm vụ công tác tuyên vận trong tháng tiếp theo.

14


Chỉ đạo, đôn đốc UBND- MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội của xã bám
sát các Nghị quyết, Chương trình của cấp uỷ để xây dựng các Kế hoạch tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng – an ninh của địa phương.
Công tác dân vận: Tham mưu cho Đảng uỷ quán triệt các văn bản của cấp
trên, đồng thời chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể xây dựng kế hoạch về công tác vận
động quần chúng như: xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, chỉnh trang đô
thị gắn với thực hiện an toàn giao thông tĩnh.
Tham mưu chỉ đạo MTTQ và các tổ chức đoàn thể nâng cao hiệu quả công
tác tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà cấp
uỷ đã đề ra.
2.2.1.3. Đánh giá kết quả đạt được qua thực hiện Đề án
Trong quá trình hoạt động, Ban tuyên vận đã xác định nhiệm vụ trọng tâm
là: Chủ động nâng cao chất lượng tham mưu; thực hiện chất lượng công tác thông
tin 2 chiều, gắn kết chặt chẽ định hướng tuyên truyền với định hướng dư luận xã
hội; dự báo kịp thời diễn biến tình hình, phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời

tham mưu xử lý những vấn đề nhạy cảm; Đổi mới công tác tuyên truyền, vận
động được theo hướng vừa toàn diện, vừa theo từng nội dung chuyên đề; tiếp tục
tuyên truyền hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị tiếp tục đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 05 - CT/TW
ngày 15/5/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Đại hội Đảng các
cấp; ...Với phương châm "đến từng ngõ, rõ từng nhà", "thường xuyên - liên tục,
mọi lúc - mọi nơi”,...
Với sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện tích cực của cấp ủy trong những năm qua
công tác tuyên vận xã Vạn Hòa đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan
trọng trong việc củng cố hệ thống chính trị, quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế
- văn hóa - xã hội của địa phương. Cụ thể:
Trong thời gian qua Ban Tuyên vận đã chủ động tham mưu cho Đảng uỷ
xây dựng chương trình công tác tháng, năm của Ban Tuyên vận, Ban chỉ đạo thực
15


hiện QCDC, Ban chỉ đạo Công tác tôn giáo; xây dựng Kế hoạch học tập, quán
triệt và triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị TW8, TW9, TW10, TW11,
TW12, của Ban chấp hành Trung ương đảng khoá XI; Nghị quyết đại hội Đảng
các cấp; Kế hoạch triển khai Cuộc thi tìm hiểu Chỉ thị số 03- CT/TW, ngày
14/5/2011 của Bộ Chính trị ( khoá XI) “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”; kế hoạch hoạt động của Tổ giúp việc
Đảng uỷ về nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Kế
hoạch học tập chuyên đề năm 2014 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi
với làm ; kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 38 – CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng ; Kế hoạch kiểm tra thi hành
Điều lệ Đảng ; kế hoạch triển khai Cuộc thi sáng tác quảng bá các tác phẩm văn
học nghệ thuật; Kế hoạch ngăn chặn tình trạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương ;

Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện QVDC ở cơ sở, Kê hoạch Học tập, quán triệt và
triển khai thực hiện 5 chương trình công tác trọng tâm và 22 đề án của Ban Chấp
hành Đảng bộ thành phố Lào Cai khoá XXII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 ; Kế hoạch
tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIVvà đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 74 – KL/TW ngày
17/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khoá XI) về “ Tình hình kinh
tế xã hội năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014” và “Đánh giá tình hình thực hiện
Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế xã hội, trọng tâm là ba đột phá chiến lược gắn
với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng”. Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 33 – NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Hội nghị BCH Trung
ương Đảng lần thứ Chín khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Công tác báo cáo viên nắm bắt dư luận xã hội được quan tâm đẩy mạnh.
Trong 3 năm qua Ban tuyên vận xã đã tổ chức được 34 hội nghị tuyên vận đúng
quy trình với sự tham gia của trên 1000 người là thành viên Ban tuyên vận, Tổ
tuyên vận. Các tổ tuyên vận đã tổ chức được trên 400 cuộc họp triển khai nhiệm
16


vụ tuyên truyền vận động cho các tổ chức đoàn thể tại thôn. Ban tuyên vận, Tổ
tuyên vận đã thường xuyên phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội
trong việc nắm bắt, tham mưu giải quyết các vấn đề liên quan đến tư tưởng, tâm
trạng nhân dân tại địa phương như tình hình biển Đông khi Trung Quốc đặt giàn
khoan HD – 981, tư tưởng nhân dân trong vùng quy hoạch, giải phóng mặt
bằng, ....
Công tác tuyên truyền, vận động được đổi mới theo hướng vừa toàn diện,
vừa theo từng nội dung chuyên đề, đặc biệt trong chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới. Nội dung tuyên truyền, vận động được thực hiện có
trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, trong đó nội

dung trọng tâm là tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh thực hiện hoàn
thành, củng cố các tiêu chí nhằm đưa nội dung xây dựng nông thôn mới hoàn
thành đúng tiến độ, yêu cầu. Với sự giúp đỡ của các đơn vị đỡ đầu, sự vào cuộc
của mọi tầng lớp nhân dân, Vạn Hòa như một công trường thi công, chỉ trong thời
gian ngắn đã bê tông được 10,9 đường trục thôn; 2,1 km đường ngõ xóm được
cứng hoá, tổng kinh phí thực hiện trên 12 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp
trên 2,3 tỷ đồng, cùng với nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước giúp xã cơ bản
hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn. Để có được những tuyến đường rải
nhựa, đổ bê tông vững chắc, sạch đẹp như ngày hôm nay, hàng trăm hộ dân trong
xã tự nguyện nhường đất, hiến nhà và các công trình trên đất, với tổng trị giá lên
đến hàng trăm tỷ đồng và 1.800 ngày công không một chút so đo tính toán với
mong muốn có đường thôn, ngõ xóm to đẹp, đoàng hoàng để đi, có như vậy kinh
tế mới phát triển, đời sống của người dân sẽ khấm khá dần lên; về phát triển kinh
tế: vận động nhân dân chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu
và nuôi trồng thủy sản được 10ha, cải tạo vườn tạp được 20ha....
Năm 2013, Vạn Hòa đã chính thức về đích chương trình mục tiêu quốc gia
về NTM và đã được UBND tỉnh Lào Cai ra quyết định công nhận. Đặc biệt trong
năm 2014, để tiếp tục duy trì và củng cố bền vững 19 tiêu chí NTM, đã tiến hành
vận động nhân dân chỉnh trang lát hành lang vỉa hè được 7.126 m 2 hành lang, hạ
lối lên xuống: 1.188 m2 tại 6 thôn vùng trên. Tổng kinh phí: 728.370.000đ trong
17


đó: nguồn ngân sách: 258.210.000đ, XHH: 470.160.000đ; Tuyên truyền vận động
nhân dân XHH trên 800 ngày công, 50.000.000 đồng xây nhà văn hóa Sơn Mãn
1....
Năm 2015, đã vận động nhân dân XHH đóng góp về vật liệu, ngày công
hoàn thiện Tiểu công gốc đa thôn Cánh Đông trị giá hơn 100.000.000 đồng; phối
hợp với các nhà trường lát sân trường bằng nguồn gạch XHH với diện tích
6000m2 trị giá gần 720.000.000 đồng.,...

Năm 2016, vận động XHH hoàn thiện việc xây dựng bếp ăn của trường
mầm non trị giá 1.008.000.000 đồng.
Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 01 của Thành ủy Lào Cai về siết chặt trật
tự đô thị và vệ sinh môi trường lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Lào
Cai. Ban tuyên vận và các tổ tuyên vận đã vận động nhân dân ký cam kết thi đua thực
hiện văn minh đô thị trên địa bàn xã đạt tỷ lệ 100%. ; vận động tháo dỡ mái che, mái vẩy
các công trình lấn chiếm hành lang vỉa hè đối với 178 hộ, kết quả chấp hành tháo dỡ
được 158/178 hộ.
Công tác văn hóa, khoa giáo được tham mưu thực hiện có hiệu quả, nhất là
trên lĩnh vực giáo dục đào tạo. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh có bước chuyển biến mới, có sức lan tỏa rộng rãi. Ban tuyên vận đã
tham mưu cho cấp uỷ ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiện toàn bộ
phận giúp việc nhằm cụ thể hoá các nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương,
của tỉnh, thành phố phù hợp với nhiệm vụ, đặc điểm, tình hình của địa phương;
xây dựng, bổ sung khẩu hiệu hành động thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác dân vận của cấp
ủy, chính quyền tiếp tục được quan tâm thực hiện. Cấp ủy đã chú trọng tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận nhằm thực hiện có hiệu quả việc nâng
cao năng lực, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong công tác vận
động quần chúng, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả mô hình "dân vận khéo". Vị trí,
vai trò của Mặt trận Tổ quốc, lực lượng vũ trang và các đoàn thể chính trị - xã hội
trong công tác tuyên truyền, vận động được nâng cao, chỉ đạo thực hiện tốt một số
công việc do cấp trên phát động: "Cải tạo phong tục tập quán, vệ sinh môi trường";
18


phong trào "Nhà sạch, vườn đẹp", của Hội phụ nữ; Cuộc vận động "Thu gom, phân
loại xử lý rác thải", của Hội Nông dân…. Việc nắm bắt tình hình tôn giáo, an ninh
trật tự được quan tâm góp phần kịp thời giải quyết các vấn đề mới phát sinh. Do
đó, trong 3 năm qua các vấn đề "nóng" tại địa bàn như phụ nữ bỏ đi khỏi nơi cư

trú, di dịch cư tự do, theo đạo trái pháp luật, mất an ninh trật tự cơ bản được nắm
bắt, giải quyết kịp thời góp phần quan trọng ổn định tư tưởng nhân dân, thực hiện
các nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, củng cố hệ thống
chính trị, quốc phòng an ninh.
Công tác dân vận chính quyền: Ban tuyên vận đã tham mưu xây dựng nội
quy, quy chế hoạt động của UBND xã; xây dựng quy chế hoạt động của bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả; phối hợp với phòng Nội vụ thành phố thiết lập và niêm
yết số điện thoại đường dây nóng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND, nhà
văn hóa xã và 7 điểm văn hóa khu dân cư; bố trí 01 hòm tiếp nhận sự đánh giá của
tổ chức cá nhân tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúng quy định; cung cấp
cho cán bộ, công chức đầy đủ thông tin về chính sách pháp luật để thực hiện tốt
nhiệm vụ; hướng dẫn cán bộ công chức thực hiện tiếp nhận TTHC và trả kết quả
theo đúng quy trình và thực hiện các hồ sơ liên quan theo mẫu quy định.
Công tác nắm bắt dư luận xã hội: Ban Tuyên vận xã và các Tổ Tuyên vận
đã tham mưu giúp Đảng uỷ làm tốt công tác nắm bắt tình hình tư tưởng của nhân
dân và dư luận xã hội trên địa bàn xã trong các lĩnh vực đặc biệt là về vấn đề công
tác tôn giáo dân tộc, các kiến nghị đề nghị của nhân dân liên quan đến đất đai,
quản lý đô thị được các thành viên Ban Tuyên vận và Tổ Tuyên vận phản ánh kịp
thời và tham mưu cho Đảng uỷ biện pháp xử lý nên các vấn đề bức xúc của nhân
dân được phát hiện và giải quyết kịp thời, từ đó nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng điều hành của Nhà nước.
Công tác khoa giáo: Ban Tuyên vận đã thực hiện tốt nhiệm vụ đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về lĩnh vực Y tế, chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân, giáo dục dân số, gia đình trẻ em. Tuyên truyền vận
động nhân dân VSMT và treo cờ tổ quốc, tham gia Lễ hội xuân và Hội xuân Đền
Thượng, Đôn đốc các khu dân cư chỉnh trang các điểm văn hoá, công tác gia đình;
19


bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em luôn được quan tâm, hàng tháng chi trả chế độ

đầy đủ, đúng thời gian cho các đối tượng chính sách, vận động nhân dân tham gia
tích cực các phong trào thể dục thể thao.
2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
Công tác tuyên truyền có lúc còn chưa sâu rộng, chưa biên tập được nhiều
tài liệu, chưa có nhiều bài viết về các gương điển hình trong các phong trào thi
đua phát triển kinh tế - xã hội. Việc triển khai các hình thức tuyên truyền còn
thiếu đồng bộ, chưa phong phú, chưa đi sâu tới mọi tầng lớp nhân dân.
Kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng của một số thành viên Ban
tuyên vận và tổ tuyên vận còn hạn chế, chưa có tính thuyết phục cao, chưa chủ
động trong công việc được giao.
2.2.2.2. Nguyên nhân
Các thành viên Ban tuyên vận và tổ tuyên vận kiêm nhiệm nhiều việc nên
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền vận động, mặt khác trên địa bàn
còn một số khu vực còn quy hoạch kéo dài, việc đền bù cho nhân dân trong vùng
quy hoạch phải di chuyển chưa phù hợp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn, nên còn một bộ phận nhỏ nhân dân chưa đồng thuận với một số chủ trương,
kế hoạch, chương trình của địa phương.
Trên địa bàn xã công bố quy hoạch đô thị Vạn Hoà tỷ lệ 1/500, đồng thời
triển khai thi công các dự án xây dựng tiến tới quy hoạch khu hành chính trung
tâm xã để nâng cấp thành Phường Vạn Hòa trong tương lai như tái định cư dự án
bờ kè sông Hồng, khu tái định cư Đinh Bộ Lĩnh, Tái định cư số 2, đường D3,
N7, .... đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và việc chuyển đổi việc làm của
một bộ phận Nhân dân.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC TUYÊN VẬN CỦA BAN TUYÊN VẬN XÃ VẠN HOÀ TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Một số giải pháp
20



3.1.1. Tăng cường nhận thức và sự chỉ đạo của cấp ủy các cấp về nội
dung cũng như vai trò của mô hình tuyên vận trong việc thực hiện công tác
chính trị tư tưởng tại cơ sở
Cấp ủy cần có nhận thức đúng về nội dung cũng như vai trò của mô hình
tuyên vận trong việc thực hiện công tác chính trị tư tưởng, dận vận tại cơ sở, từ đó
nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, dành ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi về cán
bộ, cơ sở vật chất, kinh phí cho Ban tuyên vận, Tổ tuyên vận hoạt động. Cấp ủy
trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện mô hình tuyên vận tại cơ sở, làm tốt việc cụ
thể hóa các nhiệm vụ của cấp ủy, chi bộ hàng tháng để việc tuyên truyền, vận
động của Ban tuyên vận và các tổ tuyên vận thuận lợi trong triển khai thực hiện
nhiệm vụ và đánh giá kết quả.
Tuyển dụng cán bộ và trang bị kiến thức cho cán bộ làm công tác tuyên vận
đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương theo từng thời điểm.
3.1.2. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức thực hiện công tác tư
tưởng ở cơ sở, quan tâm duy trì và đổi mới việc tổ chức hội nghị tuyên vận
hàng tháng đồng thời làm tốt công tác định hướng hoạt động và cung cấp tài
liệu tuyên truyền cho ban tuyên vận, tổ tuyên vận
Duy trì và đổi mới việc tổ chức hội nghị tuyên vận hàng tháng theo hướng:
Dành thời lượng phù hợp lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp
luật; chống phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương; chống truyền đạo trái pháp luật, an
toàn giao thông, bảo đảm an ninh quốc phòng,… để tránh chồng chéo, có điều
kiện lồng ghép các nguồn lực. Tăng nội dung thông tin tình hình kinh tế - xã hội,
chính trị của tỉnh, huyện, xã; thảo luận, đánh giá sâu và giao nhiệm vụ công tác
truyên truyền, vận động hàng tháng. Ngoài việc tổ chức tại trụ sở xã, nên luân
phiên tổ chức hội nghị tuyên vận tại các thôn, bản, tổ dân phố.
Làm tốt công tác định hướng hoạt động, cung cấp tài liệu tuyên truyền cho
Ban tuyên vận, Tổ tuyên vận hàng tháng, quý; tăng cường thông tin 2 chiều. Nội
dung định hướng vừa có tính lâu dài, đồng thời tập trung giải quyết những vấn đề

bức xúc, trước mắt đặt ra trong công tác chính trị tư tưởng, công tác dân vận, bảo
vệ chủ quyền an ninh biên giới, xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị...
21


Chú trọng hướng dẫn Ban tuyên vận, Tổ tuyên vận chủ động biên soạn tài
liệu tuyên truyền, vận động trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của tỉnh, huyện và căn cứ
vào tình hình thực tế tại địa phương. Kết hợp đồng bộ các hình thức, lực lượng
tuyên truyền, vận động trong đó đặc biệt quan tâm đến tuyên truyền miệng, tuyên
truyền trực quan, văn hóa văn nghệ, tuyên truyền trên loa truyền thanh.
Nội dung tuyên vận phải được tinh gọn, sát với tình hình thực tế của địa phương
( đòi hỏi phải biên soạn ).
3.1.3. Chú trọng công tác sắp xếp, bố trí cán bộ và đầu tư nguồn lực,
dành những điều kiện thuận lợi về cán bộ, kinh phí, ưu tiên bố trí những cán
bộ có năng lực đảm nhận chức danh phó trưởng ban tuyên vận.
Hệ thống lãnh đạo Đảng các cấp phải coi công tác tuyên vận làm mũi nhọn
hàng đầu, ưu tiên các hoạt động cho tuyên vận.
Ban tuyên vận cần có đủ các thành viên đại diện cho cấp ủy, chính quyền,
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; Trưởng ban là Thường trực cấp ủy có
vai trò chủ trì, quyết định. Quan tâm, dành những điều kiện thuận lợi về cán bộ,
ưu tiên bố trí những cán bộ có năng lực, được đào tạo, nói được, viết được, thuyết
phục được, ứng dụng tốt công nghệ thông tin đảm nhận chức danh phó trưởng
Ban tuyên vận.
Vai trò của phó trưởng Ban tuyên vận rất quan trọng. Do vị trí này chưa có
định biên theo quy định của Chính phủ nên phải được thực hiện công phu, nghiêm
túc, kỹ lưỡng từ khâu rà soát nhân sự, điều chỉnh một số vị trí công tác, sắp xếp,
phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có để chọn người được đào tạo bài
bản về chuyên môn từ cao đẳng trở lên, có trình độ trung cấp chính trị trở lên, sử
dụng thành thạo tin học; là đảng viên, tinh thần trách nhiệm cao; nên có chức vụ
từ Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ xã trở lên. Cán bộ này có thể giao thêm một

số nhiệm vụ khác liên quan trực tiếp đến công tác tuyên vận ở xã và bố trí là báo
cáo viên cấp huyện tại xã. Cấp ủy trực tiếp đánh giá kết quả công tác hàng năm
theo quy chế, quan tâm quy hoạch vào các vị trí cao hơn đối với phó Ban tuyên
vận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đảm bảo các điều kiện ổn định cho cán bộ
này yên tâm công tác lâu dài.
22


Khảo sát, rà soát toàn diện thực trạng thiết chế văn hóa cơ sở, nhất là hệ
thống loa truyền thanh, sinh hoạt cộng đồng, phòng làm việc, máy vi tính... làm
công cụ phục vụ công tác chuyên môn của Phó trưởng Ban tuyên vận cũng như
phục vụ công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở.
Rà soát, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Ban tuyên vận, Tổ tuyên vận
bảo đảm tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả trên cơ sở lồng ghép với các nguồn lực
hiện có của các địa phương, nguồn kinh phí của các chương trình, mục tiêu dành
cho nhiệm vụ truyền thông, tuyên truyền, vận động để bố trí phù hợp. Các nội
dung kinh phí quan trọng cần hỗ trợ thực hiện mô hình như: Tập huấn, mở hội
nghị tuyên vận cấp xã, hỗ trợ Tổ tuyên vận. Bố trí phương tiện, điều kiện làm việc
để cán bộ tuyên vận có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.1.4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, đẩy
mạnh công tác thi đua, khen thưởng; nhân rộng các cá nhân, mô hình điển
hình tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tuyên vận
Mục đích kiểm tra, giám sát là nhằm kịp thời nắm bắt, đánh giá chất lượng,
hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên vận ở cơ sở. Tháo gỡ
khó khăn cho Ban tuyên vận, Tổ tuyên vận cũng như phối hợp với các Huyện ủy,
Thành ủy giải quyết các vấn đề mới đặt ra trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn,
thực hiện. Phát hiện, nêu gương và nhân rộng những cách làm sáng tạo, hiệu quả
cũng như gương điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên vận.
Để công tác tuyên vận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phải liên tục có cơ
chế đầu tư, khích lệ các mô hình điển hình tiên tiến, từ đó nhân rộng để đi vào

cuộc sống của nhân dân.
3.2. Một số kiến nghị
Một là, tăng cường nhận thức, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức bộ máy
ban tuyên vận cơ sở. Sớm tập trung rà soát, thống nhất sửa đổi, bổ sung chức
năng, nhiệm vụ cơ chế hoạt động của Ban tuyên vận cơ sở, tạo điều kiện cho Ban
tuyên vận cơ sở có đủ cơ chế, nhân lực, vật lực để hoạt động.
Hai là, cần mạnh dạn đổi mới toàn diện các khâu ra nghị quyết, tổ chức
quán triệt, triển khai, thực hiện nghị quyết của Đảng. Trong đó, coi trọng đổi mới
23


các nội dung như: đổi mới quy trình xây dựng nghị quyết để đảm bảo chủ trương,
chính sách của Đảng đi vào cuộc sống. Đổi mới việc biên soạn tài liệu học tập
nghị quyết sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
Ba là, tập trung đổi mới một số lĩnh vực cụ thể để phát huy vai trò công tác
tuyên vận cơ sở, phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ chính trị, hoàn cảnh cụ thể của
từng địa phương, cơ sở.
Bốn là, đổi mới công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác tuyên vận cơ sở. Các vấn đề về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với
công tác tổ chức cán bộ và chức năng, nhiệm vụ của các ban tuyên vận cơ sở,
khắc phục tình trạng vừa thiếu vừa thừa cán bộ tuyên vận …

KẾT LUẬN
Xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm mô hình Ban tuyên vận xã, phường,
thị trấn, tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố của tỉnh Lào Cai là vấn đề mang tính
lý luận và thực tiễn sâu sắc, phù hợp với quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tư
tưởng, dân vận trong giai đoạn hiện nay. Nhằm tạo ra một động lực mới trong
việc tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mục

tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Thực tế đã chứng minh, có giải quyết được vấn đề tư tưởng của nhân dân
mới có thể vận động được người dân và muốn làm được điều đó, trước hết mỗi
cán bộ, đảng viên phải “thông” tư tưởng, xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của
mình, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Từ chỉ đạo chung
của tỉnh, địa phương có cách làm sáng tạo, phù hợp, theo phương châm hướng về
cơ sở. Ban tuyên vận xã Vạn Hòa đã minh chứng cho sự chuyển biến từ nhận thức
đến hành động của đại đa số nhân dân các dân tộc trong xã; chứng tỏ công tác tư
tưởng, vận động đã được đổi mới, chất lượng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, công
tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất, đời
24


sống, thông tin tình hình thời sự, chính trị, định hướng tư tưởng trước các sự kiện
tác động đến tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của quần chúng… cũng được nâng lên
một bước. Công tác cổ động, nêu gương tốt, điển hình tiên tiến được đẩy mạnh,
cổ vũ hành động của quần chúng, biến nhận thức tư tưởng thành niềm tin, hành
động cụ thể, thành phong trào quần chúng rộng rãi và điều đó thể hiện rất rõ trong
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc ngày càng
xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác.
Đặc biệt, với thành công của mô hình “Tuyên vận”, xã Vạn Hòa đã tạo đột
phá trong công tác tuyên truyền, vận động. Đến nay, mô hình đã được triển khai
trên toàn huyện; guồng máy đã hoạt động nền nếp, vừa làm nhiệm vụ chỉ đạo
công tác thông tin, tuyên truyền chung và vận động quần chúng ở cơ sở, vừa trực
tiếp làm công tác thông tin, tuyên truyền miệng, nắm bắt, ổn định dư luận xã hội.
Hiệu quả của mô hình được khẳng định qua thực tiễn.

25



×