Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giải bài toán bằng 2 phép tính toán lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.27 KB, 24 trang )

BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mở đầu cho một thiên niên kỷ mới, đất nước
chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là một quá trình gian
khổ, kéo dài nhiều năm, dẫn đến những sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế,
trình độ phát triển sản xuất khoa học kĩ thụât, cơ cấu xã hội, thu nhập quốc dân... Gần
đây trên thế giới nói chung cũng như ở nước ta nói riêng bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề
mới như : nền kinh tế tri thức, sự phát triển của công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế
hoá, toàn cầu hoá trong nền kinh tế, vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc.
Trong dạy học, môn Toán là môn học có tầm quan trọng đặc biệt, vì môn Toán
có tính chất phát triển tư duy lôgíc cho học sinh. Thông qua môn Toán giúp cho chúng
ta lập luận có căn cứ, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn chính xác, nó còn
giúp cho chúng ta trong rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận,
phương pháp học tập và phương pháp giải quyết vấn đề. Môn Toán còn giúp các em
phát triển toàn diện nhân cách.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói : “ Trong các môn khoa học kỹ thuật, toán học
giữ vai trò nổi bật, nó có tác dụng to lớn đối với nhiều ngành khoa học kĩ thuật, đối
với sản xuất và chiến đấu. Nó còn là thể thao trí tuệ giúp chúng ta nhiều về phương
pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập và phương pháp giải
quyết vấn đề, giúp chúng ta rèn luyện trí thông minh sáng tạo và nhiều đức tính quý
báu khác như : cần cù, nhẫn nại, tự lực cánh sinh ý thức vượt khó, tính chính xác và ưa
chuộng chân lý. Dù các bạn phục vụ ở ngành nào thì kiến thức Toán học và phương
pháp toán học cũng rất cần thiết cho các bạn ”.
Trong nội dung môn Toán ở Tiểu học bao gồm 5 mảng kiến thức: các kiến
thức về số học, các kiến thức về yếu tố hình học, đại lượng và phép đo đại lượng, một
số yếu tố thống kê, giải toán có lời văn. Giải toán có lời văn không phải là mảng kiến
thức trọng tâm, được lấy làm hạt nhân như kiến thức số học, song phải khẳng định
rằng nó là một bộ phận không thể thiếu được trong nội dung môn Toán ở Tiểu học.


1


Trong các bài tập có nội dung giải toán có lời văn thì các bài toán giải bằng hai phép
tính ở lớp 3 có một vị trí quan trọng vì nó góp phần rèn luyện trí thông minh, phát
triển tư duy, đặc biệt là tư duy giải toán cho học sinh Tiểu học, đồng thời nó còn giúp
các em học tốt các mạch kiến thức khác.
Đối với học sinh lớp 3 kiến thức và kĩ năng của môn toán được hình thành chủ
yếu bằng hoạt động thực hành luyện tập giải toán. Vì thế cần giành thời gian cho giải
toán nói chung và giải bài toán bằng hai phép tính nói riêng. Nhưng trong thực tế
giảng dạy giáo viện lại chưa làm tốt điều đó. Xuất phát từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn
trên, cũng như mong muốn giúp cho học sinh học tập một cách có hiệu quả tốt nhất
đáp ứng được xu thế phát triển của toàn xã hội tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu :
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bài “ Bài toán giải bằng hai phép
tính” ở lớp 3.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Nhằm xác định mức độ, nội dung, phương pháp khi giải các bài toán bằng
hai phép tính ở lớp 3.
- Giúp bản thân nắm vững hơn về nội dung, phương pháp, mức độ cần đạt khi
dạy về phần giải toán có lời văn nói chung và giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3
nói riêng.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh Tiểu học để từ đó lựa chọn
phương pháp dạy học cho phù hợp.
- Tìm hiểu những khó khăn, sai lầm của học sinh khi học về phần giải toán,
đặc biệt khi giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3.
- Đề xuất một số biện pháp dạy học vào dạy Bài toán bằng hai phép tính ở lớp
3.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:


Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học giải toán có lời
văn nói chung và giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3 nói riêng.
Nghiên cứu nội dung chương trình và sách giáo khoa môn Toán ở Tiểu học
nói chung, phần dạy giải toán có lời văn nói riêng và tìm hiểu hệ thống bài tập về giải
bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3.
Đề xuất một số phương pháp, biện pháp dạy học về giải toán bằng hai phép
tính và thiết kế một số bài dạy cụ thể.
2


Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học:
Muốn việc dạy giải toán có lời văn nói chung và giải bài toán bằng hai phép
tính ở lớp 3 nói riêng có tác dụng giáo viên phải lựa chọn được phương pháp dạy học
thích hợp, sao cho có thể giúp học sinh phát triển trí thông minh và tiếp cận dần với
toán trung học cơ sở. Để làm tốt việc lựa chọn này, giáo viên cần căn cứ vào nhiều yếu
tố, trong đó một việc quan trọng là nắm vững tâm lí học sinh Tiểu học, đặc biệt là học
sinh lớp 3. Cụ thể ta phải nắm vững được các vấn đề sau : về tri giác, chý ý, trí nhớ, tư
duy, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực toán học của học sinh.
* Về tri giác :
Đây là khâu đầu tiên trong quá trình nhận thức của học sinh tiểu học. Ơ lứa
tuổi học sinh tiểu học, các em tri giác tổng thể, chưa biết phân tích và tổng hợp các
yếu tố riêng lẻ của đối tượng theo yêu cầu quy định, khó phân biệt các đối tượng na ná
giống nhau một cách chính xác.Nên đôi khi có em còn nhầm lẫn, lẫn lộn giữa các đề
toán giống nhau hay tương tự nhau, chép sót đề toán. Kinh nghiệm sống của các em
còn quá ít ỏi, tri giác không gian và thời gian chưa chính xác, các em còn khó phân
biệt được vị trí tương đối của các vật trong không gian. Đặc điểm này gây khó khăn
cho học sinh trong quá trình giải các bài toán nói chung và giải bài toán bằng hai phép

tính ở lớp 3 nói riêng.
* Về trí nhớ:
Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh Tiểu học ở giai đoạn 1 nói riêng
thường ghi nhớ máy móc, do vốn ngôn ngữ còn hạn chế nên các em có xu hướng học
thuộc lòng từng câu, từng chữ.Trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ
lôgíc. Các em thường nhớ nhanh, nhớ kĩ các hình ảnh, hiện tượng cụ thể hơn là câu
chữ khô khan.Nhiều khi các em làm tính thông thường dựa trên mẫu nhớ cụ thể hơn là
các công thức khái quát.
*Về chú ý :
Ở Tiểu học sự chú ý của các em là không bền vững, nhanh mệt mỏi dù ban
đầu các em rất hăng hái, nhiệt tình, nhất là với đối tượng dễ thay đổi. Khối lượng chú
ý chưa nhiều, khả năng phân phối chú ý chưa cao, các em chưa biết kết hợp chú ý một
3


cách đồng loạt, dễ bị phân phối, lôi cuốn vào các trực quan gợi cảm do chưa biết tổ
chức chú ý . Vì vậy mà khi giải toán các em còn nhiều sai sót, lời lẽ thiếu lôgíc chặt
chẽ, chưa gọn, chưa thật phù hợp với nội dung bài.
* Về tư duy trí tưởng tượng:
Về trí tưởng tượng, học sinh lớp 3 ( lớp cuối của giai đoạn 1 ở Tiểu học ) đã
có phát triển hơn những lớp đầu cấp song vẫn còn tản mạn ít có tổ chức và còn chịu
nhiều tác động của hứng thú, kinh nghiệm sống, do vậy còn nhiều hạn chế trong quá
trình giải toán.
* Về năng lực toán học :
Những phẩm chất của năng lực toán học là :
- Ý thức làm việc có mục đích, có động cơ rõ ràng.
- Tập trung chăm chỉ.
- Yêu thích làm việc.
- Kiên trì vượt khó.
- Hứng thú tập trung vào việc làm bài tập.

Có nhiều em ngay từ nhỏ đã thể hiện phẩm chất này, có ý thức làm việc hết
mình. Tuy nhiên, số học sinh có năng lực toán học không nhiều, bởi vậy việc bồi
dưỡng năng lực cho học sinh là rất cần thiết. Do đó ,người giáo viên cần phát huy tích
cực vai trò của mình trong việc này.
2. Phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường của tổ hợp hoạt động dạy
của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện nội dung dạy học đề ra.
Đó là hệ thống tri thức khái niệm, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo cần cung cấp cho
người học để từ đó hình thành nhân cách cho học sinh.
Nhưng đối với học sinh Tiểu học phương pháp dạy học còn phụ thuộc vào đặc
điểm tâm, sinh lý của học sinh Tiểu học.
Nội dung dạy học mang tính toàn diện và cân đối nên thể hiện qua nhiều phân
môn. Vì vậy, cần có những lựa chọn phương pháp dạy học khác nhau để phù hợp với
từng nội dung và đặc trưng riêng của từng môn học và từng bài học cụ thể.
2.1. Phương pháp dạy học nêu vấn đề:
Dạy học nêu vấn đề là một phương hướng dạy học có nhiều khả năng phát
huy tính sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh. Dạy học nêu vấn đề đòi hỏi học
4


sinh tham gia giải quyết các vấn đề do một hoặc một số tình huống đặt ra. Nhờ đó, học
sinh vừa nắm được tri thức, vừa phát triển tư duy sáng tạo, dạy học nêu vấn đề có khả
năng lớn trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức mới.
Đây là một phương pháp mà người giáo viên nêu những tình huống hay các
câu hỏi có vấn đề và người giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra là học sinh. Hình thành
kỹ năng cho học sinh về phương diện tư duy vấn đề này các câu hỏi thường ở dạng
Tại sao?
Ví dụ : Có 3 thùng kẹo như nhau đựng được 30 gói kẹo. Hỏi 7 thùng như thế
đựng được bao nhiêu gói kẹo?
Như vậy muốn biết 7 thùng kẹo như thế đựng được bao nhiêu gói kẹo ta phải

tìm một thùng kẹo đựng được bao nhiêu gói kẹo? Hay Tại sao lại phải đi tìm một
thùng kẹo đựng được bao nhiêu gói kẹo ?
2.2. Phương pháp dạy học trực quan.
Đây là phương pháp dạy học chủ yếu cung cấp tri thức mới cho học sinh dựa
trên cơ sở hình ảnh cụ thể như: Hình vẽ đồ vật, thực tế xung quanh để hình thành kiến
thức cho học sinh.
Ví dụ: Lan có 5 quả cam, Minh có nhiều cam gấp 3 lần Lan. Hỏi cả 2 bạn có
bao nhiêu quả cam ?
Như vậy, để giải quyết bài toán này thì cần dựa vào sơ đồ hình vẽ:
5
Lan
? quả cam
Minh
2.3. Phương pháp thảo luận nhóm.
Đây là phương pháp rất có ích cho việc hình thành khả năng hợp tác, khả năng
giao tiếp, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ. Việc tổ chức học sinh học
theo nhóm nhỏ không những giúp cho giáo viên quản lí, kiểm soát lớp tốt hơn nữa mà
còn tạo điều kiện kích thích hứng thú học tập cho học sinh.
2.4. Phương pháp luyện tập thực hành.

5


Là phương pháp chủ yếu, thời gian dành cho học sinh làm bài tập để phát huy
sự hiểu biết nắm chắc kiến thức mới ở dạng lí thuyết, học sinh vận dụng vào các bài
tập để thực hành luyện tập.
Ở Tiểu học kĩ năng làm toán chủ yếu được hình thành trên cơ sở luyện tập
thực hành vì vậy nó chiếm 50% quỹ thời gian học Toán. Đồng thời, phương pháp này
cũng giúp học sinh hình thành tính suy nghĩ độc lập, phát huy được kĩ năng đầu óc
làm toán tư duy trí tuệ của học sinh.

Ví dụ: Năm nay: Anh 12 tuổi, em kém anh 4 tuổi, tuổi bố gấp 5 lần tuổi em.
Hỏi bố bao nhiêu tuổi ?
2.5. Phương pháp giảng giải minh hoạ.
Đây là phương pháp dùng lời nói để minh hoạ, để giảng giải, giải thích các tài
liệu toán kết hợp với phương pháp trực quan (đồ dùng, hình vẽ, sơ đồ) những hình ảnh
cụ thể giúp cho việc giảng giải có hiệu quả giữa phương pháp này có ưu điểm là nhằm
cung cấp kiến thức ban đầu cho học sinh, nhưng nó có nhược điểm là đặt học sinh vào
thế thụ động, áp đặt kiến thức, ít phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của
học sinh. Vì thế, giáo viên nên hạn chế sử dụng phương pháp này. Chỉ dùng kết hợp
với các phương pháp khác và dùng ngắn gọn, rõ ràng và không rườm rà dài dòng.
2.6. Phương pháp củng cố hệ thống hoá kiến thức (Phương pháp ôn
luyện).
Đây là khâu quan trọng trong việc dạy toán nói chung và Toán Tiểu học nói
riêng. Vì môn toán ở Tiểu học có hệ thống được sắp xếp từ dễ đến khó từ đơn giản đến
phức tạp và mạch kiến thức từ chương này, lớp này có liên quan đến chương khác, lớp
khác. Vì vậy, việc củng cố hệ thống kiến thức là một việc làm hết sức có hiệu quả,
nâng việc dạy học toán cho học sinh. Nhắc lại, ghi sâu những kiến thức cho học sinh
để học sinh học bài sau tốt hơn, giúp học sinh có hệ thống kiến thức đủ và cần sử dụng
lúc nào cũng có sẵn.
Ví dụ: ở giai đoạn 1, khi học vẽ hình chữ nhật, học sinh chỉ biết vẽ hình chữ
nhật có 2 chiều dài bằng nhau, 2 chiều rộng bằng nhau. Khi học lên tính chu vi hình
chữ nhật thì học sinh giải thích được rằng vì sao lại lấy (chiều dài + chiều rộng ) x 2
mà không lấy dài + rộng + dài + rộng và kiến thức này nó còn phát triển lên tính diện
tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
3. Các hình thức tổ chức dạy học.
6


Dạy học theo lớp: Là hình thức tổ chức cho toàn thể học sinh trong lớp cùng
thực hiện một nhiệm vụ. Tổ chức dạy học theo lớp là cả lớp hoạt động để chiếm lĩnh

tri thức (kiểu bài dạy bài mới).
Dạy học theo nhóm: Là hình thức chia lớp thành nhiều nhóm. Học sinh trong
một nhóm cùng trao đổi, bàn bạc về một vấn đề, một nhiệm vụ nào đó tổ chức học
theo nhóm thích hợp với các nội dung học tập cần có sự thảo luận, tranh luận, bàn
bạc... giữa các học sinh với nhau. Có nhiều cách để chia nhóm: Có thể chia nhóm cố
định hay chia nhóm tạm thời. Ngày nay người ta thường áp dụng chia nhóm ngẫu
nhiên. Ngoài ra, có thể chia nhóm theo địa bàn cư trú, theo hỗn hợp... để tạo hứng thú
cho học sinh tiểu học, có thể đặt tên cho mỗi nhóm (do học sinh tự chọn hoặc giáo
viên chỉ định). Để dạy học theo nhóm có hiệu quả, giáo viên cần phải có khả năng bao
quát lớp, nội dung và mức độ của nhiệm vụ học tập của mỗi nhóm tránh quá đơn giản
hoặc quá phức tạp.
Dạy học cá nhân: Là hình thức dạy học mà học sinh cá nhân độc lập làm việc,
đây là một yêu cầu tất yếu của quá trình học tập, ở lớp có thể dùng hình thức học cá
nhân để học sinh làm bài tập, làm bài kiểm tra đánh giá.
II. CƠ SỞ TOÁN HỌC:
1. Vị trí, vai trò của việc dạy giải toán có lời văn ở tiểu học.
Ở Tiểu học được coi là có hai giai đoạn học tập:
Giai đoạn 1: Lớp 1,2,3 và giai đoạn 2: Lớp 4,5.
Trong 5 mạch kiến thức lớn:
- Yếu tố hình học.
- Số học.
- Giải toán.
- Đại lượng và đo đại lượng.
- Yếu tố thống kê.
Trong đó, giải toán được coi là một thành phần rất quan trọng trong chương
trình toán tiểu học hiện nay. Nội dung của việc dạy giải toán gắn bó chặt chẽ, hữu cơ
với nội dung của số học, các đại lượng cơ bản, các yếu tố đại số và các yếu tố hình học
trong chương trình.
Việc giải toán có lời văn nói chung và giải toán bằng 2 phép tính ở lớp 3 nói
riêng hết sức quan trọng vì:

7


Giúp học sinh có thêm vốn ngôn ngữ, bởi vì các bài toán đưa ra thường không
trùng về ngôn ngữ, mỗi dạng có những ngôn từ rất hay và chính xác do các nhà toán
học đưa ra. Ví dụ: không thể có người đi bộ một giờ đi được 12 – 14 km mà ở đó chỉ
có đi xe đạp ( trừ những trường hợp đặc biệt ).
Giúp bồi dưỡng các em qua giải toán ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, cần
cù, chịu khó, trong học tập và làm việc khoa học. Có kế hoạch, thói quen tự kiểm tra
công việc của mình, có óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo và phát triển tư duy. Tin tưởng
vào sự hiểu biết của bản thân.
Giải toán giúp học sinh hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức đã học, kĩ năng
về tính toán. Đồng thời giải toán giúp giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc
những kiến thức thiếu sót của học sinh, từ đó dễ dàng tìm giải pháp cho học sinh phát
huy ưu điểm, khắc phục những kiến thức bị hổng, những khó khăn khi sử dụng ngôn
từ trong lời giải bài toán.
Phần lớn nội dung trong sách giáo khoa là dành cho các bài toán giải. Kết quả
học tập môn toán của học sinh thường được đánh giá qua kĩ năng giải toán...
Điều quan trọng của việc dạy giải toán có lời văn giúp học sinh tự biết cách
giải quyết vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Các vấn đề này được nêu dưới dạng các
bài toán có lời văn. Đây là sự vận dụng có tính chất tổng hợp các kiến thức kĩ năng,
phương pháp suy nghĩ và giải quyết vấn đề học được ở môn toán tiểu học.
2. Nội dung những kiến thức, kĩ năng cơ bản về môn toán ở lớp 3.
* Số học:
a. Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 (tiếp theo).
b. Giới thiệu các số trong phạm vi 10000. Giới thiệu về hàng đơn vị, hàng
chục, hàng trăm, hàng nghìn; về đọc, viết, so sánh các số có đến 4 chữ số.
c. Giới thiệu các số trong phạm vi 100000. Giới thiệu hàng nghìn, hàng chục
nghìn (vạn), hàng trăm nghìn; về đọc, viết, so sánh các số có đến 5 chữ số.
* Đại lượng và đo đại lượng.

Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ mm đến km. Nêu mối quan hệ
giữa 2 đơn vị tiếp liền nhau, giữa m và km, giữa m và cm, mm. Thực hành đo và ước
lượng độ dài.
Giới thiệu diện tích của một hình và đơn vị diện tích: cm2 .
8


Giới thiệu gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam. Giới thiệu
1 kg = 1000g.
Ngày, tháng, năm. Thực hành xem lịch.
Phút, giờ. Thực hành xem đồng hồ, chính xác đến phút. Tập ước lượng
khoảng thời gian trong phạm vi một số phút.
Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam. Tập đổi tiền với các trường hợp đơn giản.
* Yếu tố hình học:
Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. Giới thiệu ê ke. Vẽ góc bằng thước
thẳng và ê ke.
Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của hình đã học; giới thiệu một số đặc điểm của
hình chữ nhật, hình vuông.
Tính chu vi của hình chữ nhật, hình vuông.
Giới thiệu compa. Giới thiệu tâm, bán kính và đường kính của hình tròn. Vẽ
hình tròn bằng compa.
Thực hành vẽ trang trí hình tròn.
Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông.
* Yếu tố thống kê:
Giới thiệu bảng số liệu đơn giản.
Tập sắp xếp lại số liệu của bảng theo mục đích yêu cầu cho trước.
* Giải bài toán.
Giải các bài toán có đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn
giản.
Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học.

3. Các dạng bài tập về giải toán có lời văn ở lớp 3:
Gồm có hai loại : - Các bài toán đơn
- Các bài toán hợp.
A. Các bài toán đơn : - Các bài toán đơn giải bằng phép cộng.
- Các bài toán đơn giải bằng phép trừ.
- Các bài toán đơn giải bằng phép nhân.
- Các bài toán đơn giải bằng phép chia.
B. Các bài toán hợp :
9


* Bài toán hợp giải bằng hai phép chia, nhân liên quan đến việc rút về
đơn vị:
Ví dụ: Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc như thế có bao
nhiêu viên thuốc ?
Hướng dẫn:
- Tóm tắt :

4 vỉ : 24 viên
3 vỉ : ...viên ?

- Trước hết ta tính xem 1 vỉ thuốc chứa mấy viên thuốc rồi tính xem 3 vỉ chứa
mấy viên thuốc.
- Cách giải:
Số viên thuốc trong một vỉ là :
24 : 4 = 6 ( viên )
Số viên thuốc trong 3 vỉ là :
6 x 3 = 18 ( viên )
Đáp số : 18 viên thuốc
* Bài toán hợp giải bằng hai phép tính chia liên quan đến việc rút về đơn

vị :
Ví dụ:

Có 40 kg đường đựng đều trong 8 túi. Hỏi 15 kg đường đựng trong

mấy túi như thế ?
Hướng dẫn :
- Tóm tắt :

40 kg : 8 túi
15 kg : ...túi ?

- Trước hết ta tính xem 1 túi đựng mấy kilôgam đường, sau đó tính số túi.
- Cách giải :
1 túi đựng được số kilôgam đường là:
40 : 8 = 5 ( kg )
15 kg đường phải đựng trong số túi là :
15 : 5 = 3 ( túi )
Đáp số :
* Các bài toán hợp khác :
10

3 túi


Ví dụ : Một thùng đựng 24 lít mật ong, lấy ra 1/3 số lít mật ong đó. Hỏi trong
thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong ?
Hướng dẫn:
- Tóm tắt :


1 thùng

: 24 lít

Lấy ra

:

1/3

Thùng còn : lít ?
- Muốn tìm số mật ong còn lại, ta lấy số mật ong lúc đầu trừ đi số mật ong đã lấy ra.
Số mật ong lúc đầu biết rồi. Số mật ong lấy ra chưa biết. Muốn tìm số mật ong
lấy ra ta lấy số mật lúc đầu chia cho 3 .
- Cách giải :
Số lít mật ong lấy ra là :
24 : 3 = 8 ( lít )
Số lít mật ong còn lại là :
24 - 8 = 12 ( lít )
Đáp số : 12 lít mật ong
III. THỰC TRẠNG:

1. Nguyên nhân từ phía giáo viên :
Trong đội ngũ giáo viên có một số giáo viên chưa thực sự giúp học sinh có kĩ
năng giải toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng (đặc biệt đối với học sinh
lớp 3 về kĩ năng giải bài toán bằng 2 phép tính). Vì thế, chỉ hướng dẫn học sinh giải
theo mẫu tạo ra thói quen máy móc cho học sinh.
Do trình độ giữa đội ngũ giáo viên không đồng đều, có không ít người kiến
thức còn hạn chế dẫn đến chưa hiểu sâu về kiến thức.
Chịu ảnh hưởng của phương pháp dạy học cũ vì vậy kiến thức giáo viên

thường áp đặt cho học sinh do đó kĩ năng linh hoạt, đầu óc sáng tạo bị hạn chế.
Khi giảng bài chỉ có thông tin một chiều nên khó nắm bắt sự hiểu bài của học
sinh.
Khi ra đề toán giáo viên chưa lật đi lật lại vấn đề, dự kiến bài toán nên học
sinh không tư duy sáng tạo mà chỉ cần nhớ máy móc là làm đúng.
2. Nguyên nhân từ phía học sinh :
Học sinh chưa nắm rõ các quy tắc giải toán điển hình.
11


Do học sinh hổng kiến thức ở những bài toán đơn nên dẫn đến giải bài toán
hợp là rất khó khăn.
Cũng có không ít học sinh lười suy nghĩ, lười học, không động não, rập khuôn
máy móc dẫn đến kĩ năng giải toán còn hạn chế.
3. Một số nguyên nhân khác :
Hình thức dạy học chưa thực sự đa dạng, phong phú nên học sinh không có
hứng thú tiếp nhận kiến thức mới, dẫn đến kĩ năng giải toán còn chưa tốt, chưa đầy đủ.
Do phụ huynh học sinh đôi khi chưa thực sự chú ý đến việc học tập của con
em mình, chưa mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập , sách tham khảo cho học sinh.
Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh sống của từng gia đình cũng dẫn đến sự chi phối việc học
tập, kết quả học tập của học sinh.
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TOÁN BẰNG
HAI PHÉP TÍNH Ở LỚP 3.

Hiện nay, thực hiện dạy học theo quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” là
quá trình dạy học nhằm giúp học sinh huy động mọi kĩ năng để tự tìm tòi, tự khám phá
ra các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Tự mình hoặc cùng các
bạn trong nhóm, trong lớp lập ra kế hoạch và biết lựa chọn kế hoạch hợp lí nhất để giải
quyết vấn đề, tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực, sở trường của mỗi học sinh
tạo cho học sinh có niềm vui và có niềm tin trong học tập.

Qua đó cho chúng ta thấy kết quả học tập của học sinh sẽ tốt hơn, không chỉ
hình thành cho học sinh kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết, mà còn xây dựng cho
học sinh lòng nhiệt tình và phương pháp học tập.
1. Dạy học thông qua các hoạt động bằng tay của bản thân từng trẻ.
Giáo viên cho bài toán: Một vườn cây có 18 cây cam và số cây chanh gấp đôi
số cây cam. Tìm số cây cả vườn ?
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những điều đã cho và những điều cần phải tìm
bằng cách gạch chân những từ ngữ thể hiện các yêu cầu đó.
Giáo viên ra lệnh cho học sinh: Cả lớp dùng bút chì gạch chân những từ ngữ
thể hiện yêu cầu bài toán.
Từ lệnh của giáo viên thì bắt buộc tất cả học sinh phải đọc bài toán và tìm ra
những dữ liệu của bài toán (cái đã biết, cái cần tìm).
12


* Về ưu điểm của biện pháp này là tất cả học sinh trong lớp (nhóm) đều phải
làm việc nếu không làm việc giáo viên sẽ phát hiện ra ngay. Ngoài ra, học sinh phải
làm việc độc lập, phải thực sự suy nghĩ và tìm ra điều mà bài toán yêu cầu. Giáo viên
bao quát được lớp học và dễ dàng phát hiện những em nào còn yếu về điểm nào và dễ
dàng nhận ra học sinh khá giỏi.
* Về nhược điểm: Là học sinh có thể nhìn nhau, học sinh có thể gạch cả một
cụm từ, một dòng chứ không tìm ra đúng từ trọng tâm. Vì vậy, giáo viên khi ra lệnh
phải rõ ràng, rành mạch. Trong quá trình học sinh làm việc giáo viên phải xuống tận
từng bàn, từng nhóm và từng học sinh để nhắc nhở, kiểm soát theo dõi các em.
2. Hướng dẫn học sinh các cách giải toán :
Giải toán là hoạt động trí não rất khó khăn và phức tạp. Hình thành kỹ năng
giải toán khó khăn, nan giải hơn nhiều so với kĩ xảo tính, thực tế cho thấy rằng bài
toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học, và nhiều thứ khác
tạo thành lôgíc. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi phải nắm chắc
các kiến thức, các phép tính, đòi hỏi suy nghĩ độc lập suy luận và kĩ năng tính toán

phải nhuần nhuyễn , chính xác. Để học sinh có kĩ năng đó cần cung cấp cho các em
các bước sau :
Bước 1 : Nghiên cứu kĩ đề toán ( Tri giác vấn đề )
Đọc ít nhất hai lần, phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm. Tránh thói quen
xấu là vừa mới đọc xong đề đã vội vàng giải ngay.
Đây là bước quan trọng, không thể thiếu trong dạy học giải toán. Ở bước này
giáo viên cần phải giúp học sinh khắc phục những khó khăn về ngôn ngữ. Biết diễn
đạt bằng ngôn ngữ ( dùng lời nói để trình bày vấn đề ), kí hiệu toán học ( ngôn ngữ
toán học ) sau đó xác định 3 yếu tố cơ bản của bài toán :
1. Dữ kiện:

Là những cái đã cho, đã biết trong bài toán .

2. Điều kiện : Là mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm, các điều kiện
không tường minh ( điều kiện ẩn ).
3. Ẩn số: Là những cái chưa biết trong đề bài ( cái cần phải tìm ), cần nắm
vững các mối quan hệ đại lượng trong thực tiễn, phải biết trìu tượng hoá các nội dung
cụ thể từ đó rút ra bản chất của toán học. Rồi tóm tắt bài toán.
Bước 2 : Tóm tắt đề toán
13


Việc này sẽ giúp học sinh bớt được một số câu, chữ, làm cho bài toán gọn lại,
nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và các số phải tìm hiện ra rõ hơn. Mỗi em cần
cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề
toán. Có nhiều cách tóm tắt một đề toán, càng biết nhiều cách sẽ càng giải toán
giỏi.Dưới đây là một số cách:
a) Cách tóm tắt bằng chữ:
Bài toán : Lan có 5 cái kẹo. Minh có nhiều kẹo gấp 3 lần Lan. Hỏi cả hai bạn
có bao nhiêu cái kẹo ?

Kiểu 1
Lan :

5 kẹo

Tất cả ?

Minh : gấp 3
Kiểu 2 :
Lan

:

5 kẹo

Minh

: gấp 3 lần Lan

Cả 2 bạn : ... kẹo ?
b) Cách tóm tắt bằng chữ và dấu:
Những dấu thường là :
Lan

( mũi tên ) ;

( dấu móc ) ; ...

: 5 kẹo


Minh : gấp 3

? kẹo

c) Cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng :
Hiện nay cách tóm tắt này đang được dùng nhiều nhất trong tóm tắt Toán ở
Tiểu học vì nó vừa ngắn gọn lại dễ dàng nhìn ra dạng toán, từ đó tiến tới cách giải tốt
và đúng, phù hợp với trình độ, tâm lí của học sinh Tiểu học.
5
Lan
? cái kẹo
Minh
d) Cách tóm tắt bằng hình tượng trương:
Các hình tượng trương có thể là hình vuông, hình tròn , hình tam giác, hình
chữ nhật, dấu gạch chéo...
14


Lan

:
? kẹo

Minh :
Ngoài ra, còn có các cách tóm tắt bằng lưu đồ, bằng sơ đồ Ven, bằng bảng kẻ
ô.
Bước 3 : Phân tích bài toán :
Đây là bước suy nghĩ để tìm cách giải bài toán. Thông thường, người ta hay
dung cách lập “ sơ đồ khối ”.
Bài toán : Lan có 5 cái kẹo. Minh có nhiều kẹo gấp 3 lần Lan. Hỏi cả hai bạn

có bao nhiêu cái kẹo ?
HS cần biết tự suy luận như sau :
- Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi số kẹo của cả hai bạn )
Tay viết vào nháp : Hai bạn .
- Muốn tìm số kẹo của hai bạn ta làm thế nào ? ( Lấy số kẹo của Lan cộng số
kẹo của Minh ).
Viết tiếp :
Hai bạn
Lan + Minh
- Số kẹo của Lan biết chưa?

( Biết rồi )

- Số kẹo của Minh biết chưa ? ( Chưa biết )
- Muốn tính số kẹo của Minh ta làm thế nào ? ( Lấy số kẹo của Lan nhân 3 )
Viết tiếp :
Hai bạn
Lan + Minh
Lan x 3
Bước 4 : Viết bài giải :
Ta dựa vào sơ đồ phân tích trên để viết bài giải. Cần đi ngược từ dưới lên.
15


- Nhìn vào “ Lan x 3 ” , ta tính : 8 x 3 = 24 ( cái kẹo )
- Nhìn vào bên trên dấu “ bằng ”, thấy chữ “Minh” ; ta viết câu lời giải :
Số kẹo của Minh là :
- Nhìn vào “ Lan + Minh ”, ta tính : 8 + 24 = 32 ( cái kẹo ).
- Nhìn vào bên trái dấu “ bằng ” , thấy chữ “ Hai bạn ”, ta viết câu lời
giải : Số kẹo của hai bạn là :

Vậy ta có bài giải :
Số kẹo của Minh là : 8 x 3 = 24 ( cái kẹo )
Số kẹo của hai bạn là : 8 + 24 = 32 ( cái kẹo )
Đáp số : 32 cái kẹo
Chú ý : HS chỉ phải làm vào vở bài tập ( hoặc bài kiểm tra ) bước 4 . Còn
các bước 1, 2, 3 thì nghĩ trong đầu hoặc làm vào vở nháp.
V. KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM
1. ĐỐI TƯỢNG :

Để thu thập được những số liệu này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư
phạm trên các đối tượng như sau :
Chọn 2 lớp của trường Tiểu học Đức Lạng huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh là:
( Lớp 3A và Lớp 3B )
+Lớp 3A : Sĩ số : 17 học sinh
+Lớp 3B : Sĩ số : 18 học sinh.
Trình độ ban đầu của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm nói chung là tương
đương nhau ( qua khảo sát ).
2. KHẢO SÁT HỌC SINH:

Để tìm hiểu về việc học và giải các bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3 chúng
tôi đã tiến hành khảo sát các học sinh bằng cách xem vở bài tập, cho học sinh làm bài
kiểm tra, dạy thực nghiệm một số tiết.
Nội dung tiến hành :
+ Bước 1 : Cho học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá kiến thức của học sinh
trước khi tiến hành thực nghiệm . Bài kiểm tra phô tô sẵn cho từng học sinh làm bài,
cần đánh giá nghiêm túc để các em tự làm, không trao đổi.
+ Bước 2 : Chấm bài theo đáp án cho trước.
16



+ Bước 3 : Đánh giá phân loại bài làm cho học sinh theo các mức độ : Giỏi
( điểm 9 – 10 ); Khá ( điểm 7 - 8 ); Trung bình ( điểm 5 – 6 ); Yếu ( điểm dưới 5 ).
3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM :

Sau các tiết dạy học thực nghiệm, đối chứng và bài kiểm tra của học sinh,
chúng tôi tổ chức kiểm tra để kiểm chứng hiệu quả của phương pháp dạy giải bài toán
bằng hai phép tính ở lớp 3. Chúng tôi đánh giá hiệu quả các bài kiểm tra ở hai hệ
thống thực nghiệm và đối chứng đảm bảo sự khách quan và công bằng.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm:
Lớp

TN và
ĐC

3A
3B
Cộng

Số bài
kiểm tra

Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ%

TN
ĐC


17
17

9
5

54
29

4
3

23
18

4
9

23
53

TN
ĐC
ĐC
TN

18
18
35
35


9
7
12
18

50
39
34
51

5
3
6
9

28
17
17
26

4
8
17
8

22
44
49
23


Qua kết quả điều tra ta thấy: Hứng thú học tập , nhận thức của học sinh giữa
hai lớp thực nghiệm và đối chứng không giống nhau. Ở lớp thực nghiệm học sinh rất
thích giờ học .
Qua quá trình phân tích kết quả thực nghiệm cho ta thấy:
- Kết quả học tập của học sinh nói chung ở lớp thực nghiệm cao hơn so với
lớp đối chứng. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao hơn so với lớp đối chứng.
- Kết quả thực nghiệm cho thấy giáo viên bước đầu hiểu và biết vận dụng
phương pháp dạy học vào các tiết dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh.

C. KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng tôi rút ra được những kết luận như sau :
Trong giai đoạn đổi mới như hiện nay, nhiệm vụ của giáo viên đòi hỏi ngày
càng cao, nếu chỉ trông chờ vào những gì có sẵn để yêu cầu học sinh làm việc là chỉ
giáo dục một cách đơn thuần. Dạy học bất cứ môn nào chúng ta cũng cần phải rèn kĩ
17


năng vận dụng thực hiện và coi trọng sự sáng tạo của học sinh. Đặc biệt trong dạy học
môn Toán ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Toán lớp 3 nói riêng, người giáo viên
cần phải chú ý đến những vấn đề sau :
Nắm được đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học: Tư duy cụ thể
chiếm ưu thế, các em thích tò mò ham hiểu biết, từ đó lựa chọn những nội dung,
phương pháp phù hợp, khơi dậy tính tò mò ham hiểu biết của học sinh cũng như tạo
hứng thú cho học sinh học tập .
Nắm được nội dung, chương trình, bản chất của từng dạng toán, huy động
được những hiểu biết, tri thức vốn có của học sinh để học sinh tự mình có thể chiếm
lĩnh được kiến thức của bài dạy một cách độc lập, sáng tạo, lấy học sinh làm trung
tâm, làm nhân vật chính của giờ dạy.

Giáo viên cần lựa chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh của lớp , đối
với học sinh yếu cần có sự giúp đỡ riêng để đạt yêu cầu .Đối với học sinh khá, giỏi cần
phải rèn luyện kỹ năng giải toán nhanh hơn, có cách ngắn gọn hơn đồng thời để các
em bộc lộ hết năng lực của mình.
Tổ chức tiết học sao cho mọi học sinh đều được hoạt động một cách chủ động
trong mọi khâu để đạt kết quả cao nhất. Vận dụng kiến thức giải hết các bài tập trong
sách giáo khoa và một số bài toán trong đời sống thực tiễn.
Sử dụng nhiều hình thức linh hoạt để thu hút học sinh vào giải toán.
Việc dạy học môn Toán nhằm bảo đảm tính khoa học, tính chính xác, tính sư
phạm, giáo viên cần phát huy tính chủ động sáng tạo, tư duy lôgíc của học sinh và
không ngừng nâng cao trình độ về toán học và phương pháp dạy học qua nghiên cứu
dạy học, học tập các tài liệu có liên quan đến chương trình, nội dung giảng dạy.
Do năng lực và trình độ, thời gian có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm này
không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong sự góp ý của các thầy cô, bạn bè đồng
nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

GIÁO ÁN 1 – LỚP 3
MÔN TOÁN
BÀI: Bài toán giải bằng 2 phép tính (tiếp).

18


I.Yêu cầu cần đạt:
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng 2 phép tính.
II. Đồ dùng dạy học.
Các tranh vẽ tương tự như trong sách Toán 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Bài mới:

1.1. Giới thiệu bài:
1.2. Tìm hiểu bài toán.
- GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- Gọi HS nhìn tóm tắt đọc lại đề toán.
+ Bài toán cho biết gì?

- HS trình bày bài giải.

+ Bài toán hỏi gì?

- Học sinh nhắc lại các bước giải bài

- Các bứơc giải:

toán trên.

+ Bước 1: Tìm số xe đạp bán
trong ngày chủ nhật.
6 x 2 = 12 (xe).
+ Bước 1: Tìm số xe đạp bán
trong cả 2 ngày.
6 + 12= 18 (xe).

- Học sinh chữa bài 1.

- GV giới thiệu: Đây là bài toán giải

Bài giải:

bằng 2 phép tính.


Quãng đường từ chợ huyện đến bưu

2. Thực hành:

điện tỉnh dài là:

- HS đọc BT 1, 3. GV vẽ sơ đồ lên

5 x 3 = 15 (km)

bảng, hướng dẫn rõ hơn cho HS.

Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh

- HS làm BT vào vở.

dài là:

GV theo dõi động viên những em làm

5 + 15 = 20 (km)

xong sớm làm thêm bài tập 2.

Đáp số: 20 km.
- HS chữa BT 3.

- GV hướng dẫn hs giải BT2 qua hai
bước:

Bước 1: Tìm số lít mật ong lấy ra từ
19


thùng mật ong ( 24 : 3 = 8).
Bước 2: Tìm số lít mật ong còn lại trong - HS giải:
thùng mật ong ( 24 – 8 = 16)

Số lít mật ong lấy ra là:
24 : 3 = 8 (lít).
Số lít mật ong còn lại là:
24 – 8 = 16 (lít)

3. Củng cố, dặn dò:

Đáp số: 16 lít mật ong.

- Nhận xét tiết học.
- Hôm nay chúng ta học bài gì ?

Hs trả lời.

GIÁO ÁN 2 – LỚP 3
MÔN TOÁN
BÀI: Bài toán giải bằng 2 phép tính (tiếp).

I.Yêu cầu cần đạt:
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng 2 phép tính.
II. Đồ dùng dạy học.
Các tranh vẽ tương tự như trong sách Toán 3.

20


III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà

- 2 hs làm bài trên bảng.

của Tiết 50.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài
lên bảng.
2.2. Hướng dẫn giải bài toán bằng hai
phép tính.
- Nêu bài toán: (sgk)

- Một hs đọc lại đề bài.

- Hướng dẫn hs vẽ sơ đồ bài toán và
phân tích.
- Ngày thứ 7 cửa hàng đó bán được bao

- Ngày thứ bảy cửa hàng bán được 6

nhiêu chiếc xe đạp ?

chiếc xe đạp.


- Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật - Ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp
như thế nào so với ngày thứ bảy ?

đôi số xe đạp của ngày thứ bảy.

- Bài toán yêu cầu ta tính gì ?

- Bài toán yêu cầu tính số xe đạp của 2
ngày.

- Muốn tìm số xe đạp bán được trong cả - Phải biết số xe đạp bán được mỗi
hai ngày ta phải biết những gì ?

ngày.

- Đã biết số xe của ngày nào ? Chưa biết
số xe của ngày nào ?
- Vậy ta phải đi tìm số xe của ngày chủ
nhật.

Bài giải:
Ngày chủ nhật cửa hàng bán được số xe
đạp là:
6 x 2 = 12 (xe đạp)
Cả 2 ngày cửa hàng bán được số xe đạp
là:
6 + 12 = 18 (xe đạp)
Đáp số: 18 chiếc xe đạp.
21



3. Thực hành:
- HS đọc đề bài BT 1.
GV vẽ sơ đồ lên bảng, hướng dẫn rõ
hơn cho HS.
- Bài toán yêu cầu ta tìm gì?

- Tìm quãng đường từ nhà đến bưu điện
tỉnh.

- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh - Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh
có quan hệ như thế nào với quãng

bằng tổng quãng đường từ nhà đến chợ

đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ

huyện và từ chợ huyện đến bưu điện

huyện đến bưu điện tỉnh?

tỉnh

- Vậy muốn tính quãng đường từ nhà

- Ta phải lấy quãng đường từ nhà đến

đến bưu điện tỉnh ta phải làm thế nào ?


chợ huyện cộng với quãng đường từ
chợ huyện đến bưu điện tỉnh

- Quãng đường từ chợ huyện đến bưu

- Chưa biết và phải tính ?

điện tỉnh đã biết chưa?
- HS làm BT vào vở.
GV theo dõi động viên những em làm

- Học sinh chữa bài 1.

xong sớm làm thêm bài tập 2.

Bài giải:
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu
điện tỉnh dài là: 5 x 3 = 15 (km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh
dài là:

5 + 15 = 20 (km)
Đáp số: 20 km.

- GV hướng dẫn hs giải BT2 qua hai
bước:
Bước 1: Tìm số lít mật ong lấy ra từ
thùng mật ong ( 24 : 3 = 8).

- HS giải:


Bước 2: Tìm số lít mật ong còn lại trong Số lít mật ong lấy ra là:
thùng mật ong ( 24 – 8 = 16)

24 : 3 = 8 (lít).
Số lít mật ong còn lại là:
22


24 – 8 = 16 (lít)
Đáp số: 16 lít mật ong.

-BT3: Yêu cầu hs làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.

- HS làm BT3.

4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hôm nay chúng ta học bài gì ?

- HS trả lời.

BÀI KIỂM TRA

Bài 1:
Trong vườn có ... cây chanh và một số cây cam ít hơn cây chanh là .... cây.
Hãy điền vào chỗ chấm số thích hợp và đặt câu hỏi để được bài toán giải bằng hai
phép tính, rồi giải.
Bài 2:

Người ta chở dưa đến chợ bán, cả 3 chuyến được tất cả là 834 quả dưa.
Chuyến thứ nhất chở đựoc 268 quả. Chuyến thứ hai chở được 284 quả. Hỏi chuyến
thứ 3 chở được bao nhiêu quả dưa ?
Bài 3:
Giải bài toán theo cách tóm tắt sau:
23


Ba gói chè nặng: 150 gam
Bảy gói chè như thế nặng ... gam ?
Bài 4:
Một thùng đựng 20 lít dầu. Ba chiếc can như nhau đựng tất cả 15 lít dầu. Hỏi
số dầu đựng trong thùng gấp mấy lần số dầu đựng trong một chiếc can ?

24



×