Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

tư tưởng cải cách nửa cuối thế kỉ XIX không bàn tới các nhà cải cách nổi tiếng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.37 KB, 30 trang )

VẤN ĐỀ: XU HƯỚNG CẢI CÁCH THẾ KỈ XIX
Thành viên: Lê Hữu Lợi – Đặng Tuấn Nghĩa – Hà Thu Nga – Hồ Thị Phương
Nguyễn Tiến Phương – Lê Thị Linh

*******************
I. Bối cảnh xuất hiện các tư tưởng cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX
1. Tình hình Chính trị - kinh tế - xã hội trong nước
Vào nửa sau thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn, đặc
biệt là dưới thời Tự Đức rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng trong tất cả các mặt.
Về chính trị: Bộ máy nhà nước thời Nguyễn là một nhà nước quân chủ tập
trung quan liêu chuyên chế nặng nề. Một nhà nước quân chủ chuyên chế như vậy
lại ở trước ngưỡng cửa cuộc cách mạng công nghiệp và trong tình hình chủ nghĩa
tư bản phương Tây đang chuẩn bị ráo riết xâm lược Việt Nam, thì không còn phù
hợp với xu thế của thời đại, yêu cầu của lịch sử nước ta lúc bấy giờ hậu quả tất yếu
là nhà nước mất lòng dân, không củng cố được khôi đoàn kết dân tộc, trở nên bảo
thủ, trì trệ, kìm hãm sự phát triển của xã hội, tách rời với thế giới bên ngoài. Thêm
vào đó tệ nạn quan lại tham nhũng làm cho nhân dân oán thán. Chính trị rơi vào
tình trạng bất ổn.
Về kinh tế: Nền kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo song lại sa sút và
nghèo nàn, lạc hậu. Mặc dù nhà Nguyễn đã có nhiều chính sách nhằm phát triển
nông nghiệp song phần lớn đều không thu được những kết quả khả quan. Hơn thế,
ruộng đất phần lớn tập trung vào tay quan lại, địa chủ, những người nông dân
không có ruộng để canh tác nên cuộc sống càng thêm cơ cực, phải đi tha phương


cầu thực khắp nơi. Nông dân bỏ ruộng, song triều đình hầu như không có các biện
pháp khắc phục tình trạng ruộng đất hoang hóa, tu bổ đê điều khiến cho ở một số
địa phương tình trạng vỡ đê xảy ra liêp tiếp trong nhiều năm. Cộng thêm sự khắc
nghiệt của thời tiết, phá hoại của sâu bệnh khiến nạn đói thường xuyên xảy ra.
Với chính sách trọng nông ức thương cùng một loạt các đạo luật vô lí như:
đánh thuế gạo cao, nghiêm cấm họp chợ,….khiến các hoạt động thương nghiệp


dưới triều Nguyễn diễn ra hết sức nhỏ giọt. Về ngoại thương, nhà Nguyễn thực thi
chính sách “bế quan tỏa cảng” triệt để, chỉ nhập những nguyên liệu cần thiết cho
triều đình (sắt, gang… để đúc đạn duợc, khí cụ) ở một số cửa biển. Tàu buôn của
nước ngoài bị khám xét kĩ và đánh thuế rất nặng.
Trong công nghiệp, triều Nguyễn nắm tất cả những ngành kinh doanh lớn.Các
xưởng đúc tàu, đúc tiền, đúc súng; các công trường xây dựng lớn (lăng tẩm, đền
đài…) đều nằm dưới sự quản lý, điều hành của Bộ Công
Về xã hội: triều Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách bảo thủ trên tất cả các
mặt khiến cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt, Thuế khoa, lao dịch nặng nề khiến
nửa cuối thế kỷ XIX, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi nhằm chống lại triều
đình. Nếu tính cả từ triều vua Gia Long đến Tự Đức (1802-1883), nhà Nguyễn phải
đối phó với 466 cuộc khởi nghĩa nông dân. Đó là chưa kể đến các toán giặc cướp ở
vùng biên giới phía Bắc. Những cuộc khởi nghĩa nông dân này nhanh chóng làm
chao đảo triều đình quân chủ Trung ương, tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa của:
Cao Bá Quát, Đoàn Hữu Trung, Nguyễn Thịnh,…
2. Bối cảnh thế giới và khu vực
Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa).


Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó
chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia
phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng
hóa, mua bán nguyên vật liệu, xuất khẩu của các nước đế quốc.
Ở Nhật Bản, năm 1867 Minh Trị lên ngôi và tiến hành các cải cách duy tân
đất nước. Cải cách Minh Trị với các biện pháp mở cửa, lập Hiến pháp mới, cho
phép tiếp thu khoa học, kỹ thuật phương Tây đã thổi một luồng gió mới vào nền
kinh tế nước này và mở ra thời kỳ mới cho Nhật Bản: thời kỳ canh tân đất nước,
đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á.
Tại Trung Quốc, cũng giống như ở Việt Nam, chính sách “bế quan tỏa cảng”

không những không đem lại sự an toàn cho Trung Quốc trước sự nhòm ngó của tư
bản phương Tây mà nó còn đem lại nhiều mối nguy hại từ cả bên trong lẫn bên
ngoài. Triều đình Mãn Thanh càng thêm suy yếu khi phải liên tục chống lại các
cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc. Sự suy
yếu trên nhiều phương diện đã khiến là một phần nguyên nhân khiến nhà Thanh
thất bại trong hai cuộc “chiến tranh nha phiến” và buộc phải mở cửa, áp dụng tự do
mậu dịch với các quốc gia khác. Xã hội ngày càng suy đồi, một tầng lớp trí thức
mới của Trung Quốc đã xuất hiện.
3. Sự xâm lược của thực dân Pháp
Trong khi tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong nước rối ren, suy vi thì
Việt Nam lại phải đối mặt với một kẻ thù chưa từng có trong lịch sử với đại bác,
súng trường hiện đại, đó là thực dân Pháp. Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực
dân Pháp đã có từ lâu và chỉ đợi thời cơ thích hợp để tiến hành. Sau 2 trận đánh
thăm dò khả năng phòng thủ của quân đội nhà Nguyễn vào các năm 1847, 1857,
đến ngày 1/9/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng tấn công bán đảo Sơn


Trà, quân đội nhà Nguyễn nhanh chóng tan rã. Với các bản Hiệp ước Nhâm Tuất
(1862); Giáp Tuất (1874); Quý Mùi - Harmand (Hác-măng) (1883); Hiệp ước Giáp
Thân Patenôtre (Pa-tơ-nốt) (1884) triều đình nhà Nguyễn đã từng bước đầu hàng
thực dân Pháp. Việt Nam rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp.
Đứng trước những khó khăn về kinh tế ngày càng gay gắt, sự rối loạn về
chính trị và nguy cơ mất nước đang đến gần, những người Việt Nam có tri thức,
tâm huyết cứu nước và đặc biệt được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây đã
mạnh dạn đưa ra những tư tưởng canh tân đất nước trên tất cả các mặt: nội trị,
ngoại giao, kinh tế cũng như văn hóa xã hội; nhằm tạo ra thực lực
II. Những nhân vật có xu hướng cải cách tiêu biểu
1. Đề xuất canh tân của Phạm Phú Thứ
Ông là người xã Đông Dư, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam. Năm 21 tuổi ông đỗ đầu thi Hương rồi đỗ đầu thi Hội và đỗ tiến sĩ khi mới

22 tuổi. Ông là người giữ nhiều chức vụ trong triều Tự Đức, làm quan tới chức
Tổng đốc ở một số tỉnh trong Nam, ngoài Bắc. Sau được triệu về kinh làm Thượng
thư bộ Hộ, sung Thương chính đại thần… Ông là một vị quan đầu triều Nguyễn
sớm có tư tưởng canh tân.
Đề nghị nhà vua chỉnh đốn việc triều chính, tác phong, lề lối làm việc:
Có thể nói, Phạm Phú Thứ là một trong không nhiều nhà canh tân sớm nhìn ra
những bất cập trong bộ máy quản lý đương thời. Ngay từ năm 1850, ông đã không
đồng tình với sự “nhiêu khê, rườm rà”, lãng phí của người đứng đầu triều đình
Huế. Nhận thấy vua Tự Đức ít ra ngự ở nhà Kinh diên, Phạm Phú Thứ đã dâng sớ
phê phán vua lơi lỏng việc triều chính. Tuy nhiên, thiện chí của Phạm Phú Thứ
không những không được Tự Đức ghi nhận, trái lại, ông còn bị cách chức và kết án


khổ sai (bị đày làm Thừa nông dịch ở trạm Thừa nông - thực chất là phải cắt cỏ,
chăn ngựa). Một năm sau, nhờ sự can thiệp của Hoàng Thái hậu Từ Dũ, ông mới
được phục hồi chức Hàn lâm viện.
Khuyến khích nhân dân phát triển nông nghiệp
Khi được bổ nhiệm làm Tri phủ Tư Nghĩa, Phạm Phú Thứ đã ra sức khuyến
khích nông dân phát triển nông nghiệp (khai hoang, phát triển thủy lợi, lập các kho
nghĩa thương - 50 kho - để đối phó với nạn đói…). Quan điểm khuyến khích nông
nghiệp còn biểu hiện ở hàng loạt hành động của Phạm Phú Thứ sau này như: dâng
sớ xin đắp đê Cu Nhí (huyện Điện Bàn - Quảng Nam), đào sông Ái Nghĩa (huyện
Đại Lộc).
Năm 1873, đê Văn Giang, đê sông Đuống, đê sông Thái Bình bị vỡ. Cả tỉnh
Hải Dương chìm trong biển nước. Phạm Phú Thứ đã khẩn cấp tổ chức việc phát
chẩn cứu đói dân bị nạn lụt bằng cách lệnh cho quan tỉnh Hưng Yên xuất 50 vạn
phương thóc, đồng thời tổ chức dân khai hoang, trồng cây ngắn ngày, khôi phục
các công trình thủy lợi.
Đề xuất chủ trương chủ động đối phó với Pháp
Năm 1858, trước sự kiện liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ lên cửa biển Đà

Nẵng, Phạm Phú Thứ đã dâng thỉnh nguyện lên triều đình, đề xuất cho phép các
quan lại gốc Quảng Nam được trở về quê nhà chiêu tập quân sĩ kháng Pháp. Đề
xuất này bị bác nhưng ông vẫn không nản chí. Một năm sau, trước nguy cơ Pháp
tái chiếm Đà Nẵng, ông đã đề nghị quan lại Quảng Nam chủ động xây dựng đồn
lũy, tuần tra, canh gác các địa điểm hiểm yếu và cho dân tích cực tập luyện để tăng
cường khả năng chiến đấu. Mặc dù đây chỉ là những đề xuất nhỏ, thực thi trong
phạm vi hẹp song có thể thấy sự nhất quán về tư tưởng của Phạm Phú Thứ trong


sách lược ứng phó với quân xâm lược: ngay từ những ngày đầu, ông đã là người
theo phái chủ chiến. Tuy nhiên, đường lối chủ chiến của ông không cứng nhắc mà
có sự phát triển liên tục qua từng giai đoạn, trong đó, yêu cầu bức thiết là phải phát
triển nội lực quốc gia. Năm 1867, ông dâng sớ trình bày những mục tiêu cần thực
hiện để duy tân, tự cường, gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: hòa hoãn với Pháp để tranh thủ thời gian phát triển quân đội và
thương mại.
- Giai đoạn 2: khi kinh tế phát triển, triều đình sẽ thương lượng bằng biện
pháp bồi thường kinh tế để thực dân phương Tây rút quân.
- Giai đoạn 3: khi tiềm lực kinh tế nước nhà đủ mạnh mà Pháp vẫn giữ thái độ
xâm lược thì “thề quyết chẳng đội trời chung”.
Cũng liên quan đến quân sự nước nhà, năm 1878, nhân sự kiện vua Tự Đức
phái Tôn Thất Hòe đem 500 quân đánh dẹp nạn thổ phỉ Lý Dương Tài ở hai tỉnh
Lạng Sơn, Bắc Ninh, sợ rằng quân lính “ở lâu chi phí rộng mà nhàn hạ dễ sinh trễ
nải”, Phạm Phú Thứ đã đề nghị cho quân lính vừa tiến hành tiễu trừ thổ phỉ, vừa
khai khẩn ruộng đất bỏ hoang.
Nhìn chung, trong sách lược đối phó với Pháp, tư tưởng của Phạm Phú Thứ
trước sau như một: theo lối “chủ chiến”, nhưng trước khi “chiến” thì phải “hòa” để
vực dậy nền kinh tế, quốc phòng đất nước.
Cải cách hành chính, giáo dục, xã hội
Năm 1865, sau khi được thăng làm Thự Hộ bộ Thượng thư sung Cơ mật viện

đại thần, Phạm Phú Thứ đã xin đặt 4 Tuyên phủ sứ ở các vùng giáp ranh Quảng
Trị, Bình Định, Nghệ An và Hưng Hóa, cụ thể như sau: 9 châu Cam Lộ đối với


Quảng Trị, An Tây (phía tây Bình Định), Trấn Tây ở Nghệ An và phủ Điện Biên ở
Hưng Hóa. Cùng với đề xuất thành lập các Tuyên phủ sứ này, ông còn kiến nghị
xây thành, lập chợ, sửa đổi thuế thương chính, thi hành biện pháp “thổ tù đời đời
được tiếp tập” để “cha con, anh em họ cùng nhau ngăn giữ”… nhưng việc không
thành1.
Phạm Phú Thứ cũng là người khôi phục nhà xuất bản Hải học đường (có từ
thời Gia Long) tại tỉnh lỵ Hải Dương. Hải học đường đã xuất bản bốn cuốn sách
phương Tây (được dịch ra Hán ngữ) là Bác vật tây liên (Khoa học tự nhiên), Khai
môi yếu pháp (Phương pháp khai mỏ), Hàng hải kim châm (Kỹ thuật đi biển) và
Vạn quốc công pháp (Công pháp các nước). Cũng trong thời gian này, với cương
vị Tổng đốc Hải Yên (1874 - 1880), tháng tư năm1878, Phạm Phú Thứ đã mở
trường dạy chữ Tây cho nha Thương chính trong địa bàn. Để khuyến khích việc
học chữ Tây, Phạm Phú Thứ đã cấp cho những người đi học mỗi tháng cấp một
quan tiền và một phương gạo.
Tiếp thu khoa học, kỹ thuật phương Tây
Sớm nhìn ra những bất cập của triều đình trung ương nhưng phải đến khi
công cán Quảng Đông (năm 1851), Phạm Phú Thứ mới có sự thay đổi về suy nghĩ.
Chứng kiến sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội của Quảng Đông, Ma Cao
hoàn toàn đối lập với sự chậm chạp, lặng lẽ của nước nhà, ông nhận ra rằng phải
xóa bỏ các quan điểm cũ của triều đình, tiếp thu khoa học kỹ thuật phương Tây
mới có thể vực dậy nền kinh tế đất nước. Dẫu vậy, phải đến năm 1855, khi được cử
làm Án sát Thanh Hóa, Phạm Phú Thứ mới hiện thực hóa được chủ trương này qua
1 Quốc

Sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam chính biên liệt truyện, Nxb Văn
học, Hà Nội. tr,758



việc kiến nghị triều đình cho tổ chức đóng tầu, chế tạo thuyền vận tải. Phạm Phú
Thứ đã trực tiếp chỉ đạo và đóng thành công chiếc tàu bọc đồng mang tên Thụy
Nhạc.
Chủ trương này càng được củng cố hơn nữa vào năm 1863, khi Phạm Phú
Thứ được cử sang Pháp và Tây Ban Nha xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông. Dẫu
không hoàn thành được công việc thì ông đã tận dụng cơ hội này để trực tiếp học
hỏi, tiếp thu khoa học, kỹ thuật của các nước châu Âu. Chỉ trong vòng nửa năm (từ
tháng 9 năm 1863 đến tháng 3 năm 1864), Phạm Phú Thứ đã công du qua rất nhiều
quốc gia: Ai Cập, Italia, Pháp, Tây Ban Nha… và ghi chép lại những thành tựu
“mắt thấy, tai nghe”. Đặc biệt, Phạm Phú Thứ rất quan tâm đến công nghệ. Ông
trực tiếp tham quan hàng chục nhà máy của nước ngoài, từ công nghiệp nhẹ (sản
xuất giấy) đến công nghiệp nặng (máy bơm nước, chế tạo ô tô, tàu thủy, tàu hỏa,
sản xuất súng đạn, chế tạo kim loại…). Nhờ thái độ cầu thị, chịu khó học hỏi mà
khi về nước, ông đã thuyết phục được triều đình ban hành cách thức sản xuất và
hoàn thiện 27 chiếc “xe trâu” (công nghệ mà Phạm Phú Thứ tiếp thu ở Ai Cập) có
năng suất cao hơn rất nhiều lần so với sử dụng gầu tát nước đương thời.
Những điều Phạm Phú Thứ học tập khoa học kỹ thuật từ phương Tây đã được
ông ghi chép và in thành tập sách chữ Hán Tây hành nhật ký (dày 330 trang) và tập
thơ Tây phù thi thảo. Cả 2 cuốn đều được dâng lên vua Tự Đức, được người đứng
đầu triều đình Huế khen ngợi bằng hai câu thơ: Lịch thiệp dĩ thân nam tử chí. Mẫu
thời vị tất phó không chương (ý nói ông là người chuyên lo lắng cho đời, không
ngồi yên phút nào).
2. Đề xuất canh tân của Đặng Huy Trứ
Đặng Huy Trứ là người yêu nước tiêu biểu cho xu hướng tư tưởng cải cách ở
nước ta vào nửa cuối thế kỉ XIX. Ông là một người theo phái chủ chiến, có tư


tưởng canh tân lỗi lạc. Bởi thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng yêu nước trên

lập trường canh tân của Đặng Huy Trứ có một ý nghĩa nhất định đối với việc đánh
giá một cách đầy đủ hơn và cụ thể hơn những đường lối yêu nước Việt Nam ở nửa
cuối thế kỉ XIX.
Đặng Huy Trứ (1825-1874), người làng Thanh Hương, xã Hương Xuân,
huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một nhà nho, một người yêu
nước chống thực dân Pháp dựa trên quan điểm canh tân dân tộc vào nửa cuối thế kỉ
XIX. So với đương thời, ông là người có nhiều quan điểm, tư tưởng đặc sắc. Từ
khi còn là thiếu niên, ông đã có nhiều bài thơ nói lên tình cảm của mình với quê
hương, thể hiện chí hướng vì dân, vì nước , thể hiện ý chí, hoài bão lớn lao. Với
bản chất trung thực, khẳng khái, yêu chuộng lẽ phải nên ông thường bị kẻ xấu dèm
pha, cản trở.
Cuộc đời làm quan của ông gặp nhiều gian truân, trắc trở. Từ khi ra làm quan
(1856), cho đến cuối đời, công việc của ông luôn phải thay đổi, ở nhiều nơi, trải
qua nhiều chức vụ. Nhưng dù ở bất cứ cương vị nào ông cũng thể hiện bản chất là
người yêu nước, thương dân sâu sắc… Do công việc hay thay đổi từ nơi này sang
nơi khác nên ông có điều kiện tiếp xúc với nhiều tầng lớp nhân dân, mở rộng tầm
nhìn, tạo cho mình một tư duy mới trong khi làm việc. Trên thực tế ông đã làm
được một số việc có lợi cho dân, cho nước trên lập trường đổi mới, canh tân của
mình. Phan Bội Châu đã đánh giá ông là một trong “ Những người trồng mầm khai
hóa đầu tiên ở Việt Nam”.
Việc phát triển kinh tế, thương trường của Đặng Huy Trứ được biểu hiện qua
một số hành động như:
Sớm tiếp cận các sách vở nước ngoài (cuốn sách viết về máy hơi nước của
người Tây Dương - năm 1865), ông cũng đã dịch tài liệu này ra chữ Hán.


Năm 1866, Đặng Huy Trứ tâu xin triều đình cho thành lập Ty Bình Chuẩn ở
Hà Nội để làm giàu ngân khố cho quốc gia. Nhận trọng trách đứng đầu Ty Bình
Chuẩn, ông đã mở mang tại Hà Nội “nhiều hiệu buôn, tổ chức việc giao lưu hàng
hóa trong phạm vi cả nước, tổ chức khai thác và xuất cảng thiếc và một số mặt

hàng nông thổ sản ra nước ngoài”2.
Hai năm sau, Đặng Huy Trứ mở hiệu ảnh đầu tiên của đất nước, lấy tên là
Cảm hiếu đường, đặt ở Hà Nội và được hậu thế xem là “ông tổ của ngành nhiếp
ảnh ở Việt Nam”. Cùng thời gian này, Đặng Huy Trứ mở hiệu sách và nhà in Trí
trung đường.
Cũng liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, ông đã giác ngộ và đưa ra không
ít nhận thức mới về kinh doanh: “Việc làm ra của cải là đạo lớn không thể coi
thường!”. Không những thế, ông còn là một trong không nhiều người dám đề cao
khái niệm “cái tâm” của người kinh doanh “không vì lỗ lãi mà vượt qua sự ngay
thẳng của lòng ta được”. Suy nghĩ này được ông viết trong năm 1867: “tuy đo từng
tấc, cân từng ly, nhưng đâu phải vì thế mà là kẻ trượng phu bần tiện trên thế gian
này. Cân, đong, đo, đếm là phép tắc của người quân tử. Lỗ hay lãi, cái lẽ của việc
làm ăn vốn không định trước được, nhưng dù sao cũng không vì lỗ lãi mà vượt qua
sự ngay thẳng của lòng ta được… hãy để phúc lành cho vợ con”. Đánh giá về nhận
thức của Đặng Huy Trứ, tác giả cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2) khẳng
định: “Đặng Huy Trứ thực sự là người phất ngọn cờ tiền phong đi đầu trong việc
phá vỡ một tư tưởng sai lầm và dại dột của Nho giáo và hệ tư tưởng phong kiến
Việt Nam đi đầu trọng việc khẳng định giá trị đạo lý của hoạt động kinh tế, đi đầu
2 Lê

Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

Hà Nội. tr. 323-335


trong việc tự mình chứng minh cho chân lý kể trên bằng hoạt động thực tiễn của
chính mình”.
Góp phần nâng cao kiến thức quân sự cho đội ngũ quan lại và nhân dân: tư
tưởng này của Đặng Huy Trứ được biểu hiện qua nhiều hành động: năm 1851, biên
soạn sách Vũ kinh (đem từ Trung Quốc về); năm 1867, mua 239 khẩu sơn pháo từ

Quảng Châu cùng một số tân thư, máy móc, vật liệu ngành ảnh gửi về nước; năm
1869, sưu tầm, khắc in, gửi biếu và phát hành hai cuốn Kim thang tá thủ thập nhị
trù và Kỷ sự tân biên (1869). Đây là “binh thư duy nhất viết dưới thời Tây Sơn nhờ
Đặng Huy Trứ mới được nhân bản mà đến với đời”3
Tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ có lẽ được biểu hiện rõ nhất trong bài
Bệnh trung đắc Dã Trì chủ nhân chỉ giáo, thi dĩ chí chi (trong khi ốm được Dã Trì
chủ nhân chỉ giáo làm thơ ghi lại). Bài thơ được viết tại Quảng Đông (Trung Quốc)
năm 1867, Đặng Huy Trứ đối thoại với “Dã trì chủ nhân” (thực ra là sự hóa thân
của chính ông).
Về sự “khổ”, Đặng Huy Trứ phủ nhận “cái khổ chỉ quan hệ đến bản thân
mình thì kẻ ngu phu, ngu phụ cho là khổ cũng còn được, nhưng đã mang thân phận
kẻ bầy tôi thì không thể cho là khổ được” (thiếu ăn, thiếu mặc, cô đơn, không
người thăm hỏi khi đau ốm). Ông cho rằng “cái khổ có quan hệ đến xã tắc, đến
triều đình, đến dân đen thì cho là khổ được”. Cái “nhục”, theo Đặng Huy Trứ,
“không có cái nhục nào bằng cái nhục không được như người!”. “Tư tưởng của
Đặng Huy Trứ về “Cái khổ và Cái nhục” là tiền đề dẫn đến cả lập trường chủ chiến
lẫn tư tưởng canh tân”4.

3 Lê

Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội. tr. 323-335


Nửa sau của bài thơ là quan điểm của Đặng Huy Trứ về kế sách tự cường đất
nước: “muốn hả lòng căm phẫn ư? Dùng kế tự cường tự trị, dần dần khôi phục, đó
là thượng sách”. Chủ trương cứu nước của Đặng Huy Trứ không gì khác ngoài
“giáo huấn, tích trữ tài lực để phá tan lũ giặc thì một ngày cũng không quên”, việc
hòa hoãn chỉ để nhân dân “được tạm nghỉ ngơi, lấy sức”. Kế sách tự cường của
nước nhà, theo Đặng Huy Trứ là:

- Sang phương Tây mua máy móc, lập xưởng gang thép; lập cục cơ khí, chọn
binh sĩ đến học nghề; lập cục dạy nghề, mời chuyên viên phương Tây đến dạy
ngôn ngữ, toán pháp, đồ họa để làm cơ sở cho việc chế tạo cơ khí, đóng tàu thuyền;
thể lệ tuyển người học gồm có 6 điều là: - chỉ lấy người khoa mục vào học - học
sinh ở nội trú để chuyên tâm học - tổ chức sát hạch hàng tháng; - tổ chức thi vào
mỗi cuối năm; - cấp học bổng; - khen thưởng những người học giỏi. Mặt khác,
chăm lo luyện tập, khen thưởng quân sĩ (kinh nghiệm của nhà Thanh).
- Chế tạo súng, giáo dục nhân dân, làm cho “lòng người vững như thành”, liên
minh với “nước Nga hùng mạnh kết thành liên minh mạnh nhất châu Âu” (kinh
nghiệm Ba Tư).
- Nghiêm cấm thương gia nước ngoài mua rẻ bán đắt, buôn bán các mặt hàng
cấm và lợi dụng việc thương mại để do thám (kinh nghiệm Cao Ly).
-Luyện tập võ nghệ, “thủy quân thì giỏi cả hai việc đi tàu và bắn súng, lái tầu
thì dạy kỹ thuật hàng hải” tuyển thanh thiếu niên tuấn tú sang học ở “Luân Đôn
học hiệu”, những thanh niên ấy đều thông thạo ngôn ngữ, văn tự nước Anh… (kinh
nghiệm nước Nhật).

4 Lê

Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội. tr. 323-335


Dõi theo cuộc đời và tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ, nhóm chúng em
đồng tình với nhận xét của tác giả Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2): Đặng Huy
Trứ “là người duy nhất trong số các nhà canh tân của dân tộc ta hồi nửa cuối thế kỷ
XIX đã trực tiếp kinh doanh thương nghiệp”, “góp phần to lớn vào việc chọc thủng
bóng đen của hệ tư tưởng và hoạt động canh tân, duy tân của dân tộc ta hồi nửa
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, ông có nhiều “tư tưởng mới, táo bạo so với hệ tư
tưởng truyền thống và Nho giáo”, “là người đầu tiên xác lập các chuẩn mực đạo

đức cơ bản của các quan và viên chức Nhà nước hoạt động kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường”.
3. Một số đề xuất canh tân khác
3.1. Nguyễn Tư Giản (1823-1890): quê ở làng Du Lâm, huyện Đông Ngan,
tỉnh Bắc Ninh, đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi, sau làm quan đến chức Thượng thư.
Tư tưởng canh tân của Nguyễn Tư Giản thể hiện ở hai điểm:
- Về ngoại giao, ông dâng sớ kiến nghị việc mở rộng quan hệ với Đức để
chống Pháp. Nguyễn Tư Giản cũng là người theo phái chủ chiến. Năm 1873, triều
đình Huế cử ông làm Chánh sứ sang Pháp chuộc lại các tỉnh Nam Kỳ, nhưng vì
không đình tình với chủ trương này nên ông đã cáo ốm, không đi. Các tác giả
Danh nhân Hà Nội cho biết: Nguyễn Tư Giản “thoái thác vì ông không tán thành
chủ trương giải hòa với Pháp. Thực ra không đợi tới bây giờ mà trước đó 14 năm,
khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, rồi đánh chiếm Gia Định (tháng 2 năm
1859), giữa lúc Trương Đăng Quế và Phan Thanh Giản là hai viên quan đứng đầu
triều đã có chủ trương giảng hòa thì Tư Giản đang làm Đê sứ ở Bắc Kỳ đã gửi sớ
về triều công kích chủ trương này”. Đại Nam thực lục (đệ tứ kỷ, quyển 19) có ghi:


“Quan đê chính là Nguyễn Tư Giản dâng sớ nói thiết tha rằng không nên hoà với
Tây Dương”5
- Về chấn hưng kinh tế, Nguyễn Tư Giản đặc biệt quan tâm đến công tác trị
thủy trong nông nghiệp: sửa sang cống, bờ kè phòng khi lũ lụt; khơi thông dòng
chảy, ngăn cách nhánh sông để dòng chính chảy mạnh; trữ sẵn kinh phí chuyên lo
cho đê điều; trả tiền công thỏa đáng cho dân đắp đê, cắt đặt dân đinh. Tháng
9/1857, Nguyễn Tư Giản dâng sớ xin đắp đê bờ biển. Các năm 1858, 1860, 1861,
18621, Nguyễn Tư Giản đều có đề nghị chỉnh trang đê điều, thủy lợi. Nguyễn Tư
Giản còn có nhiều chương trình lớn trong thủy lợi, nông nghiệp như đào sông
nhánh để phân lũ sông Hồng, đắp đê ven sông6 di dời dân khỏi những vùng tâm lũ.
3.2. Quan Biện lý Hộ Trần Đình Túc: tư tưởng canh tân của Trần Đình Túc
biểu hiện ở các hành động sau:

Tháng 3/1863, ông xin mộ dân lập ấp, lập xã đi khai khẩn ruộng hoang tại
Thừa Thiên và Quảng Trị một năm sau, Trần Đình Túc lại xin chiêu mộ dân khai
hoang tại Phú Lộc (Thừa Thiên). Tháng 3/1867, Trần Đình Túc tâu triều đình
chuẩn tấu đề nghị khai thác khoáng sản (sắt) ở huyện Hương Trà (Huế) “trên cơ sở
đó, triều đình tiến hành khai thác than đá ở huyện Phú Lương (Thái Nguyên) ở vúi
Tây Sơn (Quảng Yên) và khai mỏ sắt ở Phổ Lý (Thái Nguyên)”

5 Nguyễn

6

Vinh Phúc - Vũ Khiêu (chủ biên, 2004), Danh nhân Hà Nội,

Hải Ngọc Thái Nhân Hòa (2005), Xu hướng canh tân, phong trào duy tân, sự

nghiệp đổi mới (từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
tr.4


Khoảng giữa năm 1868, sau chuyên công du Hương Cảng (Trung Quốc), Trần
Đình Túc đã cùng Nguyễn Huy Tế1 tấu trình triều đình mở thương cảng tại cửa
biển Trà Lý (Nam Định), nay là Thái Bình.
3.3. Quan Thống đốc tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thông (1828-1894): Trong trào
lưu đổi mới đất nước, Nguyễn Thông được ghi nhận ở các hành động:
- Về giáo dục: Nguyễn Thông đã cho xây dựng lại Văn Thánh miếu Vĩnh
Long (từ năm 1863 đến tháng 7 năm 1864); cùng Bùi Ước, Hoàng Duy Tân khảo
duyệt Khâm định Việt sử thông giám cương mục và soạn sách Việt sử cương giám
khảo lược.
- Về cải cách hành chính, chấn hưng đất nước: Nguyễn Thông từng dâng sớ
“xin triều đình Huế chiêu tập nhân tài ra giúp nước, cài biên võ bị, sửa đổi lại

chính sách ruộng đất” gửi bốn bản điều trần (không rõ nội dung) để vạch kế sách
hưng thịnh quốc gia (năm 1867); thi hành nhiều biện pháp bài trừ nạn tham ô,
nhũng nhiễu dân của cường hào địa phương (1870).
3.4. Đinh Văn Điền: người huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tuy chỉ là giáo dân
Thiên Chúa bình thường, nhưng cũng viết điều trần dâng lên triều đình Huế. Năm
1868, Đinh Văn Điền có dâng mật trình đề nghị cải cách quân sự gồm 3 điểm
chính:
- Nâng cao hiệu quả chiến đấu của binh lính.
- Phát triển binh thư, binh pháp trong nhân dân
- Mở rộng quan hệ với nước Anh để giảm lệ thuộc vào chính quyền các đô
đốc Nam Kỳ


Ngoài ra, Đinh Văn Điền còn đề xuất nhiều biện pháp khai khẩn nông nghiệp,
ruộng đất bỏ hoang, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lập Ty bình chuẩn lưu thông
hàng hóa. Để tránh tình trạng Pháp độc quyền khai thác tài nguyên, ông cũng đề
nghị triều đình Huế tiến hành khai thác các mỏ kim loại quý, đóng thuyền máy, lập
thương quán ở các quốc gia trên thế giới… Về quân sự, Đinh Văn Điền cũng đề
xuất tăng lương, có chế độ đãi ngộ xứng đáng với binh sĩ. Tuy nhiên, có lẽ do sự
nghi kị với những người theo đạo Thiên chúa nên mọi đề xuất của Đinh Văn Điền
đều bị Tự Đức bác bỏ.
Tiểu kết: nhìn chung, thành phần tham gia trào lưu cải cách duy tân đất nước
nửa sau thế kỉ XIX ở Việt Nam khá nhiều và tương đối đa dạng, liên tục xuất hiện
kể từ khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược (1858) đến lúc toàn bộ đất nước rơi vào
tay giặc (1884). Họ ở khắp miền đất nước, kể cả ở ngay Kinh đô Huế, họ có thể là
giáo dân Thiên Chúa giáo, hoặc những người theo các tín ngưỡng khác, họ có thể
chỉ là một người dân có học bình thường, là Nho sĩ, là người đỗ đạt, là quan lại bị
cắt chức hoặc đương chức của triều đình Huế. Nhưng nội dung đề nghị cải cách
của họ bao hàm đủ mọi lĩnh vực từ : Kinh tế, chính trị, quân sự- quốc phòng, pháp
luật đến văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật… Tất cả chương trình kiến nghị

canh tân sôi nổi đó lần lượt tập trung về cơ quan đầu não vương triều Nguyễn là
triều đình Huế, và sự bình lặng của xứ Huế đã thực sự bị xáo động từ trong lòng
của chốn thâm cung, từ guồng máy quan lại triều đình phong kiến, và cả trong cả
lòng người dân Huế cũng như trên cả nước. Trào lưu đó đã có những tác động
không nhỏ đến các đối sách của triều đình Huế trước một bối cảnh hết sức sôi động
của lịch sử dân tộc: sự tồn vong của nền độc lập quốc gia đang bị thử thách bởi làn
sóng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.


II. Thái độ của triều đình với các tư tưởng canh tân – nguyên
nhân.
1. Thái độ của triều đình – việc tiếp nhận và tiến hành cải cách.
“Có hay không việc triều đình Huế mà đại diện là Tự Đức khước từ
hoàn toàn mọi cải cách?”
Trước những tình thế hết sức khó khăn về mọi mặt, triều đình Huế
đã không hoàn toàn quay lưng với làn sóng tiến hành cách tân, đổi mới.
Có thể thấy rằng gần như các bản điều trần, các kiến nghị canh tân
trước sau đều được vua Tự Đức cùng triều thần đọc kĩ, xem xét và bàn
luận, để rồi mới đi đến kết luận có thực hiện hay không hoặc thực hiện
toàn bộ hay một phần…chứng tỏ một điều rằng triều đình cũng rất quan
tâm đến vấn đề này và trên thực tế một số những đề nghị canh tân, đổi
mới đã được tiến hành trên thực tế cụ thể như sau.
Về khai mỏ.
- 1864 cho mở mỏ sắt ở vùng núi Quảng Bình.
- Từ 1867 đẩy mạnh khai thác ở nhiều mỏ như: mỏ sắt ở Lưu Biểu
(thừa thiên Huế), Phổ Lý (Thái Nguyên), mỏ than Sa Lung, Phú Xuân
(Thái Nguyên), Tân Sơn, Hòn Ngọc (Quảng Yên), Đông Triều, Nông
Sơn (Cao Bằng), các mỏ vàng ở Tĩnh Nê (Cao Bằng), mỏ bạc ở Thạch
Lâm (Cao Bằng)…



- Trong việc tổ chức khai mỏ, nhà Nguyễn vừa cho tư nhân người
Việt, Triều đình tổ chức khai thác, thậm trí còn cho tư nhân nước ngoài
(Pháp, Đức, Trung Quốc) lãnh trưng khai thác.
Về thủy lợi.
- 1857 cho đào sông từ làng Hữu Lễ ra đến miền biển Hà Tĩnh (qua
các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc). Tiếp đó lại đào sông từ
Xước Cảng giáp Thanh Hóa đến Hải Khẩu giáp Quảng Bình.
- 2/1858 chấp nhận việc đào sông Thiên Đức và đắp đê ở các tỉnh
Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên.
-Tại Huế tháng 11/1868 đường sông qua hai làng An Phú và Lương
Điền được đào.
- 2/1869 đường sông ở huyện Hương Trà được mở rộng từ cảng
Nham Biều đến làng Vân Cù.
- 12/1870 đắp đập ngăn nước mặn tại sông Ngự Long và Bán Thúy
chảy về huyện Tiền Hải.
- 2/1872 sông Vĩnh Định nối giữa Quảng Trị và Thừa Thiên được
tiến hành mở rộng và đào sâu thêm.
- 11/1875 cho đắp lại đê cũ từ làng Phi Liệt thuộc tỉnh Bắc Ninh đến
làng Nhạn Tháp ở tỉnh Hưng Yên, dài chừng 80 trượng (320m), dọc phía
ngoài bờ đê dài hơn 600 trượng (2400m) được gia cố thêm…


Về ngoại giao.
- Triều đình thường xuyên cử các phái đoàn đi Xiêm, Hồng Kông,
Trung Quốc, Hạ Châu (Singapore), Pháp và thậm chí còn sang tận Mỹ.
- 10/1872 Lãnh sự Đức ở Hồng Kông gửi công văn cho cơ quan
Thương Bạc bày tỏ ý muốn thông thương hòa hảo với Việt Nam, triều
đình Huế đã cử Thị lang Nguyễn Chánh sang Hồng Kông để thương
thuyết.

- 12/1875 cơ quan Thương Bạc nhận được công văn của nước Ý Đại
Lợi đề nghị việc thông thương, triều đình cũng bày tỏ ý muốn quan hệ,
nhưng bị người Pháp ngăn cản. Đặc biệt là chuyến sang Mỹ của Bùi
Viện năm 1875 với tư cách là đại diện của triều đình Huế.


Điều đó chứng tỏ nhà Nguyễn có ý thức muốn phá vỡ quan hệ
ngoại giao một chiều với Pháp.

Về thương mại.
- 11/1866 triều đình cho lập cửa Nhu Viễn tại sông Cấm ở tỉnh Hải
Dương, định rõ ngạch thuế và chọn người có năng lực trông coi. Đến
tháng 1/1869 lại định lệ giảm bớt thuế nhập cảng ở sông Cấm để thu hút
thương nhân.
- 6/1876 vua Tự Đức định lại lệ phái thuyền ra nước ngoài mua bán
và thăm dò tình thế.


- 12/1876 lại tuyên bố miễn thuế nhập cảng bạc đối với khách
thương phương Tây.
- 4/1876 bỏ lệnh cấm “ra biển di buôn”, cho phép người trong nước
tự do buôn bán với bên ngoài. Cho thuê thợ đóng tàu hơi nước để vận
chuyển hàng hóa…
- 1866 việc lập Ty Bình chuẩn cho thấy nhà Nguyễn nhận thức được
lợi ích lớn lao từ thương mại.
Về quân sự.
- Triều đình Huế cũng có nhiều cải tiến nhằm từng bước “hiện đại
hóa” quân đội như: mua thêm tàu hơi nước, sắm sửa và rèn đúc súng
ống.
- 9/1865 mua tàu đồng lớn hiệu Mẫn Thỏa

- 4/1869 cử quan Lang trung Lê Huy qua Hạ Châu mua tàu máy.
Tháng 5/1870 mua tàu đồng máy hiệu Đằng Huy, tháng 10/1872 mua tàu
máy hơi nước của Đức ở Hồng Kông đặt tên là Viễn Thông….
- 11/1872 lệnh cho tỉnh Nghệ An đúc thêm 500 khẩu thần công và
2000 khẩu súng điểu thương.
- 12/1882 mua 200 khẩu súng Tây và 2 rương thuốc súng cho quân
đội ở Hồng Kông.


- Kỹ thuật quân sự cũng là vấn đề rất được triều đình quan tâm và
chú trọng cải tiến. Tháng 11/1869 thông báo cho các địa phương tìm
người quen nghề chế đạn và tính được tầm đi của đạn, để sung vào Bộ
binh và thưởng phẩm hàm.
- Mở cục Công Xảo tại Sở Đốc công, quy tập những người biết rõ
máy móc tàu hơi nước, biết chế máy cưa và nấu đồng đúc súng đến làm
việc.
- 2/1875 triều đình cho dịch 16 quyển sách Tây nhằm trang bị tri
thức quân sự mới cho quân đội.
- Định thêm những chính sách với binh lính chẳng hạn; tháng
11/1872 triều đình Huế lệnh cho các tỉnh xem xét các binh dũng trước
nay đánh giặc hoặc trở vật hàng ra biển, hoặc bị chết trận, chết bệnh,
chết chìm, người nào còn cha mẹ, ông bà nội mỗi tháng quan sở tại phải
cấp cho mỗi người 1 quan tiền và 1 phương gạo, đến khi chết thì cấp tiền
và vải để lo tang sự…còn trẻ mồ côi từ 5 tuổi trở xuống được cấp mỗi
khẩu 5 tiền và nửa phương gạo mỗi tháng.
Về giáo dục.
- 2/1863 vua Tự Đức xuống chiếu yêu cầu các địa phương đề cử
người biết chữ và tiếng Pháp cho triều đình.



- 9/1864, triều đình Huế khuyến khích học trò học theo tiếng Pháp,
định lệ thưởng tiền cho những người thông hiểu và phạt đòn với những
kẻ lười học.
- 7/1866 giáo dân Nguyễn Hoằng vừa biết chữ Hán vừa thông chữ
Pháp được triệu về Huế, vừa dịch kiêm việc dậy tiếng Pháp.
- Mở trường dạy chữ Pháp tại Hải Dương tháng 5/1878 để dạy học
trò..
- Bên cạnh việc học ngoại ngữ, việc giáo dục và phổ biến tri thức
khoa học Tây phương rất được nhà nước quan tâm. Chẳng hạn tháng
5/1879 cho dịch nhiều sách phương Tây như “Bác vật tân biên”, “vạn
quốc công pháp”, “Hàng hải kim châm”… in và bán cho quan lại và học
trò sử dụng.
Về đào tạo đội ngũ kĩ thuật.
- 12/1864 lệnh cho vệ Thủy sư và Sở Võ khố lựa chọn 8 người
mạnh khỏe, siêng năng, khéo léo và cần mẫn cho đi theo tàu máy hơi
nước học nghề chế tạo.
- 3/1866 triều đình sai chọn 20 nhân công trong công tượng hoặc
học trò siêng năng, tháo vát, khéo tay ở hai tỉnh Vĩnh Long – An Giang
để học kỹ nghệ cơ xảo phương Tây.


- Ra lệnh cho Cơ Mật Viện dịch các sách kĩ thuật phương Tây, mời
một số linh mục đến dịch sách và dạy học trò.
- Học nghề kĩ thuật được quy định thành điều khoản chặt chẽ từ
năm 1878. Con cháu quan viên nếu sang phương Tây hoặc Hồng Kông
học nghề thì được cấp kinh phí 5 năm. Hoặc xong nếu được một nghề
như đóng tàu, đúc súng, chế tạo binh khí, khai mỏ…thì chiếu lệ “tú tài
hạch đậu” bổ làm cửu phẩm…
- Năm 1881 đưa 12 học trò sang Hồng Kông và nhờ trung gian của
1 người Hoa dẫn tới học kĩ nghệ ở trường người Anh…

Về chiêu mộ nhân tài.
- 7/1858 vua Tự Đức truyền dụ cho quan lại địa phương phải mở
điều lợi, trừ điều hại, bỏ người tham, cử người hiền.
- 5/1861 triều đình Huế đưa 10 việc để xét tiến cử người có tài lạ ra
giúp nước, là phải thuộc binh pháp, mạnh bạo hơn người, võ nghệ xuất
chúng, ăn nói lanh lợi…đến tháng 6/1869, triều đình lại định lệ thưởng
phạt người tiến cử và người được tiến cử. Nếu người được cử làm việc
giỏi thì thưởng 2 cấp, người tiến cử thưởng 1 cấp, còn ngược lại thì bị
phạt…
- 2/1873 vua Tự Đức lại ra lệnh tiến cử những người có học thức, có
tài trí, hiểu biết về thời thế trong và ngoài nước, biết chữ và tiếng nước
ngoài để thu dụng.


- Ngoài những cố gắng trên, nhà Nguyễn còn chiêu dân lập đồn
điền, khẩn hoang, đặt các nha sơn phòng ở miền núi…
Tiểu kết
Như vậy chúng ta có thể thấy triều đình Huế đã không quay lưng
hoàn toàn với các tư tưởng cải cách và canh tân. Song một điều rất rễ
nhận ra đó là không hề có những cải cách trên quy mô lớn, mà chủ yếu
là những việc làm mang tính chất thăm dò, rất rụt rè và không trọn vẹn,
đôi lúc là nửa vời. Điều đó cho chúng ta cảm giác hoặc là triều đình Huế
không hoàn toàn tin tưởng vào các kiến nghị này hoặc là không đủ sức
thi hành trọn vẹn các chương tình cải cách, canh tân. Điều này chúng ta
cần phải xem xét rõ tình hình lúc đó để làm rõ.
2. Nguyên nhân những tư tưởng cải cách trên.
Những tư tưởng cải cách, canh tân hoặc là không được thực hiện
hoặc là được thực hiện nửa vời… do nhiều nguyên nhân dẫn đến.
Các đề nghị nặng về ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở vật chất
để tiếp nhận từ bên trong. Nội dung các bản điều trần không đả động đến

yêu cầu cơ bản của lịch sử Việt Nam thời đó là giải quyết hai mâu thuẫn
chủ yếu của xã hội lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với
Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, nên không
được nhân dân hậu thuẫn.
(Theo Đinh Xuân Lâm)


Các nhà cải cách không quan tâm đủ tới những sự cố tài chính của
những đề suất họ đưa ra, cũng không đặt cụ thể về vấn đề kinh phí để
thực hiện những dự án ấy, họ cũng không lưu ý tới những sự cố về mặt
xã hội mà các dự án của họ hàm chứa cũng như việc các dự án đó sẽ dựa
vào giai tầng nào.
(TheoYoshiharu Tsuboi)
Bản thân các nhà cải cách canh tân đều là những người thuộc xã hội
phong kiến, bị chi phối bởi điều kiện văn hóa, chính trị, xã hội của xã
hội này nên cốt lõi tư tưởng của họ vẫn là tư tưởng phong kiến…không
phải là để thay đổi chế độ mà là tận trung phục vụ.
Một trong những lí do chính khiến Tự Đức không để tâm vào canh
tân đất nước là tình hình chính trị phức tạp lúc bấy giờ. Tự Đức lên ngôi
trong hoàn cảnh chính trị thế giới và trong nước rất bất lợi. Bên ngoài
các thế lực đế quốc, đặc biệt là Pháp, ngày càng đẩy mạnh mưu đồ xâm
chiếm Việt Nam. Trong nước, khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện
ngày càng trầm trọng, biểu hiện bằng hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổi dậy
của dân chúng, khiến nhà nước phải tiêu hao khá nhiều sinh lực và tiền
của vào các cuộc trấn áp. Tình trạng thù trong giặc ngoài đối với vương
triều Tự Đức lúc đó trở thành mối hiểm họa lớn.
Cùng với nhân tố chính trị - xã hội nhân tố kinh tế khiến triều đình
không thể tiến hành cải cách.



×