Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của tòa án. Những hạn chế và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.36 KB, 9 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về kinh
doanh, thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặt khác khi nước ta đã
gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhiều quan hệ kinh tế cũng
mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của
các quan hệ này, các tranh chấp kinh doanh, thương mại ngày càng muôn hình
muôn vẻ và với số lượng lớn. Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọn hình
thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Toà án như một giải
pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và lợi ích của mình khi
thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải, trọng tài. Chính vì
vậy, Toà án có vai trò vô cùng quan trọng. Hơn nữa, Toà án là một thiết chế
của Nhà nước; hoạt động của Toà án là một hoạt động rất đặc biệt và mang
tính kỹ năng nghề nghiệp cao. Vì lẽ đó, hoạt động xét xử của Toà án phải đảm
bảo công minh, nhanh chóng, chính xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng
án, giải quyết án kéo dài, dễ gây phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự. Do
vậy, việc nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại tại Toà án được nhiều người quan tâm. Đồng thời việc giải quyết tranh
chấp này còn góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, đảm bảo môi
trường kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia. Xuất phát từ vị trí, vai trò
và ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại
Toà án. Chính vì những lý do trên, tôi chọn chuyên đề tài: “Thẩm quyền giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của tòa án. Những hạn chế và giải
pháp khắc phục” làm tiểu luận nghiên cứu của mình.

1


I. KHÁI NIỆM VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI VÀ
Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN


1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, một trong những công việc đầu
tiên mà Toà án cần làm là xem xét tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền của
mình hay không, và việc xác định thế nào là tranh chấp kinh doanh, thương
có ảnh hưởng lớn đến thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh
chấp này.
Trước ngày 01.01.2005, người ta dùng thuật ngữ “tranh chấp kinh tế”
để diễn đạt về vấn đề này. Theo đó việc xác định tranh chấp kinh tế dựa trên
cơ sở xác định hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Vì vậy khi xác định
thẩm quyền giải quyết phải dựa trên những tiêu chí phân biệt giữa hợp đồng
dân sự và hợp đồng kinh tế.
Từ ngày 01.01.2005, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có hiệu lực. Tại điều
29 của Bộ luật này quy định về các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc
thẩm quyền giải quyết của tòa án trên cơ sở Luật thương mại và Luật doanh
nghiệp.
Dưới góc độ pháp luật tố tụng hiện hành ở Việt Nam hiện nay, tranh
chấp kinh doanh, thương mại là tranh chấp giữa các chủ thể cùng có đăng ký
kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.
Theo quan điểm của tôi, tranh chấp kinh doanh, thương mại cần được
hiểu là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa
các bên trong quá trình hoạt động thương mại hoặc các hoạt động kinh tế
khác được pháp luật quy định là tranh chấp kinh doanh, thương mại.
2. Ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại tại toà án
2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại được hiểu là các hình
thức, các phương pháp nhằm giải quyết các bất đồng về quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
có tranh chấp.
2.2. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Đảm bảo việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng kịp thời, chính xác,
nghiêm minh, đúng pháp luật.
Đảm bảo các cho các phán quyết của Toà án được thực thi một cách
nghiêm chỉnh đúng pháp luật. Đồng thời, bảo đảm đến mức tối đa sự gián
đoạn trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể tranh chấp.

2


II. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN
1. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp:
- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp nêu tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS, trừ trường hợp những
tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư
pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài, cho Toà án nước ngoài (Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ
sung năm 2011).
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp
kinh doanh thương mại sau:
+ Tranh chấp kinh doanh thương mại nêu tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS
mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ
quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà
án nước ngoài;
+ Các tranh chấp kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 2, khoản 3
Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự;
+ Những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp
tỉnh lấy lên để giải quyết.
2. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn

có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu
Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi
có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại;
3. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn:
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự
trong các trường hợp sau đây:
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có
thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị
đơn có tài sản giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh
giải quyết;
- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

3


- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc
gây thiệt hại giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu
cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì
nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có
trụ sở giải quyết.

4



III. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Những hạn chế của pháp luật hiện hành về quy định thẩm quyền
giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Pháp luật nội dung trong thời gian qua ở nước ta đã có nhiều bước tiến
đáng kể theo hướng văn minh, hiện đại. Việc xác định một vụ việc tranh chấp
có phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại và vụ việc đó có thuộc thẩm
quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Toà án hay không,
nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thụ lý, chuẩn bị hồ sơ và giải
quyết tranh chấp cũng như việc thi hành quyết định, bản án của Toà án. Vậy
chúng ta cùng đi tìm hiểu việc quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại của tòa án có những tồn tại, hạn chế gì.
1.1. Hạn chế về thẩm quyền theo vụ việc
Một là: khi thẩm phán áp dụng BLTTDS năm 2004, thì trong đó không
sử dụng thuật ngữ Tranh chấp hợp đồng kinh tế như trước đây mà dùng thuật
ngữ tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Vì vậy,
chưa rõ là các tranh chấp khác, cũng phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh
doanh, thương mại như các tranh chấp liên quan đến cạnh tranh không lành
mạnh hay các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… có được
áp dụng khoản 1 Điều 29 BLTTDS hay không?
Hai là: BLTTDS sử dụng phương pháp liệt kê để xác định các hoạt
động được coi là hoạt động kinh doanh, thương mại và không thể liệt kê hết
các hoạt động kinh doanh, thương mại trong thực tế. Bởi vậy, không rõ là
những tranh chấp phát sinh từ các lĩnh vực ngoài 14 lĩnh vực được liệt kê tại
khoản 1 Điều 29 BLTTDS năm 2004. Ví dụ : tranh chấp phát sinh từ quan hệ
giám định, đấu thầu, đấu giá… có được coi là tranh chấp kinh doanh, thương
mại hay không?
Ba là: Để áp dụng khoản 1 Điều 29 BLTTDS thì các bên tranh chấp
phải có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận khi tham gia quan

hệ. Nhưng thực tế hiện nay đang tồn tại nhiều quan hệ hợp đồng kinh tế được
ký giữa một bên không có đăng ký kinh doanh và không có mục đích lợi
nhuận. Nhưng theo khoản 1 Điều 29 BLTTDS thì đây không phải là tranh
chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại vì một bên không có
đăng ký kinh doanh. Mặt khác, cũng không thể coi đây là tranh chấp về dân
sự vì khoản 3 Điều 25 BLTTDS quy định tranh chấp dân sự là các tranh chấp
về hợp đồng dân sự. Do vậy, gây nhiều khó khăn cho các thẩm phán khi tham
gia nhận dạng một vụ tranh chấp kinh tế.
1.2. Hạn chế trong thẩm quyền của Toà các cấp
Một là: theo cách phân định thẩm quyền theo cấp Toà án của BLTTDS
thì thực tế áp dụng có thể dẫn đến một số tranh chấp rất phức tạp lại thuộc
thẩm quyền của Toà án cấp huyện trong khi đó một số tranh chấp khác, đơn
giản hơn lại thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh.
5


Hai là: nhu cầu uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự quán của Việt Nam
hoặc cho Toà án nước ngoài, trong nhiều trường hợp thường chỉ rõ sau khi
Toà án đã thụ lý vụ án. Trong khi đó việc xác định chính xác Toà án theo cấp
xét xử đã phải làm từ khi Toà án quyết định thụ lý vụ án. Tất nhiên, Thẩm
phán cấp huyện được phân công giải quyết vụ án có thể chọn giải pháp
chuyển vụ án cho Toà cấp tỉnh nếu phát hiện cần phải uỷ thác tư pháp. Nhưng
việc chuyển vụ án như vậy sẽ làm chậm quá trình giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại.
1.3. Hạn chế trong thẩm quyền theo lãnh thổ
Theo điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS ghi nhận quyền của các đương
sự được tự thoả thuận với nhau bằng văn bản để yêu cầu Toà án nơi cư trú,
làm việc của nguyên đơn giải quyết vụ việc. Quy định này đã tháo gỡ các
vướng mắc phát sinh trong thực tế, đó là khi ký kết hợp đồng, các bên thoả
thuận lựa chọn Toà án nơi một trong các bên giải quyết tranh chấp nhưng khi

tranh chấp xảy ra thì nguyên đơn lại khởi kiện đến Toà án khác yêu cầu giải
quyết làm cho Toà án này rất lúng túng trong việc quyết định thụ lý hay
không thụ lý vụ kiện.
Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn Theo điểm g khoản 1
Điều 36 quy định: “Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết”. Mặc dù
BLTTDS đã sử dụng cụm từ “hợp đồng được thực hiện” thay cho cụm từ
“thực hiện hợp đồng” nhưng vẫn chưa rõ ràng là nếu trong hợp đồng các bên
quy định một địa điểm thực hiện hợp đồng nhưng trên thực tế hợp đồng hoàn
toàn không được thực hiện và giữa các bên có tranh chấp thì Toà án địa
phương, nơi các bên thoả thuận thực hiện hợp đồng có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp hay không? vấn đề này cần được hướng dẫn cụ thể để áp dụng
thống nhất trong thực tế.
2. Những giải pháp khắc phục
2.1. Cần phân biệt rõ giữa tranh chấp kinh doanh, thương mại và tranh
chấp dân sự. Khi giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại cần phải phân
biệt tranh chấp về Dân sự. Nếu không được coi là tranh chấp về kinh doanh,
thương mại thì sẽ được coi là tranh chấp về dân sự và thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án như một vụ án dân sự. Cách làm này sẽ loại bỏ được những
vướng mắc khi phải xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh
từ những quan hệ nằm ngoài các nhóm tranh chấp về dân sự qui định tại Điều
25 và tranh chấp về kinh doanh, thương mại qui định tại Điều 29 BLTTDS
2.2. Cần xây dựng và ban hành hệ tiêu chí cụ thể minh bạch để xác định
tính chất phức tạp của tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương
mại và nhu cầu uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở Nước
ngoài hoặc do Toà án Nhà nước nhằm phân định chính xác thẩm quyền của
Toà án cấp tỉnh, qua đó hạn chế tình trạng chuyển vụ án từ huyện lên tỉnh và
từ tỉnh xuống huyện một cách tuỳ tiện.
6



2.3 Cần hướng dẫn theo hướng mở rộng quyền thoả thuận của các bên
để lựa chọn Toà án thích hợp giải quyết các tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh.
BLTTDS mới quy định một trường hợp các bên tranh chấp được quyền thoả
thuận lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại. theo
Điểm b khoản 1 Điều 35 thì các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau
bằng văn bản yêu cầu Toà án, nơi nguyên đơn có trụ sở hoặc cư trú giải quyết
tranh chấp. Nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp các bên tham gia quan
hệ thoả thuận trước với nhau lựa chọn Toà án của một địa phương cụ thể giải
quyết tranh chấp; ví dụ: Toà án nơi thực hiện hợp đồng, Toà án nơi một bên
có chi nhánh… thì thoả thuận đó có giá trị ràng buộc các bên hay không?
2.4. Việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án
phải tuân theo các trình tự thủ tục tố tụng nghiêm ngặt nên các bên tranh chấp
thường thấy “gò bó” hơn so với tố tụng Trọng tài. Vì vậy, xây dựng cơ chế
giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án vừa đảm bảo thủ tục
luật định vừa phù hợp với tính chất của loại tranh chấp này: Hình thức tổ
chức phiên toà theo hướng hội nghị bàn tròn và tiến hành tranh tụng với các
bên tham gia để hạn chế bớt tâm lý nặng nề; đảm bảo bí mật trong kinh
doanh. khi các bên yêu cầu và Toà án xét thấy hợp lý có thể hạn chế số lượng
người tham gia phiên toà nhất là các bên đang cạnh tranh muốn có các thông
tin tung ra thị trường gây hoang mang cho các chủ thể đang hợp tác, làm ăn
với doanh nghiệp; tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Ngoài
ra, để giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại có hiệu quả, bên cạnh
việc hoàn thiện cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ chế giải quyết thì việc
hoàn thiện pháp Luật kinh tế làm cơ sở pháp lý cho quá trình giải quyết tranh
chấp như sửa đổi các quy định về Hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự bao gồm
cả Hợp đồng kinh tế và các lĩnh vực pháp luật kinh tế khác trong phạm vi
thẩm quyền giải quyết của Toà án theo Điều 29 BLTTDS.
2.5. Phạm vi các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền
giải quyết của Toà án theo điều 29 BLTTDS mở rộng đến nhiều lĩnh vực nên

các tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Do đó, cần xây dựng đội
ngũ cán bộ làm công tác xét xử các tranh chấp kinh tế, thương mại là vấn đề
cần được đặt ra.

7


KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài, cho chúng ta thấy rằng bên cạnh các
phương pháp thương lượng, hoà giải, trọng tài thì phương thức giải quyết
bằng Toà án đã đang và ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ ở nhiều
nước mà ngay cả ở Việt Nam bởi những ưu thế riêng của phương pháp này.
Khi nghiên cứu chuyên đề này, nó đã giúp tôi hiểu như thế nào về quá trình
thụ lý giải quyết một vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại như thế
nào; biết được thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của
Tòa án. Thông qua chuyên đề, còn giúp cho tôi hiểu hơn về lí luận đã được
học trên giảng đường. Ngoài ra, nó còn giúp ích cho tôi trên con đường sự
nghiệp sau này.
Do thời gian có hạn, tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô trong Khoa kinh tế Đại học Huế. Và cuối cùng cho phép tôi xin chân thành cảm ơn.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thương Mại năm 2005;
2. Luật Doanh nghiệp năm 2005;
3. Luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011.

9




×