Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÁO cáo NCTT Thực trạng hoạt động lãnh đạo, quản lý ở xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.24 KB, 15 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LÀO CAI
Lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính khóa 97
----------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Đề tài:
“Thực trạng hoạt động lãnh đạo, quản lý ở xã Lương
Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”

Học viên: Trần Thị Hồng Hải

Lào Cai, tháng 8 năm 2017


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Một gia đình, một tập thể, một tổ chức, một Quốc gia mà không có
người quản lý, lãnh đạo thì chẳng khác nào như một thân thể không có đầu.
Gia đình, tập thể, tổ chức, quốc gia ấy không thể tồn tại và phát triển được.
Mặc dù trong cuộc sống con người luôn đòi hỏi phải có quan hệ sự bình đẳng,
nhưng trong một tổ chức người ta phải cần đến một nhà lãnh đạo có đủ năng
lực để giúp họ tin tưởng và dẫn dắt họ vượt qua mọi chông gai trong công
việc. Khi không có một ai am hiểu về việc làm để chỉ dẫn, điều hành và thống
nhất, đồng thời động viên tư tưởng, họ sẽ cảm thấy bồn chồn, lo lắng dẫn đến
năng suất và hiệu quả công việc giảm, thậm chí là sự tan rã của một tập thể,
một tổ chức.
Hoạt động lãnh đạo, quản lý tạo nên sức mạnh tập thể trên cơ sở thống
nhất ý chí và hành động. Cộng đồng dân cư trên địa bản xã, phường, thị trấn,
dù khác biệt nhau trên nhiều phương diện, nhưng mỗi cộng đồng cũng có
những lợi ích chung như môi trường trật tự trị an, vệ sinh, cơ sở hạ tầng giao
thông, y tế, trường học… Nếu không có cấp lãnh đạo, quản lý cơ sở sẽ không


thể thống nhất ý chí và hành động của người dân để tất cả đều có cuộc sống
tốt hơn. Hơn nữa, cấp cơ sở còn là nơi hỗ trợ trực tiếp cho dân cư khi họ gặp
khó khăn, cững như tạo điều kiện cho dân cư tham gia vào hệ thống chính trị
quốc gia. Các xã, phường, thị trấn đều nằm trong một huyện, một tỉnh nào đó
nằm trong nước ta, do đó vừa được hưởng lợi chung của sự lãnh đạo, quản lý
huyện, tỉnh, quốc gia, vừa phải thực thi nghĩa vụ của mình với tập thể lớn
hơn. Cơ quan lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là đầu mối để triển khai chính sách
chung một cách hiệu quả trên địa bàn cơ sở, vừa phản ánh nguyện vọng, nhu
cầu của cơ sở cho cấp trên để được hỗ trợ giải quyết.
Hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở góp phần tạo dựng sức mạnh
bền vững của hệ thống chính trị. Nhờ có sự lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở mà
hoạt động của dân cư và các tổ chức trên địa bàn đi vào nền nếp, kỷ cương,

2


giảm nhẹ nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, giám sát của cấp trên. Hơn nữa, sự
chuyên nghiệp, linh hoạt và tận tâm của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
làm tăng uy tín của hệ thống chính trị. Ngược lại, sự yếu kém của cấp cơ sở,
nhất là việc xử lý quan liêu, thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ cơ sở
không những làm cho hệ thống chính trị thiếu bền vững, mà còn làm phai
nhạt niềm tin của quần chúng vào hệ thống chính trị.
Chính vì vai trò có ý nghĩa quan trọng của hoạt động lãnh đạo, quản lý
ở cấp cơ sở như trên, em chọn vấn đề “Thực trạng hoạt động lãnh đạo, quản
lý ở xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên” làm đề tài nghiên cứu thực tế.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về thực trạng hoạt động lãnh đạo, quản lý ở xã
Lương Sơn, huyện Bảo Yên.
- Trên cơ sở thực trạng, đề tài chỉ ra nguyên nhân và đề ra các nhóm
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý ở xã trên.

- Do kinh nghiệm chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót. Rất
mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để đề tài được hoàn
thiện hơn.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Đặc điểm tình hình địa phương
Lương Sơn là xã vùng hai của huyện Bảo Yên, cách trung tâm huyện
9,7 km về phía nam theo quốc lộ 70, xã Lương Sơn giáp ranh với các xã sau:
Phía Đông giáp với xã Long Khánh, Long Phúc - Bảo Yên - lào Cai; Phía
Nam giáp với xã Lang Thíp - Văn Yên - Yên Bái; Phía Tây giáp với xã Yên
Sơn - Bảo Yên - Lào Cai; Phía Bắc giáp với Thị trấn Phố Ràng - Bảo Yên Lào Cai. Tổng diện tích tự nhiên 3.803,3 ha. Toàn xã có 778 hộ, 3149 khẩu
gồm 4 dân tộc chính sinh sống trên 14 thôn bản, trong đó dân tộc Tày chiếm
67%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Dao chiếm 8,4%, dân tộc Mông chiếm
4,4%, dân tộc khác chiếm 1,2%.

3


Thuận Lợi: UBND Xã Lương Sơn luôn nhận được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên, trực tiếp là
sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy xã, sự đoàn kết thống nhất cao của UBND,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ xã đến thôn bản luôn phát huy truyền
thống đoàn kết, nhất trí, tin tưởng vào các chủ trương đường lối lãnh đạo của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hăng hái đẩy mạnh các phong trào
thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Khó khăn: Trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quán lạc
hậu, từ đó mặt nhận thức của Nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương cũng hạn chế.
Một số cán bộ, công chức chưa thực sự nhiệt tình trong việc thuyết phục nhân
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, việc áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới… Một số chỉ tiêu được

giao cơ bản đạt so kế hoạch, song tỷ lệ chưa cao, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo
còn cao, còn xẩy ra thiên tai, hạn hán, dịch bệnh... Làm ảnh hưởng tới công
tác chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
2. Thực trạng của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở xã Lương Sơn
2.1. Thành tựu và nguyên nhân
2.1.1. Thành tựu
Cấp ủy đảng đã nhận thức đúng vai trò của chính quyền cơ sở, đây là
cấp thấp nhất, nhưng lại là cấp gần dân nhất trong bộ máy chính quyền của
Nhà nước, là đầu mối quan trọng đóng vai trò trực tiếp truyền tải chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân và
tiếp thu ý kiến của nhân dân gửi đến Đảng và Nhà nước.
Lãnh đạo chính quyền xã đã căn cứ xu hướng phát triển của xã, huyện,
tỉnh, cả nước trong thời gian trước mắt và lâu dài để xây dựng chủ trương,
chính sách, kế hoạch hành động của xã; cụ thể hóa các chủ trương chính sách,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

4


Điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
nhà nước; kịp thời giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán
ngân sách, kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn ngân sách Nhà nước cho các cơ
quan, đơn vị triển khai thực hiện; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chuẩn bị
tốt các báo cáo, đề án, tờ trình trình HĐND tại kỳ họp; luôn đảm bảo sự điều
hành tập trung thống nhất, mở rộng và phát huy dân chủ, tăng cường sự phối
hợp giữa các cấp, các ngành.
Để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo quản lý, UBND xã đã ban hành Quy chế
làm việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch và từng Thành viên UBND, quy định lề lối làm việc, mối quan hệ

công tác của UBND với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, phân công
các Thành viên UBND phụ trách từng lĩnh vực công tác.
Với các vấn đề lớn, trọng tâm đều được tập thể UBND bàn bạc, thống
nhất báo cáo Ban Thường vụ cho ý kiến trước khi trình HĐND.
Lãnh đạo thực hiện tốt công tác phối hợp trong việc tổ chức các hoạt
động thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội.
Thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý văn bản, ban hành nhiều chính sách,
quyết định trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, đã có tác động tích cực
đến các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng
nông thôn mới, khai thác có hiệu quả nguồn lực của địa phương và đầu tư từ
bên ngoài, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
Kết quả cụ thể:
* Về sản xuất nông - lâm nghiệp - nông thôn:
UBND xã đã chủ trì, triển khai và phối hợp với các ban ngành đoàn thể
xã chỉ đạo, vận động, đôn đốc Nhân dân tập trung phát triển sản xuất đảm bảo
đúng khung thời vụ. Luôn duy trì được cả 3 mặt đó là về diện tích, năng suất,
sản lượng. Công tác khuyến nông, khuyến lâm và khoa học kỹ thuật được ứng
dụng vào phát triển sản xuất, nhiều giống cây trồng có năng suất và giá thành
kinh tế cao được nhân dân đưa vào sản xuất như: BC 15 (131,4 ha), Séng Cù

5


(7,5 ha), Nếp, Bắc Thơm, Tám Thơm (20,1 ha). Trong đó: Diện tích trồng lúa
chất lượng đạt 149,9 ha. Diện tích gieo cấy theo phương pháp SRI 40 ha, 219
hộ gia tham gia. Cánh đồng 1 giống diện tích 105 ha, có 546 hộ tham gia,
giống BC 15. Các loại cây trồng khác như: ngô lai, lạc, các loại rau màu nhân
dân đều chọn giống có chất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết,
tập quán canh tác của địa phương. Công tác chăm sóc, phòng chống dịch bệnh
đều được tăng cường tập trung thực hiện.

Diện tích và sản lượng gieo cấy lúa nước, ngô hạt và các loại cây trồng
(cây Cam Vinh, Cam Sành, Chanh, Bưởi, Hồng ăn quả, Thanh Long, Chè…)
đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Chăn nuôi: Trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn xã đàn vật nuôi phát
triển tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát
vận chuyển, buôn bán vật nuôi vào địa bàn không rõ nguồn gốc xử lý theo
quy định. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Kết quả: Tiêm phòng tụ huyết trùng, lở mồm long móng trâu, bò 700/950 liều
(KH) giao bằng 73.6 %; tụ huyết trùng lợn, dịch tả lợn 800 /1000 liều (KH)
giao bằng 80%; dại chó 277/320 liều (KH) giao bằng 86,5 %; cúm gia cầm
3200 con.
Tỷ lệ phát triển đàn gia súc, gia cầm so chỉ tiêu kế hoạch cụ thể như
sau: Đàn trâu 730/730 con (KH) giao bằng 100%; đàn bò 7/7 con (KH) giao
bằng 100%; đàn lợn

3.656/2.119 con (KH) giao bằng

172%; gia cầm

17.089/26.504 con (KH) giao bằng 64,4%.
Thủy sản: tổng diện tích nuôi trồng 20/17,5 ha bằng 114,3%, sản lượng
đạt 48/46 tấn bằng 104% (KH) giao.
Về lâm nghiệp: Trên địa bàn xã có 2 vườn ươm cây giống quế phục vụ
công tác trồng rừng. Theo kế hoạch chỉ tiêu nhà nước giao cho toàn xã là
30ha đến thời điểm hiện tại đã trồng 9,5ha đạt 31,6% kế hoạch giao.
Về xây dựng nông thôn mới: UBND xã đã tích tực trong phong trào
xây dựng nông thôn mới, có kế hoạch triển khai cụ thể, giao chỉ tiêu và quyền

6



tự chủ cho từng thôn bản. Các thôn bản và nhân dân đều đồng tình ủng hộ
phong trào, toàn xã phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2017.
Về công tác Văn hóa – Xã hội:
Công tác giáo dục trên địa bàn xã được quan tâm, quy mô trường lớp
ngày càng phát triển: trên toàn địa bàn xã có 3 cấp học: (Mầm non; Tiểu học;
Trung học cơ sở) với tổng số học sinh là 598. Công tác Phổ cập giáo dục hàng
năm đều được duy trì và nâng cao: Trẻ từ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình
Tiểu học đạt tỷ lệ 100%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm qua đạt 100%.
Công tác Văn hóa thông tin, tuyên truyền: Cơ sở vật chất văn hóa được
quản lý đảm bảo, thông tin, tuyên truyền được quan tâm đẩy mạnh. Nhân dân
được nghe, nhìn qua phương tiên thông tin đại chúng đạt 98%. Duy trì phát
thanh 17 cụm loa ở 14/14 thôn bản hiện tại có 6 cụm lao đã hỏng ở thôn
Lương Hải 1, Lương Hải 2, Phia 1, Phia 2, Chiềng 1, Sài 1. Phối hợp với
MTTQ tổ chức phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư. Tổ chức mừng Đảng, mừng xuân Đinh Dậu năm 2017
tại Trung tâm văn hóa xã có giải thưởng khuyến khích động viên, với các trò
chơi dân gian như: Kéo co, Ném còn, Đẩy gậy, Hái hoa dân chủ, bóng chuyền
vào ngày mùng 5 tết thu hút được hơn 2.000 người dân tham gia. Thực hiện
treo 25 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước, tổ
chức giao lưu văn nghệ được 2 lượt, giao lưu cầu lông, bóng chuyền được 7
lượt. Tổ chức triển khai đăng ký 744 hộ gia đình Văn hóa, làng văn hóa 14/14
phấn đấu đạt trong năm 2017.
Công tác Văn hóa chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo: UBND xã
tiển khai đầy đủ các văn bản, quy định của cấp trên về chế độ chính sách tới
người dân trên toàn địa bàn xã. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm hằng năm, đến cuối
tháng 6/2017 số hộ nghèo là 86 hộ (323 khẩu), cận nghèo 71 hộ (292 khẩu).
Các chế độ chính sách đối với các hộ nghèo và cận nghèo được UBND xã
thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời đã tạo điều kiện cũng như động viên các hộ
gia đính trong thời điểm khó khăn nhất.


7


Công tác phát triển sự nghiệp y tế và dân số KHHGĐ: Tổ chức thực
hiện tốt công tác khám bệnh cho nhân dân được 1.701 lượt, vấn đề dân số
KHH gia đình được quan tâm; tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, tình trạng hôn nhân
cận huyết thống và tảo hôn đã giảm đáng kể.
Công tác Thi đua khen thưởng: UBND xã đã tổ chức đăng ký thi đua
khen thưởng với các phong trào theo quy định, đặc biệt phong trào hệ thống
chính trị; Đầu năm 2017 tổ chức đón nhận cờ thi đua của Bộ công an về
phong trào thi đua bảo vệ an ninh tổ quốc; UBND Xã ban hành kế hoạch năm
về công tác thi đua, công văn phát động các phong trào thi đua năm 2017 và
triển khai tới 14 thôn bản về thực hiện Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND
ngày 02/5/2015 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định xét tặng Huy hiệu
“ Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Lào Cai”.
Về công tác an ninh - quân sự - tư pháp - địa chính
Về an ninh chính trị, trật tự xã hội và an toàn giao thông: Được giữ
vững, ổn định, không có hiện tượng vi phạm xảy ra trên địa bàn xã.
Công tác quân sự: Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc
địa bàn. Quản lý đảm bảo vũ khí, trang bị, dân quân; thường xuyên kiểm tra,
kiểm soát, quản lý tốt quân số dự bị động viên. Tổ chức rà soát, thực hiện các
bước tuyển quân theo quy định, kết quả đạt 5 công dân lên đường nhập ngũ
bằng 100% (KH) giao.Thực hiện kế hoạch chuyển hạng năm 2017 xã có 4
công dân tham gia chuyển từ hạng 2 sang hạng 1.
Công tác Tư pháp, địa chính: hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ,
công tác triển khai, quán triệt, tuyên truyền pháp luật được quan tâm đẩy
mạnh tổ chức thực hiện; Tập trung quản lý tốt các công trình xây dựng cơ bản
đã được đầu tư trên địa bàn xã.
2.1.2. Nguyên nhân của thành tựu trên

Để đạt được những thành tựu trên là do:
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, UBND
huyện Bảo Yên, trực tiếp là sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy xã.

8


Sự đoàn kết thống nhất cao của UBND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể từ xã đến thôn bản luôn phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, tin tưởng
vào các chủ trương đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước, hăng hái đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế.
2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Hạn chế
Lãnh đạo địa phương còn đôi chỗ chưa tích cực, quyết liệt trong việc
chỉ đạo, điều hành. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chưa chủ động, chưa
phát huy được hết vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra, chủ yếu là kiểm tra
theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất có thực hiện nhưng chưa nhiều.
Việc bố trí, sắp xếp 1 số cán bộ, công chức chưa đúng với chuyên môn
đào tạo nên chưa cập với công việc. Đặc biệt công tác tiếp dân, giải quyết đơn
thư khiếu nại, tố cáo của công dân còn hạn chế.
Còn có những cán bộ, công chức trách nhiệm chưa cao, tác phong làm
việc chưa khoa học, chưa hiệu quả, cụ thể đó là những biểu hiện cục bộ, địa
phương, tác phong khi giao tiếp với nhân dân chưa thực sự dân chủ, sâu sát.
Do những hnạ chế về hoạt động lãnh đạo quản lý như trên, nên kết quả
đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể: Dịch bệnh đối với cây
trồng vật nuôi còn xảy ra, giá cả một số mặt hàng còn tăng cao như vật tư
nông nghiệp ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân;
công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi đạt tỷ lệ còn thấp ở một số thôn. Quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa

nhân rộng được các điển hình, các mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.
Đời sống nhân dân tuy đã có những thay đổi song chưa thật sự đảm bảo, công
tác xoá đói giảm nghèo chưa thật bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; về văn
hóa xã hội chưa thật sự phát triển, còn nhiều gia đình sinh con thứ 3, tình
trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra, các hủ tục lạc hậu
vẫn còn, yếu tố môi trường trong công tác xây dựng nông thôn mới chưa có

9


giải pháp hữu hiệu nên trong sinh hoạt và trong chăn nuôi sản xuất vẫn còn để
tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đời sống của
nhân dân.
2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số cán bộ, công chức còn
yếu, nhất là việc cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào thực tế
địa phương còn lúng túng, bị động, chưa đủ sức giải quyết những vấn đề phức
tạp nảy sinh tại cơ sở.
Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành với tổ chức chính trị xã hội để làm
công tác dân vận, phát huy sức mạnh của nhân dân còn hạn chế.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy chính quyền đôi chỗ
còn thiếu năng động, nhạy bén, chậm đổi mới, còn biểu hiện trông chờ, quan
liêu, bao cấp, thiếu dân chủ.
Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nhìn chung còn
thấp so với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Một bộ phận nhỏ cán bộ,
công chức, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm, hạn chế về trình độ năng
lực và chưa sâu sát cơ sở, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm.
Việc đấu tranh phê và tự phê chưa cao, còn nể nang, né tránh không
dám nói thẳng, nói thật.
III, Giải pháp và kiến nghị

1. Giải pháp
1.1. Hoạch định mục tiêu phương hướng kế hoạch hoạt động
Để hoạch định được mục tiêu phương hướng kế hoạch hoạt động người
lãnh đạo, quản lý phải nắm chắc về môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã
hội, những thuận lợi và khó khăn ở cơ sở để có những phán đoán một cách có
căn cứ khoa học xu hướng phát triển của xã trong thời gian trước mắt và lâu
dài, cho phép cán bộ lập kế hoạch ở cơ sở đề xuất được các phương án, mục
tiêu sát thực và khả thi.

10


Cán bộ, quản lý cần xác định đúng mục tiêu của xã, mục tiêu đó phải
phù hợp với điều kiện thực tế, khả thi và sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có
để thỏa mãn tốt nhu cầu của người dân, thì tự người dân sẽ tích cực hoạt động
nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định và xác định rõ chức
năng, nhiệm vụ; công khai các hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền
cơ sở. Lãnh đạo chính quyền xã phải cụ thể hóa các chủ trương chính sách,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ sở. Căn cứ
vào các thông tin từ tình hình thực hiện kế hoạch thời kỳ trước, nhiệm vụ bổ
sung cho kỳ tới, chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và các đoàn
thể chính trị, những biến động đã được dự báo và những biến động rủi ro…
để xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện các mục tiêu và phải lập
kế hoạch hành động cho từng mục tiêu, từng bộ phận, cá nhân (kế hoạch hoạt
động thường kỳ, kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu), ngoài ra cần
phải lập các kế hoạch dự phòng để đối phó với rủi do khi chúng xảy ra.
Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.

1. 2. Tổ chức thực hiện phương hướng, mục tiêu kế hoạch
Cấp ủy đảng tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức và làm đúng vai trò hạt nhân lãnh đạo của mình. Cấp ủy cần thể hiện rõ
vai trò lãnh đạo, xây dựng HĐND và UBND, tạo điều kiện để HĐND cấp xã
thực hiện chức năng lãnh đạo và giám sát hoạt động của UBND cấp xã về
việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy cấp trên và
của cấp ủy cấp mình, nhất là lĩnh vực sử dụng đất đai, quỹ công, tài sản công,
… kịp thời phát hiện, uốn nắn những vấn đề tồn tại, giúp cho UBND cấp xã
thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn xã theo
thẩm quyền được giao, để hoạt động của chính quyền xã dần đi vào nền nếp,
thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, việc xây dựng văn phòng “một

11


cửa” và “một cửa liên thông” nhằm phát huy hiệu quả, giải quyết kịp thời
những yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật, bảo đảm
để nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền
và các đoàn thể một cách thiết thực.
Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở cần nâng lên từng bước
cả về chuyên môn và lý luận chính trị, để đáp ứng yêu cầu công việc được
giao, chủ động hơn trong công tác, xử lý tốt các tình huống nảy sinh từ cơ sở,
có tinh thần trách nhiệm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng cơ
sở ngày càng vững mạnh.
1.3. Thực hiện kiểm tra, đánh giá, khuyến khích, động viên
Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của cả
hệ thống chính trị trong toàn xã. Hằng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra giám
sát và thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở nắm bắt tình hình hoạt

động của cả hệ thống chính trị, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của bà con,
nhân dân để có điều chỉnh kịp thời nhằm thực hiện có hiệu quả các chủ
trương, chính sách góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Khuyến khích sử dụng các hình thức cổ vũ, động viên, chia sẻ, khích lệ
nhân dân nói chung, cán bộ, công chức nói riêng trong việc thực hiện những
định hướng, mục tiêu đã đề ra; thuyết phục quần chúng nhân dân, cán bộ,
công chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương với các hình thức đa
dạng khi thực hiện chức năng lãnh đạo của mình. Cần quan tâm, nhân ái,
thương yêu nhân viên và quần chúng nhân dân. Chỉ có nhân cách tốt, cán bộ
lãnh đạo cơ sở mới có đủ uy tín để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Kiến nghị
Sau khi nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng hoạt động lãnh đạo, quản
lý ở xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên” bản thân tôi có một số kiến nghị với
lãnh đạo, quản lý xã Lương Sơn nói riêng và lãnh đạo, quản lý ở cơ sở nói

12


chung như sau: Để thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình thì
người lãnh đạo, quản lý (người đứng đầu) cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, người đứng đầu phải biết định hướng đúng đắn các chủ trương,
mục tiêu phát triển của địa phương; đồng thời các chủ trương, mục tiêu đó
phải tuân theo đúng Cương lĩnh, đường lối của Đảng cầm quyền. Người lãnh
đạo, quản lý phải luôn có những sáng kiến, cải tiến, tổng kết thực tiễn, lấy ý
kiến đóng góp của quần chúng nhân dân... để xác định các chủ trương, định
hướng thực hiện mục tiêu đảm bảo đúng đắn; phải luôn nâng cao trình độ văn
hóa và chuyên môn nghiệp vụ của mình, bởi nếu không có trình độ văn hóa
cao và chuyên sâu về nghiệp vụ, người đứng đầu sẽ không đủ tư cách để thực
hiện chức năng lãnh đạo.
Hai là, người đứng đầu phải biết sử dụng các hình thức cổ vũ, động

viên, chia sẻ, khích lệ nhân dân nói chung, cán bộ, công chức nói riêng trong
việc thực hiện những định hướng, mục tiêu đã đề ra, cần phải có khả năng
thuyết phục quần chúng nhân dân, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ
chính trị của địa phương. Thuyết phục là một đặc trưng cơ bản của hoạt động
lãnh đạo. Người đứng đầu cần phải biết thuyết phục với các hình thức đa dạng
khi thực hiện chức năng lãnh đạo của mình.
Ba là, người đứng đầu phải luôn gần gũi với nhân dân, gắn bó với đội
ngũ cán bộ, công chức trong địa phương. Người đứng đầu thực hiện chức
năng lãnh đạo có nghĩa là phải có trách nhiệm “giúp đỡ những tầng lớp nhân
dân”, “làm đầy tớ nhân dân”, tức là phục vụ, gần gũi nhân dân, đội ngũ cán
bộ, công chức thuộc quyền, từ đó mà có được sự tín nhiệm, trở thành tấm
gương đối với nhân dân, với cán bộ công chức, được nhân dân, cán bộ, công
chức mến phục, noi theo, đồng thời phấn đấu thực hiện Cương lĩnh, đường lối
của Đảng, chính sách của Nhà nước.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Nhiệm vụ chính của người lãnh đạo, quản lý là huy động, phối hợp sức
mạnh của mọi người và tập thể để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Họ không

13


trực tiếp tạo ra sản phẩm mà thông qua công tác tổ chức để điều khiển, tác
động tới những người trực tiếp làm nhiệm vụ đó. Dựa trên sự hiểu biết về
năng lực, sở trường và các đặc điểm riêng của mỗi cá nhân trong tổ chức,
người quản lý điều khiển hành động của họ, đồng thời thống nhất hành động
của mọi người sao cho hành động của người này bổ sung, hỗ trợ với hành
động của người khác nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Do đó, hiệu quả hoạt
động quản lý của người lãnh đạo, quản lý không chỉ thể hiện ở kết quả hoạt
động của tập thể do người đó phụ trách quản lý mà còn thể hiện qua sự phát
triển của từng cá nhân và tập thể. Có thể nói, hoạt động của người lãnh đạo,

quản lý là người lãnh đạo, quản lý giải quyết các nhiệm vụ về xã hội, kinh tế,
chính trị, giáo dục và phát triển tổ chức chủ yếu thông qua công tác tổ chức
hoạt động của những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đó.
Từ việc nghiên cứu thực trạng của hoạt động lãnh đạo, quản lý của xã
Lương đã khẳng định vị trí, vai trò và ý nghĩa của hoạt động lãnh đạo, quản lý
ở địa phương. Với những kết quả đạt được trong hoạt động lãnh đạo, quản lý
và những hạn chế, nguyên nhân về hoạt động lãnh đạo, quản lý của xã Lương
Sơn từ đó bản thân tôi đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động lãnh đạo, quản lý có thể áp dụng cho xã Lương Sơn nói riêng và
các xã khác trong huyện mà có cùng đặc điểm, điều kiện tương tự xã Lương Sơn.
Do điều kiện và năng lực của bản thân em còn hạn chế, do thời gian
nghiên cứu và các tài liệu tham khảo chưa nhiều nên chắc chắn còn những
điều chưa phù hợp, những giải pháp em đưa ra chưa thật sự tối ưu. Em mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để góp phần nâng cao
hiệu quả đề tài hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Minh Tân, ngày 30 tháng 8 năm 2017
Người viết

14


Trần Thị Hồng Hải

15



×