Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nghị luận về việc sống đúng là chính mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.84 KB, 2 trang )

Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự:
"Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về
một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười
mỉa...Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình
"sửa sai" hay tranh luận thẳng thắn với người lớn" (Đặng Anh Sống đúng là chính
mình, trang wep: tuoitre.vn ngày 9/9/2013).
Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy
nghĩ của mình về ý kiến trên.
Đã bao giờ bạn tỏ ra không đồng tình với quan điểm của thầy cô giáo và bị bạn bè
cười nhạo, thầy cô trù dập chưa? Đã bao giờ bạn tranh luận với bố mẹ về một vấn đề nào đó
và bị kép tội hỗn láo chưa? Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua cái cảm giác ấy.
Tác giả Đặng Anh cũng vậy. Trong bài báo “Sống đúng là chính mình”, cô tâm sự: "Tôi ưa
nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề
không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa...Hình như ở Việt
Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình "sửa sai" hay tranh luận thẳng
thắn với người lớn"
Ý kiến trên đã nêu lên một thức trạng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay: những người
trẻ tuổi có duy nghĩ mới mẻ, có chủ kiến cá nhân, khác biệt với mọi người, đặc biệt là những
người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính
định kiến của cộng đồng, xã hội.
Đây là 1 hiện tượng phổ biến trong các trường học của nước ta. Với lối giảng dạy
truyền thống, thầy giảng bài còn trò chỉ ngồi nghe và ghi chép, học sinh nước ta khá thụ động
trong học tập, hầu như chỉ tiếp thu kiến thức một chiều và ít khi đặt ra câu hỏi hay đưa ra
những suy nghĩ đi ngược lại với điều được dạy. Có một số học sinh dám bộc lộ chủ kiến của
mình thì lại ít được gv khuyến khích, thậm chí còn bị bác bỏ, phủ nhận.
Trong các gia đình, hiện tượng này cũng rất phổ biến. Bạn đang là thanh thiếu niên,
học sinh hay sinh viên? Những gì bạn được người lớn khuyên bảo hầu như chỉ là học thật tốt
để thi đại học, kiếm bằng cấp, kiếm việc làm và... thu nhập cao? Bạn phải học, phải chọn
trường, chọn nghề theo ý của bố mẹ vì nghề đó lương cao, dễ xin việc dù cho bạn không hề
thích? Bạn không có được cái quyền “được nói, được hỏi, được tự lập”? Có rất nhiều người
trẻ tuổi Việt Nam đang sống trong cái guồng quay ấy: phải nhất nhất làm theo tất cả những gì


bố mẹ sắp đặt, nếu dám tranh luận lại (dù rất nhỏ nhẹ và lễ phép), lập tức bị khép vào tội “hỗn
hào và bất hiếu”.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do đâu ư? Nó bắt nguồn từ truyền thống “kính lão
đắc thọ”, từ hệ tư tưởng Nho giáo lâu đời: Trò không bao giờ giỏi hơn thầy, con không thể nào
hơn được cha, kẻ dưới phải phục tùng tuyệt đối người trên, tuổi trẻ non dại phải nghe theo sự
sắp xếp của người lớn tuổi. Nề nếp này được duy trì trong các môi trường sinh hoạt khác nhau
của người Việt, từ cấp độ gia đình, nhà trường đến phạm vi toàn xã hội. Một nguyên nhân
khác là do tâm lí ghen tị, tự ti của một bộ phận người lớn tuổi khi những người nhỏ hơn chỉ ra
những chỗ sai của mình. Mặt khác là do Gia đình, nhà trường, xã hội chưa có biện pháp
khuyến khích tư duy, tự do ngôn luận. Hầu như nhiều người chưa nhận thức đúng thế nào gọi
là tranh luận thẳng thắn, công bằng,lịch sự, văn minh.
Nhìn chung trong xã hội Á Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, con người
có khuynh hướng sống khép mình, giấu cái tôi cá nhân đi chứ không chủ động bộc phát cái tôi
mạnh mẽ như người phương Tây. Vì vậy, người Việt Nam có tâm lí ngại nói lên suy nghĩ
riêng trước đám đông.
Trẻ người không có nghĩa là non dạ. Chúng ta cần thừa nhận rằng khi chúng ta được
tự do về mặt tinh thần và thể xác thì tư duy, trí tuệ và năng lực mới có thể phát triển một cách
toàn diện nhất. Vì thế, chúng ta, những người trẻ cần Bộc lộ chủ kiến, cần có ý thức về cách
thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến của mình: thẳng thắn, mạnh mẽ, biết bảo vệ ý kiến riêng
nhưng không được kiêu căng, thất lễ với người khác. Về phía những người lớn tuổi, những


bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần có cái nhìn rộng mở hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia
sẻ và trao đổi ý kiến với họ, đồng thời đánh giá và nhìn nhận đúng mức sự đóng góp của
người trẻ chứ không nên có thái độ "dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa" làm ảnh hưởng đến tinh
thần và tâm lí của thế hệ trẻ.
Là 1 người trẻ, em tự nhận thấy mình cần phải biết nâng cao trình độ, hiểu biết, dám
bộc lộ và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình trước đám đông. Đồng thời cũng tôn trọng ý
kiến của người trẻ như mình, không đồng tình với thói quen kì thị của một số người lớn tuổi
truớc chính kiến của những người trẻ tuổi hơn.

Tất cả những sự thay đổi trong tư tưởng đều cần rất nhiều thời gian. Dù cho chúng ta
không thể thay đổi được hoàn cảnh của mình, nhưng tôi hi vọng thế hệ sau tôi có được điều
đó, khi các em có được những người bố người mẹ là chúng ta. Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra
là một vấn đề đáng suy nghĩ và có giá trị không chỉ đối với người trẻ mà đối với cả cộng
đồng.



×