Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.27 KB, 4 trang )

Đề cương công dân
1. Thế nào là lượng? Cách thức biến đổi của lượng và vai trò biến đổi của lượng?
- Lượng: là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng;
biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số
lượng (ít, nhiều)… của sự vật hiện tượng.
Ví dụ
-Đối với mỗi phân tử nước, lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức 2 nguyên tử hidro và 1
nguyên tử oxi.
-Cách thức biến đổi của lượng
+Lượng biến đổi trước so với chất:
Ví dụ: Khi đun nước, nước lúc đầu ở thể lỏng, tăng dần nhiệt độ trước (lượng biến đổi) đến
100oC thì biến thành thể hơi (chất biến đổi)
+Lượng biến đổi dần dần theo hướng tăng dần hoặc giảm dần.
Ví dụ: Khi đun sôi nước: nhiệt độ nước tăng một cách từ từ đến 1000C
Khi làm lạnh, nhiệt độ nước giảm một cách từ từ xuống 00C
-Vai trò:
+Lượng biến đổi là cơ sở tất yếu cho chất biến đổi
Ví dụ: Nước đang ở thể lỏng, nếu không đun nước làm nước tăng dần nhiệt độ lên 100oC thì
nước không thể biến thành thể hơi.
Nước đang ở thể lỏng, nếu không làm lạnh làm nước giảm dần nhiệt độ xuống 0oC thì
nước không thể biến thành thể rắn.
+Lượng luôn luôn gắn liền và thống nhất với chất, không có chất và lượng thuần túy.
Ví dụ: Nếu một chất là nước thì có khối lượng riêng là 1.000 kg/m³, nhiệt độ sôi 100oC, công
thức phân tử là H2O.
+Lượng biến đổi phải đạt đến một điểm nút thì chất mới biến đổi.
Ví dụ: Khi đun nước, nước lúc đầu ở thể lỏng, tăng dần nhiệt độ trước đến 100oC thì biến
thành thể hơi, như vậy 100oC gọi là điểm nút. Nếu đun nước mớ chỉi tăng nhiệt độ đến 500C
(chưa đạt đến điểm nút) thì nước vẫn ở thể lỏng, chưa biến đổi về chất .
2. Thế nào là chất? Cách thức biến đổi của chất và vai trò biến đổi của chất?
-Chất: là một khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng,
tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.


Ví dụ: Chất của đường là các thuộc tính tan trong nước, dạng tinh thể, màu trắng, có vị
ngọt.....Chất của muối là các thuộc tính Tan trong nước, dạng tinh thể, màu trắng, có vị mặn.....
Con người nhận biết được những thuộc tính trên của muối và đường thông qua các cơ
quan cảm giác. Những thuộc tính ấy không phải do con người sắp đặt mà nó là những thuộc
tính vốn có của muối và đường. Con người nhận biết các thuộc tính vốn có của muối và đường
để phân biệt muối và đường với nhau, hoặc với các chất khác.
-Cách thức biến đổi của chất:
+Chất biến đổi sau so với lượng
Ví dụ: Nước lúc đầu ở thể lỏng, muốn nước thì biến thành thể hơi (chất biến đổi) thì trước đó
phải đun nước để nước tăng dần nhiệt độ đến 100oC (lượng biến đổi)
+ Chất biến đổi một cách nhanh chóng, tức thì
1


Ví dụ: Khi đun nước đến đúng 100oC(điểm nút) thì nước đang ở thể lỏng nhanh chóng biến
thành thể hơi.
-Vai trò:
+Chất biến đổi kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng:
Ví dụ: Khi đun nước đến 100oC, nước từ thể lỏng biến đổi sang thể hơi, thì cứ đun mãi thì nước
vẫn ở 1000C
+Chất mới ra đời thay thế chất cũ, dẫn đến sự vật hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự
vật hiện tượng cũ.
Ví dụ: Nước ở thể lỏng có khối lượng riêng, tốc độ vận động của các phân tử khác với nước ở
thể hơi, rắn.
+Chất mới ra đời là điểm nút trong cả một quá trình vận động của sự vật hiện tượng
Ví dụ: Đun nước tăng nhiệt độ đến 1000C (điểm nút) thì từ thể lỏng biến đổi thành thể hơi, kết
thúc quá trình tăng nhiệt độ của nước.
3. Vận dụng quy luật biến đổi chất -lượng vào trong học tập và trong thực tiễn?
-Trong học tập: Điểm môn anh của em chỉ hơn 6 điểm (khá). Muốn đạt kết quả cao hơn, thì em
phải tích lũy dần dần lượng kiến thức bằng cách: mỗi ngày học thuộc 20 từ mới, làm nhiều bài

tập tiếng anh, luyện nói trước gương, thường xuyên nghe các chương trình bằng tiếng anh…Lần
kiểm tra tới em sẽ lên 8 điểm(giỏi). Như vậy, chât đã thay đổi từ khá lên giỏi nhờ lượng là kiến
thức tích lũy đã tăng lên đến một độ cần thiết.
- Trong cuộc sống: Nếu muốn nước từ thể lòng biến thành thể hơi thì phải đun nước để nước
tăng dần nhiệt độ đến 1000C, ở nhiệt độ đó nước biến thành thể hơi. Còn nếu muốn nước từ thể
lòng biến thành thể rắn thì phải làm lạnh nước để giảm dần nhiệt độ đến 00C, ở nhiệt độ đó nước
biến thành thể rắn.
4. Em hiểu thế nào là nhận thức? VD? (có thể lấy ví dụ trong SGK)
-Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm 2 giai đoạn:
nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.
+Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các
cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên
ngoài của chúng.
Ví dụ: Khi quả cam tác động vào các cơ quan cảm giác: nhìn thấy quả cam có màu cam, hình
cầu; tay sờ biết được vỏ quả cam nhẵn; nếm thấy vị chua.
+Nhận thức lí tính là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm
tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá,… tìm
ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Nhờ đi sâu phân tích, người ta biết cách trồng cam để có màu sắc, vị,… đạt năng suất
cao nhất; ngoài ra còn tạo ra các sản phẩm như các loại kẹo từ quả cam.
- Như vậy, nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc
của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
Ví dụ: Từ hiện tượng quả táo rơi (nhận thức cảm tính), Newton đã đi đến phát hiện ra định luật
vạn vật hấp dẫn (nhận thức lý tính).
5. Vai trò của thực tiễn đố với nhận thức? Chứng minh?
a, Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

2



-Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn, do có sự tiếp xúc, tác động vào sự
vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra được thuộc tính và hiểu được bản chất, quy luật vận
động của chúng.
Ví dụ: Toán học ra đời dựa trên sự tính toán, đo đạc ruộng đất…
-Thông qua hoạt động thực tiễn, các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện, Vì vậy,
nhận thức về sự vật, hiện tượng ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn.
Ví dụ: Khi biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, bàn tay con người trở nên khéo léo hơn, tư
duy phát triển hơn.
b, Thực tiễn là động lực của nhận thức:
-Thực tiễn luôn luôn thay đổi và vận động. Vì vậy, nó thúc đẩy nhận thức mới ra đời để đáp ứng
nhu cầu của thực tiễn.
Ví dụ: Khi dịch bệnh mới ra đời, việc này đã đặt ra yêu cầu y học tìm ra thuốc để phòng chống,
chữa bệnh dịch.
c, Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
-Các tri thức khoa học chỉ có giá trị đích thực khi nó được vận dụng vào thực tiễn để cải tạo tự
nhiên và xã hội.
Ví dụ: Phát minh khoa học của con người được đưa vào hoạt động thực tiễn làm ra của cải vật
chất cho xã hội.
Học sinh tiếp thu kiến thức khoa học của nhân loại để vận dụng nó vào thực tế cuộc
sống.
d, Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí:
*Chân lí là những tri thức phù hợp với sự vật hiện tượng mà nó phản ánh và đã được thực tiễn
kiểm nghiệm.
-Tri thức của con người về sự vật hiện tượng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, chỉ có đem những tri
thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh gia được tính đúng đắn và sai lầm của
chúng. Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nhận
thức chưa đầy đủ.
Ví dụ: Thuyết Nhật tâm của Copecnic cho rằng TĐ quay xung quanh MT, Galile đã kiên trì
quan sát bầu trời qua kính thiên văn và khẳng định điều đó là đúng, ông còn bổ sung: MT tự
quay quanh trục của nó.

Nghiên cứu thuốc trị bệnh H5N1, để đưa vào sản xuất và sử dụng rộng rãi thì trước tiên
người ta phải thử nghiệm ở chuột để xem còn thiếu sót gì không rồi bổ sung và thay đổi cho
thích hợp sau đó mới áp dụng ở người.
6. Vận dụng kiến thức bài học: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức để giải
thích các nguyên lí, các câu ca dao tục ngữ?
* Đi một ngày đàng học một sàng khôn: “Đi một ngày đàng” tức là càng đi nhiều thì càng tiếp
thu được nhiều lượng kiến thức, “học một sàng khôn” nghĩa là khi học tập, không phải sao chép
hết những gì học mà phải biết chắt lọc qua nhận thức con người, tích lũy nhiều kinh nghiệm,
biết học những điều bổ ích, đúng đắn vận dụng thực tế để tránh mắc nhiều sai lầm, ít bị vấp ngã.
Ví dụ: Người luôn ra ngoài tiếp xúc với xã hội, học hỏi nhiều, biết tích lũy tri thức thì kiến thức
mở mang, học vấn cao, sau này họ sẽ đạt được nhiều thành quả. Còn người chỉ biết ở một nơi,
ít giao lưu với xã hội thì kiến thức hạn hẹp, ít kinh nghiệm dẫn đến dễ mắc phải sai lầm trong
cuộc sống.
3


* Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội:
-Học đi đôi với hành: học là quá trình tiếp thu kiến thức, hành là vận dụng kiến thức ấy
vào thực hành, thực tế. Học phải đi đôi với hành vì học tập là hoạt động nhận thức, chiếm lĩnh
có hệ thống tri thức, thái độ và thói quen do loài người đã đúc kết được trong quá trình đấu
tranh với thiên nhiên và hoạt động xã hội. Điều đó cho thấy học không chỉ nhằm mục đích nắm
được lí thuyết mà điều quan trọng là tiếp thu kinh nghiệm của loài người, biến chúng thành
nhận thức, kinh nghiệm, kỉ năng, thái độ của mình. Cho nên học phải đi đôi với hành. Mặt khác
học có đi đôi với hành thì mới kiểm nghiệmđược tính đúng, sai và giá trị đích thực của tri thức
đã tiếp nhận được.
Ví dụ: Việc học sinh thực hành ghép cành giúp học sinh nắm vững được các bước ghép cành so
với chỉ học lí thuyết suông, ngoài ra còn giúp chỉnh sửa những nhận thức sai về trong quá trình
ghép cây, rèn kĩ năng ghép cây hoàn chỉnh.
- Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất: vì lao động sản xuất là hoạt động cơ bản của
thực tiễn, nó là nguồn gốc, động lực của nhận thức .là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của

chân lí. Học để tiếp thu tri thức, rồi cống hiến cho lao động sản xuất. Khi chúng ta được giáo
dục, chúng ta sẽ biết sàng lọc kiến thức tiếp thu được và biết vận dụng chúng vào thực tiễn cho
đúng.
Ví dụ: Một trong những phương pháp xử lý hạt giống lúa để phòng trừ bệnh lúa von là “ba sôi
hai lạnh”. Nếu chưa được giảng giải kĩ thì ta có thể hiểu sai là lấy hạt giống ngâm ba lần nước
sôi, rồi đem ngâm hai lần nước lạnh, cách này sẽ làm hạt giống chết. Nhưng khi được giảng
giải kĩ càng, ta sẽ hiểu được cách thực hiện phương pháp này: Lấy ba phần nước sôi trộn với 2
phần nước lạnh để được phần nước có nhiệt độ thích hợp để ngâm hạt thóc.
- Nhà trường gắn liền với xã hội :Nhà trường phải gắn liền với xa hội để đáp ứng nhu cầu
của người học , của xã hội. Nhà trường là nơi học sinh học tập, trang bị cho học sinh những kiến
thức, kĩ năng. Còn xã hội giúp họ trang bị nghề nghiệp, nơi vận dụng những kĩ năng ấy, biến
những kiến thức đã học thành thực tiễn, để đạt năng suất cao.
Ví dụ: Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh rèn luyện được đức tính kiên trì, nhẫn nại.
Sau này khi làm bất cứ việc gì thì họ cũng sẽ bình tĩnh xem xét lại sự việc để tìm ra cách giải
quyết đúng đắn.

4



×