Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Những quy định pháp luật về mở, sử dụng và quản lý tài khoản, thưc trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.15 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA LUẬT
----------

BÀI THẢO LUẬN
Chủ đề:
Những quy định pháp luật về mở, sử
dụng và quản lý tài khoản, thưc
trạng và hướng hoàn thiện


Huế, tháng 11 năm 2014.


Trước đây, khi con người có "của ăn của để" đồng thời họ cũng bi ết tìm các
phương tiện để cất giữ chúng, từ việc bỏ tài sản vào các hủ, l ọ chôn dưới đất hay
cất trong nhà. Tiếp đó tiến bộ hơn, họ đã biết đặt niềm tin vào một tổ chức nhất
định để thay mình giữ các tài sản mà sau này gọi là các tổ ch ức tín d ụng và h ọ ch ỉ
việc quản lý tài sản của mình thông qua các con số chủ yếu được lưu gi ữ thông qu a
các sổ, sách quản lý hay các loại giấy tờ ghi nhận khá c. Nhưng đến ngày nay, cùng
với sự phát triển của khoa học công nghệ các tổ chức tín dụng đã tìm ra cách qu ản
lý tài sản một các an toàn và nhanh gọn hơn nhi ều so v ới các lo ại gi ấy t ờ trên đó
chính là thông qua tài khoản thanh toán. V ậy, tài khoản thanh toán là gì, quy ch ế
pháp lý về mở, sử dụng và quản lý tài khoản thanh toán, các ưu đi ểm, bất cập trong
việc sử dụng và quản lý tài khoản thanh toán và hướng hoàn thi ện như th ế nào?
Trong bài tìm hiểu này sẽ làm sáng tỏ các vấn đề trên.
I. Khái niệm tài khoản thanh toán
Tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản.
Tài khoản thanh toán là tài khoản do người sử dụng dịch v ụ thanh toán m ở
tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện giao d ịch thanh toán theo
quy định của Ngân hàng nhà nước (NHNN).


Chủ tài khoản là người đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của cá
nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản. Đối v ới tài kho ản của t ổ
chức, chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đ ại di ện theo ủy quy ền
của tổ chức mở tài khoản.
II. Đặc điểm của tài khoản thanh toán
- Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
- Mục đích của tài khoản thanh toán là để sử dụng dịch v ụ thanh toán c ủa
NHNN, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín d ụng nhân dân, t ổ ch ức
tài chính vi mô và một số tổ chức.
- Chủ thể có quyền mở tài khoản thanh toán cho khách hàng là NHNN, ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi
mô và một số tổ chức.
- Chủ thể tham gia vào quan hệ mở tài khoản thanh toán bao gồm: chủ thể
quản lý tài khoản, chủ tài khoản và người thụ hưởng.
- Nội dung quan hệ sử dụng tài khoản thanh toán bao gồm:
+ Quan hệ bảo quản tài khoản cho người chủ tài khoản.
+ Quan hệ bảo đảm khả năng chi trả khi chủ tài khoản có yêu cầu.
- Quan hệ thanh toán đối với chủ tài khoản độc lập v ới quan h ệ mua bán
hoặc cung ứng dịch vụ làm phát sinh quan hệ thanh toán.
- Lãi suất trên số dư trong tài khoản thanh toán: số dư trong tài kho ản thanh
toán luôn trong tình trạng là sẵn sàng để thực hiện hoạt động chi tr ả thanh toán
của các chủ tài khoản.


III. Nội dung pháp luật về mở, sử dụng và quản lý tài khoản thanh toán
1. Thẩm quyền mở và quản lý tài khoản
Tại Điều 8 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng ti ền
mặt quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán của NHNN:
- NHNN mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng trung ương các n ước, các ngân

hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ quốc tế, ngân hàng quốc.
- NHNN mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng trung ương các nước, m ở tài
khoản thanh toán và thực hiện giao dịch thanh toán ở n ước ngoài theo các đi ều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.
Hoạt động mở tài khoản của các tổ chức tín dụng được quy định cụ th ể tại
Luật các tổ chức tín dụng 2010:
- Đối với ngân hàng thương mại: (Điều 101)
+ Phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN và duy trì trên tài khoản tiền gửi này
số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
+ Được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác.
+ Được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy
định của pháp luật về ngoại hối.
- Đối với công ty tài chính ( Điều 109)
+ Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản ti ền gửi tại NHNN và
duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không th ấp h ơn m ức d ự tr ữ b ắt
buộc.
+ Được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
+ Được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản
tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
+ Được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
- Đối với công ty cho thuê tài chính ( Điều 114):


+ Công ty cho thuê tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản ti ền gửi t ại
NHNN và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không th ấp h ơn m ức
dự trữ bắt buộc.
+ Được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
- Đối với tổ chức tín dụng là hợp tác xã ( đi ểm d, đ khoản 4 Điều 118):

+ Mở tài khoản tiền gửi tại NHNN.
+ Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
- Đối với tổ chức tài chính vi mô (Điều 121):
+ Được mở tài khoản tiền gửi tại NHNN, ngân hàng thương mại.
+ Không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

2. Nội dung về chế độ mở, sử dụng và quản lý tài khoản.
a. Thủ tục mở tài khoản và sử dụng tài khoản tại Ngân hàng Nhà n ước
Thủ tục mở tài khoản:
Hồ sơ mở tài khoản thanh toán tại NHNN được quy định tại Điều 8 của
thông tư 23/2014/TT-NHNN về việc sử dụng tài khoản thanh toán.
Trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán được quy định tại Điều 9 của
thông tư 23/2014/TT-NHNN về việc sử dụng tài khoản thanh toán:
- Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán tại NHNN, tổ chức mở tài khoản
thanh toán lập một bộ hồ sơ gửi đến Sở Giao dịch NHNN hoặc NHNN chi nhánh
tỉnh, thành phố nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.
- Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán, Sở Giao dịch NHNN, NHNN
chi nhánh tỉnh, thành phố phải kiểm tra các giấy tờ trong hồ s ơ và đối chi ếu v ới các
yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán, đảm bảo s ự kh ớp đúng,
chính xác.
- Trong vòng một ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ s ơ mở tài khoản
thanh toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán, NHNN phải giải quyết việc mở tài
khoản thanh toán.
Sử dụng tài khoản:


Theo quy định tại Điều 10 của thông tư 23/2014/TT-NHNN về việc s ử dụng
tài khoản thanh toán.
- Tài khoản thanh toán mở tại NHNN được sử dụng để nộp, rút tiền mặt,

phát hành séc, hạch toán, theo dõi và thực hi ện các l ệnh thanh toán qua các h ệ
thống thanh toán do NHNN tổ chức và vận hành, thanh toán từng lần qua tài khoản
và các dịch vụ thanh toán khác do NHNN cung ứng.
- Tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng n ước ngoài
mở tại Sở Giao dịch NHNN được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán khi
tham gia nghiệp vụ thị trường mở, mua bán công cụ chuy ển nhượng, trái phi ếu
Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu NHNN và các hoạt động khác
trên thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN.
b. Thủ tục mở tài khoản và sử dụng tài khoản tại Ngân hàng và chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài.
Thủ tục mở tài khoản:
Hồ sơ mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và chi nhánh ngân hàng n ước
ngoài được quy định tại Điều 12 của thông tư 23/2014/TT-NHNN vi ệc s ử dụng tài
khoản thanh toán.
Trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài được quy định tại Điều 14 của thông tư 23/2014/TT-NHNN việc
sử dụng tài khoản thanh toán:
- Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, khách hàng l ập m ột b ộ h ồ s ơ n ộp
đến ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi đề ngh ị m ở tài kho ản thanh
toán.
- Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm tra các giấy tờ trong h ồ s ơ, đ ối chi ếu
với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán và x ử lý.
- Sau khi hoàn thành việc ki ểm tra, đối chi ếu, đảm b ảo các gi ấy t ờ trong h ồ
sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp l ệ theo quy đ ịnh, ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký hợp đồng mở, s ử d ụng tài kho ản
thanh toán với khách hàng.
Sử dụng tài khoản:
Theo quy định tại Điều 15 của thông tư 23/2014/TT-NHNN về vi ệc s ử dụng
tài khoản thanh toán.

- Chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và
yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài
khoản.
- Việc sử dụng tài khoản thanh toán của cá nhân là người chưa đủ 15 tu ổi,
người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không có tài sản riêng, người hạn ch ế


hoặc mất năng lực hành vi dân sự phải được thực hiện thông qua người giám hộ
hoặc người đại diện theo pháp luật.
- Chủ tài khoản thanh toán của cá nhân là người từ đủ 15 tu ổi đến chưa đ ủ
18 tuổi khi sử dụng tài khoản thanh toán phải có tài s ản riêng đ ể đ ảm b ảo th ực
hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật dân sự.
- Việc sử dụng tài khoản thanh toán chung phải thực hi ện đúng theo các n ội
dung tại văn bản thỏa thuận (hoặc hợp đồng) quản lý và sử dụng tài kho ản thanh
toán chung của các chủ tài khoản và phải tuân theo các nguyên tắc quy đ ịnh tại
khoản 4 Điều 15 thông tư 23/2014/TT-NHNN việc sử dụng tài khoản thanh toán.
c. Thủ tục mở tài khoản và sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước
(KBNN).
Đối tượng mở tài khoản tại KBNN
Điều 3 Thông tư số 61/2014/TT-BTC hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài
khoản tại Kho bạc nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý
ngân sách và kho bạc quy định đối tượng các đơn vị, tổ chức, cá nhân đăng ký và s ử
dụng tài khoản tại KBNN, gồm:
- Các đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các đơn vị, tổ ch ức đ ược
ngân sách hỗ trợ.
- Các đơn vị chủ đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) thu ộc
ngân sách các cấp.
- Các Ban quản lý dự án được giao quản lý dự án ĐTXDCB, có tư cách pháp
nhân, được phép đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN ghi trong Quy ết đ ịnh
thành lập hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Các quỹ tài chính Nhà nước.
- Các đơn vị, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thu
các khoản phí, lệ phí, thu xử phạt hành chính, tịch thu theo quy định.
- Các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền hoàn trả các khoản thu NSNN.
- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác đăng ký và sử dụng tài kho ản tại KBNN
theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
Hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản tại KBNN được quy định tại Đ iều 8 của
Thông tư số 61/2014/TT-BTC.
Thời gian xem xét, giải quyết đăng ký sử dụng tài khoản là 02 ngày làm vi ệc
kể từ ngày KBNN nhận được hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản đầy đủ, h ợp l ệ c ủa
đơn vị, tổ chức, cá nhân (Khoản 3 Điều 11Thông tư 61/2014/TT-BTC).


Sau khi giải quyết xong yêu cầu đăng ký và sử dụng tài khoản cho các đ ơn v ị,
tổ chức, cá nhân, KBNN thực hiện lưu hồ sơ đăng ký s ử dụng tài kho ản c ủa đ ơn v ị,
tổ chức, cá nhân, trả 1 giấy đăng ký sử dụng tài kho ản và m ẫu d ấu, m ẫu ch ữ ký và
1 bảng kê đăng ký sử dụng tài khoản chi ti ết (nếu có) để thông báo cho đ ơn v ị, t ổ
chức, cá nhân biết số hiệu tài khoản đã được KBNN đồng ý cho sử dụng giúp đ ơn v ị
phản ánh đúng số hiệu tài khoản trên hợp đồng, chứng từ kế toán,... khi giao d ịch
với KBNN (Điều 12 Thông tư 61/2014/TT-BTC).
Sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước
Điều 14 Thông tư số 61/2014/TT-BTC quy định về việc sử dụng tài khoản:
- Đối với tài khoản dự toán.
+ Các đơn vị dự toán, các đơn vị chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được cấp kinh
phí theo hình thức dự toán kinh phí sử dụng tài kho ản này theo đúng ch ế đ ộ ki ểm
soát chi và chế độ thanh toán NSNN hiện hành qua KBNN.
+ Căn cứ tài khoản dự toán đã mở tại KBNN và kinh phí được NSNN cấp b ằng
dự toán, các đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị chủ đầu tư lập chứng từ để th ực hi ện
các giao dịch thanh toán.

+ Các bộ, ngành hưởng kinh phí từ Ngân sách trung ương được giao d ự toán
có các khoản chi đoàn ra, chi mua tin, đóng niêm li ễn,... n ếu có nhu c ầu chi b ằng
ngoại tệ từ quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước thì được đăng ký và s ử d ụng tài
khoản dự toán tại Sở Giao dịch - KBNN, trường hợp đăng ký sử dụng tài kho ản t ại
KBNN khác, phải được sự đồng ý của KBNN.
+ Nghiêm cấm các đơn vị sử dụng ngân sách rút ti ền từ tài khoản d ự toán
chuyển vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mình, trừ các trường hợp được c ơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Không sử dụng tài khoản dự toán để tiếp nhận các kho ản thanh toán do
các đơn vị khác chi trả, trừ các khoản thanh toán từ tài kho ản d ự toán b ị ngân hàng
hoặc KBNN khác trả lại, các khoản nộp khôi phục dự toán và khoản thu h ồi các
khoản chi ngân sách, thu hồi vốn đầu tư XDCB do ĐVSDNS, đ ơn vị chủ đ ầu t ư n ộp
trả NSNN khi chưa quyết toán ngân sách.
- Đối với tài khoản tiền gửi.
+ Các đơn vị, tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng tài kho ản c ủa mình đ ể giao
dịch trong phạm vi hoạt động của đơn vị và phù hợp với nội dung tài khoản đã
đăng ký với KBNN.
+ Các khoản thanh toán trích từ tài khoản ti ền gửi của đơn v ị, tổ chức, cá
nhân phải căn cứ vào chứng từ chuẩn chi hợp lệ, hợp pháp của chủ tài kho ản.
KBNN được quyền và có trách nhiệm trích tài khoản của đơn vị, tổ chức, cá nhân
để thực hiện thanh toán trong trường hợp đơn vị, tổ chức, cá nhân vi ph ạm k ỷ lu ật
thanh toán hoặc có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Trường hợp đơn vị, tổ chức, cá nhân chậm nộp các khoản ph ải n ộp NSNN,
căn cứ yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền KBNN được quyền tự động


trích tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức, cá nhân đó n ộp NSNN. Tr ường h ợp tài
khoản của đơn vị, tổ chức, cá nhân không đủ số dư hoặc hết s ố dư đ ể trích, KBNN
ghi vào sổ theo dõi riêng khoản tiền còn thi ếu, khi tài kho ản ti ền g ửi c ủa đ ơn v ị, t ổ
chức, cá nhân có đủ số dư, KBNN tiếp tục trích nộp NSNN và tính ti ền ch ậm n ộp

theo chế độ quy định.
+ Nghiêm cấm các đơn vị, tổ chức cho thuê, cho mượn tài kho ản ti ền g ửi t ại
KBNN.
+ Trường hợp đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản ti ền gửi không phù
hợp với nội dung của tài khoản đã đăng ký hoặc vi phạm th ủ tục thanh toán KBNN
có quyền từ chối chi trả và trả lại chứng từ thanh toán để đ ơn v ị, tổ ch ức, cá nhân
lập lại.
+ Trường hợp đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ tài chính, KBNN sẽ gi ữ
lại các chứng từ thanh toán để thông báo cho cơ quan Nhà n ước có th ẩm quy ền
xem xét, xử lý.
- Đối với tài khoản có tính chất tiền gửi.
+ Thực hiện tương tự đối với khoản tiền gửi.
+ Riêng việc chuyển tiền từ tài khoản phải trả về tiền, tài sản tạm gi ữ ch ờ
xử lý của các đơn vị liên quan phải kèm theo văn bản xử lý c ủa c ơ quan Nhà n ước
có thẩm quyền. Căn cứ văn bản xử lý và ủy nhiệm chi của đơn v ị, KBNN th ực hi ện
chi trả theo quy định.
IV. Thưc trạng, một số thuận lợi, hạn chế và hướng hoàn thi ện về vi ệc
mở, sử dụng và quản lý tài khoản thanh toán.
1. Thực trạng về việc mở, sử dụng và quản lý tài khoản thanh toán.
Ở Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương th ức thanh toán
không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền t ảng
ứng dụng công nghệ thông tin, như: internet banking, mobile banking, ví đi ện tử…
đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các n ước trong khu
vực và trên thế giới.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ l ệ sử dụng ti ền m ặt
trên tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004,
xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. Có hơn 65% đơn vị th ực hi ện chi
trả lương qua tài khoản cho đến năm 2013.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3/2014, cả nước có trên
15.500 máy rút tiền tự động (ATM) và trên 137.700 điểm chấp nhận thanh toán

thẻ (POS) được lắp đặt, tăng lần lượt 8,4% và 31,7% so với cu ối năm 2012. Trong
năm 2013, số lượng và giá trị giao dịch qua POS tại Việt Nam tăng tr ưởng khá cao,
đạt trên 28 triệu giao dịch và đạt trên 120.700 tỷ đồng, tăng tương ứng 34% và
26% so với năm 2012.
Từ sự phát triển của hệ thống máy ATM nên cũng không tránh kh ỏi vi ệc tô ị
phạm rình rập ở máy ATM. Liên tiếp gần đây, ngân hàng cùng công an đã phát hi ện


nhiều vụ tội phạm sử dụng các thiết bị cài đặt trên máy ATM đ ể ăn cắp d ữ li ệu
thông tin chủ thẻ rồi chuyển sang thẻ trắng để rút tiền.
2. Thuận lợi trong việc mở, sử dụng và quản lý tài khoản thanh toán.
- Tài khoản thanh toán không hạn chế về số lần bạn muốn gửi ti ền hoặc rút
tiền ra khi sử dụng.
- Ngân hàng điện tử giúp khách hàng được thông báo tự động, chủ động tra
cứu thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch thông qua SMS Banking, Mobile
Banking và Internet Banking.
- Thay vì trước kia khách hàng phải đến ngân hàng, xếp hàng ch ờ g ặp giao
dịch viên để làm thủ tục rút tiền thì hiện nay khách hàng ch ỉ c ần đ ến các máy ATM
của ngân hàng mình để rút tiền. Giao dịch vừa an toàn vừa nhanh chóng l ại gi ảm
một lượng lớn công việc cho các ngân hàng.
- Có thể sử dụng tài khoản thanh toán để thanh toán hàng hóa hay d ịch v ụ
mà ko cần dùng đến tiền mặt. Ví dụ như mua hàng ở các siêu th ị, tr ả hóa đ ơn b ữa
ăn tại nhà hàng hoặc giao dịch thanh toán trực tuyến như đặt mua vé máy bay…
- Ngoài ra, việc sử dụng tài khoản thanh toán khách hàng v ẫn có th ể ki ểm
soát được việc chi tiêu. Ngân hàng cho khách hàng h ạn mức “ qu ẹt th ẻ” t ối đa có
thể sử dụng trong một ngày.
- Với việc sử dụng tài khoản thanh toán khách hàng có th ể bảo đảm s ố ti ền
của mình. Ví dụ nếu đang sử dụng tiền mặt, khi đánh rơi ti ền ho ặc b ị c ướp sẽ r ất
khó có cơ may tìm lại nhưng mặt khác nếu thẻ bị máy ATM “nu ốt”, đánh r ơi hay b ị
kẻ gian ăn cắp thì tiền của bạn sẽ không suy chuyển n ếu bạn nhanh chóng thông

báo với ngân hàng để khóa thẻ, ngừng các phát sinh khi bị kẻ gian lợi dụng.
- Khi sử dụng thẻ thanh toán khách hàng được hưởng rất nhi ều ưu đãi và
giảm giá đặc biệt cho chủ thẻ tại các địa điểm mua sắm và gi ải trí.
3. Bất cập trong việc mở, sử dụng và quản lý tài khoản thanh toán.
- Thứ nhất, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân.
Tiền mặt là một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi
sử dụng. Tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời và vô danh, th ủ
tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành m ột công cụ rất được ưa chu ộng trong
thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi c ủa ng ười tiêu dùng và
nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Còn không ít người dân cho rằng, cứ phải tiền trong tay mới là ti ền của mình,
còn để trong tài khoản thì không biết thế nào. Trong mua s ắm cũng v ậy, ph ần đông
người mua và người bán vẫn quen thực hiện theo phương thức “ti ền trao cháo
múc”, họ không tin tưởng khi mua hàng qua, bên cạnh đó pháp luật v ề b ảo v ệ
người tiêu dùng của Việt nam vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Ngoài ra, niềm tin của người dân vào chiếc máy ATM cũng còn th ấp sau
không ít những vụ việc mất an ninh, giao dịch lừa đảo nên người dân cũng ng ại
thực hiện các giao dịch trên máy ATM mà khoảng 80% giao d ịch qua ATM là đ ể rút


tiền mặt và cũng vì thế chiếc máy ATM ở Việt nam được gọi là máy rút tiền tự động
trong khi bản chất của ATM là máy giao dịch tự động.
- Thứ hai, những bất cập trong hành lang pháp lý.
Tình trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là
do không có một hành lang pháp lý ngay từ đầu. Thời gian qua, mặc dù hành lang
pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện khá nhiều song vẫn ch ưa đ ầy đ ủ và
đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán đi ện tử và th ương m ại
điện tử. Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2005
nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức tri ển khai các kênh giao d ịch
điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thương mại

điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch đi ện tử,
chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (nh ư T ổng c ục
Thuế, Tổng cục Hải quan,…).
Gần đây, để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng ti ền m ặt, Chính
phủ đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét xây d ựng ph ương án
miễn giảm thuế và phí cho những trường hợp thanh toán qua thẻ tín dụng. Song,
vấn đề đặt ra là nên miễn giảm những loại thuế nào và giảm bao nhiêu đ ể c ả
người tiêu dùng và doanh nghiệp được hưởng lợi khi giao dịch qua thẻ ATM.
Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thi ếu nh ững quy đ ịnh,
chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng thương mại điện tử. Thực tế hi ện nay,
có những website bán hàng trực tuyến khá uy tín và ho ạt đ ộng mua bán trên m ạng
cũng khá phát triển nhưng vẫn chỉ mang tính tự phát, manh mún do ch ưa có nh ững
chế tài để xử lý đối với các hành vi gian lận khi tham gia th ương m ại đi ện t ử, khi
mua bán hàng hóa qua mạng, nên khi xảy ra tranh chấp, gian l ận, ng ười mua là
người phải chịu thiệt.
- Thứ ba, những hạn chế của các sản phẩm dịch vụ được cung cấp.
Thực tế cho thấy, đầu tư một máy ATM hiện quá tốn kém mà phí bù đ ắp l ại
quá ít. Đơn cử, với mỗi chiếc máy ATM, ngoài chi phí lắp đ ặt, duy trì thi ết b ị, thuê
địa điểm thuận lợi, chi phí an ninh… và số tiền nạp trong máy, ngân hàng ph ải d ự
trữ một lượng vốn tiếp với tổng số tiền lên tới 500 tri ệu đồng/máy. Số ti ền này
sau khi nhân với tổng số máy ATM sẽ là không nhỏ và đây l ại là s ố v ốn không sinh
lời cho ngân hàng, vì thế, có thể gây khó khăn cho v ốn l ưu đ ộng c ủa ngân hàng, đ ặc
biệt trong những thời điểm ngân hàng đang “khát v ốn”. Chính vì lý do này, nhi ều chi
nhánh hiện không dám nhận tri ển khai Auto-bank mà l ại tr ả v ề trung tâm th ẻ c ủa
ngân hàng.
- Thứ tư, những hạn chế về hạ tầng kỹ thuật.
Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát tri ển ch ưa
đồng bộ, mới tập trung ở các đô thị, chưa vươn đến các vùng nông thôn, mi ền núi,
hệ thống POS chưa phát triển và thiếu hệ thống chuy ển mạch, dịch v ụ cho hệ
thống ATM còn nghèo nàn, vẫn chủ yếu là để rút ti ền mặt. S ố l ượng máy ATM tuy

có tăng, nhưng số lượng phân bổ chủ yếu ở các thành phố l ớn, các khu công nghi ệp.


Vẫn còn tình trạng tại các trung tâm thương mại hay siêu th ị l ớn, khách hàng có
trong tay thẻ tín dụng nhưng thay vì sử dụng thẻ tín dụng, thì lại ra các máy ATM
rút tiền để thanh toán bởi họ chưa nhận thấy cái lợi của vi ệc thanh toán qua th ẻ
tín dụng. Hay tình trạng một đơn vị chấp nhận thẻ cùng tồn tại nhi ều thi ết b ị POS
của các ngân hàng khác nhau để phục vụ cho các giao d ịch b ằng th ẻ gây lãng phí
trong đầu tư của các ngân hàng và khiến đ ơn v ị ch ấp nhận th ẻ cũng ch ưa m ặn mà
với việc thanh toán bằng thẻ.
Việc phổ biến, hướng dẫn, quảng bá về công dụng, tính tiện lợi và cách sử
dụng các phương tiện thanh toán không dung tiền mặt của các tổ ch ức cung ứng
dịch vụ thanh toán chưa đầy đủ, kịp thời tới công chúng.
- Thứ năm, công tác thông tin tuyên truyền chưa được quan tâm, chú tr ọng và
định hướng đúng đắn.
Những mục tiêu chiến lược, định hướng và các chính sách l ớn đ ể phát tri ển
hoạt động thanh toán chưa được công bố đầy đủ cho công chúng. Vì v ậy, không ch ỉ
người dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hi ểu bi ết ho ặc hi ểu bi ết m ơ
hồ về các dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán qua tài khoản. Ngoài ra, các
phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn phản ánh thiên lệch, khai thác nh ững
yếu điểm, lỗi kỹ thuật hoặc những yếu tố tiêu cực mang tính cá bi ệt đ ể đ ưa lên
công luận, khiến cho thông tin đến với những người tiêu dùng thường một chi ều,
thậm chí sai lạc, gây mất lòng tin vào một công cụ thanh toán nào đó ngay t ừ khi
mới bắt đầu phát triển.
4. Hướng hoàn thiện.
Thứ nhất, để hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt cần hạn chế cho vay b ằng
tiền mặt, tăng cường cho vay qua tài khoản khách hàng. Khuy ến khích m ở tài
khoản cá nhân, tạo tiền đề cho thanh toán không dùng ti ền mặt phát tri ển, m ở
rộng kết nối liên mạng để gia tăng tiện ích, tạo điều ki ện thuận lợi cho khách hàng
thực hiện giao dịch thanh toán và cần phải nâng cao trình đ ọ nghi ệp v ụ chuyên

môn của các cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán không dùng ti ền mặt.
Thứ hai, cần ban hành hệ thống văn bản pháp lý bảo vệ quyền l ợi các tổ
chức và cá nhân tham gia thanh toán qua tài kho ản thanh toán. Ph ối h ợp v ới các c ơ
quan chức năng khác như: Bộ Công an, bộ Tài chính… và các tổ ch ức c ảnh sát qu ốc
tế để kịp thời ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong qu ốc gia và trên th ế gi ới, phòng
chống các hoạt động gian lận trong thanh toán, đặc biệt là thanh toán bằng th ẻ
ngân hàng. Tiếp tục hoàn chỉnh và thực hiện các đề án thành ph ần trong thanh toán
không dùng tiền mặt như: phát tri ển thanh toán không dùng ti ền m ặt trong khu
vực công, khu vực doanh nghiệp, khu vực dân cư, nhóm đề án phát tri ển h ệ th ống
thanh toán.
Thứ ba, cần tăng cường hệ thống máy ATM, máy POS, các đi ểm ch ấp nh ận
thẻ. Song song với đó là tự động hóa và nâng cao ch ất l ượng ph ục v ụ thanh toán
thẻ tại các cơ sở này, lắp đặt các máy quẹt thẻ tại các cửa hàng, siêu th ị, trung tâm


mua sắm… để tăng cường việc thanh toán tiền mua hàng, trả phí dịch v ụ c ủa khách
hàng.
Thứ tư, nhà nước cần đầu tư trang thiết bị để hiện đại hóa ngân hàng, h ệ
thống kết nối Internet phải đủ nhanh, đủ mạnh, cho phép th ực hi ện các giao d ịch
nhanh chóng, không bị gián đoạn. Riêng lĩnh vực thanh toán thẻ, Chính phủ c ần xem
xét giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc phục vụ cho công nghệ thanh toán
thẻ ở Việt Nam hoặc ít nhất cũng tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động nh ập kh ẩu
những máy móc này.
Thứ năm, thực hiện quảng cáo qua ti vi, báo đài, trên Internet v ề nh ững
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và những tiện ích mà nó mạng l ại đ ể
thu hút nhiều khách hàng hơn, lôi cuốn khách hàng theo h ướng đa d ạng hóa, chú
trọng những khách hàng có tiềm năng. Giúp khách hàng nh ận th ức rõ h ơn v ề các
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trong đó có các dịch vụ về thanh toán.




×