SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ
- Địa chỉ : Ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Điện thoại : 0763.622 605
- Email :
TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
DẠY BÀI TOÁN HỆ THỨC LƯỢNG TRONG
TAM GIÁC CÓ YẾU TỐ THỰC TIỄN
- Hồ sơ dạy học thuộc lĩnh vực :
+ Môn chính : Toán học.
+ Các môn liên quan : Lịch sử, Vật lý, Địa lý, Giáo dục Kỹ năng sống
- Thông tin về giáo viên :
+ Họ và tên : Lê Thành Tuấn.
+ Ngày sinh : 10/06/1985.
+ Môn giảng dạy : Toán học.
+ Điện thoại : 0969 36 46 76.
+ Email :
AN GIANG - 02/2017
Dạy học theo chủ đề tích hợp
3.2. Đặc điểm của học sinh:
* Thuận lợi:
+ Học sinh khối 10 các em đã học xong bài chuyển động thẳng đều ở Chương I
của Vật lý 10 nên các em tiếp thu khá nhanh kiến thức liên môn.
+ Học sinh thuộc địa bàn huyện Chợ Mới nên nhiều em biết về di tích Cột dây
thép, cũng như các điểm du lịch trong tỉnh An Giang.
+ Đa số học sinh lớp 10A4 có tinh thần học tập tốt, chăm ngoan, tích cực trong
thảo luận nhóm, thực hiện rất nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên.
* Khó khăn:
+ Khả năng tư duy, tưởng tượng để đưa một tình huống thực tế về kiến thức toán
học cần áp dụng của học sinh chưa được tốt.
+ Kiến thức về phương, hướng của Địa lý 6 các em học lâu rồi nên nhiều em
không còn nhớ (buộc giáo viên phải nhắc lại trong quá trình giảng dạy).
+ Khả năng tính toán đại số, làm tròn số của học sinh còn hạn chế.
4. Ý nghĩa của chủ đề:
Luật giáo dục 2005 xác định “ Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, lý luận
phải gắn liền với thực tiễn …”. Tuy nhiên, trong chương trình giáo dục phổ thông,
không phải môn học nào cũng lồng ghép các vấn đề, tình huống thực tiễn vào bài học
một cách dễ dàng. Chẳng hạn, khi học sinh học môn Địa lý thì các em có thể hiểu vì
sau có hiện tượng ngày và đêm, mưa, gió…, học môn Lịch sử các em nắm được lịch sử
dân tộc, các triều đại vua …học Vật lý các em biết được tại sao ném quả táo lên cao thì
quả táo rơi xuống, tại sao khi ngâm mình trong nước thì cơ thể mình thấy nhẹ hơn…do
đó rất dễ lôi cuốn sự hứng thú của học sinh. Ngược lại môn Toán thì sao? Hầu hết học
sinh học toán có suy nghĩ ngoài những phép toán cộng, trừ, nhân, chia .. được áp dụng
trong thực tế để giúp mẹ đi chợ, tính tiền bán lúa… thì hầu hết các kiến thức toán khác
là rất trừu tượng mà các em học không biết để làm gì? Vì vậy, việc học toán trở thành
một áp lực nặng nề đối với học sinh. Các em nghĩ rằng Toán học là mơ hồ xa xôi, học
chỉ để thi cử mà thôi, các em nghi ngờ tính ứng dụng của Toán học vào thực tế cuộc
sống.
Sự thật là Toán học có rất nhiều ứng dụng vào thực tế và nó thể hiện rất rõ trong
cuộc sống hằng ngày của con người nhưng chúng ta không để ý mà thôi. Một phần là
do nội dung chương trình Toán phổ thông hiện nay còn hàn lâm, nặng về truyền tải
kiến thức, chưa chú trọng nhiều đến các bài toán có nội dung thực tế. Chính vì lẽ đó
Trang 2
Dạy học theo chủ đề tích hợp
mà nhiều học sinh THPT kỹ năng vận dụng kiến thức toán để giải quyết các bài toán
thực tế chưa cao.
Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn chủ đề “Giải bài toán hệ thức lượng
trong tam giác có yếu tố thực tiễn”, nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng các hệ
thức lượng trong tam giác của Hình học 10 kết hợp với các kiến thức Lịch sử - Vật lý –
Địa lý- Kỹ năng sống vào giải một số bài toán thực tế quen thuộc; rèn luyện cho học
sinh khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo và kỹ năng cơ bản để giải quyết một số bài
toán thường gặp về việc đo đạc khoảng cách trong thực tế.
Qua đó, giúp học sinh thấy được rằng Toán học có rất nhiều ứng dụng trong thực
tế, chứ không đơn thuần là hàn lâm, khô khan như các em vẫn nghĩ, góp phần kích
thích niềm đam mê, hứng thú học toán trong học sinh.
5. Thiết bị dạy học, tư liệu:
5.1. Giáo viên:
- Thước thẳng, giấy A1, phấn màu, thước đo góc, compa.
- Laptop, tivi LCD.
- Các phần mềm hỗ trợ toán học, Microsoft PowerPoint.
- Các kiến thức, thuật toán có liên quan .
5.2. Học sinh:
- Chuẩn bị bảng phụ, nam châm, bút lông.
- Sách giáo khoa, máy tính cầm tay.
- Ôn lại kiến thức bài hệ thức lượng, kiến thức chuyển động thẳng đều, cách xác
định phương hướng môn Địa lý.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
6.1. Mục tiêu bài học:
+ Thông qua chủ đề, giúp học sinh thấy được ứng dụng của hệ thức lượng trong
tam giác để giải quyết các bài toán thực tế về đo khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ
cũng như đo chiều cao của một công trình mà không thể đo trực tiếp.
+ Để dạy học theo chủ để tích hợp liên môn, giáo viên đã thay đổi các bài tập
trong SGK bằng các bài tập thực tế khác có liên quan đến các môn học khác như: Lịch
sử, Vật lý, Địa lý. Do đó, để giải được các bài toán này, học sinh cần nắm được các
kiến thức của các môn vừa nêu.
+ Thông qua bài toán trong chủ đề, giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
về cứu bạn bị đuối nước cho học sinh.
Trang 3
Dạy học theo chủ đề tích hợp
6.2. Phương pháp dạy học :
Trong quá trình dạy học, chủ yếu sử dụng 3 phương pháp :
+ Thuyết trình.
+ Vấn đáp, gợi mở.
+ Hoạt động nhóm.
6.3. Cách thức tổ chức:
Chủ đề dạy học được tiến hành với thời lượng 2 tiết :
+ Tiết 1: Tiết 25 PPCT Hình học 10 : Luyện tập bài : Hệ thức lượng trong tam
giác.
+ Tiết 2: Học sinh tiến hành đo đạc thực tế ngoài sân trường theo phân công của
giáo viên.
6.4. Hoạt động của giáo viên, học sinh:
TIẾT 1: GIẢI BÀI TOÁN THỰC TẾ LIÊN QUAN HỆ THỨC LƯỢNG
TRONG TAM GIÁC
-----------------*---*---*-----------------A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP: (1 phút)
- Ổn định trật tự, kiểm tra sỉ số.
B- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Kiểm tra bài cũ thông qua trò chơi: Chung sức.
Hoạt động của giáo Hoạt động của học
Ghi bảng - Trình chiếu
viên
sinh
- Giới thiệu thể lệ trò - Lắng nghe và cử Trình chiếu câu hỏi và đáp án.
chơi: mỗi nhóm chọn đại diện chọn câu
KIỂM
KIỂM TRA
TRA BÀI
BÀI CŨ
CŨ
tùy ý một câu trong 6 hỏi, thảo luận và trả
Mỗi nhóm chọn một câu hỏi, thảo luận và trả lời trong
câu, trả lời trong lời.
vòng 10 giây. Nhóm nào trả lời đúng được 1 điểm cộng.
vòng 10s, trả lời
đúng được 1 điểm
CÂU 1 CÂU 2
CÂU 3
cộng, trả lời sai
không có điểm. Có
một câu may mắn
CÂU 4 CÂU 5
CÂU 6
không cần trả lời mà
vẫn được điểm.
V3
Trang 4
Dạy học theo chủ đề tích hợp