Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại đồng bằng sông cửu long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 16 trang )

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm nhận diện mô hình phù hợp nhằm đo lường
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học
của học sinh trung học phổ thông tại đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu được thu
thập thông qua khảo sát trực tiếp và qua internet đối với 648 học sinh trung học phổ
thông. Đề tài sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định
tính như thảo luận nhóm, lược khảo tài liệu được sử dụng trong giai đoạn đầu để thu
thập các yếu tố cần thiết có liên quan đến sự lựa chọn trường đại học tại Đồng bằng
sông Cửu Long. Những yếu tố này sau đó đã được sử dụng để xây dựng một bảng
câu hỏi khảo sát định lượng. Các dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng kỹ
thuật như Alpha Cronhbach của, EFA, CFA, SEM ... để xác định và đánh giá tác động
của các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh. Mô
hình cấu trúc tuyến tính thể hiện sự phù hợp với dữ liệu thực tế và chỉ ra rằng ý định
chọn trường đại học của học sinh chịu sự ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố: (1) truyền
thông gián tiếp, (2) cơ hội việc làm và (3) cơ hội trúng tuyển. Dựa trên tác động của
ba nhóm nhân tố này, ý định chọn trường có ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều đến
quyết định chọn trường của học sinh. Kết quả phân tích đa nhóm dựa trên việc so
sánh mô hình khả biến và mô hình bất biến cho thấy, có sự khác biệt về các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định chọn trường giữa nhóm học sinh nam và nhóm học sinh nữ.
Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng các trường đại học cần sử dụng nhiều cách tiếp cận
linh hoạt để giới thiệu thông tin đến người học; thông qua đó, giúp người học có cơ
hội quyết định đúng trong việc lựa chọn trường đại học.

-iii-


ABSTRACT
This study aims to identify the measurable model of determinants of high
school students’ choice of university in the Mekong delta. The data was collected
through face-to-face interviews and online-system with 648 questionnaires filled in
by high school students. A mixed mode design using both qualitative as well as


quantitative methods has been used. The qualitative data collection was carried out
in the first phase by using focus group techniques in order to gather the necessary
factors for choice of higher education in Mekong delta context, in addition to those
found in the relevant literature. These factors were later used to construct a
quantitative survey instrument. The data collected was processed and analyzed by
analytical techniques as Cronhbach's Alpha, EFA, CFA, SEM ... to identify and
assess the impact of various factors affect to high school students’decision. Structural
Equation Model was fit to the real data and reflected that the high school students’
intention of university choice is affected by three factors including (1) indirect
communication, (2) employment opportunities and (3) admission opportunities.
Through these factors, the intention directly and positively affects to decision on
choice of university. The multigroup analysis based on comparison between
unconstrained model and constrained model showed that there is the difference
between male and female students in university choice. The results imply that the
universities should use various methods to communicate to students in order to
support the students in decision making.

-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Tổng quan tài liệu .............................................................................................4
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................................4
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................6
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................7
1.3.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................7
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................7
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................7
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .....................................................................7
1.5.1. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................7
1.5.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................8
1.6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................8
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................8
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................9
1.7. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................9
1.7.1. Về mặt khoa học .........................................................................................9
1.7.2. Về mặt thực tiễn .......................................................................................10

-v-


1.8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................12
2.1. Lý thuyết lựa chọn và ra quyết định ...............................................................12
2.1.1 Định nghĩa các khái niệm chính ................................................................12
2.1.2. Thuyết lựa chọn ........................................................................................12
2.2.3. Tiến trình ra quyết định ............................................................................14
2.2. Các mô hình nghiên cứu và giả thuyết ...........................................................16
2.2.1. Các mô hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................16

2.2.1.1. Mô hình quyết định chọn trường đại học của Chapman ..................16
2.2.1.2. Mô hình của Alonderiene và Klimavičiene (2013) ..........................21
2.2.2. Các mô hình nghiên cứu trong nước ........................................................23
2.2.2.1. Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) .....23
2.2.2.2. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) ..................26
2.2.2.3. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012) ...............28
2.2.2.4. Mô hình nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Thu (2014) .........................29
2.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài ....................................................29
2.3. Tóm tắt chương 2 ............................................................................................31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................32
3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................32
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ......................................................................................32
3.1.1.1. Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................33
3.1.1.2. Xây dựng thang đo ...........................................................................33
3.1.1.3. Mô tả thang đo .................................................................................34
3.1.2. Nghiên cứu chính thức .............................................................................39
3.1.2.1. Quy mô mẫu .....................................................................................39
3.1.2.2. Quy trình phân tích dữ liệu ..............................................................39
3.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................44
3.3. Quy trình khảo sát ...........................................................................................44
3.4. Tóm tắt chương 3 ............................................................................................45

-vi-


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................46
4.1. Mô tả mẫu .......................................................................................................46
4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và tỷ lệ hồi đáp .........................................46
4.1.2. Kết quả thống kê mô tả.............................................................................47
4.2. Kết quả và thảo luận .......................................................................................50

4.2.1 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ........................................................50
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................53
4.2.3 Kết quả phân tích CFA ..............................................................................58
4.2.3.1. Kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ...58
4.2.3.2. Kiểm định thang đo ý định và quyết định chọn trường ...................59
4.2.4 Kết quả kiểm định mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường, ý định chọn trường và quyết định chọn trường đại học ................60
4.2.5 Kết quả phân tích sự tác động của giới tính đến quyết định chọn trường đại
học của học sinh THPT ......................................................................................63
4.2.6. Kết quả thống kê mô tả các thành phần của mô hình nghiên cứu cuối cùng....65
4.3. Tóm tắt chương 4 ............................................................................................67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................69
5.1. Kết luận ...........................................................................................................69
5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................70
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73
PHỤ LỤC .................................................................................................................77

-vii-


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CFA (Confirmation Factor Analysis):

Phân tích nhân tố khẳng định

CFI (Comparative Fit Index):

Chỉ số thích hợp so sánh


CR (Critical Ratio):

Giá trị tới hạn

Df (Degree Of Freedom):

Bậc tự do

EFA (Exploratory Factor Analysis):

Phân tích nhân tố khám phá

NFI (Normed fix Index):

Chỉ số phù hợp chuẩn

TLI (Tucker & Lewis Index):

Chỉ số Tucker và Lewis

GFI (Goodness of Fit Index):

Chỉ số phù hợp Goodness

RMSEA (Root Mean Square Error Approximation): Giá trị sai số của mô hình
SEM (Structural Equation Modeling):

Mô hình cấu trúc tuyến tính

AMOS (Analysis of Moment Structures):


Phân tích cấu trúc mô măng

CMIN/df:

Tỷ lệ khác biệt tối thiểu

THPT:

Trung học phổ thông

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu long

GDHN:

Giáo dục hướng nghiệp

-viii-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1:


Mô tả thang đo mô hình nghiên cứu

35

Bảng 4.1

Địa điểm và số mẫu điều tra

46

Bảng 4.2

Mô tả mẫu theo điều kiện kinh tế

48

Bảng 4.3

Mô tả mẫu theo lĩnh vực yêu thích

49

Bảng 4.4

Mô tả mẫu theo dự định sau khi tốt nghiệp

49

Bảng 4.5


Mô tả mẫu theo thời gian tìm hiểu trường đại học

50

Bảng 4.6

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha

51

Bảng 4.7

Bảng 4.8

Bảng 4.9

Kết quả phân tích EFA lần đầu các thành phần thang đo yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
Kết quả phân tích EFA lần cuối các thành phần thang đo
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
Kết quả phân tích EFA thành phần thang đo quyết định chọn
trường

53

55

56


Bảng 4.10

Kết quả kiểm định mô hình SEM

60

Bảng 4.11

Kết quả kiểm định mô hình SEM cuối cùng

62

Bảng 4.12

Kết quả kiểm định Bootstrap

63

Bảng 4.13

Kết quả kiểm định Chi_square

64

Bảng 4.14
Bảng 4.15

Kết quả ước lượng mô hình SEM khả biến của nhóm học
sinh nữ và nhóm học sinh nam
Kết quả tính điểm trung bình các biến quan sát


-ix-

65
66


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Mô hình năm giai đoạn của quá trình ra quyết định mua hàng

14

Hình 2.2

Các bước ra quyết định chọn trường đại học

15

Hình 2.3

Mô hình chọn trường đại học của Chapman


17

Hình 2.4

Mô hình nghiên cứu của Alonderiene và Klimavičiene (2013)

22

Hình 2.5

Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)

24

Hình 2.6

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011)

27

Hình 2.7

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2012)

28

Hình 2.8

Mô hình nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Thu (2014)


29

Hình 2.9

Mô hình nghiên cứu đề xuất

30

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu

44

Hình 4.1

Biểu đồ thể hiện mẫu phân theo loại trường học

47

Hình 4.2

Biểu đồ thể hiện mẫu phân theo loại trường học

47

Hình 4.3

Biểu đồ thể hiện mẫu theo giới tính


57

Hình 4.4

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

58

Hình 4.5

Kết quả kiểm định CFA chuẩn hóa các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường đại học

59

Hình 4.6

Kết quả kiểm định mô hình SEM

60

Hình 4.7

Kết quả kiểm định mô hình SEM cuối cùng

62

-x-



CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, kết cấu cũng như những ý nghĩa mà đề tài này mang lại.
1.1. Lý do chọn đề tài
Một nền giáo dục mạnh là chìa khoá của sự phát triển kinh tế; ngược lại, sự
phát triển kinh tế phụ thuộc vào hệ thống giáo dục và đặc biệt là giáo dục đại học
mang tính toàn diện và hội nhập quốc tế cao, vì đây là cấp học cao nhất trong hệ thống
giáo dục quốc dân và giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao cho quốc gia. Ở cấp học này, người học được trang bị những
kiến thức cơ bản và chuyên sâu, những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp mà họ lựa
chọn. Tại Việt Nam giáo dục đại học luôn được quan tâm hàng đầu trong chiến lược
phát triển nguồn nhân lực, điều này được thể hiện rõ trong quan điểm chỉ đạo của
nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội”. Bên cạnh đó Nghị quyết cũng chỉ ra “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào
tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp” do chưa
chú trọng đúng mức việc giáo dục kỹ năng làm việc và chưa có sự gắn kết với nhu
cầu của thị trường lao động, do đó cần có sự đổi mới toàn diện trong giáo dục đại
học, để đổi mới cần có sự tham gia của các bên hữu quan. Dưới góc độ người học, thì
ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông (THPT) cần phải có quyết định đúng
đắn cho việc chọn nghề, chọn trường, muốn vậy các bạn học sinh cần phải được trang
bị những kiến thức về nghề nghiệp, về trường thi và hơn hết là biết rõ điều gì là cần
thiết nhất cho bản thân trước khi đưa ra quyết định.
Trong quá trình ra quyết định, giáo dục hướng nghiệp có vai trò rất lớn giúp
cho học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản
-1-



thân đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử
dụng hợp lí nguồn lao động thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Giáo dục
hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh là một trong những vấn đề quan trọng được
Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện và liên tục đổi mới. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân
luồng học trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp
phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương” (Hội
đồng Chính phủ, 1981). Bên cạnh những thành tựu đạt được thì “giáo dục hướng
nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học chưa được sự quan tâm đúng
mức và kết quả còn hạn chế” (Vũ Đình Chuẩn, Lê Trần Tuấn, Trần Thị Thu, Nguyễn
Thị Châu, và Phoenix, 2013), cần phải đổi mới phát huy vai trò định hướng, giúp học
sinh tìm được môi trường làm việc, học tập phù hợp sau khi hoàn thành chương trình
giáo dục THPT tránh được sự lãng phí về thời gian và tiền bạc cho bản thân, gia đình
và xã hội.
Trên thực tế, học sinh THPT vẫn còn khá mơ hồ khi được hỏi về ngành, về
trường đại học mà mình muốn lựa chọn để tham gia dự thi. Nhiều học sinh còn lúng
túng trong việc chọn trường để đăng ký dự thi là do chưa được trang bị những kiến
thức cần thiết, nên trước hàng trăm ngành học và trường đại học khác nhau thì việc
lựa chọn luôn là một bài toán khó. Khi thực hiện nghiên cứu đánh giá mức độ nhận
thức về ngành, về trường mà học sinh lựa chọn, các em tham gia khảo sát có sự nhận
thức về trường đều ở mức độ thấp (Trương Thị Hoa, 2014). Việc này có thể đưa đến
những lựa chọn sai lầm dẫn tới bản thân không phát huy được hết năng lực, giảm
năng suất và hiệu quả học tập và lao động, khi ra trường khó có việc làm hoặc phải
đào tạo lại. Theo Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 1/2016 của Tổng cục thống
kê tỷ lệ thất nghiệp thanh niên trình độ cao đẳng, và đại học trở lên hiện là khoảng
15,79% và 19,59%, theo tuần tự. Trong khi tỷ lệ này là thấp hơn đáng kể cho nhóm
thanh niên có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp (chỉ khoảng 4,01% và 10,94%) (Tổng
cục thống kê, 2016). Điều này cho thấy lao động có trình độ chuyên môn cao lại khó

khăn trong tìm việc làm trình độ phù hợp hơn là lao động có trình độ sơ cấp hoặc

-2-


trung cấp. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể do sự chọn nghề, chọn trường của
học sinh chưa phù hợp.
Mặt khác, trong bối cảnh lĩnh vực giáo dục đại học được xã hội hóa, sự cạnh
giữa các trường càng tăng, vừa tạo ra cơ hội, vừa làm phức tạp thêm cho việc lựa
chọn trường. Khi các trường đại học vừa tăng lên về số lượng cũng như chất lượng,
điều này vừa tạo ra nhiều thuận lợi cũng đồng thời đặt ra những khó khăn cho các em
học sinh THPT khi phải quyết định nên theo học tại trường đại học nào. Theo thống
kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy đến năm 2016, Việt Nam có 223 trường đại
học, trong đó 163 trường công lập và 60 trường ngoài công lập (Bộ giáo dục và Đào
tạo, 2016), đặc biệt sự hình thành khu vực tư trong giáo dục đã tạo ra một xu hướng
mới, đó là sự cạnh tranh giữa các trường. Bên cạnh đó, các trường đại học hiện nay
tuyển sinh rất đa dạng, phong phú về hệ đào tạo cũng như ngành nghề, tổng số lượng
chỉ tiêu tuyển sinh tại các trường ngày càng tăng lên trên tổng số thí sinh dự tuyển,
cộng thêm sự đổi mới trong cách thức tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc
gia như hiện nay, đang làm gia tăng tính khốc liệt trong cuộc cạnh tranh thu hút thí
sinh, xu thế này giúp các thí sinh có quyền lựa chọn dựa trên nguồn cung rộng rãi,
đồng thời tạo thêm động lực phát triển cho các trường đại học do áp lực cạnh tranh,
nâng cao năng lực đào tạo và buộc các trường công và tư, nhất là trường tư, tìm kiếm
những chiến lược nhằm thu hút sinh viên trong phân khúc của mình. Khi cạnh tranh
trong giáo dục đại học ngày càng tăng thì nhu cầu về sự hiểu biết rõ hơn về cách các
học sinh chọn một trường đại học cũng tăng lên.
Từ những thực tế trên cho thấy, quyết định chọn trường đại học là một quyết
định không hề đơn giản mà là một quá trình phức tạp dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Để hiểu rõ được quá trình này, trước tiên chúng ta phải nắm bắt được những yếu tố
chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT dựa những

nghiên cứu khoa học cụ thể. Đề tài “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại Đồng bằng sông
Cửu Long” nhằm xác định và đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố khác nhau, thứ
tự ưu tiên của các yếu tố này, làm đầy đủ hơn sự hiểu biết về quá trình ra quyết định

-3-


thông qua đó học sinh THPT biết mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp. Kết quả từ nghiên
cứu này được kỳ vọng giúp những hoạt động hướng nghiệp được hiệu quả, đầy đủ
hơn, giúp các trường đại học nắm bắt nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của các em
học sinh THPT từ đó có những biện pháp hiệu quả để thu hút các thí sinh tiềm năng.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về cách học sinh chọn một trường cao
đẳng hoặc đại học. Các nhà nghiên cứu trước đây đã cố gắng phân tích và trình bày
vấn đề này thông qua các mô hình cho phép sự tương tác của rất nhiều yếu tố và tìm
thấy rằng, quá trình lựa chọn một trường đại học có thể là một quyết định lớn và
thường phức tạp, không chỉ ở khía cạnh tài chính, mà còn là một quyết định dài hạn
trong cuộc đời của học sinh.
Suwankiri (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm dân số đến các quyết
định lựa chọn trường của học sinh lớp 12 tại Thái Lan. Các biến này bao gồm tuổi,
giới tính, điểm trung bình (học lực), mức độ giáo dục, nghề nghiệp của các bậc cha
mẹ phụ huynh, và tình trạng tài chính của gia đình. Kết quả cho thấy sau tốt nghiệp
THPT, học sinh nữ tiếp tục học lên cao hơn nhiều hơn học sinh nam. Học sinh có cha
mẹ có bằng cử nhân hoặc cao hơn và đang làm việc như các quan chức chính phủ
hoặc tại các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để tiếp tục học lên cao so với học sinh
có cha mẹ được giáo dục thấp hơn và trong các ngành nghề khác. Cha mẹ ảnh hưởng
đến động lực của học sinh, kỳ vọng, và quyết định theo học ở một cấp độ cao hơn.
Những sinh viên có một nền tảng tài chính tốt có nhiều khả năng để tiếp tục nghiên

cứu của họ hơn so với sinh viên một nền tảng tài chính kém.
Lau (2009) thực hiện nghiên cứu của mình tại thung lũng Klang, Malysia để
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của học sinh dự định tiếp tục học cao
hơn sau khi tốt nghiệp. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định học sinh là chi
phí giáo dục, bằng cấp, và người thân (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, và giáo viên).
Trong đó yếu tố của bằng cấp có tác động lớn nhất về ý định học sinh, tiếp theo là chi
phí học tập, và người thân (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, và giáo viên). Nghiên cứu

-4-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]

Bộ giáo dục và Đào tạo (2016), Thống kê giáo dục đại học (Vol. 2016).

[2]

Vũ Đình Chuẩn, Lê Trần Tuấn, Trần Thị Thu Nguyễn Thị Châu, Phoenix, Hồ
Phụng Hoàng (2013), Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học,
Tài liệu tập huấn, Bộ Giáo Dục Đào tạo.

[3]

Trương Thị Hoa (2014), Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ
thông khu vực Hà Nội qua tham vấn nghề, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

[4]


Hội đồng Chính phủ (1981), Quyết định 126/CP về Công tác hướng nghiệp
trong các trường Phổ thông và việc sử dụng HS các cấp Phổ thông cơ sở và
Phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường.

[5]

Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ
chọn ngành quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế_Kế
hoạch Đà Nẵng, Đại Học Đà Nẵng.

[6]

Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường đại học của học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí phát triển KH&CN, (15).

[7]

Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên cứu khoa học
marketing - ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, NXB Đại học quốc gia
TP Hồ Chí Minh.

[8]

Đỗ Thị Ngọc Thu (2014), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn
trường đại học của học sinh THPT tại TP. HCM, Đại học Công Nghệ TP Hồ
Chí Minh.

[9]

Nguyễn Phương Toàn (2011), Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn

trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Đại học Quốc
gia Hà Nội.

[10] Tổng cục thống kê (2016), Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 1.
[11] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS. NXB Thống kê.

-73-


Tiếng Anh
[12] Adom, Awang Yusop (2015), Students’ factors preference of choosing private
university in Sarawak, Malaysia, Proceedings of the Asia Pacific Conference
on Business and Social Sciences 2015, Kuala Lumpur, Malaysia.
[13] Alonderiene, R Klimavičiene. A (2013), “Insights into Lithuanian Students’
choice of university and study program in Management and Economics”.
Management, 18(1), pp. 1-22.
[14] Arbuckle, James L (2010), “IBM SPSS Amos 19 user’s guide”, Crawfordville,
FL: Amos Development Corporation, (635).
[15] Bentler, Peter M, Bonett, Douglas G (1980), “Significance tests and goodness of
fit in the analysis of covariance structures”, Psychological bulletin, 88(3), pp. 588.
[16] Blau, P. M (1964), Exchange and power in social life, New York: John Wiley.
[17] Carmines, Edward G, McIver, John P (1981), “Analyzing models with
unobserved variables: Analysis of covariance structures”, Social measurement:
Current issues, pp. 65-115.
[18] Chapman, D. W (1981), “A model of student college choice”. The Journal of
Higher Education, 52(5), pp. 490-505
[19] Chapman, Randall G (1986), “Toward a theory of college selection: A model of
college search and choice behavior”. NA-Advances in Consumer Research
Volume 13.

[20] Cook, K. S (1977), “Exchange and power in networks of interorganizational
relations”, The Sociological Quarterly, 18(1), 62-82.
[21] Glasser, William (1998), Choice theory: A new psychology of personal freedom,
New York: HarperPerennial.
[22] Heath, A (1976), Rational choice and social exchange. In Scott, J. (2000).
Rational choice theory, In G. Browning, H. Halcli & F. Webster (Eds.),
Understanding contemporary society: Theories of the present Thousand Oaks,
CA: Sage, pp. 126-138.
[23] Hair, J.F, Anderson, R.E & Tatham R.L and Black, William C (1998),
Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall Intenational, Inc.
-74-


[24] Kamol Kitsawad (2013), An investigation of factor affecting high school
studen’s choice of university in Thailand, University of Wollongong, Thailand.
[25] Karl Wagner & Pooyan Yousefi Fard (2009), Factors Influencing Malaysian
Students’ Intention to Study at a Higher Educational Institution, Malaysia: ELeader Kuala Lumpur.
[26] Kettinger, William J & Lee, Choong C (1994), “Perceived Service Quality and
User Satisfaction with the Information Services Function”, Decision Sciences,
25(5-6), pp. 737-766.
[27] Kotler & Philip (2003), Kotler marketing de A a Z: 80 conceitos que todo
profissional precisa saber, Gulf Professional Publishing.
[28] Lau & Sear Haur (2009), Higher education marketing concerns: Factors
influenceing Malaysian students' intention to study at Higher Eduaction
Institutions, University of Malaya.
[29] Likert, Rensis (1932), A technique for the measurement of attitudes. Archives
of psychology.
[30] Nunnally, Jum C (1978), Psychometric theory, New York: McGraw-Hill.
[31] Nunnally, Jum C & Bernstein, IH (1994), “The assessment of reliability”,
Psychometric theory, 3(1), pp. 248-292.

[32] Osman M. Zain, Muhammad Tahir Jan & and Andy B. Ibrahim (2013),
“Factors influencing students’ decisions in choosing private institutions of
higher education in Malaysia: A structural equation modelling approach”, Asian
Academy of Management Journal, 18(1), pp. 75-90.
[33] Schoenherr, Holly J (2009),

Beyond academic reputation: Factors that

influence the college of first choice for high achieving students, University of
South Florida.
[34] Scott, J (2000), Rational choice theory, Understanding contemporary society:
Theories of the present Thousand Oaks, CA: Sage, pp. 126- 138.

-75-


[35] Stafford, L (2008), “Social exchange theories”. Engaging theories in
interpersonal communication: Multiple perspectives, Thousand Oaks, CA:
Sage, pp. 377-389.
[36] Steiger, James H (1990), “Structural model evaluation and modification: An interval
estimation approach”, Multivariate behavioral research, 25(2), pp.173-180.
[37] Suwankiri, Donrudee.(2007), “Factors influencing the decision of grade 12
students to continue their higher education”, Social Development Journal, 9(1),
pp. 157-174.
[38] West, R. L, Turner, L. H (2007), Introducing communication theory: Analysis
and application, Boston, MA: McGraw Hill.

-76-




×