BÀI 44: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU ĐỊA
PHƯƠNG
Giáo viên Địa: Cô Tuyết Lan
Tổ 1: Nhóm trưởng: Phạm Ngọc Anh
Chụp ảnh: Ngô Duy Phong
Đạo cụ: Quách Triệu My
• Ngày 25 tháng 1 năm 1994 , Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ký Quyết định số 152 QĐ/BT
công nhận khu mộ là di tích "Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia"
(ngày 19 tháng 10 năm 2011 bằng di tích được cấp lại, và đổi
tên là "Di tích Quốc gia” )
Trên đường Cách mạng tháng Tám (cách cầu Bình Thủy
khoảng 500m), rẽ vào đường Huỳnh Mẫn Đạt khoảng 200 m là
đến Khu tưởng niệm Bùi Hữu Nghĩa (nay thuộc phường Bùi
Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ)
Từ năm 2010 đến 2012, khu mộ trên lại được chính quyền cho xây dựng mới
gồm mộ, nhà bia, nhà thờ, nhà khách, nhà trưng bày. Tất cả đều được xây
theo lối kiến trúc cổ trên một diện tích hơn 1 ha, và đặt tên là "Khu tưởng
niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa". Công trình đã được khánh thành vào ngày 1
tháng 3 năm 2013, nhân lễ giỗ thứ 141 của ông.
Thủ khoa BÙI HỮU NGHĨA
(1807 – 1872)
Bùi Hữu Nghĩa, hiệu Nghi Chi,
sinh ra trong gia đình ngư dân
nghèo ở thôn Long Tuyền, Châu
Định Viễn, dinh Vĩnh Trấn (nay
thuộc quận Bình Thủy, thành
phố Cần Thơ).
Năm 1835 (triều vua Minh
Mạng thứ 16), Bùi Hữu Nghĩa đỗ
thủ khoa kỳ thi Hương tại Gia
Định, được triều đình nhà
Nguyễn bổ nhiệm làm Tri huyện
Phước Long, tỉnh Biên Hòa (nay
thuộc tỉnh Đồng Nai) rồi Tri
huyện Trà Vang, tỉnh Vĩnh Long
(nay thuộc tỉnh Trà Vinh).
Thủ khoa BÙI HỮU NGHĨA
(1807 – 1872)
Năm 1862, do bất mãn với triều
đình phong kiến, ông từ quan về
ở Long Tuyền, mở trường dạy
học, bốc thuốc chữa bệnh cho
dân, giữ khí tiết bất cộng tác với
Thực dân Pháp.
Ông mất ngày 21 tháng Giêng
năm Nhâm Thân (1872) thọ 62
tuổi.
Thủ khoa BÙI HỮU NGHĨA
(1807 – 1872)
Cuộc đời và sự nghiệp thơ, văn
của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là
tấm gương sáng về sự công
minh chính trực, hết lòng vì dân,
vì nước, dám đấu tranh chống
áp bức, bất công. Các tác phẩm
thơ, văn và tuồng Kim Thạch Kỳ
Duyên của ông có giá trị lớn
trong văn học Việt Nam cuối thế
kỉ XIX.
Ngày 25 tháng 01 năm 1994, mộ
của ông được Bộ Văn Hóa –
Thông Tin xếp hạng là di tích
Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Một số tác phẩm thơ được khắc đá bên mộ
ông
Một số tác phẩm thơ được khắc đá bên mộ
ông
Ý nghĩa: Khu di tích Bùi Hữu Nghĩa không chỉ là nơi tham quan
mà còn giúp cho chúng ta, con em vùng đất Bình Thủy nói riêng,
Cần Thơ nói chung tự hào về Ông, thêm yêu quê hương và để
phấn đấu học tập rèn luyện để xứng danh với lớp cha anh đi
trước.