Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tai lieu tham khao DSVH trong KD DL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.24 KB, 10 trang )

Di sản văn hóa
Theo Công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là:
Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có
tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc
điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết
lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan,
có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên
và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan
điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Di sản văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để làm sống dậy mọi tiềm năng văn hóa như là một nguồn
lực nội sinh mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt
động văn hóa cho thấy bên cạnh những thành tựu lớn cũng tồn tại những bất cập không nhỏ về
quan niệm, về phương thức thực hành, về những hoạt động cụ thể trong việc phát hiện, bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa. Vì vậy, thống nhất quan niệm, phương thức thực hành trong bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa vẫn thực sự là một nhu cầu cần thiết.

Về mặt quan niệm, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), đã nêu rõ di sản văn hóa là gì và khẳng
định nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong bối cảnh mới ở nước ta: “Di sản văn
hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo
những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi
vật thể”.

Nhiều nhà khoa học xã hội, những người làm công tác quản lý văn hóa cũng đã quan tâm tới vấn
đề di sản văn hóa ở những góc độ khác nhau, và ở một mức độ nhất định, thống nhất rằng: Di sản
văn hóa là sản phẩm sáng tạo trong quá trình hoạt động của con người nhằm vươn tới đỉnh cao giá
trị chân - thiện - mỹ. Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh của mối quan hệ tổng hòa và tương tác
giữa môi trường - con người - văn hóa, là sự vươn lên những thách đố khốc liệt bằng sự kiên trì,
lòng dũng cảm, trí thông minh và khát vọng vươn tới tầm cao của nhân loại, là tấm lòng bao dung,


sự dung hợp giữa việc bảo tồn bản sắc riêng của mình với sự thích ứng và tiếp thu những giá trị
của các văn hóa khác”.
Di sản văn hóa tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những vùng miền, những tộc người khác
nhau. Sự đa dạng, giàu có của di sản văn hóa Việt Nam không chỉ bởi dân tộc ta đã có lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước, giữ nước; không chỉ bởi nước ta hội tụ sự đặc sắc văn hóa của 54 tộc
người... mà còn bởi mỗi vùng miền, mỗi tộc người đều cố gắng bảo tồn những sắc thái văn hóa,


những truyền thống văn hóa lâu đời của riêng mình để góp chung vào kho tàng di sản văn hóa của
dân tộc và nhân loại. Di sản văn hóa của từng tộc người, của cả dân tộc cần được bảo tồn, cần
được làm sống dậy tiềm năng to lớn của nó để góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là công việc hết sức cần thiết, hết sức có ý nghĩa, bởi nếu không
có giải pháp bảo tồn, phát huy một cách thiết thực, có hiệu quả thì nhiều di sản văn hóa, cả vật thể
và phi vật thể, sẽ nhanh chóng bị hủy hoại bởi thời gian, bởi môi trường thiên nhiên khắc nghiệt,
bởi mặt trái của toàn cầu hóa và thị trường hóa...

Trong nhiều năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa dân tộc ở những quy mô khác nhau Hàng loạt di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đã
được công nhận, tu bổ, tôn tạo; rất nhiều cổ vật, di vật đã được bảo vệ... Các lễ hội truyền thống,
liên hoan nghệ thuật dân tộc, diễn xướng, trò chơi dân gian, phong tục, nếp sống đẹp... đã được
phục hồi và phát triển. Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, toàn dân bảo vệ và phát
triển văn hóa đã tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi cho công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị
của di sản văn hóa cũng như nền văn hóa dân tộc. Những thành tựu này thật sự lớn và đã khẳng
định tính đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng cũng như sức mạnh của Nhà nước,
của toàn dân trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa để xây dựng nền văn hóa mới.

Tuy nhiên, trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc cũng nổi lên một số hiện tượng
đáng quan tâm, gây bức xúc trong xã hội. Đó là tình trạng xâm hại, phá hoại di tích; lấy cắp cổ vật
và đồ thờ tự trong đền, chùa; hiện tượng mê tín dị đoan gia tăng; lễ hội truyền thống còn nhiều lộn
xộn; việc tổ chức cưới xin, tang lễ còn nhiều hủ tục; lối sống thực dụng gia tăng; đạo đức suy thoái

ở một bộ phận cán bộ, nhân dân... Hiện trạng này khiến cho môi trường văn hóa xã hội nói chung,
môi trường bảo tồn di sản văn hóa nói riêng kém lành mạnh, bền vững. Mặc dù toàn xã hội và
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều giải pháp ngăn chặn, can thiệp (như xóa bỏ tệ
chùa giả, động giả ở Chùa Hương, chấn chỉnh hoạt động lễ hội, khuyến khích cưới xin theo đời
sống mới, đẩy mạnh chống tệ nạn mại dâm, ngăn ngừa hoạt động karaoke trái chiều; thu hồi các cổ
vật bị đánh cắp, mua bán trái phép...) song, rõ ràng, đây vẫn là những thách thức đặt ra cho toàn xã
hội trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.

Để gia tăng mối tương thích giữa bảo tồn di sản và phát triển đất nước, cần phải xử lý hài hòa mối
quan hệ tương tác giữa sức ép của toàn cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa và nhu cầu bảo vệ di sản văn
hóa dân tộc theo hướng vừa tăng cường giao lưu vừa giữ được bản sắc, vừa tận dụng thuận lợi vừa
vượt qua thách thức, sao cho văn hóa Việt Nam vừa tham gia vào văn hóa nhân loại như một bộ
phận quan trọng vừa tồn tại như một chỉnh thể độc lập, giàu bản sắc. Trong quan hệ này, các yếu tố
kế thừa và cách tân, truyền thống và hiện đại, nội sinh và ngoại sinh, giao lưu và tiếp biến văn
hóa... cần được nhìn nhận một cách thấu đáo, biện chứng. Đồng thời, cần giữ gìn giá trị di sản văn
hóa (sự sáng tạo, phương thức phổ biến, phương tiện, thiết chế, sản phẩm...), trước sự bùng nổ của


cách mạng khoa học - công nghệ và sự gia tăng nhanh chóng các sản phẩm văn hóa hiện đại.
Không giải quyết được vấn đề này, văn hóa truyền thống dễ bị đẩy ra ngoài phạm vi quan tâm của
con người, nhất là thế hệ trẻ.

Bên cạnh những vấn đề mang tính chiến lược, cần thiết chú trọng tới hàng loạt vấn đề khác, mang
tính sách lược, như: đổi mới cơ chế và phương thức bảo tồn; chính sách và bộ máy thực hiện, trang
bị kinh phí nhiều nguồn, phương tiện công nghệ và đào tạo đội ngũ chuyên gia... Đặc biệt, cần phải
tiến hành chương trình tổng kiểm kê di sản văn hóa toàn quốc đồng thời trên cơ sở đó mà nghiên
cứu một cách sâu sắc về giá trị của từng nhóm, loại di sản văn hóa để có thể đề ra phương thức tốt
nhất trong bảo tồn chúng. Chương trình cấp quốc gia về sưu tầm văn hóa phi vật thể, về tổng kiểm
kê di sản văn hóa, về chống xuống cấp và tôn tạo di sản do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

thực hiện; chương trình sưu tầm Sử thi Tây Nguyên và một số địa bàn khác do Viện khoa học xã
hội thực hiện... là những công việc đúng hướng, có hiệu quả, đáng được trân trọng, đẩy mạnh và
mở rộng.

Di sản văn hóa, bản sắc văn hóa chính là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền
vững của một dân tộc. Bảo tồn di sản văn hóa, do vậy, không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi
thiết thực của mỗi con người.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi vấn đề phát triển văn hóa đang gặp những thuận lợi nhưng cũng
đứng trước những thách thức, rủi may không nhỏ, thì việc mỗi người, mỗi nhóm xã hội, mỗi cộng
đồng, cả dân tộc... dồn sức cho việc bảo tồn di sản văn hóa phải được xem như một quyền lợi tất
nhiên, tiên quyết. Nắm vững quy luật, tìm ra phương thức, hoạch định chiến lược, giải quyết
những vấn đề đang nổi cộm, có hệ thống giải pháp, biện pháp cụ thể, hiệu quả... chính là những
điều kiện cần và đủ để công tác, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc có được bước phát triển
mới thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Khai thác giá trị di sản trong chiến lược phát triển du lịch
Vị trí địa lý và lịch sử văn hoá đã đem lại cho Việt Nam nhiều di sản rất có giá trị trải dọc theo
chiều dài đất nước. Những giá trị đó là nguồn tài nguyên quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự
phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Tài nguyên du lịch của nước ta rất đa dạng. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
chúng ta còn có những tài nguyên văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay, cả nước có hơn 100
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu danh thắng nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và khoảng 40.000 di
sản văn hoá vật thể và phi vật thể, trong đó trên 2.800 di tích được xếp hạng quốc gia. Các di sản
văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế,
Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào đồng thời cũng là những báu vật vô


giá của dân tộc ta. Nếu tổ chức khai thác tốt, các di sản này sẽ thúc đẩy ngành du lịch nước ta phát
triển xứng với tiềm năng của đất nước.
Theo ông Lê Trọng Bình, TS.KTS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển (NCPT) Du lịch "Hệ

thống di sản là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và
du lịch văn hoá góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực
châu Á, thu hút lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn
cho nền kinh tế quốc dân".
Khách quốc tế tới Việt Nam ngày càng đông (năm 2006 khoảng 3,6 triệu lượt, năm 2007 ước tính
sẽ đón từ 4 – 4,4 triệu lượt) và mức chi trả cho hoạt động du lịch của họ tại Việt Nam ngày càng
tăng đã phản ánh được rằng Việt Nam có du lịch hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Phần lớn khách quốc tế tới nước ta đều cho rằng họ đi du lịch là để khám phá, khám phá những nét
độc đáo của bản sắc dân tộc Việt Nam, khám phá những điều kỳ diệu của các danh thắng mà chỉ ở
Việt Nam mới có để từ đó họ hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam. Tất cả điều đó có lẽ du
khách sẽ tìm thấy được khi họ có những chuyến tham quan thực tế tại các di sản, đặc biệt là các di
sản thế giới của chúng ta. Điều đó đã khẳng định vai trò của các di sản đối với sự phát triển của du
lịch nước ta.
Các di sản thế giới đã được công nhận của Việt Nam luôn được đánh giá cao và được định hướng
khai thác để phát triển trở thành các khu, điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, làm động
lực cho sự phát triển du lịch của cả nước. Chẳng hạn như: Di sản Vịnh Hạ Long được xác định là
không gian du lịch chủ yếu của Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh hay 2 Di sản ở Huế,
phố cổ Hội An, Mỹ Sơn là không gian du lịch chính ở Trung tâm Huế - Đà Nẵng đồng thời của
vùng du lịch Bắc Trung Bộ và đặc biệt còn gắn với phát triển du lịch hành lang Đông – Tây.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020, toàn bộ
các khu di sản đều nằm trong khu du lịch quốc gia. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của các di sản
trong khai thác giá trị du lịch ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các di sản mặc dù đã được chú trọng phát huy giá trị trên phương
diện du lịch tuy nhiên so với tiềm năng của nó thì việc khai thác còn chưa hiệu quả. Ngay cả các di
sản đã được công nhận là di sản thế giới, vấn đề này cũng đang cần phải xem xét một cách tổng
thể. Chúng ta thiếu những khu du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc có tầm cỡ trong khu vực cũng như
trên thế giới. Mặt khác, các di sản của Việt Nam hiện nay đang có nguy cơ suy giảm giá trị do bị
xâm phạm, xuống cấp...
Trước thực trạng và tính cấp bách của vấn đề này, trung tuần tháng 10 vừa qua, một hội thảo với
chủ đề ''Quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch tại các di sản thế giới ở Việt Nam'' đã được Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Bình phối
hợp tổ chức. Hội thảo đã được nghe các bài tham luận của các chuyên gia Việt Nam và Tây Ban
Nha về quản lý, bảo tồn di sản thế giới trong xu hướng phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch ở
Việt Nam, các vấn đề như quy hoạch và định hướng phát triển du lịch tại các khu vực có di sản thế
giới ở Việt Nam; Vấn đề du lịch và di sản; Bảo tồn di sản văn hóa thế giới và phát triển du lịch tại
các di sản văn hóa thế giới hiện nay ở Việt Nam; một số vấn đề cụ thể của các di sản thế giới ở Việt
Nam.
Cũng tại cuộc Hội thảo này, các chuyên gia trên lĩnh vực bảo tồn di sản đểu tỏ ra lo ngại đối với
một số di sản thế giới ở Việt Nam chưa được quản lý, bảo tồn theo hướng bền vững, một số di sản
bị xâm hại làm ảnh hưởng đến giá trị của di sản thế giới. Việc tôn tạo, bảo tồn các giá trị của di sản
là cần thiết tuy nhiên, việc lạm dụng quá sẽ đem đến những kết quả ngược lại.
Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch "Hiện nay, một trong những
hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam là thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao


trong khu vực và quốc tế. Trong trường hợp này, bản thân các di sản thế giới đã là những tài
nguyên du lịch như vậy, chính vì thế việc khai thác có hiệu quả những giá trị này cần được phát
huy, góp phần khắc phục những hạn chế của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập".
Để khai thác hiệu quả giá trị du lịch từ các di sản thế giới, có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết
và cần sự phối hợp liên ngành, liên vùng. Bên cạnh công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị của các di sản,
hoạt động xúc tiến quảng bá được đánh giá là hết sức quan trọng, đặc biệt là các chương trình
quảng bá, xúc tiến tại nước ngoài. Di sản thế giới tại Việt Nam được xem là tài nguyên du lịch có
giá trị đặc biệt để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao và
chúng ta tin tưởng đó chính là những lợi thế để du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

(Theo CPV)
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về sắp xếp không gian, thiết kế các công trình kiến
trúc. Một định nghĩa rộng hơn có thể bao gồm việc thiết kế môi trường xây dựng tổng thể, từ vĩ mô
như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và kiến trúc cảnh quan, kiến trúc công trình, đến vi mô như
thiết kế nội thất, thiết kế sản phẩm hay tạo dáng công nghiệp.

Từ những vật liệu sẵn có và những tri thức kinh nghiệm chắt lọc được, mỗi một nền văn hóa tạo ra
cho mình một phong cách kiến trúc riêng ở mỗi một thời kỳ lịch sử.
Kiến trúc cổ Việt Nam
Kiến trúc cổ truyền Việt Nam đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ như nhà gỗ truyền thống Việt
Nam kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre... Trong thể loại kiến
trúc này, thực sự không có sự khác biệt hoặc phân chia hoặc khác biệt nhiều về kết cấu của các thể
loại công trình khác nhau. Dựa trên đặc điểm cũng như tính chất của hệ kết cấu cũng như vật liệu
này, trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam không thực sự tồn tại các công trình có kích thước lớn như
ở các quốc gia khác.
Trong suốt lịch sử, kiến trúc cổ truyền Việt Nam thực sự không có nhiều thay đổi hoặc có xuất hiện
những trường phái như ở châu Âu. Vì là một quốc gia phải liên tục chịu đựng chiến tranh trải dài
theo lịch sử, thời gian để hòa bình xây dựng rất ngắn, nên kiến trúc lớn hay bền vững tồn tại không
có nhiều. Có thể phân loại kiến trúc Việt Nam ra các công trình hạng mục theo:
Chức năng sử dụng: kiến trúc cung điện, tôn giáo (đình, chùa, miếu thờ...), văn hóa (bia, đền...),
nhà ở dân gian,...
Vật liệu xây dựng thì cũng ít có tính cách lâu dài, chỉ trừ các công trình công cộng: gạch, đá, gỗ
quý (thiết mộc)... mà đa số dùng các vật liệu địa phương sẵn có như lá, tranh, tre, gổ đẽo, đá kê nền
cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm,...
Kết cấu: khung sườn gỗ, mộng và lỗ mộng (không dùng đinh), vĩ kèo gỗ đòn tay, rui mè, đòn vong,
cột kê tán (không móng, cừ...) tùy theo điều kiện địa lý mà có thể nhà kết cấu nâng sàn, nửa nhà
sàn nửa nền đất, hay trên nền đất, nhưng không có lầu hay nhiều tầng như các nước khác. Mái nhà
thường có độ dốc cao do hay dùng lá, tranh, ngói (dốc lớn hơn 45 độ).


Trang trí: công trình công cộng thì thường lợp ngói (hoàng cung, đình, miếu...), mái công ở góc
mái có trang trí đầu đao, rồng, cá,... chạm trổ hoa văn trang trí các đầu đà xà gồ gỗ, các hình tượng
trang trí thường từ thú họ tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng) hay cọp, cá, ...
Thiết kế bình đồ: công trình công cộng như chùa, đình thường có bình đồ dùng theo chiết tự Hán
như nội công ngoại quốc, ... còn nhà ở thì thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà
trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)... và thường không ngăn chia ra các phòng

nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ. Nhà ở miền Nam nhiều sông
rạch nên phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình phụ như nhà để ghe xuồng thường ở mé
sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài nhà có chuồng trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà.
Vật lý kiến trúc: thông gió tự nhiên, tường và mái nhà thường trùm kín nhà do mưa rất nhiều, hơn
nữa cửa đi và cửa sổ mở rất ít do an ninh ngừa trộm cắp nên chiếu sáng tự nhiên rất tối và kém
sáng sủa, nhà ở thường hướng nam (đón gió nồm thổi mát vào mùa hè) và 2 chái phụ ở 2 đầu nhà
sẽ là hướng đông tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều. Trồng cây: trước nhà trồng cau (cau
để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông).
[sửa]
Kiến trúc thuộc địa
Thể loại kiến trúc này được du nhập từ các nước phương Tây, cùng với sự xuất hiện của người
Pháp tại Việt Nam vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Loại hình kiến trúc này phát triển song song
với quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp. Do đặc điểm của riêng của điều kiện địa lý, khí
hậu khác biệt nên các phong cách kiến trúc châu Âu đã phải có những chuyển biến nhất định để
hòa hợp với điều kiện Việt Nam.
[sửa]
Kiến trúc mới
Thể loại kiến trúc này được hình thành từ giữa thế kỷ 20, sau khi nước Việt Nam thoát khỏi giai
đoạn thuộc địa của thực dân Pháp. Dựa trên điều kiện lịch sử khác biệt, kiến trúc hai miền Nam và
Bắc cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định.
[sửa]
Kiến trúc đương đại
Cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như quá trình mở của hội nhập quốc tế sau giai đoạn Đổi
mới và sự du nhập nhiều luồng kiến trúc khác nhau vào Việt Nam đã hình thành nên một khuynh
hướng kiến trúc mới. Vào giai đoạn của mở cửa, phong cách kiến trúc này phần nhiều mang tính
lai tạp sao chép các đặc điểm kiến trúc nước ngoài còn mang tính hỗn loạn. Hiện nay, các kiến trúc
sư Việt Nam vẫn đang lần tìm một con đường cho riêng họ.
Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay(2007) một số trào lưu kiến trúc mới theo phong cách hiện đại đã
được hình thành. Tuy chưa rõ nét nhưng đã một phần thể hiện được sự hội nhập với thế giới của
các kiến trúc sư Việt Nam. Bên cạnh các hình thức thường thấy ngoài đường phố, công năng sử

dụng cũng được nghiên cứu nghiêm túc hơn, tạo tiện nghi cho người sử dụng tốt hơn.


CẢM NHẬN LỊCH SỬ TỪ ĐIÊU KHẮC ĐỀN ĐINH LÊ
(Thứ Năm, 13/09/2007 - 10:07 AM)
Giá trị di sản văn hóa cố đô Hoa Lư từ điều khắc đền Đinh Lê
Lịch sử được làm nên bởi cả một dân tộc qua nhiều thế hệ, thế nhưng nó lại được viết lại bởi một
số ít các sử gia. May thay, ngoài văn hiến thư tịch, lịch sử còn đuợc tái hiện bằng truyền khẩu và
hình tượng. Nhờ vậy lịch sử được nhìn nhận dưới ống kính vạn hoa lung linh và sinh động hơn.
Có những dân tộc như Ai Cập, Trung Hoa, hay Hy Lạp, La Mã mọi người dễ dàng tìm thấy trong
những câu chuyện sự tương đồng giữa sử sách và tranh tượng. Các học giả Trung Hoa có thể kiểm
chứng sự chân thực của cuốn Sử Ký, căn cứ vào các hiện vật tìm thấy ở khu lăng mộ Tần Thuỷ
Hoàng hay các bức tranh trong từ đường họ Vũ ở Gia Tường Sơn Đông...ở Việt Nam, những người
nghệ nhân chạm khắc là những người kể chuyện vô danh và vô tư nhất. Họ những sử gia quê mùa
làm chúng ta ngạc nhiên về thái độ độc lập đến lạ kỳ với hệ thống luân lý phong kiến và một lịch
sử không ngớt tiếng gươm đao. Hãy thử hình dung những hướng dẫn viên du lịch phải vất vả lắm
mới phiên dịch được những lời ca ngợi công trạng ( mà phần nhiều là võ trạng) cho các du khách
Âu Mỹ, nhưng còn khó khăn hơn khi đi tìm sự liên kết ý nghĩa các bức hoành phi câu đối với hệ
thống đồ án hoa lá muông thú tưng bừng trên các dầm xà, cột ván, đầu bẩy...như ở đền vua Đinh vua Lê ( Hoa Lư- Ninh Bình).
Căn cứ vào văn bia ở đây, chúng ta được biết phần kiến trúc và điêu khắc quần thể đền vua Đinh vua Lê mà chúng ta đang thấy hiện nay xuất hiện khá muộn, kéo dài suốt thế kỷ 17. Cho dù được
chính sử ghi nhận như là một những triều đại vẻ vang trong lịch sử dân tộc, nhà Đinh nhà Tiền Lê,
thì ánh hào quang sau 7 -8 thế kỷ đã không còn chói loà nữa. Họ, những người nông dân- nghệ
nhân, có riêng cho mình một cách nhìn, cách nghĩ. Xin được dừng ít phút trước tấm bia làm năm
Chính Hoà thứ 16 ( 1696). Đây là chiếc bia cao nhất đứng ở giữa trong nhà bia. Bia tán tụng công
đức tiền nhân. Như bức hoành phi ở điện vua Đinh : Chính thống thuỷ ( Khởi đầu sự chính thống).
Đây là triều đại có công lớn thống nhất sơn hà về một mối, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, tiến hành
bang giao với Trung Hoa. Trán bia không khắc lưỡng long chầu nhật như từng thấy rất nhiều ở các
vua Lê. Mà thấy ở đây là đôi chim phượng mà nếu không giải thích sẽ lầm tưởng là đôi ngỗng !
Đường diềm thân bia được bắt đầu bằng đôi khỉ cực đẹp. Bên phải là đôi khỉ một cái một đực đang
âu yếm nhau. Bên kia là con khỉ mẹ đang cõng con khỉ con. Chưa hết phía dưới đế, phía chính diện

là hình con cua được đục nổi rõ, hai bên là hai con chuột đang rình rập. Sẽ nhiều người không kịp
xem con rồng nằm dài phía sau, cũng được đục nổi lên, khá dữ tợn. Thật không biết đây là ý tứ của
một bậc túc nho hay là sự thâm thuý hóm hỉnh của người thợ.
Theo lệ thường, đã phàm là bia đá bảng đồng đều hết sức nghiêm trang với những quy định khắt
khe, ứng với bậc đế vương nhất thiết phải là tứ linh: long ly quy phượng. Hơn 200 trăm năm trước,
những chuẩn mực lập bia thời Lê sơ ở Xuân Lam, Thọ Xuân Thanh Hoá đã hết sức kinh điển rồi.
Như nhiều nhà nghiên cứu đã từng nhận xét sự trống vắng các hình ảnh mô tả chinh chiến trong
Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Chúng ta rất ít thấy những cảnh chiến đấu vốn thấy nhiều
trên trống đồng Đông Sơn. ở đền vua Đinh - vua Lê chỉ có các đồ nghi tế có hình dạng binh khí
như các thanh đao và các câu đối hoành phi ca ngợi uy vũ của các bậc đế vương. Câu đối trong đền
vua Đinh viết “ Anh hùng vĩ liệt, trác quán hồ Ngô, Trưng, Triệu, Thục dĩ tiền, Đại Việt sơn hà quy


nhất thống.- Thánh nhân dư linh kế tự giả Lê, Lý, Trần, Lê như hậu, Trường Yên lăng tẩm tự thiên
thu” .Nghĩa là: Anh hùng trác tuyệt vượt hẳn Ngô, Trưng, Triệu, Thục trở về trước, Đại Việt non
sông về một mối ... Oai linh thần thánh nối tiếp sau này có Lê, Lý, Trần, Lê, đất Trường Yên lăng
tẩm tự ngàn thu.
Võ công là vậy nhưng... tuyệt nhiên không hề tìm thấy một hình ảnh nào làm chúng ta hình dung
đó là ngôi đền của các vị vua là những anh hùng trận mạc với những chiến thắng lẫy lừng. Đền Lý
Bát Đế lập thời gian này cũng vậy, hay sớm hơn nữa là đền Chiêu Trưng thờ danh tướng Lê Khôi.
Đền Chiêu Trưng hay còn gọi là đền Võ Mục rất nổi tiếng với những bức chạm khắc đánh cờ, tấu
nhạc vô cùng sảng khoái.
Chuyển qua đền vua Lê.
Phan Huy Chú trong “ Lịch triều hiến chương loại chí” đã đánh giá về vua Lê Đại Hành như sau:
“Vua phá Tống bình Chiêm, khiến cho cả Hoa Hạ, Man Di đều sợ hãi. Trung Quốc đã mấy lần sắc
phong khen ngợi vua, khiến cho tiếng tăm của vua trở nên lừng lẫy.” Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt
sử ký toàn thư viết: “ Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái nhục phiên di đi
bắt sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bậc anh hùng
nhất đời vậy”
Câu đối ghi ở đền vua Lê ca ngợi sự nghiệp kháng Tống, Bình Chiêm của vua Lê Hoàn:

“ Thần vũ thiếp tứ lân, thịnh Tống cường Chiêm thử nhật
Tinh linh tồn thiên cổ, Long giang Mã trục chi gian”
Nghĩa là: Thần vũ động bốn bên, trong lúc Chiêm cường Tống thịnh - thiêng liêng còn muôn thủa,
trong vùng núi Mã, sông Long.
Tràn ngập trong không gian linh thiêng của ngôi đền là thế giới của mây nước, hoa lá cỏ cây và
chim muông và những con vật của thế giới tưởng tượng như con long, con lân. Những đoá sen ở
đây tự nhiên như ai đó vừa đi qua đầm sen hái lấy vài bông rồi tung lên các dầm xà.
Trong nền mỹ thuật Trung Hoa, đề tài chiến tranh được thể hiện rất phổ biến trong các lăng mộ và
từ đường, ví dụ như trong hệ thống tranh Hoạ tượng thạch đời Hán. Các học giả lý giải hiện tượng
này như sự hồi vọng lại quãng đời và công trạng của người đã khuất. Nhưng tại sao chúng ta lại
không tìm thấy sự hồi vọng như thế ở đây. Thân thế người đã khởi công xây dựng lại khu đền vua
Đinh - vua Lê này cũng có những võ công hiển hách. Lễ quận công Bùi Thời Trung vốn là tướng
nhà Mạc sau về hàng nhà Lê, sau được phong Đô đốc Hiệu lực tứ vệ quân sự bộ Lễ. Trong dân
gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện “Giết quận Kế tế quận Mỹ”.
Người viết từng có một thắc mắc tại sao các nghệ nhân xưa trên long sàng đá khắc hình con rồng
vùng vẫy hết sức oai vệ lại khắc thêm những con vật rất đỗi tầm thường như con tôm con cá và cả
lũ chuột. Rồi. Đột nhiên trời đổ cơn mưa, long sàng lênh láng nước chợt như thấy rồng quẫy đạp
sóng sánh lấp lánh ánh nắng quái chiều tà. Tôi lại tiếp tục nẩy sinh câu hỏi: có phải bác thợ cả xưa
cũng sau cơn mưa bất chợt như thế từ trong lán bước ra sau mấy bi thuốc lào chếnh choáng hứng


chí đục thêm mấy con vật thân quen. Hay muốn ngụ ý cái đức hàng đầu của thiên tử là “ chỉnh lý
âm dương, làm cho bốn mùa thuận; dưới thì nuôi vạn vật được thoả thích” ( Sử Ký. Trần Bình thế
gia)
Thì ra cái ước vọng mưa thuận gió hoà, vạn vật sinh sôi đối với người nông dân là vô cùng mãnh
liệt. Ước vọng đó lớn biết bao, nó xua đi hận thù, che lấp cả những ham muốn quyền lực, những
tiếng hò reo chiến thắng. Cổ nhân không hao tiền tốn của để làm các tượng đài chiến thắng. Vào
cái ngày náo nức khánh thành Đền vua Đinh - vua Lê năm Hoàng Định thứ 7, trong đám dân làng
Chi Phong tổng Trường Yên có bao nhiêu người từng để một phần xương thịt ngoài xa trường? Họ
muốn được tiếp tục sống với những ký ức gươm đao, muốn được nhìn thấy những chứng tích

chiến tranh hay muốn được hồn nhiên nhập vào cõi siêu nhiên chỉ cách họ một tầm tay với. Cuộn
theo khói hương, họ thả hồn cùng những cô tiên cưỡi rồng bay ngang trên đầu. Con rồng con lân
uốn lượn nhảy múa trong những nhịp điệu bất tận của vũ trụ.
Mỹ thuật Việt Nam truyền thống đã nhiều lần chứng minh rằng nó không phải là những tiếng vọng
lịch sử chiến tranh mà thực sự đã đập những nhịp đập của những ước vọng sống mãnh liệt. Đây là
vấn đề thú vị mà người viết xin được dành sang dịp khác. Chẳng hạn cùng đề tài chiến trận thì Mỹ
thuật dân gian Trung Quốc rất phổ biến, từ thể loại Hoạ tượng thạch đời Hán, tranh khắc gỗ niên
hoạ Minh Thanh, tranh trổ giấy, hay tới các bức chạm khắc trên các công trình kiến trúc vùng An
Huy, Hồ Nam. Chỉ riêng tích “ Không thành kế” mà Khổng Minh lừa cha con nhà Tư Mã ý thì đã
tốn bao nhiêu giấy mực, gỗ đá để vẽ khắc lại câu chuyện này. Mỹ thuật dân gian người Việt xem ra
gần với tranh của giới văn nhân sỹ phu Trung Hoa, xét từ góc độ xa lánh các sự kiện chính trị
đương thời, các cuộc giao tranh, để tìm về với đề tài cá nước, chim trời, trăng hoa tuyết nguyệt.
Trần Hậu Yên Thế

Mỹ thuật Việt Nam - Tạp chí Mỹ thuật Địa chỉ: 44B Hàm L
“Dù ai buôn bán trăm nghề, nhớ ngày mở hội thì về Trường Yên” câu ca ấy bao đời nay đã lưu
truyền trong nhân dân để nói về Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư, lễ hội tri ân Đinh Bộ Lĩnh, vị
vua đã lập nên triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên của dân tộc. 1.039 năm qua, kể từ ngày
Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, Hoa Lư đã trở thành một địa danh lịch sử có ý nghĩa quan trọng
đối với người Ninh Bình nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Về Trường Yên, tâm điểm của Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư chúng tôi thấy không khí rộn
ràng, sôi nổi của người dân nơi đây đang chuẩn bị cho ngày hội này. Đường vào đền Đinh - Lê có
những khúc quanh co như khéo khoe những nét đặc trưng của một miền núi non hiểm trở. Thấp
thoáng trên vách núi những bông lau đã nở trắng, điểm xuyết thêm sắc xuân cho vùng núi sông
hùng vĩ. Không khí sôi động đã được dấy lên trước nhiều ngày khai hội. Tràn ngập phố huyện Hoa
Lư là cờ hoa, đèn màu rực rỡ...
Hoà với dòng người đang nô nức kéo về đền Đinh - Lê, chúng tôi cảm nhận rõ hơn tấm lòng
ngưỡng mộ của du khách với một vùng đất thiêng. Bao giờ cũng vậy, Lễ hội truyền thống Cố đô
Hoa Lư luôn ấn tượng ngay từ buổi khai mạc. Lễ hội gồm 2 phần (lễ và hội) với nhiều chương
trình phong phú và hấp dẫn. Thông thường Lễ hội được khai mạc vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch),

ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế. Trong ngày khai mạc, ngay từ rất sớm đã có nhiều người


đến đón đoàn rước nước từ sông Hoàng Long về đền Đinh - Lê. Đây là một trong những hoạt động
truyền thống không thể thiếu của lễ hội vì người ta tin rằng nước được lấy ở giữa sông Hoàng
Long vào giờ Dần đem về lễ thì sẽ được mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, muôn dân an lạc.
Có thể nói, lễ rước nước đã trở thành nét đẹp văn hoá đặc trưng của lễ hội truyền thống Cố đô Hoa
Lư. Trong khói hương trầm lan toả, mỗi người dân đều cảm thấy sự linh thiêng xen lẫn niềm tự
hào về vị vua anh minh lỗi lạc, tài ba - người đã lập nên nước Đại Cồ Việt, Nhà nước phong kiến
tập quyền đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Tắm mình trong không khí thiêng liêng, du khách còn
được xem các tích "Cờ lau tập trận", hoạt cảnh Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân lên ngôi Hoàng
đế… Các tiết mục này do các nghệ sỹ trong Nhà hát chèo Ninh Bình, các em học sinh trường
THCS Trường Yên và nhân dân trong vùng cùng tham gia biểu diễn và được các đạo diễn dàn
dựng một cách công phu, hoành tráng. Bài ca chiến thắng của vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh
mãi ngân vang trong Lễ hội như tiếp thêm niềm tự hào, niềm tin trong mỗi người.
Vào hội, du khách còn được xem các trò chơi dân gian đặc sắc như: Thi đấu vật, bắn nỏ, cờ người,
thi thư pháp… đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách hào hứng tham gia. Đặc biệt, trong mấy
năm trở lại đây, Ban tổ chức Lễ hội đã tổ chức nhiều hoạt động mang tính chuyên nghiệp như:
"Trống hội Hoa Lư"; thi "Người đẹp Kinh đô Hoa Lư", thi "Giọng hát chèo hay", thi "Mâm ngũ
quả tiến vua", "Hội trại" của các huyện, thị... kết hợp được những nét đẹp văn hoá truyền thống với
hiện đại và thực sự lôi cuốn người xem trong suốt thời gian mở hội. Tham gia Lễ hội truyền thống
Cố đô Hoa Lư, du khách còn có thể leo lên núi Mã Yên, nơi đặt mộ vua Đinh Tiên Hoàng. Đường
lên đỉnh núi giờ đây đã được cải tạo, sửa sang nhưng vẫn giữ được những gì vốn có của thiên
nhiên. Trên đỉnh núi cao lộng gió, quần thể đền Đinh - Lê, Kinh đô Hoa Lư thủa nào hiện lên hoà
với màu xanh ngút ngàn của những cánh đồng lúa trải dài, những mái nhà thấp thoáng ẩn hiện một bức tranh tuyệt tác của người Hoa Lư ngàn năm tạo dựng bằng bàn tay và trí tuệ. Từ đây,
chúng ta cũng không thể không khâm phục tầm nhìn chiến lược về việc chọn Kinh đô của triều nhà
Đinh. Thời gian tuy đã lùi xa nhưng lịch sử về vị vua anh minh lỗi lạc, tài ba Đinh Bộ Lĩnh vẫn
luôn được người đời truyền tụng và tri ân, góp phần to lớn giáo dưỡng tâm hồn người Việt. Lễ hội
truyền thống Cố đô Hoa Lư ngày càng được quan tâm, chú trọng và nâng lên một tầm cao mới,
tương xứng với giá trị của một khu di tích lịch sử và du lịch văn hoá ngang tầm quốc gia.

Đến với Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư ta như được trở về với thời kỳ hưng thịnh của đất nước
nghìn năm văn hiến, với cảm giác linh thiêng, hào hùng. Hình ảnh Đinh Tiên Hoàng Đế và Cố đô
Hoa Lư càng được khắc sâu vào tiềm thức của mỗi người, từ đó soi lại mình để sống xứng đáng
hơn với truyền thống dựng nước và giữ nước của thế hệ cha ông. Trảy hội mùa xuân, đến với lễ hội
truyền thống Cố đô Hoa Lư, giữa không gian núi sông hùng vĩ để thả tâm hồn mình vào đời sống
tâm linh và chiêm ngưỡng những kiến trúc tinh hoa của đền Đinh - Lê, song điều quan trọng đọng
lại ở mỗi người chính là truyền thống yêu nước, thương nòi, lòng tự tôn dân tộc của người Việt
Nam luôn được lưu giữ, phát huy.



×