Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Chế độ quan lại triều Lê sơ (1428 1527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THU HÒA

CHẾ ĐỘ QUAN LẠI TRIỀU LÊ SƠ (1428-1527)
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO CẢI CÁCH
CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

CHẾ ĐỘ QUAN LẠI TRIỀU LÊ SƠ (1428-1527)
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO CẢI CÁCH
CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 62 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Người hướng dẫn khoa học:GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải



HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình
bày trong luận án là trung thực và được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một
cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hòa


LỜI CẢM ƠN
Luận án là kết quả nghiên cứu của cá nhân, nhưng tôi không thể hoàn
thành nếu không nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô, các nhà khoa học, các
nhà quản lý. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến
GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải - hai thầy đã tận tình
chỉ bảo, dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận án. Xin được cảm ơn
bạn bè đồng nghiệp, cảm ơn các anh chị nhân viên Thư viện Quốc gia, Thư viện
Viện Khoa học xã hội, Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia, Thư viện Đại
học Luật… đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu và các thông tin hữu ích
cho việc thực hiện Luận án này.
Xin được cảm ơn Khoa Sau đại học - Học viện Hành chính Quốc gia đã tận
tình hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi hoàn thiện thủ tục, hồ sơ Luận án. Đặc biệt,
tôi xin được cảm ơn gia đình - những người thân yêu đã luôn bên tôi, động viên,
khuyến khích và là chỗ dựa vững chắc để tôi cố gắng vươn lên.
Xin được chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 4
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học .......................................................... 7
6. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài........................................ 8
7. Cấu trúc của Luận án ........................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................................................... 10
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI
TRIỀU LÊ SƠ ..................................................................................................... 10
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI TRIỀU LÊ
SƠ CÓ LIÊN QUAN ............................................................................................. 17
1.2.1. Nghiên cứu về thể chế, pháp luật triều Lê sơ ................................................ 17
1.2.2. Nghiên cứu về tổ chức bộ máy triều Lê sơ ................................................... 20
1.2.3. Nghiên cứu về các cuộc cải cách trong lịch sử ............................................. 21
1.2.4. Các công trình nghiên cứu lịch sử hành chính để rút ra những bài học
kinh nghiệm ......................................................................................................... 22
1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC ...... 22
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ................... 25
Tiểu kết chương 1: ............................................................................................... 27

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI THỜI PHONG
KIẾN VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ QUAN LẠI TRIỀU LÊ SƠ ............. 28


2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN LẠI, CHẾ ĐỘ QUAN LẠI THỜI
PHONG KIẾN ...................................................................................................... 28
2.1.1. Khái niệm quan lại ....................................................................................... 28
2.1.2. Khái niệm chế độ quan lại............................................................................ 31
2.1.3. Phân loại quan lại ....................................................................................... 31
2.1.4.Vị trí của quan lại trong xã hội phong kiến ................................................... 33
2.1.5. Vai trò, chức năng của quan lại trong xã hội phong kiến .............................. 35
2.2. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ QUAN LẠI TRIỀU LÊ SƠ ....................... 36
2.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ............................................................... 36
2.2.2. Yêu cầu cải cách bộ máy chính quyền và đội ngũ quan lại ........................... 39
2.2.3. Kế thừa thành tựu của các triều đại trước ..................................................... 44
2.2.4. Nền tảng tư tưởng văn hóa vàtiêu chí xây dựng hệ thống quan lại ................ 45
2.2.5. Tiếp thu có sáng tạo từ các chế độ quan lại triều Minh - Trung Quốc (13681644) ..................................................................................................................... 49
Tiểu kết chương 2: ................................................................................................. 51
CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ QUAN LẠI TRIỀU LÊ SƠ (1428-1527) ...................... 52
3.1. CHẾ ĐỘ TUYỂN CHỌN QUAN LẠI TRIỀU LÊ SƠ ................................... 52
3.1.1. Chế độ nhiệm tử (tập ấm) ............................................................................ 52
3.1.2.Chế độ tiến cử ............................................................................................... 54
3.1.3. Chế độ khoa cử ............................................................................................ 56
3.1.4. Một số chế độ tuyển chọn khác .................................................................... 61
3.2. CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG QUAN LẠI TRIỀU LÊ SƠ ........................................... 64
3.2.1. Phân công, bố trí công việc cho quan lại triều Lê sơ .................................... 64
3.2.2. Trách nhiệm và đạo đức công vụ của quan lại triều Lê sơ ............................ 69
3.2.3.Chế độ luân chuyển và giản thải quan lại triều Lê sơ .................................... 82
3.2.4.Chế độ kiểm tra, giám sát quan lại triều Lê sơ............................................... 85
3.2.5. Việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với quan lại triều Lê sơ ........................... 89

3.2.6. Một số hạn chế trong việc thực hiện chế độ quan lại triều Lê sơ .................. 97
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 100
Chương 4: NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ
CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................... 101


4.1. CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC VÀ CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ,
CÔNG CHỨC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................................................ 101
4.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và chế độ công vụ, công chức ...................... 101
4.1.2. Những tương đồng và khác biệt- từ góc nhìn tham chiếu lịch sử ................ 107
4.1.3. Luận giải về những giá trị mang tính “hằng số” và “biến số” từ chế độ quan
lại triều Lê sơ ...................................................................................................... 114
4.2 NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CỐT LÕI TỪ CHẾ ĐỘ TUYỂN CHỌN
QUAN LẠI TRIỀU LÊ SƠ................................................................................... 119
4.2.1. Những giá trị tham khảo từ chế độ tuyển chọn thi cử ................................. 119
4.2.2. Những giá trị tham khảo từ các chế độ tuyển chọn khác............................. 123
4.2.3. Những giá trị tham khảo từ công tác tổ chức tuyển chọn của triều
Lê sơ .................................................................................................................. 129
4.3.NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CỐT LÕI TỪ CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG QUAN
LẠI TRIỀU LÊ SƠ.............................................................................................. 131
4.3.1.Những giá trị tham khảo từ việc phân công, bố trí công việc, luân chuyển và
giản thải quan lại triều Lê sơ................................................................................ 131
4.3.2.Những giá trị tham khảo từ việc thực hiện chế độ trách nhiệm, chế độ đạo đức
công vụtriều Lê sơ ............................................................................................... 136
4.3.3.Những giá trị tham khảo từ việc thực hiện văn hóa hành chính triều Lê sơ .......... 144
4.3.4.Những giá trị tham khảo từ công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và xử phạt
quan lại triều Lê sơ .............................................................................................. 147
4.3.5. Những giá trị tham khảo từ việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với quan lại
triều Lê sơ ........................................................................................................... 152
4.4. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 158

4.4.1. Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo ................................................... 158
4.4.2. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ................................ 159
4.4.3. Kiến nghị đối với Học viện Hành chính Quốc gia ...................................... 160
4.4.4. Kiến nghị đối với CB,CC ........................................................................... 161
Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 162
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .............. 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 170
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ

VIẾT TẮT

Cán bộ, công chức

CB,CC

Cải cách hành chính

CCHC

Chế độ đãi ngộ

CĐĐN

Chế độ phong kiến


CĐPK

Chế độ quan lại

CĐQL

“Con ông cháu cha”

COCC

Công vụ, công chức

CV,CC

Đào tạo, bồi dưỡng

ĐT,BD

Đội ngũ quan lại

ĐNQL

Nhà xuất bản

NXB

Quản lý nhà nước

QLNN


Quốc triều hình luật

QTHL

Tổ chức bộ máy

TCBM

Tuyển chọn quan lại

TCQL

Sử dụng quan lại

SDQL

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Bộ máy hành chính trung ương trước cải cách của vua Lê Thánh Tông.... 41
Hình 2: Bộ máy hành chính trung ương sau cải cách của vua Lê Thánh Tông................... 42


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử chế độ phong kiến (CĐPK) Việt Nam, có nhiều giai đoạn, dưới sự
trị vì của các bậc “minh quân”, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, với các hoạt động

hành chính luôn đạt hiệu quả cao. Thành quả đó có được là nhờ vào nhiều yếu tố,
trong đó, phải kể đến vai trò của đội ngũ quan lại (ĐNQL) - bộ phận hữu cơ của hoạt
động quản lý nhà nước (QLNN). Nhiều triều đại trong giai đoạn thịnh trị đã ý thức
được tầm quan trọng của ĐNQL, sử dụng đội ngũ đó như một công cụ quan trọng để
nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, đưa công tác QLNN vào kỷ cương, nề nếp.
Lịch sử đã chứng minh, triều Lê sơ (1428-1527) là giai đoạn đạt được những
thành tựu rực rỡ nhất trong xây dựng và phát triển đất nước - được xem là đỉnh cao sự
phát triển của CĐPK Việt Nam. Trong khoảng 100 năm đó, nhà nước Đại Việt đã trở
thành một quốc gia có vị thế hùng cường trong khu vực Đông Nam Á trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Để có được vị thế đó, triều Lê sơ đã tập
trung xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh và thực hiện việc
quản lý xã hội bằng pháp luật, gắn việc xây dựng, củng cố thể chế chính trị theo tư
tưởng Nho giáo với việc thực hiện chế độ quan lại (CĐQL) như một nhiệm vụ trọng
tâm. Nhiều chủ trương, biện pháp, quy định, thể lệ liên quan đến đào tạo, tuyển chọn,
sử dụng, thăng giáng, thưởng phạt, lương bổng… của quan lại đã được các vị vua triều
Lê sơ ban hành nhằm đưa hoạt động quản lý ĐNQL đi vào quy củ, nề nếp và mang lại
những kết quả hữu hiệu. CĐQL triều Lê sơ thật sự đã góp phần tạo nên một trật tự
điều hành quy củ, một hệ thống quan lại vững chắc, trở thành “rường cột” của quốc
gia, trở thành “khuôn vàng thước ngọc” cho các triều đại sau học theo và làm theo.
Những giá trị của nó luôn là cơ sở, nền tảng, là bài học quý giá để thế hệ ngày nay rút
kinh nghiệm, kế thừa và phát triển.
Cha ông ta có câu “Sử khả lập thân” - nghĩa là muốn tu dưỡng, học tập cho
thành người có tài, có đức chỉ có thể học từ lịch sử, từ kinh nghiệm của cha ông.Ngày
nay, những kiến thức lịch sử luôn đóng một vai trò quan trọng, đem lại cho chúng ta
những bài học kinh nghiệm quý báu. Để thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà
nước ta luôn coi nhiệm vụ cải cách chế độ công vụ, công chức (CV,CC) là khâu quan
trọng, là công việc thường xuyên, là đòi hỏi khách quan của cải cách hành chính
(CCHC). Việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CB,CC) đòi
hỏi phải tập trung giải quyết một số công việc như: rà soát, đánh giá đội ngũ công chức
hành chính để cơ cấu lại công chức, bố trí lại theo từng vị trí, rõ chức trách; xây dựng


1


và đưa vào thực hiện phương pháp khoa học đánh giá kết quả công tác của CB,CC;
xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút người tài, tạo động lực cho CB,CC
làm việc có hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng và áp dụng
chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ ở các cấp, kể cả chế độ trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, đơn vị… Xác định cải cách CV,CC là nội dung quan trọng, có vai
trò quyết định sự thành công của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn
2011-2020, ngày 18/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh
cải cách chế độ CV,CC” với mục tiêu xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp,
trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả” [132]. Để thực hiện tốt những nhiệm
vụ trên, chúng ta rất cần kết hợp tri thức của khoa học hành chính hiện đại với tinh hoa
truyền thống trong lịch sử dân tộc, từ đó, xây dựng một nền hành chính vừa hiện đại
vừa mang bản sắc riêng.Nghĩa là, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu nền hành chính hiện đại,
học tập kinh nghiệm hành chính của các nước trên thế giới, thì việc đi sâu nghiên cứu
Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm là
một việc làm vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, học tập người xưa, nhìn ra thế giới, sửa lại
chính mình là nguyên tắc không bao giờ lạc hậu! Trong đó, việc học tập người xưa
được bắt đầu từ việc hiểu quá khứ, cắt nghĩa các vấn đề cụ thể để từ đó có cơ sở vận
dụng các bài học cha ông ta để lại một cách đúng đắn. Nhiệm vụ này cần phải được
thực hiện có hệ thống, đồng bộ, trên nhiều phương diện: Từ việc nghiên cứu, xây dựng
hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng
(ĐT,BD) đội ngũ CB,CC đến việc đi sâu nghiên cứu và tìm ra các bài học, các giá trị
tham khảo từ lịch sử…
Như vậy, với những thành tựu đạt được, CĐQL triều Lê sơ rất xứng đáng để các
thế hệ ngày nay nghiên cứu, kế thừa; với niềm say mê nghiên cứu lịch sử hành chính
nói chung và nghiên cứu về CĐQL triều Lê sơ nói riêng; với mong muốn tìm ra những
bài học kinh nghiệm quý giá, những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ CV,CC ở

Việt Nam hiện nay, tôi quyết định lựa chọn đề tài:“CĐQL triều Lê sơ (1428-1527) và
những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ CV,CC ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu viết Luận án Tiến sĩ Quản lý công của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện CĐQL triều Lê sơ (1428-1527) để
đúc rút thành những bài học có giá trị trong quản lý, sử dụng đội ngũ CB,CC, thực
hiện tốt mục tiêucải cách chế độ CV,CC đáp ứng yêu cầu CCHC nhà nước trong giai
đoạn hiện nay.

2


*Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quan lại và CĐQL thời phong kiến ở Việt Nam.
- Luận giảicơ sở hình thành CĐQL triều Lê sơ.
-Tìm hiểu về chế độ tuyển chọn quan lại (TCQL);việc sử dụng quan lại (phân
công, bố trí công việc, thăng - giáng, khảo thí - khảo khóa, kiểm tra, giám sát, văn hóa
hành chính, đạo đức công vụ của quan lại, việc thực hiện CĐĐN đối với quan lại)...
triều Lê sơ.
- Nhìn nhận, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện CĐQL triềuLê sơ trong mối
liên hệ chặt chẽ với chế độ CV,CC ngày nay; luận giải và đúc rút những giá trị tham
khảo quý báu đối với việc hoàn thiện thể chế quản lý, góp phần nâng cao chất lượng
đội ngũ CB,CC đáp ứng yêu cầu cấp bách của cải cách chế độ CV,CC nói riêng, công
cuộc CCHC nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện CĐQL triều Lê sơ về tuyển chọn
và sử dụng quan lại từ cấp trung ương đến cấp Đạo, cấp Phủ, cấp huyện - châu, xã; chỉ
chú trọng nghiên cứu CĐQL ngạch văn, không đề cập đến CĐQL ngạch võ và đội ngũ

thổ quan (vì đây là một đối tượng có số lượng lớn cần tiếp tục nghiên cứu trong một
công trình nghiên cứu khác). Luận án còn nghiên cứu những vấn đề lý luận về CV,CC
và cải cách chế độ CV,CC hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi tài liệu nghiên cứu:
Đây là một đề tài nghiên cứu về lịch sử hành chính nên các nguồn tư liệu liên quan
đến luận án được tập hợp và hệ thống hóa, xử lý và khai thác theo các nhóm sau:
- Các bộ sử biên niên ghi chép diễn trình thời gian các sự kiện, nhân vật lịch sử,
chính sách nhà nước, CĐQL, các quy định của luật pháp: Việt sử lược, Đại Việt sử ký
toàn thư…
- Các bộ hội điển, điển chế, luật cổ Việt Nam cung cấp những thông tin về tổ
chức bộ máy, quan chế, luật pháp như: Quốc triều hình luật, Lê triều hội điển1, Thiên
Nam dư hạ tập (Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận)2, Lê triều quan chế3, Hồng Đức thiện
chính thư, Lê triều chiếu lệnh thiện chính…

1

Quy định về ngạch bậc, quyền và nghĩa vụ của quan lại trong Lục bộ
Quy định về chế độ đãi ngộ quan lại
3
Quy định về cơ cấu tổ chức và phương pháp hoạt động của quan lại trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến
địa phương
2

3


- Các chuyên khảo và thể chí là những công trình nghiên cứu hết sức công phu
của các sử gia thời xưa như: Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Kiến văn
tiểu lục (Lê Quý Đôn)…

- Luận án còn sử dụng các tài liệu thứ cấp - đó là thành tựu nghiên cứu từ trước
đến nay của các tác giả về triều Lê sơ dưới dạng các cuốn sách, kỷ yếu hội thảo khoa
học, các bài tạp chí chuyên ngành, các luận văn, luận án, đề tài khoa học các cấp.
- Ngoài ra, Luận án còn sử dụng các văn bản: Luật CB,CC, Luật Phòng chống
tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… và một số tài liệu nghiên cứu
về chế độ CV,CC hiện hành.
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu:
CĐQL bao gồm việc xây dựng, vận hành những quy định về đào tạo, tuyển
chọn, sử dụng (trong sử dụng lại bao gồm một quy trình quản lý từ việc bố trí phân
công công việc, kiểm tra, giám sát, khảo thí, khảo khóa, chế độ trách nhiệm công vụ,
xử phạt và khen thưởng, chế độ đãi ngộ…) đối với quan lại như thế nào. Trong đó,
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chế độ tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Lê sơ
chứ không đề cập đến chế độ đào tạo.
Luận án còn tập trung nghiên cứu về cải cách công vụ, công chức hiện nay như:
đổi mới nâng cao chất lượng thi tuyển công chức, thi nâng ngạch, tuyển chọn lãnh đạo;
chế độ tiến cử, thu hút người tai; chú trọng và nâng cao chế độ kỷ luật trong hoạt động
công vụ; cơ chế quản lý và chế độ chính sách đối với CB,CC…
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu từ 1428 đến 1527 - đây là 100 năm giai đoạn đầu phát
triển cường thịnh của nhà Hậu Lê (1428-1789).
- Luận án còn tập trung nghiên cứu về chế độ CV,CC hiện nay nhằm liên hệ, so
sánh, tham chiếu để rút ra những giá trị tham khảo, những bài học từ lịch sử.
+ Phạm vi không gian nghiên cứu:
- Luận án tập trung nghiên cứu CĐQL ở các cấp chính quyền từ trung ương đến
địa phương trên địa bàn lãnh thổ của quốc gia Đại Việt ở thời Lê sơ (giai đoạn này
lãnh thổ của quốc gia Đại Việt thống nhất và được mở rộng gồm toàn bộ khu vực miền
Bắc đến Phú Yên ngày nay).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
- Luận án thuộc lĩnh vực Lịch sử hành chính nên để có thể thực hiện đề tài, tác

giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác - Lê nin để nghiên cứu, phản ánh sự kiện lịch sử một cách trung thực, khách

4


quan; xem xét sự vận động của chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong tiến
trình phát triển của lịch sử là sự vận động liên tục không ngừng. Vì giai đoạn lịch sử
nào cũng chịu sự chi phối bởi các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, nên khi nghiên
cứu những quy định về CĐQL dưới triều Lê sơ, luận án sẽ đặt chúng trong bối cảnh
lịch sử để xem xét, phân tích. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp logic để
lý giải quan hệ biện chứng giữa những quy định chặt chẽ của pháp luật với thực hiện
CĐQL và hiệu quả quản lý ĐNQL dưới triều Lê sơ.
*Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là một đề tài lịch sử hành chính, ở một
giai đoạn lịch sử cụ thể, nên luận án không dừng lại ở phương pháp mô tả lịch sử mà
sử dụng các phương pháp sử liệu học, phương pháp thu thập tài liệu nhằm tái tạo lại
lịch sử một cách sinh động, chân thực.
+ Phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp logic: Luận án
sử dụng phương pháp thống kê các số liệu về chế độ tuyển chọn, chế độ sử dụng quan
lại, các số liệu tổng hợp trên cơ sở các tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp để nhằm lý
giải, đánh gía vấn đề nghiên cứu trong chiều sâu lịch sử và theo quy luật khách quan.
Với các phương pháp trên, cho phép luận án đề cập đến những khía cạnh phong phú
của đối tượng nghiên cứu có tính phức tạp của đề tài.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Việc nghiên cứu đề tài không chỉ dừng
lại ở phương pháp mô tả lịch sử mà còn kết hợp với các phương pháp phân tích và
tổng hợp tài liệu. Luận án phân tích, lý giải tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của
việc nghiên cứu về CĐQL triều Lê sơ đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Luận án cũng đi
sâu, phân tích làm rõ mục đích của tổng thể luận án và những nhiệm vụ cụ thể để định
hướng nội dung nghiên cứu theo từng chương mục của đề tài. Luận án đi sâu phân

tích, làm rõ những thành công và hạn chế của việc thực hiện CĐQL triều Lê sơ nhằm
so sánh, tham chiếu lịch sử… và sử dụng tối đa phương pháp này trong việc đúc rút
các giá trị tham khảo nhằm xây dựng đội ngũ CB,CC, đáp ứng yêu cầu cải cách chế độ
CV,CC trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng để tóm lược nội dung, nhằm đánh giá
tổng quan của từng phần, sau các đề mục nhỏ và tiểu kết, kết luận của từng chương,
kết luận của toàn luận án.
+ Phương pháp khảo sát thực tế và xử lý số liệu:
Dựa vào mục đích nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài, nghiên cứu sinh đã tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát thực trạng chất

5


lượng đội ngũ CB,CC và tham khảo ý kiến của những nhà quản lý thực tiễn có nhiều
kinh nghiệm trong việc thực thi chế độ tuyển chọn và sử dụng CB,CC…
- Về địa bàn khảo sát: Nghiên cứu sinh dựa trên địa bàn và tính dễ tiếp cận
các đối tượng điều tra để chọn mẫu phiếu, tiến hành thăm dò ý kiến ở các cơ quan
hành chính nhà nước và các lớp ĐT,BD do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức
thực hiện.
Các cơ quan hành chính ở trung ương gồm: Ban Tổ chức trung ương, Văn
phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Bộ Tư pháp…
Các cơ quan hành chính địa phương gồm: UBND Quận Tây Hồ, UBND tỉnh
Phú Thọ, UBND thành phố Đà Nẵng, UBND tỉnh Bình Dương, UBND huyện Quốc
Oai - Thành phố Hà Nội, UBND huyện Tam Nông - Phú Thọ. Việc lựa chọn các địa
phương trên căn cứ vào sự phân chia khu vực địa lý và là ngẫu nhiên (miền Bắc, miền
Trung, miền Nam, trung du miền núi, đồng bằng, thành phố).
Các lớp ĐT,BD tại Học viện Hành chính Quốc gia: 1 lớp bồi dưỡng chuyên
viên cao cấp, 1 lớp bồi dưỡng Chuyên viên chính, 1 lớp bồi dưỡng Cán bộ cấp vụ, 1
lớp cao học Quản lý công, 1 lớp Đại học tại chức văn bằng 1.

- Về cơ cấu CB, CC - đối tượng phát phiếu khảo sát: Chuyên viên cao cấp;
chuyên viên chính; chuyên viên; lãnh đạo cấp bộ, cấp vụ; lãnh đạo cấp tỉnh và lãnh
đạo cấp huyện.
- Về thời gian điều tra và số lượng phiếu khảo sát:
Về thời gian: Việc thăm dò ý kiến CB,CC được tiến hành từ tháng 3 năm
2015 đến tháng 3 năm 2016. Thời điểm này các lớp ĐT - BD mới khai giảng, việc
học tập bắt đầu đi vào quy củ, nề nếp; do đó việc tiếp cận đối tượng thăm dò ý kiến
sẽ dễ dàng hơn.
Về số lượng: Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tổng biên chế công chức hưởng
lương từ ngân sách nhà nước năm 2015 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước
và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là 277.055 biên chế (không bao gồm
biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các
đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã). Trong đó, các cơ quan, tổ
chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công
lập là 112.266 biên chế. Cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện 162.704 biên
chế; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.085 biên chế và có 1000 biên
chế công chức dự phòng.

6


Do đó, số lượng phiếu phát ra là 500/274.970 tương đương bằng 0,18% tổng số
lượng CB,CC hành chính hiện nay (không tính các cơ quan đại diện của Việt Nam ở
nước ngoài và biên chế công chức dự phòng). Trong đó:
Ở các cơ quan hành chính trung ương và địa phương, tổng số phiếu phát ra là
300 phiếu; số phiếu thu về 292, số phiếu hợp lệ 279, số phiếu không hợp lệ 3.
Ở các lớp ĐT,BD, tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu; số phiếu thu về là 200
phiếu, số phiếu hợp lệ là 200, số phiếu không hợp lệ là 0.
- Về xử lý kết quả khảo sát: Luận án sử dụng phương pháp thống kê và phần

mềm tin học excel để xử lý kết quả và tổng hợp phiếu khảo sát. Kết quả khảo sát được
tính theo tỉ lệ phần trăm tổng số phiếu hợp lệ thu về (Xem phụ lục 1,2,3; tr1,6,8).
+ Phương pháp so sánh: Để đánh giá được mức độ thành công hay hạn chế của
CĐQL triều Lê sơ, luận án sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu với các triều đại
trước và sau đó. Luận án cũng dùng phương pháp này để tham chiếu lịch sử với hiện
tại, so sánh giữa bối cảnh lịch sử, thể chế, mục tiêu và biện pháp thực hiện CĐQL và
chế độ CV,CC ngày nay. Thông qua đó, luận án phân tích những điểm tương đồng và
khác biệt giữa xưa và nay trong thực hiện chế độ CV,CC. Những tương đồng và khác
biệt đó sẽ là cơ sở để luận án rút ra những giá trị tham khảo nhằm đạt được hiệu quả
quản lý CB,CC, thực hiện tốt chế độ CV,CC trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa
và sự phát triển của thời đại ngày nay.
+ Các phương pháp nghiên cứu khác: Đề tài còn mang tính liên ngành vì có liên
quan đến ngành sử học, hành chính nên sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội
học, hành chính học như: phương pháp đánh giá tâm lý xã hội, phương pháp tiếp cận
quy phạm pháp luật và phương pháp hành chính so sánh...
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
*Câu hỏi nghiên cứu:
- Tại sao việc nghiên cứu lại hướng vào CĐQL triều Lê sơ mà không phải các
triều đại khác?
- Việc thực hiện CĐQL được chú trọng ra sao, cách thức thực hiện thế nào dưới
triều Lê sơ? Việc thực hiện đó đã đem lại hiệu quả như thế nào?
- Những giá trị tham khảo rút ra từ việc nghiên cứu CĐQL triều Lê sơ có ý
nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng CB,CC ngày nay nói riêng, đối với việc thực
hiện cải cách chế độ CV,CC nói chung?
* Giả thuyết khoa học:
- Để thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC ngày nay chúng ta có
thể học tập rất nhiều kinh nghiệm từ CĐQL của cha ông trong lịch sử, đặc biệt kinh

7



nghiệm CĐQL dưới triều Lê sơ. Vì vậy, cần phải nghiên cứu để tìm ra những giá trị
tham khảo quý báu này.
- Thành quả từ việc thực hiện CĐQL triều Lê sơ là xây dựng được một ĐNQL
có đức, có tài, làm “rường cột” vững chắc cho bộ máy hành chính nhà nước đương
thời và tạo nên một thời kỳ thịnh trị trong lịch sử dân tộc. Những thành quả đó thực sự
là những giá trị đáng để các thế hệ sau tham khảo, rút kinh nghiệm, kế thừa và phát
triển. Tuy nhiên việc tiếp thu các giá trị từ CĐQL triều Lê sơ vào cải cách chế độ
CVCC hiện nay còn thiếu tính hệ thống.
- Những bài học kinh nghiệm có giá trị rút ra từ việc nghiên cứu về CĐQL triều
Lê sơ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hoàn thiện thể chế quản lý và nâng cao chất lượng
đội ngũ CB,CC đáp ứng yêu cầu cải cách CV,CC trong giai đoạn hiện nay, phục vụ
cho nhiệm vụ đổi mới và hội nhập mà chúng ta đang tiến hành.
6. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của đề tài
* Về lý thuyết:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sâu sắc thêm những kiến thức về
CĐQL trong lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu những điểm khác biệt và tương đồng giữa xưa và nay
trong việc thực hiện CĐQL, xây dựng ĐNQL (nay là CB,CC và thực hiện chế độ công
vụ), luận án tạo tiền lệ cho việc xây dựng nguyên tắc tham chiếu lịch sử trong công
cuộc đổi mới nói chung và cuộc CCHC nói riêng.
- Phân tích và chứng minh về sự cần thiết, cũng như yêu cầu cấp bách, khách
quan của mọi nhà nước, mọi thời đại trong việc “trị quốc, an dân”, làm cho đất nước
phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó, việc xây dựng được ĐNQL
vừa có tài, vừa có đức đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý đất nước là vô cùng quan
trọng. Từ đó lý giải vì sao các vị vua thời xưa đặc biệt quan tâm đến việc ban hành
điều lệ nhằm thể chế hóa những quy định và tìm mọi biện pháp đưa hoạt động quản lý
ĐNQL vào quy củ, nề nếp.
- Đề tài đưa ra những nhận xét, đánh giá về tác động và hiệu quả của chế độ
tuyển chọn, sử dụng, thăng - giáng, thưởng - phạt, lương bổng, phòng chống tham ô,

tham nhũng… trong hệ thống quan lại; những ảnh hưởng của nó đến ĐNQL nói riêng,
đến nền hành chính đương thời nói chung; đặc biệt là những ảnh hưởng của nó tới nền
hành chính Việt Nam sau đó. Luận án khẳng định việc để có một ĐNQL trở thành
rường cột vững chắc của quốc gia trước hết phải có những quy định rõ ràng về chức
năng, nhiệm vụ, thưởng phạt công minh, quy định rõ việc kiểm tra, giám sát, việc
thưởng phạt và đãi ngộ đối với quan lại…

8


- Luận án chỉ ra cách làm dẫn tới sự thành công và hạn chế trong thực hiện
CĐQLcủa triều Lê sơ, từ đó gợi mở những bài học có giá trị tham khảo làm cơ sở khoa
học cho cải cách chế độ CV,CC ở Việt Nam hiện nay; định hướng cho việc tiếp thu, kế
thừa giá trị lịch sử hành chính một cách có chọn lọc và khách quan nhất.
* Về thực tiễn:
- Rút ra những giá trị tham khảo giúp công tác quản lý CB,CC của các cơ quan
cũng như công cuộc CCHC của chúng ta hiện nay đạt hiệu quả cao.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở cho việc xây dựng, ban hành, thực
thi Luật CB,CC, viên chức; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC đáp ứng
yêu cầu cấp bách của công cuộc CCHC ngày nay. Kết quả đó cũng là kinh nghiệm quý
báu cho các CB,CC, lãnh đạo các cấp có thể học tập, áp dụng vào thực tế công việc
của mình.
- Kết quả của luận án phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, đào tạo cử nhân,
thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công, Chính sách công và một số môn học khác
của Khoa Nhà nước và pháp luật, Khoa Quản lý nhân sự của Học viện Hành chính
Quốc gia, Đại học Nội vụ...
7. Cấu trúc của Luận án
Kết cấu của Luận án:“Chế độ quan lại triều Lê sơ (1428-1527) và những giá trị tham
khảo cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay” gồm 4 chương:
- Chương 1. Tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

- Chương 2. Khái quát chung về chế độ quan lại thời phong kiến và cơ sở xây
dựng chế độ quan lại triều Lê sơ
- Chương 3. Chế độ quan lại triều Lê sơ (1428-1527)
- Chương 4. Những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ công vụ, công chức ở
Việt Nam hiện nay

9


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cùng quan điểm “ôn cố tri tân”4 với đề tài luận án“CĐQL triều Lê sơ (14281527) và những giá trị tham khảo cho cải cách chế độ CV,CC ở Việt Nam hiện nay”đã
có nhiều công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu đó đã
tập trung tìm hiểu về CĐQL của nước ta trong quá khứ từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới
đây xin giới thiệu tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,
từ đó, chỉ ra những nội dung đã được nghiên cứu trong các công trình này, những nội
dung còn chưa sáng rõ, cụ thể cần tiếp tục đặt ra để nghiên cứu và đúc rút thành những
kinh nghiệm có thể vận dụng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý CB,CC Việt
Nam, thúc đẩy công cuộc CCHC ở nước ta hiện nay.
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHẾ ĐỘ QUAN LẠI
TRIỀU LÊ SƠ
Xây dựng và thực hiện chế độ đối với quan lại là nhiệm vụ quan trọng được
các nhà nước trong lịch sử Việt Nam chú trọng, do đó việc ghi chép, nghiên cứu về
nó cũng rất được quan tâm và đạt được nhiều thành tựu.Sau năm 1986, nhất là từ
năm 1990 trở lại đây, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đất nước, các công trình
nghiên cứu về CĐQL thực sự nở rộ. Cùng năm 1997 có Luận án Phó tiến sĩ lịch sử của
Đặng Kim Ngọc với đề tài Chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê sơ (14281527) và Luận án tiến sĩ Lịch sử của Lê Thị Thanh Hòa với đề tài Việc đào tạo và sử
dụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1884 đều được bảo vệ tại Viện sử
học - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia. Luận án của tác giả Đặng

Kim Ngọc đã hệ thống lại các chính sách, thể lệ của nhà Lê về đào tạo và tuyển chọn
quan chức; phân tích vị trí, vai trò và tác dụng của công tác đào tạo, tuyển dụng này đến
sự vận động phát triển của xã hội đương thời. Tuy nhiên, Luận án chỉ tập trung bàn về
vấn đề đào tạo quan chức và tuyển chọn quan chức mà chưa có điều kiện để bàn luận
đến vấn đề sử dụng, cũng như việc thực thi CĐĐN quan lại của triều Lê sơ [76]. Điểm
thành công trong Luận án tiến sĩ Lịch sử của Lê Thị Thanh Hòa chính là ở chỗ Luận
án khẳng định việc đào tạo quan lại luôn được nhà Nguyễn chú ý. Từng bước một, các
vua triều Nguyễn đã xây dựng được một hệ thống giáo dục từ trung ương đến các phủ
- huyện khá phát triển. Tuy nhiên với học thuyết Nho giáo đã lỗi thời, nhà Nguyễn đã
4

"Ôn cố tri tân", tức là "xét lại (cái) cũ (để) biết (cái) mới" trích từ sách Luận Ngữ của Nho giáo

10


không thể tạo nên được một lớp quan lại được trang bị đầy đủ kiến thức, cập nhật sự
phát triển chung của xã hội đương thời. Về việc sử dụng, luận án cũng khẳng định nhà
Nguyễn đã dành nhiều ưu đãi về vật chất và tinh thần cho quan lại, song nhìn chung
vẫn còn thấp so với các triều đại trước. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở thuận lợi để Luận
án so sánh, đối chiếu với CĐĐN quan lại triều Lê sơ [45].
Một chuyên khảo khá sâu là cuốn Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt
Nam thời phong kiến của tác giả Nguyễn Tiến Cường, NXB Giáo dục, Hà Nội 1998.
Cuốn sách có hai phần cơ bản: nghiên cứu về sự phát triển của giáo dục Nho học và
nghiên cứu về chế độ thi cử Nho học qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam. Nội dung trọng
tâm của phần thứ nhất là giới thiệu các loại hình trường học qua các triều đại Lý, Trần,
Hồ, Lê, Nguyễn. Phần thứ hai là nội dung giới thiệu về thể lệ các cuộc thi Hương, thi
Hội, thi Đình, các kỳ thi bổ sung, các kỳ thi lại viên, đặc biệt là các kỳ thi võ cử. Trong
phần này, tác giả cũng đề cập đến chế độ ân thưởng của nhà vua đối với người đi thi
và đỗ đạt. Tác giả cho rằng, các CĐĐN đối với người đi thi dưới các triều đại được thể

hiện trên nhiều mặt khác nhau. Riêng triều Lê, các chế độ, CĐĐN rõ ràng và đầy đủ
hơn cả. Cuốn sách đã dành một dung lượng nhỏ đề cập đến CĐĐN đối với người đi thi
và đỗ đạt. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một nội dung trong đề tài nghiên cứu, hơn nữa
những nội dung đề cập mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các công việc mà triều Lê
thường làm mà thôi chứ chưa thấy nói về tác động của chế độ này [17].
Năm 2005 có cuốn Khảo lược về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng
nhân tài trong lịch sử Việt Nam của Phạm Hồng Tung do NXB Đại học quốc gia, Hà
Nội ấn hành. Cuốn sách là công trình nghiên cứu về thực tiễn vấn đề đào tạo nhân tài
trong lịch sử Việt Nam với 9 chương. Trong đó, Chương IV - Giáo dục Nho học và việc
đào tạo, tuyển chọn nhân tài, những đóng góp và hạn chế; Chương V - việc tuyển chọn
và sử dụng nhân tài trong lịch sử trung đại Việt Nam; khái quát về quy trình bổ nhiệm
và các CĐĐN đề cập trực tiếp đến nội dung mà luận án quan tâm. Nhìn chung, đây là
một công trình có tính chất tổng quan, đã phân tích được những mặt tốt, mặt hạn chế của
thực tiễn đào tạo nhân tài trong lịch sử. Tuy nhiên, với góc độ khảo sát bước đầu nên
công trình chưa có dịp trình bày cặn kẽ những chính sách, biện pháp cụ thể liên quan
đến vấn đề phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài của từng giai đoạn cụ thể, từng triều
đại cụ thể. Do đó, việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài cho bộ máy triều Lê sơ cũng
chưa được khai thác chi tiết [98].
Năm 2009, NXB Khoa học xã hội cho ra mắt cuốn Giáo dục và khoa cử nho học
thời Lê ở Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm của PGS.TS Đinh Khắc Thuân. Từ các nguồn
tài liệu Hán Nôm, công trình này đã giới thiệu khái quát về lịch sử giáo dục và khoa cử

11


Nho học ở Việt Nam, đồng thời đi sâu phân tích và hệ thống một số khía cạnh về giáo dục
và khoa cử Nho học triều Lê như thể chế, tổ chức trường học, nội dung học tập, thi cử, nội
dung bài thi, người đỗ đạt và truyền thống khoa bảng, truyền thống hiếu học. Bên cạnh đó,
cuốn sách còn tuyển dịch nguyên văn một số bài văn đình đối5 của các danh Nho triều Lê.
Đây là nguồn tài liệu Hán Nôm phong phú và sinh động nghiên cứu về giáo dục, khoa cử

Nho học và còn góp phần tìm hiểu về thể chế chính trị, tư tưởng, biến động xã hội ở Việt
Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Dù rất sâu sắc nhưng công trình cũng mới chỉ đi sâu vào
một khía cạnh của CĐQL - đó là khâu thi tuyển của triều Lê [111].
Năm 2011, có nhiều công trình như cuốn Giáo dục khoa cử và quan chế ở Việt
Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc của Nguyễn Công Lý, NXB Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh [71]; Thi cử học vị học hàm dưới các triều đại phong kiến
Việt Nam của Đinh Văn Niêm, NXB Lao động - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông
Tây, Hà Nội [80]; Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị
tiến sĩ (1075-1919) của TS. Lê Thị Thanh Hòa do NXB Khoa học xã hội xuất bản
[45]. Nếu hai cuốn của Nguyễn Công Lý và Đinh Văn Niêm tập trung hệ thống lại các
vấn đề về giáo dục, khoa cử (ghi chép kết quả học tập và quy chế thi cử của các Nho
sinh, học sĩ của nhà nước ta từ năm 1070 đến quy cách thi cử năm 1919), về chức
tước, phẩm hàm, ngạch trật, chức năng của các cơ quan hành chính làng, xã; việc
phong học hàm, học vị của các triều đại phong kiến ngày xưa cho logic, rành mạch…
thì cuốn của tác giả Lê Thị Thanh Hòa lại đề cập đến việc sử dụng các đại khoa học vị
tiến sĩ. Tác giả cuốn sách cũng khẳng định thái độ trân trọng của vua - quan các triều đại
đối với những người đỗ đại khoa; biết trọng dụng họ để đội ngũ đó phục vụ hết mình cho
sự phát triển đất nước. Cuốn sách không đi sâu nghiên cứu toàn diện bức tranh tổng thể bộ
máy hành chính cũng như CĐQL mà chỉ giới hạn tìm hiểu một khía cạnh quyết định sự
thành công hay thất bại của một nhà nước trong quá trình phát triển - đó là việc sử dụng
người có học vấn vào công việc chính sự. Những cuốn sách đó sẽ là mảng tư liệu quý để
luận án tham khảo trong quá trình nghiên cứu về CĐQL triều Lê.
Gần đây nhất, có cuốn Chính sách đào tạo sử dụng quan lại thời Lê Thánh
Tông và công tác cán bộ hiện nay của tác giả Nguyễn Hoài Văn, NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật ấn hành năm 2012 [117]. Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ chính sách
đào tạo và sử dụng quan lại dưới thời vua Lê Thánh Tông, từ đó rút ra ý nghĩa và bài
học lịch sử thông qua liên hệ với thực tiễn công tác cán bộ hiện nay. Tuy nhiên, cũng
như các đề tài khác, cuốn sách của tác giả Nguyễn Hoài Văn chỉ tập trung vào việc
5


Văn đình đối: Một thể văn nghị luận thường dùng trong trường thi thời xưa.

12


tuyển chọn, sử dụng quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông và hướng khai thác hoàn
toàn khác với đề tài Luận án - đó là từ góc nhìn lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam.
Liên quan đến đề tài Luận án còn có hàng trăm nghiên cứu khác của các tác giả
được công bố dưới dạng tạp chí, kỷ yếu hội thảo… Tất cả đều là những tư liệu có giá
trị tham khảo quý, như:
- Bài Phép khảo khóa của nhà nước phong kiến Đại Việt của Bùi Quý Lộ in
trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 12-1995. Bài viết giới thiệu khái lược về lệ khảo
khóa của các triều đại tiêu biểu như triều Lê sơ, triều Nguyễn và ý nghĩa của phép khảo
khóa trong việc xây dựng ĐNQL [69]. Bài Vấn đề tuyển dụng thư lại và quan chức làm
công tác công văn giấy tờ dưới CĐPK Việt Nam của Vương Đình Quyền in trên Tạp chí
Lưu trữ Việt Nam Số 2-1997. Đây là bài viết nằm trong chuỗi bài viết về văn bản
QLNN thời phong kiến. Nội dung bài viết tập trung tìm hiểu về việc tuyển dụng thư lại
và quan chức làm công tác công văn, giấy tờ, lưu trữ của các triều đại phong kiến. Bài
báo cho rằng dưới CĐPK Việt Nam, nhiều triều đại đã nhận thức được tầm quan trọng
của văn bản đối với hoạt động QLNN. Trong bộ máy nhà nước, ĐNQL làm công tác
văn bản, giấy tờ khá đông. Việc tuyển sẽ bằng hai hình thức: Thi và bổ dụng. Môn soạn
thảo văn bản được đưa vào các kỳ thi Hương, Hội. Bởi lẽ, việc soạn thảo văn bản sẽ là
công việc chính sau khi được bổ làm quan của các thí sinh. Cũng theo tác giả Vương
Đình Quyền thì chủ trương thi môn soạn thảo văn bản (chiếu, biểu, tấu, sớ…) ở các kỳ
thi này là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của các triều đại phong kiến Việt Nam
[88]. Bài Chế độ đào tạo và bổ nhiệm quan lại dưới thời Lê sơ của Đào Thị Ái Thi in
trên Tạp chí QLNN số 3 năm 1998. Bài viết ngắn gọn khẳng định dưới triều Lê sơ chế
độ thi cử đã đi vào nề nếp và đào tạo rất chính quy; quan lại được nhà Lê tuyển chọn và
sử dụng hợp lý với bổng lộc và ưu đãi thỏa đáng. Tuy nhiên bài viết còn sơ sài và thiếu
sự phân tích sâu về chế độ thi tuyển cũng như việc thực thi các CĐĐN với quan lại triều

Lê sơ [107].
- Bài Tuyển chọn, kiểm tra, giám sát công chức dưới triều Lê Thánh Tông của Bùi
Huy Khiên in trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3-2004. Bài viết tập trung cung cấp
một số thông tin về hoạt động tuyển chọn, giám sát hoạt động công chức thời vua Lê Thánh
Tông - thời kỳ được coi là hưng thịnh nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam. Ở hoạt
động tuyển chọn, bài viết giới thiệu ba lệ mới để tuyển lựa quan lại của vua Lê Thánh Tông:
thi tuyển, bảo cử và tập ấm. Ở hoạt động giám sát, Lê Thánh Tông cũng đặt ra lệ khảo thí và
khảo khóa [59]. Bài Tuyển chọn và sử dụng quan lại ở nước ta thời kỳ trung đại của TS. Đỗ
Minh Cương in trên Tạp chí Xây dựng Đảng số 8-2006. Bài viết giới thiệu về phương thức
tuyển chọn và sử dụng quan lại trong suốt thời kỳ trung đại ở Việt Nam. Về chế độ khoa cử

13


để tuyển chọn quan lại, bài viết đi sâu giới thiệu về phương thức tuyển chọn quan văn,
phương thức tuyển chọn quan võ và phương thức tuyển chọn lại viên. Ngoài ra, để tuyển
chọn quan lại, thời trung đại còn sử dụng chế độ tiến cử, bảo cử. Chế độ cất nhắc và sử
dụng được đề cập lướt qua mà chưa đi sâu phân tích cụ thể, chi tiết [16].
- Bài Lê Thánh Tông và vấn đề xây dựng ĐNQL - bài học kinh nghiệm của
Trương Vĩnh Khang in trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam Số 3-2007. Bài viết đề cập
đến vấn đề xây dựng ĐNQL dưới triều vua Lê Thánh Tông. Theo đó, tiêu chuẩn để làm
quan mà Lê Thánh Tông đặt ra là phải vừa hiền, vừa tài. Hiền là đạo đức, tài là khả năng
giúp vua cai trị đất nước. Năng lực đó lại được thể hiện trên hai phương diện: Trình độ học
vấn - trình độ thông hiểu văn, sử, kinh sách Nho giáo; năng lực thực tế - biểu hiện qua hiệu
quả cai trị. Bài viết cho rằng, để có được ĐNQL hiền - tài như trên, Lê Thánh Tông đã thực
hiện việc quy chế hóa các quyền hạn và trách nhiệm của quan lại đi đôi với việc trừng phạt
nghiêm khắc các hành vi vi phạm; chuẩn hóa quy trình đào tạo, tuyển chọn, sát hạch, kiểm
tra, giám sát, chống tham nhũng, xây dựng chế độ thưởng phạt hợp lý…[55]
- Bài Tiếp cận nền giáo dục khoa cử thời Lê sơ của Phạm Ngọc Trung trên Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật số 306 tháng 12 năm 2009. Bài viết khẳng định, nền giáo dục, khoa cử

triều Lê sơ đã được định hình và phát triển rực rỡ từ năm 1442 đến 1526. Tuy nhiên, do hạn
chế tất yếu của thời đại phong kiến mà nền giáo dục, khoa bảng triều Lê sơ chỉ phát huy
được trong chừng mực nhất định vì nó chủ yếu phát triển ở thành thị, hướng vào đào tạo
con quan, nhà giàu. Nền giáo dục ấy luôn có sự phân biệt đẳng cấp, giới… Nội dung giáo
dục khô cứng, khuôn sáo… Có thể nói điểm nhấn sâu sắc nhất của bài viết chính là đã đề
cập đến những hạn chế của nền giáo dục khoa cử triều Lê sơ [114].
- Bài Kinh nghiệm sử dụng người tài, xây dựng ĐNQL thời Lê Thánh Tông của
Nguyễn Hoài Văn in trên Tạp chí Lý luận chính trị số 5 năm 2013. Khác với một số
bài viết trước đây, tác giả Nguyễn Hoài Văn cho rằng tuyển chọn quan lại coi như là
tuyển chọn nhân tài cho đất nước, đó làm việc hệ trọng của quốc gia, là phương châm
hành động của vua - quan các triều đại phong kiến. Dưới triều vua Lê Thánh Tông,
thông qua các bộ luật, chiếu chỉ, đã tạo thành cơ sở pháp lý cho việc thực hiện khảo
khóa, thăng giáng, luân chuyển quan lại. Như vậy, theo tác giả, chọn lựa được nhân tài
đã khó, sử dụng nhân tài hợp lý, phát huy được năng lực của họ mới là khó hơn [118].
Đề tài 明太祖与黎圣宗反腐惩贪比较研究:博士学位论文của潘玉玄, nơi xuất
bản: 北京, 2012; phụ chú luận án 武汉大学; 日期: 22/03/2012. (Dịch: Đề tài Nghiên cứu
so sánh về phòng chống tham ô giữa Minh Thái Tổ và Lê Thánh Tông. Luận văn học vị
tiến sĩ của Phan Ngọc Huyền. Nơi xuất bản Bắc Kinh, 2012. Phụ chú Luận án: Đại học
Vũ Hán, ngày 22/03/2012). Khái luận về chính sách phòng chống tham ô trước thời Minh

14


và triều Hậu Lê. Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân, tiểu sử tóm tắt của Minh Thái Tổ và Lê
Thánh Tông, một số nhận thức của hai vị hoàng đế về vấn đề phòng chống tham ô, tham
nhũng. Phân tích hệ thống pháp luật với những nội dung liên quan đến chính sách phòng
chống tham ô dưới thời Minh Thái Tổ và Lê Thánh Tông qua việc nghiên cứu "Đại Minh
luật", "Đại cáo" thời Minh và "Quốc triều hình luật" thời Lê; chỉ ra những điểm giống và
khác nhau trong pháp luật về phòng chống tham ô của hai triều đại. Phân tích các biện
pháp trong chính sách phòng chống tham ô của Minh Thái Tổ và Lê Thánh Tông. Phân

tích về sự giống và khác nhau về kết cục cũng như tầm ảnh hưởng trong chính sách phòng
chống tham nhũng của hai triều đại Minh Thái Tổ và Lê Thánh Tông so với các triều đại
trước. Có thể nói đây là một đề tài hay và hiếm vì nó được hoàn thành tại trường Đại học
Vũ Hán (Trung Quốc) - một luận án nghiên cứu về lịch sử Việt Nam ở nước ngoài và
bằng tiếng nước ngoài. Đề tài đã có cái nhìn tham chiếu sâu sắc về sự giống và khác nhau
cũng như tầm ảnh hưởng trong chính sách phòng chống tham nhũng của hai triều đại
Minh Thái Tổ và Lê Thánh Tông so với các triều đại trước [130].
Để khách quan trong đánh giá CĐQL triều Lê, còn có cuốn Quan
và lại ở miền Bắc Việt Nam - một bộ máy hành chính trước thử thách (1820-1918) của
2 tác giả Emmanuel Poisson, Daniel Hémery - người Pháp. Cuốn sách được Đào Hùng,
Nguyễn Văn Sự dịch, NXB Đà Nẵng ấn hành năm 2006. CĐQL Việt Nam từ trước đến
nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nhà nghiên cứu Việt Nam thường xuất
phát từ tinh thần "phản phong", từ trên lập trường dân tộc để đánh giá CĐQL đó là thối
nát, xa rời thực tế, xa rời dân chúng, đặc biệt là tình hình quan lại thời thuộc địa. Còn
đây là cuốn sách chuyên khảo gồm 8 chương khảo cứu các góc nhìn khác nhau về hệ
thống quan lại ở Việt Nam trong một giai đoạn đầy biến động và nhiều thử thách 18201918 của một tác giả nước ngoài. Cuốn sách này là cái nhìn khách quan của các nhà
nghiên cứu phương Tây, cái nhìn từ tổ chức bộ máy (TCBM) hành chính của chủ
nghĩa tư bản về TCBM hành chính phong kiến của Việt Nam. Với các nguồn tư liệu
phong phú và có giá trị cao, tác giả đã trình bày về hệ thống quan và lại Việt Nam trong
dòng chảy của những đợt cải cách quan trường được tiến hành từ triều Lê sơ đến đầu
triều Nguyễn. Qua tác phẩm khảo cứu này, tác giả còn muốn gửi gắm những bài học cho
chiến lược CCHC ở Việt Nam [123].
Ngoài ra, để có cái nhìn tham chiếu trong việc thực hiện CĐQL với một số
nước trong khu vực đương thời, các nghiên cứu bằng tiếng Trung cũng là nguồn tư
liệu quý báu như: Cuốn 宋代官吏制度 / 祝丰年, 祝小惠. Tác giả 祝丰年 (Zhu
FengNian), 祝小惠 (Zhu Xiao Hui). Nơi XB 北京: 中国社会, 2007. (Dịch: Hệ thống
quan lại thời Tống. Tác giả Chúc Phong Niên, Chúc Tiểu Huệ. Nơi xuất bản Bắc Kinh:

15



Xã hội Trung Quốc, 2007). Nội dung tìm hiểu các điều lệ và cách quản lí nhân sự đời
nhà Tống, Trung Quốc: cơ cấu và biên chế, chế độ khoa cử, chế độ tuyển dụng, chế độ
bổ nhiệm và miễn nhiệm, chế độ thưởng phạt, giám sát và sát hạch, bồi dưỡng và đào
tạo quan lại... Sau này cuốn sách được dịch sang tiếng Anh với tiêu đề “An
introduction to the Civil service of Sung China” (WinstonW. Lo, University of
Hawaii Press). Trong cuốn sách, những nội dung cơ cấu và biên chế, chế độ khoa cử,
chế độ tuyển dụng, chế độ bổ nhiệm và miễn nhiệm, chế độ thưởng phạt, giám sát và
sát hạch, bồi dưỡng và đào tạo quan lại nhà Tống được phân tích cặn kẽ [127].
Cuốn 中国教育制度通史củatácgiả 吴宣德(Wu xoande); 总主编: 李国钧,
王炳照(Li Guo Diao) - 弟四卷: 明代 (公元一三六八至一六四四年). Nơi xuất bản:
济南: 山东教育, 2004. (Dịch: Lịch sử chế độ giáo dục Trung Quốc của tác giả Ngô
Tuyên Đức; Tổng biên tập: Lý Quốc Điêu - Cuốn Đệ Tứ: Thời Minh (Công nguyên năm
1368 đến năm 1644). Trình bày khái quát về chế độ, chính sách, hình thức giáo dục thời
kỳ nhà Minh. Bối cảnh và sự phát triển của giáo dục thời kì này [128].
Cuốn 法学志 (Lịch sử pháp luật Trung Quốc), 撰: 王宏治,郭成伟(tác giả
Vương Hồng Trị, Quách Thành Vĩ).上海 : 上海人民, 1998 (nơi xuất bản: Thượng
Hải; NXB Nhân dân Thượng Hải, 1998). Cuốn sách tập trung trình bày nguồn gốc và
quá trình phát triển luật pháp Trung Quốc qua các thời kì nhà Chu, Tần Hán, Nguỵ
Phổ Nam Bắc triều, Tuỳ Đường Ngũ đại, Tống, Lê, Kim, Nguyên, Minh, Thanh và
Trung Hoa dân quốc. Các hình thức pháp luật được đề cập như: lập pháp, luật hành
chính, luật kinh tế, luật hôn nhân và gia đình, luật tố tụng…[129]
Tóm lại, qua nghiên cứu, khảo sát các tài liệu nghiên cứu về quan lại và CĐQL
nói trên, chúng tôi nhận thấy: Đặc điểm chung rất dễ nhận thấy ở các nghiên cứu này
là mang tính chuyên sâu về từng khía cạnh, từng giai đoạn cụ thể trong lịch sử và đã
được xuất bản, có những đóng góp lớn về học thuật, là nguồn tư liệu quý cho các nhà
nghiên cứu, những học giả quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu
nêu trên chỉ tập trung nghiên cứu về chế độ đào tạo, thi cử, tuyển dụng quan lại, vấn đề
sử dụng và thực thi các chế độ, chính sách đối với quan lại chưa thật sự được đầu tư
thỏa đáng. Một vài tài liệu về sử dụng và thực thi các chế độ, chính sách đối với quan

lại nhưng chỉ tìm hiểu vấn đề này ở một triều đại nhất định, hoặc một giai đoạn cụ
thể… chứ chưa có một tài liệu nào nghiên cứu các vấn đề xuyên suốt và giá trị của nó
đối với việc xây dựng đội ngũ CB,CC ngày nay như đề tài nghiên cứu của Luận án.

16


×