Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại ninh b nh và thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.48 MB, 179 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG ĐỨC HUẾ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG CÓI
ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TĂNG NĂNG SUẤT CÓI TẠI NINH BÌNH VÀ THANH HÓA

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

62 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh
2. TS. Ninh Thị Phíp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2015

Tác giả luận án

Hoàng Đức Huế

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này ngoài sự nỗ lực của bản thân, nghiên cứu sinh
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Lời đầu tiên nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tất
Cảnh, TS. Ninh Thị Phíp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo nghiên cứu sinh trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn thầy, cô giáo Bộ môn Canh tác
học, Khoa Nông học, Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn UBND, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội và Trường
Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây đã tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để nghiên cứu
sinh học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này cho phép nghiên cứu sinh được chân thành cảm ơn đến
Công ty Nông nghiệp Bình Minh, Cán bộ, Nhân dân Thị trấn Bình Minh, Kim
Sơn, Ninh Bình và xã Nga Tân, Nga Sơn, Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ
nghiên cứu sinh trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia

đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan đã luôn ủng hộ,
động viên, tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Một lần nữa nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ
quý báu của các tập thể và cá nhân dành cho nghiên cứu sinh.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận án

Hoàng Đức Huế

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn......................................................................................................... iii
Mục lục.............................................................................................................. iv
Danh mục các từ và thuật ngữ viết tắt .............................................................. viii
Danh mục các bảng ............................................................................................ ix
Danh mục các hình ........................................................................................... xii
Trích yếu luận án ............................................................................................. xiii
Thesis abstract .................................................................................................. xv
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................. 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 3
1.3.

Những đóng góp mới của luận án ............................................................. 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3

1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
1.5.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................. 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ................................................................................ 5
2.1.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ cói trên thế giới và ở Việt Nam ..................... 5

2.2.


Tình hình sản xuất các giống cói ở một số vùng tại Việt Nam .................. 8

2.3.

Nguồn gốc và phân bố của cây cói ........................................................... 8

2.4.

Phân loại thực vật ................................................................................... 10

2.5.

Đặc điểm sinh học cây cói ...................................................................... 13

2.5.1. Đặc điểm nảy mầm của cây cói .............................................................. 14
2.5.2. Đặc điểm quá trình đâm tiêm và đẻ nhánh của cây cói ........................... 15
2.5.3. Đặc điểm vươn cao của cây cói .............................................................. 16
iv


2.5.4. Đặc điểm ra hoa và chín của cây cói ....................................................... 17
2.6.

Kết quả nghiên cứu về sinh thái của cây cói ............................................ 18

2.6.1. Nhiệt độ .................................................................................................. 18
2.6.2. Ánh sáng................................................................................................. 18
2.6.3. Gió ......................................................................................................... 18
2.6.4. Yêu cầu về nước và độ mặn .................................................................... 18
2.6.5. Yêu cầu về đất ........................................................................................ 19

2.7.

Những kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lấy sợi .......................... 20

2.8.

Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng cói trên thế giới và ở Việt Nam ...... 23

2.8.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói trên thế giới ................. 23
2.8.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cói ở Việt Nam.................. 24
2.8.3. Những nghiên cứu khác về cây cói trên thế giới và Việt Nam ................. 26
2.9.

Cơ sở khoa học và thực tiễn nhân giống cói bằng biện pháp tách mầm ....... 28

2.10. Cơ sở khoa học bón phân viên nén cho cói ............................................. 30
2.11. Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu và định hướng nghiên cứu ........ 31
Phần 3. Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu ............................................... 32
3.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................ 32

3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 32

3.2.1. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 32
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 32
3.3.


Nội dung nghiên cứu............................................................................... 33

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 33

3.4.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 33
3.4.2. Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cói
Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng ......................................................... 41
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 42
3.4.4. Phương pháp tính toán và phân tích kết quả thí nghiệm .......................... 46
Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................... 47
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm của các mẫu giống cói........................................... 47

4.1.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống cói .............................................. 47
4.1.2. Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói ................ 51
v


4.1.3. Đặc điểm nông học của các mẫu giống cói ............................................. 54
4.2.

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng
đứng bằng biện pháp tách mầm. ............................................................. 62

4.2.1. Ảnh hưởng của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống cói
Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng ......................................................... 62
4.2.2. Ảnh hưởng của phương thức tách mầm đến khả năng nhân giống

cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng ................................................... 63
4.2.3. Ảnh hưởng của chiều cao cắt mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ
khoang Bông Trắng dạng đứng .............................................................. 64
4.2.4. Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm đến khả năng nhân giống cói Cổ
khoang Bông Trắng dạng đứng .............................................................. 65
4.2.5. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản cây giống đến khả năng nhân
giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng ......................................... 66
4.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ
khoang Bông Trắng dạng đứng .............................................................. 68
4.2.7. Ảnh hưởng của tuổi mầm (số lá bao mầm) đến khả năng nhân giống
cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng ................................................... 69
4.2.8. Ảnh hưởng của đường kính mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ
khoang Bông Trắng dạng đứng .............................................................. 70
4.2.9. Ảnh hưởng của dạng phân bón và mật độ trồng đến khả năng nhân
giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng ......................................... 71
4.2.10. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng đến khả năng nhân giống cói Cổ
khoang Bông Trắng dạng đứng .............................................................. 73
4.2.11. Ảnh hưởng của số lần cắt éo đến khả năng nhân giống cói Cổ
khoang Bông Trắng dạng đứng .............................................................. 74
4.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón N, P, K dạng viên nén đến
năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng.................. 77

4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng Đạm bón dạng viên nén đến năng
suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng .......................... 77
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng lượng Lân bón dạng viên nén đến năng suất
và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng.............................. 79
vi



4.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng Kali bón dạng phân viên nén đến
năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng .............. 80
4.4.

Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông
Trắng dạng đứng ..................................................................................... 82

4.4.1. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm
chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng ............................................ 82
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến
năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng .............. 83
4.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân viên nén đến
năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng .................. 84
4.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén
trên bề mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông
Trắng dạng đứng ..................................................................................... 86
4.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén
đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng............ 87
4.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước thu hoạch
đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng............ 88
4.5.

Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén
cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng ............................................. 89

4.5.1. So sánh năng suất, chất lượng cói của các mô hình ................................. 89
4.5.2. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình bón phân viên nén với mô
hình bón phân đơn theo phương pháp thuật truyền thống ........................ 91
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................... 96

5.1.

Kết luận .................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................ 97

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án .......................... 98
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 99
Phụ lục ............................................................................................................ 106

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

viii

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BN

Bông Nâu

CKBT

Cổ khoang Bông Trắng


CKBTDĐ

Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

CKBTDX

Cổ khoang Bông Trắng dạng xiên

CT

Công thức

Đ/c

Đối chứng

ĐK

Đường kính

HLXLL

Hàm lượng Xenlulose

HQKT

Hiệu quả kinh tế




Mật độ

MH

Mô hình

NS

Năng suất

NSTT

Năng suất thực thu

PTNT

Phát triển Nông thôn

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1.

Tình hình sản xuất cói ở Việt Nam qua các năm

Bảng 2.2.

Phân loại thực vật nguồn gen họ cói tại Việt Nam

11

Bảng 2.3.

Đặc tính cơ bản của 4 loài cói chính ở Việt Nam

12

Bảng 3.1.

Đặc điểm thổ nhưỡng, nông hóa đất thí nghiệm

33

Bảng 4.1.

Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của các mẫu giống cói

47

Bảng 4.2.


Đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống cói

50

Bảng 4.3.

Đặc điểm hình thái giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu

6

giống cói

52

Bảng 4.4.

Chiều cao và đường kính thân khí sinh của các mẫu giống cói

54

Bảng 4.5.

Mức độ nhiễm sâu đục thân, bệnh đốm vàng và khả năng
chống đổ của các mẫu giống cói

56

Bảng 4.6.

Số tiêm hữu hiệu và năng suất của các mẫu giống cói


58

Bảng 4.7.

Phẩm chất và hàm lượng Xenlulose của các mẫu giống cói

60

Bảng 4.8.

Tổng hợp một số đặc điểm chính của các mẫu giống cói

61

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của tuổi ruộng cây giống đến khả năng nhân giống
cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

62

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phương thức tách mầm đến khả năng nhân
giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

63

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của chiều cao cắt mầm đến khả năng nhân giống
cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng


64

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm đến khả năng nhân giống
cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

66

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản cây giống đến khả năng
nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

67

Bảng 4.14a. Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống
cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

68

ix


Bảng 4.14b. Một số yếu tố khí tượng tại các khu vực nghiên cứu giai đoạn
từ 2009 - 2013

69

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của tuổi mầm (số lá bao mầm) đến khả năng nhân
giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

70


Bảng 4.16. Ảnh hưởng của đường kính mầm đến khả năng nhân giống cói
Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

71

Bảng 4.17a. Ảnh hưởng của từng nhân tố nghiên cứu (dạng phân bón
và mật độ trồng) đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang
Bông Trắng dạng đứng

72

Bảng 4.17b. Ảnh hưởng tương tác của dạng phân bón và mật độ trồng đến
khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

73

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của khoảng cách hàng rộng hang hẹp đến
khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

74

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của số lần cắt éo đến khả năng nhân giống cói Cổ
khoang Bông Trắng dạng đứng

75

Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói Cổ
khoang Bông Trắng dạng đứng bằng biện pháp tách mầm

76


Bảng 4.21. Ảnh hưởng của lượng Đạm bón dạng viên nén đến năng suất
và phẩm chất cói cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

78

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của lượng Lân bón dạng viên nén đến năng suất
và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

80

Bảng 4.23. Ảnh hưởng của lượng Kali bón dạng nén đến năng suất
và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

81

Bảng 4.24. Ảnh hưởng của dạng phân bón khác nhau đến năng suất,
phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

83

Bảng 4.25. Ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp dạng viên
nén đến năng suất, phẩm chất cói Bông Trắng dạng đứng

84

Bảng 4.26. Ảnh hưởng của phương thức bón phân viên nén đến năng
suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

x


85


Bảng 4.27. Ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén trên
mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông
Trắng dạng đứng

87

Bảng 4.28. Ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến
năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

88

Bảng 4.29. Ảnh hưởng của mức đạm bón thúc bổ sung trước thu hoạch đến
năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng

89

Bảng 4.30. So sánh năng suất và chất lượng cói giữa mô hình bón phân viên
nén với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống

90

Bảng 4.31. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình bón phân viên nén
với mô hình bón phân đơn theo phương pháp truyền thống

92


Bảng 4.32. Tỷ số giá trị lợi nhuận biên giữa mô hình bón phân viên nén
với mô hình bón phân đơn theo truyền thống

94

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1.

Sơ đồ phân bố nguồn gen cói đã thu thập ở Việt Nam

Hình 2.2.

Thân ngầm và mầm cói

29

Hình 4.1.

Mầm cói CKBTDĐ

49

Hình 4.2.

Rễ, thân khí sinh và hoa cói CKBTDĐ


49

Hình 4.3.

Mầm cói CKBTDX

49

Hình 4.4.

Rễ, thân khí sinh và hoa cói CKBTDX

49

Hình 4.5.

Mầm cói BN

49

Hình 4.6.

Rễ, thân khí sinh, hoa cói BN

49

Hình 4.7.

Hạt cói CKBTDĐ


51

Hình 4.8.

Hạt cói CKBTDX

51

Hình 4.9.

Hạt cói BN

51

9

Hình 4.10. Giải phẫu thân khí sinh có CKBTDĐ

53

Hình 4.11. Giải phẫu rễ cói CKBTDĐ

53

Hình 4.12. Giải phẫu thân khí sinh cói CKBTDX

53

Hình 4.13. Giải phẫu rễ cói CKBTDX


53

Hình 3.14. Giải phẫu thân khí sinh cói BN

54

Hình 3.15. Giải phẫu rễ cói BN

54

xii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
1. Tên tác giả:

Hoàng Đức Huế

2. Tên luận án:

“Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến
và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và
Thanh Hóa”

3. Chuyên ngành: Khoa học cây trồng; Mã số chuyên ngành: 62.62.01.10
4. Cơ sở đào tạo:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

5. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

- Mục đích: Đánh giá đặc điểm nông, sinh học của một số mẫu giống cói
đang được trồng phổ biến nhằm xác định mẫu giống cói triển vọng và nghiên cứu
biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng cho mẫu giống cói triển vọng đó.
- Đối tượng nghiên cứu: Giống cói Bông trắng (Cyperus tagetiformis
Roxb) và cói Bông nâu (Cyperus malaccensis Corymbosus Rott).
6. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm của một số mẫu giống cói.
- Nội dung 2: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng
dạng đứng bằng biện pháp tách mầm.
- Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón N, P, K dạng viên
nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng.
- Nội dụng 4: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang
Bông Trắng dạng đứng.
- Nội dung 5: Xây dựng mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén
cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng.
7. Các phương pháp nghiên cứu chính đã sử dụng
- Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng theo khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh (RCB) và phương pháp split-plot design (Nguyễn Thị Lan và Phạm
Tiến Dũng, 2006).
- Các số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm IRRSTAT 5.0
và Excel.
xiii


8. Các kết quả nghiên cứu chính đã đạt được
Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá được đặc điểm nông sinh học (rễ, thân, lá,
hoa, hạt...), khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của giống cói
CKBTDĐ, CKBTDX và cói BN.
Đề tài cũng đã nghiên cứu được một số biện pháp kỹ thuật để tăng hệ số
nhân giống cói CKBTDĐ bằng phương pháp tách mầm. Cụ thể:

Sử dụng ruộng cói lưu gốc 2-3 năm tuổi để nhân giống; Ruộng cói được
cắt éo 2 lần/vụ; Tách mầm vào vụ xuân, khi có 2-3 lá bao mầm và có đường kính
từ 3-5mm; Chiều cao cắt mầm: 15-30cm; Khi tách mầm để 2 dảnh dính liền
nhau/khóm; Tách xong tiến hành trồng ngay hoặc có thể bảo quản trong điều
kiện dâm mát tối đa 3 ngày; Cấy với khoảng cách: 2 hàng hẹp 15cm, 1 hàng rộng
30cm và cây cách cây 25cm tương ứng với mật độ 40 cây/m2, kết hợp với sử
dụng phân viên nén để bón cho hệ số nhân giống cao nhất đạt 11,50 - 13,95
lần/vụ.
Đề tài đã xác định được liều lượng thích hợp bón phân viên nén cho cói
CKBTDĐ là: (100kg N + 60kg P2O5 + 30Kg K2O)/ha tại Kim Sơn - Ninh Bình
và (130kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O)/ha tại Nga Sơn - Thanh Hóa. Toàn bộ
lượng phân trên chia 2 lần bón với tỷ lệ 30:70 hoặc 50:50, lần 1 bón khi bắt đầu
vụ chăm sóc, lần 2 bón cách lần một 30 ngày; bón bổ sung 60kg N trong vụ xuân
và 40kg N trong vụ mùa trước khi thu hoạch 25 ngày cho năng suất và hiệu quả
kinh tế cao nhất.

xiv


THESIS ABSTRACT
1. Title of thesis: “Researches on agrobilogical characteristics in some popular
varieties of sedge and technical methods to increase sedge
productivity and quanlity in Ninh Bình and Thanh Hóa”
2. Information of Resarcher:
Fellow Full name:

Hoang Duc Hue

Admission year:


2009

Field of Study: Crop Science.

Year of graduation: 2015
Code: 62.62.01.10

Full name of scientific advisors: 1. Assoc. Prof. Dr Nguyen Tat Canh;
2. Dr. Ninh Thi Phip
Training institutions: Viet Nam national Uninversity of Agriculture
3. Introduction thesis
Contents 1: Researches on agrobiological characteristics in some popular
varieties of Sedge
Contents 2: Researches on propagation techiques in sedge by invivo
methods
Contents 3: To study the effect of the level of fertilizer N, P, K on the
growth and development of sedge;
Contents 4: Reseaches on fertilizer applied techniques to increase the
sedge productivity and quality
Contents 5: Applying the good research results in experimental production
4. New Contributes academic of the thesis
Identifying the agrobiological characteristics (roots, stems, leaves,
flowers, seeds ...), the growth, development, yield and quality of sedge varieties
of Bong trang and Bong nau identifying the some optimal techiques in
cultivating sedge variety of Bong trang:
(1) The optimal propagation techinques by invivo methods: Sprout
separating (2 sprouts/clump) in spring, when there are 2 - 3 leaves which sprouts
and 3-5mm in diameter; shoot height: 15-30cm. Keep the seedlings in cool
xv



conditions for 3 days before planting. To increase the propagation coefficient,
20-30cm from top of sedge should be cut in 2 times/ season; optimal plant
distance: 2 narrow rows in 15cm, 1 width row 30 cm; plant to plant 25cm (40
plants/m2), combined with appling the tablet fertilize propagation to obtain the
highest propagation coefficient: 11,50 to 13,95 times /season.
(2) Identifying the appropriate tablet fertilizer doses for Bong trang sedge
variety is (100kg N + 60kg P2O5 + 30kg K2O)/ ha at Kim Son - Ninh Binh and
(130kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O)/ha in Nga Son - Thanh Hoa. Applying the
fertilizers in 2 times with 30:70 or 50:50 ratio. First, applying at 20 days after
planting, second, at 30 days after the first. Additional 60kg N fertilizer in Spring
and 40kg N in Autum seasons 25 days before harvest to obtain the highest yield
and economic efficiency.

xvi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây cói thuộc họ cói (Cyperaceae) là cây công nghiệp, cây đặc sản ở vùng
nhiệt đới, được trồng chủ yếu để lấy sợi. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của
cây cói thành những vùng rộng lớn (tính đến năm 2008 là 11.700ha), tại nhiều xã,
huyện ven biển thuộc 26 tỉnh thành trong cả nước, đã hình thành những làng nghề
bao gồm từ trồng cói đến sản xuất và kinh doanh nguyên liệu cói thô, chiếu dệt
truyền thống, thảm cói, chiếu xe đan xuất khẩu và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
khác khá sôi động và phong phú. Nghề trồng và chế biến cói đã trở thành nghề
chính của nông dân nhiều vùng, đặc biệt như huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có tới
80% nông dân sống bằng nghề cói, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cói năm
2006 đạt 90 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 4,6 tỷ đồng; huyện Kim Sơn (Ninh
Bình) có đến hơn 90% số làng đều có nghề sản xuất chế biến các mặt hàng từ cây

cói, hàng nghìn hộ dân trong huyện đã làm giàu từ nghề truyền thống này (Nguyễn
Tất Cảnh và cs., 2008b).
Nghề trồng và chế biến cói của Việt Nam có từ thời xa xưa đến nay đã và đang
tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập chính của hàng vạn nông dân các làng nghề cả
nước nói chung và Ninh Bình, Thanh Hóa nói riêng, góp phần chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn tại địa phương và phát triển dịch vụ xuất khẩu (mặt
hàng cói của Việt Nam đứng thứ ba sau Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a, chiếm 10%
trong 179 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bằng nguyên
liệu tự nhiên (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009).
Đánh giá về vị thế của nguyên liệu sợi cói, nhiều chuyên gia thiết kế hàng
thủ công mỹ nghệ cho rằng: “Cói là nguyên liệu tự nhiên tốt, có thể dùng để sản
xuất nhiều mặt hàng cói khác nhau, song có một số hạn chế như: nhuộm màu để
lâu dễ bị phai, khó nhuộm các màu sắc đạt tới độ chuẩn, dễ ẩm mốc… nên mẫu
mã ít, kiểu dáng chưa phong phú, dẫn đến giá trị thấp, khả năng cạnh tranh chưa
cao”. Do đó, để có nhiều sản phẩm cói có giá trị, đẳng cấp cao hơn, cần nghiên
cứu cải tiến nâng cao năng suất và đặc biệt là chất lượng nguyên liệu cói.
Trên thực tế cho thấy: tại Ninh Bình, Thanh Hóa cũng như toàn Việt Nam,
1


loài cói được trồng phổ biến là Cyperus Malacensis Lam với 2 giống chính là:
giống cói Bông Trắng (Cyperus Tagestiformis Roxb) - với 2 dạng đứng và xiên;
giống cói Bông Nâu (Cyperus malaccensis Corymbosus Rottb). Theo kết quả điều
tra của các tác giả Nguyễn Tất Cảnh và Ngô Hương Trà (2006): tại Nga Sơn giống
cói Bông Trắng chiếm 80 - 90%, cói Bông Nâu chiếm 10 - 20%, hai giống này có
thân khí sinh dài, phẩm chất tốt, sợi dai dẻo, màu sắc tươi đẹp, đường kính cây
đồng đều… Tuy nhiên, nhiều các kết quả nghiên cứu chưa xác định được về tỷ lệ
cói Bông Trắng dạng đứng, dạng xiên, dạng nào năng suất, chất lượng tốt hơn…
để có thể định hướng lựa chọn giống tốt phục vụ sản xuất.
Cũng theo kết quả điều tra của Nguyễn Tất Cảnh và Ngô Hương Trà (2006)

cho thấy, một số diện tích cói tại Ninh Bình và Thanh Hóa đang bị thoái hóa.
Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa là chất lượng giống, mống cói kém, dẫn đến
khả năng mọc mầm đâm tiêm, tạo cây hữu hiệu và sinh trưởng kém, dễ dàng bị sâu
bệnh và cỏ dại phá hoại. Do đặc điểm của cây cói không những có khả năng sinh sản
vô tính mà còn có khả năng sinh sản hữu tính theo kiểu thụ phấn chéo đã làm cho
quần thể ruộng cói bị phân ly qua các năm, ruộng cói không đồng đều, ra hoa sớm,
muộn, cây cao, thấp, lẫn tạp sinh học làm quần thể ruộng cói ngày càng suy thoái.
Ngoài ra, do nông dân trồng cói ngày càng sử dụng nhiều phân hóa học chủ yếu là
phân đạm dẫn đến sợi cói nguyên liệu xốp, mềm dễ bị ẩm mốc trong quá trình bảo
quản, cói xẫm màu, không đẹp và chất lượng kém. Đặc biệt, tại ruộng cói tồn tại
nhiều sâu, bệnh hại sức sinh trưởng kém, năng suất thấp.
Điều này cho thấy cần phải có một nghiên cứu đồng bộ, mang tính hệ thống
đi từ xác định giống, dạng cói tốt, nghiên cứu nhân nhanh các giống tốt đã lựa
chọn và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, đặc biệt là phân bón và bón phân
cho cói sẽ là những biện pháp tối ưu tạo ra sự đột phá về năng suất và nâng cao
chất lượng cói rõ rệt, trên cơ sở đó góp phần chuyển từ vùng cói sản xuất “Quảng
canh” sang vùng cói “Thâm canh” theo hướng bền vững quy mô hóa, chuyên môn
hóa và thâm canh hóa cho cây cói - một cây có khả năng thích ứng rộng, chịu úng,
mặn, được xem là cây đi tiên phong trong mở rộng diện tích khai phá vùng đất
hoang hóa, chống xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của việc biến đổi khí hậu ngày
càng mạnh mẽ cho vùng cói Ninh Bình, Thanh Hóa nói riêng và trên toàn Việt
Nam nói chung là hết sức cần thiết.
2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đặc điểm nông, sinh học của một số giống cói đang được trồng
phổ biến nhằm xác định giống cói triển vọng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để
tăng năng suất, chất lượng giống cói triển vọng đó.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất, chất
lượng của ba mẫu giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng (CKBTDĐ), Cổ
khoang Bông Trắng dạng xiên (CKBTDX) và Bông Nâu (BN).
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng biện pháp tách mầm và bón phân
viên nén để đạt hệ số nhân giống, năng suất, chất lượng cao cho giống cói
triển vọng.
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái, giải phẫu, khả năng sinh trưởng,
phát triển, chống chịu và năng suất, chất lượng của ba giống cói CKBTDĐ,
CKBTDX, BN. Từ đó xác định được cói CKBTDĐ là giống ưu thế.
Nghiên cứu một cách hệ thống kỹ thuật nhân giống cói CKBTDĐ bằng
biện pháp tách mầm cho hệ số nhân giống cao để phục vụ sản xuất.
Đề tài đã xác định được liều lượng phân bón phù hợp và kỹ thuật bón
phân viên nén cho cói CKBTDĐ tại Kim Sơn - Ninh Bình, Nga Sơn - Thanh Hóa
đạt năng suất, chất lượng cao, tiết kiệm phân bón và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường đất.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài cung cấp các dữ liệu khoa học một cách hệ thống về
đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng cói nói chung, giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng nói
riêng, là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu, giảng dạy về cây cói trong
các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà khoa học, người sản xuất phân
biệt được rõ ràng hơn những đặc điểm nông, sinh học của cói Bông Trắng và
3



Bông Nâu, hai giống đang được trồng phổ biến ở nước ta, đồng thời góp phần xây
dựng quy trình nhân giống, thâm canh cói đạt năng suất, chất lượng cao, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất vùng nước lợ ven biển và tăng thu nhập cho người sản xuất
cũng như chế biến cói.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học tiến hành trên giống cói Bông Trắng
(Cyperus malaccensis tagetiformis Roxb) với 2 dạng đứng và xiên, cói Bông Nâu
(Cyperus malaccensis Corymbosus Rottb), những giống đang được trồng phổ biến
tại các vùng trồng cói của Việt Nam.
- Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng trọt (nhân giống, bón phân) chỉ
tiến hành trên giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng.
- Đề tài tập trung nghiên cứu tại vùng cói Kim Sơn - Ninh Bình và Nga
Sơn - Thanh Hóa, hai vùng cói trọng điểm của Việt Nam có điều kiện tự nhiên và
kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc phát triển cói.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CÓI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
Trên thế giới mặc dù cây cói phân bố rộng rãi khắp nơi, nhưng hiện nay
các vùng lãnh thổ, các nước có sản xuất và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cói
cũng như nguyên liệu thay thế được biết đến là: Ở vùng ôn đới của châu Á gồm
các nước Tây Á (Iran, Irăc), Trung Quốc (Vũ Hán, Quảng Tây và Sichuan),
Đông Á (Nhật Bản - Hokkaido, Kyushu, Ryukyu, Islands, Shikoku, Đài Loan).
Vùng nhiệt đới châu Á có các nước Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh,
Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea và
Phillippines. Ở châu Úc với một số địa phương ở miền Bắc (Nguyễn Tất Cảnh
và cs., 2008b).

Hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói và nguyên liệu tự nhiên hiện nay chủ yếu
do các nước đang phát triển cung cấp. Đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt
Nam là những sản phẩm tương tự của Trung Quốc và Indonesia.
Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản hầu như không sản xuất cói chẻ. Các
nước này chủ yếu trồng cói không chẻ thuộc họ Bấc (Juncaceae). Kỹ thuật sản
xuất cũng có nhiều điểm khác biệt như: Cói thu hoạch hàng năm, không lưu gốc,
không mất thời gian cho công đoạn chẻ, sản phẩm của cói thân tròn bảo quản
được lâu hơn (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008b).
Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc so với Việt Nam về hàng thủ công mỹ
nghệ từ cói là do mẫu mã đa dạng và đẹp hơn. Mặt khác ngoài nguyên liệu từ cói,
Trung Quốc còn sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế vừa rẻ và lại nhiều như:
cây liễu và xidan. Xidan là nguyên liệu thay thế cói rất tốt trong nhóm hàng thảm
đệm. Liễu dùng làm rổ, khay, hộp đựng, làn, túi có màu sắc phong phú, dễ giữ
hình dạng chính xác, giá rẻ và liên tục cải tiến kỹ thuật. Ngoài ra, trong các nước
khu vực Đông Nam Á cũng phải kể đến Indonesia, tại đây người ta đã thay thế
cói bằng các nguyên liệu chủ yếu khác như: mây và lá cọ. Mây của Indonesia có
nhiều loại hơn, chất lượng, tính năng tốt và giá rẻ. Indonesia lại là quốc gia có
nhiều loại gỗ tốt. Vì vậy, Indonesia có ưu thế về bàn ghế và đồ nội thất là nhóm
sản phẩm có nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới (Nguyễn Tất Cảnh
và cs., 2008b).
5


Về thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói và nguyên
liệu tự nhiên trên thế giới ngày càng ổn định và mở rộng. Thị trường lớn nhất về
tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói và nguyên liệu tự nhiên trước tiên là
Mỹ, tiếp đến Liên minh châu Âu (EU) và Nhật bản.
Theo Nguyễn Quang Học và cs. (2008), nhu cầu các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ từ cói thị trường EU tăng khoảng 14%, Mỹ tăng 8% và toàn thế giới
tăng khoảng 4% so với năm 2007.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, mặc dù còn có những tồn tại như
giống cói bị lẫn tạp, thoái hóa, nhưng diện tích sản xuất cói nguyên liệu vẫn được
duy trì. Năm 1998, diện tích trồng cói là 9.800ha đến năm 2002 tăng lên
12.300ha và đạt cao nhất 14.000ha, năm 2003 tăng từ 25,51% đến 42,86% so với
năm 1998. Từ năm 2004 đến năm 2006, diện tích trồng cói có xu hướng giảm,
nhưng năm 2007 tăng trở lại, tiếp sau 2008 giảm mạnh và tương đối ổn định cho
đến năm 2011 (bảng 2.1) (Tổng cục Thống kê, 2012).
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cói ở Việt Nam qua các năm (từ 1998 - 2011)
STT

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất cói chẻ (tấn/ha)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
11
12
13


1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

9.800
10.900
9.300
9.700
12.300
14.000
13.000
12.500
12.300
13.800
11.700
11.900
12.000
11.800


7,13
6,65
6,60
6,65
7,16
6,84
6,91
6,44
7,32
7,16
7,24
7,21
7,23
7,23
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2012)

Hiện có 26 tỉnh, thành phố ven biển trồng cói tập trung ở 3 vùng lớn (1)
Vùng đồng bằng sông Hồng (2) Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, (3) Vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Các tỉnh có diện tích trồng cói lớn như: Thanh Hóa, Ninh
Bình, Vĩnh Long và Long An.
6


Theo Nguyễn Tất Cảnh và cs. (2008a), cói có thể trồng ở các vùng đất
hoang hóa, đất ngập úng, nhiễm mặn nên tiềm năng mở rộng diện tích còn rất
lớn, mặt khác trồng cói còn giúp cho việc chống xói lở, hạn chế tác hại của việc
biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, việc phát triển diện tích trồng cói có liên quan chặt chẽ đến giá
cả thị trường. Cũng qua bảng 2.1 cho thấy, diện tích trồng cói lớn nhất vào các

năm 2003, 2004, 2007 (14.000, 13.000, 13.800ha) do thời gian này nhu cầu tăng
về cói nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc và nước châu Âu dẫn đến giá cói
tăng (1ha cói giá trị tương đương 3ha lúa) (Nguyễn Tất Cảnh và cs., 2008b);
Song năm 2008 diện tích lại giảm mạnh chỉ còn 11.700ha do giá cói giảm. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến “rớt” giá cói, trong đó có nguyên nhân về chất lượng
của cói nguyên liệu đã không đáp ứng được sự đa dạng của mặt hàng cói, đặc
biệt là thị trường thế giới.
Nghề trồng cói của Việt Nam ngoài việc tiêu dùng trong nước, còn để xuất
khẩu. Ngay từ năm 1928, Việt Nam đã xuất khẩu 1.500 tấn cói sang Hồng Kông.
Đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trồng cói ngoài việc sử dụng để dệt chiếu tiêu
dùng trong nước còn phát triển các mặt hàng xuất khẩu sang Liên Xô và các
nước Đông Âu. Giữa thập kỷ 90, Liên Xô và Đông Âu tan rã, Việt Nam gặp
nhiều khó khăn trong xuất khẩu mặt hàng từ cói. Từ năm 1998 đến nay, thị
trường xuất khẩu được khai thông sang Trung Quốc, châu Âu, Nhật và Mỹ.
Nhiều vùng trồng cói, sản xuất và kinh doanh từ nguyên liệu cói thô, chiếu dệt
truyền thống, thảm cói, chiếu xe đan xuất khẩu và các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ khá sôi động và phong phú (Đỗ Khắc Ngữ, 2008).
Theo Phạm Như Phước (2008) và Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), hiện
trên thế giới có hai thị trường chính cho hàng thủ công mỹ nghệ là thị trường đồ
nội thất và thị trường hàng quà tặng trang trí, ước tính đạt khoảng 3 tỷ USD/năm,
trong đó 1% là mặt hàng cói. Nhiều chuyên gia thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ
cho rằng: “cói là nguyên liệu tự nhiên tốt, có thể dùng để sản xuất nhiều mặt
hàng cói khác nhau. Tuy nhiên, nguyên liệu này có một số hạn chế như có mùi,
nhuộm màu dễ bị phai, khó nhuộm được các màu sắc chính xác và một số màu
không thể nhuộm được. Do đó, dẫn đến mẫu mã ít, kiểu dáng đơn điệu, giá trị
thấp, khả năng cạnh tranh không cao”. Vì vậy, để có được nhiều giá trị sản phẩm
cói ở đẳng cấp cao hơn, việc nghiên cứu cải tiến, áp dụng các biện pháp kỹ thuật
làm nâng cao năng suất, chất lượng của nguyên liệu cói là hết sức cần thiết.
7



2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÁC GIỐNG CÓI Ở MỘT SỐ VÙNG TẠI
VIỆT NAM
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs. (1996), Hoàng Văn Nghiệp (1980) ở nước
ta cói được trồng phổ biến là cói Bông Trắng và cói Bông Nâu. Cói Bông Trắng có
năng suất và phẩm chất tốt hơn. Cói Bông Trắng gồm hai dạng hình: dạng đứng và
dạng xiên.
Theo Nguyễn Hữu Nghĩa và cs. (1986) ở Hải Phòng, từ năm 1986 trở về
trước, có một số nguồn gen cói được sử dụng làm vật liệu trồng là: Giống Bông
Trắng: thân tương đối tròn, cao, dáng mọc hơi nghiêng, năng suất cao (54 - 95
tạ/ha); Giống Bông Nâu, thân to, mọc đứng, cứng cây, năng suất từ 40 - 60 tạ/ha,
phẩm chất kém hơn cói Bông Trắng; Giống cói 3 cạnh, thân 3 cạnh, cạnh sắc,
cây cứng và dòn, gốc to, ngọn nhỏ, năng suất thấp (27 - 40 tạ/ha), phẩm chất
kém; cói đầu ruồi, thân tròn, cao 60 - 70cm; Cói Kẹ, gần giống cói 3 cạnh nhưng
thân cây to, màu xanh đậm, ruột xốp, mềm. Tuy nhiên, giống được trồng phổ
biến trong sản xuất là cói Bông Trắng.
Ở Nga Sơn - Thanh Hóa có hai giống cói được trồng là cói Bông Trắng
(thân tròn) chiếm 80 - 90% và Bông Nâu (thân dẹt, có cạnh) chiếm 10 - 20%.
Đây là hai giống cói có chiều cao thân khí sinh dài nhất và phẩm chất tốt nhất
(dai, dẻo, màu sắc tươi đẹp, đường kính cây đồng đều) được trồng phổ biến hiện
nay (UBND huyện Nga Sơn, 2009).
Theo số liệu thống kê của phòng Công thương huyện Kim Sơn, năm 2011,
toàn huyện Kim Sơn có tổng diện tích trồng cói 2 vụ là 384,3ha, sản lượng cói
chẻ khô cả năm đạt 3.125 tấn. Trong đó: giống cói Bông Trắng chiếm tỷ lệ
khoảng 80%; giống cói Bông Nâu khoảng 20% (Ngân Hà, 2012).
Ở Bình Định từ năm 2006 - 2010 diện tích trồng cói của cả tỉnh dao động từ
304 - 363ha. Trong đó: giống cói Bông Trắng chiếm tỷ lệ 63,7%; giống cói Bông
Nâu chiếm 36,3% (Nguyễn Thanh Phương, 2013).
2.3. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY CÓI
Nees (1842) cho biết trên thế giới từ rất sớm, các chi trong họ cói đã được

ghi chép bởi Christian Gottfried Daniel Nees Von Esenbeck trong hệ thực vật của
Brazil. Theo Rosetto et al. (1992) cho rằng, cây cói phân bố ở hầu hết trong hệ
sinh thái của miền Tây châu Úc. Về nguồn gốc cây cói nhiều nghiên cứu cho
rằng, cây cói có xuất xứ từ vùng Đông Nam Á, sau đó được mở rộng ra phía Tây
8


tới Irắc, Ấn Độ, phía Bắc tới Nam Trung Quốc, phía Nam tới châu Úc. Theo
Govaert and Simpson (2007), Irene et al. (2011), một số loài trong họ cói thuộc
chi Cephalocarpus phân bố ở Nam Mỹ, vùng sinh thái đặc hữu của Guayana và
rừng Amazon. Trong đó chi Carex là chi lớn nhất thuộc họ cói (Alves et al.,
2009; Reznicek, 1990).

Hình 1.1. Sơ đồ phân bố nguồn gen cói đã thu thập ở Việt Nam
Nguồn: Nguyễn Tất Cảnh (2010)
9


×